Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết một ngày và một đời của lê văn thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.95 KB, 10 trang )

NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
MỘT NGÀY VÀ MỘT ĐỜI CỦA LÊ VĂN THẢO
Nguyễn Thị Thu – Đặng Thị Phương Thảo –
Phùng Thị Hạnh
SV K40, 41 - Khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tiến sĩ La Nguyệt Anh – GV Khoa Ngữ văn
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tóm tắt:
Lê Văn Thảo là nhà văn từng có những năm tháng gắn bó với miền Đông Nam
Bộ. Ông viết về miền Đông bằng cả tình yêu và những trải nghiệm rất thật. Sáng tác
của Lê Văn Thảo chủ yếu viết về những năm tháng kháng chiến, trong đó, tiêu biểu là
tiểu thuyết Một ngày và một đời. Với lối viết Lạ - Nhạt - Thật, Lê Văn Thảo đã khắc
họa một cách chân thực nhất chân dung của những con người Đông Nam Bộ nói riêng
và người dân Nam Bộ nói chung. Qua ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm, có thể thấy
được phần nào văn hóa giao tiếp, tính cách mạnh mẽ, cứng rắn mà chan chứa tình cảm
của người dân nơi đây.
Abstract:
LANGUAGE OF DIALOGUE IN THE NOVEL
ONE DAY AND ONE LIFE OF LE VAN THAO
Le Van Thao is a writer with years of sticking to the Eastern South. He wrote
about the East with both love and real experiences. Le Van Thao's works are mainly
about the years of resistance, in which the novel One Day and One Life is typical. With
the strange-blurring-real writing style, Le Van Thao has portrayed the most true picture
of the Eastern South people in particular and the South people in general. Through the
dialogue language of this novel, communicative culture and the strong character but
full of affection of the people here can be partly seen.
1. Mở đầu

Ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki) là một trong những yếu
tố quan trọng để thể hiện cá tính sáng tạo, phẩm chất và tài năng của nhà văn. Từ ngôn
ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đường tiếp nhận văn học


phù hợp với bản chất nghệ thuật ngôn từ.
Văn học Việt Nam sau năm 1975, các nhà văn đặc biệt là ở vùng Đông Bộ đã
có những sáng tác độc đáo thể hiện cá tính sáng tạo của mình. Trong đó có thể kể đến
Lê Văn Thảo. Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Lê Văn Thảo đã thể hiện một phong
cách rất riêng. Với lối viết được nhận xét là Lạ - Nhạt - Thật, nhiều tác phẩm của Lê
1


Văn Thảo có một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả. Những tác phẩm của ông như:
Đêm Tháp Mười (1972), Ông cá hô (1995), Một ngày và một đời (1997), Con mèo
(1999), Cơn giông (2002),... đều chiếm được cảm tình của bạn đọc. Bạn bè, độc giả
yêu mến gọi Lê Văn Thảo là “Ông cá hô”. Các tác phẩm của nhà văn chủ yếu viết về
chiến tranh và cuộc sống của người nông dân vùng Đông Nam Bộ. “Ông cá hô” miêu
tả khá chân thực về cuộc sống kháng chiến, ông quan tâm khai thác chiều sâu của hiện
thực qua từng nhân vật văn học. Ẩn sau ngòi bút tưởng “nhẹ như không” của Lê Văn
Thảo là bao nỗi niềm về đất nước, quê hương và con người Đông Nam Bộ.
Báo cáo lựa chọn điểm xuất phát từ “yếu tố thứ nhất” - ngôn ngữ nghệ thuật
trong tiểu thuyết Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo làm đối tượng nghiên cứu.
Đặc biệt qua ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm, các tác giả báo cáo mong muốn góp
phần khẳng định tài năng nghệ thuật của Lê Văn Thảo, đồng thời tìm hiểu sâu hơn tính
cách mạnh mẽ, ngang tàng mà chan chứa tình cảm của con người Đông Nam Bộ nói
riêng và người Nam Bộ nói chung.
2. Nội dung
2.1.
Những vấn đề chung
2.1.1. Những vấn đề lí luận về ngôn ngữ và ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết
Theo Giáo trình Lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên), ngôn ngữ là “một hệ
thống quy tắc cú pháp, quy tắc từ pháp, quy tắc dụng pháp, nó có tính ổn định; nhưng
cả hệ thống ấy cũng đang thay đổi theo áp lực của đời sống và lịch sử” [5;48].
Trong Lí luận văn học, tác giả Phương Lựu cho rằng: ngôn ngữ là “....một hệ

thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một
sáng tác nghệ thuật. Người ta cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác
văn học trên cấp độ đó” [4;185-186]. Khái niệm này đã nêu cách hiểu khái quát về
ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật nhưng chưa nêu ra được những nét riêng của ngôn
ngữ nghệ thuật với tư cách là phương tiện biểu hiện của các sáng tác văn học - loại
hình nghệ thuật ngôn từ.
Theo Phan Trọng Luận, ngôn ngữ nghệ thuật là: “ngôn ngữ chủ yếu dùng trong
các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ
ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ” [3;98]. Cách hiểu này cho
thấy sự khu biệt hơn cả về ngôn ngữ nghệ thuật. Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là
ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có tính thẩm mĩ trong các tác phẩm
văn học, chứ không phải là ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác của ngôn ngữ
với tư cách đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học.
Ở mỗi loại hình sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật lại có những đặc trưng riêng.
Nếu ở thơ, ngôn ngữ nghệ thuật được hiểu như lời của chính anh ta, thì trong văn xuôi,
mà cụ thể - trong tiểu thuyết và truyện ngắn, ngôn ngữ mang tính đa thanh, là sự phức
hợp của nhiều giọng trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Đặc biệt qua hình thức
đối thoại, tác phẩm văn học đã tái tạo những tiếng nói của con người, lưu giữ trong nó
sự phong phú của lời nói của các thời đại, các dân tộc, các nền văn hóa khác nhau.
2


Đối thoại là một thành phần chủ yếu của các phạm trù lời nói trong tác phẩm tự
sự, cơ bản là lời nhân vật trong mối quan hệ tương tác với lời người kể. Các thành
phần lời nói này thực hiện chức năng thẩm mỹ, tạo nên tính chỉnh thể của cấu trúc văn
bản nghệ thuật, không chỉ biểu hiện ở phương diện xây dựng hình tượng nghệ thuật
mà còn hướng tới sự tương tác với các thành phần lời nói khác để bộc lộ đặc trưng
phong cách của tác phẩm tự sự, biểu hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả.
2.1.2. Tác giả Lê Văn Thảo và quá trình sáng tác

Lê Văn Thảo sinh ngày 1/10/1939, mất ngày 21/10/2016 tên thật là Dương
Ngọc Huy quê ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Cha ông là nhà giáo Dương Văn
Diêu.
Lúc nhỏ, ông sống cùng gia đình, sau đó về thị xã Long Xuyên, An Giang để
theo học bậc trung học. Đến khi tốt nghiệp bậc Tú tài thì ông lại rời An Giang để lên
Sài Gòn học khoa Toán Lý trường Đại học Khoa học Sài Gòn.
Năm 1962, ông đã thoát ly, lên chiến khu làm công tác văn nghệ. Từ đây ông
trở thành người chiến sĩ - nghệ sĩ. Năm 1968, ông tham gia chiến dịch Mậu Thân ở Sài
Gòn. Năm 1975, ông về Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Sau tháng 4/1975, Lê Văn Thảo là cán bộ biên tập văn xuôi tuần báo Văn nghệ
giải phóng và tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, ông đã phát hiện và bồi
dưỡng nhiều cây bút trẻ trong thời kỳ mới giải phóng.
Đến lúc nghỉ hưu, ông được bầu làm lãnh đạo Hội nhà văn thành phố Hồ Chí
Minh hai nhiệm kỳ, một nhiệm kỳ làm phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam khóa VII
(2005- 2010) và đã đạt rất nhiều giải thưởng văn học: giải thưởng văn học ASEAN
(2006), giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2007), giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật cho tác phẩm Con đường xuyên rừng, Tuyển tập truyện ngắn
(2012), giải A của Hội nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Một ngày và một đời.
Lê Văn Thảo bắt đầu viết văn từ 1965 với đề tài nông thôn, chiến tranh du kích.
Có thể nói sự nghiệp của nhà văn đi từ những năm tháng nhọc nhằn trong những ngày
hành quân chiến đấu cùng quân chủ lực giải phóng khi các đơn vị ấy hình thành bằng
những bút kí chiến tranh mang đậm không khí chiến trường. Trong những năm tháng
chiến tranh, Lê Văn Thảo đi không ngừng nghỉ từ nông thôn đến thành thị. Cũng bởi
thế, ông viết nhiều về những kỉ niệm và kinh nghiệm chiến trường. Ông từng nói: “Tôi
viết chậm, thường viết về những kỉ niệm do vậy viết để kịp thời là khó khăn. Trong
những năm kháng chiến chống Mỹ, tôi có dịp cùng sống và chiến đấu với các chiến sĩ
quân giải phóng, do vậy đề tài chiến tranh với các chiến sĩ bình thường, tình đồng đội
của họ với nhau vẫn là đề tài tôi yêu thích. Viết thật giản dị, đó là phương châm của
tôi” [6;1].
Lê Văn Thảo từng tâm sự: “Tôi không có giáo huấn gì trong sáng tác văn học,

không chỉ dạy ai trong các trang viết. Tôi ít tranh cãi nhưng cũng không chiều chuộng.
Văn học đối với tôi là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, những trải nghiệm cuộc đời và
đôi điều suy tư từ những năm tháng sống lặn lội” [6;1]. Bạn đọc biết đến nhà văn Lê
3


2.2.

Văn Thảo qua các tác phẩm tiêu biểu như: Đêm Tháp Mười (1972), Ông cá hô (1995),
Một ngày và một đời (1997), Con mèo (1999), Cơn giông (2002)…
Tiểu thuyết Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo được sáng tác năm 1997 khi
ông đã về công tác ở Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm viết về cô nhà
báo tên là Mai Hương, kể về cuộc hành trình cô đi tìm hiểu về quá khứ của mẹ và viết
thành một thiên phóng sự. Tiểu thuyết có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, thông
qua hiện tại để tái hiện quá khứ. Thông qua nhân vật này mới biết đến nhân vật kia và
quá khứ của mẹ Hương trong thời chiến tranh cứ mở dần ra. Tác phẩm gồm 15
chương, mỗi chương như một phân cảnh: chương một là cuộc đối thoại giữa Mai
Hương – nhân vật chính của tiểu thuyết và chú Ba Hoàng; chương hai là câu chuyện
về nhân vật Sáu Hải – chiến sĩ biệt động năm nào giờ là nhà kinh doanh, trong một
băng cát-xét với thời lượng 90 phút, Sáu Hải đã kể về một phần quá khứ của mẹ
Hương; chương ba là câu chuyện ở thời hiện tại khi Hương về gặp bà Tư để tìm hiểu
về mẹ mình; chương bốn là sự hồi tưởng về kỉ niệm giữa Năm Mạnh và mẹ Hương;
chương năm lại là hiện tại với cuộc sống của Hương,... Xét kĩ, các chương không ăn
nhập với nhau nhưng lại cho thấy một tư duy tiểu thuyết rất lạ với lối cấu trúc phân
mảnh, đồng hiện qua các tình huống giao tiếp cụ thể.
Một ngày và một đời phải chăng còn tượng trưng cho một ngày và một đời sự
nghiệp văn chương của Lê Văn Thảo. Ông từng chia sẻ: “Văn chương đối với tôi là
sống, là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, những trải nghiệm cuộc đời và đôi điều suy tư
từ những năm tháng sống tôi trải lòng với mọi người. Tôi viết từ những thực tế đã sống
qua đồng hành với nhân dân mình trong cuộc sống lao động và chiến đấu. Tôi gần gũi

nhiều hơn với những người bình thường, những người nghèo khổ, dân dã, những
người có thân phận hẩm hiu, bất hạnh. Tôi viết chậm rãi, tự nhiên, coi lao động nghề
văn cũng lao tâm khổ tứ như bao nghề khác. Tôi viết từ thôi thúc của bản thân cũng là
thôi thúc của cuộc đời. Được lao động sáng tác, được trăn trở, miệt mài trên trang viết
với nhân vật, đó là hạnh phúc văn chương mang lại cho tôi” [1;1].
Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo
2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, chân thực
Một ngày và một đời kể lại cuộc hành trình nhà báo Mai Hương đi tìm hiểu về
quá khứ của mẹ mình. Trong hành trình đó, Mai Hương có những cuộc gặp gỡ, cuộc
trò chuyện và tham gia những hoạt động giao tiếp cụ thể. Ngôn ngữ đối thoại trong
tiểu thuyết Một ngày và một đời của Lê Văn Thảo mang màu sắc tự nhiên, chân thực,
tạo một không khí giao tiếp thoải mái. Đáng chú ý là lời thoại của Hương – nhân vật
chính. Dù đối thoại với ai, người lớn tuổi hay người nhỏ tuổi, lời nói của cô luôn tỏ rõ
sự cứng rắn, mạnh mẽ và lịch sự của mình.
Ngay ở đầu tác phẩm, cuộc đối thoại của nhà báo Mai Hương với chú Ba
Hoàng - đồng đội – nhân chứng duy nhất trong trận chiến với mẹ Hương, đã gây được
sự chú ý, kích thích sự tò mò của người đọc:
“Những người thợ đào móng bắt gặp một số hài cốt phải không? – Cô gái nói
mau như sợ ai chen ngang – Và chắc chú còn nhớ mẹ cháu và đội biệt động đã chết hết
4


ở đó vào năm 68, chú không quên phải không? Và đó là đội biệt động do chú chỉ huy
đó” [7;2].
Với một cô thiếu nữ đôi mươi nói chuyện với đồng đội của mẹ như vậy thì ắt hẳn ngôn
ngữ của con người nơi đây rất chân thật, tự nhiên. Nếu ở phương ngữ Bắc Bộ, ngôn
ngữ thường câu nệ, trau chuốt, cầu kì thì ở miền sông nước Nam Bộ ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị như chính con người nơi đây. Nhân vật của Lê Văn Thảo khi được đưa
vào tác phẩm vẫn luôn giữ được nét chân thật vốn có cho thấy được lối viết Thật của
“Ông cá hô”.

Hay như khi Sáu Hải không trả lời ngay cho Hương được mà bảo cứ đặt câu hỏi
rồi sẽ trả lời vào băng cát-xét thì Hương đã thể hiện rõ giọng cứng rắn, dứt khoát của
mình: “Chú bảo chú ấy muốn nói gì thì nói nhưng phải nói hết một băng cát-xét cho
cháu. Băng chín chục phút ấy” [7;7]. Ở chi tiết này cũng cho thấy được nét đặc sắc,
mới mẻ trong tác phẩm của Lê Văn Thảo. Xét vào thời điểm sáng tác, người đọc có thể
dễ dàng nhận ra Sáu Hải đã vô cùng bận rộn và phải trả lời Hương bằng băng cát – xét.
Ở Việt Nam vào năm 1997, băng cát – xét chưa phổ biến mà nhân vật của Lê Văn
Thảo đã trả lời lại người hỏi bằng một cuốn băng dài đúng 90 phút. Ngay cả ở thời
điểm hiện tại hiếm ai có được suy nghĩ đáp lại bằng một phương tiện công nghệ như
vậy tuy nhạt mà lạ, độc đáo.
Ngay cả khi Hương nói chuyện với Tân - anh chàng Việt kiều thích Hương thì
ngôn ngữ, giọng điệu của cô cũng không thay đổi. Khi Tân nói chuyện với Lan không
biết xưng hô kiểu gì thì Hương cau mặt: “Không biết thì đừng gọi” [7;40]. Hay như
khi Hương ra sân bay tiễn Tân:
- “ Em tưởng không kịp. Hình như giờ bay dời lại phải không?
- Không – Tân đáp, như đang thở gấp.
- Còn lâu không?
- Còn lâu. Anh làm thủ tục xong hết rồi. Mình tìm chỗ uống nước đi – Họ đi lên
lầu, trên đường đi Tân nói – Anh không hay chuyện chú Ba Hoàng, cho đến hồi hôm
nghe cáo phó trên đài. Sao em không báo cho anh biết?
- Em quên.” [7;132].
Khi Tân chèo thuyền rướn vào đám cỏ:
- “Anh chèo cái gì vậy?
Tân vẫn cười:
- Tại em cứ dẫn anh đi lung tung.
- Anh biết cái gì? Anh cứ chèo đi! Đi theo đường này nè!” [7;69]
Qua cuộc giao tiếp giữa Tân và Hương, có thể nhận thấy một điểm đáng quý
nữa trong tính cách nhân vật Hương: chân thành, gần gũi nhưng không suồng sã. Đó
phải chăng là tính cách điển hình của người dân Nam Bộ. Cái thứ ngôn ngữ mạnh mẽ,
cứng rắn đó còn được thể hiện qua các nhân vật khác đặc biệt là thế hệ trước từng sống

trong chiến tranh: Sáu Hải, Ba Hoàng, bà Tư, út Mặt Mâm. Điều đó cho thấy được tính
cách, sự rắn rỏi của những con người miền sông nước, những người từng trải qua bao
khó khăn để bảo vệ Tổ quốc.
5


Khi Hương đến gặp bà Tư, thì cách nói bộc trực của bà khiến người đọc có thể
hiểu lầm về sự thẳng thắn đó:
“Ừ tao đây! Tao là chị thằng Năm Mạnh đây! Muốn hỏi chuyện thằng Năm
Mạnh phải không? Nhưng nó chết rồi còn hỏi gì nữa” [7;16].
“Mày sang bảo thằng út Mặt Mâm om sòm quá tao qua đốt nhà bây giờ” [7;16].
Nhưng trong cách nói cứng rắn, mạnh mẽ tưởng như bình thản đó của bà Tư
chứa đựng những tình cảm tha thiết và nén chặt nỗi đau mất mát. Khi biết thân phận
thật của Mai Hương thì bà Tư rất phấn khởi, vồn vã: “Ôi trời ơi! Vậy con là con của
con mẹ đó hả? Vậy đi đi con, thằng đó có khi cũng biết chuyện mẹ con đó. Nhưng hãy
coi chừng, nó sẽ trấn lột con không còn đôi guốc để mà đi cho mà coi. Con đi chút trở
qua bà kể chuyện cho nghe. Con nhỏ này đi theo coi chừng dùm chị mày” [7;17]. Cách
xưng hô của bà Tư khiến người ta cảm nhận rõ những sắc thái tình cảm, diễn biến tâm
trạng của bà. Qua thái độ giao tiếp, sự thay đổi cách xưng hô của bà ở đoạn sau khi
biết và hiểu rõ thân phận của Mai Hương, ta lại thấy, bà tuy cứng rắn nhưng luôn chan
chứa tình cảm và cũng dễ mủi lòng.
2.2.2. Sử dụng phương ngữ và vận dụng linh hoạt lối nói vòng trong đối thoại
Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ; các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An
Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ
Chí Minh. Phần đất được coi là Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26000km² bao gồm
phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm phù sa cổ thuộc
lưu vực sông Đồng Nai. Phần đất được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng hơn
4000km², chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long cùng một vài dãy núi thấp ở miền Tây

An Giang, Kiên Giang. Về vị trí địa lí, Nam Bộ là vùng đất nằm ở cuối cùng đất nước
về phía Nam, trọn vẹn trong lưu vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long, mà lại
là phần hạ lưu của hai dòng sông. Trong khi đó, Nam Bộ lại gần biển Đông. Nói khác
đi, đây là vùng đất cửa sông giáp biển. Vị thế địa lí - văn hoá này của Nam Bộ tạo cho
nó có những đặc điểm văn hoá riêng.
Văn hóa Nam Bộ cũng ảnh hưởng đến nhiều sáng tác của các nhà văn, nhà thơ:
Nam Trân, Sơn Nam, Hoàng Văn Bổn, Khôi Vũ,... Và đặc biệt nhà văn Lê Văn Thảo
với tiểu thuyết Một ngày và một đời cũng mang đậm dấu ấn vùng thông qua ngôn ngữ
nghệ thuật. Trước hết ở ngay mặt nổi ngôn ngữ người đọc cũng thấy được tác giả sử
dụng rất nhiều từ ngữ địa phương : “làm chi” (làm gì), “bận” (mặc), “nhứt”(nhất),
“coi” (xem), “lịnh” (lệnh), “vô” (vào), “xài” (dùng), “la” (hét), “mần ăn” (làm ăn), nói
dóc (nói dối), “giỡn” (đùa), “trái bóng” (quả bóng),....
Xuyên suốt tác phẩm từ độc thoại đến đối thoại đều được tác giả sử dụng phương ngữ
Nam Bộ:

6


“ – Thôi bây giờ như vầy nghen: ông ngồi đây giữ bọc đồ tôi đi tìm đường thoát ra
ngoài. Ông chịu không?
- Mày có trở lại không? Tao coi mặt mày gian lắm. Có hai thằng đi với nhau mày
định bỏ tao, mày là thằng không có tình cảm hả?” [7;125].
Bên cạnh đó cũng thấy được hình ảnh người dân Nam Bộ “lặn móc củ co củ
súng” [7;32] trong những tháng năm chiến tranh đói khổ. Củ co là một dạng cây hoang
mọc ở dưới nước khắp bưng đồng, kênh rạch vùng đất sông, hình tròn, ăn rất bùi. Còn
trái bông súng hình dạng bằng nắm tay, có hột nhỏ li ti như hột quả thanh long, không
có mùi vị rõ rệt. Hai loại này chỉ đặc trưng vùng sông nước. Trong những năm chiến
tranh nhà nghèo, thiếu gạo, đói cơm người dân vùng sông nước thường nấu cháo củ
co, củ súng để ăn qua ngày. Người dân miệt bưng biền ngập nước còn thường mượn
lời của người con trai tán người con gái nào đó để giãi bày hoàn cảnh của mình: “ Đói

lòng đi móc củ co/ Thấy em hết gạo anh cho một nồi”. Bông súng cũng như củ co được
coi là món đặc sản không thể thiếu trong đĩa ra đồng chấm lẩu mắm hay mắm kho của
vùng sông nước: “Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm”.
Như vậy, có thể thấy dấu ấn văn hóa địa phương ảnh hưởng rất sâu sắc đến các
tác phẩm văn học đem lại cho người đọc cảm giác thân thiết, gần gũi như chính gia
đình, quê hương của mình.
Cùng với cách sử dụng phương ngữ, Lê Văn Thảo vận dụng rất linh hoạt lối nói
của người Việt Nam, mà tiêu biểu là cách nói vòng.
Trở lại với cuộc trò chuyện của Hương với bà Tư. Thông qua bà Tư, Hương
được biết út Mặt Mâm cũng từng tiếp xúc với mẹ mình trước kia. Ngôn ngữ của út
Mặt Mâm khi đối thoại với Hương thì hình như cách nói vòng của người Việt Nam
cũng rất được Lê Văn Thảo chú ý, cách nói đó cho thấy sự chân tình, gần gũi, sự quan
tâm, nhập cuộc của những người tham gia đối thoại:
“- Anh là út Mặt Mâm phải không? – Hương hỏi.
- Đúng, tôi đây. Cái mặt tôi không dấu vào đâu được.
- Anh biết chuyện mẹ tôi hả?
- Cũng có biết. Không nhiều lắm nhưng cũng không ít. Không ai biết nhiều
hơn thằng này đâu.
- Anh kể đi!
- Cô gấp làm gì, hôm nay cô mới vô đây mà”[7;18].
“ - Tôi biết thế nào cô cũng qua đây. Tôi nhìn thấy cô nói chuyện với lão Sáu
Hải bên kia. Tôi cũng biết hai người nói chuyện gì. Tôi có tài nhìn thấu ruột gan
người khác. Cô ngồi xuống đi, ngồi trên đống gạch này nè. Cô coi tôi ngon không:
trưởng ban bảo vệ. Nhưng không có thằng lính nào cả. Từ giờ có thằng trộm nào vô
đây sẽ biết tay tôi. Không dễ ăn với lão Sáu Hải đâu: mất một cục gạch lão cũng bắt
đền đó. Lão Sáu Hải kể hết chuyện cho cô nghe rồi chớ gì? Đúng, tôi có nhân nhượng
lão chút đỉnh, đổi lại xóm Năm Từng có điện xài.
- Ông Sáu Hải hứa như vậy à? – Hương phủi mấy viên gạch lấy chỗ ngồi
xuống.
7



- Lão hứa và sẽ làm, dân làm ăn người ta sòng phẳng lắm – út Mặt Mâm ngọ
ngoạy trên đống gạch như bị kiến cắn – Luồn sợi dây điện bằng ngón tay vào trong
xóm Năm Từng ăn thua gì với lão. Lão còn làm nhiều chuyện động trời hơn. Chưa
thấy dân cách mạng nào giỏi được như lão. Nhà người ta lão vào ở rồi từ lúc nào biến
thành nhà lão, không thấy chủ nhà kiện cáo gì ráo, êm ru như chó chun hàng rào. Lão
không hút thuốc, không uống rượu, trà cũng không, tiền làm được gởi vào ngân hàng
cho nó sinh sôi nảy nở như ếch nhái dưới đầm lầy. Lão khôn ranh ma mãnh lắm,
nhưng bù lại lão làm ăn giỏi, bây giờ người ta cần những người như vậy” [7;87].
Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Lê Văn Thảo cũng có ngôn ngữ triết lý thông qua nhân
vật. Đó là nhân vật ông già mặt rỗ - thợ đào cống khi ông khuyên Lan hay út Mặt Mâm:
“ - Giận đời làm gì. Con còn nhỏ chỉ mới bước vào đời giận nhiều đâm mau già
đi. Đừng trách ai cả, hãy tự trách mình. Còn chuyện mặt con bị lá mía cắt ấy là do
phần số của đời con. Cứ cam chịu sống rồi cũng qua được hết thôi. Nhưng qua đây nè
cả đời qua chuyên đào hầm khoét cống rảnh, gục mặt xuống đất mà sống qua cũng
không thèm trách trời đất làm gì” [7;90].
“ - Đừng đùa giỡn với chuyện đất đai con à. Đó tuy là nơi tăm tối nhưng cũng là
chỗ cứu người. Mày biết không năm 68 Tết Mậu Thân cũng nhờ đường cống mà anh
em mình thoát được ra ngoài” [7;90].
Bên cạnh đó còn có thứ ngôn ngữ trẻ con khi thì nhẹ nhàng, nhí nhảnh khi thì
chanh chua của cô bé Lan:
“ - Phòng chị đẹp quá! Chị ở một mình hả? Ôi phải chi em có được căn phòng
như vầy!” [7;38].
Nhưng khi Lan nghe thấy nói không trả đủ lương cho mình thì cô chanh chua:
“ - Riêng tôi phải lãnh đủ.... Tôi nấu cơm cho mấy người đủ ngày hai bữa, tôi
đâu có nấu cơm cho ông Sáu Hải. Tôi xách cơm từ trong xóm Năm Từng ra đây xệ cả
hai tay. Bà Tư tiếp tôi nấu cơm nhưng tôi phải đi chợ, lặt rau, chẻ củi. Mấy người đừng
có lường công con này” [7;90].
Như vậy, có thể thấy Lê Văn Thảo sử dụng rất linh hoạt lối nói khẩu ngữ trong

giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế, hình thức đối thoại trong tiểu thuyết Một ngày và
một đời của Lê Văn Thảo rất gần gũi như trong cuộc sống thường nhật. Qua đó cũng
thấy được tính cách thẳng thắn, bộc trực mà vô cùng chân thực gần gũi và chứa chan
tình cảm của con người nơi đây.
Kết luận
Lê Văn Thảo là một trong những nhà văn tiêu biểu ở vùng Nam Bộ. Với
phong cách viết mới lạ, độc đáo, những sáng tác của ông có một vị trí riêng trong lòng
độc giả, đặc biệt, có tác phẩm đã được dựng thành phim điện ảnh. Với tiểu thuyết Một
ngày và một đời, “ông cá hô” đã thể hiện rõ tài năng điều khiển đội quân ngôn ngữ.
Qua ngôn ngữ đối thoại trong Một ngày và một đời, có thể thấy rõ nét riêng, đặc sắc
trong sáng tác của Lê Văn Thảo.Tác phẩm đồng thời cho ta thấy rõ những vẻ đẹp văn

3.

8


hóa của vùng sông nước, những vẻ đẹp bình dị, đặc trưng tính cách của người dân
bưng biền.

9


Tài liệu tham khảo
1. Hoài Hương (2016), Nhà văn Lê Văn Thảo - Một ngày và một đời,

2.
3.
4.
5.

6.

7.

/>Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2015), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo dục.
Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2016), Ngữ văn 10 tập hai, Nxb Giáo dục Việt
Nam
Phương Lựu (chủ biên) (2009), Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm.
Trần Đình Sử (chủ biên) (2009), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Đại học Sư
phạm.
Triệu Xuân (2016) , Nhà văn Lê Văn Thảo: Văn chương là nỗi niềm là thân phận,
/>Truyen.com, Một ngày và một đời - Lê Văn Thảo, />func=viewpost&id=o1bQI0KRcdhToudzpQOkyHkKZbd3d9hT

Thông tin tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
Lớp: K40A- Sư phạm Ngữ Văn
Trường: Đại học sư phạm Hà Nội 2
Mã số SV: 145D1402170152
Email:
Họ và tên: Đặng Thị Phương Thảo
Lớp: K40A- Sư phạm Ngữ Văn
Trường: Đại học sư phạm Hà Nội 2
Mã số SV: 145D1402170147
Email:
- Họ và tên: Phùng Thị Hạnh
Lớp: K41C – Sư phạm Ngữ văn
Trường: Đại học sư phạm Hà Nội 2
Mã số SV: 155D1402170031
Email:

Giảng viên hướng dẫn: TS. La Nguyệt Anh
Khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2
Điện thoại: 0986 292 688
Email:

10



×