Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

38 ho so khanh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 34 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TỚI SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM
THIỂU VÀ KHUYẾN CÁO TỚI CỘNG ĐỒNG
GIAI ĐOẠN NĂM 2008

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Hồ sơ Sức khỏe môi trường tóm tắt
tỉnh Khánh Hòa

Hà Nội, 2008

1


I.Giới thiệu chung:
Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô
ra xa nhất về phía biển Đông. Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15''
vĩ độ bắc. Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ bắc. Phía
tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ đông. Phía
đông giáp biển đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ đông;
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm
lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh
hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.
Khánh Hòa có thành phố thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Tỉnh lỵ của Khánh
Hòa là thành phố Nha Trang. Diện tích tự nhiên của tỉnh hiện nay là 5198,2km2,
II. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội:
Tổng sản phẩm tỉnh Khánh Hòa năm 2007 đạt 18.469 nghì tỷ đồng, tăng gấp


khoảng 3 lần so với năm 2000.
Những năm gần đây, Khánh Hòa đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành dịch vụ,
du lịch - công nghiệp - nông nghiệp, tăng dầng tỷ trọng công nghiệp- Xây dựng và
dịch vụ lần lượt từ 35,3% và 37,8% năm 2000 lêm 42,4% và 41,5% năm 2007, tỷ
trọng ngành Nông-Lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 26,9% năm 2000 xuống
còn16,1% năm 2007.

Hình 1: Tăng trưởng GDP

Hình 2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Nguồn: Tổng Cục thống kê

2.1. Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Khánh Hòa năm 2007 đạt 17.947 tỷ đồng tăng
11,3% năm trước, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước trung ương 652 tỷ
đồng giảm 56%, giá trị sản xuất công nghiệp nhà nước địa phương đạt 4.649 tỷ đồng
2


tăng 11,8%, giá trị sản xuất công nghiệp thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài 4.282 tỷ đồng giảm 2,39%. So năm trước, một số sản phẩm tăng cao hơn mức
tăng chung như: đường mật các loại 90,7 ngàn tấn tăng 81,8%, bia các loại 17.768
ngàn lít tăng 23,4%, sợi các loại 13 ngàn tấn tăng 18,7%, cát xuất khẩu 511 ngàn m3
tăng 24%, thuốc viên các loại 140 triệu viên tăng 18,6%.
Trong năm 2007 UBND tỉnh đã chủ động điều chỉnh quy hoạch sản xuất công
nghiệp, phê duyệt mức hỗ trợ khuyến công và công bố danh mục các ngành công
nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và

xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, kiên quyết xử lý tình trạng ô nhiễm
môi trường do hạt nix, tích cực kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Hình 3: Tăng trưởng GTSX công nghiệp

Hình 4: 5 ngành CN có GTSX cao nhất

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Nguồn: Tổng Cục thống kê

2.2. Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 đạt 2.138 tỷ đồng tăng 16,67% so năm
2006, trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt 1.603 tỷ đồng, tăng 29,25%, chăn
nuôi đạt 4.067 tỷ đồng, giảm 12%. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm được
77.933 ha bằng 100,4% kế hoạch; trong đó diện tích cây lương thực 46.953 ha bằng
97,3%, cây chất bột có củ 5.342 ha bằng 128,3%, cây thực phẩm 6.289 ha bằng
90,4%, cây công nghiệp hàng năm 18.408 ha bằng 101,1%. So năm trước, tổng diện
tích gieo trồng giảm 4,71%, trong đó diện tích cây lương thực giảm 10,7%; sản
lượng các loại cây công nghiệp, cây chất bột tăng lên nhưng sản lượng các loại cây
thực phẩm cây lương thực giảm; riêng lương thực 200 ngàn tấn giảm 6,5%, trong đó
lúa được 188.409 tấn giảm 7,7%. Các địa phương có sản lượng lương thực giảm so
năm trước là huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Tx Cam Ranh và Tp Nha Trang.

3


Hình 5: Diện tích cây trồng

Hình 6: Tăng trưởng GTSX Nông nghiệp


Nguồn: Tổng Cục thống kê

Nguồn: Tổng Cục thống kê

2.3. Thuỷ sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 đạt 1.308 tỷ đồng tăng 5,35% so năm 2006.,
đạt mức tăng trưởng bình quân 4,61% giai đoạn 2000-2007. Sản lượng khai thác cả
năm đạt 66.056 tấn bằng 101,6% kế hoạch, tăng 2,74% so năm trước. Về nuôi trồng
thủy sản, nuôi cá mú cá chẽm, vẹm xanh, rong sụn phát triển tốt, thu hoạch tôm thịt
đạt 5.476 tấn tăng 6,4% so năm trước, 848 kg ngọc trai giảm 46,3%, 313 tấn cá bớp
giảm 5,9%; sản xuất tôm giống được 2.090 triệu con tăng 1,2%; nuôi tôm hùm lồng
toàn tỉnh có gần 30 ngàn lồng chỉ thu hoạch được 595 tấn giảm 51,4%.
Hiện nay, Khánh Hòa là trung tâm cung cấp tôm post giống cho cả nước. Toàn
tỉnh có hơn 1.000 trại sản xuất tôm giống, mỗi năm sản xuất 3,5 tỷ con tôm giống;
gần 5.000 ha đìa nuôi tôm sú, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha. Những năm gần
đây, ngư dân Khánh Hòa đã khai thác triệt để vùng mặt nước ven biển để phát triền
nghề nuôi tôm hùm lồng, cá mú, vẹm xanh, ốc hương…

Hình 7: Tăng trưởng GTSX Thủy sản

Hình 8: Diện tích mặt nước nuôi thủy sản

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

4



2.4. Dân số và lao động
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, dân số Khánh Hòa phát triển khá nhanh
trong những năm gần đây. Năm 2001, dân số Khánh Hòa 1.066.327 người tăng lên
7,74% vào năm 2007, đạt 1.148.881 người, mật độ dân số 221 người/km 2, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên 11,4%. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm khá cao trong cơ cấu dân số so
với mặt bằng chung của cả nước, chiếm 40,6% tổng dân số, tương ứng với 467.248
người, tăng 16,94% so với năm 2000.

Hình 9: Diễn biến dân số qua các năm

Hình 10: Dân số thành thị và nông thôn

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Nguồn: Tổng Cục thống kê

2.5. Y tế và giáo dục
2.5.1. Y tế
Toàn tỉnh hiện có 854 cơ sở y tế, trong đó có 11 bệnh viện, 335 phòng khám đa
khoa khu vực, 9 nhà hộ sinh, 137 trạm y tế xã phường và 362 trạm y tế cơ quan, xí
nghiệp với tổng số 2.289 giường bệnh, 2.550 cán bộ ngành y đạt tỷ lệ 24 cán bộ y tế
trên 1 vạn dân. Đến nay, 137 xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 109 xã có nhân viên y
tế thôn bản hoạt động, 132 xã có trang thiết bị y tế cơ bản do các tổ chức tài trợ, 44 xã
đạt chuẩn quốc gia y tế xã, 73/137 xã phường thị trấn có bác sĩ.
Năm 2007 ngành y tế đã khám chữa bệnh cho 3.775 ngàn lượt người tăng 2,6%,
điều trị nội trú cho 134.500 lượt bệnh nhân tăng 16%, phẫu thuật 16.200 ca tăng
7,5%; các dịch đã có biểu hiện giảm như: bệnh tiêu chảy 15.500 ca mắc giảm 4,3%,
1.150 ca ngộ độc thực phẩm chỉ có biểu hiện tiêu chảy nhẹ giảm 6%. Bên cạnh các
bệnh truyền nhiễm gây dịch không xảy ra như: hạch, tả, viêm phổi do virut cúm A
(H5N1), viêm màng não do não mô cầu, vẫn có một số bệnh có nguy cơ tăng cao hoặc

xảy ra trên diện rộng thành dịch như: sốt xuất huyết 3.290 ca mắc gấp 3,1 lần; viêm
gan virut (A83 - A89) ghi nhận 35 ca không có tử vong tăng 16,7%. Có 8.400 ca điều
trị sốt rét giảm 24,9%, trong đó 2.900 ca sốt rét ác tính giảm 13,1%, không có trường
hợp tử vong do sốt rét ác tính; khám phát hiện lao cho 57.912 lượt người tăng 13%, số
5


ca phát hiện lao mới 1.368 ca tăng 4%. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em
luôn được chú trọng, thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như
uống Vitamin A đợt I cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, triển khai chương trình ARI & CDD
tại các xã, công tác nha học đường tại các trường trên địa bàn toàn tỉnh. Có 20.250 trẻ
em dưới 1 tuổi được tiêm đủ liều bằng 97% KH, 16.000 trẻ em dưới 1 tuổi tiêm viêm
gan B chỉ đạt 76,9% do ảnh hưởng sau vụ tai biến tiêm vắc xin ở Tp HCM, 20.560
phụ nữ có thai tiêm UV2+, 9.600 phụ nữ 15 - 35 tuổi tiêm UV3+. Triển khai thực hiện
chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tại 100% xã phường trong tỉnh, đến cuối
năm 2007 tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi còn 18,3% giảm 0,87% so năm trước.
Tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 2.088 người nhiễm HIV, trong đó có 966 người
chuyển sang AIDS và 747 ca chết do AIDS; ngành đã đẩy mạnh giám sát, tổ chức
tuyên truyền giáo dục phòng chống AIDS, triển khai các dự án phòng chống
HIV/AIDS do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tiếp tục chỉ đạo, giám sát kịp thời các biện
pháp phòng chống dịch bệnh SARS, dịch cúm A (H5N1), kiểm soát và phòng chống
các dịch: sốt xuất huyết, hội chứng tay - chân - miệng, viêm màng não do não mô cầu
nhằm khống chế không để dịch lan rộng, ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát; phổ biến
các kiến thức phổ thông về an toàn vệ sinh thực phẩm trên các phương tiện thông tin
đại chúng cho nhân dân.

Hình 12: Số cán bộ y tế/10000 dân

Hình 13: Số giường bệnh


Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.5.2. Giáo dục
Kết thúc năm học 2006-2007, bậc mẫu giáo toàn tỉnh có 32.563 học sinh, bậc
tiểu học có 99.862 học sinh, bậc trung học cơ sở có 85.655 học sinh (số học sinh được
công nhận tốt nghiệp đạt tỷ lệ 94,74%) đều giảm từ 0,8% đến 3,97% so năm học
trước. Học sinh tốt nghiệp THCS được học lên lớp 10 phổ thông, bổ túc văn hóa bằng
71,11% so với tốt nghiệp và 85,93% so với số đăng ký dự thi lớp 10; Bộ GD&ĐT đã
kiểm tra và công nhận tỉnh Khánh Hòa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS
tại thời điểm tháng 12/2006. Bậc THPT có 38.568 học sinh tăng 2,16% so năm học
6


trước, tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT là 90,97%; bổ túc THPT có 1.418 học sinh tốt nghiệp
đạt tỷ lệ 50,95%.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng và 1
trường trung học chuyên nghiệp. Năm học 2007-2008 theo kế hoạch các trường tuyển
mới hệ dài hạn 4.000 sinh viên đại học, 3.000 sinh viên cao đẳng, 2.340 học sinh
trung cấp chuyên nghiệp và 1.115 học sinh công nhân kỹ thuật. So với số tuyển sinh
năm trước, bậc đại học tăng 19%, cao đẳng tăng 7,95%, trung cấp chuyên nghiệp
giảm 28% và công nhân kỹ thuật tăng 21,86%.

Hình 13: Tỉ lệ lớp học và giáo viên/1000 học sinh

Hình 14: Số sinh viên, học sinh các cấp

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.6. Nước sạch và vệ sinh môi trường
Khánh Hoà là một trong 10 tỉnh được
Chính phủ chọn làm thí điểm thực hiện
Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày
16/4/2004 về tín dụng thực hiện Chiến
lược quốc gia về cấp NS&VSMTNT
Trong những năm qua, Tỉnh ủy,
UBND tỉnh và các ngành chức năng của
Khánh Hòa đã quan tâm đầu tư hàng trăm
tỷ đồng để xây dựng các công trình đầu
mối dẫn nước sạch về khu dân cư tập trung
với sức chứa một công trình đảm bảo đáp
ứng nhu cầu nước tối thiểu cho khoảng 50
hộ dân một công trình. Đến nay toàn tỉnh
đã có hơn 70% hộ dân được sử dụng nước
sạch.

Hình 15: Tỉ lệ dân nông thôn được tiếp cận nước sạch
và tỉ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh
Nguồn: kết quả điều tra Chương trình Mục tiêu quốc gia
về Nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2000-2005

7


III. Các vấn đề môi trường và tình hình bệnh tật liên quan.
3.1. Các vấn đề môi trường
3.1.1. Ô nhiễm môi trường nước tại Vịnh Nha Trang

Những nguy cơ xâm hại và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường vịnh Nha Trang vẫn
thường trực, tiềm tàng từ nhiều nguồn khác nhau.

Hiện nay ở khu vực Vịnh Nha Trang, hầu hết tàu du lịch, thuyền đánh cá xả trực
tiếp ra vịnh Nha Trang rác, phân, nước hút khô hầm tàu. Khoảng 7.000 lồng, bè nuôi
hải sản đã thải ra vịnh thức ăn thừa của tôm, cá, ảnh hưởng đến sự phát triển của san
hô và môi trường biển. Mỗi ngày, hơn 5.000 người sống trên các đảo, lồng bè nuôi đã
thải ra khoảng 10 tấn rác sinh hoạt và hầu như không được thu gom, xử lý. Nguồn
nước từ sông Cái, sông Tắc, cống thoát (ở các đường Dã Tượng, Trần Phú, Đặng Tất,
Đoàn Trần Nghiệp của thành phố Nha Trang) với nhiều chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thủy sản chưa được xử lý đổ trực tiếp ra vịnh
Nha Trang.
Diện tích khu vực nội ô TP.Nha Trang xấp xỉ 35,764km2, dân số dao động trong
khoảng 275.000 người, cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; đó là
chưa kể mỗi năm đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch lưu trú và nhiều triệu lượt
khách vãng lai. Theo thống kê của Ban Quản lý KBTB vịnh Nha Trang, mỗi ngày có
khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo
đổ xuống biển; ngoài ra, còn không biết cơ man nào thức ăn thừa của hàng ngàn lồng,
bè nuôi hải sản và chất thải từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước.
Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du lịch cao
điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600 khách qua lại, lặn
ngắm san hô và tắm biển. Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa cho biết, toàn TP.Nha
Trang chỉ có 55,54km cống nước ngầm thoát mưa. Chiều dài hệ thống cống thoát
nước mưa chỉ bằng 1/3 tổng chiều dài đường phố, vậy nên Nha Trang áp sát biển mà
hễ mưa là ngập. Theo thiết kế, tất cả các tuyến cống chính ở khu vực trung tâm đều
chạy theo hướng bắc-nam, xả xuống sông Cái và sông Quán Trường. Riêng khu dân
cư phía bắc sông Cái và phía nam sân bay Nha Trang, chủ yếu lắp đặt cống theo
hướng đông-tây, xả thẳng ra biển hoặc ruộng đồng.
Sông Cái là con sông lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa, chảy qua các huyện Khánh
Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố biển Nha Trang nên còn gọi là sông Nha

Trang. Đây là nơi nơi tập trung của cư dân nghèo chuyên sống bằng nghề đánh bắt và
chế biến thủy hải sản, hơn nữa nơi đây là khu vực có hạ tầng đô thị kém phát triển.
Đặc biệt tại khu vực Xóm Cồn (sát cửa sông Cái) hiện có vài nghìn người cư ngụ trên
một diện tích nhỏ, nhà cửa lụp xụp, chen chúc nên vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi
trường ở đây rất đáng báo động. Sông Cái cũng là nơi các loại tàu đánh bắt hải sản
8


neo đậu, mọi sinh họat, ăn ở của ngư dân đều diễn ra trên con sông này và tất yếu các
chất thải của con người cũng “hồn nhiên” được trút xuống lòng sông. Mặt khác, sự
phát triển đô thị một cách tự phát đang có xu hướng lan nhanh lên thượng lưu làm cho
tình trạng ô nhiễm sông nước ngày càng phức tạp, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng
đến cảnh quan môi trường ở Vịnh Nha Trang.
3.1.2. Ô nhiễm từ rác thải
Việc ô nhiễm dòng suối đi ngang qua các địa bàn dân cư của xã Vĩnh Lương,
nhất là thôn Lương Hòa, đã xảy ra khá lâu, mức độ ngày càng trầm trọng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm, do khu vực thôn Lương Hòa (xã Vĩnh Lương) chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ bãi rác Rù Rì (bãi chứa rác của thành phố). Hàng năm, hàng
ngàn tấn rác thải, chất thải từ khắp nơi trong thành phố đổ về đây. 20 năm qua, bãi rác
rộng khoảng 6 ha này đã “gồng mình” chứa 0,7 - 1 triệu tấn rác thải và đến nay đã
trong tình trạng quá tải. Các loại rác thải chưa được phân loại tại nguồn, trong khi các
hoạt động đổ chất thải bể phốt (phân hầm cầu) lại chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn
đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng cho khu vực dân cư quanh bãi rác. Cùng với thời
gian, các loại khí thải, nước rỉ rác, nước thải bể phốt… từ bãi rác lan trong không khí,
ngấm vào đất và nguồn nước ngầm, bốc mùi hôi thối, xú uế, ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống của người dân.
Dự kiến, dự án xây dựng BCLR mới và đóng cửa bãi rác Rù Rì sẽ hoàn thiện
vào năm 2011. Trong giai đoạn hiện tại, bãi rác Rù Rì vẫn phải tiếp tục “gồng mình”
chứa rác, còn những người dân sống xung quanh sẽ tiếp tục chịu ô nhiễm.
3.1.3. Ô nhiễm môi trường do dùng thuốc trừ sâu và hoá chất độc hại

Theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hoà, hiện nay hầu hết nông dân trong
tỉnh đều sử dụng rất nhiều các loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật để tăng
năng suất cây trồng. Trong đó, có một số loại thuốc bảo vệ thực vật đã được khuyến
cáo hạn chế sử dụng những vẫn được một số bà con chạy theo lợi nhuận dùng bừa.
Ước tính hàng năm, đã có hơn 150 tấn thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật,
trên 7.000 tấn phân hoá học các loại được sử dụng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp
trong tỉnh. Đây là một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm môi trường
và nguy cơ độc hại tiềm ẩn cho con người.
Việc mua bán các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật và phân hoá học
độc hại vẫn còn bị thả nổi trên thị trường, sự hiểu biết của người dân về tác hại của
phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật còn rất nhiều hạn chế. Theo thống kê, toàn tỉnh
Khánh Hoà hiện có tới gần 150 cửa hàng, điểm, quầy buôn bán phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật các loại. Nguy hiểm hơn, trên 90% các chủ cửa hàng này không có bằng
kỹ thuật trồng trọt hoặc kiến thức bảo vệ thực vật nên không thể hướng dẫn cho khách
hàng sử dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu một các hợp lý khoa học và hiệu quả.
9


Không những thế, các loại thuốc bảo vệ thực vật có mặt trên thị trường hiện nay có
nhiều loại với nhiều tên hiệu khác nhau làm cho nông dân không biết đâu là loại tốt,
đâu là gây tác hại nhiều, không nắm vững được tính năng tác dụng và kỹ thuật sử
dụng thuốc. Do vậy, việc sử dụng các loại thuốc, phân bón và hóa chất trên đã ảnh
hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, môi trường sống ở nông thôn.
3.1.4. Ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi
Hiện nay, ngành chăn nuôi của Khánh Hoà tập trung theo từng cụm từ 3 đến
hàng chục trại, chủ yếu ở huyện Diên Khánh, thị xã Cam Ranh. Một số trang trại có
qui mô chăn nuôi khá lớn với hàng chục trâu bò/trại; 300 - 2.000 con heo/trại; 3.000 10.000 con gà/trại. Tuy nhiên, do điều kiện đất đai chật hẹp, chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm ở các hộ gia đình nằm ngay trong khuôn viên thổ cư, phần lớn che chắn
tạm thời, lại không có hố xử lý phân đảm bảo vệ sinh nên đã gây ô nhiễm môi trường
nước và không khí xung quanh khu vực dân cư...

Theo kết quả giám sát mới đây của HĐND tỉnh Khánh Hòa, hiện nay ở thành
phố Nha Trang, nổi cộm về tình trạng ô nhiễm môi trường bởi nhiều cơ sở chế biến
thuỷ sản và giết mổ gia súc gây ra. Trong đó, 48 cơ sở giết mổ gia súc hoạt động ngay
trong các khu dân cư, đặc biệt là 12 cơ sở thuộc phường Phước Hải.
Mặc dù từ năm 1999, tỉnh Khánh Hoà đã có kế hoạch xây dựng cho thành phố
Nha Trang một khu giết mổ gia súc tập trung, nhưng đến thời điểm này dự án vẫn
chưa triển khai được do không tìm được mặt bằng và địa điểm thích hợp. Đồng thời,
Dự án cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hòn Ông tại xã Phước Đồng có
tổng mức đầu tư 166 tỷ đồng, được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt từ năm 2001,
nhằm di dời các cơ sở chế biến thuỷ sản gây ô nhiễm trong nội thị về đây, nhưng tiến
độ thực hiện quá chậm, hiện chỉ mới đầu tư 15 tỷ đồng cho công tác giải phòng mặt
bằng và sản ủi, xây dựng bước đầu.
3.1.5. Quản lý chất thải đô thị và nông thôn
Thành phố Nha Trang là đô thị loại 2, có 01 đơn vị hành chính là Thành phố Nha
Trang với dân số 400.000 người (số liệu thống kê 2006). Bình quân lượng CTRSH
phát sinh trên đầu người là 0,675kg/ngày.đêm, do vậy lượng chất thải rắn phát sinh
hằng ngày là rất lớn khoảng 270tấn/ ngày.đêm. (Theo nguồn số liệu của Công ty Đô
thị Nha Trang - Năm 2006).

10


Bảng 1. Khối lượng CTRSH phát sinh trong toàn thành phố năm 2000 -2006
(Đơn vị: tấn/ ngày.đêm)
Năm

2000

2001


2002

2003

2004

2005

2006

201,57

211,65

222,23

233,34

245

257

270

Thành phố
Nha Trang

* Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Tình hình thải rác tại TP.Nha Trang trong những năm gần đây có nhiều chuyển
biến phức tạp, thành phần rác thải ra cũng rất đa dạng và ngày càng gia tăng về mặt

khối lượng. Theo kết quả điều tra, nguồn phát sinh CTRSHĐT gồm:
- Rác hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự và căn hộ chung cư.
Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, các tông, plastis, gỗ, thủy tinh,
can thiếc, nhôm, các kim loại khác, tro, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe... Ngoài
ra rác từ các hộ dân có thể chứa một phần chất thải độc hại.
- Rác quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí
và làm đẹp cảnh quan. Nguồn gốc của loại rác này từ những người đi đường và cả
những hộ dân sống dọc hai ven đường vứt thải, đổ xả bừa bãi. Thành phần loại rác
này chủ yếu gồm các loại như: cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nylon, xác động vật
chết...Diện tích vỉa hè, lòng đường quét thu gom rác 6.327,25ha/tháng
- Rác khu thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng
bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng
sửa chữa xe máy, ô tô... Các loại chất thải của khu thương mại chủ yếu là: giấy, các
tông, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện gia dụng...; ngoài ra
còn có thể có một số loại chứa thành phần chất thải độc hại.
- Rác cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn
phòng làm việc. Thành phần rác loại này cũng giống với rác khu thương mại.
- Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán từ các chợ. Thành phần rác chủ
yếu là rác hữu cơ như: rau, củ, quả hỏng, thối.
Bảng 2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt:
TT

Thành phần

Thành phần
(% theo trọng lượng)

1

Chất hữu cơ


52,6

2

Giấy và bìa carton

3,4

3

Nhựa

8,6
11


4

Giẻ/vải

1,3

5

Thuỷ tinh

5,0

6


Kim loại

0,9

7

Các chất thải nguy hại

1,2

8

Các chất trơ

27,1

Tổng cộng

100,0

Nguồn: Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, năm 2004

Theo số liệu chưa đầy đủ từ các địa phương trong tỉnh, tỷ lệ thu gom rác sinh
hoạt đô thị ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hoà tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thu
gom rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn còn thấp, có địa phương không có số liệu
thống kê.
3.1.7. Ô nhiễm từ sản xuất gạch thủ công
Từ nhiều năm nay, nghề sản xuất gạch ở xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa được biết đến như một làng nghề làm ăn có hiệu quả, nhiều gia đình nhờ

làm gạch đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Đến giờ này, nguồn nguyên liệu bắt đầu
cạn kiệt, thêm vào đó là việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang khiến cho
các lò gạch ở đây lâm vào cảnh khó khăn.
Xã Ninh Xuân có gần 100 lò gạch, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Phước Lâm và
Vân Thạch. Người làm nghề sản xuất gạch là 840 người, chiếm 70% số người ở độ
tuổi lao động của 2 thôn này. Hầu hết các lò gạch đều được xây dựng ven Quốc lộ 26,
nơi tập trung khu dân cư đông đúc nên môi trường bị ô nhiễm. Ngày lẫn đêm, khói
bụi từ các lò gạch cùng với sức nóng hầm hập tỏa ra không khí với nồng độ chất CO2
rất cao, đem theo mùi hăng rất khó chịu. UBND xã đã nhận được rất nhiều đơn tố cáo,
khiếu nại về tình trạng này nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể. Hiện tại,
ngoài thải khói gây ô nhiễm môi trường còn có tình trạng các lò gạch thường đổ tro
hoặc gạch vụn ra đường gây bụi. Ngoài ra, các xe chở đất thường làm vương vãi đất
trên mặt đường đang là vấn đề gây bức xúc.
3.1.8. Ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
Theo kết quả giám sát trong lĩnh vực môi trường của HĐND tỉnh Khánh Hòa,
trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh được xác định thuộc
loại ô nhiễm nghiêm trọng, phải được xử lý dứt điểm trong giai đoạn 2003- 2005 theo
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng đến nay tình
trạng gây ô nhiễm của cả 4 cơ sở này vẫn chưa thể khắc phục triệt để, mà tiếp tục tồn
tại.

12


Đó là tại Công ty TNHH Nhà máy Sửa chữa tàu biển Huyndai- Vinashin (thuộc
địa bàn huyện Ninh Hòa), một số lượng lớn hạt nix đã qua sử dụng gây tình trạng ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến thời điểm này lượng hạt nix thải đã lên đến
700.000 tấn. Thời gian gần đây, nhà máy đã tích cực hơn trong việc xử lý ô nhiễm, tuy
nhiên các biện pháp đã triển khai vẫn mang tính chất tạm thời, cục bộ. Việc di đời dân
cư của hai thôn Ninh Giang và Ninh Yểng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm nói

trên, vốn được đặt ra từ mấy năm qua, nhưng đến nay chưa thực hiện được.
Nhà máy điện Chụt (thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang) với hình
thức xử lý được xác định là di chuyển đến nơi khác. Nhưng theo báo cáo của Sở Tài
nguyên và Môi trường Khánh Hòa, hiện nhà máy chỉ đóng cửa tạm thời và những lúc
cao điểm về nhu cầu cung cấp điện, nhà máy vẫn phải hoạt động.
Bãi rác thải phía Bắc thành phố Nha Trang, còn gọi bãi rác Rù Rì (thuộc địa bàn
xã Vĩnh Lương) đã nằm trong kế hoạch đóng cửa. Nhưng theo dự án cải thiện môi
trường thành phố Nha Trang thì đến năm 2010 bãi rác Lương Hòa mới được xây dựng
hoàn thiện và đi vào hoạt động để thay thế bãi rác Rù Rì, do vậy thành phố Nha Trang
vẫn còn phải sử dụng bãi rác này đến năm 2010. Ngoài ra, bãi kinh doanh than Tân
Bình (thành phố Nha Trang) sẽ phải di dời đến đến xã Phước Đồng, nhưng đã quá thời
hạn buộc phải di dời mà địa điểm mới chưa giải quyết xong vấn đề đền bù giải tỏa để
có đất thực hiện.
3.1.9. Ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp
Để tính toán tải lượng ô nhiễm do các ngành công nghiệp, nhóm nghiên cứu
thuộc Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức
khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, khuyến cáo tới cộng đồng” của
Cục Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Dự án Sức khỏe môi trường) đã áp dụng
phương pháp IPPS được phát triển bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Cơ quan
Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA). Một số nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (năm
1997 và năm 2006) đã thực hiện ước tính và lượng hóa mức độ gây ô nhiễm của các
ngành công nghiệp ở Việt Nam bằng mô hình IPPS. Khi so sánh các kết quả nghiên
cứu này với thực tế ô nhiễm môi trường trong nước thấy có nhiều sự trùng lắp và khá
tương thích.
Nằm ở phía nam miền Trung, Khánh Hòa là một trong những trung tâm công
nghiệp phát triển của vùng với các ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất giường
tủ, bàn ghế, công nghiệp chế biến khoáng sản phi kim, công nghiệp thực phẩm và đồ
uống, gỗ và lâm sản, công nghiệp hóa chất. Theo kết quả ước tính, năm 2000, tổng
lượng các chất phát thải gây ô nhiễm môi trường của 19 ngành công nghiệp trên địa
bàn tỉnh là 25,73 triệu tấn, đến năm 2006 con số này là 52,63 triệu tấn. Kết quả tính

toán chi tiết tải lượng ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp của 19 ngành nghề
khác nhau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được thể hiện ở Bảng 3.
13


Bảng 3: Tổng lượng chất gây ô nhiễm môi trường từ 19 ngành công nghiệp của Khánh
Hòa giai đoạn 2000 – 2006
Đơn vị: Triệu tấn

Ngành công nghiệp

Năm
2000

Năm
2003

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Xếp hạng
2006

1


Sản xuất kim loại

0,120

0,112

0,212

0,107

0,251

10

2

Khai thác đá và mỏ khác

0,007

0,009

0,012

0,013

0,013

17


3

Thực phẩm và đồ uống

14,753 17,835 22,563 25,899 29,056

1

4

Thuốc lá

1,220

1,629

1,954

2,343

2,463

5

5

Dệt

1,112


1,306

1,596

1,593

1,700

7

6

May mặc (trang phục)

0,005

0,007

0,01

0,015

0,018

16

7

Da và thuộc da


0,002

0,002

0,003

0,009

0,071

12

8

Gỗ và lâm sản

2,617

2,550

3,298

3,716

4,872

3

9


Giấy và bột giấy

0,083

0,989

1,252

1,447

1,632

8

10

Sản xuất máy móc thiết bị đã
0,0003 0,0003 0,0003 0,0002 0,0002
phân loại

18

11

Máy móc và thiết bị điện
chưa phân loại

0,001


0,001

0,002

0,005

0,042

14

12

In và sản xuất các sản phẩm
truyền thông

0,267

0,260

0,336

0,379

0,497

9

13

Sản xuất các thiết bị truyền

thông

0,002

0,024

0,031

0,035

0,040

15

14

Sản xuất, sửa chữa xe có
động cơ

0,001

0,001

0,001 0,0001 0,0001

19

15

Sản xuất, sửa chữa phương

tiên vân tải khác

1,409

1,504

1,724

2,413

3,539

4

16

Hóa chất

0,048

0,068

0,078

0,145

0,185

11


17

Cao su và nhựa

0,032

0,048

0,053

0,066

0,063

13

18

Sản xuất giường, tủ, bàn,
ghế

2,387

2,738

3,630

4,728

5,889


2

19

Chế biến khoáng sản phi kim 1,667

1,823

2,112

2,180

2,304

6

STT

TỔNG

25,735 30,906 38,866 45,094 52,635

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

14


Trong bảng xếp hạng mức độ gây ô nhiễm của các ngành năm 2006, 5 ngành
công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là: công nghiệp thuốc lá; công nghiệp

sản xuất, sửa chữa các phương tiện vận tải khác; công nghiệp sản xuất giường tủ, bànghế; công nghiệp thực phẩm và đồ uống; gỗ và lâm sản. Trong đó ngành công nghiệp
thực phẩm và đồ uống có tỷ lệ gây ô nhiễm nhiều nhất trong công nghiệp, chiếm 55%
tổng lượng gây ô nhiễm năm 2006 (Hình 16).

Hình 16: 5 ngành CN gây ô nhiễm nhiều nhất Khánh Hòa giai đoạn 2000-2006.
Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Tải lượng ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp được tính toán theo
các yếu tố môi trường sau: tải lượng ô nhiễm không khí, tải lượng ô nhiễm nước và
lượng phát sinh các hóa chất độc hại do SXCN. Có thể nói, kinh tế càng phát triển thì
các vấn đề về môi trường càng gia tăng.
Từ năm 2000 đến 2006, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa
tăng 2,1 lần (7,3 nghìn tỷ đồng năm 2002, và 15,6 nghìn tỷ đồng năm 2006). Cũng
trong giai đoạn này, tổng lượng các chất thải gây ô nhiễm không khí từ hoạt động sản
xuất công nghiệp đã tăng gấp đôi (từ 22,2 triệu tấn năm 2002 lên tới 44,7 triệu tấn
năm 2006 (Hình 17). Như vậy, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí có tốc độ
biến thiên tương đương với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp tại địa bàn tỉnh
Khánh Hòa. Với con số này tỉnh Khánh Hòa xếp thứ 21 của cả nước về lượng phát
thải gây ô nhiễm không khí nhiều nhất năm 2006.
Trong số 5 loại chất gây ô nhiễm không khí chính là SO 2, NO2, CO, VOC và
TSP, lượng phát thải của VOC và TSP có giá trị cao nhất với các giá trị năm 2006 lần
lượt là 11 triệu tấn và 11,9 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 2002 (Hình 18).

15


Hình 17: Mối tương quan giữa tổng giá trị sản Hình 18: Các chất gây ÔNKK do hoạt động SXCN tại
xuất công nghiệp và tổng lượng phát thải các Khánh Hòa giai đoạn 2000-2006
chất gây ô nhiễm môi trường không khí của tỉnh Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT
Khánh Hòa giai đoạn 2000-2006.

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT
và Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2006

Bên cạnh các chất gây ô nhiễm không khí, các hoạt động sản xuất công nghiệp
còn gây góp phần gia tăng lượng phát thải BOD, TSS vào môi trường nước và sinh ra
các loại hóa chất độc hại có ảnh hưởng trực tiếp đến cả môi trường nước, môi trường
đất và môi trường không khí.
Khánh Hòa đứng đầu trong khu vực miền Trung và đứng thứ 10 của cả nước về
mức độ ô nhiễm nước thải công nghiệp trong bảng xếp loại ô nhiễm năm 2006. Năm
2002, tổng lượng BOD và TSS thải ra môi trường là 1,9 triệu tấn, và con số này tăng
gấp 2,3 lần vào năm 2006 (tức 4,3 triệu tấn) (Hình 19).

Hình 19: Mức độ gia tăng chỉ số BOD và TSS do
SXCN tại Khánh Hòa giai đoạn 2000-2006.
Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Hình 20: Tổng lượng các chất ô nhiễm do hoá
chất độc hại từ hoạt động sản xuất công nghiệp
của Khánh Hòa giai đoạn 2000-2006.
Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

16


Tỉnh Khánh Hòa còn bị ô nhiễm nặng nề bởi các hóa chất độc hại thải ra từ sản
xuất công nghiệp, với tổng lượng hóa chất thải ra môi trường năm 2002 là 1,7 triệu
tấn hóa chất độc hại, trong đó có khoảng 1,17 triệu tấn hóa chất độc hại thải vào môi
trường không khí. Đến năm 2006, tổng lượng ô nhiễm môi trường do hóa chất độc hại
lên tới 3,7 triệu tấn và lượng thải vào môi trường không khí là 2,7 triệu tấn, chiếm
73% (Hình 20).

3.2. Tình hình bệnh tật liên quan
Trong những năm qua, theo số liệu từ Báo cáo thống kê bệnh viện các năm từ
Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đối với các bệnh liên quan đến ô nhiễm không
khí: thì số ca mắc các bệnh đường hô hấp có xu hướng gia tăng, năm 2007 toàn tỉnh
có 198.201 ca mắc bệnh, tăng 11,04 lần so với năm 2006 khi chỉ với 17.944 ca mắc.
Ngược lại, tính đến cuối năm 2007, các bệnh về hệ tuần hoàn lại có xu hướng giảm,
năm 2007 thống kê được có 76.963 ca mắc, giảm 1,5% so với một năm trước đó.
Ngoài ra, trong năm 2007 cũng có 45 ca mắc bệnh ung thư khí quản, phế quản phổi;
125 ca mắc bệnh hen và 869 ca mắc bệnh lao (Hình 21).

Hình 21: Số ca mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm
không khí tại Khánh Hòa

Hình 22: Số ca mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm
nước tại Khánh Hòa

Nguồn: Báo cáo thống kê bệnh viện các năm - Cục
quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Nguồn: Báo cáo thống kê bệnh viện các năm - Cục
quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Tại Khánh Hòa những năm gần đây, trong những bệnh liên quan đến ô nhiễm
nước tại thì tiêu chảy là bệnh đáng lo ngại nhất, đặt biệt vào năm 2006 toàn tỉnh có tới
14.559 ca mắc, cao nhất trong 3 năm thống kê được là 2002, 2006 và 2007, năm 2002
toàn tỉnh có 6890 ca mắc, và năm 2007 có 13.129 ca mắc. Đứng thứ hai là bệnh sốt
xuất huyết 1362 ca mắc vào năm 2007, tuy nhiên, số ca mắc này đã là giảm so với
năm 2006 với 1503 ca mắc. Hiện trạng bệnh nhiễm khuẩn đường trong năm 2007
cũng đã được cải thiện rõ rệt, giảm từ 4709 ca mắc năm 2006 xuống còn 694 ca mắc
vào năm 2007 (Hình 22).

17


IV. Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường
4.1. Gánh nặng bệnh tật
Tính đến cuối năm 2007, chỉ số EBD do ô nhiễm không khí trong nhà lại có xu
hướng tăng nhẹ so với 5 năm trước đó, chỉ số EBD của tất cả các nhóm tuổi do
ÔNKK trong nhà là 6,36 năm/1000 dân, tăng 3,54% so với năm 2002. Một trong
những nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, số ca mắc các bệnh tim mạch
tăng từ 65.469 năm 2002 lên 76.963, trong khi đó số ca chết do tim mạch lại giảm từ
14.848 xuống 14.369 ca vào năm 2007 (cho đến hiện nay, tim mạch là một bệnh nghi
ngờ có liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà). Theo tính toán, chỉ số EBD do ô
nhiễm không khí trong nhà tại Khánh Hòa năm 2002 ở nhóm 0-4 tuổi là cao nhất với
1,35 năm/1000 dân; đứng tiếp sau theo thứ tự là các nhóm tuổi 60-69 với 1,06
năm/1000 dân. Năm 2007, chỉ số EBD ở nhóm 0-4 tuổi vẫn xếp cao nhất ở mức 1,68
năm/1000 dân, tăng 24,39% so với năm 2002 (Hình 23).

Hình 23: Biểu đồ EBD do ô nhiễm không khí
trong nhà tại Khánh Hòa năm 2002 và 2007 phân theo 8 nhóm tuổi.

Hình 24: Biểu đồ EBD do ô nhiễm không khí
ngoài trời tại Khánh Hòa năm 2002 và 2007 phân theo 8 nhóm tuổi.

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Đối với vấn đề ô nhiễm không khí ngoài trời, chỉ số EBD trong vòng 5 năm từ
2002 đến năm 2007 giảm 31,57% từ 22,38 xuống còn 17,01 năm/1000 dân. Cụ thể,
năm 2002 chỉ EBD cao nhất ở nhóm tuổi từ 70-79 với 6,455 năm/1000 dân, đứng tiếp

theo sau là nhóm 60-69 tuổi với 5,72 năm/1000 dân. Bên cạnh đó, năm 2007, chỉ số
này vẫn cao nhất ở nhóm từ 70-79 tuổi với 4,21 năm/1000 dân, giảm 53,36% so với
năm 2002, EBD ở nhóm 60-69 tuổi năm 2007 vẫn đứng thứ hai với 3,8 năm/1000 dân
(Hình 24).

18


Năm 2007, chỉ số EBD do yếu tố điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo
trong cộng đồng dân cư Khánh Hòa giảm hơn hẳn so với 5 năm trước đó, từ 0,35
năm/1000 dân vào năm 2002 xuống còn 0,08 năm/1000 dân vào năm 2007, mức giảm
tương đương 4,36 lần. Trong đó, năm 2007, nhóm 0-4 tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất
với 0,04 năm/1000 dân, chiếm 51,48% tổng EBD của tất cả 8 nhóm tuổi cộng lại.
Trong khi đó, năm 2002, thì 3 nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất là lại các nhóm từ 6069, 70-79 và nhóm trên 80 tuổi với chỉ số EBD với xấp xỉ 0,08 đến 0,1 năm/1000 dân
(Hình 25).

Hình 25: Biểu đồ EBD do điều kiện vệ sinh môi
trường không đảm bảo tại Khánh Hòa năm 2002
và 2007 - phân theo nhóm 8 nhóm tuổi.

Hình 26: Biểu đồ EBD do 3 yếu tố ô nhiễm môi
trường chính tại Khánh Hòa năm 2002 và 2007 phân theo nhóm 8 nhóm tuổi.

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Theo tính toán đối với 3 yếu tố ô nhiễm môi trường chính tại Khánh Hòa bao
gồm: điều kiện nước sạch vệ sinh môi trường không đảm bảo, ô nhiễm không khí
trong nhà và ô nhiễm không khí ngoài trời, thì chỉ số EBD có xu hướng giảm qua giai

đoạn 5 năm từ 2002 đến 2007. Chỉ số EBD của tất cả 8 nhóm tuổi trong cộng đồng
dân cư Khánh Hòa từ 28,87 năm/1000 dân vào năm 2002 xuống còn 23,45 năm/1000
dân vào năm 2007, mức giảm tương đương với 23,12%. Trong đó, năm 2007, nhóm
70-79 tuổi bị ảnh hương nhiều nhất với chỉ số EBD là 5,06 năm/1000 dân. Trong khi
đó, năm 2002, nhóm bị tổn thương nhiều nhất cũng là nhóm tuổi từ 70-79 với 7,47
năm/1000 dân, đứng tiếp sau là nhóm 60-69 với 6,87 năm/1000 dân (Hình 26).

19


4.2. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường
Tổn thất kinh tế được tính toán dựa trên các thông số về số ca mắc bệnh, khoảng
thời gian nghỉ việc do ốm bệnh, chi phí cho việc khám chữa bệnh, chi phí người thăm
nom, chăm sóc (phụ thuộc vào chỉ số GDP) và được tính toán cho 8 nhóm tuổi khác
nhau.
4.2.1. Tổn thất kinh tế do ô nhiễm không khí
Tổn thất kinh tế do ô nhiễm không khí trong nhà năm 2002 đặc biệt đáng chú ý ở
nhóm từ 15-29 tuổi với 272,061 triệu đồng, đứng thứ hai là ở nhóm từ 30-34 tuổi với
250,45 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến năm 2007, chỉ số này giảm đi rõ rệt, tổng tổn
thất kinh tế ở tất cả 8 nhóm tuổi do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra năm 2007 là
679,65 triệu đồng, giảm 1,71 lần so với năm 2002 khi là 1,159 tỷ đồng. Trong đó,
nhóm giảm nhiều nhất là nhóm từ 0-4 tuổi với 7,01 lần từ 176,204 triệu đồng năm
2002 xuống còn 25,13 triệu đồng năm 2007. Bên cạnh đó, theo tính toán thì trong
năm 2007 này, nhóm tuổi 30-34 là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất với chi phí tổn
thất là 236,956 triệu đồng (Hình 27).

Hình 27: Tổng tổn thất kinh tế do ô nhiễm
không khí trong nhà tại Khánh Hòa năm 2002 và
2007 – phân theo 8 nhóm tuổi.


Hình 28: Tổng tổn thất kinh tế do ô nhiễm
không khí ngoài trời tại Khánh Hòa năm 2002
và 2007 – phân theo 8 nhóm tuổi.

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT.

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Tương tự, tổn thất kinh tế do ô nhiễm không khí ngoài trời năm 2007 cũng giảm
mạnh so với năm 2002. Tổng chí phí tổn thất do yếu tố này trong năm 2007 của toàn
tỉnh Khánh Hòa chỉ còn 131,6 triệu đồng, giảm tới 27,58 lần so với năm 2002 khi ở
mức 3,629 tỷ đồng. Trong năm 2007, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm từ 70-79
tuổi với 32,278 triệu đồng (Hình 28).

20


Hình 29: Tổng tổn thất kinh tế của một số bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí tại Khánh Hòa
năm 2002 và 2007.
Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT.

Bên cạnh đó, cũng theo tính toán của nhóm nghiên cứu thì các bệnh liên quan
đến hệ tuần hoàn và bệnh lao trong những năm qua chịu ảnh hưởng lớn về tổn thất
kinh tế của các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Cụ thể, đến hết năm 2007,
bệnh lao chịu tổn thất cao nhất lên tới 0,54 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 56,45% tổng chi phí
của tất cả các bệnh do ô nhiễm không khí cộng lại. Trong khi đó, năm 2002, chi phí
tổn thất do các bệnh hệ tuần hoàn lại chiếm cao nhất với 4,36 tỷ đồng, tương đương
với 73,48% tổng tổng chi phí của tất cả các bệnh do ô nhiễm không khí cộng lại
(Hình 29).


21


4.2.2. Tổn thất kinh tế do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo
Đối với vấn đề điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, nhóm chịu ảnh
hưởng nhiều nhất là nhóm từ 0-4 tuổi, đây là nhóm rất dễ bị tổn thương và mắc các
bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột... Năm 2002, chi phí tổn thất nhóm tuổi
này phải gánh chịu là 2,187 đồng, chiếm tới 50,87% tổng tổn thất kinh tế mà cả cộng
đồng phải gánh chịu, đến năm 2007, tuy chỉ chiếm 49,6% tổng chi phí của 8 nhóm
tuổi nhưng cũng ở mức 4,81 tỷ đồng (Hình 30).

Hình 30: Tổng tổn thất kinh tế do điều kiện vệ
sinh môi trường không đảm bảo tại Khánh Hòa
năm 2002 và 2007 – phân theo 8 nhóm tuổi

Hình 31: Tổng tổn thất kinh tế của một số bệnh
liên quan tới điều kiện vệ sinh môi trường không
đảm bảo tại Khánh Hòa năm 2002 và 2007

Nguồn : Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Nguồn : Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Trong cộng đồng, tiêu chảy cũng là bệnh dễ mắc phải nhất trong nhóm các bệnh
liên quan đến điều kiện vệ sinh môi trường. Trong giai đoạn 5 năm gần đây, chi phí
tổn thất mà người dân Khánh Hòa phải trả cho bệnh tiêu chảy tăng từ 31,13% năm
2002 lên 44,8% năm 2007 tổng chi phí phải trả cho các bệnh liên quan đến điều kiện
vệ sinh môi trường như nhiễm khuẩn đường ruột, sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh mắt
hột. Cụ thể, năm 2002, tổn thất kinh tế do bệnh tiêu chảy là 1,34 tỷ đồng, đến năm
2007 tăng lên gấp 3,25 lần với 4,35 tỷ đồng (Hình 31).

4.2.3. Tổng tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán, thì nhóm trẻ em từ 0-4 tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất do tác
động của các yếu tố ô nhiễm môi trường. Cụ thể, xem xét 3 yếu tố là ô nhiễm không
khí trong nhà, ô nhiễm không khí ngoài trời và điều kiện nước sạch vệ sinh môi
trường không đảm bảo, thì nhóm từ 0-4 tuổi chịu tổn thất nhiều nhất: năm 2002, chi
phí tổn thất mà nhóm này chịu ảnh hưởng lên tới 2,51 tỷ đồng, chiếm 27,65% tổng chi
phí của tất cả 8 nhóm tuổi, đến năm 2007 tăng lên chiếm 46,1% và ở mức 4,85 tỷ
đồng (Hình 32).
22


Hình 32: Tổng tổn thất kinh tế do 3 yếu tố ô nhiễm
môi trường tại Khánh Hòa năm 2002 và 2007 –
phân theo 8 nhóm tuổi

Hình 33: Tổng tổn thất kinh tế do 3 yếu tố ô
nhiễm môi trường tại Khánh Hòa năm 2002 và
2007 - phân theo nhóm yếu tố

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Nguồn: Dự án Sức khỏe môi trường, Cục BVMT

Bên cạnh đó, trên toàn tỉnh Khánh Hòa, tổng tổn thất kinh tế do 3 yếu tố ô
nhiễm môi trường năm 2007 là 10,51 tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm 2002. Trong đó,
chi phí do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo là cao nhất trong giai đoạn 5
năm vừa qua, năm 2002, tổn thất do yếu tố này là 4,3 tỷ đồng, đến năm 2007, tăng lên
9,7 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong năm 2007 là chi phí tổn thất cho ÔNKK trong nhà với
0,68 tỷ đồng (Hình 33).


23


Phụ lục 1. Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến môi trường tính trên 100.000 dân của

Khánh Hoà, so sánh với số liệu của vùng Nam Trung Bộ và toàn quốc.

24


Phụ lục 2. Bảng ký hiệu các ngành công nghiệp chính tại Tỉnh Khánh Hòa:
STT


hiệu

Ngành sản xuất

STT


hiệu

Ngành sản xuất
Máy móc và thiết bị
điện chưa được phân
vào đâu
In và sản xuất các sản
phẩm truyền thông


1

BMT

Sản xuất kim loại

11

EMA

2

MAQ

Khai thác đá và mỏ khác

12

PUB

3

FOO

Thực phẩm và đồ uống

13

RCO


4

TOB

Thuốc lá

14

MOT

5

TEX

Dệt

15

REP

6

WEA

May mặc (trang phục)

16

CHE


Hóa chất

7

LEA

Da và thuộc da

17

RUB

Cao su và nhựa

8

WOD

Gỗ và lâm sản

18

FUR

Sản xuất giường, tủ,
bàn, ghế

9

PAP


Giấy và bột giấy

19

NMT

Chế biến khoáng sản phi
kim

10

MAC

Sản xuất máy móc thiết
bị

Sản xuất các thiết bị
truyền thông
Sản xuất, sửa chữa xe có
động cơ
Sản xuất, sửa chữa
phương tiên vân tải khác

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×