Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

BÀI THẢO LUẬN đa DẠNG SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 42 trang )

Phần 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG
CÁC KHU BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM


1.1 Định nghĩa

“Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN, thường gọi
là Khu bảo tồn) bao gồm Vườn quốc gia
và các khu bảo vệ”. Đây là hình thức bảo
vệ nguyên vị




Có khá nhiều định nghĩa về VQG và các Khu bảo vệ.



Năm 1969, Uỷ ban định danh của IUCN đã đưa ra một
định nghĩa đầy đủ về VQG và Khu BTTN:




Vườn Quốc gia là một lãnh thổ tương đối rộng, có một hay nhiều
hệ sinh thái, ít hoặc không bị thay đổi do khai thác và dân cư, có
các loài thực vật, động vật, cảnh quan điển hình và thổ dân, có ý
nghĩa đặc biệt về các mặt khoa học, giáo dục và giải trí hoặc ở đó
có những phong cảnh tự nhiên với giá trị thẩm mỹ cao; trong đó,


nhà nước có biện pháp ngăn cản hoặc loại bỏ tất cả các hoạt động
khai thác và chiếm hữu, buộc mọi người phải tôn trọng các đối
tượng bảo vệ về sinh thái, về địa hình hay thẩm mỹ; ở đó, sự tham
quan chỉ được phép với một số điều kiện nhằm mục đích giáo dục,
giải trí và văn hóa.




Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu mà yêu cầu bảo vệ cũng chặt
chẽ gần như Vườn quốc gia và được chia làm 3 loại:
 Nếu chỉ để dành cho nghiên cứu khoa học, không cho phép du lịch thì
được gọi là Khu bảo tồn nguyên vẹn (hay tổng quát);
 Nếu chỉ để bảo vệ một vài nội dung thì được gọi là Khu bảo tồn đặc
biệt (hay từng phần)
 Nếu tính chất bảo vệ cũng được đặt ra như trên nhưng vì nguyên nhân
khác, chẳng hạn cấp quản lý địa phương hay tư nhân thì được gọi là
Khu bảo tồn tương tự.




Một Khu bảo tồn thiên nhiên nguyên vẹn mà đạt được yêu cầu bảo
tồn tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên giới động vật và thực vật, không
nhập giống cây, con từ nơi khác tới, mang tính chất điển hình của
tự nhiên thì được gọi là Khu dự trữ sinh quyển.



Một khu có đông dân cư, được khai thác có kế hoạch với mục đích

kinh tế và cả du lịch, nhằm làm chậm lại việc đô thị hóa, với yêu cầu
giải trí nhiều hơn bảo vệ các hệ sinh thái thì được gọi là Vườn tự
nhiên.


1.2 Mục đích xây dựng các VQG và Khu Bảo vệ TN


Nơi duy trì lâu dài các mẫu điển hình thiên nhiên có diện tích đủ
rộng lớn. Đó là các hệ sinh thái đang hoạt động.



Nơi duy trì các vốn gen di truyền. Nó sẽ là nơi cung cấp nguyên
liệu cho công tác tuyển chọn vật nuôi và cây trồng hiện nay và sau
này, kể cả cho các mục đích khác.



Đóng vai trò duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định,
điều hòa khí hậu, mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để
chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn, lũ lụt, hạn hán...




Bảo vệ được phong cảnh, nơi giải trí và du lịch cho
nhân dân, bảo vệ được các di sản văn hóa, khảo cổ, lịch
sử dân tộc,...




Nơi nghiên cứu khoa học, học tập, giáo dục và đào tạo.



Tăng thu nhập do thu tiền khách du lịch trong và ngoài
nước, tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng.


1.3 Quản lý các VQG và Khu BTTN
Quản lý một Vườn quốc gia hay Khu bảo tồn là việc kiểm soát một
cách khôn khéo các chủng quần động, thực vật hoang dã, các sinh
cảnh, đất, nước và giám sát những tác động của con người nhằm
đạt được những mục tiêu cụ thể - Mục tiêu quản lý.


Mục tiêu quản lý được xem là kim chỉ nam, dựa vào đấy để xây
dựng các kế hoạch và phương pháp quản lý nhằm đạt đến mục tiêu
cao nhất là phát triển bền vững


1.4 Quản lý bảo tồn


Quản lý bảo tồn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo
đặc điểm và tính ổn định của hệ sinh thái. Có thể quản lý bảo tồn là
“bảo tồn hiện trạng tự nhiên”.
Tuy nhiên, mục tiêu quản lý bảo tồn được nhiều người chấp nhận là
“bảo tồn tối đa tính đa dạng loài”. Điều này được hiểu là bảo tồn các

hệ sinh thái và chức năng của chúng.



Trong quản lý bảo tồn cần quan tâm đến những ưu tiên trong quá
trình thực hiện bảo tồn và quản lý động vật hoang dã.


• Năm 1872: khu BTTN đầu tiên trên
thế giới được xây dựng ở Mỹ (Vườn
quốc gia YellowStone)

Đến năm 2004:
• Số lượng: có 104.791 khu bảo vệ
• Diện tích:
• 1970 - gần 3 triệu km2
• 2004 - hơn 20 triệu km2
(chiếm 9,5% diện tích đất
đai)


PHẦN II
Hệ thống các Khu BT trên TG và VN
2.1 Hệ thống phân hạng các khu bảo tồn trên TG và VN
a. Lịch sử các khu bảo vệ:


Thời kỳ cổ đại và trung cổ
– Các khu rừng cây lấy nhựa, các con suối, các hồ, các khu vực
săn bắn Hoàng gia,….




Thế kỷ XX
– Đa dạng của các công viên, các khu bảo vệ tự nhiên, các khu
bảo vệ chim thú cho săn bắn giải trí,..



Hiện nay
– Với ý nghĩa toàn cầu của các khu bảo vệ  thành lập mạng lưới
các khu bảo vệ khu vực và toàn cầu


b. Hệ thống phân hạng các Khu bảo tồn trên thế giới:
Năm 1991, Uỷ ban định danh của IUCN đã phân hạng
các khu bảo tồn ra 10 loại:
1. Vườn quốc gia
2. Khu bảo tồn thiên nhiên nguyên vẹn (nghiêm ngặt)/
Khu bảo tồn cho nghiên cứu khoa học
3. Khu dự trữ thiên nhiên quản lý/ Khu bảo tồn động vật
hoang dã
4. Khu dự trữ sinh quyển
5. Khu dự trữ tài nguyên
6. Khu bảo tồn nhân chủng
7. Khu bảo tồn cảnh quan
8. Công trình thiên nhiên/Thắng cảnh thiên nhiên
9. Khu tài nguyên quản lý/Khu quản lý đa dụng
10. Di sản thế giới



Năm 1994 tại Caracas Venezuela, Hội đồng Khu bảo tồn thiên
nhiên và Vườn quốc gia của IUCN đã rút lại còn 6 thứ hạng:
• Loại I: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu để bảo vệ giá trị
khoa học/ hoang dã (Khu dự trữ tự nhiên nghiêm ngặt/ Khu
bảo vệ hoang dã);
 Loại Ia: gồm những khu bảo tồn được quản lý chủ yếu cho
nghiên cứu khoa học và quan trắc.
 Loại Ib: các khu bảo tồn được quản lý chủ yếu để bảo tồn
những vùng hoang dã còn nguyên vẹn.
• Loại II: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu để bảo vệ HST và
giải trí (Vườn Quốc gia);


• Loại III: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu để bảo tồn các đặc
trưng đặc biệt của tự nhiên (Di sản thiên nhiên);
• Loại IV: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu để bảo tồn thông
qua quản lý (Khu bảo tồn các sinh cảnh/ khu quản lý cácloài)
• Loại V: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu để bảo tồn cảnh
quan/cảnh biển và giải trí (Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/
biển);
• Loại VI: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu để sử dụng hợp lý
và lâu bền các HST tự nhiên (Khu bảo vệ tài nguyên được
quản lý).


Mục đích quản lý

Ia


Ib

II

III

IV

V

VI

Nghiên cứu khoa học

1

3

2

2

2

2

3

Bảo tồn hoang dã


2

1

2

3

3

-

2

Bảo tồn loài và đa dạng di truyền

1

2

1

1

1

2

1


Duy trì các dịch vụ môi trường

2

1

1

-

1

2

1

Bảo tồn các công trình thiên nhiên
hoặc văn hóa đặc biệt

-

-

2

1

3

1


3

Du lịch và nghỉ ngơi

-

2

1

1

3

1

3

Giáo dục

-

3

3

-

2


2

1

Sử dụng bền vững tài nguyên từ các
hệ sinh thái tự nhiên

-

3

3

-

2

2

1

Duy trì các giá trị văn hóa truyền
thống

-

-

-


-

-

1

2

1. Mục tiêu chính

2. Mục tiêu thứ cấp

3. Mục tiêu có khả năng áp dụng

- Không áp dụng được


c. Hệ thống phân hạng các Khu bảo tồn ở Việt Nam:


Việt Nam là một trong các quốc gia không sử dụng hoàn toàn
khung phân loại KBT theo IUCN (6 hạng, năm 1994).



Hiện nay, hệ thống các khu BTTN ở Việt Nam được chia làm ba
loại chính là:
 I/ Vườn quốc gia;
 II/ Khu BTTN (bao gồm hai loại khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn

loài/sinh cảnh);
 III/ Khu bảo vệ cảnh quan.


Đề xuất phân hạng các khu BTTN của Bộ NN&PTNT (2002)

I

Vườn Quốc gia (National Park)

II

Khu bảo tồn thiên nhiên (Nature Reserve)

III

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh (Habitat/Species Managment Area)

IV

Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape/Seascape)

V

Khu bảo vệ tài nguyên (Managed Resource Protected Area)


Đề xuất phân hạng các khu bảo tồn biển của Đặng Ngọc Thanh,
Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Huy Yết và Võ Sĩ Tuấn (1997, 1998)


I

Vườn Quốc gia biển (Marine National Park)

II

Khu dự trữ thiên nhiên (Marine Nature Resource Reserve)

III

Khu quản lý bảo vệ tài nguyên (Managed Resource Protected Area)

IV

Khu bảo tồn loài, sinh cư (Habitat/Species Managment Area)


Đề xuất phân hạng các khu bảo tồn biển của Bộ Thủy sản (2000)

I

Vườn Quốc gia biển (Marine National Park)

II

Khu bảo tồn loài, sinh cư (Khu bảo tồn hoang dã - Wild Life Sanctuary)

III

Khu quản lý sử dụng đa chức năng (Multiuse Management AreaManaged Resource Area)


IV

Khu dự trữ nguồn lợi(Resource Reserve)




Phân bố đều trong cả nước:



Tháng 2/2003: 123 Khu Rừng đặc dụng (QĐ số 192/2003/QĐ-TTg
ngày 17/9/2003)
– diện tích: > 2.541.675 ha
– 27 Vườn Quốc gia (957.330 ha)
– 58 Khu Bảo tồn Thiên nhiên (1.369.058 ha)
– 38 Khu bảo vệ cảnh quan (215.287 ha)



Tháng 12/2006: bổ sung thêm 03 VQG
– Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng, nâng hạng 2004, với diện tích 64.800ha)
– U Minh Hạ (Cà Mau, nâng hạng 2006, với diện tích 8.286 ha)
– Phước Bình (Ninh Thuận, nâng hạng 2006, với diện tích 19.814 ha)

30 VQG = 1.045.927 ha: 14 ở phía Bắc và 16 ở phía Nam


Khu bảo tồn có giá trị ĐDSH và môi trường đang lập hồ sơ trình Chính

phủ phê duyệt:
- 15 khu bảo tồn biển
- 68 khu bảo tồn ĐNN, trong đó 21 Khu ĐNN là Rừng đặc
dụng
TT

Khu ĐNN

Tỉnh

TT

Khu ĐNN

Tỉnh

1

VQG mũi Cà Mau

Cà Mau

12

VQG Núi Chúa

Ninh Thuận

2


VQG Tràm Chim

Đồng Tháp

13

VQG Xuân Thuỷ

Nam Định

3

VQG U Minh Thượng

Kiên Giang

14

Khu BTTN Tiền Hải

Thái Bình

4

Khu BTTN Thạch Phú

Bến Tre

15


VQG Ba Bể

Bắc Kạn

5

Khu bảo tồn sinh cảnh Kiên Lương

Kiờn Giang

16

Khu bảo tồn cảnh quan đảo hồ sông Đà

Hoà Bình

6

Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng

Hậu Giang

17

Khu bảo tồn cảnh quan hồ Cấm Sơn

Bắc Giang

7


Sõn chim Bạc Liêu

Bạc Liêu

18

Khu bảo tồn Hồ Lắk

Đắc Lắk

8

Khu BTTN Vồ Dơi

Cà Mau

19

Khu bảo tồn cảnh quan hồ Núi Cốc

Thái Nguyên

9

VQG Cát Tiên

Đồng Nai

20


VQG Bái Tử Long

Quảng Ninh

10

VQG Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu

21

Khu BTTN Vân Long

Ninh Bình

11

VQG Lò Gò - Xa Mát

Tây Ninh


2.2 Các bậc/ cấp khu bảo tồn

• Quốc tế
– Dưới công ước, hiệp ước và hiệp định
quốc tế
• Quốc gia
– Dưới luật pháp quốc gia

• Khu vực
– Dưới Chính phủ và chính quyền khu vực
• Địa phương
– Dưới chính quyền địa phương, cộng
đồng hoặc tư nhân


2.3 Mạng lưới quốc tế về khu bảo vệ



Toàn cầu
– Các khu Ramsar
– Khu dự trữ sinh quyển
– Di sản thế giới



Khu vực
VD: Mạng lưới Natura-2000
(Châu Âu)


a. Các khu Ramsar:


Cung cấp bộ khung cho hành động quốc gia và sự hợp tác quốc tế
để bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng ĐNN và nguồn lợi của
chúng.




Được chấp nhận ở thành phố Ramsar (Iran): 1971



Có hiệu lực từ 1975



Là hiệp ước toàn cầu duy nhất liên quan đến HST đặc biệt.

Dánh sách Ramsar: > 1.400 vùng ĐNN, bao phủ
> 120 triệu hecta


×