Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Luan van sua bo sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 84 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng trong những năm qua
đã góp phần nâng cao thu nhập của xã hội, cải thiện đời sống của người dân. Cùng với
sự phát triển của nghề nuôi, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh trong
quá trình nuôi cũng đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, làm suy giảm chất
lượng môi trường đất, nước trong và ngoài các khu nuôi ảnh hưởng tiêu cực đến nghề
nuôi.
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tác động của việc nuôi tôm công nghiệp đến chất
lượng nước, các kết quả đều cho thấy các tác động tiêu cực của nuôi tôm công nghiệp
đến môi trường. Tuy nhiên, các kết quả vẫn còn mang tính chất riêng lẻ, ngắt quãng
chưa có công bố nào mang tính chất hệ thống toàn diện, hơn nữa các kết quả mới chủ
yếu dừng lại ở mức đánh giá ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm có
tính chất vĩ mô mà chưa đưa ra được biện pháp cụ thể có tính chất thực nghiệm và
phát hiện mới.
Với tình hình phát triển nuôi tôm công nghiệp như hiện nay chắc chắn trong thời gian
tới vấn đề ô nhiễm nguồn nước, suy thoái môi trường do nuôi tôm công nghiệp vẫn sẽ
là yếu tố tác động rất lớn đến phát triển và ổn định nghề nuôi, ảnh hưởng đến đời sống
của người dân cũng như ngành công nghiệp chế biến.
Hiện trên thế giới đặc biệt các nước phát triển có nghề nuôi tôm công nghiệp khá ổn
định vấn đề xử lý chất thải sau khi nuôi đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu áp dụng
cho các khu nuôi. Các phương pháp xử lý hóa học, hóa lý và sinh học đã được áp dụng
tuy nhiên, biện pháp sử dụng các đối tượng sinh học có sẵn trong các khu vực nuôi để
xử lý được ứng dụng nhiều hơn cả.
Tại Việt Nam các nghiên cứu các công nghệ để xử lý chất thải phát sinh trong nôi tôm
công nghiệp cũng được tiến hành trong đó hướng sử dụng các đối tượng sinh học đã
được xem xét nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như sử dụng vi sinh vật, sử dụng



2

thực vật phù du, sử dụng cá và sử dụng nhuyễn thể ... tuy nhiên việc triển khai các kết
quả vào thực tiễn vẫn chưa nhiều do hạn chế trong việc triển khai ứng dụng trong điều
kiện thực tế
Kế thừa các cơ sở lý thuyết từ các kết quả nghiên cứu biện pháp xử nước thải phát sinh
trong nuôi tôm công nghiệp của Trung tâm nghiên cứ môi trường và Xử lý nước Viện
Khoa học thủy lợi Miền Nam đề tài "Nghiên cứu giải pháp xử lý nguồn nước thải nuôi
tôm sú công nghiệp sử dụng đối tượng sinh học hai mảnh vỏ (sò huyết)" được triển
khai nghiên cứu nhằm đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải của sò huyết khi đưa
vào ao xử lý và làm cơ sở thực tiễn trong việc thiết kế triển khai mô quy trình trên diện
rộng.
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
 Thiết lập mô hình nuôi tôm công nghiệp thực tế có tính đến biện pháp xử lý
nguồn nước sau khi nuôi bằng đối nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò huyết).
 Tiến hành xử lý chất thải sau khi nuôi
 Xây dựng hoàn thiện quy trình xử lý
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
3.1

Điều tra hiện trạng trong vùng nghiên cứu

 Điều tra điều kiện tự nhiên, thuỷ văn và tập quán canh tác nuôi trồng thuỷ sản
của người dân trong vùng nghiên cứu.
 Điều tra, khảo sát cách thức và phương thức nuôi tôm trong vùng nghiên cứu.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng xấu tới nguồn nước.
3.2

Xây dựng mô hình thực nghiệm


Với đặc tính các ao nuôi tôm công nghiệp, hiện tượng nước ao bị ô nhiễm thường xảy
ra sao từ 60 ngày nuôi trở đi, thời gian thay nước diễn ra nhanh lưu lượng tập trung
vàoùo thời điểm (từ 6-10 giờ), hàm lượng các chất ô nhiễm không quá cao nên sử
dụng các ao sinh học để xử lý nguồn nước này là phù hợp hơn tất cả.


3

Kế thừa các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường & XLN cho thấy thực
vật phù du trong các khu vực nuôi tôm có thể hấp thu lượng Amoni trong nước với tốc
độ 0,4 – 0,9 mg/l/ngày. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy Sò huyết có thể sống trong
điều kiện nước tĩnh tuyệt đối, có thể sử dụng 100% thức ăn là tảo và có thể chịu được
độ mặn đến 5‰. Vì vậy, hướng nghiên cứu được nghiên cứu áp dụng tại xã Tân Duyệt
Huyện Đầm Dơi Tỉnh Cà Mau – nơi có diện tích nuôi tôm sú công nghiệp tương đối
phát triển, suy thoái môi trường đã xuất hiện do chất thải sau khi nuôi không được xử
lý.
 Thiết lập mô hình ngoài thực tế ở Nam Cà Mau
 Theo dõi diễn biến môi trường nước trong ao nuôi và ao xử lý
 Đưa ra biện pháp xử lý khi thấy môi trường trong ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm
 Tiến hành xử lý chất thải sau khi nuôi ở mô hình thí nghiệm.
3.3

Tổng hợp kết quả, đánh giá hiệu quả của mô hình.

3.4

Báo cáo phân tích các kết quả thu được và đề xuất mô hình

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

4.1

Về mặt khoa học

 Thành công của nghiên cứu góp phần đưa ra quy trình nuôi tôm công nghiệp có tính
đến biện pháp xử lý chất thải sau khi nuôi nuôi phù hợp với điều kiện ở ĐBSCL nói
chung và Cà Mau nói riêng.
 Cung cấp các dẫn liệu về diễn biến chất lượng nước theo thời gian trong mô hình ao
nuôi.
 Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo ở
những địa phương khác trong nước.


4

4.2

Về mặt kinh tế

Từ kết quả của nghiên cứu sẽ đưa thêm một phương thức nuôi mới có tính thân thiện,
gần gũi với môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân từ nguồn xử lý (sò huyết),
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
4.3

Về mặt môi trường

Kết quả của nghiên cứu giúp người dân nhận biết rõ hơn về các tác động tiêu cực của
hoạt động nuôi trồng qua đó người dân có ý thức tốt hơn về ý thức bảo vệ môi trường,
thấy được những lợi ích thiết thực trong việc cân đối giữa lợi ích kinh tế (nuôi tôm) và
việc bảo vệ môi trường (đất, nước). Do vậy, hướng nghiên cứu cũng đã góp một phần

nhỏ trong mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
4.4

Tính thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu cung cấp một giải pháp xử lý đơn giản nhưng hiệu quả, có thể áp
dụng rộng rãi, phù hợp với người dân. Mặt khác, sau quá trình xử lý người dân có thể
thu được lợi nhuận từ nguồn nhuyễn thể.


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM

1.1.1 Tình hình phát triển nuôi tôm sú trên thế giới
Nghề nuôi tôm trên thế giới xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, nhưng nghề nuôi tôm
hiện đại mới chỉ bắt đầu vào những năm 1930.
Nuôi tôm trên thế giới tập trung ở 2 khu vực chủ yếu là: Khu vực Tây bán cầu (Nam
Mỹ) chủ yếu phát triển nuôi tôm chân trắng và khu vực Đông bán cầu (Đông Nam Á)
chủ yếu phát triển nuôi tôm sú.
Hiện nay, trên thế giới có trên 50 quốc gia nuôi tôm; Các nước nuôi tôm hàng đầu như:
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam…đã góp phần đưa khu vực Đông
Nam Á trở thành khu vực nuôi, sản xuất tôm quan trọng nhất thế giới. Các loài tôm
được nuôi nhiều nhất là Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (P. vannamei),
Tôm trắng Trung Quốc (P. chinensis).
Tốc độ tăng trưởng của sản lượng tôm sú nuôi trên thế gới ở các thời kỳ khác nhau rất

khác nhau. Trong các năm từ 1991-1997 sản lượng hầu như không tăng mà còn có xu
hướng giảm, các năm tiếp theo nhờ phát triển công nghệ và quy mô nuôi tổng sản
lượng tôm nuôi trên thế giới đã có mức tăng trưởng khá mạnh.
Bảng 1-1: Sản lượng nuôi tôm trên thế giới từ năm 1991-2001

Năm
Sản lượng (103 tấn)

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2000 2001
690

721

609

733

721

693

660

1.087 1.270

(Theo Nguyễn Trọng Nho, 1993, tạp chí: Con Tôm, số 28/1998, trang 12,
www.fistenet.gov.vn)
Đến năm 2000, sản lượng tôm của thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 60% giáp xác nuôi,
trị giá 6.880 tỷ USD. Năm 2001, sản lượng tôm đạt 1.270.875 tấn, trị giá 8.432 tỷ
USD.



6

Bảng 1-2: Sản lượng tôm sú của một số nước trên thế giới năm 2001

Nước

Sản lượng (tấn)

Thái Lan

276.000

Indonesia

103.603

Ân Độ

97.100

Việt Nam

50.000

Philippin

40.698


Malaysia

26.352

Đài Loan

2.459

Tổng số

596.212

(Nguồn: www. fistenet.gov.vn )
Về hình thức nuôi, ngay tại thập niên 90 đến khi qua thế kỉ 21 thì nghề nuôi tôm vẫn
còn tồn tại nhiều hình thức từ đơn giản cho đến hiện đại: quảng canh, bán thâm canh,
thâm canh, siêu thâm canh.
Bảng 1-3: Diện tích, sản lượng và hình thức nuôi tôm trên thế giới năm
1999

Diện tích
(Ha)

Sản lượng
(t)

Năng suất
(kg/ha)

QC


Bán CN

CN

Thailand

80000

200000

2500

5

70

25

China

180000

110000

610

30

65


5

Indonesia

350000

100000

290

50

25

25

India

130000

70000

540

75

20

5


Philippines

60000

40000

670

30

60

10

Vietnam

200000

40000

200

85

15

0

Taiwan


5000

20000

4000

0

50

50

Malaysia

4000

6000

1500

30

60

10

Iran

4000


2500

630

0

100

0

Australia

600

2400

4000

0

60

40

Ecuador

100000

85000


850

40

55

5

Nước

Hình thức nuôi (%)


7

Mexico

11700

35000

3

000

Brazil

6000

15000


2500

0

85

15

Nicaragua

6000

4000

670

25

75

0

Venezuela

2000

4000

2000


0

100

0

Panama

3000

2000

670

10

90

0

United States

400

1500

3750

0


95

5

Nguồn FAO (1999 a,b)
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, dịch bệnh cũng đã bùng nổ tại nhiều nước,
gây không ít thiệt hại. Nguyên nhân chủ yếu là do việc phát triển nghề nuôi tôm một
cách ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu hiểu biết kỹ thuật dẫn đến môi trường bị ô
nhiễm. Đây là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh mới phát triển và lan thành
dịch nên về cơ bản hình thức nuôi tôm công nghiệp đến hiện tại vẫn không có nhiều
thay đổi thậm chí một số quốc gia có xu thế nuôi giảm đi như Đài Loan
1.1.2

Tình hình phát triển nuôi tôm sú ở Việt Nam

Việt Nam có bờ biển dài 3260 km với nhiều diện tích đầm phá vùng triều có khả năng
phát triển nghề nuôi thủy sản đặc biệt là nghề nuôi tôm.
Những năm gần đây nghề nuôi tôm phát triển rộng khắp các tỉnh ven biển trong cả
nước. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản đến cuối năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy
sản nước mặn của Việt Nam là 677.200 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 616.900 ha
(chiếm 91%). Nuôi tôm đã là ngành mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng đó cũng là
ngành có độ rủi ro cao khiến nhiều vùng từ nền kinh tế ổn định lâm vào cảnh nợ nần.
Nguyên nhân của các vấn đề trên là do việc phát triển nghề nuôi tôm không có quy
hoạch, mang tính tự phát, chỉ tập trung vào tăng diện tích nuôi trồng nhưng lại thiếu
quan tâm đến việc bảo vệ, chống suy thoái môi trường.
Số liệu về diện tích nuôi ở các khu vực Bắc, Trung và Nam của nước ta được nêu
trong các bảng:



8

Bảng 1-4 : Diện tích và sản lượng tôm biển của các tỉnh ĐBSCL (2000 –
2003)

2000

2001

2002

2003

Diện
tích
(ha)

Sản
lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản
lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)


Sản
lượng
(tấn)

Diện tích
(ha)

Sản
lượng
(tấn)

CẢ NƯỚC

253.000

104.000

455.786

149.978

509.736

181.851

574.953

233.086


ĐBSCL

265.44

72.304

409.583

114.668

457.084

140.045

513.798

178.863

Long An

1.475

565

5.029

1.720

5.615


2.185

7.971

4.264

Tiền Giang

2.281

1.300

2.617

1.330

2.948

2.501

3.328

4.195

Bến Tre

24.248

8.85


17.093

6.638

26.476

10.293

27.502

12.481

Kiên Giang

12.52

1.764

20.453

4.380

37.300

6.630

51.044

10.135


Trà Vinh

8.361

2.716

19.165

3.430

14.094

4.705

15.856

9.203

Sóc Trăng

33.207

11.889

48.060

13.500

41.849


15.920

50.209

21.076

Bạc Liêu

33.348

9.500

79.362

28.340

88.872

37.192

109.860

55.268

Cà Mau

150.000

35.720


217.804

55.330

239.930

60.619

248.028

62.241

(Nguồn
Đặc biệt, cả những vùng trước đây được xem là không có tiềm năng phát triển tôm sú
nay cũng đã trở thành các khu nuôi tôm tập trung như Ninh Thuận. Các tỉnh Nam bộ
đẩy mạnh nghề nuôi tôm sú và đang trở thành vùng trọng điểm của nghề nuôi này với
các loại hình bán công nghiệp và công nghiệp đang được áp dụng ở nhiều nơi.
1.2

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CON TÔM

1.2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú
1.2.1.1 Định loại tôm sú:
Tôm sú (tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) thuộc hệ thống định loại
Ngành Chân đốt Arthropoda
Lớp Giáp xác Crustacea
Bộ Mười chân Decapoda
Phân bộ Chân bơi Natantia hay Mang nhánh Dendrobranchiata
Họ: Tôm he Penaeidae



9

Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius

Hình 1-1: Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius)
1.2.1.2 Phân bố tôm sú:
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng đặc biệt phân bố tập trung ở các nước vùng xích
đạo như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tại Việt Nam, tôm sú được
nuôi ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
Ở các giai đoạn phát triển khác nhau chúng đòi hỏi các điều kiện sinh thái tương ứng
rất khác nhau. Là loài phân bố rộng rãi và có thể phát triển trong môi trường nước biển
có độ mặn từ 5 - 35‰ nhưng phát triển tốt trong điều kiện độ mặn 15 –20 ‰; nhiệt độ
nước 12 – 27 0C, độ pH của nước là 6,5 – 8,7 của nền đáy là 6,5 – 8,2.
1.2.1.3 Chu kỳ phát triển
Khi cơ thể trưởng thành về mặt sinh học, tôm bố mẹ thực hiện chuyến di cư ra ngoài
biển khơi, thường di cư ra các bãi ngoài rặng san hô, độ sâu từ 30 – 50 m, thực hiện
giao phối. Tôm mẹ đẻ trứng ở gần tầng đáy, các trứng chìm dần xuống và phát triển
thành Nauplius – Zoea – Mysis trôi nổi trong nước, tự thích nghi trọng lượng cơ thể để
nổi lên khỏi tầng đáy và di chuyển theo dòng triều vào trú ngụ và phát triển qua các


10

giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng đến trưởng thành ở ven bờ, các khu vực đầm phá
ven biển, các cửa sông và rừng ngập mặn.

Hình 1-2: Vòng đời của tôm sú trong điều kiện tự nhiên
1.2.1.4 Tập tính ăn của tôm sú
Tôm sú là loài ăn tạp, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, loại 2

mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật
nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thủy sinh vật, mảnh vụn hữu
cơ, cát bùn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thủy triều rút.
Thức ăn của tôm cũng thay đổi theo từng giai đoạn, thời ký ấu trùng và đầu hậu ấu
trùng thức ăn của chúng chủ yếu là thực vật phù du (khuê tảo, một số tảo lục là chủ
yếu), sang đến giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu của chúng là các hợp chất mùn
bã, các chất hữu cơ.
Đối với tôm nuôi trong các ao thức ăn thường sử dụng là cá vụn, mực tươi hay đối với
nuôi cộng nghiệp và bán công nghiệp thức ăn thường sử dụng là dạng viên khô công
nghiệp dàu Protein.
Do những đặc điểm sinh học rất phức tạp nên sản lượng tôm phát triển tự nhiên không
đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Sản lượng đánh bắt tôm trên thế giới ngày càng
giảm sút trong khi nhu cầu về tôm trên thế giới gia tăng. Vì vậy, để đáp ứng đủ nhu


11

cầu của thị trường biện pháp duy nhất là tăng nhanh sản lượng tôm nuôi mà biện pháp
hiệu quả nhất là tăng nhanh diện tích nuôi . Ngày nay, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng của nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á. Sản lượng tôm và nghề nuôi tôm
đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản của nhiều n ước,
trong đó có Việt Nam
1.2.3 Các yếu tố môi trường nước giới hạn với tôm sú
Trong điều kiện tự nhiên tôm sú sống trong các đầm phá ven biển, các rừng ngập mặn
khu vực ven biển và cửa sông. Với đặc tính có thể di chuyển rộng nên chúng có thể di
chuyển đến các môi trường sống mới khi điều kiện môi trường không thuận lợi. Đối
với tôm nuôi do phải sống trong một không gian nhỏ, các yếu tố môi trường dễ bị
biến động, mật độ thường cao vì vậy dễ tác động tiêu cực đến sinh trưởng và phát
triển của con tôm, tôm nuôi dễ bị mắc bệnh.
Chính vì thế, môi trường dựng ao nuôi thâm canh tôm sú phải theo các yêu cầu quy

định trong Bảng
Bảng Một số điều kiện môi trường thích hợp với tôm sú
STT

Điều kiện

Yêu cầu kỹ thuật

1

Nguồn nước

Vùng ven biển có nguồn nước mặn, lợ, ngọt
không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành
sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ khu
dân cư.

2

Độ mặn (phần ngàn)

3

Độ trong (m)

0,4 - 0,5

4

Nhiệt độ (0C)


28-320C

5

Độ cứng (mg CaCO3l)

6

pH nước

7

DO (mg/l)

Từ 10 đến 30 (thích hợp 15 - 25)

> 80
7,5 - 8,5
>4


12

8

H2S (mg/l)

< 0,02


9

NH3 (mg/l)

< 0,10

10

Tổng kiềm (mgCaCO3/l)

90-150

11

Chất đất

12

pH đất

13

Cao trình đáy ao

Đất thịt hoặc thịt pha cát, hoặc thịt pha bùn ít
mùn bã hữu cơ có độ kết dính cao.
> 5,0
Cao triều hoặc trên cao triều

(Nguồn 28 TCN 171 : 2001; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm)

1.2.2 Các mô hình nuôi tôm điển hình ở Việt Nam
Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của thị trường đối với tôm sú không ngừng
gia tăng trong khi sản lượng khai thác tự nhiên không đáp ứng đủ cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu nên việc phát triển nghề nuôi đã được áp dụng từ những năm 1975.
Dù đã có thời kỳ phát triển khá lâu nhưng ở Việt Nam vẫn tồn tại hầu hết các hình
thức nuôi từ đơn giản đến phức tạp.
1.2.2.1Nuôi tôm quảng canh (nuôi tự nhiên):
Đây là hình thức nuôi tôm đơn giản nhất: Con giống nuôi hoàn toàn lấy từ tự nhiên,
không cho ăn. Vì thế mô hình này ít có ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên hiệu quả
sử dụng đất không cao, tôm dễ bị mắc bệnh, không quản lý được khu nuôi.
1.2.2.2Nuôi tôm quảng canh cải tiến :
Nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi tôm quảng canh nhưng có được thả thêm
giống có mật độ thấp ( 0,5 - 2 con/m2 ).Trong khi nuôi có các biện pháp chăm sóc nhất
định như bón phân để gây nguồn thức ăn cho tôm, giai đoạn cuối cho thêm thức ăn tự
chế biến hay thức ăn dạng viên... .Năng suất của mô hình đạt khoảng 300 kg/ha (200 –
500 kg/ha/năm) mô hình này cũng ít tác động đến môi trường nhưng tính ổn định của
mô hình không cao do khó quản lý môi trường ao nuôi


13

1.2.2.3Nuôi tôm kết hợp với trồng rừng:
Mô hình này thường được áp dụng tại các khu vực ven biển nơi có các rừng phòng hộ.
Người dân tận dụng tán rừng ngập mặn để nuôi tôm với mật độ nuôi 1 – 3 con/m 2. Ở
đây, con giống được thả bổ sung với mật độ 0,5 – 1,0 con/m 2, không tiến hành cho ăn
mà thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nước được thay theo chế độ
triều. Mô hình này cũng không ổn định do khó quản lý và kiểm soát được môi trường
nuôi.
1.2.2.4Nuôi bán thâm canh (bán công nghiệp):
Mật độ nuôi từ 10 -15 con/ m 2, có áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, chế độ

quản lý kỹ hơn; Thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn tự chế biến cũng có thể sử dụng
thức ăn công nghiệp dạng viên, trong quá trình nuôi có dùng hóa chất để phòng trừ
dịch bệnh. Diện tích ao nuôi nhỏ từ 0,2 - 0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và có đầy
đủ trang thiết bị để chủ động trong quản lý ao. Sản lượng của mô hình này khoảng
800kg/ha/vụ (500 – 1000 kg/ha/vụ). Mô hình nuôi này đã có tác động tiêu cực nhất
định đến môi trường nuôi
1.2.2.5Nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp):
Đây là hình thức nuôi có sự đầu tư và quản lý cao: Diện tích ao nuôi từ 0,2 – 0,5 ha
cần phải đầu tư về vật chất và trang bị kỹ thuật nuôi khá hoàn thiện. Nước trước khi
đưa vào ao nuôi phải qua ao trữ lắng, nguồn nước trước khi nuôi được khử trùng để
diệt mầm bệnh và diệt tạp. Mật độ nuôi cao (30 – 40 con/m 2). Thức ăn sử dụng là công
nghiệp dạng viên khô, quá trình nuôi có dùng quạt nước, một số hóa chất và chế phẩm
sinh học. Theo hình thức nuôi này cần có chế độ quản lý tốt để khống chế điều kiện
thích hợp môi trường nước trong ao. Giống được kiểm tra nguồn bệnh trước khi nuôi,
cung cấp thức ăn trong suốt quá trình nuôi đồng thời có các biện pháp phòng trừ dịch
bệnh. Môi trường nuôi thường bị ô nhiễm vào giai đoạn cuối do chất thải của tôm sinh
ra vượt quá khả năng tự làm sạch của ao nuôi dẫn đến có các bến động bất thường khó
kiểm soát.


14

Ưu điểm: ao được xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có đầy
đủ các trang thiết bị phương tiện để quản lý và vận hành.
Nhược điểm:
-

Chi phí vận hành lớn

-


Kinh nghiệm về xử lý dịch bệnh tôm còn thấp, nếu tôm bị bệnh lây lan hàng loạt
sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế.

-

Tác động rất nhiều đến môi trường (làm suy thoái môi trường) nếu không có
biện pháp xử lý chất thải sau khi nuôi

1.2.3.1Các sinh vật trong ao
Có thể chia ra thành 2 nhóm chính: sinh vật tự dưỡng (thực vật thuỷ sinh trong đó chủ
yếu là tảo) và nhóm sinh vật dị dưỡng (vi khuẩn, bào tử nấm, động vật phù du và
nhóm virus) trong đó vi khuẩn và vi tảo có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định chất
lượng môi trường cho ao nuôi.
Thực vật phù du: là nhóm sinh vật có thể sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp
chất hữu cơ từ CO2 và nước; trong quá trình này chúng cũng cần sử dụng các chất
khoáng đặc biệt các hợp chất chứa nitơ và phốt pho đồng thời giải phóng ra oxi cung
cấp cho thuỷ vực. Đây cũng là nguồn thức ăn khá quan trong đối với tôm đặc biệt giai
đoạn tôm mới thả. Tuy nhiên, khi không có ánh sáng chúng cũng sử dụng oxi cho quá
trình hô thấp.
Tảo được chia làm 7 loại trong đó có một số ngành thường bắt gặp nhiều trong các ao
tôm là:
+ Tảo lam Cyanophyta
+ Tảo giáp Pyrrophyta
+ Tảo silic Bacillariophyta (hay tảo khuê Diatoms)
+ Tảo lục Chlorophyta
Các động vật phù du: Sử dụng thực vật phù du và vụn bã hữu cơ để sinh trưởng và
phát triển. Đây cũng là nguồn thức ăn khá quan trọng đối với tôm.



15

Các vi sinh vật: Đặc tính là sống hoại sinh phân huỷ nhanh các chất hữu cơ để tổng
hợp thành cấu trúc cơ thể đồng thời giải phóng nhiều năng lượng.
1.3

VÒNG TUẦN HOÀN VẬT CHẤT TRONG AO TÔM:

Như đã đề cập ở trên chất thải trong ao nuôi trồng thủy sản nói chung, ao nuôi tôm nói
riêng khi nuôi với mật độ cao cần phải sử dụng thức ăn công nghiệp giàu chất hữu cơ
và Protein. Khi tôm còn nhỏ lượng thức ăn đưa vào ao nuôi không nhiều hệ sinh thái
trong ao nuôi đủ khả năng điều phân hủy và hấp thụ các chất ô nhiễm phát sinh trong
khi nuôi. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối khi lượng thức ăn đưa vào ao ngày một tăng,
khả năng chuyển hóa các chất trong ao đã đến mức giới hạn, nguồn nước bắt đầu bị ô
nhiễm và như vậy việc thay nước cho ao nuôi là điều kiện bắt buộc.
Các quá trình vận chuyển vật chất trong ao nuôi bao gồm hai quá trình chính:
-

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành các hợp chất cơ mạch ngắn
hơn hoặc quá trình vô cơ hóa.
Quá trình này bao gồm tôm ăn thức ăn chuyển hóa một phần thành sinh khối của
cơ thể nhưng một phần do hoạt động và bài tiết thải ra các chất như NH 4, chất hữu
cơ theo phân, CO2....
Do phân hủy của vi sinh vật và động vật phù du trong ao

-

Quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ và ánh sáng mặt trời
Quá trình này xảy ra chủ yếu nhờ thực vật phù du chúng hấp thu các chất vô cơ đặc
biệt là N và P trong nước để chuyển hóa thành sinh khối.


Như vậy lượng N và P phát sinh trong quá trình phân hủy nhanh chóng được thực vật
phù du cố định dưới dạng sinh khối của thực vật phù du.
Hoạt động trong ao xử lý
Khi vòng vật chất trong ao nuôi không còn đủ khả năng chuyển hóa vật chất, nước
trong ao sẽ bị ô nhiễm. Nguồn nước này cần phải thay bằng nguồn nước mới có chất
lượng tốt hơn. Nguồn nước bị ô nhiễm được chuyển ra ao xử lý. Về nguyên tắc hoạt


16

động của vòng vật chất trong ao xử lý không khác nhiều so với ao nuôi. Trong ao xử
lý thực vật phù du sẽ nhanh chóng hấp thu các chất ô nhiễm, đặc biệt N và P để tạo
thành sinh khối và như vậy chất ô nhiễm dạng vô cơ nhanh chóng bị hấp thu bởi thực
vật phù du.
Các vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất
hữu cơ thành vô cơ và tạo lên sinh khối.
Các động vật ăn lọc như nhuyễn thể, cá sẽ tham gia loại bỏ chất hữu cơ dạng mùn bã
và dạng sinh khối ra khỏi nguồn nước.
Nhờ các quá trình sinh học trong ao xử lý
mà nguồn nước được làm sạch.
Mặt
trôøi

Thức ăn của
tôm
CO

O2


Mặt ao

2

Tôm

ĐV phù du và ĐV đáy

Chất
thải

O2

Muối dinh
dưỡng

Chất hữu cơ

Quá
trình
lắng
tụ

Nền đáy

Chất hữu cơ laéng
tuï

Tầng
nước

Tảo

CO
2

Cá thể chết
Quá
trình
phân
hủy

Quá
trình
lắng
tụ


17

Hình 2-1: Vai trò làm sạch môi trường và cơ sở thức ăn của tảo trong ao nuôi tôm

Mặc dù tảo là tác nhân chính trong quá trình xử lý chất ô nhiễm nuôi tôm nhưng khi
khi tảo đã phát triển đến giai đoạn nhất định chính chúng lại là nguồn ô nhiễm thứ cấp.
Vì vậy vấn đề cần giải quyết là làm giảm hàm lượng tảo dư thừa.

Hình 2-2: Quá trình chuyển hóa vật chất trong ao xử lý


18


1.2.4 Các nguồn ô nhiễm môi trường trong ao nuôi tôm
Thông thường có 2 loại hình ô nhiễm do nuôi tôm là ô nhiễm môi trường đầm nuôi và
bên ngoài đầm nuôi.
1.2.4.1Ô nhiễm bên trong ao nuôi
Đây là nguồn ô nhiễm tác động rất lớn đến tôm nuôi đặc biệt các ao nuôi tôm công
nghiệp hiện vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Các nguyên nhân gây ô nhiễm chủ
yếu là do chất thải của tôm nuôi, thức ăn dư thừa trong khi cho ăn, thực vật phù du
phát triển và tàn lụi, xác tôm chết, hoá chất tích tụ làm ô nhiễm môi trường trong ao
nuôi.
Trong nuôi tôm công nghiệp do sử dụng lượng lớn thức ăn công nghiệp từ bên ngoài
vào vì vậy chất thải phát sinh trong khi nuôi là rất lớn. Phân tôm, Amonia và CO 2 tạo
ra tỷ lệ với lượng thức ăn cho vào ao và tốc độ tăng trưởng của tôm. Ở những giai
đoạn phát triển cuối của tôm có thể ước lượng được rằng phân thải là khoảng 300g
chất khô/1kg thức ăn và bằng khoảng 1,5 kg phân ướt. Lượng ammoni bài tiết ra là
khoảng 26-30g/kg thức ăn và với khoảng khoảng 17 g N/kg do phân huỷ từ phân như
vậy từ 43-47 gN dạng Amoni được thải ra khi sử dụng 1kg thức ăn.
Chất thải từ quá trình nuôi tôm bắt nguồn từ phân tôm, thức ăn dư thừa, chất bài tiết và
xác động thực vật phù du chết trong ao gây ra. Theo nghiên cứu của Boyd (1985) cho
thấy rằng chỉ có 15-20% hàm lượng Nitơ, Phôtpho và chất hữu cơ trong thức ăn nuôi
tôm được sử dụng vào phát triển mô động vật, có tới 15% tổng lượng thức ăn hao hụt
do không ăn hết và thất thoát, và có 40 - 45% được sử dụng trong quá trình chuyển
hoá bình thường, duy trì và lột vỏ. Nitơ và photpho trong ao nuôi được sinh ra chủ yếu
từ nguồn thức ăn đưa vào trong ao. Việc cho thức ăn quá nhiều, nước không ổn định,
thức ăn dễ tan, thức ăn khó hấp thu làm tăng hàm lượng các chất chứa Nitơ, phốt pho
trong môi trường ao nuôi là những yếu tố làm phú dưỡng hóa nguồn nước. Có tới 30
– 40% lượng Nitơ trong ao có nguồn gốc từ thức ăn dư thừa, hay 63 - 78% Nitơ và 76
– 80% phốt pho khi cho tôm ăn sẽ chuyển vào môi trường.


19


Theo Lin và cộng sự, 1993 lượng thức ăn bị hòa tan khi đưa vào ao nuôi là 10%; 15 %
là dư thừa, 75% được ăn vào nhưng quá trình bài tiết trong haọt động của tôm là 50%
như vậy chất thải phát sinh trong khi nuôi sẽ là rất lớn.
Tổng khối lượng nitơ và photpho sản sinh trên 1 ha trại nuôi tôm bán thâm canh có sản
lượng 2T, tương ứng khoảng 113 kg và 43 kg. Trong hệ thống nuôi thâm canh thì khối
lượng này tăng gấp từ 7 - 31 lần. Chất ô nhiễm trong nước thải của các trại nuôi tôm
thường ở 2 dạng:
- Chất thải rắn: Chủ yếu là hợp chất hữu cơ dạng mảnh trôi lơ lửng và lắng đáy.... có
nguồn gốc từ thức ăn dư thừa, phân tôm và xác động thực vật chết.
- Chất thải lỏng: Gồm các sản phẩm trao đổi chất của sinh vật trong ao, sản phẩm của
quá trình phân huỷ các chất thải rắn và từ sự bài tiết của tôm.
Lượng các chất thải nuôi tôm thải ra môi trường phụ thuộc vào số lượng tôm trong ao,
mật độ nuôi, thành phần thức ăn đưa vào, khả năng bắt mồi và khả năng sử dụng thức
ăn của tôm trong ao. Lượng Nitrogen, Photphorus và chất rắn hữu cơ tạo ra bởi một
tấn tôm trong nuôi thâm canh thay đổi theo hệ số chuyển đổi thức ăn FRC của tôm
được dẫn ra ở bảng 1.5.
Bảng 1-5: Quan hệ giữa lượng (kg) chất thải tạo ra bởi 1 tấn tôm khi nuôi theo
hình thức thâm canh

FCR

Hợp chất hữu cơ

Nitrogen

Photphorus

1,0


500

26

13

1,5

875

56

21

2,0

1250

87

28

2,5

1625

117

38


Theo Bùi Hồng Long và cộng sự (1996) lượng thức ăn dư thừa thải ra môi trường
nước từ một lồng nuôi tôm hùm trên vịnh Văn Phong- Bến Gõi tại huyện Vạn Ninh –
Khánh Hoà như sau: Cứ một lồng nuôi tôm hùm có thể tích 100m 3, nuôi 150 con tôm


20

sau 8 tháng thu hoạch 90kg tôm. Với hệ số thức ăn lớn (2,8-3,0), từ đầu vụ đến cuối vụ
dùng hết 2.625 kg cá tạp, hiệu suất sử dụng thức ăn khoảng 70% thì một lồng tôm
Hùm thải ra biển khoảng 787kg thức ăn dư thừa. Đó là chưa tính đến lượng chất thải
ra do hoạt động trao đổi chất của tôm trong lồng.
Thành phần tính chất nước thải từ Nuôi tôm phụ thuộc rất lớn vào sản lượng nuôi hàng
năm/ đơn vị thể tích/thời gian giữ nước trong trại, độ sâu ao nuôi, chủng loại loại thức
ăn được dùng. Mức độ thải Nitrogen và Photpho ra môi trường của nuôi tôm công
nghiệp là 63–78% và 76–86 % ( John E. Bardch, 1997).
Bảng so sánh thành phần nước thải từ nuôi tôm và các loại nước thải khác
1.2.4.2Ô nhiễm bên ngoài ao nuôi
Do chất thải sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp (các loại phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu...) đặc biệt nguồn ô nhiễm từ các hoạt động nuôi tôm (nước thải sau
khi nuôi, chất thải từ nạo vét nền đáy....) không được xử lý trước khi thải đã và đang là
yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường cho các vùng nuôi tôm. Do việc quản lý
của các cơ quan chức năng, sự thiếu ý thức của người nuôi tôm, các kỹ thuật xử lý
chất thải sau khi nuôi chưa phát triển phù hợp với thực tế nên có thể nói gần như 100%
chất thải phát sinh trong quá trình nuôi tôm không được xử lý mà thường được thải
trực tiếp ra môi trường bên ngoài trong khi cơ sở hạ tầng trong các khu vực nuôi
không cho phép tách bạch nguồn nước cấp và nguồn thải. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng
nước thải từ các ao nuôi này đã được lấy làm nước cấp của các ao nuôi khu vực lân
cận. Đây là tình trạng gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nghề nuôi tôm.
Theo tính toán để có được 1 kg tôm cần 4 – 5 m3 như vậy để có sản lượng 5 tấn tôm/ha
lượng nước biển cần từ 20.000 – 25.000 m3/vụ nuôi nước biển như vậy cũng sẽ thải

vào môi trường lượng nước thải tương ứng cùng với từ 3000 – 4000 m3 bùn thải. Đây
là số lượng rất lớn nếu không được quản lý thì lượng này đủ tác động tiêu cực đến môi
trượng trong một khu vực rộng xung quanh khu vực nuôi.
1.2.4.3Các tác động đến môi trường của nước thải nuôi tôm


21

Nước thải phát sinh trong nuôi tôm công nghiệp thường mang theo một lượng lớn hợp
chất nitơ, photpho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng và rộng
dinh dưỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt
của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD,
COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên. Một
vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm tăng lắng đọng bùn ở các vùng lân
cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù.
Sự tích tụ chất hữu cơ từ đầu vụ đến cuối vụ cũng đã gây nên sự tự ô nhiễm chính
trong ao, làm ảnh hưởng tiêu cực lên con tôm do thiếu ôxy và tắc nghẽn mang tôm,
bệnh nguyên tăng lên, gây sức ép đối với ký chủ.
Những tác động của chất thải sau khi nuôi tôm gây ra chủ yếu như sau:
 Các chất trầm tích đồng nhất hơn và tăng lên về số lượng.
 Sự tăng lên của các chất hữu cơ dạng rắn và hoà tan trong nước.
 Sự tăng lên của một số vi sinh vật như vi khuẩn, protozoa hay động vật không
xương sống thích hợp với môi trường dàu hữu cơ làm môi trường nuôi hay xuất
hiện các biến động lớn.
 Sự tăng giá trị BOD và giảm hàm lượng oxi hoà tan.
 Tăng hàm lượng các chất độc đối với tôm (NH3, H2S)
 Môi trường nuôi dễ xuất hiện các biến động lớn như thực vật phù du phát triển
mạnh, sự tàn lụi nhanh của thực vật phù du, thay đổi pH trong ngày quá lớn,
tăng độc tính của các chất độc như NH3, H2S....



22

Hình 1-3 : Vòng tuần hoàn Nitơ trong ao tôm

Hình 1-4: Vòng tuần hoàn lưu huỳnh trong ao tôm
Trong nuôi tôm công nghiệp hàng loạt các hóa chất được sử dụng như các chất tăng
trưởng, kháng sinh, chất bổ dưỡng, chất khoáng, chất khử trùng, diệt khuẩn, diệt tảo ...
cũng được đưa vào trong ao nuôi. Chỉ tính riêng trong danh mục hoá chất được phép
sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản đã lên 347 loại hoá chất được phép dùng trong nuôi
trồng thuỷ sản. Những con số trên cho thấy số lượng hoá chất và kháng sinh không


23

nhỏ đã được dùng cho các trại sản xuất tôm ở Việt Nam. Đây chính là hậu quả của
thâm canh hoá nghề nuôi thuỷ sản và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho
bệnh tôm phát triển mạnh hơn. Như vậy, trong nguồn nước thải ra từ các trại tôm,
ngoài các chất thải rắn và lỏng, còn thường chứa các dư lượng hoá dược và các dư
lượng thuốc này có những tác động tiêu cực ở mức khác nhau đến môi trường.
Các hoá chất chứa Clo (Chlorine, Chloramine B … ) được dùng rất phổ biến trong các
trại sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm. Đây là chất có khả năng diệt trùng rất
mạnh, phổ diệt trùng rộng. Do vậy, ngoài diệt vi khuẩn là tác nhân gây bệnh, các
chủng vi khuẩn có lợi trong môi trường cũng có thể bị tiêu diệt do đó làm chậm đi quá
trình phân giải các chất hữu cơ gây ô nhiễm đáy ao. Khi nguồn nước có chứa Clo thải
ra môi trường, có thể làm chậm lại quá trình tự làm sạch của vùng nước.
Rất nhiều chất sát trùng (Formol, Benzalkonium Chloride, Iodine) dùng trong các đầm
đìa nuôi tôm, ngoài có thể diệt đi sinh vật gây bệnh như Protozoa, vi khuẩn, nấm và có
khả năng làm làm Phytoplankton bị tàn lụi.



24
Ma trận 1: TÁC ĐỘNG CỦA GIAI ĐỌAN CHUẨN BỊ ĐẾN MƠI TRƯỜNG NI TƠM
Nguồn gây tác động

Tác động 1
-Thay đổi cảnh quan mơi
trường.

Đào ao & cải tạo ao đìa ni

-Giảm điện tích rừng ngập mặn
-Nước bùn thải.
-Thay đổi tính chất hóa, lý của
nước.
-Thay đổi kết cấu của đất khi
xây trại tập trung lớn.

Tác động 2
-Anh hưởng đến phát
triển du lịch sinh thái.
-Thay đổi mơi trường
sống của một số lồi tự
nhiên.
-Giảm chất năng phòng
hộ bão, xói mòn.
-Giảm chức năng điều
tiết khí hậu.
-Giảm chức năng xử lý
chất ơ nhiễm ở vùng bờ


Giai đoạn
chuẩn bị

Chuẩn bị
nước ni

-Nước bị thay đổi tính chất hóa
lý khi thêm hóa chất vào.
-Nước thải ra mơi trường khi
chưa được xử ly.
-Bùn thải kênh, mương, rãnh.

-Anh hưởng đến các giá
trị an ninh quốc phòng
khi mất rừng ngập mặn.
-Ơ nhiễm mơi trường
nước.
-Ơ nhiễm mơi trường
đất.

Chuẩn

giống
nuôi

-Ô nhiễm môi trường
từ sản xuất giống
nuôi (các giai đoạn
như

nuôi
tôm
->
trưởng thành).

-Ơ nhiễm khơng khí,
gây mùi hơi thối.
-Nguồn lây lan dịch
bệnh.

-Góp phần thay đổi
chất lượng mơi trường
-Môi trường không khí
Ma trận 2: TÁC ĐỘNG CỦA GIAI ĐOẠN
TƠMtrình
ĐẾN MƠI
TRƯỜNG sống xung quanh.
từNI
quá
vận
chuyển giống.

Tác động 3
-Ảnh hưởng đến lợi
ích kinh tế từ du
lịch.
-Anh hưởng đến độ
đa dạng sinh học
trong khu vực.
-Ảnh hưởng đến khí

hậu cục bộ của Cần
Giờ và khu vực
thành phố Hồ Chí
Minh.
-Thay
đổi
chất
lượng cuộc sống con
người, giảm thu
nhập của người
dânkhi gây ra hiện
tượng tơm chết hàng
loạt do ơ nhiễm.
-Ảnh hưởng đến lợi
ích nghiên cứu khoa
học, học tập.
-Mất đất và mất
rừng ngập mặn
trong tương lai.
-Anh hưởng đến giá
trị chưa sử dụng cho
tương lai.


25
Ngun gõy tỏc ng

Tỏc ng 1
-ễ nhim nc do lng
thc n d tha.


Thửực
aờn vaứ
cheỏ ủoọ
aờn
Giai
nuụi

on

Cp nc v
thay nc

-ễ nhim t quỏ trỡnh sn
xut thc n cho tụm (Hot
ng ny nh mt ngun
riờng cn phi ỏnh giỏ khi
sn xut)
ễ nhim mụi
trng nc
-Thc n d tha.
-Ch phm sinh hc cũn d
lng trong nc, t gõy ụ
nhim vi sinh vt.

Sinh trng
ca tụm

-ễ nhim t sn xut thuc
khỏng sinh, ch phm sinh hc

(Hot ng ny cú tỏc ng n
mụi trng nh l mt ngun
riờng cn phi ỏnh giỏ).

Tỏc ng 2
-Nc
b
nhim thi
mụi trng.

Tỏc ng 3

ra

-Mt lot cỏc
hot ng t sn
xut thc n cho
tụm, sn xut ch
phm sinh hc,
thuc khỏng sinh
cho tụm, tỏc
ng vo mụi
trng nc, t,
khụng khớ.
-Ngun lõy lan
dch bnh.
-Suy gim cht
lng nc mt
ca vựng.
-Mụi trng t

b thay i, ụ
nhim.
-Bựn thi.

-Lõy lan dch bnh
gõy cht tụm hng
lot nh hng n
thu nhp, i sng
ngi dõn, n
phỏt trin kinh t
xó hi.
-nh hng n
cnh quan thm
m ca khu du lch
sinh thỏi Cn Gi.
-Mụi trng vn
húa b tỏc ng.
-Tỏc ng n
kinh t khi tn chi
phớ x lý ụ nhim.
-Mt cỏc giỏ tr
cha s dng v
giỏ tr phi vt cht
dnh cho tng lai.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×