Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường khánh xuân, thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắl lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TẠI PHƯỜNG KHÁNH XUÂN, TP.BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮL LẮK

Sinh viên

: Nguyễn Thị Thu Trang

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông Nghiệp

Khóa học

: 2011 -2015

Đắk Lắk, 06/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
TẠI PHƯỜNG KHÁNH XUÂN, TP.BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮL LẮK


Sinh viên

: Nguyễn Thị Thu Trang

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông nghiệp

GVHD

: Th.S Trần Ngọc Kham

Đắk Lắk, 06/2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại
phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ” em xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến:
Toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên nói chung, thầy cô
giáo Khoa Kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ
sở lý luận rất quý giá giúp cho em nâng cao được nhận thức trong quá trình thực tập
cũng như quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.S Trần Ngọc Kham đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị ở UBND phường Khánh Xuân và bà
con trong phường đã tận tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu và áp dụng các
kiến thức đã học vào thực tiễn.
Đắk Lắk, tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Trang

i


MỤC LỤC
PHẦN 1.........................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
PHẦN 2.........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................3
Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%).......................3
PHẦN 3.......................................................................................................................17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................17
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014....................21
Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014..........................................23
Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn..............................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................................31
Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ.......................................................31
Bảng 4.2. Trình độ học vấn........................................................................................32
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ....................................................33
Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa..........................................................................33
Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra.........................................................34
Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất......................................36
Bảng 4.7. Lịch thời vụ................................................................................................36
Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa................................................38
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Hè Thu.....................................39
Bảng 4.10. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Đông Xuân.............................41
Bảng 4.11. So sánh chi phí của vụ Hè Thu và Đông Xuân.......................................42
Bảng 4.12. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Hè Thu.......................................42
Bảng 4.13. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Đông Xuân................................44

Bảng 4.14. Tình hình tham dự hoạt động khuyến nông của nông dân......................48
Bảng 4.15. Đánh giá của nông dân về thông tin thị trường.......................................48
Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT về tình hình sản xuất lúa....................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................55

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%).......................3
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Khánh Xuân năm 2014....................21
Bảng 3.2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng năm 2014..........................................23
Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn..............................................27
Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ.......................................................31
Bảng 4.2. Trình độ học vấn........................................................................................32
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ....................................................33
Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa..........................................................................33
Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra.........................................................34
Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất......................................36
Bảng 4.7. Lịch thời vụ................................................................................................36
Bảng 4.8. Tình hình vay vốn của các hộ sản xuất lúa................................................38
Bảng 4.9. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Hè Thu.....................................39
Bảng 4.10. Chi phí đầu tư cho sản xuất trồng lúa vụ Đông Xuân.............................41
Bảng 4.11. So sánh chi phí của vụ Hè Thu và Đông Xuân.......................................42
Bảng 4.12. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Hè Thu.......................................42
Bảng 4.13. Bảng phân tích các chỉ số tài chính vụ Đông Xuân................................44
Bảng 4.14. Tình hình tham dự hoạt động khuyến nông của nông dân......................48
Bảng 4.15. Đánh giá của nông dân về thông tin thị trường.......................................48
Bảng 4.16. Bảng phân tích SWOT về tình hình sản xuất lúa....................................51


iii


DANH MỤC SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm......................................................................11
Sơ đồ 2.2: Khâu tiêu thụ lúa.......................................................................................12
Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013) .......................14
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất.....................................................................20
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu sử dụng đất tại phường Khánh Xuân...........................................24
Biểu đồ 4.1: Máy móc thiết bị của các hộ điều tra....................................................35
Biểu đồ 4.2: Vay vốn của các hộ sản xuất lúa...........................................................38
Biểu đồ 4.3: Chi phí vụ Hè Thu.................................................................................40
Biểu đồ 4.4: Chi phí vụ Đông Xuân...........................................................................42
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu........................46
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tuyến tính của diện tích và chi phí vụ Hè Thu........................47
Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013)..Error: Reference
source not found

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật


DTBQ

Diện tích bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Gieo trồng

HĐKN

Hoạt động khuyến nông

IBM

Quản lí dịch hại tổng hợp

NHNN

Ngân hàng nông nghiệp

NHCS

Ngân hàng chính sách

TNCP


Thu nhập trên chi phí

TDP

Tổ dân phố

TH

Thu hoạch

UBND

Ủy ban nhân dân

v


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất rất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, nó sản xuất ra một lượng lớn hàng hoá cho
xã hội và các sản phẩm đó là nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu cho con người,
cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp... Nông nghiệp là một ngành sản
xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản.
Lúa là cây lương thực quan trọng trong nền nông nghiệp, nó góp phần vào
đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định đời sống của người dân Việt Nam. Lúa
gạo đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế
giới đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Những năm gần đây, Việt Nam đã tham
gia vào thị trường lúa gạo quốc tế sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm đứng thứ hai

trong số các nước xuất khẩu gạo.
Cây lúa có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khí hậu
khác nhau nên cây lúa được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Phường Khánh Xuân,
Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù
hợp cho sự phát triển cây lúa. Trong thời gian qua, sản lượng lúa của phường
Khánh Xuân không ngừng tăng lên, đáp ứng không chỉ tiêu dùng trong gia đình mà
còn cung cấp cho thị trường một lượng lớn lúa hàng hoá.
Để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa chúng ta phải chú trọng cả khâu sản
xuất và khâu tiêu thụ làm cho cây lúa ở phường Khánh Xuân mang lại thu nhập cao
cho người dân. Tuy nhiên tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường Khánh Xuân
bà con nông dân cũng gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, nguồn nước tưới
tiêu, dịch bệnh cũng như nguồn vốn sản xuất còn hạn chế điển hình như:
Chi phí nguyên liệu đầu vào giá ngày càng tăng gây khó khăn cho quá trình
sản xuất.
Do biến động giá cả trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh không ổn định.
Kênh tiêu thụ chưa ổn định, còn mang tính tự phát.
Khâu bảo quản và khâu thu hoạch chưa hiệu quả... và còn rất nhiều khó khăn trở
ngại khác.
1


Xuất phát từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sản
xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” để làm khoá
luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa của các hộ nông dân tại phường Khánh
Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề xuất giải
pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.


2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết để
tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả.
2.1.2. Vai trò của việc sản xuất lúa
Như chúng ta đã biết lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế
giới. Đối với người Việt Nam ta cây lúa không chỉ là một cây lương thực quý là
còn là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
dinh dưỡng.
Về giá trị kinh tế: Lúa gạo được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp dược. Sản phẩm
phụ của cây lúa còn được làm thức ăn cho gia súc, tạo điều kiện phát triển cho chăn
nuôi cung cấp thực phẩm cho con người và phân bón cho trồng trọt.
Về giá trị dinh dưỡng: Gạo là thức ăn nhiều dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có
thành phần tinh bột và protein thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa
nhiều chất béo hơn.
Bảng 2.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo so với cây lấy hạt khác (%).
Hàm lượng

Tinh bột Protein

Lipit


Xenluloza Tro

Nước

Lúa

62,4

7,9

2,2

9,9

5,7

11,9

Lúa mì

63,8

16,8

2,0

2,0

1,8


13,6

Ngô

92,2

10,6

4,3

2,0

1,4

12,5

Cao lương

71,7

12,7

3,2

1,5

1,6

9,9


Lọai hạt

Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia
Như vậy lúa là một cây lương thực quan trọng rất có giá trị về dinh dưỡng và
kinh tế cao.
Sản phẩm của cây lúa
3


Sản phẩm chính

Sản phẩm phụ

- Đối với
con người
Lúa làm lương thực, thực phẩm: Toàn thế giới sử dụng lúa làm lương thực cho
người. Ở nước ta sử dụng lúa là lương thực chính. Khẩu phần ăn sử dụng cơm (lúa
gạo), cá, thịt, rau xanh. Hạt lúa có thể xay xát ra gạo để nấu cơm, nấu cháo hoặc chế
biến thành các món ăn như làm bánh, kẹo, chế biến rượu, chế biến bánh, kẹo, làm
môi trường để nuôi cấy men, cơm mẻ, các loại bánh làm từ bột gạo ngoài ra còn
hàng chục loại thực phẩm khác làm từ gạo.
Lúa gạo còn dùng làm thuốc chữa bệnh: Cám hay nói đúng hơn là lớp vỏ
ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất khoáng, chất béo, vitamin, nhất là
vitamin nhóm B nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em, điều trị bệnh phù thũng
và làm đẹp.
- Đối với chăn nuôi
Ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực thì còn những sản phẩm phụ
mang lại giá trị kinh tế cao như: tấm, cám, trấu, rơm rạ...
Lúa làm thức ăn cho chăn nuôi. Từ hạt lúa có thể xay vỡ nuôi gia cầm (gà, vịt,
ngan, ngỗng…), nghiền thành bột và chế biến làm thức ăn cho trâu bò, lợn và gia

4


cầm, chế biến thức ăn cho cá…rơm có thể cho trâu bò ăn tươi, sau khi thu hoạch có
thể phơi khô làm thức ăn cho gia súc cho mùa mưa lạnh.
Chế biến thức ăn chăn nuôi từ lúa: Lúa nghiền thành bột và có thể trộn theo
thành phần và tỷ lệ khác nhau với bột sắn (khoai mỳ), khô dầu lạc, khô dầu đậu
tương, bột cá, vỏ tôm…để chế biến làm các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm và
thủy sản.
Bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi
lấp làm cho đất tươi xốp vì vi sinh vật phân giải thành nguồn phân hữu cơ bổ sung
dinh dưỡng cho cây lúa vụ sau.
- Đối với ngành công nghiệp
Làm nhiên liệu, chất đốt: Vỏ lúa làm chất đốt để đun nấu và sinh hoạt gia
đình. Cây lúa sau khi thu hoạch mang phơi khô dùng làm các vật dụng như chổi,
chiếu, làm chất đốt để đun nấu.
Làm nguyên liệu cho công nghiệp: Lúa làm nguyên liệu sản xuất các sản
phẩm công nghiệp như mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh... Vỏ trấu còn được dùng làm
ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic.
2.1.3. Kỹ thuật sản xuất lúa
- Chọn giống tốt
Nên chọn giống lúa cao sản, thời gian sinh trưởng trung ngày và ngắn ngày.
Các giống được sử dụng phải phù hợp với từng vùng, từng vụ. Hạt giống phải có
chất lượng tốt như hạt giống hạt chắc, vàng óng không có chấm đen, không có sâu
bệnh. Dùng giống xác nhận, giống không có lẫn hạt cỏ, loại bỏ hạt cỏ còn sót lại
trước khi gieo sạ….Trước khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ… hoặc đãi
trong nước để loại hạt cỏ hoặc hạt lép, lửng… Hạt giống có tỷ lệ nảy mầm trên
90%, sức nảy mầm khoẻ.
- Làm đất
Trước khi làm đất phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị lại bờ vùng bờ

thửa để giữ nước, hệ thống mương tưới và mương tiêu nước. Đất cần được cày bừa
kỹ, cày ải phơi đất, bừa làm nhỏ đất, san bằng mặt ruộng không để vũng nước đọng
trên mặt ruộng, tạo lớp đất nhuyễn dày 5 cm trên mặt ruộng.
Làm đất ướt: Đất được xới bằng máy khi còn nước, trục vùi ngâm nước từ 3 –
5 ngày, tháo nước ra vừa đủ để bừa, sau đó trang phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thoát
nước và tiến hành gieo sạ.
5


- Sạ đúng mật độ và đúng kỹ thuật
Phương pháp gieo sạ: Có 2 cách sạ chính đó là sạ lan (sạ tay) và sạ hàng. Tuy
nhiên nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng
giống 80 – 100kg /ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg /ha, tối đa
150kg/ha
- Kỹ thuật bón phân
Lượng bón cho 1 ha từ 2 - 3 tấn phân chuồng, 150 kg lân Văn Điển, 150 kg 200 kg phân Urê và 150 kg KCl.
Bón lót: 1 ngày trước khi sạ gồm toàn bộ lượng phân chuông và toàn bộ lượng
phân lân.
Bón thúc lần 1: 15 ngày sau khi sạ, bón 1/3 lượng phân đạm và 1/2 lượng phân
KCl.
Bón thúc lần 2: Sau khi bón thúc lần 1 là 20 ngày, bón 1/3 lượng phân đạm.
Bón thúc lần 3: Trước lúc lúa trỗ 15-20 ngày, bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng
KCl.
- Điều chỉnh mức nước ruộng
Giữ ruộng khô sau khi sạ hạt từ 3-5 ngày đưa nước vào xăm xắp mặt ruộng,
sau đó đưa nước vào theo chiều cao của cây lúa. Sau đó giữ nước 5-7 cm.
Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần
bơm nước vào ruộng cao tối đa 5cm”
- Diệt cỏ dại và định lại mật độ
Sau sạ 1-2 ngày tiến hành phun thuốc diệt cỏ Sôfít. Làm cỏ bằng tay cùng với

bón thúc lần 1 và 2. Dặm khuyết và định lại mật độ sâu 20 ngày sau khi sạ.
- Phòng trừ sâu, bệnh hại lúa
Quản lý dịch hại tổng hợp “IPM” để quản lý các loại dịch hại chủ yếu như:
Rầy nâu, bệnh lúa cỏ, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và các loài sâu chính khác: bù
lạch, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít hôi… Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp
(IPM) bao gồm 5 biện pháp cơ bản sau:
 Biện pháp canh tác kỹ thuật

Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa
môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường thuận
lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.
6


 Biện pháp sử dụng giống

Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh
hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.
 Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học

Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong
chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự
đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn
chế sự can thiệp của con người.
 Biện pháp điều hòa

Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.
 Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý

Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu

quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên,
khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ đọc kỹ hướng
dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Các nguyên tắc cơ bản của chương trình IPM đó là:
- Trồng cây khỏe: Cây có sức chống chịu cao.
- Làm giàu thiên địch, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển và nhân giống.
- Thường xuyên thăm vườn để có biện pháp cụ thể, kịp thời.
Chú ý: Không phun thuốc trừ sâu trong vòng 40 ngày đầu sau sạ để bảo vệ hệ
thiên địch, chỉ phun thuốc hóa học khi ngưỡng phòng trừ quy định và phải tuân thủ
kỹ thuật 4 đúng:
 Đúng thuốc: Chọn đúng thuốc có ghi đối tượng phòng trừ trên nhãn thuốc.
 Đúng liều lượng: Tuân thủ theo đúng quy dịnh về liều lượng thuốc cần sử

dụng trên một đơn vị diện tích, ghi trên nhãn thuốc. Cần chú ý đến giai đoạn sinh
trưởng của cây lúa (lúa còn non hay che tán) để pha đủ lượng nước cần phun.
 Đúng lúc: Phun thuốc vào đúng giai đoạn phát dục của sâu, rầy hoặc khi

bệnh chớm xuất hiện, có ghi rõ trên nhãn thuốc.
 Đúng cách: Phải phun trúng vào nơi có sâu rầy sinh sống như rầy ở gốc lúa,

sâu ở trên lá hay trên thân.
- Thu hoạch và bảo quản
Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trổ 28 - 32 ngày hoặc khi thấy
85% - 90% số hạt trên bông đã chín vàng. Vì nếu để muộn hơn hạt lúa sẽ dễ bị rụng
làm thất thoát trong quá trình thu hoạch.
7


Biện pháp thu hoạch phải nhanh và gọn, nên sử dụng máy gặt đập liên hợp
hoặc máy gặt dải hàng để cắt lúa. Thu hoạch bằng công nghệ sau thu hoạch như: Sử

dụng máy gặt đập liên hợp để giảm thất thoát; dùng máy sấy để đảm bảo chất lượng
hạt gạo không bị gãy, giữ được độ trong của hạt… Công nghệ sau thu hoạch sẽ góp
phần làm giảm chi phí, đồng thời giảm thất thoát, thu hoạch nhanh gọn đặc biệt
trong mùa mưa.
Trong vụ Đông Xuân, phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử
dụng lưới lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2 – 3 ngày là được.
Trong quá trình phơi sấy không nên để hạt lúa quá nóng hay nhiệt độ thay đổi
bất thường, phơi sấy đạt ẩm độ tồn trữ 14% vì nếu làm sai quy trình sẽ ảnh hưởng
trong quá trình xay xát như: Bể, vỡ, gạo tấm nhiều nhưng ít gạo nguyên, hạt gạo
tăng tỷ lệ bạc bụng hay hạt lúa để giống về sau không đạt chất lượng vì dễ bị sâu
bệnh tấn công trong quá trình tồn trữ và giảm tỷ lệ nẩy mầm.
Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng hoặc vô bồ nhưng thường
dùng bao thì tốt hơn và tiện lợi hơn khi bán sản phẩm. Bảo quản lúa ở những nơi
khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13%
- 14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 12% - 13%. Nếu là lúa
giống thì nên sử dụng bao bì riêng và phải có ký hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn với
lúa ăn (lúa thịt).
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa
a) Điều kiện tự nhiên
Đất đai: trong những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thông thường nhân tố
đầu tiên mà người ta phải kể đến đó là đất đai, các tiêu thức của đất đai cần được
phân tích, đám giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất lúa.
Khí hậu: là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất lúa thông qua các thông số
như độ ẩm, lượng mưa bình quân, ánh sáng, nhiệt độ đều phải được phân tích đánh giá.
Nguồn nước: Nước có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển
chúng trong đất để cung cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết
là chất khoáng nếu không được tan trong nước thì rễ cây sẽ không hút được. Nước
góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, nó tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt
động phân giải các chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong quá trình sinh
trưởng cây trồng cần nhiều nước để phát triển bộ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt

8


hơn. Nước là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu
được đối với cây lúa, vì vậy nguồn nước tưới hoặc khả năng đưa nước từ nơi khác
vào vùng sản xuất là một vấn đề rất quan trọng.
b) Điều kiện sinh học
Giống: Giống là yếu tố trực tiếp quyết định năng suất và sản lượng của cây
lúa. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học các loại giống mới được
tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Tuy
nhiên mỗi loại giống có những đặc điểm riêng biệt, giống chịu hạn tốt, giống kháng
bệnh tốt và kháng sâu tốt... Những đặc tính này nếu được khai thác phù hợp với
từng loại đất và khí hậu thì sẽ mang lại năng suất cao và phẩm chất tốt hơn cho cây
trồng người nông dân bán được giá cao hơn.
Phân bón: có 16 loại dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó có 3
nguyên tố do nước và do không khí cung cấp ( C, H, O). Mười ba nguyên tố khác
do đất đai và phân bón do con người cung cấp. Phân bón được chia thành các loại
phân sau đây gắn liền và tác động trực tiếp của chúng lên cây trồng.
- Phân đạm: là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của Protein.
- Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có
trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần trong việc hình thành các bộ phận mới
của cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vào quá
trình trổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn
sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tại điều kiện cho cây trồng chịu được hạn và
ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy ra hoa kết quả sớm
và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận
lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại...
- Phân Kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong
quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali làm tăng phẩm chất nông sản
và góp phần làm tăng năng suất của cây trồng, tăng hàm lượng bột và tăng khả năng

bảo quản của hạt.
Sâu bệnh hại: đây là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa, làm giảm năng suất lúa, giảm thu nhập của người
trồng lúa.

9


c) Điều kiện kinh tế, xã hội
Đặc điểm dân cư, trình độ, kinh nghiệm canh tác ảnh hưởng đến việc sản xuất
lúa. Những vùng có kinh nghiệm canh tác lâu đời, có trình độ kỹ thuật thường có
năng suất lúa cao hơn.
Thị trường, giá cả cũng là nhân tố tác động đến người nông dân sản xuất. Giá
cả ở đây bao gồm cả giá lúa và giá chi phí đầu vào, chi phí cho sản xuất lên quá cao
mà người nông dân không có vốn để đầu tư cho sản xuất cũng buộc họ phải thu hẹp
quy mô sản xuất.
2.1.5. Một số vấn đề lý luận về tiêu thụ lúa
+ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
- Về nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển sang hình thái giá trị
sản phẩm. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán.
Theo quan điểm này, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng vào lưu thông và kết
thúc khi đã bán xong.
- Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ sản phẩm chính là một quá trình bao gồm nhiều
khâu từ việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực
hiện các dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Như vậy, theo quan điểm này, tiêu thụ
sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất và
chỉ kết thúc khi đã bán được sản phẩm.
- Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là
giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quá trình này,
người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản

xuất và tiếp tục quá trình sản xuất.
+ Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm
Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp, với những sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản.
Những đặc điểm đó là:
- Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu
vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với
điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các
vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ
sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm
chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như
10


là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những sản
phẩm loại này có thể có nhưng hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với
những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những hình
thức tiêu thụ thích hợp.
- Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cungcầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao
vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu
hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo
cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức
tiêu thụ sản phẩm.
- Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu
hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản
phẩm phải hết sức linh hoạt. Sản phẩm cồng kềnh, tươi sống, khó bảo quản chuyên
chở xa, vì vậy cần tổ chức các chợ nông thôn, các cửa hàng lưu động và nhiều hình
thức linh hoạt và thuận tiện cho người tiêu dùng, hoặc sơ chế trước khi tiêu thụ, đồng
thời phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản.
- Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội bộ

hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, vì vậy phải tính đến những nhu cầu đó một cách
cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là hàng hóa vượt ra
ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất kinh doanh. Những đặc
điểm trên đây cần được tính đến trong việc tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của
các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
+ Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
- Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn làm cho
sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh
vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. Có thể biểu hiện giai đoạn tiêu thụ sản phẩm
trong quá trình sản xuất theo sơ đồ 2.1:

Đầu vào

Sản xuất

Đầu ra

Tiêu dùng

(Nguồn: Giáo trình kinh tế nông nghiệp)
Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm
11


- Trong xã hội, việc tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ thúc đẩy
nhanh quá trình phân phối và lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội,
trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế.
- Trong sản xuất, kết quả hoạt động của khâu tiêu thụ sản phẩm có tác dụng rất
lớn, nhiều khi đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh

doanh.
Chính nhờ khâu tiêu thụ mà người sản xuất có thể thu hồi vốn, thu hồi các chi
phí bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong sản xuất
kinh doanh của mình. Kết quả của quá trình tiêu thụ sẽ phản ánh tính đúng đắn của
mục tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của cả bộ máy quản lý.
Sản phẩm lúa
Bán trực tiếp

Bán thông qua các
tổ chức thương mại

- Tại các cửa hàng

- Người thu gom (thương lái)

- Tại chợ

- Cơ sở chế biến
- Các đại lý
- Các công ty thương mại
- Bán lẻ
- Xuất khẩu

Người tiêu dùng
trong nước
Sơ đồ 2.2: Khâu tiêu thụ lúa
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013 đã xấu đi đáng kể khi mà sản lượng gạo
tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, có xu

12


hướng giảm. Sản lượng gạo thế giới năm 2013 ở mức 494 triệu tấn, tăng 0,9%
tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số này cho thấy trong 10 năm trở
lại đây (từ năm 2007-2013), sản lượng gạo thế giới trung bình tăng 10 triệu tấn một
năm. Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp thứ 2 mà sản lượng gạo
thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm. Xuất khẩu gạo bình quân đến các
Châu lục trong 17 năm thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.2. Sản lượng lúa xuất khẩu gạo bình quân đến các Châu lục trong 17
năm (1996-2013)
Các châu lục
Đơn vị tính

Châu Á

Châu Phi Trung Đông Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc

Tỉ lệ%

47,53

25,57

11,35

9,68

5,32


0,55

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do sức
tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ - nơi mà tình hình sản xuất đang hồi
phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do thiếu mưa tại các
vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 năm 2013 đã khiến sản
lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như vậy, sản lượng
gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012.
Hầu hết các quốc gia châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch, với
mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt là tại Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc,
Myanma, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm ướt
và thiếu ánh nắng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại Indonesia sẽ không đạt
được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo của
Indonesia vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái.
13


Nguồn: FAO năm 2012
Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích lúa gạo thế giới (2004 – 2013)
Sản xuất lúa gạo tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribê được kỳ vọng là hồi
phục, mặc dù không đạt được mức sản lượng hồi năm 2011. Hầu hết các quốc gia
trong khu vực sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt là tại
Brazil, Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó, tại Bolivia, giá gạo thấp
cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng gạo nước này được dự báo
giảm 26%. Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện trồng không ổn định, nhưng
Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Ngoài ra, diện tích lúa

gạo được mở rộng đã đưa sản lượng gạo nước này đạt mức kỷ lục kể từ năm 2002.
Sản lượng gạo khu vực châu Phi giảm 1% trong năm 2014. Sự suy giảm này
chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất gạo lớn thứ 2 trong khu
vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu. Tình trạng tương tự cũng đang
diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal. Tại châu Âu, sản lượng gạo giảm 9%
do tình hình sản xuất tại một số nước trong khu vực giảm mạnh. Tại Italia, lượng
mưa quá nhiều và nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến cây lúa không phát triển.
Còn tại Tây Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích
trồng lúa. Tại Bắc Mỹ, sản lượng lúa gạo của Hoa Kỳ cũng được dự báo giảm 7%
mặc dù năng suất đạt mức kỷ lục.

14


2.2.2.Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
+ Sản lượng, diện tích lúa
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng lúa các năm (2010-2013)
Năm

2010
2011
2012
2013

Diện tích (nghìn ha)
Trong đó
Tổng
Lúa
Lúa
Lúa

Đông
Hè Thu Mùa
Xuân
7.489,4 3.085,9 2.436,0 1.967,5
7.655,4 3.096,8 2.589,5 1.969,1
7.761,2 3.124,3 2.659,1 1.977,8
7.899,4 3.140,7 2.773,3 1.985,4

Sản lượng (nghìn tấn)
Trong đó
Tổng
Lúa
Lúa
Lúa
Đông
Hè Thu Mùa
Xuân
40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7
42.398,5 19.778,3 13.402,9 9.217,3
43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9
44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013

Sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn
so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng
138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân năm 2013 đạt 3.140,7 nghìn ha, tăng 16,4
nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn
do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2.146,9
nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6

nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa mùa
đạt 1.985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùa năm 2012. Tuy nhiên, sản
lượng lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ
đạt 47,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha.
Sản lượng lúa cả năm 2014 ước tính đạt gần 45 triệu tấn, tăng 955,2 nghìn
tấn so với năm trước, chủ yếu do năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha. Trong
sản lượng lúa cả năm, sản lượng lúa đông xuân đạt hơn 20,8 triệu tấn, tăng 780,8
nghìn tấn do năng suất đạt 66,9 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha; sản lượng lúa hè thu đạt 14,5
triệu tấn, giảm 93,1 nghìn tấn; sản lượng lúa mùa ước tính đạt 9,6 triệu tấn, tăng
267,5 nghìn tấn.
Bảng 2.4. Diện tích lúa các năm (2010-2013) phân theo địa phương
ĐV: Nghìn tấn
15


Năm
CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Lâm Đồng
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2010


2011

2012

2013

7.489,4 7.655,4 7.761,2 7.899,4
1.150,1 1.144,5 1.138,7 1.130,7
666,4 670,9 678,0 688,8
1.214,1 1.228,8 1.236,4 1.230,2
217,8 224,2 229,7 231,5
22,4
22,6
23,3
23,4
70,4
70,5
73,4
73,4
80,1
84,5
87,4
90,6
11,1
12,3
12,3
12,6
33,8
34,3

33,3
31,5
295,1 293,1 294,4 280,3
3.945,9 4.093,9 4.184,0 4.337,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2013

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2014 theo giá so
sánh 2010 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 2,4%;
lâm nghiệp tăng 6,1%; thuỷ sản tăng 6,5%.

16


PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh
Đắk Lắk
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu cụ thể trên địa bàn phường Khánh Xuân, Tp.
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Thông tin số liệu sử dụng trong thời gian là 3 năm, từ năm 2012 - 2014
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu là 16/03/2015 đến 19/06/2015
3.1.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sản xuất cây lúa các hộ nông dân trên địa bàn phường
Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa trên địa bàn
phường Khánh Xuân.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa và đề xuất giải

pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lý
Phường Khánh Xuân nằm ở phía Tây Nam TP. Buôn Ma Thuột cách trung
tâm thành phố 6km. Phường có tổng diện tích tự nhiên là 2.184 ha có vị trí địa lý
như sau :
- Phía Tây giáp với xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Đông giáp xã Ea Kao và phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Bắc giáp với phường Thống Nhất, phường Tân Thành, Tp Buôn Ma
Thuột và xã Ea Nuôl huyện Buôn Đôn.
- Phía Nam giáp với xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột.

17


Phường Khánh Xuân được nối liền với trung tâm thành phố và các phường
khác bởi hệ thống đường bộ nội thị, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế- x ã hội,
thương mại, dịch vụ, du lịch…
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu của phường mang tính chất của thành phố Buôn Ma Thuột, vừa chịu
sử chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao
nguyên. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát;
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí
hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm 23-240C. Trong đó nhiệt độ trung
bình tháng nóng nhất 360C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là
15,10C (tháng 12). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao (9 – 12 0C). Bình quân giờ

chiếu sáng/năm là từ 1700-2400 giờ.
- Chế độ ẩm trung bình năm 82,4%, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa
mưa 87%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là
71% (tháng 3).
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.773mm. Lượng mưa trung bình
tháng cao nhất 610mm (tháng 9), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất 3 – 4mm
(tháng 2).. Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mưa bắt đầu
từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80-90%
lượng mưa cả năm, mưa lớn và tập trung mưa nhiều nhất trong 3 tháng từ tháng 9
đến tháng 12. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm
khoảng 10-20% cả năm, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc thoát hơi nước trong mùa
khô lớn.
- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất
vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3. Số giờ nắng trung bình ở các tháng
mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mưa là nhỏ hơn 200 giờ.
- Chế độ gió: Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần suất 40-70% mùa mưa
chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85%. Tốc độ gió trung bình 5-6m/s, tốc độ gió
cao nhất 17m/s. Không có bão, nhưng vẫn thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của các
cơn bão Nam trung Bộ, gây mưa to kéo dài.
18


×