Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Cá hồng bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.18 KB, 35 trang )

Cá hồng bạc: Giống nuôi mới
04/02/2009
Cá hồng bạc là một trong những loài cá nuôi truyền thống
ở các nước Đông Nam Á và một số nước ven biển Thái
Bình Dương, Trung Mỹ… Cá hồng bạc có tên khoa học là
Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775 thuộc họ cá
Hồng: Lutjanidae.
Đây là loài cá có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ
nuôi, ít bị bệnh, nguồn thức ăn rẻ tiền dễ tìm, thịt thơm ngon
có giá trị xuất khẩu, được thị trường thế giới ưa chuộng nhất là
thị trường châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo…
Cá hồng bạc phân bố trên khắp vùng biển của nước ta, chúng
sống ở độ sâu từ 10 – 120m nước, nhiệt độ 16-33 oC, sinh
trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-33oC, tốt nhất 27-30oC.
Trong thời kì cá còn nhỏ chúng sống chủ yếu ở vùng nước lợ
cửa sông và rừng ngập mặn nơi có độ sâu 0,3-0,4m, độ mặn
lớn hơn 15ppt. Khi cá sắp trưởng thành chúng di cư dần ra
vùng xa bờ, nước sâu nơi có đáy rạn đá san hô, nền đáy cứng,
có nhiều rong biển, độ mặn cao 30-35ppt, độ pH ổn định lớn
hơn 7,5, ta có thể tìm thấy những con trưởng thành ở vùng biển
có độ sâu lớn hơn 100m nước.
Cá hồng bạc có thân hình bầu dục dài, dẹp bên, viền lưng
cong, đều, viền bụng từ mép miệng dưới đến hậu môn gần như
thẳng. Đầu lớn vừa, mặt lưng hơi lõm ở phía mắt, chiều dài
thân bằng 2,7 lần chiều cao và bằng 2,4 lần chiều dài đầu.
Mõm dài nhọn, miệng rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên. Thân
phủ vẩy lược lớn, có mầu hơi đỏ hồng tía, bụng có mầu trắng
xám bạc. Đây là loài cá dữ ăn thịt, thích bắt mồi sống, thức ăn


chủ yếu là các loại cá nhỏ, giáp xác và các loại động vật không


xương sống khác.
Trong điều kiện nuôi thương phẩm có thể cho cá ăn tạp, thức
ăn chế biến dạng viên, thức ăn tổng hợp. Cá hồng bạc là loại có
tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, kích thước bình thường
40-80cm, tối đa có thể đạt 1,5m chiều dài, khối lượng cơ thể
lớn nhất 8-10kg/con và đạt độ tuổi lớn nhất là 18 tuổi. Trong
điều kiện nuôi nhân tạo, cá mới nở có chiều dài 1,56-1,87mm,
sau 30-40 ngày đạt chiều dài 2,5-3cm, đạt khối lượng 7,5g/con,
sau 10 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khoảng 1kg/con với mật
độ nuôi 90 con/m2, tỷ lệ sống đạt trên dưới 90%. Cá hồng bạc
ngoài tự nhiên có sức sinh sản 1-2 triệu trứng/cá cái/lần đẻ.
Trong điều kiện cho sinh sản nhân tạo, khi cho sinh sản bằng
phương pháp kích thích sinh thái trong bể bê tông đối với cá có
trọng lượng từ 4-7kg/con, cỡ 4-5 tuổi, tỷ lệ đực cái là 1,5:1 thì
số lượng trứng đẻ ra được 0,1 triệu trứng/1kg cá cái/ngày, khi
cho sinh sản bằng phương pháp tiêm hormone đối với cá có
trọng lượng từ 3-7kg/con thì số lượng trứng cá đẻ ra từ 0,150,25 triệu trứng/kg cá cái/ngày. Thời gian sinh sản của cá hồng
bạc từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, chúng thường đẻ từ 1-4h
sáng. Trên thị trường hiện nay giá của 1kg cá hồng bạc thương
phẩm dao dộng từ 80-100 nghìn.
Trong những năm vừa qua việc nghiên cứu cá hồng bạc ở nước
ta còn rất ít, mặc dù loài này đã được sản xuất giống nhân tạo,
nuôi thương phẩm ở nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan,
Đài Loan, Australia… Để từng bước đưa loài cá này trở thành
đối tượng nuôi kinh tế cho các vùng nước ven bờ và lồng nuôi,
đưa ra một giống nuôi mới cho người dân, hiện nay, sau 2 năm
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
cá hồng bạc” do Th.S Nguyễn Địch Thanh, Khoa Nuôi trồng



Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm đã thành
công trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài cá
này, và đây là lần đầu tiên nghiên cứu thành công kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo cá hồng bạc ở Việt Nam.
Đề tài đã sản xuất được hơn 30.000 con đưa ra lồng nuôi
thương phẩm tại Nha Trang, Khánh Hòa. Sự thành công này có
ý nghĩa rất to lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật nghiên cứu sản
xuất giống nhân tạo các loài cá biển kinh tế khác, tạo ra nhiều
sản phẩm và hàng hóa thủy sản xuất khẩu.

ad
Cá hồng bạc: Giống nuôi mới
Cá hồng bạc là một trong những loài cá nuôi truyền
thống ở các nước Đông Nam Á và một số nước ven biển
Thái Bình Dương, Trung Mỹ… Cá hồng bạc có tên khoa
học là Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775 thuộc
họ cá Hồng: Lutjanidae.
Đây là loài cá có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng
nhanh, dễ nuôi, ít bị bệnh, nguồn thức ăn rẻ tiền dễ tìm,
thịt thơm ngon có giá trị xuất khẩu, được thị trường thế
giới ưa chuộng nhất là thị trường châu Á như: Trung
Quốc, Hồng Kông, Singapo… Cá hồng bạc phân bố trên
khắp vùng biển của nước ta, chúng sống ở độ sâu từ 10
– 120m nước, nhiệt độ 16-33oC, sinh trưởng tốt trong
điều kiện nhiệt độ 20-33oC, tốt nhất 27-30oC.


Trong thời kì cá còn nhỏ chúng sống chủ yếu ở vùng
nước lợ cửa sông và rừng ngập mặn nơi có độ sâu 0,30,4m, độ mặn lớn hơn 15ppt. Khi cá sắp trưởng thành
chúng di cư dần ra vùng xa bờ, nước sâu nơi có đáy rạn

đá san hô, nền đáy cứng, có nhiều rong biển, độ mặn cao
30-35ppt, độ pH ổn định lớn hơn 7,5, ta có thể tìm thấy
những con trưởng thành ở vùng biển có độ sâu lớn hơn
100m nước.

Cá hồng bạc có thân hình bầu dục dài, dẹp bên, viền
lưng cong, đều, viền bụng từ mép miệng dưới đến hậu
môn gần như thẳng. Đầu lớn vừa, mặt lưng hơi lõm ở
phía mắt, chiều dài thân bằng 2,7 lần chiều cao và bằng
2,4 lần chiều dài đầu. Mõm dài nhọn, miệng rộng, hàm
dưới dài hơn hàm trên. Thân phủ vẩy lược lớn, có mầu
hơi đỏ hồng tía, bụng có mầu trắng xám bạc. Đây là loài
cá dữ ăn thịt, thích bắt mồi sống, thức ăn chủ yếu là các
loại cá nhỏ, giáp xác và các loại động vật không xương
sống khác.

Trong điều kiện nuôi thương phẩm có thể cho cá ăn tạp,
thức ăn chế biến dạng viên, thức ăn tổng hợp. Cá hồng
bạc là loại có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, kích
thước bình thường 40-80cm, tối đa có thể đạt 1,5m
chiều dài, khối lượng cơ thể lớn nhất 8-10kg/con và đạt
độ tuổi lớn nhất là 18 tuổi. Trong điều kiện nuôi nhân
tạo, cá mới nở có chiều dài 1,56-1,87mm, sau 30-40


ngày đạt chiều dài 2,5-3cm, đạt khối lượng 7,5g/con,
sau 10 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khoảng 1kg/con
với mật độ nuôi 90 con/m2, tỷ lệ sống đạt trên dưới 90%.
Cá hồng bạc ngoài tự nhiên có sức sinh sản 1-2 triệu
trứng/cá cái/lần đẻ.


Trong điều kiện cho sinh sản nhân tạo, khi cho sinh sản
bằng phương pháp kích thích sinh thái trong bể bê tông
đối với cá có trọng lượng từ 4-7kg/con, cỡ 4-5 tuổi, tỷ lệ
đực cái là 1,5:1 thì số lượng trứng đẻ ra được 0,1 triệu
trứng/1kg cá cái/ngày, khi cho sinh sản bằng phương
pháp tiêm hormone đối với cá có trọng lượng từ 37kg/con thì số lượng trứng cá đẻ ra từ 0,15-0,25 triệu
trứng/kg cá cái/ngày. Thời gian sinh sản của cá hồng bạc
từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, chúng thường đẻ từ 14h sáng. Trên thị trường hiện nay giá của 1kg cá hồng
bạc thương phẩm dao dộng từ 80-100 nghìn.

Trong những năm vừa qua việc nghiên cứu cá hồng bạc
ở nước ta còn rất ít, mặc dù loài này đã được sản xuất
giống nhân tạo, nuôi thương phẩm ở nhiều nước trên thế
giới như: Thái Lan, Đài Loan, Australia… Để từng bước
đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi kinh tế cho các
vùng nước ven bờ và lồng nuôi, đưa ra một giống nuôi
mới cho người dân, hiện nay, sau 2 năm thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng
bạc” do Th.S Nguyễn Địch Thanh, Khoa Nuôi trồng


Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm đã
thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân
tạo loài cá này, và đây là lần đầu tiên nghiên cứu thành
công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc ở
Việt Nam.

Đề tài đã sản xuất được hơn 30.000 con đưa ra lồng nuôi
thương phẩm tại Nha Trang, Khánh Hòa. Sự thành công

này có ý nghĩa rất to lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật
nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển kinh
tế khác, tạo ra nhiều sản phẩm và hàng hóa thủy sản
xuất khẩu.
Nông
(2008-12-3

nghiệp

Việt

Nam

Nuôi cá đối mục ở Nam Định - Hướng đi cho
người dân vùng ven biển có thu nhập thấp
Cập nhật : 12/11/2008 10:06

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển với 72 km đường
bờ biển thuộc phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng,
có lợi thế cả 3 vùng nước (ngọt, lợ, mặn) với diện tích
tiềm năng có thể nuôi trồng thuỷ sản là 36.150 ha. Trong


đó, diện tích có thể nuôi nước ngọt 13.500 ha; diện tích
nuôi mặn lợ là 22.650 ha.
Diện tích đã nuôi: đến năm 2007 là 14.300 ha. Trong đó,
nuôi mặn, lợ là 6.600 ha, với 4.300 ha nuôi tôm, 1.000
ha nuôi ngao, 1.300 ha nuôi các đối tượng khác.
Đến nay, con tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở
vùng nước lợ. Toàn tỉnh có gần 2.000 hộ nông dân tham

gia nuôi tôm sú với hàng ngàn lao động. Tổng diện tích
nuôi tôm sú đã lên 4.300 ha. Trong đó diện tích nuôi
tôm thâm canh là 200 ha và bán thâm canh là 750 ha, số
diện tích còn lại là nuôi quảng canh cải tiến.
Những năm qua, con cua vẫn là đối tượng chủ lực thứ
hai sau tôm sú ở vùng nuôi nước lợ, nhưng diện tích
nuôi cua chuyên canh rất ít mà chủ yếu là nuôi luân
canh, xen canh với các đối tượng khác.
Đối tượng thứ ba, thế mạnh của Nam Định là con ngao:
Diện tích nuôi ngao là 1000 ha, lượng giống thả năm
2007 là 800 tấn, trong đó: ngao giống khai thác tự nhiên
và sản xuất nhân tạo tại tỉnh là 350 tấn, giống nhập về là
450 tấn. Năng suất bình quân đạt từ 15 – 20 tấn/ha/năm.
Năm 2008, sản lượng ước đạt trên 15.000 tấn, cao nhất
từ trước tới nay.
Ngoài những con nuôi chủ lực trên, các con nuôi khác
như tôm rảo, tôm chân trắng, cá bớp, cá song, cá vược,
rong câu chỉ vàng… vẫn được duy trì, phát triển cho


năng suất và sản lượng khá cao thì nay có thêm con cá
đối mục.
Ở Việt Nam, cá đối mục phân bố từ Bắc đến Nam, tập
trung nhiều nhất là vùng biển Nam Định. Cá đối mục là
một loại cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, chi phí đầu tư
thấp, thích hợp cho những người nông dân ven biển có
thu nhập thấp. Hiện nay, cá đối mục là đối tượng được
nuôi nhiều ở Philippin, Việt Nam, Trung Quốc, Đài
Loan...
Cá đối mục được nuôi ở vùng ven biển và rộng nhiệt;

chúng sống và sinh trưởng tốt ở môi trường nước lợ,
mặn và có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 30 - 35 độ C,
thích hợp nhất là 12 - 250C. Cá có thân dài, mình tròn,
mắt to và có màng mỡ rất dày. Lưng có màu xanh ô liu,
mặt bên có màu trắng bạc ở phần bụng, chiều dài lớn
nhất lên tới 120cm, thông thường 50cm. Nhu cầu hàm
lượng oxy hòa tan trong nước của cá đối mục không
cao, chỉ cần nước có hàm lượng oxy hòa tan trên 2mg/lít


sống
bình
thường.
Từ thực tế trên người ta không nuôi đơn cá đối mục mà
chúng được nuôi ghép với các đối tượng khác như: cá
hồng mỹ, chim biển vây vàng, cá chẽm, cá măng, tôm…
sẽ cho thu nhập cao hơn. Cá đối mục ăn tạp, thức ăn chủ
yếu là mùn bã hữu cơ. Giá cá đối mục tại nước ta dao
động khoảng 20.000-30.000 đồng/kg. Hiện nay chưa sản
suất được giống, chủ yếu là do bà con thu gom tự nhiên
nhưng. Tại trường Đại học Nha Trang đang triển khai dự
án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá đối mục”, dự


kiến đến cuối năm nay sẽ cung cấp giống cho người
nuôi.
Theo Thông tin KNKNVN

Sóc Trăng: Dịch bệnh tôm diễn biến phức tạp
Cập nhật : 27/05/2009 16:20


Mẫu tôm bị bệnh đốm trắng
Tính đến ngày 27/5/2009, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có trên
1.050 ha tôm thả nuôi bị chết, trong diện tích trên
30.000 ha tôm sú đã thả nuôi của tỉnh, tuy chỉ bằng ¼
diện tích tôm chết năm trước nhưng diện tích tôm chết
chỉ tập trung trong nửa tháng gần đây cho thấy khả năng
những ngày tới diện tích tôm có thể tăng thêm do diễn
biến thời tiết bất lợi, nắng nóng, mưa nhiều đã làm cho
những diện tích tôm mới thả nuôi bị sốc nước, môi
trường nước thay đổi, một số diện tích tôm chết còn do
đã xuất hiện bệnh thân đỏ đốm trắng, phân trắng...
Vĩnh Châu là huyện có diện tích tôm thiệt hại nhiều nhất
với trên 560 ha, các huyện Mỹ Xuyên, Long Phú thiệt
hại từ trên 100 đến 300 ha. Điều đáng lo ngại là hiện
nay là những diện tích tôm bị thiệt hại đang được cải tạo
lại để tiếp tục thả nuôi và bùn, nước được một số hộ thải


ra nguồn nước chung của cộng đồng nên khả năng lây
nhiễm nguồn bệnh rất cao.
Trước tình hình dịch bệnh tôm đang diễn ra phức tạp,
ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn của tỉnh
Sóc Trăng đã khuyến cáo bà con nuôi tôm khi bị bệnh
cần giữ vệ sinh môi trường nước, không xả nước, bùn ra
nguồn cấp nước chung, cải tạo ao vuông đúng kỹ thuật,
với những hộ khó khăn về vốn, được nhà nước hỗ trợ
mua con giống thả nuôi với mức hỗ trợ 800 ngàn
đồng/ha. Với những hộ muốn chuyển đổi sang nuôi các
loại thuỷ sản khác có thể chuyển sang nuôi cá đồng, cá

kèo hoặc lấp lại vụ lúa trên những nền đất cao...
Theo TTXVN

Ninh Thuận: Tập trung cho công tác phòng dịch
và hỗ trợ dập dịch trên tôm thẻ chân trắng
Cập nhật : 27/05/2009 16:06

Cuối tháng 4 ,đầu tháng 5/2009, do ảnh hưởng đợt áp
thấp nhiệt đới và cơn bão số 1 nên tình hình dịch bệnh
trên tôm thẻ chân trắng thương phẩm có dấu hiệu gia


tăng, nhất là vùng trọng điểm nuôi tôm huyện Ninh
Phước. Thời tiết bất lợi, mưa lớn kéo dài làm nhiệt độ
môi trường xuống thấp là điều kiện thích hợp để virus
WSSV phát triển. Môi trường ao nuôi xấu gây stress ảnh
hưởng đến sức khoẻ tôm nuôi. Nhằm hạn chế tối đa việc
lây lan mầm bệnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư tỉnh tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn bà con
nuôi tôm các biện pháp phòng ngừa và triển khai công
tác hỗ trợ hoá chất dập dịch với những ao đìa bị nhiễm
bệnh. Lượng hoá chất Chlorine A hỗ trợ lên 440 kg/7,55
ha cho 18 hộ nuôi. Tập trung trong tổ cộng đồng nuôi
tôm của xã An Hải huyện Ninh Phước.
Minh Loan - TTKNKN Ninh Thuậ

Nhiều hộ nuôi ốc hương ở Phú Quốc trắng tay vì
dịch bệnh
Cập nhật : 26/05/2009 09:38
Ủy Ban Nhân Dân xã Gành Dầu, huyện đảo Phú Quốc

(Kiên Giang) cho biết, tại đây vừa xảy ra tình trạng ốc
hương nuôi sắp tới ngày thu hoạch bị chết hàng loạt.
Toàn bộ 16 hộ chuyên nuôi ốc hương tại các bãi Rạch
Vẹm, Bãi Dài đã bị mất trắng vì ốc chết. Theo ước tính
ban đầu có trên 30 tấn ốc bị chết và tổng thiệt hại
khoảng 3,5 tỷ đồng. Trung bình một hộ nuôi thiệt hại
gần 200 triệu đồng, trong đó nặng nhất là hộ ông Phạm
Văn Vững thiệt hại trên 500 triệu đồng.


Theo ông Võ Hồng Tươi-Chủ trại giống ở Gành Dầu,
nguyên do chính dẫn đến ốc hương bị chết hàng loạt
xuất phát từ nguồn giống mang sẵn mầm bệnh, phần lớn
giống mua từ Nha Trang đưa về chưa qua kiểm dịch,
con giống không khỏe mạnh. Có một số hộ nôn nóng
muốn kết thúc vụ nuôi nhanh đã san lại ốc nuôi khoảng
từ 1,5-2 tháng tuổi chứa sẵn mầm bệnh của các trại khác
về vỗ béo, tuy nhiên số ốc này chỉ chịu đựng một thời
gian rồi phát thành dịch và nhanh chống lây lan. Ông
Tươi cho biết thêm, nuôi ốc hương là một trong những
nghề nuôi trồng thủy sản siêu lợi nhuận, nuôi thành
công một vụ trong vòng hơn 3 tháng có thể thu lãi
khoảng từ 60-70 triệu đồng. Tuy vậy rủi ro cũng rất lớn,
nếu có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay chính quyền địa
phương khuyến khích người dân Phú Quốc phát triển
nghề nuôi ốc hương bởi điều kiện môi trường ở đây rất
thuận lợi, song nghề nuôi ốc hương chỉ phát triển tự
phát và người dân “tự bơi” là chính. Bà con ngư dân rất
cần sự quan tâm giúp đỡ của ngành chủ quản về kỷ thuật
và hỗ trợ thêm vốn để nghề nuôi ốc hương mang lại hiệu

quả bền vững.
Được biết, nghề nuôi ốc hương đã phát triển gần 3 năm
nay ở Gành Dầu và hầu hết các hộ nuôi đều khá thành
công, do vậy đợt rủi ro dịch bệnh trên đây không làm
nản lòng bà con. Hiện nay, 16 hộ chuyên nuôi ốc hương
bị thiệt hại vừa qua đã khôi phục lại nghề nuôi ở các bãi
mới trong huyện đảo như Bãi Đầm, Bãi Sau, Xà lực ,
Rạch Tràm và hầu hết đều phát triển thuận lợi. Riêng
trại nuôi của ông Phạm Văn Vững đang chuẩn bị thu


hoạch 4 tấn ốc hương bán với giá từ 135 đến 150 ngàn
đồng/kg.
Theo

Phú Yên: Môi trường nuôi trồng thủy sản ô
nhiễm
Cập nhật : 25/05/2009 16:05

Tôm bị bệnh khi môi trường nuôi ô nhiễm
Theo thông tin từ Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản
tỉnh Phú Yên, kết quả đợt xét nghiệm mẫu nước các
vùng nuôi thủy sản cho thấy tình hình dịch bệnh trong
nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh những ngày qua diễn biến
trên diện rộng và phức tạp.
Tại huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, từ ngày 5/5/2009 đến
nay, dịch bệnh trên tôm sú và cá mú đã và đang xảy ra
trên diện rộng, thiệt hại nhiều nhất là xã Xuân Lộc, với
57ha/100 ha thả nuôi tôm sú trên toàn xã bị chết do
bệnh. Tại thôn Diêm Trường, xã Xuân Lộc hiện tượng

cá mú chết hàng loạt diễn ra từ đầu tháng 5 với số lượng
cá chết ước tính khoảng 2500 con/26 hộ nuôi, đặc biệt
có nhiều hộ cá nuôi chết 100%. Nguyên nhân ban đầu


được xác định là cá bị viêm nhiễm đường ruột (ruột bị
hoại tử) đối với cá có kích cỡ từ 200gram trở lên, cá nhỏ
hơn còn kèm theo hiện tượng lở loét toàn thân.
Ở huyện Đông Hòa, dịch bệnh trên diện tích thả nuôi
tôm thẻ chân trắng cũng diễn biến phức tạp, hiện tượng
ban đầu được xác định là tôm bị đỏ thân, rớt đáy, chủ
yếu xảy ra ở khu vực Phước Giang, xã Hoà Tâm
Các vùng nuôi tôm hùm khác trên toàn Tỉnh cũng có
nhiều biến động, tuy nhiên theo người nuôi số lượng
tôm bị bệnh chết đã giảm hơn so với đợt quan trắc trước,
nguyên nhân tôm chết: đỏ thân đối với tôm nhỏ và do
đen mang, sữa, long đầu đối với tôm lớn hơn (600gam
trở lên).
Ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo người nuôi cá mú ở
khu vực xã Xuân Lộc cần phối trộn Vitamin C, kháng
sinh phổ rộng,… thêm trong thành phần thức ăn cho cá
mú để tăng sức đề kháng cho cá trước khi các cơ quan
chức năng xác định được nguyên nhân chính xác gây
bệnh và cách phòng trị bệnh đặc hiệu. Kiểm soát chất
lượng và số lượng thức ăn, không cho cá ăn thức ăn ươn
thối hoặc dư thừa. Đồng thời cần thu gom xác cá đã
chết, tiến hành chôn lấp đúng quy định, không qvứt bừa
bãi ra môi trường ngoài gây lây lan bệnh cho các vùng
nuôi. Treo túi vôi (2 - 3kg túi, 4 - 6 túi/lồng) xung quanh
lồng để diệt khuẩn khu vực nuôi.

Đối với những ao nuôi tôm sú bị bệnh ở khu vực Sông
Cầu, người nuôi cần xử lý diệt khuẩn bằng Chlorine


trước khi xả nước nuôi ra môi trường ngoài, tránh tình
trạng lây lan bệnh trong khu vực.
Thành Nhâ
2/01/2009

10:04:36

SA

Niềm vui cho người nuôi cá lóc ở ĐBSCL
Các hộ nuôi cá lóc ở vùng ĐBSCL sử dụng nguồn thức ăn chủ yếu
là cá biển, cua, ốc bươu vàng xay nhuyễn. Chưa ai nuôi cá lóc
bằng thức ăn công nghiệp. Ông Vũ Văn Lệch, Giám đốc Cty CP
TM Á Âu (Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Con Heo
Vàng) ở thị xã Sa Đéc – Đồng Tháp đã đưa ra sáng kiến nuôi cá
lóc bằng thức ăn công nghiệp dạng viên giàu đạm.

Ông Vũ Văn Lệch cho biết: Chúng tôi đã đi khắp
các tỉnh ĐBSCL để tìm hiểu nguồn thức ăn chính
trong quá trình nuôi cá lóc của bà con nông dân
thì đa số các hộ nông dân đều phải kiếm nguồn
thức ăn rất khó khăn, chủ yếu là cá tạp hoặc cá
biển, nguồn thức ăn này trong thiên nhiên ngày
càng bị cạng kiệt. Cá lóc cũng chỉ được nuôi vào
mùa nước nổi có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên,
những tháng mùa khô cạn kiệt thức ăn người nuôi

phải chuyển sang làm nghề khác.
Chính vì thế từ tháng 7/2008, Cty đã nghiên cứu
và đưa ra 3 loại thức ăn viên công nghiệp dành
riêng cho cá lóc là SF 300, SF 400, SF 500. Đây là
loại thức ăn giàu đạm hơn nhiều so với thức ăn
bằng mồi cá trong tự nhiên. Người nuôi lại có thể
nuôi cá quanh năm nhờ chủ động nguồn thức ăn,
nguồn nước bảo đảm không ô nhiễm nên cá sống
khỏe,
ít
bệnh
tật.


SF 300, SF 400, SF 500 đã được thử nghiệm thành
công tại trang trại nuôi cá lóc của ông Cao Văn
Toàn, ở ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện
Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Sau 4 tháng nuôi cho kết
quả ban đầu rất khả quan, cá mau lớn, đạt trọng
lượng từ 400-500 gram/con, rút ngắn thời gian so
với nuôi bình thường từ 1 -1,5 tháng. Ông Toàn
cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi cá lóc hơn chục
năm nay từ nuôi trong mùng lưới đến nuôi trong
ao, hầm đều chủ yếu cho cá ăn bằng mồi. Từ khi
được Cty Con Heo Vàng hỗ trợ thức ăn để nuôi thử
nghiệm tại hầm nhà, ban đầu tôi thả 100 ngàn
con cá lóc giống loại 7-8 cm, với diện tích mặt
nước 1.200 m2. Sau bốn tháng thả nuôi thấy đàn
cá phát triển rất nhanh, ít bị bệnh, tỷ lệ sống đạt
70% và giảm chi phí đầu tư từ 25-30% so với nuôi

cá lóc truyền thống trước đây. Hơn thế, yếu tố
quan trọng nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp
là chủ động nguồn thức ăn nên có thể yên tâm mở
rộng diện tích nuôi. ( Phương Linh - Nguồn:
nongnghiep.vn)

Nuôi kinh doanh cá biển: Nghề
mới ở Khánh Hòa
Thứ Ba, 31/3/2009, 11:28 (GMT+7)
Nuôi kinh doanh cá biển: Nghề mới ở Khánh Hòa


Cá cảnh biển (CCB)
mang lại doanh thu trên
thế giới hàng năm
khoảng 25 tỷ USD. Ở
nước ta, giá trị kinh tế
Mao tiên “đẹp mà đầy gai nhọn” của CCB chưa được
quan tâm, xuất khẩu cá cảnh được khoảng 5 triệu
USD/năm thì CCB chỉ chiếm 10%.
Nha Trang là một trong những địa phương đi đầu trong kinh
doanh và xuất khẩu CCB nhưng phải qua đầu nậu nên giá cả bị
“ép” chỉ còn khoảng 1/10 thậm chí 1/20 giá trên thị trường.
Thời gian gần đây, Viện Hải dương học Nha Trang và Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III đã đưa một số loài CCB vào
nghiên cứu, cho đẻ nhân tạo và nuôi thương phẩm xuất khẩu
đạt được những kết quả khả quan, mở ra một hướng làm ăn mới
cho người dân nơi đây. NNVN xin được giới thiệu cùng bạn đọc
loạt bài về đề tài này.


Thế giới đa sắc màu đầy thú vị
Nói đến cá cảnh biển (CCB) sẽ phải nhắc đến Khánh
Hoà, nơi có những khu bảo tồn biển Hòn Mun, Rạn
Trào, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong… với những rạn
san hô cùng hàng trăm loài cá vùng rạn rực rỡ sắc màu.
Khách đến Nha Trang không thể bỏ qua những thuỷ
cung nổi tiếng như Viện Hải dương học, Trí Nguyên và
Vinperland.
Tuy nhiên, còn có những “thuỷ cung” khác, là đầu mối cung
cấp CCB cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng ít
người biết tới. Một lần tôi đã ghé thăm và được một ông chủ


với thâm niên 25 năm trong nghề, say sưa bình phẩm về CCB
đến… quên cả bữa trưa.
“Chảnh” nhất là Nàng đào. Cầm cái vợt trên tay, ông Phạm Văn
Ban, ở 83/5 Trần Phú, Vĩnh Nguyên, Nha Trang lùa lùa mấy
con Nàng đào bé xíu như những đồng xu, màu vàng, sọc đen ra
góc bể cho tôi chụp ảnh, vừa cười vừa nói: Tui không hiểu vì
sao mấy con cá này có tên rất hay là “Nàng đào”. Nó là loài cá
rẻ, gần như là rẻ nhất, chỉ đắt hơn mấy con lia thia thôi. Ở đây,
tui mua 1.000 – 2.000 đồng/con, bán 5.000 đồng/con, ở tiệm
khoảng 15.000 – 20.000 đồng/con.
Rẻ vậy nhưng lại được nhiều người biết đến, không hẳn vì nó
có màu sắc khá đẹp, hình dáng cũng… bắt mắt mà là vì nó…
chảnh, trông rất kiêu kỳ. Nàng đào không hiếm, có tới 80 giống
và mỗi giống có một màu sắc hoặc đặc điểm, đặc tính khác
nhau. Nhưng không có loài CCB nào lại khó nuôi như “nàng”
này. Tuy nuôi "nàng" không cần ăn uống cầu kỳ, chỉ một ít
rong bám trên cục đá thôi là đủ, nhưng nước trong hồ thì phải

tuyệt đối sạch. Nếu không, nàng “quyên sinh” ngay, và tấm
thân màu vàng cam đẹp đẽ của nàng không bao giờ ta còn được
thấy nữa.
“Ác” như Mao tiên. “Một bể cá cảnh, theo tui không nên thiếu
một cành san hô trúc và vài con Mao tiên nhỏ nhỏ đậu ở trên” ông Ban nói. Mao tiên có vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa bởi bộ vây
độc đáo, rực rỡ 3 sắc đỏ - trắng - hồng, xoè rộng và uyển
chuyển khua nhẹ. Những con nhỏ trông như những cô “công
chúa nhỏ”, những con lớn trông như những “nàng tiểu thư” quý
tộc. Ác là những cái gai trên thân “công chúa” Mao tiên lại tua
tủa xung quanh, chứa đầy nọc độc.
Một người khoẻ mạnh, kháng thể tốt nếu bị chúng chích, dù chỉ


1 cái vào tay thôi có thể đau buốt đến tận xương ít nhất 6 giờ
liền. Những người yếu sẽ bị nó “quần” cho 48 tiếng liền, kêu
trời không thấu. Vì vậy dù Mao tiên rất đẹp, nhưng ai cũng chỉ
thích kẻ khác chưng cho mà ngắm thôi, chẳng mấy ai dại mà
dây vào. Có lẽ vì vậy mà giá một con Mao tiên cũng khá rẻ, tại
vựa của ông Ban chỉ có 5.000 đồng với Mao tiên vây liền và
15.000 đồng với Mao tiên vây rời. Ở các thành phố lớn như
TPHCM, Hà Nội, Mao tiên có giá dao động từ 30.000 – 60.000
đồng/con.
Cao giá như họ Hoàng. Có lẽ cứ dính đến chữ “Hoàng” là sẽ
cao giá hay ngược lại mà loài cá có cái tên bắt đầu bằng chữ
Hoàng cao sang này có tới ngót chục loại. Đã có Hoàng đế, lại
có cả Hoàng thượng, Hoàng gia và tất nhiên là không thể thiếu
Hoàng hậu, Hoàng tử, rồi cả Thái tử, vv. Đã thế cá Hoàng hậu
lại còn có 3 loại khác nhau như Hoàng hậu mặt đen (còn gọi là
đào nhung), Hoàng hậu đuôi vàng, Hoàng hậu đuôi trắng.
Trong số những con cá họ nhà “vua” này đẹp nhất vẫn là con

Hoàng gia, mang trên mình tới 7 màu và dáng vẻ cao sang, uy
nghi. Hoàng gia cũng có giá “đỉnh” nhất 500 - 700 ngàn
đồng/con, nhưng trên thị trường xuất khẩu, giá dao động từ 300
– 500 USD/con. Đây cũng là loài cá cảnh mà ông Ban yêu
thích nhất và cho là quý hiếm nhất. Ông nói đã 6 tháng nay ông
chưa có được một con Hoàng gia nào mặc dù bạn hàng khắp
nơi liên tục đặt mua.
Và dễ dãi như Mú và Bò. Chơi CCB là thú chơi của những
người siêng năng. Chỉ có ai thật sự yêu thích và đam mê mới có
thể chăm sóc và nuôi dưỡng lâu dài một bể CCB đa màu sắc và
đa chủng loại. Với những người mới chơi lần đầu, chưa có kinh
nghiệm, chưa đủ lòng nhiệt huyết, kiên trì và đam mê thú chơi
cầu kỳ này thì hãy chọn hai loại họ nhà Mú và họ nhà Bò. Cá


mú cũng có nhiều loại rất đẹp, ví như những con mú bông đỏ
với màu đỏ tươi điểm vài bông bi màu vàng nhạt hoặc trắng,
mú chuột với màu vàng cam rực rỡ…
Còn họ nhà cá Bò thì đúng là không hổ danh “trâu bò” khi
chúng có sức chịu đựng hết sức dẻo dai và nết ăn cực dễ chịu.
Nuôi loại này gần như không cần thay nước, mồi chết, mồi
sống, mồi viên, mồi tạp gì chúng đều xơi tốt. Thế nhưng không
phải chúng không đẹp, không cao sang đâu nhé. Cá Bò đỏ đuôi
với hình dáng góc cạnh lạ mắt cùng chiếc đuôi màu đỏ cam lúc
nào cũng vẫy vẫy rất sinh động. Hoặc chú cá Bò bông bi với
chiếc miệng, vi, đuôi màu vàng, thân màu đen điểm những
bông bi tròn nhỏ màu vàng. Giá của chú Bò bông bi này cũng
thuộc hạng “sao” 400 – 500 ngàn đồng/con và càng “baby”
càng cao giá, được khách hàng nước ngoài đặc biết yêu thích.


AZ News (Theo Báo Nông Nghiệp)
Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá tra bằng phế
phẩm cá biển
Ngày cập nhật: 20/2/2009
Nguồn tin:
Truyền hình Bến Tre, 18/02/2009
Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi
Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây,
huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi
cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu
được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến
động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới
trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng
sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn
vị đất canh tác.


Sau khi công trình cống Giồng Quý hoàn thành
và phát huy hiệu quả, hàng trăm ha đất ruộng ở
ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã
được tháo chua, rửa mặn. Tuy nhiên, do nằm ở
khu vực cuối nguồn, nên người dân cũng chỉ
canh tác được một vụ lúa mùa, năng suất bấp
bênh. Nhận thấy đất rộng mà cuộc sống phải
chịu cảnh thiếu trước, hụt sau, anh Bùi Văn Thơ
đã trăn trở, quyết tâm tìm được loại cây trồng,
vật nuôi phù hợp để tăng thu nhập.
Vậy là anh đã đi tham quan các mô hình nuôi
thủy sản trong và ngoài tỉnh như nuôi cá rô
đồng, cá rô phi dòng Gfip, cá trê lai, cá tra.v.v..

Tuy nhiên, đối tượng anh Thơ quyết định chọn
nuôi lại là con cá tra.
Sau khi bỏ công nghiên cứu khá kỹ về đặc tính
sinh trưởng, kỹ thuật nuôi, phòng bệnh và thị
trường, khoảng tháng 8 năm 2007, anh Thơ đã
tiến hành đào ao để nuôi cá tra thịt.
Trên diện tích hơn 2.000 m2 đất ruộng, anh Thơ
đã đào 3 ao có tổng diện tích mặt nước khoảng
1.000 m2, ao có độ sâu 1,7 m, bờ ao có trồng cỏ
để chống xói mòn, rửa trôi phèn mặn và chất
độc hữu cơ trong đất khi mưa. Mỗi ao đều có hệ
thống cống dẫn để lấy nước từ kênh vào khi cần
thay nước trong ao nuôi.


Ở Bến Tre hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi
cá tra bằng thức ăn công nghiệp, tuy nhiên, anh
Thơ lại sử dụng nguồn phế phẩm cá biển của
các cơ sở chế biến cá khô tại địa phương nên
quy trình nuôi hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, anh
Thơ phải mài mò, học hỏi qua sách báo, tài liệu
kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thực tế.
Để đảm bảo tỷ lệ cá sống cao, nâng cao năng
suất và chất lượng cá, anh Thơ còn có không ít
bí quyết từ khâu chọn giống, mật độ thả nuôi,
khẩu phần thức ăn trong từng giai đoạn phát
triển của cá.v.v.. Đặc biệt là phải thường xuyên
thay nước ao nuôi để phòng tránh dịch bệnh.
Sử dụng phế phẩm cá biển làm thức ăn cho cá
dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Cách khắc phục

của anh Thơ là, cá vụn khi mua về phải được
rửa sạch dầu mỡ và chất mặn trước khi cho cá
ăn.
Mỗi khi thay nước cho ao nuôi, anh Thơ đã sử
dụng máy bơm đưa nước lên đồng ruộng hoặc
tưới trực tiếp cho hoa màu, vừa không ảnh
hưởng đến môi trường, vừa có tác dụng làm
phân bón cho các loại cây trồng.
Định kỳ 3 tháng một lần, anh Thơ đã nạo vét
bùn lắng tụ để cải tạo ao nuôi, lớp bùn này được
bón lót cho cây trồng như ớt, sắn, dưa hấu.v.v.


không những tăng năng suất từ 30 đến 50% mà
còn giảm được 50% lượng phân hóa học. Mô
hình này nếu được áp dụng rộng rãi cho các
trang trại và nông hộ nuôi cá trong tỉnh sẽ góp
phần giảm dần và tiến đến chấm dứt tình trạng
thải nước trong ao nuôi ra môi trường, gây ô
nhiễm nguồn nước mặt trên ao hồ, sông rạch.
Anh Bùi Văn Thơ cho biết, khâu quan trọng để
đảm bảo cho mô hình này thành công là phải
lựa chọn địa thế có nguồn nước ra vào thuận
tiện, chọn con giống khỏe mạnh. Khẩu phần ăn
cho cá vừa phải, chiếm khoảng 3 đến 5% trọng
lượng của cá, bởi vì nếu cho ăn thừa, thức ăn sẽ
làm nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh
phát triển, dịch bệnh sẽ phát sinh.
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và
sáng tạo trong cách làm, anh Bùi Văn Thơ đã

thực hiện thành công mô hình nuôi cá tra bằng
nguồn phế phẩm cá biển nhưng cá vẫn lớn
nhanh, đạt trọng lượng bình quân khoảng 800
gram một con sau 10 tháng nuôi. Cá tra nuôi
bằng phế phẩm cá biển nhưng thịt trắng, rắn
chắc nên được thương lái đặt hàng tiêu thụ với
mức giá dao động từ 14 đến 15 ngàn đồng/kg.
Với diện tích 1.000 m2 mặt nước ao, anh Thơ
thả nuôi 26.000 con cá giống và thu hoạch được
16 tấn cá thịt, sau khi trừ chi phí, thu lãi trên


100 triệu đồng. Bình quân một kg cá thịt đạt lợi
nhuận hơn 6.000 đồng. Đây là một con số khá
ấn tượng đối nghề nuôi cá tra thịt hiện nay.
Lê Phết

Miền

Trung

được

Nguyễn

Văn

Nguyên

mùa

-



biển

17/03/09-08:24:03

Những ngày qua, tại các làng chài ở hầu hết các tỉnh miền
Trung tràn ngập tiếng cười và không khí nhộn nhịp mỗi
khi tàu, thuyền về bến. Sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi
thuyền có thể mang về 100 - 300 triệu đồng lợi nhuận - một
con số quá sức tưởng tượng đối với nhiều ngư dân cả đời
bám biển.
Cá nặng, lưới đầy...
Những ngày này, cảng cá Tam Quan (Bình Định) tấp
nập tàu thuyền ra, vào. Cả làng biển chìm trong không
khí nhộn nhịp, người khẩn trương khiêng cá lên bờ,
người vội vàng chuyển nước đá, xăng dầu xuống
thuyền.


Anh Lê Tấn Khoa cho biết: “Chuyến đi biển vừa rồi tàu
tôi thắng lớn, đáng lẽ phải để anh em nghỉ ngơi ít ngày,
nhưng bây giờ biển đang “no”, thời gian quý hơn vàng,
phải tranh thủ thôi!”.
Không riêng gì tàu của anh Khoa, tàu của ông Lê
Bường ở Tân Thành 2 (Hoài Nhơn) vừa cập bến bán sản
phẩm đã vội vã để trở lại ngư trường. Chỉ trong một
chuyến ra khơi, tàu của ông Bường đã đánh bắt được 3

tấn cá ngừ đại dương, thu về trên 300 triệu đồng.
Các làng biển của tỉnh Phú Yên từ Xuân Hải (huyện
Sông Cầu) đến Vũng Rô (huyện Đông Hòa) đâu đâu
cũng tràn ngập tiếng cười. Nếu như ở cảng cá phường 6
(TP Tuy Hòa) mỗi ngày có hàng chục tấn cá ngừ đại
dương vào bến thì ở làng biển Mỹ Quang (huyện Tuy
An), Xuân Thịnh (huyện Sông Cầu) mỗi ngày cũng có
chừng ấy tấn cá cơm được đưa vào các cơ sở để chế
biến xuất khẩu và làm nước mắm. Ở các làng biển Nhơn
Hội, Phú Thường… ngoài cá cơm các loại, ngư dân còn
trúng lớn các loại mực, cá chù, cá hố…
Tại cảng Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi)
không khí nhộn nhịp như ngày hội. Hàng trăm con
thuyền chở đầy cá lần lượt cập cảng để tiêu thụ và tiếp
thêm nhiên liệu, các nhu yếu phẩm chuẩn bị cho những
chuyến ra khơi tiếp theo.
Nét mặt của hầu hết ngư dân đều rạng rỡ. Trên bờ,
hàng trăm “đầu nậu” cùng người nhà của các ngư dân
mua bán nhộn nhịp.
Ông Nguyễn Cư, chủ tàu QNg 4135 TS ở Quảng Ngãi
cho biết, chỉ riêng trong tháng giêng, tàu của ông ra khơi
3 chuyến đều trúng đậm. Hải sản “được mùa” đủ các loại
từ cá chim, cá thu, cá hố đến cá cơm, cá chuồn, trong đó


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×