Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ ĐIỀU TRA CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 24 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
NGHIỆP VỤ ĐIỀU TRA CHI TIÊU
CỦA KHÁCH DU LỊCH NĂM 2011
(Theo Quyết định số 475/QĐ-TCTK, ngày 21 tháng 6 năm 2011
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)

Hà Nội, tháng 6 năm 2011


2


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2011

Số: 475/QĐ-TCTK

QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2011
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính


phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành Hệ thống chỉ tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 144/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Chương trình Điều tra thống kê quốc gia;
Để đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin về hoạt động du lịch phục vụ yêu cầu quản lý, lập
chính sách và tính toán các chỉ tiêu thống kê liên quan;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2011 nghỉ tại các cơ sở kinh
doanh dịch vụ lưu trú theo phương án điều tra ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giám đốc các doanh nghiệp và chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú quy định ở
Điều 1 có trách nhiệm phối hợp tổ chức thu thập kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin
theo phiếu điều tra.
Điều 3. Các Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chọn
thực hiện điều tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra theo đúng phương án quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 5. Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế
độ thống kê và Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng
cục Thống kê, Giám đốc Trung tâm tin học Thống kê khu vực I và Thủ trưởng các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Như Điều 3, Điều 5;
- Lãnh đạo TCTK (để chỉ đạo);
- Lưu VT, TMDV

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)
Trần Thị Hằng
3


4


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG
CỤC THỐNG KÊ
______________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________________________

PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU TRA CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH NĂM 2011
(Ban hành theo Quyết định số: 475/QĐ-TCTK, ngày 21 tháng 6 năm 2011
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1. Mục đích, yêu cầu điều tra
- Thu thập thông tin về tổng mức chi tiêu và những khoản chi tiêu chủ yếu của khách du
lịch, làm cơ sở tính mức chi tiêu bình quân chung và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch;
- Kết hợp với thông tin bổ sung từ một số nguồn khác, thông tin thu thập từ cuộc điều tra
này được dùng để tính toán suy rộng tổng doanh thu của hoạt động du lịch, giá trị xuất khẩu
dịch vụ du lịch, một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch..., nhằm đáp ứng nhu cầu
thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến l­ược, qui hoạch vùng và chính sách phát

triển du lịch của các cấp, các ngành.
2. Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra
2.1 Đối tượng điều tra
Là khách du lịch quốc tế (người nước ngoài đến Việt Nam), khách du lịch trong nước
(người Việt Nam đi du lịch trong nước) đang nghỉ tại các cơ sở lưu trú.
2.2 Đơn vị điều tra
Mỗi ng­ười khách du lịch quốc tế hoặc trong nước thuộc đối tượng, phạm vi điều tra là một
đơn vị điều tra.
2.3 Phạm vi điều tra
Điều tra chọn mẫu khách du lịch quốc tế tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
khách du lịch trong n­ước tại 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang nghỉ ở các cơ sở lưu
trú (gồm các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, ...).
3. Nội dung và phiếu điều tra
3.1 Nội dung điều tra
Nội dung điều tra gồm hai nhóm chỉ tiêu và thông tin chính sau:
- Tổng mức chi tiêu và một số khoản chi tiêu chủ yếu của khách du lịch như­: chi đi lại;
chi ăn uống; chi lưu trú; chi tham quan; chi cho các dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí; chi cho y
tế bảo vệ sức khoẻ; chi mua hàng hoá, quà tặng, quà l­ưu niệm...;
- Một số nhận xét, đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với cảnh quan thiên nhiên, môi
tr­ường, điều kiện vật chất, dịch vụ và thái độ mến khách của người Việt Nam.
3.2 Phiếu điều tra
Gồm 2 loại phiếu điều tra:
- Phiếu 01.DLNN/11: “Phiếu thu thập thông tin khách du lịch quốc tế”, áp dụng cho khách
quốc tế nghỉ tại cơ sở lưu trú;
5


- Phiếu 02. DLTN/11: “Phiếu thu thập thông tin khách du lịch trong nước” áp dụng cho
khách trong nước nghỉ tại cơ sở lưu trú;
4. Thời gian điều tra và thời kỳ thu thập thông tin

-Thời gian điều tra bắt đầu từ 1/7/2011. Mỗi tỉnh, thành phố được chọn điều tra sẽ tiến
hành điều tra thu thập số liệu liên tục trong vòng 30 ngày trong tháng điều tra;
-Thời kỳ thu thập thông tin là toàn bộ thời gian khách ở Việt Nam đối với khách du lịch
quốc tế, toàn bộ chuyến đi đối với khách du lịch trong nước.
5. Loại điều tra và phương pháp điều tra
5.1 Chọn mẫu điều tra
Cuộc điều tra này sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu phân tầng theo ba bước:
Bước 1: Tổng cục Thống kê chọn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm mẫu đại diện
cho toàn quốc;
Bước 2: Cục Thống kê chọn cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn làm mẫu đại diện cho tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;
Bước 3: Cục Thống kê chọn khách du lịch để điều tra.
5.1.1 Chọn tỉnh, thành phố đại diện
Tổng cục Thống kê sử dụng các tiêu thức để chọn tỉnh, thành phố đại diện thực hiện cuộc
điều tra này là: có tài nguyên du lịch (danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái, di tích văn hoá
lịch sử....) và số lượng đáng kể khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước đến tham quan.
Trên cơ sở thông tin thu thập được từ điều tra du lịch năm 2009, điều tra doanh nghiệp, điều
tra cơ sở kinh tế cá thể và các báo cáo về hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú năm 2009 của các địa
phương, Tổng cục Thống kê chọn vào mẫu điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2011 gồm các
tỉnh, thành phố sau:
- Điều tra chi tiêu của khách du lịch trong nước tại 29 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Sơn
La, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà, Kon
Tum, Đắc Nông, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa
- Vũng Tàu, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Bạc Liêu. Số lượng khách du lịch cần điều tra
đối với từng địa phương được qui định tại phụ lục 1 (kèm theo phương án).
- Điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại 14 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng,
Ninh Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh
Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Số lượng khách điều tra
cụ thể đối với từng địa phương được quy định tại phụ lục 2.

5.1.2 Chọn cơ sở lưu trú đại diện để điều tra
- Xác định số lượng cơ sở lưu trú cần điều tra
Căn cứ vào yêu cầu về tính đại diện để suy rộng kết quả điều tra và khả năng kinh phí cho
phép, mẫu điều tra đối với các cơ sở lưu trú được xác định là từ 30% - 40% tổng số cơ sở lưu trú
đang hoạt động trên địa bàn địa phương. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi
có số lượng các cơ sở lưu trú du lịch lớn nên tỷ lệ chọn sẽ từ 20% - 30%.
- Phương pháp chọn cơ sở lưu trú vào mẫu điều tra
6


Để đảm bảo tính đại diện về mức chi tiêu của từng loại khách du lịch, cần chọn nhiều loại
cơ sở lưu trú có điều kiện tiện nghi, mức giá cả khác nhau. Phương pháp chuyên gia được áp
dụng để chọn cơ sở lưu trú vào mẫu điều tra, cụ thể cần thực hiện theo thứ tự sau:
Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, dựa vào kết quả điều tra số lượng cơ sở
SXKD cá thể 1/7/2010, điều tra doanh nghiệp năm 2011 (tiến hành vào 01/3/2011) và các nguồn
khác để cập nhật danh sách các cơ sở lưu trú đóng trên địa bàn, sắp xếp các cơ sở lưu trú theo
thứ tự chất lượng và giá cả từ cao xuống thấp là:
-

Khách sạn 5 sao
Khách sạn 4 sao
Khách sạn 3 sao
Khách sạn 2 sao
Khách sạn 1 sao

- Loại khác (bao gồm khách sạn chưa được xếp hạng, nhà nghỉ, nhà khách, biệt thự kinh
doanh du lịch, làng du lịch, căn hộ kinh doanh du lịch…)
Để đảm bảo cho việc chọn khách thuộc nhiều loại quốc tịch khác nhau trong mỗi nhóm, khi
chọn cần chú ý đến việc rải đều theo địa bàn và theo loại khách chủ yếu đối với từng loại khách sạn.
5.1.3 Chọn khách du lịch để điều tra

Việc chọn khách du lịch vào mẫu điều tra là hết sức quan trọng vì kết quả bình quân của
mẫu sẽ đại diện chung cho toàn bộ khách. Qua kết quả điều tra các năm cho thấy khách ở khách
sạn cao cấp thường có mức chi tiêu cao hơn khách ở khách sạn thấp cấp chính vì vậy số khách
được lựa chọn ở mỗi tỉnh được tính theo tỷ lệ số khách thực tế có trong năm 2010 (Xem phụ lục
1 và 2; số khách cần chọn được phân bổ đối với từng tỉnh chia theo loại khách sạn).
Lưu ý:
- Trong thời gian tiến hành điều tra, nếu không đủ số lượng khách điều tra theo cỡ mẫu
qui định (do vắng khách du lịch) thì có thể kéo dài thời gian điều tra nhưng không quá 7 ngày.
Đồng thời, tuỳ tình hình thực tế của địa phương có thể bổ sung thêm 1 số cơ sở lưu trú khác để
điều tra cho đủ số lượng và cơ cấu khách.
- Mẫu điều tra cần phân bổ theo từng loại khách trong nước và khách quốc tế. Đồng thời,
trong số khách quốc tế được chọn điều tra cần chú ý phân bổ theo một số nước có số lượng
khách lớn như Trung Quốc, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...
- Đối với khách du lịch trong nước chỉ phỏng vấn những người đến từ tỉnh ngoài hoặc từ
các huyện, quận khác trong tỉnh với cự ly quãng đường đi từ 20 km trở lên, (không tính những
người đi trong huyện /quận, thị xã, thành phố trong cùng tỉnh và khách đến trong phạm vi bán
kính dưới 20 km).
- Chỉ chọn vào mẫu điều tra những khách đi du lịch ít nhất đã được ½ thời gian trong tổng
số thời gian dự định của chuyến đi. Không phỏng vấn những khách mới trong thời gian đầu của
chuyến đi.
5.1.4 Chọn điều tra viên, giám sát viên và tổ chức triển khai
Cần tuyển chọn điều tra viên và giám sát viên có đủ trình độ và năng lực để hoàn thành tốt
nhiệm vụ điều tra. Đối với điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế, cần chọn điều tra viên có
đủ trình độ ngoại ngữ để có thể trực tiếp phỏng vấn khách (nên chọn các nhân viên lễ tân ở các
cơ sở lưu trú).
7


Số điều tra viên, giám sát viên sau khi tuyển chọn phải được tập huấn kỹ về nghiệp vụ, phân
công nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể trước khi tiến hành điều tra. Đồng thời, cần chỉ đạo, kiểm

tra chặt chẽ và tổ chức rút kinh nghiệm, uốn nắn, bổ sung nghiệp vụ thường xuyên đối với các
điều tra viên trong quá trình điều tra.
Đối với việc điều tra chi tiêu của khách du lịch do đối tượng, đơn vị điều tra là khách du
lịch đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú nên để tiếp cận được đối tượng điều tra và thu thập thông tin,
cần phối hợp chặt chẽ với các chủ cơ sở lưu trú được chọn làm mẫu điều tra. Mặt khác đặc điểm
đối tượng và đơn vị điều tra của cuộc điều tra này là những người khách đang đi du lịch và nghỉ
tại các cơ sở lưu trú, ban ngày thường ít có mặt tại cơ sở đang lưu trú, việc thu thập thông tin cần
được tiến hành linh hoạt, có thể vào buổi tối hoặc tranh thủ trong mọi thời gian có thể tiếp cận
được từng đối tượng điều tra cụ thể.
Về tổ chức, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong công tác chỉ đạo chung của cuộc điều tra. Đồng thời, gửi
công văn liên ngành đến các cơ sở lưu trú du lịch được chọn điều tra. Nội dung công văn cần thể
hiện rõ yêu cầu của cuộc điều tra và đề nghị các cơ sở lưu trú được chọn điều tra tạo điều kiện
thuận lợi cho các điều tra viên, giám sát viên thực hiện nhiệm vụ trong quá trình điều tra, thu
thập thông tin từ khách du lịch đang nghỉ ở các cơ sở lưu trú này.
5.2 Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp khách du lịch.
6. Phương pháp tổng hợp số liệu
Phương pháp tổng hợp kết quả điều tra áp dụng theo phương pháp bình quân.
Công thức chung như sau:

xj = 1


Trong đó:

nj

n

∑x

i =1

j

x j : Chi tiêu bình quân của phân tổ j (tổng hợp từ số bình quân cộng giản đơn từ kết quả

mẫu điều tra)

x j : Chi tiêu của khách du lịch thứ i, phân tổ j
n j : Số lượng khách du lịch phân tổ j

Cụ thể như sau:
- Công thức tính chỉ tiêu Số ngày ở lại bình quân 1 lượt khách như sau:
Số ngày ở lại BQ 1 lượt khách =

Tổng số ngày khách ở lại
Tổng số khách

- Công thức tính chỉ tiêu Chi tiêu bình quân 1 lượt khách như sau:
Chi tiêu BQ 1 lượt khách =

Tổng số tiền chi tiêu của khách
Tổng số khách

- Công thức tính chỉ tiêu Chi tiêu bình quân 1 ngày khách như sau:
Chi tiêu BQ 1 ngày khách =

Chi tiêu BQ 1 lượt khách
Số ngày ở lại bình quân 1 lượt khách
8



7. Kế hoạch thực hiện
7.1. Chuẩn bị điều tra: Tổng cục Thống kê thực hiện từ 1/4 - 25/6/2011, gồm các công việc:
(1)

Xây dựng phương án điều tra: từ 1/4 – 15/6/2011;

(2)

Gửi phương án, phiếu điều tra tới các Cục Thống kê: 20 – 25/6/2011

7.2. Chuẩn bị và triển khai điều tra: Cục Thống kê thực hiện, gồm các công việc:
(1) Chọn cơ sở lưu trú để điều tra và gửi danh sách về Tổng cục, phổ biến phương án,
tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên, tập huấn nghiệp vụ và các công việc chuẩn bị khác; từ
25 – 30/6/2011;
(2) Triển khai thu thập thông tin tại đơn vị điều tra: từ 1 – 30/7/2011
(3) Kiểm tra, nghiệm thu, làm sạch phiếu điều tra, gửi về Tổng cục: từ 1/8 đến 1/9/2011
7.3. Nhập tin, xử lý, tổng hợp, công bố kết quả điều tra: thực hiện tại Tổng cục Thống kê
(1) Kiểm tra, mã hoá, làm sạch phiếu điều tra: tháng 9/2011
(2) Xây dựng hệ thống biểu đầu ra và phần mềm nhập tin, xử lý, tổng hợp kết quả: tháng
7 đến 9/2011
(3) Nhập tin phiếu điều tra: tháng 10 -11/2011
(4) Tổng hợp, suy rộng kết qủa điều tra: tháng 12/2011
(5) Biên soạn, phân tích kết quả điều tra: tháng 2/2012
(6) In ấn, công bố kết quả điều tra: tháng 3/2012
8. Tổ chức thực hiện
- Ở cấp Trung ương: Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ là đơn vị thường trực chỉ đạo

điều tra, có trách nhiệm: phối hợp với Vụ Phương pháp Chế độ và CNTT xây dựng phương án

điều tra; phối hợp Trung tâm tin học Thống kê khu vực I xây dựng chương trình phần mềm nhập
tin, xử lý kết quả điều tra; trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát điều tra ở các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương được chọn để điều tra; tổng hợp và phân tích kết quả cuộc điều tra.
- Ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh/thành phố

trực thuộc Trung ương được chọn điều tra giao Phòng TK Thương mại (hoặc Phòng TK Công Thương) chịu trách nhiệm triển khai, thu thập, kiểm tra, đánh mã, làm sạch phiếu điều tra và gửi
về Tổng cục Thống kê.
9. Kinh phí điều tra

Cuộc điều tra này được thực hiện bằng kinh phí điều tra của Tổng cục và đã được phân bổ
theo khối lượng công việc của Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương từ đầu năm 2011.
Các Cục Thống kê tỉnh, thành phố được chọn tổ chức điều tra cần căn cứ vào nội dung của
phương án điều tra, kinh phí đã được phân bổ và chế độ tài chính hiện hành để tổ chức thực hiện
tốt cuộc điều tra này.
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Thị Hằng
9


Phụ lục 1
Cỡ mẫu khách trong nước và khách quốc tế chia theo ngôn ngữ
ĐVT: Phiếu
Chia ra
STT

 


 

Tổng số

Tổng số

Khách
trong
nước

Khách quốc tế chia theo các loại ngôn ngữ

Khách
quốc tế

Khách
Khách
dùng tiếng
dùng
Trung
tiếng Anh
Quốc

Khách
dùng
tiếng
Hàn
Quốc

Khách

dùng
tiếng
Nhật

32000

22500

9500

6800

1500

700

500

1 Hà Nội

4500

3000

1500

900

200


200

200

2 Hải Phòng

2600

2000

600

400

200  

 

3 Hải Dương

600

600  

 

 

 


 

4 Thái Bình

600

600  

 

 

 

 

5 Ninh Bình

1100

600

500

500  

 

 


6 Lào Cai

900

500

400

200

200  

 

7 Lạng Sơn

900

500

400

200

200  

 

8 Thái Nguyên


1000

1000  

 

 

9 Quảng Ninh

1000

500

100  

 

 
500

 
400

10 Sơn La

500

500  


 

 

 

 

11 Thanh Hoá

800

800  

 

 

 

 

12 Hà Tĩnh

600

600  

 


 

 

 

13 Thừa Thiên - Huế

1500

800

700

500

14 Đà Nẵng

1300

800

500

400  

100  

15 Quảng nam


1000

500

500

300  

200  

16 Bình Định
17 Khánh Hoà

500
1500

500  

 

800

700

100  

 
600

100


 

 

100  

 

18 KonTum

600

600  

 

 

 

 

19 Đắc Nông

500

500  

 


 

 

 

20 Lâm Đồng

1500

800

700

600  

 

21 TP. Hồ Chí Minh

3000

1500

1500

1000

200


100
200

100

22 Bình Dương

500

500  

 

 

 

 

23 Bình Phước

500

500  

 

 


 

 

 

 

200  

 

24 Bà Rịa Vũng Tàu

1000

500

500

500  

25 Bình Thuận

1300

800

500


300

26 Vĩnh Long

600

600  

 

 

 

 

27 An Giang

600

600  

 

 

 

 


28 Hậu Giang

500

500  

 

 

 

 

29 Bạc Liêu

500

500  

 

 

 

 

10



Phụ lục 2
Cỡ mẫu và số lượng phiếu cần điều tra
phân bổ theo loại cơ sở lưu trú
ĐVT: Phiếu

STT

 

Tổng số

 

Chia ra
Điều tra
Khách ở Khách ở Khách ở Khách ở Khách ở
khách
tại
khách tại khách tại khách tại khách tại khách
quốc tế
sạn 5 sao sạn 4 sao sạn 3 sao sạn 2 sao sạn 1 sao

Loại
khác

9500

830


1810

1240

1620

1060

2940

1500

150

200

300

300

300

250

1

Hà Nội

2


Hải Phòng

600  

100

50

100

100

250

3

Ninh Bình

500  

100

50

100

100

150


4

Lào Cai

400  

5

Lạng Sơn

400  

6

Quảng Ninh

500  

170

7

Thừa Thiên - Huế

700  

8

Đà Nẵng


500

9

Quảng Nam

500  

10

Khánh Hoà

700

11

Lâm Đồng

12

50  
 

150  

 

200

120


60

220

50

100

30

150

200

50

150

20

280

30

100

50

50


120

200

20

100

50

130

30

100

100

100

150

220

700

50

180


70

100

50

250

TP. Hồ Chí Minh

1500

300

400

250

100

50

400

13

Bà Rịa Vũng Tàu

500


150

30

100

50

50

120

14

Bình Thuận

500  

50

100

100

50

200

150


11


12


13


14


15


16


17


18


19


GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁCH GHI
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH

QUỐC TẾ VÀ KHÁCH DU LỊCH TRONG NƯỚC
Lưu ý: Thời gian phỏng vấn tốt nhất đối với khách du lịch quốc tế và trong nước nên được
tiến hành vào lúc khách chuẩn bị thanh toán để rời khỏi cơ sở lưu trú (trước lúc check out).
I. Khái niệm
1. Khách du lịch: là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để
đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là
thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động
để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm khách du lịch được áp dụng cho cả khách
du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi
du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.
2. Khách du lịch quốc tế: là những người mang quốc tịch nước ngoài, đi ra khỏi môi
trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú, đến Việt Nam trong thời gian ít hơn
12 tháng liên tục với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm đem
lại thu nhập và kiếm sống ở Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không bao gồm các trường hợp sau:
-Những người đến và sống như một người cư trú ở Việt Nam kể cả những người đi theo
sống dựa vào họ;
-Những người dân lao động cư trú ở vùng biên giới hàng ngày đi lại làm việc qua biên giới
Việt nam;
-Những nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán, tuỳ viên quân sự đến làm nhiệm vụ tại Việt
nam và những người đi theo sống nhờ vào họ;
-Những người quá cảnh (transit) Việt Nam, nghỉ tại cơ sở lưu trú chỉ với mục đích chờ
chuyển chuyến bay để đến một nước khác
3. Khách du lịch trong nước: là những người mang quốc tịch Việt Nam đi ra khỏi môi
trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác ở trong lãnh thổ Việt Nam với thời gian
liên tục ít hơn 12 tháng và mục đích chính của chuyến đi để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải
trí…ngoài việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến.
Khách du lịch trong nước không bao gồm các trường hợp sau:
-Những người định cư ở nơi này đến một một nơi khác với mục đích thường trú ở đó;
-Những người đi đến một nơi khác ở trong nước với mục đích để tiến hành các hoạt động

để mang lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến;
-Những người đến và làm việc tạm thời ở nơi đến;
-Những người đi lại theo lịch thường xuyên giữa các vùng lân cận để làm việc, giảng dạy,
học tập, nghiên cứu;
20


-Những người du mục và những người không có nơi cư trú cố định;
-Những người tham gia chuyến đi diễn tập của các lực lượng vũ trang.
Lưu ý: Phiếu điều tra về chi tiêu của khách du lịch trong cuộc điều tra này chỉ áp dụng đối
với những người từ 15 tuổi trở lên, những người dưới 15 tuổi (được coi là trẻ em đi kèm) không
thuộc đối tượng của cuộc điều tra.
4. Chi tiêu của khách du lịch: Chi tiêu của khách du lịch là tổng số tiền khách du lịch đã
và sẽ chi trong suốt hành trình của chuyến đi, kể cả những khoản chi mua sắm trước chuẩn bị
cho chuyến đi và những chi phí mua sắm đồ dùng, quà tặng, quà lưu niệm trong chuyến đi mang
về dùng sau chuyến đi. Loại trừ các khoản sau:
-Tiền mua hàng hoá cho mục đích kinh doanh, có nghĩa là mua về để bán lại cho khách du
lịch khác, mua về để kinh doanh được kết hợp trong chuyến đi.
-Tiền đầu tư, giao dịch hợp đồng của người đi du lịch như đầu tư mua nhà đất, bất động
sản và tài sản quí giá khác (như xe ca, xe tải, thuyền, nhà nghỉ thứ hai), kể cả việc mua những tài
sản này để sử dụng cho các chuyến đi du lịch trong tương lai được chi trong lần đi du lịch này
cũng không được tính vào chi tiêu du lịch.
-Tiền mặt biếu họ hàng và bạn bè trong chuyến đi
5. Khách du lịch theo tour và du lịch không theo tour:
5.1. Khách du lịch theo tour: là những người đi theo các chuyến du lịch được tổ chức và
phục vụ trọn gói hay không trọn gói do các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành đứng ra tổ chức.
Khách du lịch theo tour được các đơn vị du lịch lữ hành lo phương tiện đi lại, ăn ở, các chương
trình vui chơi giải trí, thăm quan...từ lúc bắt đầu chuyến đi cho đến khi kết thúc chuyến đi.
5.2. Khách du lịch không theo tour: Là những người tự đứng ra tổ chức, sắp xếp chuyến
đi cho mình hay cả đoàn về phương tiện đi lại, ăn ở, các chương trình vui chơi giải trí...

II. Nội dung và cách điền thông tin trong phiếu thu thập thông
tin đối với khách quốc tế (Phiếu 01.ĐTDL)
Phiếu này nhằm thu thập thông tin về tổng mức, các khoản chi tiêu và một số nhận xét,
đánh giá về cảnh quan môi trường, cơ sở lưu trú, các món ăn, dịch vụ vui chơi giải trí, phương
tiện đi lại của khách du lịch nước ngoài trong thời gian đến Việt Nam
Lượt khách số: dành cho giám sát viên các Cục Thống kê ghi sau khi thu phiếu về, ghi đủ
4 chữ số, bắt đầu từ 0001 cho đến hết, không phân biệt các loại phiếu theo các thứ tiếng.
Câu 1 đến 3: Các câu hỏi sàng lọc
Mục đích của các câu hỏi này nhằm xác định đúng khách du lịch cần điều tra để tiêp tục ghi
phiếu, loại trừ khách du lịch không thuộc đối tượng điều tra để dừng phỏng vấn thu thập thông
tin, cụ thể:
Câu 1: Nếu khách du lịch có ý định ở lại Việt nam trên 1 năm, hoặc mục đích đến Việt Nam
của họ là lao động kiếm sống hay định cư (những người nước ngoài vào Việt nam với mục đích
làm ăn kiếm sống dài ngày, chuyên gia dài hạn ở Việt Nam từ 1 năm trở lên, nhân viên các đại
sứ quán, lãnh sự quán, đại diện nước ngoài tại Việt Nam...): dừng phỏng vấn;
Câu 2: Khách du lịch ở tại Việt Nam chưa đủ một nửa thời gian dự kiến: dừng phỏng vấn;
21


Câu 3: Khách chưa đủ 15 tuổi: dừng phỏng vấn.
Câu 7: Mục đích chính của chuyến đi
Mục đích chính của chuyến đi là mục đích có tính chất quyết định chuyến đi có được thực
hiện hay không. Theo đó, đánh dấu vào một trong các mục đích đã liệt kê, trong đó:
-Mục đích thông tin, báo chí: bao gồm các phóng viên, nhà báo đi thu thập các sự kiện,
thông tin, hình ảnh để làm báo nói, báo viết, báo hình
-Mục đích dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn ngày: bao gồm các cán bộ công chức,
viên chức, sinh viên học sinh... đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, thăm quan, khảo sát, học
tập ngắn ngày.
-Mục đích thương mại: bao gồm những nhà doanh nghiệp đi ký kết hợp đồng, tiếp thị và
tìm kiếm thị trường, khai thác nguồn hàng, tham gia hội chợ, triển lãm...

Câu 8: Nguồn tham khảo để quyết định chuyến đi du lịch đến Việt Nam lần này, đề nghị
đánh dấu (x) vào các ô thích hợp.
Câu 9 và câu 10 hỏi về một số dánh giá, cảm nhận của khách về Việt Nam, đề nghị đánh
dấu (x) vào các ô thích hợp.
Câu 11: Ghi ngày tháng năm đến Việt nam của khách du lịch.
Câu 12: Ông (bà) đến Việt Nam bằng phương tiện gì?
Khách đi vào Việt Nam bằng phương tiện gì thì đánh dấu (x) vào ô phương tiện đó.
Câu 13: Đánh dấu số lần đến Việt nam của khách vào ô thích hợp.
Câu 14: Tổng số ngày ông (bà) dự định ở lại Việt Nam
Ghi tổng số ngày người khách đó dự định ở lại Việt Nam trong chuyến đi này. Nếu dự định
của họ ở lại Việt Nam từ 1 năm trở lên thì dừng thu thập thông tin.
Ghi thời gian mà khách dự định nghỉ lại tỉnh/thành phố mình.
Câu 15: Ghi tổng số cơ sở lưu trú mà ông (bà) dự định nghỉ lại cho toàn bộ chuyến đi này.
Câu 16: Dựa vào khái niệm đi du lịch theo tour và không đi du lịch theo tour (tức là đến
Việt Nam thông qua hoặc không thông qua một công ty lữ hành nào đó) , đánh dấu vào 1 trong
2 ô tương ứng, nếu trả lời “có” thì phỏng vấn tiếp tục từ câu 17, nếu trả lời “không” thì chuyển
sang phỏng vấn câu 19 và tiếp tục.
Câu 17: Nếu người khách đó đến Việt Nam thông qua một công ty lữ hành thì hãy điền số
tiền mà khách phải trả cho công ty lữ hành đó tính cho một người và phải ghi rõ loại tiền và
đánh dấu vào những khoản mục đã bao gồm chi phí trong tour đã liệt kê ở dưới.
Câu 19: Ước lượng tổng số tiền và các khoản mục chi mà khách sẽ chi trong suốt thời gian
ở tại Việt Nam và riêng cho tỉnh/TP đang phỏng vấn. Nếu đi theo tour từ nước ngoài đến Việt
Nam thì chỉ ghi các khoản chi ngoài tour đó; nếu 1 người khách đến Việt Nam có mua tour trong
nước Việt Nam thì khoản chi này được ghi vào mục chi phí thăm quan. Mua tour ở tỉnh nào thì
tính cho tỉnh đó. Cột 1 ghi tổng số tiền chi tiêu tại Việt Nam, cột 2 ghi số tiền chi tiêu tại tỉnh/
TP đang phỏng vấn.
Câu 20: Ghi tổng số người (bao gồm cả trẻ em dưới 3 tuổi) tương ứng với số tiền trên
22



Câu 21: Ghi tổng số trẻ em dưới 3 tuổi.
Ngoài ra, có một số câu hỏi về những thông tin cá nhân của khách: nước cư trú, tuổi và
nghề nghiệp, đề nghị đánh dấu vào các ô thích hợp.
III. Nội dung chính của một số chỉ tiêu (câu hỏi) trong phiếu thu thập thông tin đối
với khách du lịch trong nước (Phiếu 02.ĐTDL)
Phiếu này nhằm xác định tổng mức và cơ cấu chi tiêu của khách du lịch trong nước chia
theo các đối tượng khách.
Nội dung và cách ghi tương tự như phiếu thu thập thông tin đối với khách quốc tế đến
Việt Nam.
Chú ý:
- Câu số 8: Phương tiện chính sử dụng trong chuyến đi là phương tiện được sử dụng trên
tổng quãng đường dài nhất của cả chuyến đi.
- Câu số 13: dựa vào khái niệm đi theo tour và tự sắp xếp đi, đánh dấu vào 1 trong 2 ô
tương ứng, nếu đi theo tour thì phỏng vấn tiếp câu 14, nếu tự sắp xếp đi thì bỏ qua câu 14, phỏng
vấn câu 15.
Lưu ý số tiền phải nộp cho tour tính cho 1 người điền vào câu 14 và số tiền chi thêm ngoài
tour điền vào câu 15. Nếu người đó tự sắp xếp đi thì cũng ghi tổng số tiền và các khoản chi vào
câu 15.

23


mỤC LỤC
Quyết định số 309/QĐ-TCTK ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê ................................................................................................................................. 5
Phương án điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2011 .................................................. 5
Phụ lục 1: Cỡ mẫu khách trong nước và khách quốc tế chia theo ngôn ngữ........................ 10
Phụ lục 2: Cỡ mẫu và số lượng phiếu cần điều tra phân bổ theo loại cơ sở lưu trú ............. 11
Phiếu 01/DLNN/11 ............................................................................................................... 12
Phiếu 02/DLTN/11 ............................................................................................................... 16

Giải thích khái niệm, nội dung và cách ghi phiếu thu thập thông tin đối với khách du
lịch quốc tế và khách du lịch trong nước .................................................................................20

24



×