Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.75 KB, 18 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
NSNN là một phạm trù kinh tế lịch sử, luôn gắn liền với sự xuất hiện và
phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ trong các phương thức sản xuất của nhà
nước.
Luật NSNN số 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 quy định:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
1
NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, là bảng cân đối thu chi
bằng tiền của nhà nước, là quỹ tiền tệ tập trung, và là yếu tố quan trọng nhất
trong hệ thống tài chính quốc gia.
NSNN được hình thành từ:
• Mọi khoản thuế, phí, lệ phí
• Các khoản thu từ mọi hoạt động kinh tế của nhà nước.
• Các khoản đóng góp tình nguyện của các cá nhân và tổ chức.
• Các khoản vay của Chính phủ.
• Các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN nhằm duy trì và phát triển cuộc sống cộng đồng trong xã hội.
Các khoản chi NSNN bao gồm:
• Chi để duy trì bộ máy nhà nước.
• Chi cho đầu tư phát triển.
• Chi cho các mục tiêu văn hóa, xã hội.
1 Luật Ngân sách nhà nước 2002
• Chi cho quốc phòng.
• Chi trả nợ nước ngoài
• Dự phòng


1.1.2 Giáo dục và giáo dục phổ thông
Giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả các hoạt động hướng vào sự phát
triển và rèn luyện năng lực như tri thức, kỹ năng… và phẩm chất như niềm tin,
đạo đức, thái độ… ở con người để có thể phát triển nhân cách đầy đủ và có giá
trị tích cực đối với xã hội.
Giáo dục là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch
nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Nhằm đáp ứng những mục tiêu, quan điểm về giáo dục của Chính phủ
trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi một quốc gia đều có một hệ thống giáo dục
quốc dân riêng. Ở nước ta để đáp ứng yêu cầu về GD - ĐT trong thời kỳ đổi
mới đất nước, hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo Luật giáo dục năm
1998 quy định tại điều 6 như sau:
• Giáo dục mầm non: nhà trẻ, mẫu giáo.
• Giáo dục phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
• Giáo dục nghề nghiệp: trung học chuyên nghiệp, chuyên nghiệp dạy
nghề.
• Giáo dục đại học: cao đẳng, đại học.
• Giáo dục sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ.
Như vậy GDPT là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia. GDPT
giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách, trang bị các kỹ năng cơ bản
nhất về khoa học, văn hóa, nghệ thuật… và tri thức, phát triển năng lực cá nhân,
để có thể tiếp tục học lên những bậc học cao hơn, học nghề hoặc đi vào cuộc
sống lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hệ thống GDPT ở Việt Nam được chia làm 3 cấp như sau:
Bảng 1.1 – Hệ thống GDPT ở Việt Nam
Cấp học Đặc điểm Mục tiêu
Tiểu học
Thời gian học: 5 năm, từ lớp
1 – 5,
ở độ tuổi từ 6 – 11

Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, cùng
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.
THCS
Thời gian học: 4 năm, từ lớp
6 – 9,
ở độ tuổi từ 11 – 15
Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục tiểu học, có trình độ học tiếp lên THPT.
THPT
Thời gian học: 3 năm, từ lớp
10 – 12, ở độ tuổi từ 15 – 18
Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của
THCS, hoàn thiện trình độ phổ thông, hướng nghiệp để tiếp
tục học lên trình độ cao hơn, hoặc đi vào cuộc sống lao
động.
Nguồn: Bộ GD - ĐT
1.1.3 Vai trò của giáo dục phổ thông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Giáo dục nói chung và GDPT nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong sự phát triển KT - XH. Tại các quốc gia trên thế giới, sự nghiệp giáo dục
luôn luôn được đặt lên hàng đầu, quốc gia nào có nền giáo dục phát triển thì
quốc gia đó sẽ có nguồn nhân lực lao động dồi dào và có chất lượng cao.
Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, xu hướng quốc tế hóa toàn cầu, vì
vậy để phát triển KT - XH thì phải phát triển sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là
phát triển sự nghiệp GDPT. GDPT khi đó sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đây chính là chìa
khóa thành công để mở cánh cửa bước vào tương lai, từ đó nâng cao khả năng
hội nhập với khu vực và trên toàn thế giới.
Vai trò của GDPT đối với sự phát triển KT - XH:
• GDPT giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn

nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
• GDPT không những cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế mà
còn có vai trò quan trọng trong việc tìm, tuyển chọn và bồi dưỡng nhân tài để
phát triển khoa học công nghệ.
• GDPT không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển KT -
XH.
• GDPT có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ
trẻ của một dân tộc. GDPT chuyển giao các giá trị văn hóa, các nguyên tắc ứng
xử, các chuẩn mực của xã hội và của con người cho các thế hệ sau.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục Việt Nam đã chỉ rõ:
“GDPT là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc.
Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, đồng
thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công
nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và
tăng cường quốc phòng”.
2
2 Nghị quyết của Bộ Chính trị
1.2 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông
1.2.1 Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông
Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT là một khoản chi mang tính chất tiêu dùng
xã hội, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng là một khoản chi mang tính
tích lũy và là nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Vai trò của chi NSNN cho sự nghiệp GDPT được thể hiện qua một số nội
dung sau:
• Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT là một khoản chi quan trọng của chi
NSNN cho GD - ĐT, có tính chất định hướng cho sự tồn tại và phát triển của hệ
thống giáo dục.
• Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích
sự đóng góp xây dựng, sửa chữa trường lớp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức
xã hội và tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân

dân cùng làm” đảm bảo ổn định đời sống giáo viên, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
• Chi NSNN cho sự nghiệp GDPT hàng năm đã góp phần định hướng sắp
xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường lớp, khuyến khích phát triển giáo dục
ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.
Phát triển GDPT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người –
yếu tố quan trọng để phát triển xã hội bền vững và là yêu cầu của đất nước trong
giai đoạn hiện nay. Như vậy, chi NSNN cho sự nghiệp GDPT chính là hoạt
động đầu tư cho tương lai có hiệu quả nhất trong xã hội.
1.2.2 Các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phổ thông
Quá trình giáo dục là một quá trình sản xuất đặc biệt để tạo ra những sản
phẩm hàng hóa đặc biệt. Trong đó bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào như vốn,
lao động, tri thức… được kết hợp hiệu quả để tạo ra những sản phẩm sống có trí
lực, thể lực, góp phần phát triển KT - XH.
Do đó nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục không phải đòi hỏi tính toán
lỗ lãi ngay sau mỗi chu kỳ sản xuất mà đòi hỏi mang lại hiệu quả trên phạm vi
toàn xã hội. Hiệu quả này được xác định khi những sản phẩm của giáo dục đi
vào cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển KT - XH của đất nước một cách bền
vững và toàn diện.
Nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục nói chung và đầu tư cho GDPT
nói riêng được hình thành từ những nguồn vốn sau:
1.2.2.1 Nguồn vốn NSNN
NSNN là nguồn vốn chủ đạo bao gồm nguồn vốn từ ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương (tỉnh, Thành phố, quận, huyện, xã, phường) và các
chương trình mục tiêu quốc gia được ưu tiên trong cơ cấu vốn NSNN hàng năm.
NSNN là nguồn tài chính cơ bản, quan trọng trong việc duy trì sự ổn định
và phát triển của hệ thống giáo dục nói chung và GDPT nói riêng theo phương
hướng, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Nguồn vốn NSNN chi cho GDPT nhằm giải quyết những vấn đề thuộc

chính sách xã hội trong giáo dục như quyền lợi cho giáo viên, học sinh vùng
sâu, vùng xa, dân tộc ít người, con em những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
gia đình chính sách…
Nguồn NSNN chi cho GDPT còn dùng để đảm bảo thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia về giáo dục: chương trình phổ cập giáo dục tiểu học,
xóa mù chữ, chương trình tăng cường cơ sở vật chất, chương trình bồi dưỡng
giáo viên…
1.2.2.2 Nguồn thu để lại
Đây là nguồn thu đóng vai trò quan trọng đối với NSNN để phát triển hệ
thống GDPT công lập.
Nguồn thu để lại bao gồm: nguồn thu từ học phí chiếm 60 – 70% tổng số
nguồn thu bên ngoài NSNN và các nguồn thu khác.
1.2.2.3 Nguồn vốn đóng góp của nhân dân
Chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã
huy động được sự tham gia đóng góp của toàn xã hội. Việc đóng góp này tạo
điều kiện để xã hội cơ sở hạ tầng trường lớp ở các cấp học của hệ thống GDPT
như: tiểu học, THCS, THPT.
Xã hội hóa GDPT tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình hoạt động giáo
dục, phương thức hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.2.2.4 Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Đây là nguồn vốn đầu tư có tính chất quan trọng cho phát triển GDPT, do
các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước đầu tư, viện trợ phát triển không hoàn
lại, hoặc các khoản vốn vay của nước ngoài cho GDPT.
1.2.2.5 Các nguồn vốn đầu tư khác
Các nguồn vốn khác như vốn từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học,
các quỹ học bổng phát triển cho GDPT tại một số doanh nghiệp…
1.2.3 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phổ thông
Chi NSNN cho GDPT là một quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo
hình thức không hoàn trả trực tiếp, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển sự
nghiệp giáo dục theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

×