Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 164 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƢƠNG THỊ HẢI YẾN

TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số

: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Võ Khánh Vinh

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố trong công
trình nghiên cứu nào trước đó. Các thông tin trích dẫn trong luận án được trích
dẫn đầy đủ, chính xác từ các sách, báo, tạp chí.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận án

Dƣơng Thị Hải Yến




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN .............................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 11
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu .............................................................. 18
1.4. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu ....................................................... 19
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI LẠM
DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ................................................. 22
2.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản ............................................................................................................... 22
2.2. Các dấu hiệu định khungcủa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ................ 38
2.3. Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với một số tội danh
khác ........................................................................................................................ 44
2.4. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản ............................................................................................................................ 50
2.5. Một số vấn đề lý luận vềđịnh tội danh và quyết định hình phạt trong pháp
luật hình sựvề tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản....................................... 59
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 87
3.1. Thực tiễn định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................... 88
3.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ................................................................ 116



Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT
VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ........................ 123
4.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự ........................................................... 123
4.2. Tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng pháp luật ........................................ 128
4.3. Nâng cao năng lực của cán bộ bảo vệ pháp luật .............................................. 142
4.4. Các giải pháp khác .......................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ....................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 154


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BLHS - Bộ luật Hình sự
BLTTHS - Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT TP – Cơ quan điều tra tội phạm
LDTNCĐTS – Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
TAND – Tòa án nhân dân
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTXH: Trật tự xã hội
VKSND – Viện Kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, song cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đấu tranh phòng,
chống tội phạm là nhiệm vụ thường xuyên được đặt ra đối với Nhà nước và toàn xã
hội. Bộ luật Hình sự ra đời, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (LDTNCĐTS) là tội phạm truyền
thống, phổ biến trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi
nền kinh tế phát triển đã xuất hiện nhiều mặt tiêu cực, trong đó có các vấn đề liên
quan đến xâm phạm sở hữu đã kéo theo nhũng hệ luỵ cho đầu tư sản xuất, cho nền
kinh tế và cho chính người sở hữu. Tình trạng cho vay vốn với lãi xuất cao do
người dân tự huy động, không có sự đảm bảo của pháp luật vẫn diễn ra phức tạp, đã
xảy ra nhiều vụ vỡ nợ, mất khả năng thanh toán và có dấu hiệu cấu thành tội
LDTNCĐTS. Bên cạnh đó, những sơ hở, thiếu sót trong quản lý Nhà nước về hụi,
họ, phường, dịch vụ cầm đồ, dịch vụ cho thuê ôtô, xe máy và thói quen chỉ dựa vào
tình cảm, niềm tin để

vay, mượn, cho thuê tài sản đã làm cho tội phạm

LDTNCĐTS tăng cao.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, từ
năm 2009 đến 2015 trên cả nước xảy ra 2.995 vụ án LDTNCĐTS thuộc thẩm
quyền điều tra của lực lượng cảnh sát, gây ra thiệt hại cho Nhà nước và cá nhân
trên 1.456.8 tỉ đồng và hàng năm có xu hướng gia tăng về số vụ và tính chất
nghiêm trọng. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2015, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
xảy ra 30.344 vụ án xâm phạm sở hữu. Cụ thể, năm 2011 xảy ra 6057 vụ, năm
2012 xảy ra 6098 vụ, năm 2013 xảy ra 6138 vụ, năm 2014 xảy ra 6301 vụ, năm
2015 xảy ra 5750 vụ.
Qua thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, loại tội
phạm về xâm phạm sở hữu đang diễn biến phức tạp. Nghiên cứu các bản án từ thực

1


tiễn xét xử của Toà án hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) cho thấy còn một số tồn tại,

bất cập trong quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật
Hình sự (BLHS).Trong đó vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt là hai nội
dung chính, có ý nghĩa quan trọng trong việc xét xử đối với loại tội phạm này trong
thực tiễn.
Nhằm góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm
nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng trong tình hình
mới và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại, bất cập trong quá
trình áp dụng pháp luật… Do đó, tác giả chọn đề tài “Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định pháp lý về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua nghiên cứu các bản án đã được định tội
danh và quyết định hình phạt của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, với tội
phạm này từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện những quy định về
tội danh này trong Bộ luật Hình sự.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án đưa ra các vấn đề cần
nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tội LDTMCĐTS theo pháp luật hình sự
Việt Nam như khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, phân biệt các tội phạm về xâm
phạm sở hữu. Khái quát lịch sử lập pháp về tội LDTNCĐTS ở Việt Nam.
- Đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng áp dụng quy định của pháp
luật trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt về tội LDTNCĐTS trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng 10 năm (2006 - 2016).

2



- Luận án đưa ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong thực tiễn khi áp
dụng pháp luật đối với tội LDTNCĐTS. Qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội LDTNCĐTS ở
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, quy định của
pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội LDTNCĐTS
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận án là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo
chuyên ngành Luật hình sự từ thực tiễn xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
Về Nội dung:
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, những quy định pháp lý về tội
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng kết thực tiễn định tội danh và quyết
định hình phạt đối với tội phạm này từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn
thiện những quy định về tội danh này trong BLHS năm 1999 và một số vấn đề về
tội LDTNCĐTS tại Điều 175 BLHS năm 2015.
Tác giả tập trung tiến hành đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng việc áp
dụng pháp luật hình sự về tội LDTNCĐTS xem xét 2 cấp của Toà án là cấp sơ
thẩm và phúc thẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Việc áp dụng pháp luật không chỉ có định tội danh và quyết định hình phạt,
nhưng tác giả chỉ xem xét định tội danh và quyết định hình phạt trong xét xử tội
LDTNCĐTS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để từ đó phát hiện những vấn đề
còn tồn tại, đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể cho việc áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về tội LDTNCĐTS.
Về không gian, thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp

luật hình sự, việc áp dụng tội LDTNCĐTS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ

3


2006-2016. Cụ thể từ khi Luật hình sự 1999, (sửa đổi 2009) có hiệu lực đến khi
Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như lý luận
về luật hình sự và tội phạm học. Các chính sách, pháp luật của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước về pháp luật hình sự, cụ thể là về việc đấu tranh phòng ngừa tội
LDTNCĐTS.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp lôgíc lịch sử cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu,
đọc và tìm hiểu về lịch sử của vấn đề nghiên cứu; nghiên cứu một cách có hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, Nghị định, các chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành có liên quan về các vấn đề tội
LDTNCĐTS (Chương 1, 2).
- Phương pháp khảo sát, thống kê gần 500 vụ án được xét xử trong thời gian
từ 2006 đến 2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; thông qua các Báo cáo tổng
kết của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Nghiên cứu hồ sơ vụ án
LDTNCĐTS ở Cơ quan lưu trữ tại Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình, nghiên cứu các vụ án tiêu biểu trong số
các bản án đã được Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử, trong đó có sự
lựa chọn các vụ án phân tích theo mức độ, tính chất, số người bị xét xử trên địa bàn
các quận, huyện. Tỷ lệ vụ án xảy ra đa phần là ở các địa phương có nền sản xuất,

kinh tế phát triển hơn.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích các vụ án
để có đánh giá chung về tình hình, mức độ và thực tiễn xét sử, định tội danh và
quyết định hình phạt tội LDTNCĐTS (Chương 2, 3) để từ đó rút ra những ưu điểm,

4


hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp
(Chương 4).
- Phương pháp hệ thống hoá được sử dụng nhằm trình bày luận án theo một bố
cục, trình tự các vấn đề một cách hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết về nội dung và hình
thức; có sự kế thừa và phát triển về quá trình định tội danh và quyết định hình phạt.
5. Những điểm mới của luận án
Đây là công trình khoa học ở cấp độ tiến sỹ tiếp cận một cách toàn diện và có hệ
thống về tội LDTNCĐTS. Đề tài nghiên cứu đóng góp những điểm mới như sau:
- Khái quát hóa các quan điểm về tội LDTNCĐTS.
- Làm sáng tỏ những điểm còn hạn chế, bất cập chưa được phù hợp với thực
tiễn khi áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Nêu ra những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định của
luật hình sự đối với tộiLDTNCĐTS, đồng thời chỉ ra những hạn chế thiếu xót chưa
phù hợp trong quy định của pháp luật đối với những vướng mắc đó.
- Đề xuất, kiến nghị một số vấn đề còn hạn chế để hoàn thiện quy định của
luật hình sự Việt Nam đối với tội LDTNCĐTS và xây dựng khái quát mô hình lý
luận đối với nhóm tội này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và pháp lý về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, công trình này có thể được sử dụng

làm tài liệu tham khảo trong các trường đại học, học viện đào tạo chuyên về luật.
Bên cạnh đó luận án cũng đánh giá và chỉ ra một số vướng mắc, bất cập
khi áp dụng pháp luật để từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các
quy định của pháp luật. Luận án cũng cung cấp thông tin hữu ích cho việc
nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có giá trị trong
việc nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện Bộ luật Hình sự hiện hành.

5


6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng để thống nhất về nhận
thức các quy định của pháp luật về tội LDTNCĐTS góp phần khắc phục những hạn
chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, qua đó giúp nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận án
được kết cấu thành 4 Chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản
Chương 3: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật hình sự về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

6



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Vấn đề về LDTNCĐTS cho đến nay đã có không ít các công trình khoa học,
các bài viết đề cập và nghiên cứu về vấn đề này. Mỗi công trình nghiên cứu đều đề
cập dưới một góc độ nhất định và đều có ý nghĩa đóng góp vào quá trình nghiên
cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói
riêng, đồng thời góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa
tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Theo Báo cáo của Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI), phát hành tháng
9/2011 thì tội phạm xâm phạm sở hữu được các nước gọi là “Property crime”- (các
tội xâm phạm tài sản). Theo định nghĩa của FBI thì, Tội phạm xâm phạm sở hữu
bao gồm các cấp độ. Ở cấp độ 1 là các tội phạm về đột nhập, trộm cắp, trộm ôtô,
phóng hoả; Cấp độ 2 là các tội bao gồm: Hối lộ, làm hàng giả, giả mạo giấy tờ,
tống tiền, tham ô, phá hoại tài sản công và lừa đảo.Trong nghiên cứu này, FBI đã
đưa ra định nghĩa về tội xâm phạm sử hữu, nhưng cụ thể trong đó chưa có tội
LDTNCĐTS. Ở cấp độ 1, là các tội phạm thuộc vào nhóm xâm phạm sở hữu tài
sản, nhưng ở cấp độ 2 thì khái niệm mở rộng hơn ra với cả tội hối lộ, làm hàng giả,
giả mạo giấy tờ, tống tiền, tham ô, phá hoại tài sản. Ở cấp độ 2, chỉ có tội lừa đảo là
giống với quy định của BLHS Việt Nam. Và báo cáo này, chưa nêu lên được định
nghĩa về tội xâm phạm sở hữu.
Theo Viện nghiên cứu Tội phạm học quốc gia của Australia định nghĩa: “Tội
phạm xâm phạm tài sản là một trong những tội phạm phổ biến nhất tại Australia,
liên quan tới việc phá hoại hoặc làm hư hỏng nhà cửa, công xưởng và đất đai cũng
như các tội về đánh cắp ôtô và trộm cắp đột nhập nhà”.Như vậy, các khái niệm nêu
trên đã góp phần làm rõ nội hàm và những bộ phận hợp thành của hành vi xâm
phạm sở hữu, có thể thấy những nét tương đồng trong tiếp cận, khái quát vấn đề

7



của những quan điểm đề cập.Tuy đã đưa ra định nghĩa về tội xâm phạm sở hữu,
nhưng trong tội xâm phạm sử hữu trên mới chỉ đưa ra các tội trộm cắp, phá hoại tài
sản mà chưa đưa ra hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
Chuyên khảo “Tội phạm xâm phạm tài sản” (Crime ofpropertyinfringement)
của tác giả Jacques Parry, nhà xuất bản Waterlow, London 1989. Tác giả Jacques
Parry đã đưa ra một số vụ án đã xảy ra và phân tích một số tội phạm liên quan đến
sở hữu và tài sản theo luật hình sự Vương quốc Anh.Trong đó, các tài sản này
thuộc phạm vi quản lý hoặc không thuộc phạm vi quản lý của người phạm tội và tài
sản bị xâm phạm sở hữu dưới các hình thức sử dụng các mánh khoé để lừa gạt hoặc
đe doạ trong các giao dịch. Tác giả dành hai chương phân tích giải quyết các vấn đề
liên quan đến xâm phạm sở hữu thông qua thủ đoạn lừa gạt, đe doạ, trong đó có
nhấn mạnh đến thủ đoạn lừa gạt tài sản. Chuyên khảo chủ yếu mới đề cập đến vấn
đề lừa gạt tài sản, cụ thể là vấn đề lừa đảo, chưa có những nội dung về tội lạm dụng
tín nhiệm để lừa gạt tài sản [70].
Tác giả Stijin Van Deale. Organnised property crimes in Belgium: the case
of the “itierant crime groups”, Global Crime, Vol 0, No. 3. 241- 247, Ghent
University, Belgium, August 2008 (Stijin Van Deale, Tội phạm xâm phạm sở hữu
có tổ chức tại Bỉ: Trường hợp “Các băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động”, Tạp
chí Tội phạm toàn cầu, Tập 9, số 3 trang 241-247, Đại học Ghent, Bỉ, 2008). Bài
viết phân tích về hiện tượng các băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động đang
được các cơ quan thực thi pháp luật tại Bỉ và các nước Tây Âu chú ý trong thời
gian gần đây. Mối quan tâm này bắt nguồn từ sự nhận thức nhiều hơn về tình trạng
tội phạm xâm phạm sở hữu gia tăng trong xã hội và dẫn đến nhiều quan điểm
nghiên cứu trên các phương diện: tội phạm học, chính sách phòng chống tội phạm.
Trong nghiên cứu đề cập cụ thể đến tội cướp giật, cưỡng đoạt tài sản trong các tội
xâm phạm sở hữu, nhưng trong đó chưa đề cập đến hành vi lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản [72].
Chuyên khảo “Property crime in townhouse developments: An assess of

physical design and crime rate” - (Tội xâm phạm sở hữu trong phát triển nhà ở đô

8


thị: Đánh giá về thiết kế tự nhiên và tỷ lệ tội phạm) của tác giả Sandro Basennese,
Đại học Guelph, Canada 1999. Chuyên khảo đã đánh giá mối quan hệ giữa các thiết
kế tự nhiên ở khu nhà đô thị với tình hình tội phạm liên quan đến xâm phạm tài sản
tại Waterloo (Canada) để minh chứng cho giả thuyết về sự tác động của không gian
đô thị, với các thiết kế tự nhiên thấp thì nguy cơ các loại tài sản bị xâm phạm sở
hữu nhiều hơn, nhưng nghiên cứu này chủ yếu đánh giá đến các tội phạm liên quan
đến chiếm đoạt tài sản như trộm cắp, đột nhập nhà ở, không có nhiều liên quan đến
tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. [73]
Chuyên khảo“Investigation and Prevention of financial Crime: Knowledge
Management, Intelligencestrategy and Executive Leadership” (phòng ngừa và điều
tra tội phạm tài chính, kiến thức quản lý, chiến lược thu thập thông tin và lãnh đạo)
của tác giả Peter Gottschalk, Nhà xuất bản Ashgate Publishing Ltd, Hoa Kỳ 2010.
Chuyên khảo tập trung vào các loại tội phạm kinh tế: lừa đảo, trộm cắp, đầu cơ,
tham nhũng. Tác giả đi sâu vào việc làm rõ tội phạm có tổ chức, tội phạm qua
mạng iternet, tham nhũng và đề ra các giải pháp sử dụng thông tin cũng như công
tác quản lý, điều hành trong quá trình điều tra. Chuyên khảo chủ yếu để phục vụ
cho đối tượng là cảnh sát, nhân viênan ninh mạng, nhân viên quản lý rủi ro trong
ngân hàng. Trong chuyên khảo tập trung chủ yếu vào nghiên cứu việc sử dụng công
nghệ vào để chiếm đoạt tài sản, chủ yếu là lừa đảo, đầu cơ… nên không nghiên cứu
về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản nhưng tác giả đã cho bạn đọc một
cách tiếp cận, quản lý và tiến hành điều tra đối với một số tội xâm phạm sở hữu đã
nêu ở trên. [76].
Công trình: “DNA and Property Crime Scene Investigation: Forensic
Evidence and Law Enforcement” của tác giả David A. Makin, nhà xuất bản:
Ruotledge; xuất bản lần đầu năm 2014. Tác giả đã đưa vấn đề Điều tra về hiện

trường và chứng cứ. Trong nội dung cuốn sách xem xét các kinh nghiệm của các
nhân viên tuần tra, chỉ huy nhân viên, thám tử và các nhà lãnh đạo khi họ tìm kiếm
các bằng chứng pháp y trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ tội phạm về tài
sản. Điều tra hiện trường về tội phạm bằng DNA và tài sản xem xét tình trạng hiện

9


tại của công nghệ pháp y, và sử dụng các cuộc phỏng vấn với cảnh sát, nhân viên
chỉ huy, kỹ thuật viên pháp lý và công tố viên, làm sáng tỏ những người đang làm
công việc điều tra pháp y. Nó khám phá cách thức đào tạo tốt hơn có thể làm giảm
tình trạng quá tải trong việc xử lý chứng cứ pháp y và ngăn ngừa những sai sót
quan trọng. Kết luận với quan điểm của một cảnh sát trưởng về phương pháp tiếp
cận, DNA và Điều tra tội phạm tài sản cung cấp cái nhìn sâu sắc về một cách tiếp
cận mới và quan trọng đối với việc điều tra hiện trường tội phạm. [74]
Công trình “Cultural Property Crime: An Overviwe and Analysis and
Analysis on Contempoary Perspectives and Trends” của các tác giả Joris D. Marc
Balcells, nhà xuất bản: Brill Academic Pub (16/10/2014)…Trong tội phạm về tài
sản văn hoá (Cultural Property Crime), các chuyên gia trong lĩnh vực tội phạm học,
luật nghệ thuật, nghiên cứu di sản, thực thi pháp luật, tâm lý pháp y, khảo cổ học,
lịch sử nghệ thuật và báo chí cung cấp những quan điểm đa ngành về khái niệm tội
phạm về tài sản văn hoá hiện nay, bao gồm tội phạm nghệ thuật. Ngoài ra, công
trình đề cập đến sự phát triển quốc tế, luật pháp và thực tiễn về việc hình sự hóa các
hành động chống lại tài sản văn hoá ngày càng tăng trong thời điểm xung đột.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến tình trạng thay đổi và sự thẩm định bất thường về tài
sản văn hoá như là đối tượng của các tội phạm nghệ thuật. Cuốn sách bao gồm
nhiều chủ đề như giả mạo, tội phạm cổ trắng, cướp bóc khảo cổ và ảnh hưởng của
chiến tranh đối với di sản văn hoá. Các tác giả đã tiếp cận trên việc tổng hợp tri
thức đa ngành từ lĩnh vực tội phạm học, luật nghệ thuật, nghiên cứu di sản, thực thi
pháp luật, tâm lý pháp y, khảo cổ học, lịch sử nghệ thuật và báo chí để xem xét về

tội phạm xâm phạm tài sản trong văn hoá (các tác phẩm nghệ thuật, khâu thẩm
định, sự thay đổi bất thường về giá trị…) [75].
Từ các nghiên cứu trên, tác giả bước đầu đưa ra một số kết luận:
Tội xâm phạm sở hữu là loại tội phạm phổ biến trong đấu tranh phòng chống
tội phạm các nước.Có nhiều công trình khoa học đề cập đến từ lĩnh vực nghiên cứu,
điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, theo tiếp cận của tác giả,các công trình này hầu
như mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng của việc điều tra, truy tố,

10


xét xử tội phạm xâm phạm sở hữu. Những công trình mà tác giả tiếp cận được mới
chỉ đề cập đến tội phạm sở hữu nói chung mà chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các nghiên cứu trên chỉ đề cập chung về
tội phạm sở hữu mà thôi.
Các công trình nêu trên đã tiếp cận những vấn đề liên quan đến đặc điểm,
phương thức, thủ đoạn phạm tội xâm phạm sở hữu nói chung. Các nghiên cứu cũng
đã đưa các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.Nhưng chủ yếu các tác giả lại tiếp cận
ở góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, ít đề cập về vấn đề lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản nên ít có giá trị về phương pháp luận và hướng giải quyết
có liên quan đến đề tài này. Tuy vậy, việc tiếp thu, kế thừa, chắt lọc những yếu tố
phù hợp trong nghiên cứu đề tài và sự phù hợp vào điều kiện thực tế của Việt Nam
cũng như ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Do không có sự tương thích về quy định nội dung các tội danh trong pháp
luật hình sự của các quốc gia trên thế giới, vì vậy chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào ở nước ngoài mà tác giả tiếp cận theo hướng nghiên cứu các vụ án đã
được xét xử.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các nội dung
thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu

mà tác giả sẽ tiếp thu để làm rõ những nội dung trong luận án của mình, cụ thể:
Nhóm các công trình giáo trình, sách chuyên khảo như:
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự; Võ Khánh Vinh (Ch.b),
Phạm Hồng Hải, Hồ Trọng Ngũ: Nxb: Công an nhân dân; H: 2004. Trong đó các
tác giả bình luận về nội dung của từng điều luật và những điều luật mới được bổ
sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự đã được sửa đổi năm 2003 gồm: những quy
định chung, khởi tố, điều tra vụ án hình sự và quyết định việc truy tố, xét xử sơ
thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành bản án và quyết định của Toà án, xét lạ i bản án
và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, pháp luật đặc biệt và hợp tác quốc tế.

11


Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (Thực hiện từ 01/7/2016),
Cao Thị Oanh, Lê Đăng Doanh (Ch.b); Nxb: Lao động, H: 2016. Cuốn sách ra đời
với mục đích giải thích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự, nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn. Bình luận khoa học mang tính
chuyên sâu các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 là tài liệu bổ ích, thiết thực
cho những người thực thi pháp luật và giảng dạy, nghiên cứu. Trong phần Các tội
xâm phạm sở hữu đã nêu vấn đề đã nêu lên một số vấn đề chung và các tội phạm cụ
thể, trong đó có Điều 175, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, với các dấu
hiệu pháp lý và khung hình phạt.
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999, t2, q1; Phần các tội
phạm cụ thể: Từ điều 78 đến điều 201; Uông Chu Lưu (Ch.b), Trần Đình Nhã, Võ
Khánh Vinh; Nxb: CTQG; H: 2003. Tác giả giới thiệu Bộ luật Hình sự Quốc hội
khoá X thông qua các tội xâm phạm anh ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công
dân, xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về
môi trường, ma tuý. Trong đó làm rõ các tội phạm cụ thể từ Điều 78 đến Điều
201.Trong Điều 140 BLHS năm 1999, các tác giả đi sâu vào làm rõ 5 khoản trong

điều luật.
Giáo trình sau đại học; Phần các tội phạm; Võ Khánh Vinh (Ch.b); Nxb:
Khoa học xã hội; H: 2014. Giáo trình trình bày khái niệm, đối tượng và hệ thống
các tội phạm của luật hình sự Việt Nam. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; xâm phạm quyền
tự do dân chủ của công dân,... Các tội phạm về môi trường, ma tuý, chức vụ, hoạt
động tư pháp...
Lý luận chung về định tội danh, Giáo trình sau đại học; Võ Khánh Vinh;
Nxb: Công an nhân dân; H: 2014. Giáo trình nêu các khái niệm, ý nghĩa, cơ sở
phương pháp luận và cơ sở pháp lý của định tội danh.Các giai đoạn của quá trình
định tội danh. Định tội danh theo các yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi tội phạm
chưa hoàn thành, trong trường hợp đồng phạm và trong trường hợp có nhiều tội

12


phạm. Cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự và định tội danh, những vấn đề về
thay đổi định tội danh.Cuốn sách đã nêu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về định
tội danh, nhưng còn chủ yếu là lý thuyết chung, chưa có những nội dung cụ thể của
phần các tội phạm, trong đó có tội LDTNCĐTS.
Cung cấp những vấn đề thực tiễn xét xử của Toà án trong những năm qua.
Bình luận các vụ án đã được xét xử, kiến nghị một số nội dung cần sửa đổi bổ sung
cho Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để phù hợp với thực tiễn. Đinh Văn
Quế; Nxb: Đà Nẵng; Đà Nẵng 1999. Trong đó, tác giả đã đưa ra những vấn đề
trong thực tiễn xét xử, lấy đó là căn cứ để bình luận các vụ án đã được xét xử. Từ
thực tiễn xét xử, những vấn đề nảy sinh được tác giả bình luận, đánh giá các vụ án,
trong đó, phần đánh giá về tội xâm phạm sở hữu chưa nhiều.Điểm nhấn của cuốn
sách là tác giả đã đưa ra kiến nghị cho một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho Bộ
luật Hình sự để phù hợp với thực tiễn.
Kỹ năng xét xử vụ án hình sự. Nguyễn Văn Huyên (ch.b.), Trần Văn Độ,

Đinh Văn Quế…; Nxb: Thống kê, H: 2006. Trong cuốn sách, các tác giả nêu khái
niệm định tội danh, cơ sở pháp lý của việc định tội danh. Định tội theo các yếu tố
của cấu thành tội phạm. Quyết định hình phạt.Những nguyên tắc cơ bản của luật
tố tụng hình sự Việt Nam.Kỹ năng xét xử một số loại tội phạm cụ thể, trong đó
có tội LDTNCĐTS.Ngoài phần lý luận chung, công trình đi sâu vào hướng dẫn
các kỹ năng xét sử các vụ án hình sự. Trong đó, có tội phạm xâm phạm sở hữu,
từ việc xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm, việc định tội danh và quyết định
hình phạt khi xét xử các vụ án hình sự nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu
nói riêng. Công trình còn đang nặng về lý luận, chưa đưa ra nhiều ví dụ cụ thể
cho quá trình xét xử vụ án hình sự và chưa có nhiều quan điểm, ý kiến trong vụ
án cụ thể. Nội dung phần các tội xâm phạm sở hữu, nhất là tội LDTNCĐTS
chưa phong phú.
Tập bài giảng: Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, phần kỹ năng giải
quyết vụ án hình sự của Học viện Toà án, do tập thể tác giả: Trần Văn Độ, Nguyễn
Trí Tuệ, Mai Văn Bộ… biên soạn. Tập bài giảng gồm hai phân là Phần kỹ năng

13


chung giải quyết các vụ án hình sự và phần chuyên sâu, gồm 18 bài giảng gồm các
kỹ năng từ thụ lý vụ án, định tội danh và quyết định hình phạt... Công trình chủ yếu
để trang bị cho thẩm phán nên phần chuyên sâu khá phong phú về nội dung từ việc
thụ lý vụ án, định tội danh và quyết định hình phạt được chỉ dẫn trong các nội dung
cụ thể về các loại tội phạm.
Sách chuyên khảo: Các tội xâm phạm sở hữu của tác giả Nguyễn Ngọc Hoà,
Hà Nội (1991) đã nêu ra và giải quyết một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với
các tội xâm phạm sở hữu như đã làm rõ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của hành
vi chiếm đoạt tài sản và phân biệt nó với hành vi đặc trưng của các tội xâm phạm
sở hữu khác theo căn cứ của BLHS năm 1985. Đời sống xã hội luôn có sự phát
triển, trong đó có pháp luật cũng sẽ thay đổi theo sự phát triển đó. Tuy nhiên, đây

cũng là tài liệu quan trọng để tác giả nghiên cứu và thấy được sự thay đổi về lý luận
và thực tiễn của các tội xâm phạm sở hữu.
Sách chuyên khảo: Các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 (bổ
sung, sửa đổi năm 2009) của Mai Văn Bộ, Nxb: CTQG, Hà Nội (2010), đã tiếp cận
và làm rõ những vấn đề về quyền sở hữu tài sản và các tội xâm phạm sở hữu. Trong
đó, tác giả đã làm rõ khái niệm về tài sản, khái niệm các tội xâm phạm sở hữu, các
yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể, Chương II, Chương III tác giả đã các tội phạm
xâm phạm sở hữu và một số vấn đề thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về các
tội xâm phạm sở hữu. Trong đó, ở nội dung về tội phạm LDTNCĐTS, tác giả mới
nêu khái quát một số vấn đề lý luận và hình phạt trong Điều 140 BLHS.
Sách chuyên khảo: Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự của một số nước
Asean của Phạm Văn Lợi, Nxb Tư pháp, Hà Nội (2010). Tác giả cuốn sách đã tập
trung nghiên cứu, phân tích pháp luật của 5 quốc gia trong khu vực: Thái Lan,
Malaisia, Philippines, Indonesia và Singapore để từ đó đưa ra những kiến giải
chung về pháp luật hình sự các quốc gia này. Tác giả cũng đã tiến hành so sánh
những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung, hình thức, kỹ thuật lập pháp
trong các BLHS các nước. Qua đó, tác giả đưa ra những nhận xét và kiến nghị liên
quan đến nguồn của pháp luật hình sự, về một số tội phạm cụ thể và lưu ý những

14


nội dung, những điểm mà pháp luật hình sự Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng.
Luận án có thể tiếp cận với cách phân tích, đánh giá của tác giả để đưa ra các kiến
nghị, giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, cụ thể về vấn đề định tội danh và quyết
định hình phạt.
Cẩm nang pháp luật và nghiệp vụ dành cho hội thẩm trong xét xử các vụ án
hình sự; Vũ Hoài Nam (Ch.b), Lê Ngọc Thạch; Nxb: Tư pháp; H: 2005. Cuốn sách
trình bày vị trí, vai trò, quyền hạn của hội thẩm và những vấn đề cơ bản cần quan
tâm khi xét xử các vụ án hình sự. Phân tích kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và kỹ năng

tham gia xét xử tại phiên toà của hội thẩm khi tham gia xét xử các vụ án hình sự.
Kỹ năng tham gia xét xử các loại tội phạm cụ thể như: tội xâm phạm an ninh quốc
gia; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội
xâm phạm quyền tự do, dân chủ công dân, LDTNCĐTS...
Một số vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự và những tình huống trong thực tiễn;
Nguyễn Minh Đức (Ch.b), Khổng Hà, Trần Văn Đượm; Nxb: CTQG; H: 2002. Trong
sách giới thiệu một số vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự và các tình huống thực tiễn
xét xử ở Việt Nam. Nguyên tắc hiệu lực của Bộ luật Hình sự 1999, tội phạm và những
trường hợp không phải là tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự và hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam.
Hỏi đáp về các thủ tục điều tra - truy tố - xét xử vụ án hình sự; Võ Hưng
Thanh; Nxb: Tp Hồ Chí Minh; Tp Hồ Chí Minh: 2002. Cuốn sách viết dưới dạng
hỏi đáp điều tra truy tố, xét xử vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, xét lại bản án; Sự thi
hành bản án và quyết định của toà án; Các vấn đề về biên bản, thời hạn, án phí, việc
tạm giữ, tạm giam, khám xét, làm chứng, những người tham gia tố tụng; Nguyên
đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành: Câu hỏi, tình huống thực tiễn và gợi ý
trả lời; Đỗ Đức Hồng Hà (Ch.b); Nxb: Hồng Đức; Thanh Hoá: 2012. Gồm những
câu hỏi, tình huống thực tiễn và gợi ý trả lời các kiến thức cơ bản của luật hình sự
về thời điểm phát sinh tội phạm, về xác định tội danh, khung hình phạt, giai đoạn
phạm tội, đồng phạm.

15


Một số quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự; Đức Hiển (BS); Nxb:
Tư pháp; H: 2011. Gồm các Thông tư, Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Bộ luật
Hình sự, quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất,
mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo, hành vi

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quản lý lâm sản, xuất khẩu lao động, hành vi xâm
phạm chế độ hôn nhân gia đình...
Vũ Nguyên: Chỉ dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự: Được sửa đổi, bổ xung năm
2009, Nxb: Tư pháp; H:2011; Nghị quyết số 33/2009/NĐ- QH12 ngày 19 tháng 6
năm 2009; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm
2009: Phần chung/ Nguyễn Đức Mai (ch.b.), Đỗ Thị Ngọc Tuyết. - Nxb: Chính trị
Quốc gia, 2012; Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam/ Trần Minh Hưởng (ch.b.),
Nguyễn Đức Phúc, Lê Trung Kiên.... - Nxb: Hồng Đức; Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự: Đã được sửa đổi, bổ sung 2011; Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009. - Nxb: Chính trị Quốc gia, 2015; Giáo trình luật hình sự: Dùng
cho đào tạo cao học, chuyên ngành tội phạm học và điều tra tội phạm, Trịnh Văn
Thanh (ch.b). - Nxb: Công an nhân dân, 2015;
Nhóm các công trình khoa học, các tạp chí
Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003 “Tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm,
trốn thuế trong các Công ty trách nhiệm hữu hạn” Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến
Lực, đã nêu bật lên được tình hình tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản và tội phạm trốn thuế xảy ra tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn từ
1991 đến 2001. Qua đó, đề tài đã đưa ta được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm và
trốn thuế.
Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản qua một vụ án; Hoàng Quảng Lực; Tạp chí Toà án Nhân dân, số 10,tr
21- 22 tháng 5 năm 2009. Tác giả Hoảng Quảng Lực đã đưa ra những tiêu chí, yếu

16


tố để phân biệt hai tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội LDTNCĐTS. Từ đó
đặt ra một số vấn đề trong việc xét xử hai tội này.
Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự năm 1999 của tác giả

Trương Quan Vinh, Tạp chí Luật học số 4/2000 đã phân tích lịch sử lập pháp hình
sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, những điểm mới về nội dung và kỹ năng lập
pháp được thể hiện trong BLHS 1999 so với BLHS 1985. Tác giả cũng đã kiến giải
một số vấn đề về tội phạm, phi tội phạm, hình sự, dân sự hoá…
Trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu có
giá trị xâm phạm dưới mức tối thiểu của tác giả Nguyễn Văn Trượng, Tạp chí Toà
án nhân dân số 01 (1/2005) đã tiến hành làm rõ mức giá trị tài sản tối thiểu để
truy tố trách nhiệm hình sự quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản của các tội
xâm phạm sở hữu trong luật Hình sự. Tác giả đã minh chứng bằng thực tiễn xét
xử các hành vi xâm phạm tài sản tối thiểu để từ đó tìm ra những bất cập trong
các văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết vấn
đề này.
Nhóm các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
Luận án tiến sĩ Các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa trong Luật hình
sự Việt Nam của Trịnh Hồng Dương, Hà Nội (1980). Tác giả đã đề cập đến một số
vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
trên cơ sở bình luận Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa
năm 1970 và thực tiễn các quy định đó. Từ các vấn đề trên, tác giả có những kiến
nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh trong
thực tiễn. Tuy mới chỉ là bình luận Pháp lệnh, các vấn đề đã cũ nhưng luận án có ý
nghĩa và cách thức áp dụng pháp luật và từ đó cho thấy được sự phát triển của Luật
hình sự Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu của tác
giả Nguyễn Ngọc Chí, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội (2000).
Tác giả đã nghiên cứu khía cạnh tội phạm học của các tội xâm phạm sở hữu gồm
đặc điểm tình hình, thiệt hại, hậu quả của loại tội phạm này. Tác giả cơ bản đã làm

17



sáng tỏ chính sách hình sự, phân tích quy định thông qua minh chứng bằng các vụ
án trong thực tế. Trong đó, tác giả chưa đề cập sâu đến tội LDTNCĐTS. Tuy đã rút
ra những điểm hạn chế nhưng tác giả chưa đưa ra được những kiến nghị, giải pháp
cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự.
Luận văn Quy định về định lượng giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở
hữu trong BLHS 1999 của Phạm Thế Anh, Đại học Luật Hà Nội (2011) đã trình
bày một số vấn đề pháp lý về định lượng, làm rõ ý nghĩa quy định về định lượng
giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS 1999 nhằm làm phân
biệt với các hành vi vi phạm pháp luật. Tác giả đánh giá thực tiễn và nêu lên một số
kiến nghị, tuy nhiên, chưa làm rõ các căn cứ quy định định lượng tài sản, chưa có
các tiêu chí đánh gía cụ thể và cách xác định giá trị tài sản mà thông thường, theo
quy định của Toà án, có các cơ quan, tổ chức chuyên về thẩm định giá sẽ đánh giá.
Trong khi đó, đối với tội LDTNCĐTS quyết định hình phạt chủ yếu căn cứ vào giá
trị tài sản, vì thế, luận văn này còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Luận văn Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong Luật hình
sự Việt Nam của tác giả Đặng Quang Vũ, Viện Nhà nước và Pháp luật (2010) đã
tiếp cận và làm rõ khái niệm sở hữu tài sản, sở hữu tài sản, xâm phạm sở hữu và
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, trong đó có Tội LDTNCĐTS. Tác giả đã
phân tích tình hình các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, nguyên nhân,
điều kiện và dự báo tình hình tội phạm. Từ thực tiễn, tác giả đã đưa ra một số kiến
nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự. Chủ yếu tác giả mới nói chung về các
tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt một cách khái quát, chung chung,
chưa làm rõ các tội cụ thể.
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình khoa học tội xâm phạm sở hữu nói chung
và về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã nêu, tác giả đưa ra
những đánh giá, nhận xét như sau:
Các đề tài đã đề cập đến vấn đề về các tội xâm phạm sở hữu, trong đó có
tội LDTNCĐTS trong Bộ luật Hình sự nhưng mới ở mức độ khái quát, phân


18


tích các điều khoản.Trong đó chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, tổng
kết từ thực tiễn xét xử các vụ án, nhất là ở thành phố Hồ Chí minh, một trung
tâm kinh tế lớn nhất đất nước.
Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đề cập, nghiên cứu dưới
những góc độ và mức độ khác nhau về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu đã phân tích một số dấu hiệu pháp lý của tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam
hiện hành.
- Ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số bất
cập, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản để thấy sự bất hợp lý trong một số quy định của pháp luật.
- Một số công trình nghiên cứu đã phân tích và đưa ra một số kiến nghị
góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
1.4. Những vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu
Khảo sát tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong và
ngoài nước cho thấy, vẫn còn một số hạn chế mà các công trình nghiên cứu chưa
giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để, như:
- Chưa phân tích hết tất cả các loại tội chiếm đoạt sở hữu mà chỉ dừng lại ở
một tội điển hình là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ yếu.
- Một số các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật mới mang tính nhỏ lẻ,
thiếu hệ thống và chưa xây dựng được mô hình pháp lý cho loại tội phạm có sự đề
xuất sửa đổi.
- Các công trình nghiên cứu chưa làm nổi bật được sự kế thừa và tiếp thu
một số quy định của một số nước trên thế giới về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm

đoạt tài sản để góp phần hoàn thiện pháp luật.

19


- Chưa phân tích rõ nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong thực
tiễn xét xử xuất phát từ đâu và chưa đánh giá rõ mức độ phạm tội và việc áp dụng
pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành với thực tiễn áp dụng luật.
- Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào ở cấp độ một luận án tiến sỹ
nghiên cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảntheo pháp luật hình sự Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã đề cập, nghiên cứu dưới
những góc độ và mức độ khác nhau về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
theo pháp luật hình sự Việt Nam nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về tội
LDTNCĐTS trong Điều 140 BLHS, và nhất là từ thực tiễn xét xử để đưa ra những
vấn đề cần thay đổi trong Bộ luật cho phù hợp với thực tiễn xét xử tội danh
LDTNCĐTS tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tổng thể những hạn chế trên, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, kế thừa
những giá trị mà các công trình nghiên cứu nêu trên đã mang lại, đồng thời tiếp tục
phát triển, nghiên cứu có tính hệ thống và toàn diện hơn về tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản.
Kết luận Chƣơng 1
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một hành vi đã có từ lâu, có ảnh
hưởng đến quyền sở hữu của người có tài sản và gây ảnh hưởng đến tình hình kinh
tế, sản xuất kinh doanh.
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, bài viết trong và
ngoài nước về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong phần Tổng quan,
tác giả đã chia ra hai phần: Một là tình hình nghiên cứu nước ngoài và tình hình
nghiên cứu ở trong nước.
Phần tình hình nghiên cứu ngoài nước, tác giả đã nêu ra một công trình có
liên quan đến tội xâm phạm sử hữu, trong đó có các định nghĩa, khái niệm về tội

xâm phạm sở hữu. Trong đó, bao gồm các tội cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản,
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... để làm căn cứ cho việc xây dựng khung lý
luận ở chương sau.

20


×