Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Chuong 1 moi truong va PT ben vung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.92 KB, 23 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC
Chương I: Môi trường và phát triển bền vững
Chương II: Nội dung của đa dạng sinh học
Chương III: Giá trị của đa dạng sinh học
Chương IV: Bảo tồn đa dạng sinh học
Chương V: Đa dạng sinh học ở Việt Nam


Chương I
Môi trường và phát triển bền vững
I- KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm chung
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật”
Như vậy, môi trường sống của con người là tổng hợp
các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh
con người và ảnh hưởng đến đời sống hoạt động của cá
nhân, cộng đồng và sinh vật.


2. Cấu trúc và phân loại môi trường
a- Cấu trúc môi trường

Môi trường bao gồm: Sinh quyển, Khí quyển, Thuỷ quyển và Thạch
quyển . Trong đó sinh quyển là thành phần quan trọng của môi trường,
quyết định đến chất lượng và phạm vi môi trường.
* Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ bao bọc bên ngoài Trái đất. Phần không gian
bao quanh Trái đất, có độ cao đến 80km tính từ mặt biển là Khí quyển


của Trái đất
Thời kỳ đầu Khí quyển chủ yếu các khí khử như: hydro, hơi nước,
metan, carbon oxit, amoniac,... và các loại khí trơ khác, được hình
thành nhờ hiện tượng núi lửa đốt cháy nham thạch phun trào. Sau đó
dưới tác dụng phân hủy của tia sáng Mặt trời, hơi nước tiếp tục phân
hủy thành hydro và oxy.


Theo đánh giá hiện
nay, tổng khối lượng
của Khí quyển vào
khoảng 5,15.1018 tấn.
Thành phần của
Khí quyển thay đổi
theo độ cao và có cấu
trúc phân lớp với các
tầng đặc trưng từ dưới
lên trên là: tầng đối
lưu, tầng bình lưu,
tầng trung gian, tầng
nhiệt và tầng điện ly


+ Tầng đối lưu:
Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của Khí quyển có độ cao trung
bình khoảng 12 - 15 km, thành phần Khí quyển khá đồng nhất và
nồng độ các khí cao nhất theo tỷ lệ về thể tích là: Nitơ: 78,08%, Oxy:
20,91%, Ar: 0,93%, CO2: 0,033%, NO2: 0,018, He: 0,0005%, CH4:
0,00017%, H2: 0,0005%,.. Ngoài khí, tầng đối lưu còn chứa bụi và
các loại vi khuẩn, hơi nước,...

Tầng đối lưu ở vùng xích đạo (16 – 18 km) cao hơn ở hai vùng
cực (7 – 8 km) và nhiệt độ giảm dần theo độ cao, bình quân cứ lên
cao 100m nhiệt độ giảm xuống 0,6 0C.


+ Tầng bình lưu
Tầng bình lưu nằm phía trên tầng đối lưu với ranh giới
tận cùng phía trên dao động trong độ cao 54km so với
mặt biển.
Không khí ở tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và ít
xẩy ra các hiện tượng thời tiết.
Ở ranh giới bên dưới tầng bình lưu, nằm trong khoảng
độ cao 25km tồn tại một lớp không khí giàu khí O3 thường
gọi là tầng Ôzôn.
Tầng bình lưu có nhiệt độ tăng dần theo độ cao. Đồng
thời tồn tại một quá trình hình thành và phân hủy khí O3
làm biến đổi tầng ôzôn theo xu thế xấu đi.


+ Tầng trung gian
Tầng trung gian nằm ở phía trên tầng bình lưu cho đến độ cao
khoảng 80km so với mặt biển. Nhiệt độ ở tầng này lại giảm dần theo
độ cao, không khí rất loãng.
+ Tầng nhiệt quyển:
Tầng nhiệt quyển nằm trong khoảng độ cao từ khoảng 80 km
đến 500km so với mặt biển. Tầng này không khí cũng rất loãng,
nhiệt độ tăng theo độ cao nhưng có sự biến động lớn giữa ban ngày
và ban đêm. Nhiệt độ ban ngày thường rất cao nhưng ban đêm hạ
xuống thấp.
+ Tầng điện ly:

Tầng điện ly là tầng có độ cao từ 500 km trở lên. Do tác động
của tia tử ngoại, các phần tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy
thành các ion dẫn điện.


* Thủy quyển
Thủy quyển là môi trường có diện tích lớn nhất trên hành tinh.
Tổng diện tích của Thủy quyển là 363 triệu km2 so với 515 triệu km2
diện tích Trái đất, chiếm tới 71,18% diện tích bề mặt Trái đất.
Trong đó
Về diện tích:
- Hải dương 361,3 triệu km2, bằng 70,84% bề mặt Trái
đất, chiếm tới 99,53% Thủy quyển
- Diện tích nước ngọt trên mặt Lục địa chỉ có 1,75 - 2,50
triệu km2, chiếm 0,47%.
Về thể tích: Thủy quyển trên vỏ Trái đất chiếm khoảng 1,4 tỷ km3
trong đó:
- Nước mặn (Hải dương) có khoảng 1,375 tỷ km3 (chiểm
98,0%),
- Nước ngọt nội địa (nước mặt và nước ngầm) chỉ vào
khoảng 8 triệu km3 (0,5%), các khối băng ở hai cực khoảng 21 triệu
km3 (1,5%).


- Sự phân chia Thủy quyển và các vùng sinh thái biển
Nếu tính các thủy vực nước mặt của Thủy quyển, người ta chia
ra hai nhóm lớn là: Hải dương và các thủy vực nội địa.
* Hải dương và biển ven bờ chiếm phần diện tích quan trọng của Trái
đất, được chia thành 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương

Diện tích
Các Đại Dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương


Độ sâu
trung bình
(m)

Triệu km2

%

Thể tích
triệu km2

178,7
76,2
91,6
14,8

49,5
21,0
25,4
4,1

707,1

284,6
330,1
16,7

3.957
3.736
3.602
1.131

361,3

100,0

1.338,5

12.426,0


Về mặt sinh thái, người ta chia Đại dương làm 3 vùng sinh thái biển
đặc trưng:
- Vùng Thềm lục địa (Littoral)
- Vùng khơi Đại dương (Oceanic)
- Vùng Biển sâu (Deep sea).
Về phân chia nền đáy Đại dương và biển, người ta chia ra làm 4
tầng phụ thuộc độ sâu và hình thái của nền đáy đại dương:
- Thềm lục địa (có độ sâu từ 0 đến 200 - 500m),
- Dốc lục địa (200m – 5000 đến 3000m),
- Đáy Đại dương hay lòng chảo (từ 3.000 – 6.000m)
- Rãnh Đại dương (dưới 6000 m), nơi sâu nhất có thể tới
11.034 m tại rãnh biển của Thái Bình Dương

* Vùng nước nội địa là một thành phần nhỏ của Thủy quyển trên
lục địa.
Nước ngọt lục địa bao gồm các dòng chảy, nước ngầm, ao hồ,
sông, suối,hơi nước, tuyết... có khối lượng chỉ khoảng 33,5 x 10 15m3,
chiếm 2,3% khối lượng của Thủy quyển.


Sự phân chia các vùng khác nhau của biển và đại dương
Vùng nước ven bờ
Bờ biển

Vùng triều
Littoral

Vùng khơi đại dương
Oceanic

Đảo

Thềm lục địa
0-500m

Tầng nước mặt

Dốc lục địa
200-5000m

Tầng nước giữa

Tầng nước sâu


Đáy đại Lòng chảo
dương
3000-6.000m

z
40C

Tầng nước
cực sâu
Rãnh
sâu
của
đại
dương
>6000m

Đảo ngầm

Tần
g
sáng

Tần
g tối
vĩnh
cửu


*Thạch quyển

Vỏ Trái đất được chia làm hai kiểu: vỏ Lục Địa và vỏ Đại Dương.
+ Vỏ Lục Địa gồm hai loại vật chất chính là Basalt dày từ 1 2km ở dưới và các loại đá khác: Granit, Sienit,... giàu SiO2, Al2O3 ở
trên. Vỏ Lục Địa thường dày trung bình khoảng 35 km, có nơi tới
80km (vùng núi cao Hymalaya). Vùng thềm Lục Địa, nơi tiếp giáp với
Đại Dương vỏ Trái đất mỏng, chỉ còn 5 – 10 km.
+ Vỏ Đại Dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu SiO2,
FeO, MgO (đá Basalt) trải dài trên tất cả các đáy Đại Dương với
chiều dày trung bình 8km.


*Sinh quyển
Sinh quyển là một thành phần cơ bản của môi trường mà ở
đó tồn tại sự sống. Sinh quyển chiếm không gian của toàn bộ
Thủy quyển, tầng đối lưu của Khí quyển, lớp vỏ của Thạch
quyển ở nhiệt độ dưới 1000C
b-. Phân loại môi trường
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, chức năng vốn có của môi
trường sống và quan điểm khác nhau, có thể phân chia môi
trường thành nhiều loại có phạm vi khác nhau.
Phân loại môi trường được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:
môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, môi
trường rừng, môi trường biển, các HST (sinh vật), các khu dân
cư, khu công nghiệp, khu sản xuất, KBTTN, các VQG, khu cảnh
quan thiên nhiên, môi trường ven biển,...


3- Các chức năng của môi trường đối với con người
Môi trường sống có 5 chức năng cơ bản đối với đời sống của con
người và xã hội:
* Môi trường là không gian sống của con người

Mỗi một người đều có nhu cầu về không gian cần thiết cho các hoạt
động sống như: nhà ở, nhà nghỉ, đất dùng sản xuất, đường giao thông,
rừng, biển,...
Mặt khác, nhu cầu về không gian sống của loài người được tăng
lên theo trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nền
văn minh của nhân loại như nhu cầu mức tăng về xây dựng, vận tải,
chôn lấp và xử lý chất thải, giải trí, sản xuất, công nghiệp, nông - lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,...


* Môi trường là nguồn tài nguyên của con người
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên
liệu, vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản
xuất, đời sống. Đó là các nguồn tài nguyên như: đất, nước,
không khí, sinh vật, khoáng sản,...
Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm - ngư
nghiệp, văn hóa, nhân văn, du lịch, ... của con người được
bắt nguồn từ nguồn tài nguyên vốn có của môi trường.
→ môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên không
thể thiếu được của con người.


* Môi trường là nơi chứa đựng, phát tán và xử lý
phế thải
Chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình phát triển sản
xuất, tiêu dùng và sinh hoạt được thải vào môi trường.
Trong môi trường không khí, nước và kể cả đất luôn luôn biến
động, chu chuyển nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chất gây ô
nhiễm từ các nguồn khác nhau lưu thông, phát tán làm hạ thấp mức
độ ô nhiễm.

Mặt khác các loài sinh vật, mà thành phần loài cũng như số
lượng của chúng rất đa dạng đã tạo nên các chuỗi thức ăn, lưới thức
ăn vô cùng phức tạp trong HST cũng góp phần đắc lực phát tán,xử lý
các nguồn ô nhiễm trong môi trường.


*Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của môi
trường
Sự phát sinh và phát triển sự sống xẩy ra trên Trái đất nhờ vào
sự hoạt động, biến đổi của các thành phần môi trường như: Khí
quyển, Thuỷ quyển, Thạch quyển và sau này có thêm Sinh quyển.
Nhờ đó đã tạo được sự cân bằng sinh thái trong môi trường
sống, giảm những tác động bất lợi của môi trường tự nhiên, tham gia
vào việc bảo vệ môi trường.


* Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin của
môi trường
-

Bằng những dấu vết khác nhau, hoá thạch trong môi trường đất đã
lưu trữ các di vật nhằm đánh giá được lịch sử địa chất, lịch sử tiến
hoá của sinh vật, lịch sử xuất hiện, phát triển và văn hoá của loài
Người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian, tạm thời báo động sớm các nguy
hiểm đối với con người và sinh vật thông qua các phản ứng sinh lý
của cơ thể sống. Các hiện tượng tự nhiên như: bão, động đất, núi
lửa,... có thể được ghi nhận trước vào cơ thể sinh vật và con người.
- Lưu trữ và cung cấp cho con Người sự đa dạng nguồn gen, các loài
động, thực vật, vi sinh vật, các HST tự nhiên và nhân tạo, các cảnh

quan và danh lam thắng cảnh.


II. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN
1. Khái niệm chung

Tài nguyên là thuộc tính của môi trường được con
người đánh giá là có chất lượng qua thời gian và không
gian trong phạm vi những hạn chế do khuôn khổ tổ chức,
kinh tế chính trị và thể chế xã hội.
Vì vậy, thuộc tính nào đó của môi trường trở thành tài
nguyên của con Người khi và chỉ khi hội tụ được hai điều kiện
cần và đủ sau đây:
- Con người phải có nhu cầu, có khả năng nhận biết về
thuộc tính nào đó (dạng vật chất cụ thể) của môi trường thì
thuộc tính ấy mới có thể trở thành tài nguyên ( điều kiện cần).
- Con người có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát
triển đến một mức độ nào đó đủ khả năng khai thác, cải tạo,
chế biến và sử dụng các thuộc tính này của môi trường, thuộc
tính ấy cũng mới trở thành tài nguyên ( điều kiện đủ).


2. Phân loại tài nguyên

Tài nguyên là nguồn động lực phát triển của mọi Quốc
gia, là đầu vào của mọi quá trình sản xuất.
a- Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những thuộc tính tự nhiên
của môi trường, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con
người, mà một bộ phận trong chúng được dùng vào lĩnh

vực sản xuất ra vật chất (hàng hoá tiêu dùng) hoặc phi vật
chất (du lịch, nghỉ ngơi, văn hoá, giải trí, quốc phòng,...)
nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của con
người và xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên hữu
hạn và tài nguyên phong phú (vô hạn).
* Tài nguyên hữu hạn lại được chia thành tài nguyên tái tạo
và tài nguyên không tái tạo


- Tài nguyên không tái tạo: tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất
đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi không còn giữ được tính chất
ban đầu sau quá trình sử dụng.
Đó là các tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu khoáng…
• Tài nguyên phong phú là nguồn năng lượng mặt trời, sức
gió, sức nước, địa nhiệt, không khí, nước,...
b. Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn là những thuộc tính của môi
trường tồn tại cùng với sự tồn tại của con người và là sản
phẩm hoạt động của con người cả hữu hình lẫn vô hình.
Người ta phân ra hai loại tài nguyên nhân văn:
- Di sản tinh thần bao gồm chính trị, văn hoá, xã hội, khoa
học, các mối quan hệ của con người,...
- Cộng đồng dân cư bao gồm nguồn lao động và dân số.


III. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Sự phát triển
“Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về

vật chất và tinh thần của con người bằng những hoạt
động sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hóa”.
Phát triển là một trong những xu thế tự nhiên và quy
luật tất yếu của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và của
mọi thời đại. Cùng với sự gia tăng dân số, các nhu cầu
về đời sống văn hóa, phát triển xã hội ngày càng tăng.
Sự phát triển của con người chỉ có thể được tiến hành
mãi mãi (bền vững) khi và chỉ khi Sinh quyển vẫn duy trì
được tính đa dạng và năng suất sản xuất của nó.


2. Phát triển Bền vững
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và
bảo vệ môi trường”.
Trong phát triển bền vững, điều chú ý nhất là thỏa mãn các nhu
cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thoả mãn nhu cầu của xã
hội loài người trong tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định
và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên thiên nhiên, ĐDSH và môi
trường sống.
Do đó, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội một cách lâu bền nhờ khoa học, công nghệ tiên tiến mà
còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường sống cho con người,
tài nguyên ĐDSH đang tồn tại và duy trì mãi mãi.
Quan điểm hiện đại đã được công nhận và phổ biến trong các
hoạt động phát triển bền vững là người sản xuất phải có thái độ “đối
xử thân thiện với môi trường”.




×