Tải bản đầy đủ (.ppt) (70 trang)

BAI TAP NHOM DA DANG HE SINH THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.46 KB, 70 trang )

ĐA DẠNG HỆ
SINH THÁI
1


I. HỆ SINH THÁI
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi
sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi
quá trình sinh thái khác nhau, cũng như
sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.
Hiện nay chưa có một định nghĩa và
phân loại thống nhất nào về đa dạng hệ
sinh thái ở mức toàn cầu.
2


I. HỆ SINH THÁI
Trên thực tế khó đánh giá được đa
dạng hệ sinh thái ở các cấp độ khác
ngoài cấp khu vực, vùng và cũng thường
chỉ xem xét đối với thảm thực vật.
Một hệ sinh thái khác nhiều so với
một loài hay một gen ở chỗ chúng còn
bao gồm cả các thành phần vô sinh,
chẳng hạn đá mẹ và khí hậu.
3


I. HỆ SINH THÁI
Đa dạng hệ sinh thái thường được
đánh giá qua tính đa dạng các loài thành


viên. Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ
phong phú tương đối của các loài khác
nhau cũng như các kiểu dạng của loài.
Trường hợp thứ nhất, các loài khác
nhau càng phong phú, thì nói chung
vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng.
4


I. HỆ SINH THÁI
Trường hợp thứ hai, người ta quan tâm
tới số lượng loài trong các lớp kích thước
khác nhau, tại các dải dinh dưỡng khác nhau
hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau.
Do đó một hệ sinh thái giả thuyết chỉ có
một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn
vùng có cùng số lượng loài nhưng bao gồm cả
động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
5


I. HỆ SINH THÁI
Do tầm quan trọng của các yếu tố
này khác nhau khi đánh giá tính đa dạng
của các khu vực khác nhau nên không có
một chỉ số có căn cứ chính xác cho việc
đánh giá tính đa dạng.
Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan
trọng đối với việc xếp hạng các khu vực
khác nhau.

6


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Cuộc sống của chúng ta đang phải
hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái
(HST) để tồn tại.
Từ nước chúng ta uống đến lương
thực chúng ta ăn; từ biển cả cung cấp
cho chúng ta những sản phẩm phong
phú đến đất để chúng ta xây dựng nhà
cửa ...
7


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Các HST cho ta hàng hoá và dịch vụ
mà cuộc sống chúng ta không thể thiếu.
Các HST lọc sạch không khí và
nước, duy trì đa dạng sinh học, phân huỷ
và tái quay vòng các chất dinh dưỡng,
cũng như đảm bảo vô số các chức năng
quan trọng khác. Nó làm cho Trái đất có
sự sống.
8


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Tuy nhiên, các HST vẫn đang ngày
một bị con người xâm phạm không

thương tiếc.
Trên thế giới, con người sử dụng quá
mức và lạm dụng các HST quan trọng,
từ các rừng mưa nhiệt đới cho tới các
rạn san hô, đồng cỏ, thảo nguyên ... đã
gây suy thoái và phá huỷ nghiêm trọng
các HST - nơi nuôi dưỡng của mọi loài.
9


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Điều đó đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống
tự nhiên, được xác nhận bằng con số các loài
bị đe doạ, đồng thời gây hại đến các lợi ích
của con người qua việc làm cạn kiệt dòng tài
nguyên mà chúng ta sống phụ thuộc.
Cuộc sống nghèo khổ đã buộc nhiều
người phải huỷ hoại các HST mà họ sống nhờ
vào, ngay cả khi họ hiểu rằng, họ đang chặt
cây hay bắt cá tới mức chúng không thể phục
hồi được.
10


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Lòng tham hay sự táo tợn, sự không hiểu
biết hay vô ý đều đẩy con người đến chỗ
không đếm xỉa đến những giới hạn của tự
nhiên để duy trì các HST.
Khó khăn lớn nhất vẫn là con người ở

mọi tầng lớp xã hội, từ những người dân bình
thường đến các nhà hoạch định chính sách,
không có khả năng tận dụng nguồn tri thức
hiện có hoặc thiếu các thông tin căn bản về
điều kiện và triển vọng trong tương lai xa của
các HST.
11


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Điều đó sẽ dẫn tới các HST có nguy cơ bị
phá huỷ gây ra những hậu quả nặng nề chưa
từng thấy đối với quá trình phát triển kinh tế
và cuộc sống của con người.
Ngày nay, nhiều quốc gia đang trải qua
những tác động do suy thoái các HST gây ra
dưới hình thức này hay hình thức khác: Nạn
thiếu nước ở Punjab, Ấn Độ; xói mòn đất ở
Tuva, Nga; cá chết ngoài khơi Bắc Carolina,
Hoa Kỳ.
12


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Trượt đất trên các diện tích đất dốc có
rừng bị phá ở Honduras; cháy các cánh rừng
bị xáo trộn ở Inđônêxia; kiệt quệ nguồn cá ở
Biển Đen; hàng nghìn người chết, hàng triệu
người mất nhà cửa do lũ lụt ở sông Dương
Tử, hậu quả của chặt phá rừng đầu nguồn ...

Mặc dù phải trả giá rất đắt do làm suy
thoái các HST và chúng ta phải phụ thuộc
vào năng suất của các HST, song chúng ta lại
biết quá ít về toàn bộ tình trạng của của các
HST Trái đất.
13


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Chúng ta cần phải hiểu các HST của
Trái đất tồn tại ra sao ?
Chúng ta có thể quản lý như nào để
các HST vẫn duy trì tình trạng tốt và có
hiệu suất trước những yêu cầu ngày càng
tăng của con người ?
14


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Các thành phần và quá trình cơ bản của
sinh quyển được liên kết với nhau và với
những sản phẩm mà chúng cung cấp cho con
người.
Các mối liên hệ qua lại này cho thấy sẽ
không thể quản lý loài nếu thiếu sự quản lý
đặc điểm di truyền và nơi sống của chúng và
không thể có được những biện pháp bảo tồn
tối ưu nếu không có sự hiểu biết về các mối
quan hệ giữa đa dạng sinh học và nhu cầu
của con người.

15


II. CÁC HỆ SINH THÁI
Tính đa dạng loài và gen di truyền, cũng
như nơi cư trú và hệ sinh thái trong một quốc
gia, là những nguồn tài nguyên quan trọng
cần được sử dụng bền vững trong quá trình
phát triển của mỗi quốc gia.
Cho dù một quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao hay không thì việc quản lý sử
dụng tài nguyên sinh vật của quốc gia đó vẫn
nên là một ưu tiên quốc gia để đảm bảo đáp
ứng các nhu cầu cuả con người và thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ toàn cầu của quốc gia.
16


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Các hệ sinh thái là sự tập hợp của các
sinh vật có ảnh hưởng lẫn nhau và môi
trường vật lý trong đó chúng sinh sống.
a. Các yếu tố và sự tương tác
Các gen, các loài và các thành phần khác
của đa dạng sinh học trên thế giới không thể
bị tách rời khỏi các quá trình của sự sống mà
các thành phần này tạo ra giữa chúng, chẳng
hạn sự sinh sản, sự tiêu thụ, sự tiến hoá.
17



III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Cùng với đa dạng sinh học (các yếu
tố của sự sống), các quá trình sinh thái
học (những tương tác giữa các loài cũng
như giữa loài với môi trường của chúng)
tạo nên lớp vỏ sự sống của trái đất - sinh
quyển.
18


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Đối với các cá thể và quần thể sinh
vật, những tương tác này bao gồm các cơ
chế như: vật dữ - con mồi, cạnh tranh, ký
sinh và hỗ sinh (trong khi các quần xã
thay đổi trong quá trình tiến hoá).
19


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Một dạng tương tác khác, loài tác
động lên môi trường vật lý của chúng
thông qua hoặc là quá trình tạo ra sản
phẩm sơ cấp (sự chuyển hoá năng lượng
mặt trời thành sinh khối nhờ quá trình

quang hợp).
20


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Hoặc là quá trình phân huỷ (phá vỡ
các hợp chất hữu cơ nhờ các sinh vật
trong môi trường), hoặc là sự tham gia
vào chu trình sinh địa hoá (sự vận
chuyển chất dinh dưỡng, nước và các yếu
tố hoá học thông qua các sinh vật và môi
trường vật lý).
21


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
b. Các quá trình sinh thái học
Không có một mối quan hệ đơn giản
nào tồn tại giữa tính đa dạng của một hệ
sinh thái với các quá trình sinh thái học,
chẳng hạn như năng suất sinh học, tính
ổn định của hệ sinh thái, cũng như
những quá trình khác.
22


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI

Ví dụ:
Đa dạng loài không có tương quan
rõ ràng với năng suất sinh học. Các rừng
mưa nhiệt đới phong phú về loài có năng
suất sinh học rất cao, nhưng các vùng
đất ngập nước ven biển, nơi có đa dạng
loài tương đối thấp vẫn có năng suất sinh
học cao.
23


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Đa dạng loài cũng không có tương
quan gần gũi với tính ổn định của hệ sinh
thái, tức là khả năng chống chịu đối với
những xáo động và tốc độ hồi phục của
hệ sinh thái.
24


III. ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ
CÁC HỆ SINH THÁI
Ví dụ: Các bãi lầy ngập mặn ven biển và
vùng lãnh nguyên bắc cực chỉ có rất ít loài
thống trị và trong một số trường hợp khác
như các bãi lầy ngập mặn Spartina, một loài
cung cấp hầu như tất cả năng suất sơ cấp của
hệ sinh thái, không có chứng cứ rằng những
hệ sinh thái này sẽ đặc biệt bị đe doạ do sự

tuyệt diệt của loài hoặc do những biến động
mở rộng quần thể trước những xáo trộn.
25


×