Tải bản đầy đủ (.pptx) (76 trang)

Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ (từ bài 1 đến bài 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 76 trang )

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

GV: Ths. Phạm Thị Thủy
Khoa: Cơ bản
Gmail:

SĐT: 0914 404 959
1


TỔNG QUAN
Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ
 Bài 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
 Bài 3: Quyền SHCN – Sáng chế. Nhóm
 Bài 4: Quyền SHCN – Nhãn hiệu
 Bài 5: Quyền SHCN – Thiết kế bố trí mạch tích hợp
 Bài 6: Quyền SHCN – Kiểu dáng công nghiệp
 Bài 7: Quyền SHCN – Chỉ dẫn địa lý
 Bài 8: Quyền SHCN – Bí mật kinh doanh
 Bài 9: Quyền SHCN – Tên thương mại
 Bài 10: Quyền đối với giống cây trồng


2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
BÀI 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ


3


BÀI 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Khái niệm

4


BÀI 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Khái niệm
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản, là quyền của chủ sở hữu
đối với sản phẩm trí tuệ được pháp luật bảo hộ.
Quyền sở hữu trí tuệ - quyền đối với tài sản vô hình. Tài sản vô
hình là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng trị giá
được bằng tiền và có thể trao đổi.
Quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền
đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay
uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật bảo hộ.
5


1.2. Đặc điểm, phân loại

6



1.2. Đặc điểm, phân loại
Khái niệm về bản quyền, sáng chế xuất hiện từ TK 17
và TK 18.
Chế định quyền trí tuệ xuất hiện tại Châu Âu ngay từ
TK 18 với tư cách là quyền dân sự dùng để chỉ
quyền tài sản.
Thuật ngữ QSHTT xuất hiện vào những năm 50 của TK
20 tại các quốc gia Châu Âu.

7


1.2. Đặc điểm, phân loại
Pháp luật Việt Nam không định nghĩa trực tiếp thế nào là
SHTT.
Tại khoản 1 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam sửa đổi chỉ giải thích dựa trên
phân loại, cụ thể: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân
đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng.
Quyền
SHTT

Quyền tác giả
và quyền liên
quan

Quyền
sở hữu công

nghiệp

Quyền đối với
giống cây
trồng

8


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ

9


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ

10


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Thứ nhất, việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ
thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng
những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành
quyền sở hữu ₫ộc quyền trong một thời hạn nhất định.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên “hữu hình hơn
một chút” bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền.

11



1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Thứ hai, trên thực tế, tài sản trí tuệ có thể được
sao chép và lan truyền vô hạn trong không gian và
thời gian mà con người khó có thể kiểm soát hết
được.
Theo báo cáo tổng hợp về tình trạng vi phạm quyền
tác giả năm 2005 của Tổ chức Tài sản Trí tuệ Thế
giới
(IIPA-International
Intellectual
Property
Alliance), Việt Nam được xếp hạng là một trong
những quốc gia có tỉ lệ vi phạm quyền tác giả cao,
đứng thứ hai thế giới.

12


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Thứ hai, trên thực tế, tài sản trí tuệ có thể được
sao chép và lan truyền vô hạn trong không gian và
thời gian mà con người khó có thể kiểm soát hết
được.
Theo số liệu năm 2007 của Cục bản quyền tác giả
Văn học – Nghệ thuật, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở
Việt Nam rất cao (88%). Trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của
Việt Nam ở mức 85% trong năm 2009 theo đánh giá
của BSA (Liên minh phần mềm doanh nghiệp) và
IDC (hãng nghiên cứu thị trường).

13


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Thứ ba, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của việc sử dụng Internet
trong thương mại điện tử, trong môi trường kinh doanh trực
tuyến, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong thành công của một công ty thương mại điện tử.
Trong thời đại điện tử số lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học được số hóa ngày càng nhiều.

14


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
Do dạng tài liệu số có thể sao chép một cách đơn
giản, nhanh chóng và dễ dàng phát tán qua mạng
Internet, dễ dàng lưu trữ nên cần phải có những quy
định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
nhằm ngăn chặn các hành vi sử dụng các biện pháp
kỹ thuật, công nghệ để xâm phạm đảm bảo cho
công chúng có thể được hưởng các quyền truy cập
giống như với thông tin dạng in, vừa đảm bảo tuân
thủ vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

15


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Thứ tư, trong quá trình hội nhập quốc tế, tài sản sở

hữu trí tuệ có vai trò ảnh hưởng rất lớn đối với sự
phát triển của doanh nghiệp.
Quyền sở hữu trí tuệ là sự thừa nhận pháp lý đối với
tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, đem lại lợi ích hợp
pháp cho doanh nghiệp, tạo dựng được vị trí vững
chắc trên thị trường, hạn chế hành vi sao chép, bắt
chước của đối thủ cạnh tranh hoặc có quyền yêu
cầu đối thủ bồi thường khi bị xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ.

16


1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
- Thứ năm, mục đích của bảo hộ sở hữu trí tuệ là
cho đến cùng là phát triển xã hội.
Trong khi để tạo ra một kỹ thuật mới, sáng tác một
tác phẩm cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền
bạc thì đánh cắp sản phẩm hay bắt chước kỹ thuật
lại không cần nhiều thời gian và tiền bạc.

17


1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ

18


1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ
Thế giới (WIPO) là một
tổ chức quốc tế có mục
đích giúp đỡ nhằm đảm
bảo rằng quyền của
người phát minh và chủ
sở hữu tài sản trí tuệ
được bảo hộ trên toàn
thế giới và rằng các nhà
phát minh và tác giả
được công nhận và
hưởng thành quả từ tài
năng của họ.
19


1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Nguồn gốc hình thành
của Tổ chức Sở hữu Trí
tuệ Thế giới bắt đầu từ
năm 1833 - năm ra đời
của Công ước Pari về
bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệp định quốc tế quan
trọng đầu tiên nhằm
giúp công dân của một
nước có được sự bảo hộ
ở nước ngoài đối với các
sáng tạo trí tuệ của họ
dưới hình thức các
quyền sở hữu trí tuệ.


20


1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Công ước Berne về quyền tác giả:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia
- Nguyên tắc bảo hộ tự động
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập
Ngày 26 tháng 7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã
nộp văn kiện gia nhập Công ước Berne. Công ước Berne
có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 26 tháng 10 năm
2004.

21


1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Hiệp ước hợp tác sáng
chế PCT:
- Tạo điều kiện cho việc nộp
đơn đăng ký ở nhiều nước
- Chỉ quy định nộp đơn quốc
tế, không cấp bằng độc quyền
sáng chế.

Nguồn ảnh: Wikipedia tiếng Việt
22



1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về nhãn
hiệu:
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ nhãn hiệu ở các thị
trường xuất khẩu thông qua một thủ tục đơn giản, nhanh và tiết
kiệm chi phí:
- Nộp đơn tập trung
- Quản lý tập trung

23


1.4. Tổ chức WIPO và các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ
Hiệp định TRIPS/WTO (1994):
- Quy định các điều kiện bảo hộ tối thiểu, mở rộng so với công
ước Paris và Berne.
- Mang tính bắt buộc.
- Có các quy định về thực thi quyền.

24


1.5. Giới thiệu chung về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và quản lí
Nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

25


×