Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BC calino cải tiến phong tru tuyen trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.81 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA THUỐC CALINO 657 CẢI TIẾN ĐỐI PHÓ VỚI
TUYẾN TRÙNG GÂY BỆNH CHẾT CHẬM TRÊN CÂY HỒ TIÊU
Bùi Văn Thọ
Trung tâm nghiên cứu cây quả miền Đông Nam bộ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ tiêu hay tiêu (Piper nigum L.) là cây công nghiệp quan trọng và có giá trị
xuất khẩu cao trên thế giới. Hiện nay, cả nước có khoảng 120.000 ha trồng hồ tiêu,
được trồng nhiều ở các tỉnh BÀ Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng
Nai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai, Quảng Trị (Niêm giám thống thế sơ bộ năm 2016).
Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu tại tất cả các vùng trông tiêu chính trong cả nước hiện
đang chịu tổn thất đáng kể do bị bệnh vàng lá chết chậm mà một trong những nguyên
nhân gây bệnh chủ yếu là tuyến trùng nốt sừng Meloidogyne (Đào Thị Lan Hoa và cs,
2003; Trinh, 2010; Trần Văn Khởi, 2014).
Meloidogyne là nhóm tuyến trùng phân bố rộng khắp thế giới, kí sinh trên
nhiều loại cây trồng ở các vùng khí hậu khác nhau và gây thiệt hại nặng về mặt kính
tế cho người trồng cây hồ tiêu (Trinh, 2010; Kosky và cs, 2005). Biện pháp phòng trừ
tuyến trùng chủ yếu hiện nay là sử dụng một số loại thuốc hoá học đặc hiệu. Việc sử
dụng thuốc hoá học liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, mất cần bằng hệ sinh
thái, ảnh hưởng tới môi trường và tôn dư thuốc trong nông sản. Để phòng trừ tuyến
trùng hiệu quả góp phần phát triển bền vững sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của nước
ta. Cùng với bảo vệ hệ sinh thái và môi trường chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh
giá hiệu lực của các phân Canilo 657 cải tiến trên diện rộng.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu
-

Địa điểm: Trên vườn tiêu thuộc xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu, trong khu vực và trên vườn đang bị tuyến trùng và bệnh chết nhanh.

-


Thời gian: Tháng 8/2017 - 3/2018

-

Vườn tiêu: Giống Vĩnh Linh, 6 năm tuổi. Diện tích 1000 m2.

-

Đối tượng khảo nghiệm: Tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne.

-

Phân sử dụng: Calino 657 cải tiến, calino 657.

-

Dụng cụ phục vụ thí nghiệm: Thẻ đeo, bao nilon, giấy dán, máy chụp hình,
kính hiển vi, kính soi nổi, cân điện tử, dụng cụ lấy mẫu đất, rễ, phễu lọc, rây
lọc, giấy lọc, đĩa petri và một số dụng cụ phương tiện khác tại phòng thí
nghiệm của Trung tâm Nghiên Cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ.

2.2 Phương pháp
Thí nghiệm được bố trí dưới dạng khảo nghiệm diện rộng. Mỗi nghiệm thức 25
trụ tiêu. Các điều kiện trồng trọt như đất đai, phân bón, khoảng cách cây, chế độ chăm
sóc… được tiến hành đồng đều trên mọi ô khảo nghiệm và phù hợp với tập quán canh
tác của địa phương.
Nghiệm thức thí nghiệm:
Bảng 1: Nghiệm thức thí nghiệm
1



Nghiệm thức

Liều lượng
(kg/ha)

Số lần xử ly

50

Lần 1: thời điểm giữa mùa mưa ngày 15 tháng 8
Lần 2: 30 ngày sau khi xử lý lần 1

Calino 657 cải
tiến

50

Lần 1: thời điểm giữa mùa mưa ngày 15 tháng 8
Lần 2: 30 ngày sau khi xử lý lần 1

Marshal 5G
(Carbosulfan 5%)

Theo
khuyến cáo
trên bao bì.

Calino 657


Không xử lý (Đối
chứng)

Xử lý 1 lần bằng Marshal 5G vào thời điểm giữa
mùa mưa ngày 15 tháng 8 năm 2017.
Không xử lý

2.3 Phương pháp thực hiện
Xử lý phân Calino 657 cải tiến hai lần, vào giữa mùa mưa ngày 15 tháng 8 năm
2017 và lần 2 sau đó 30 ngày (ngày 14 tháng 9 năm 2017). Vườn cây được bón phân
và chăm sóc theo quy trình trồng và chăm sóc hồ tiêu do Bộ NN&PTNT ban hành
05/03/2015.
2.4 Chỉ tiêu theo dõi
 Mật số tuyến trùng ký sinh trong đất ở các thời điểm trước và sau 30 ngày mỗi
đợt xử lý thuốc.
 Đánh giá mức độ u sung trên rễ ở các thời điểm trước và sau 30 ngày mỗi đợt
xử lý thuốc.
 Mức độ vàng lá do bệnh chết chậm ở các thời điểm trước và sau 30 ngày mỗi
đợt xử lý thuốc.
 Ảnh hưởng của thuốc đối với cây tiêu ở các thời điểm 5 ngày, 10 ngày và 15
ngày sau mỗi lần xử lý thuốc.
 Chỉ tiêu năng suất.
2.5 Phương pháp đánh giá
 Mỗi ô theo dõi chọn 5 trụ cố định, mỗi trụ chọn 3 điểm quanh tán cây cách gốc
25-30cm, sâu 20cm; tại mỗi điểm thu 5g rễ và 500g đất, các mẫu thu được trên mỗi ô
cho kết quả đánh giá mật độ tuyến trùng và đánh giá mức độ u sung trên rễ.
 Để xác định mật số, tuyến trùng trong đất được lọc bằng phương pháp phễu lọc
Berman có cải tiến. Cân 50g đất cho vào rây có đường kính 20 cm, bên trong rây đặt
vải lọc hoặc lớp giấy ăn mỏng, đặt rây lên trên đĩa sâu lòng có kích thước lớn hơn rây,
không cho đất và tàn dư thực vật rơi xuống đĩa, cho nước vào, giữ mực nước cho ngập

1/2 chiều cao rây. Các loài tuyến trùng sẽ di chuyển qua màng lọc và rớt xuống đĩa.
Thời gian lọc là 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ phòng. Khi đã đủ thời gian, bỏ rây ra khỏi
đĩa. Dùng kính hiển vi và kính soi nổi để xác định mật số tuyến trùng.
 Đánh giá mức độ u sung trên rễ tiêu theo thang điểm 0-10. Sưng rễ đã được
đánh giá bằng cách kiểm tra sự hiện diện của u sưng rễ. Chỉ số sưng rễ được tính dựa
trên tỷ lệ phần trăm của rễ bị u sưng:
0 = 0% rễ bị u sưng
2


1 = 10 rễ bị u sưng
2 = 20% rễ bị u sưng
3 = 30% rễ bị u sưng
4 = 40% rễ bị u sưng
5 = 50% rễ bị u sưng
6 = 60% rễ bị u sưng
7 = 70% rễ bị u sưng
8 = 80% rễ bị u sưng
9 = 90% rễ bị u sưng
10 = 100% rễ bị u sưng; không có rễ
-

Đánh giá tỷ lệ phần trăm lá vàng tại thời điểm trước xử lý, 30, 60, 90, 120, 150
và 180 ngày sau khi xử lý. Mỗi nghiệm thức chọn 5 trụ tiêu theo dõi chỉ tiêu
vàng lá. Tỷ lệ cây vàng lá (%): số cây vàng lá/số cây điều tra x 100.

 Đánh giá mức độ vàng lá do bệnh chết chậm qua thang phân cấp sau:
Tỷ lệ cây vàng lá (%): số cây vàng lá/số cây điều tra x 100. Đánh giá mức độ
vàng qua thang 1-10.
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc đối với cây tiêu theo thang:

Độ 1: Cây khỏe mạnh không có biểu hiện ngộ độc
Độ 2: Ngộ độc nhẹ, cây giảm sinh trưởng nhẹ
Độ 3: Ngộ độ nhẹ có thể quan sát thấy bằng mắt thường
Độ 4: Biểu hiện ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng năng suất
Độ 5: Cây có biểu hiện ngộ độ nặng, còi cọc, ảnh hưởng đến năng suất
Độ 6-9: triệu chứng ngộ độc tăng dần hoặc cây chết
 Chỉ tiêu năng suất (năng suất/ trụ tiêu): năng suất hạt tiêu khô (kg/trụ).
 Số liệu của các thí nghiệm được xử lý thống kê bằng cách phân tích phương sai
(ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức, được kiểm định
Duncan ở mức ý nghĩa P < 0,05. Phần mềm hỗ trợ xử lý thống kê là SAS 9.1.
Tính hiệu lực phòng trừ theo công thức Hendesson – Tilton.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mật số tuyến trùng ky sinh trong đất
Trước khi xử lý, tất cả mẫu đất đều có tuyến trùng ở mật số từ 44 - 53 cá thể
trong 100 g đất. Sau xử lý, mật số tuyến trùng có xu hướng giảm ở các nghiệm thức
xử lý Calino 657 cải tiến, Calino 657, Marshal 5G và tăng ở nghiệm thức đối chứng.
Hiệu lực cao nhất ở nghiệm thức Calino 657 cải tiến hiệu lực thuốc 14,70% đạt cao
nhất; theo sau là nghiệm thức Marshal 5G, hiệu lực đạt 13,33% và thấp nhất là Calino
657, hiệu lực đạt 13,29%. Ở 30 ngày sau xử lý lần 2, mật độ tuyến trùng có thay đổi.
Hiệu lực cao nhất ở nghiệm thức Calino 567 cải tiến đạt cao nhất 17,02%; theo sau là
nghiệm thức Calino 657, hiệu lực đạt 16,98% và thấp nhất là nghiệm thức Marshal
5G, hiệu lực đạt 11,36%.
Kết quả cho thấy phân Calino 657 cải tiến và Calino 657 có hiệu quả trong
phòng trừ tuyến trùng, mật số tuyến trùng giảm dần qua các lần xử lý.
3


Bảng 2: Hiệu lực và mật độ tuyến trùng trong 100 g đất
30 ngày sau xử lý lần 1
Mật độ

Hiệu lực

30 ngày sau xử lý lần 2
Mật độ
Hiệu lực

Nghiệm Thức

Trước xử lý
1 ngày

Calino 657 cải tiến

47

41a

14,70

39a

17,02

Calino 657

53

47a

13,29


44a

16,98

Marshal 5G

44

39a

13,33

39a

11,36

Không xử lý (Đ/C)

44

45a

-

44a

-

19,83


21,62

CV (%)

15,75

Ghi chú: Trong cùng một cột các trung bình khác mẫu tự theo sau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê ở
mức 5%.

3.2 Mức độ u sưng trên rễ
Trước khi xử lý, tất cả mẫu rễ đều có mức độ u sưng rễ từ mức độ 3 đến mức
độ 5. Sau xử lý, mức độ u sưng rễ có xu hướng giảm ở các nghiệm thức xử lý Calino
657 cải tiên, Calino 657, Marshal 5G và tăng ở nghiệm thức đối chứng. Hiệu lực cao
nhất ở nghiệm thức Calino 657 cải tiến hiệu lực thuốc 36,51% đạt cao nhất; theo sau
là nghiệm thức Calino 657, hiệu lực đạt 32,03% và thấp nhất là Marshal 5G, hiệu lực
đạt 26,80%. Ở 30 ngày sau xử lý lần 2, hiệu lực cao nhất ở nghiệm thức Calino 567
cải tiến đạt cao nhất 44,97%; theo sau là nghiệm thức Calino, hiệu lực đạt 37,25% và
thấp nhất là nghiệm thức Marshal 5G, hiệu lực đạt 16,34%.
Kết quả cho thấy phân Calino 657 cải tiến và Calino 657 có hiệu qủa làm giảm
mức độ u sưng rễ cây tiêu.
Bảng 3: Hiệu lực và mức độ u sung trên rễ cây tiêu
30 ngày sau xử lý lần 1
Mức độ
Hiệu lực

30 ngày sau xử lý lần 2
Mức độ
Hiệu lực


Nghiệm Thức

Trước xử lý
1 ngày

Calino 657 cải tiến

4,2

3b

36,51

2,6b

44,97

Calino 657

3,4

2,6b

32,03

2,4b

37,25

Marshal 5G


3,4

2,8b

26,80

3,2ab

16,34

Không xử lý (Đ/C)

3,2

3,6a

-

3,6a

-

18,72

12,54

CV (%)

18,82


Ghi chú: Trong cùng một cột các trung bình khác mẫu tự theo sau có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê ở
mức 5%.

3.3 Tỷ lệ trụ tiêu bị vàng lá
Bảng 4: Tỷ lệ trụ tiêu bị vàng lá và mức độ vàng lá của các nghiệm thức
Nghiệm
Thời điểm theo dõi
Thức Trước 30
60 ngày
90 ngày 120 ngày 150 ngày 180 ngày
xử lý ngày
4


Mức
độ
Calino
657 cải
tiến

Mức Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ Mức Tỷ Mức
độ
lệ
độ
lệ
độ
lệ
độ
lệ

độ
lệ
độ

1

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

Calino
657


1

1

0

1

0

1

0

1

0

1

0

1

Marshal
5G

1


1

0

1

0

1

0

3

20

4

20

5

1

1

0

1


0

1

0

3;4

40

4;5

40

5;5

Không
xử lý
(Đ/C)

Chú thích: Mức độ vàng lá đánh giá theo thang điểm 1-10, trong đó 1 là xanh tốt và
10 là lá vàng, rụng lá, còi cọc đến chết.
Các trụ tiêu ở các nghiệm thức Calino 567 cải tiến, Calino 657 các thời điểm
theo dõi và tới thời điểm này cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, không có
trụ tiêu bị vàng lá.
Ở nghiệm thức xử lý thuốc Marshal 5G, có 1 cây trên tổng số 5 cây điều tra thí
nghiệm chiếm 20% có dấu hiệu vàng lá, từ thới điểm 120 ngày sau khi xử lý lần 1.
Mức độ vàng lá nhẹ là ở mức độ 3. Ở thời điểm 150 ngày và 180 ngày sau khi xử lý
lần 1 có 1 cây trên tổng số 5 cây điều tra thí nghiệm chiếm 20% có dấu hiệu vàng lá
nhưng mức độ vàng lá có tăng lên mức độ 5.

Ở nghiệm thức đối chứng không xử lý, ở thời điểm 120 ngày sau xử lý lần 1 có
2 cây trên tổng số 5 cây điều tra thí nghiệm chiếm 40% cây có dấu hiệu vàng lá. Mức
độ vàng lá nhẹ là ở mức độ 3 và 4. Nhưng ở thời điểm 150 ngày sau xử lý lần 1 có 2
cây trên tổng số 5 cây điều tra thí nghiệm chiếm 40% cây có dấu hiệu vàng lá với mức
độ tặng lên. Mức độ vàng lá ở mức độ 4 và 5. Ở thời điểm 180 ngày sau xử lý lần một
1 có 2 cây trên tổng số 5 cây điều tra thí nghiệm chiếm 40% cây có dấu hiệu vàng lá
với mức độ tặng lên. Mức độ vàng lá ở mức độ 5 và 5.
3.4 Mức độ ảnh hưởng của phân đối với sinh trưởng cây tiêu
Qua theo dõi mức độ ảnh hưởng của phân đối với cây tiêu qua hai lần xử lý
thuốc cho thấy phân Calino 657 cải tiến và Calino 657 không gây độc cho cây tiêu,
các trụ tiêu của các nghiệm thức xử lý vẫn sinh trưởng, phát triển mạnh và tốt hơn cấc
nghiệm thức không sử dụng phân, không có bất kỳ biểu hiện ngộ độc của phân đối với
cây tiêu. Thêm vào đó, một số trụ tiêu có biểu hiện lá xanh tươi, cây sinh trưởng và
phát triển tốt hơn, có sức sống hơn so với trước khi sử dụng và so với đối chứng.
Bảng 5. Mức độ ảnh hưởng của phân Calino đối với cây tiêu

5


Số ngày sau xử lý 1

Số ngày sau xử lý lần 2

Nghiệm Thức
5 ngày

10
ngày

15

ngày

5 ngày

10
ngày

15 ngày

Calino 657 cải
tiến

1

1

1

1

1

1

Calino 657

1

1


1

1

1

1

Ghi chú: Độ độc tính theo cấp từ 1 đến độ 9 với 1 là bình thường và 9 là vàng rụng lá hoặc
chết.

3.5 Năng suất hạt khô
Năng suất tiêu khô của các nghiệm thức từ 1,7- 2,4 kg/trụ. Các nghiệm thức xử
lý Calino 657 cải tiến và Calino 657 năng suất cao hơn đối chứng. Cao nhất là nghiệm
thức Calino 657 cải tiến, đạt trung bình 2,28 kg/trụ, đạt 123,91 % so đối chứng,
nghiệm thức Calino 657, đạt trung bình 2,24 kg/trụ, đạt 121,74 % so đối chứng (bảng
5).
Bảng 5: Năng suất trung bình hạt tiêu khô (kg/trụ tiêu) trên các nghiệm thức
Nghiệm Thức

Năng suất hạt tiêu khô
kg/trụ tiêu

So với đối chứng (%)

Calino 657 cải tiến

2,28b

123,91


Calino 657

2,24b

121,74

Marshal 5G

1,90a

-

Không xử lý (Đ/C)

1,84a

-

CV (%)

4,17

4. Kết luận và đề nghị
4.1 Kết luận
Calino 657 cải tiến và Calino 657 sử dụng với lượng từ 50g/trụ tiêu có hiệu lực
đối với tuyến trùng ký sinh trong đất và rễ gây bệnh chết chậm trên cây tiêu. Trong
đó, hiệu lực cao khi được áp dụng ở liều lượng 50g/trụ Calino 657 cải tiến làm giảm
số trụ tiêu bị vàng lá, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, cho năng suất cao hơn
so với đối chứng không sử dụng phân và không gây ngộ độ cho cây tiêu.

4.2 Đề nghị
Nên sử dụng phân Calino 657 cải tiến và Canilo 657 ở liều lượng 50g/trụ tiêu.
Cần tiếp tục triển khai các mô hình áp dụng Calino 657 cái tiến và Canilo 657
đối phó với tuyến trùng ký sinh gây bệnh chết chậm trên tiêu ở các vùng trồng khác
nhau và cần lặp lại qua các năm khác nhau.
6


Tài liệu tham khảo
1.

2.

Bộ NN&PTNT (2010) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình giám định
tuyến trùng Dityenchus dipsaci (Kuhn, 1857) Filipjev, 1936 và Ditylenchus
destructor Thorne, 1945 là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam. QCVN
01-34: 2010/BNNPTNT.
Diệp Đông Tùng, Nguyễn Xuân Niệm, Chu Hữu Tín (1999) Điều tra-giám định
một số sâu bệnh hại chính trên cây tiêu tại Phú Quốc. Tạp chí Bảo vệ Thực vật,
số 6, 20-23.

3.

Đỗ Duy Cường và Dương Đức Hiếu (2009). Khả năng kiểm soát tuyến trùng
bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm Nemaitb ở nhà lưới và bước đầu thử nghiệm
tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

4.

Drenth A., and Sendall B. (2001). Practical guide to detection and identification

of Phytophthora. Version 1.0. CRC for Tropical Plant Protection Brisbane,
Australia.

5.

Lê Văn Trịnh, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thu Hà, Phùng Thị Hoa (2011). Một số
kết quả nghiên cứu phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm
bệnh vùng rễ hồ tiêu. Hội nghị Khoa học và công nghệ toàn quốc về BVTV lần
thứ 3.

6.

Meghwall M., Goswami T.K., (2012), Chemical composition, nutritional,
medicinal and functional properties of black pepper: A review. Journal of
Nutrition & Food Sciences,1: 172.
Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh (1993) Phương pháp tách tuyến trùng
mới từ đất và mô thực vật. Những thành tựu KHKT áp dụng vào sản xuất. Trung
tâm KHTN&CNQG 1, Hà Nội, 41 – 45.
Trần Văn Khởi, 2014. Hội nghị “Thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai các
mô hình phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu”. Từ
/>
7.

8.

9.

Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Tăng Tôn (2011). Nghiên cứu thành phần và mật số
tuyến trùng gây hại trên cây hồ tiêu tại Cam Lộ, Quảng Trị. Tạp chí Khoa học,
Đại học Huế, số 67, 2011.


10.

Phan Hà (2014) Xuất khẩu hồ tiêu đạt mức kỷ lục. Cổng thông tin điện tử tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu. Từ />Bà Rịa, ngày 12 tháng 04 năm 2018

7



×