Tải bản đầy đủ (.pdf) (337 trang)

ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH 1/4/2011: CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 337 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
VÀ KẾ HOẠCH HỐ GIA ĐÌNH 1/4/2011:

CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU

HÀ NỘI, 11 - 2011


ii


GIỚI THIỆU
Ngày 24 tháng 2 năm 2011, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ban
hành Phương án điều tra biến động dân số và kế hoạch hố gia đình 1 tháng 4 năm
2011. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu được tiến hành hàng năm nhằm thu thập các
thông tin về dân số, biến động dân số (sinh, chết và di cư) cũng như thơng tin cơ
bản về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Kể từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, nhu cầu thông tin về
biến động dân số và sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Các nhà xây
dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển, các nhà khoa học cũng như các tổ chức
quốc tế và cơ quan thông tin đại chúng luôn yêu cầu cung cấp những số liệu cơ bản
của cuộc điều tra. Số liệu điều tra giúp các cấp, các ngành đánh giá việc thực hiện
các chỉ tiêu dân số chủ yếu, xu hướng biến động cũng như các đặc trưng kinh tế xã hội của dân số.
Kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở và điều tra biến động
dân số và kế hoạch hố gia đình hàng năm đã cung cấp số liệu tin cậy, so sánh
được cho cả thời kỳ. Để cung cấp thêm thông tin phục vụ cho đánh giá tình hình
xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cuộc điều
tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2011 cũng đặt ra mục tiêu cao


hơn so với những cuộc điều tra trước đó: Phiếu điều tra được bổ sung nhiều câu
hỏi và mẫu của cuộc điều tra cũng được mở rộng thêm.
Báo cáo gồm 4 phần. Phần I đề cập tới những vấn đề về mặt kỹ thuật của
cuộc điều tra như: dàn chọn mẫu; xác định cỡ mẫu và phân bổ mẫu; tính tốn sai số
mẫu, v.v... Phần II trình bày kết quả cơ bản của cuộc điều tra cùng với các phân
tích về quy mơ và cơ cấu dân số; tình trạng hơn nhân; kế hoạch hóa gia đình và sức
khỏe sinh sản; mức sinh; mức chết; di cư và các đặc trưng của di cư. Phần III cung
cấp cho người sử dụng những biểu số liệu cơ bản nhất, những số liệu chi tiết hơn
khi cần thiết có thể tổng hợp được từ cơ sơ dữ liệu vi mô của cuộc điều tra. Phần
IV là phụ lục các nội dung cần thiết bổ trợ thêm cho nội dung chính của báo cáo.

iii


Thông tin trong báo cáo được xử lý từ kết quả của cuộc điều tra mẫu, có đủ
độ tin cậy, tuy vậy một số kết quả vẫn có sai số mẫu khi phân tổ chi tiết hơn, Tổng
cục Thống kê lưu ý người dùng tin khi sử dụng để đánh giá phân tích kết quả.
Cuốn sách được hồn thành với sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính của Quỹ
Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Tổng cục Thống kê chân thành cám ơn các cán
bộ của Văn phòng UNFPA tại Việt Nam về những đóng góp q báu trong q
trình biên soạn và hoàn thiện báo cáo.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng trong quá trình điều tra và biên soạn khó tránh
khỏi những sai sót, Tổng cục Thống kê hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được những
yêu cầu thông tin cơ bản của những người làm công tác nghiên cứu hoạch định
chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là những người làm công tác liên quan đến vấn
đề dân số và kế hoạch hố gia đình và mong nhận được những ý kiến xây dựng của
bạn đọc.
Ý kiến đóng góp và thơng tin chi tiết, xin liên hệ theo địa chỉ sau đây:
Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, 6B Hoàng Diệu, Hà Nội.
Điện thoại:

+84 4 38 230 100, 38 433 353;
Fax:
+84 4 37 339 287;
Email:

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

iv


MỤC LỤC
Giới thiệu .......................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................. v
Các chỉ tiêu chủ yếu ....................................................................................................... 1
PHẦN I: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................

3

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC ĐIỀU TRA..................................................................

5

1.1. Mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra .................................................... 5
1.2. Đối tượng và đơn vị điều tra....................................................................... 5
1.3. Nội dung điều tra ........................................................................................... 5
1.4. Tuyển chọn và tập huấn cán bộ điều tra .................................................. 6
1.5. Tổ chức điều tra và giám sát chất lượng.................................................. 7
1.6. Xử lý số liệu.................................................................................................... 8
1.7. Tính tốn sai số mẫu ..................................................................................... 8
II. THIẾT KẾ VÀ ƯỚC LƯỢNG MẪU ............................................................................


11

2.1. Dàn chọn mẫu ................................................................................................ 11
2.2. Xác định cỡ mẫu và phân bổ mẫu ............................................................. 11
2.3. Ước lượng mẫu .............................................................................................. 11

PHẦN II: KẾT QUẢ CHỦ YẾU .....................................................................................

15

I. QUY MƠ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ...................................................................................

17

1.1 Quy mơ hộ ........................................................................................................ 17
1.2 Quy mô dân số ................................................................................................ 18
1.3 Phân bố dân số ................................................................................................ 19
1.4 Cơ cấu dân số theo giới tính ........................................................................ 19
1.5 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ..................................................................... 20
II. TÌNH TRẠNG HƠN NHÂN..........................................................................................

v

22


2.1 Xu hướng kết hôn ........................................................................................... 23
2.2 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo nơi cư trú, vùng và tỉnh... 26
III. GIÁO DỤC ...................................................................................................................


29

3.1 Tình hình đi học .............................................................................................. 29
3.2 Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi ........................................... 30
3.3 Tình hình biết đọc biết viết .......................................................................... 32
3.4 Trình độ học vấn đã đạt được ...................................................................... 33
IV. KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN ......................................

34

4.1 Thực hiện kế hoạch hóa gia đình ................................................................ 34
4.2 Chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................................................................ 41
V. MỨC SINH ....................................................................................................................

44

5.1 Tổng tỷ suất sinh............................................................................................. 45
5.2 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi.................................................................. 48
5.3 Tỷ suất sinh thô ............................................................................................... 49
5.4 Sự khác biệt về mức sinh theo tỉnh/thành phố ........................................ 51
5.5 Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên .......................................................... 52
5.6 Tỷ số giới tính khi sinh ................................................................................. 53
5.7 Tình hình nhận biết giới tính thai nhi trước khi sinh ............................. 55
VI. MỨC ĐỘ CHẾT ...........................................................................................................

58

6.1 Tỷ suất chết thô ............................................................................................... 58
6.2 Mức độ chết của trẻ em dưới 1 tuổi ........................................................... 60

6.3 Mức độ chết của trẻ em dưới 5 tuổi ........................................................... 61
6.4 Nguyên nhân chết ........................................................................................... 62
VII. DI CƯ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI DI CƯ ..............................................

63

7.1 Di cư giữa các vùng ....................................................................................... 64
7.2 Di cư giữa các tỉnh ......................................................................................... 66
7.3 Luồng di cư nông thôn - thành thị .............................................................. 69
7.4 Các đặc trưng cơ bản của người di cư ....................................................... 70

vi


PHẦN III: CÁC BIỂU SỐ LIỆU TỔNG HỢP...............................................................

73

Biểu 1: Dân số chia theo thành thị/nơng thơn, giới tính, vùng kinh tế
- xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ............................................... 75
Biểu 2: Dân số chia theo thành thị/nơng thơn, giới tính, nhóm tuổi và
vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ........................................................ 78
Biểu 3: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hơn nhân hiện
tại, thành thị/nơng thơn, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành
phố, 1/4/2011 ........................................................................................ 85
Biểu 4: Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học, giới tính,
thành thị/nơng thơn, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố,
1/4/2011 ................................................................................................. 91
Biểu 5: Dân số trong tuổi học tiểu học và đang đi học tiểu học chia
theo giới tính, thành thị/nơng thơn, vùng kinh tế - xã hội và

tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .................................................................... 100
Biểu 6: Dân số trong tuổi học trung học cơ sở và đang đi học trung
học cơ sở chia theo giới tính, thành thị/nông thôn, vùng kinh
tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .......................................... 109
Biểu 7: Dân số trong tuổi học trung học phổ thông và đang đi học
trung học phổ thơng chia theo giới tính, thành thị/nơng thơn,
vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ...................... 118
Biểu 8: Dân số trong tuổi học cao đẳng/đại học và đang đi học cao
đẳng/đại học chia theo giới tính, thành thị/nơng thôn, vùng
kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ................................. 127
Biểu 9: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng biết đọc biết
viết, giới tính, thành thị/nông thôn, vùng kinh tế - xã hội và
tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .................................................................... 136
Biểu 10: Số phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng chia theo tình trạng
sử dụng biện pháp tránh thai, thành thị/nông thôn, vùng kinh
tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .......................................... 145
Biểu 11: Số phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng chia theo tình trạng
sử dụng biện pháp tránh thai, nhóm tuổi của phụ nữ, thành
thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ........................ 154
Biểu 12: Số phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng đang sử dụng
BPTT chia theo BPTT đang sử dụng, thành thị/nông thôn,
vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ...................... 157

vii


Biểu 13: Số phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng đang sử dụng
BPTT chia theo biện pháp đang sử dụng, số con hiện đang
cịn sống, thành thị/nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội,
1/4/2011 ................................................................................................. 166

Biểu 14: Số phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng khơng sử dụng
BPTT chia theo lý do không sử dụng, thành thị/nông thôn,
vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ...................... 169
Biểu 15: Số phụ nữ 15-49 tuổi hiện đang có chồng chia theo tình trạng
nạo/phá thai và hút điều hịa kinh nguyệt, thành thị/nơng
thơn, vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ............ 178
Biểu 16: Số phụ nữ 15-49 tuổi có sinh con trong 24 tháng trước điều
tra chia theo thành thị/nông thôn, vùng kinh tế - xã hội và
tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .................................................................... 184
Biểu 17: Số phụ nữ 15-49 tuổi, số trẻ em sinh trong 12 tháng trước
điều tra (số đã điều chỉnh), tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi
(ASFR) chia theo vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố,
1/4/2011 ................................................................................................. 190
Biểu 18: Tổng số con đã sinh, tổng số con hiện còn sống, tổng số con
đã chết của phụ nữ 15-49 tuổi chia theo thành thị/nông thôn,
vùng kinh tế - xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ...................... 204
Biểu 19: Số phụ nữ 15-49 tuổi chia theo tổng số con đã sinh, tuổi của
người mẹ, thành thị/nông thôn, vùng kinh tế - xã hội và
tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .................................................................... 207
Biểu 20: Số phụ nữ 15-49 tuổi chia theo tổng số con hiện còn sống,
tuổi của người mẹ, thành thị/nông thôn, vùng kinh tế - xã hội
và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .............................................................. 225
Biểu 21: Số phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên trong 12 tháng
trước điều tra chia theo thành thị/nông thôn, vùng kinh tế - xã
hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2011 ....................................................... 243
Biểu 22: Tỷ trọng người chết trong 12 tháng trước điều tra chia theo
nguyên nhân, thành thị/nông thôn, vùng kinh tế - xã hội và
tỉnh/thành phố, 1/4/2011 .................................................................... 245
Biểu 23: Dân số chia theo vùng là nơi thực tế thường trú vào thời
điểm 1/4/2010 và 1/4/2011 và giới tính ......................................... 247

Biểu 24: Dân số chia theo tỉnh là nơi thực tế thường trú vào thời điểm
1/4/2010 và 1/4/2011 .......................................................................... 248

viii


PHẦN IV: CÁC PHỤ LỤC ..............................................................................................

261

Phụ lục 1: Phiếu điều tra ..................................................................................... 263
Phụ lục 2: Các bảng tính sai số mẫu ................................................................ 275
Phụ lục 3: Phân bổ phạm vi điều tra mẫu chi tiết ......................................... 307
Phụ lục 4: Một số chỉ tiêu về cơ cấu dân số................................................... 309
Phụ lục 5: Một số chỉ tiêu về hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên .... 311
Phụ lục 6: Một số chỉ tiêu về giáo dục ............................................................ 313
Phụ lục 7: Một số chỉ tiêu về thực hiện kế hoạch hóa gia đình ................ 316
Phụ lục 8: Một số chỉ tiêu về mức sinh ........................................................... 318
Phụ lục 9: Một số chỉ tiêu về mức chết ........................................................... 320
Phụ lục 10: Một số chỉ tiêu về di cư ................................................................. 322

ix


CÁC BIỂU PHÂN TÍCH
Biểu 1.1: Phân bố số hộ theo số người trong hộ và quy mơ hộ trung bình
chia theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 . 17
Biểu 1.2: Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nơng thơn và vùng
kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ......................................................................... 18
Biểu 1.3: Phân bố diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia theo vùng

kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ......................................................................... 19
Biểu 1.4: Phân bố dân số theo giới tính và tỷ số giới tính chia theo nhóm
tuổi, 1/4/2011 .............................................................................................. 21
Biểu 1.5: Tỷ số phụ thuộc, thời kỳ 1989-2011 ..................................................... 21
Biểu 1.6: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 65 tuổi trở lên và chỉ
số già hóa, thời kỳ 1989-2011 ................................................................ 22
Biểu 2.1: Phân bố dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hơn nhân,
giới tính và thành thị/nơng thôn, 1/4/2011 .......................................... 23
Biểu 2.2: Phân bố dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hơn nhân,
nhóm tuổi và giới tính, 1/4/2011 ........................................................... 25
Biểu 2.3: Phân bố dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân
và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011......................................................... 26
Biểu 2.4: Tuổi kết hơn trung bình lần đầu (SMAM), tỷ trọng đã từng kết
hơn của các nhóm tuổi 15-19, 20-24 và 45-49 chia theo giới tính
và chênh lệch SMAM, thời kỳ 1999-2011 .......................................... 27
Biểu 2.5: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành
thị/nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 .............................. 28
Biểu 3.1: Phân bố dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học, thời
kỳ 1989-2011 .............................................................................................. 29
Biểu 3.2: Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi chia theo các cấp
học, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 .......... 31
Biểu 3.3: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính,
thành thị/nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ................... 32
Biểu 3.4: Tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn đạt
được, thành thị/nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ....... 34
x


Biểu 4.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, thời kỳ 2001-2011 ................... 35
Biểu 4.2: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai chia theo thành thị/nông thôn

và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2011......................................................... 36
Biểu 4.3: Tỷ trọng phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, đang sử dụng biện pháp
tránh thai chia theo biện pháp đang sử dụng, thời kỳ 2003-2011 . 38
Biểu 4.4: Tỷ trọng phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, đang sử dụng biện pháp
tránh thai chia theo biện pháp đang sử dụng và số con hiện đang
cịn sống, 1/4/2011 .................................................................................... 39
Biểu 4.5: Tỷ lệ khơng sử dụng biện pháp tránh thai chia theo 3 lý do
chính, thời kỳ 2001-2011......................................................................... 40
Biểu 4.6: Tỷ lệ không sử dụng các biện pháp tránh thai chia theo lý do
không sử dụng, thành thị/nơng thơn, nhóm tuổi và số con hiện
đang còn sống, 1/4/2011 .......................................................................... 41
Biểu 4.7: Tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hịa kinh nguyệt chia theo thành
thị/nơng thơn, thời kỳ 2001-2011 .......................................................... 42
Biểu 4.8: Tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hịa kinh nguyệt chia theo thành
thị/nơng thơn và vùng kinh tế - xã hội, thời kỳ 2007-2011 ............ 43
Biểu 4.9: Tỷ lệ khám thai của lần sinh cuối chia theo số lần khám thai,
thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2006 và
1/4/2011 ....................................................................................................... 44
Biểu 5.1: Tổng tỷ suất sinh của các nước Đông Nam Á, năm 2011 ............... 46
Biểu 5.2: Tổng tỷ suất sinh, thời kỳ 2001-2011 ................................................... 47
Biểu 5.3: Tổng tỷ suất sinh chia theo vùng kinh tế - xã hội, thời kỳ 20082011............................................................................................................... 48
Biểu 5.4: Tỷ suất sinh thô chia theo thành thị/nông thôn, thời kỳ 20052011............................................................................................................... 49
Biểu 5.5: CBR chưa chuẩn hóa và CBR đã chuẩn hóa theo cơ cấu tuổi của
phụ nữ tồn quốc năm 2009 chia theo thành thị/nơng thôn và
vùng kinh tế-xã hội, 1/4/2009 và 1/4/2011 ......................................... 50
Biểu 5.6: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo thành
thị/nông thôn, thời kỳ 2005-2011 .......................................................... 52

xi



Biểu 5.7: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo vùng
kinh tế - xã hội, 1/4/2011 ......................................................................... 53
Biểu 5.8: Tỷ số giới tính khi sinh, thời kỳ 1999-2011 ....................................... 54
Biểu 5.9: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/nơng thơn, thời kỳ
2006-2011 .................................................................................................... 54
Biểu 5.10: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/nông thôn và thứ tự
sinh, 1/4/2011 ............................................................................................. 55
Biểu 5.11: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có biết giới tính thai nhi chia theo một
số đặc trưng của phụ nữ, thời kỳ 2006-2011 ...................................... 55
Biểu 5.12: Phân bố phụ nữ 15-49 tuổi biết giới tính của lần sinh cuối chia
theo số tuần mang thai khi biết giới tính, 1/4/2011 .......................... 56
Biểu 5.13: Phân bố phụ nữ 15-49 tuổi sinh con trong 24 tháng trước điều
tra theo cách biết giới tính thai nhi, 1/4/2011 ..................................... 57
Biểu 5.14: Phân bố phụ nữ 15-49 tuổi sinh con trong 24 tháng trước điều tra
chia theo mong muốn giới tính trước khi sinh con của người mẹ,
1/4/2011 ....................................................................................................... 57
Biểu 6.1: Tỷ suất chết thô chia theo thành thị/nông thôn, thời kỳ 20072011............................................................................................................... 59
Biểu 6.2: Tỷ suất chết thô chia theo vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2010 và
1/4/2011 ....................................................................................................... 59
Biểu 6.3: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi chia theo thành thị/nông thôn,
thời kỳ 2006-2011 ..................................................................................... 60
Biểu 6.4: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi chia theo vùng kinh tế - xã hội,
các năm 1999, 2010 và 2011 .................................................................. 61
Biểu 6.5: Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng trước thời điểm
điều tra chia theo nguyên nhân chết, giới tính và vùng kinh tế xã hội, 1/4/2011 ......................................................................................... 63
Biểu 7.1: Di cư giữa các vùng trong điều tra biến động dân số và KHHGĐ
1/4/2011 ....................................................................................................... 65
Biểu 7.2: Nơi thực tế thường trú tại 1/4/2010 và 1/4/2011 chia theo vùng
kinh tế - xã hội............................................................................................ 66


xii


Biểu 7.3: Nơi thực tế thường trú tại 1/4/2010 và 1/4/2011 chia theo thành
thị/nông thôn ............................................................................................... 69
Biểu 7.4: Tỷ suất nhập cư chia theo thành thị/nông thôn, thời kỳ 20072011............................................................................................................... 69
Biểu 7.5: Tỷ suất di cư của dân số từ 5 tuổi trở lên trong 12 tháng trước
thời điểm điều tra chia theo giới tính và trình độ học vấn,
1/4/2011 ....................................................................................................... 71
Biểu 7.6: Tỷ suất di cư của dân số từ 15 tuổi trở lên trong 12 tháng trước
thời điểm điều tra chia theo giới tính và tình trạng hơn nhân,
1/4/2011 ....................................................................................................... 71

xiii


CÁC HÌNH PHÂN TÍCH
Hình 1.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam, thời kỳ 1960-2011 ............... 20
Hình 1.2: Tháp dân số Việt Nam, 1/4/2011 ........................................................... 20
Hình 2.1: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa vợ/chồng chia theo nhóm
tuổi và giới tính, 1/4/2011 ....................................................................... 24
Hình 3.1: Tỷ trọng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường đặc
trưng theo tuổi và giới tính, 1/4/2011 ................................................... 30
Hình 3.2: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trưng theo tuổi
và giới tính, 1/4/2011................................................................................ 33
Hình 4.1: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai bất kỳ đặc trưng theo tuổi,
thời kỳ 2006-2011 ..................................................................................... 37
Hình 4.2: Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đặc trưng theo tuổi,
thời kỳ 2006-2011 ..................................................................................... 37

Hình 4.3: Tỷ trọng phụ nữ đang sử dụng biện pháp tránh thai chia theo số
con hiện đang còn sống và biện pháp tránh thai hiện đang sử
dụng, 1/4/2011............................................................................................ 39
Hình 5.1: Tổng tỷ suất sinh, thời kỳ 2001-2011 ................................................... 46
Hình 5.2: Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) của thành thị và nơng
thơn, 1/4/2011 ............................................................................................. 48
Hình 5.3: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên chia theo trình độ
học vấn, 1/4/2011 ...................................................................................... 52
Hình 6.1: Tỷ suất chết thô của các nước Đông Nam Á, năm 2011 .................. 60
Hình 6.2: Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi chia theo vùng kinh tế-xã hội,
1/4/2011 ....................................................................................................... 61
Bản đồ 7.1: Tỷ suất di cư thuần giữa các tỉnh, 1/4/2011 ...................................... 68
Hình 7.1: Tỷ suất di cư đặc trưng theo tuổi và giới tính, 1/4/2011.................. 70

xiv


CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

TĐTDS và
nhà ở
1/4/2009

Điều tra
BĐDS
1/4/2010


Điều tra
BĐDS
1/4/2011

86 024 979

86 927 697

87 835 506

1. Dân số trung bình

Người

2. Tỷ lệ tăng dân số

Phần trăm

1,06

1,05

1,04

3. Tỷ lệ dân số thành thị

Phần trăm

29,7


30,2

30,6

4. Số phụ nữ 15-49 tuổi đang có chồng

Người

16 083 427

16 116 424

16 217 797

5. Số phụ 15-49 tuổi đang có chồng, đang
sử dụng các BPTT

Người

NA

12 515 613

12 675 733

6. Chỉ số già hóa

Phần trăm

35,5


37,9

41,1

7. Tổng tỷ suất sinh (TFR)

Số con/phụ nữ

2,03

2,00

1,99

8. Tỷ suất sinh thô (CBR)

Trẻ sinh
sống/1000 dân

17,6

17,1

16,6

-

0,5


0,5

- Tỷ lệ giảm sinh

Phần nghìn

9. Tỷ số giới tính khi sinh (SRB)

Số bé trai/100 bé
gái

110,5

111,2

111,9

10. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ
ba trở lên

Phần trăm

16,1

15,1

14,7

NA


78,0

78,2

NA

67,5

68,6

NA

10,5

9,6

NA

12,9

14,2

NA

42,9

45,0

11. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng
đang sử dụng biện pháp tránh thai bất kỳ

- Biện pháp hiện đại

Phần trăm

- Biện pháp khác
12. Lý do không sử dụng biện pháp tránh
thai vì:
- Đang mang thai

Phần trăm

- Muốn có con
13. Tỷ lệ nạo/phá thai và hút điều hòa
kinh nguyệt

Phần trăm

NA

0,8

0,6

14. Tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi
trước khi sinh

Phần trăm

NA


75,2

76,9

16,0

15,8

15,5

18,1

17,9

17,5

13,8

13,6

13,4

15. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi
(IMR)
- Nam

Trẻ em dưới 1
tuổi tử vong/1000
trẻ sinh sống


- Nữ

1


Chỉ tiêu
16. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi
- Nam
- Nữ
17. Tỷ suất chết thơ (CDR)

Đơn vị tính

Trẻ em dưới 5
tuổi tử vong/1000
trẻ sinh sống
Người chết/1000
dân

18. Tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh
(e0):
- Nam

Năm

- Nữ

Ghi chú: Ký hiệu 'NA' là khơng có số liệu điều tra

2


TĐTDS và
nhà ở
1/4/2009

Điều tra
BĐDS
1/4/2010

Điều tra
BĐDS
1/4/2011

24,1

23,8

23,3

31,1

30,7

30,2

16,6

16,3

16,0


6,8

6,8

6,9

72,8

72,9

73,0

70,2

70,3

70,4

75,6

75,7

75,8


PHẦN I

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN


3


4


I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CUỘC ĐIỀU TRA
1.1 Mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra
Cuộc Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 nhằm thu
thập các thông tin cơ bản: về số dân, tình hình biến động dân số; mức độ sử dụng
các biện pháp tránh thai, tình hình hút điều hồ kinh nguyệt và nạo phá thai.
Các thông tin trên đại diện cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
khu vực thành thị, nông thôn của các vùng và cả nước.
1.2 Đối tượng và đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra là toàn bộ các hộ dân cư và nhân khẩu thực tế thường trú
trên các địa bàn điều tra được chọn, đối tượng điều tra không bao gồm những người
sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an nhưng điều tra cả các hộ
quân đội và công an đang sống trong khu dân cư của xã/phường/thị trấn.
Cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về các sự kiện biến động tự nhiên của
dân số sinh, chết và các trường hợp chuyển đến và chuyển đi khỏi địa bàn trong 12
tháng trước thời điểm 1/4/2011 trong phạm vi các địa bàn điều tra được chọn.
Đơn vị điều tra là hộ dân cư. Hộ dân cư bao gồm một người hoặc một nhóm
người ở chung và ăn chung; họ có thể có hoặc khơng có quan hệ ruột thịt, hơn nhân,
hay ni dưỡng; có hoặc khơng có quỹ thu-chi chung; hoặc kết hợp cả hai.
1.3 Nội dung điều tra
Ngồi thơng tin định danh, nội dung điều tra bao gồm những thơng tin chính
sau (Phụ lục 1- Phiếu điều tra):
Phần 1: Thơng tin chung về dân số
Đối với tồn bộ dân số: họ và tên của từng nhân khẩu thực tế thường trú trong hộ;

quan hệ với chủ hộ; giới tính; tháng, năm sinh theo dương lịch (hoặc tuổi); dân tộc;

5


tình hình di cư.
Đối với dân số từ 5 tuổi trở lên: thu thập thêm các thơng tin về tình hình đi học
hiện nay; trình độ học vấn cao nhất đạt được.
Đối với những người từ 15 tuổi trở lên: thu thập thêm các thơng tin về tình trạng
hơn nhân, tháng, năm xảy ra tình trạng hơn nhân hiện tại.
Phần 2: Thơng tin về sinh đẻ, kế hoạch hố gia đình và sức khoẻ sinh sản của
phụ nữ từ 15-49 tuổi
- Số con đã sinh, số con đã chết và các thơng tin về lần sinh gần nhất;
- Tình hình khám thai và nhận biết giới tính thai nhi;
- Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai, hút điều hịa kinh nguyệt và nạo/phá
thai;
- Tình hình biến chứng sau khi hút điều hòa kinh nguyệt và sau nạo/phá thai.
Phần 3: Thông tin về người chết của hộ
- Số người chết;
- Giới tính, thời gian và tuổi của người chết;
- Nguyên nhân chết, tình hình tử vong mẹ.
1.4 Tuyển chọn và tập huấn cán bộ điều tra
Điều tra viên là lực lượng trực tiếp thực hiện cuộc điều tra và có vai trị quan
trọng đến chất lượng thơng tin thu thập được nói riêng và sự thành cơng của cuộc
điều tra nói chung. Vì vậy, u cầu phải chọn những người có tinh thần trách
nhiệm cao, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (những nơi khó
khăn, có thể lấy người có trình độ trung học cơ sở) và được tập huấn nghiệp vụ chu
đáo. Mỗi điều tra viên phụ trách một địa bàn. Không chọn những cán bộ đăng ký
hộ tịch, đăng ký dân số hoặc cán bộ chuyên trách công tác dân số - kế hoạch hố
gia đình làm điều tra viên, tốt nhất nên chọn điều tra viên là nữ. Các tỉnh, thành

phố cần sử dụng tối đa những điều tra viên đã tham gia các cuộc điều tra thống kê
gần đây.

6


Tổ trưởng điều tra là lực lượng trực tiếp quản lý công việc điều tra hàng
ngày của từng điều tra viên, quyết định tính đầy đủ và chính xác của thông tin thu
thập. Mỗi tổ trưởng phụ trách 2-3 điều tra viên.
Giám sát viên là công chức của ngành Thống kê trực tiếp tham gia cuộc điều
tra, được tổ chức ở cả ba cấp Trung ương, tỉnh và huyện. Giám sát viên phải kiểm
tra quy trình giám sát của tổ trưởng điều tra, giúp các tổ trưởng hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Đối với các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa có thể sử dụng người dẫn
đường kiêm phiên dịch để giúp đỡ điều tra viên.
Công tác tập huấn nghiệp vụ điều tra đã được tiến hành theo 2 bước:
- Bước một: Tổng cục Thống kê đã mở 01 lớp tập huấn nghiệp vụ cho Lãnh đạo
Cục Thống kê và giảng viên cấp tỉnh, thời gian từ ngày 14-16/3/2011 tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Bước hai: Cục Thống kê cấp tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ điều tra cho điều
tra viên, tổ trưởng và giám sát viên (kể cả số điều tra viên và tổ trưởng dự phòng),
thời gian là 04 ngày/lớp vào nửa cuối tháng 3 năm 2011. Trong các lớp tập huấn,
đều bố trí thời gian thực hành, thực tập phỏng vấn và ghi phiếu.
1.5 Tổ chức điều tra và giám sát chất lượng
Công tác điều tra ghi phiếu tại địa bàn được thực hiện trong khoảng 15 ngày,
bắt đầu từ ngày 1/4/2011, kết thúc chậm nhất vào ngày 20/4/2011. Theo quy định,
mỗi điều tra viên phải điều tra bình quân 6 hộ trong 1 ngày, trong 2 ngày đầu đã
khống chế không quá 4 hộ/ngày/điều tra viên nhằm giúp điều tra viên khắc phục hết
các sai sót xảy ra, nhất là các lỗi hệ thống trong phỏng vấn và ghi phiếu.
Điều tra viên thực hiện phỏng vấn ghi phiếu với sự kiểm tra, giám sát và hướng

dẫn trực tiếp của tổ trưởng điểu tra. Ngồi việc kiểm tra, uốn nắn các sai sót trong
công tác điều tra ghi phiếu của điều tra viên, tổ trưởng điều tra có trách nhiệm kiểm
tra tồn diện 100% phiếu điều tra của các điều tra viên do mình phụ trách trước khi
bàn giao cho Chi Cục Thống kê cấp huyện/quận, đảm bảo tuân thủ đúng các bước

7


nhảy ghi trên phiếu, khơng có lỗi lơ-gíc, các thơng tin định danh được ghi đầy đủ,
chính xác, … như đã quy định trong tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra.
Sau khi đã được kiểm tra và hiệu đính tại địa bàn, phiếu điều tra được
chuyển về Cục Thống kê cấp tỉnh, thành phố. Tại đây, toàn bộ phiếu đã được rà
sốt, kiểm tra, nghiệm thu, đóng gói và gửi về Trung tâm Tin học Thống kê khu vực
theo phân công của phương án điều tra để tiến hành nhập tin và tổng hợp.
1.6 Xử lý số liệu
Công tác nhập tin và hiệu đính phiếu điều tra được thực hiện tại 3 trung tâm
tin học của Tổng cục Thống kê, gồm Trung tâm Tin học Thống kê Khu vực I tại
Hà Nội, Trung tâm Tin học Thống kê Khu vực II tại Thành phố Hồ Chí Minh và
Trung tâm Tin học Thống kê Khu vực III tại Đà Nẵng. Các trung tâm này đã được
liên kết thành một mạng xử lý số liệu điều tra, bao gồm một máy chủ và các máy
tính cá nhân. Hai trung tâm khu vực tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh được
kết nối với mạng máy tính của Trung tâm Tin học Thống kê Khu vực I.
Việc kiểm tra lơ-gích số liệu được tiến hành, tiếp sau là công tác hiệu đính
số liệu. Ngay sau khi nhập tin xong, một danh sách các lỗi lơ-gích được in ra để
kiểm tra, hiệu chỉnh và cập nhật các file số liệu.
1.7 Tính tốn sai số mẫu
Các ước lượng từ điều tra mẫu bị ảnh hưởng của hai loại sai số: (1) sai số
phi mẫu, và (2) sai số mẫu. Sai số phi mẫu là kết quả của các sai sót trong khi thực
hiện thu thập và xử lý số liệu, như chọn sai ngôi nhà, chọn không đúng hộ, đối
tượng điều tra không hiểu đúng câu hỏi cả từ phía điều tra viên và phía đối tượng

điều tra, nhập tin sai. Mặc dù có nhiều cố gắng được thực hiện trong q trình tiến
hành điều tra nhằm giảm thiểu sai số loại này, nhưng sai số phi mẫu là không thể
tránh khỏi và rất khó đánh giá về mặt thống kê.
Sai số mẫu có thể đánh giá được về mặt thống kê. Mẫu các đối tượng điều
tra chỉ là một trong nhiều mẫu có thể được lựa chọn từ cùng một tổng thể nghiên
cứu, sử dụng cùng một phương pháp thiết kế mẫu và cỡ mẫu đã định. Mỗi một
trong các mẫu đó có thể cho kết quả khác với kết quả của mẫu thực tế đã chọn. Sai
8


số mẫu là số đo sự biến thiên giữa tất cả các mẫu có thể có. Mặc dù mức độ biến
thiên khơng thể biết được một cách chính xác, song nó có thể ước lượng được từ
kết quả điều tra.
Sai số mẫu thường được đo bằng sai số chuẩn đối với một chỉ tiêu thống kê
cụ thể (giá trị trung bình, phần trăm, …), sai số chuẩn chính là căn bậc hai của
phương sai. Sai số chuẩn có thể sử dụng để tính khoảng tin cậy mà trong đó chứa
giá trị đúng của tổng thể. Ví dụ, đối với một chỉ tiêu thống kê bất kỳ được tính từ
điều tra mẫu, thì giá trị thống kê thực sẽ rơi vào trong khoảng cộng hoặc trừ hai lần
sai số chuẩn của chỉ tiêu đó với độ tin cậy 95 phần trăm của tất cả các mẫu có thể
với cùng quy mơ và cùng kiểu thiết kế mẫu.
Nếu đơn vị mẫu được chọn theo mẫu ngẫu nhiên đơn giản, thì mẫu đó có thể
sử dụng các cơng thức trực tiếp để tính sai số mẫu. Tuy nhiên, mẫu của cuộc Điều
tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 được thiết kế phân tầng,
nên phải dùng công thức phức tạp hơn. Phần mềm máy tính sử dụng để tính sai số
mẫu cho các thiết kế dạng phân tầng có thể dùng một mơ-đun tính sai số mẫu ISSA
hoặc chương trình STATA. Các chương trình này sử dụng phương pháp tuyến tính
hóa Taylor để ước lượng phương sai cho các ước lượng giá trị trung bình, tỷ trọng
của các cuộc điều tra mẫu.
Phương pháp tuyến tính hóa Taylor xem chỉ tiêu phần trăm hoặc trung bình
như là một ước lượng tỷ số, r = y/x, trong đó y là tổng giá trị mẫu của biến y, và x

là số lượng các sự kiện trong nhóm hoặc nhóm con nghiên cứu. Phương sai của r
được tính bằng cơng thức dưới đây, trong đó sai số chuẩn bằng căn bậc hai của
phương sai:

⎡ mh ⎛ mh 2 zh2

⎜ ∑ zhi −

mh
h =1 ⎣ mh − 1 ⎝ i =1

1− f
SE ( r ) = var ( r ) = 2
x

H

2

trong công thức này:

z hi = y hi − rx hi , và z h = y h − rx h
trong đó:
h - biểu thị tầng thay đổi từ 1 đến H;
mh - là tổng số các địa bàn điều tra đã chọn trong tầng h;

9

⎞⎤
⎟⎥

⎠⎦


yhi - tổng các giá trị gia quyền của biến y của địa bàn i, trong tầng h;
xhi - tổng số các sự kiện đã gia quyền của địa bàn i, tầng h, và
f

- là tỷ lệ chọn mẫu chung, nếu giá trị này q nhỏ thì có thể bỏ qua.

Sai số mẫu của cuộc điều tra được tính tốn cho một số biến lựa chọn cần
thiết nhất. Kết quả được trình bày trong phụ lục cho tồn quốc, thành thị và nông
thôn, cho 6 vùng kinh tế - xã hội và 63 tỉnh/thành phố. Với mỗi biến, các giá trị
thống kê (R), sai số chuẩn (SE), sai số chuẩn tương đối (SE/R) và khoảng tin cậy
95 phần trăm (R±2SE) được đưa ra ở Phụ lục 2.
Để đánh giá mức độ tin cậy của mẫu điều tra, sai số mẫu đã được tính đối
với một số chỉ tiêu chính sau đây:
Biểu 1: Sai số chuẩn cấp quốc gia của một số chỉ tiêu chính
Stt

Tên chỉ tiêu

1

Tỷ số phụ thuộc chung
Chỉ số già hóa
Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên
Tỷ lệ biết chữ của dân số nam từ 15 tuổi
trở lên
Tỷ lệ biết chữ của dân số nữ từ 15 tuổi trở
lên

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học
Tỷ lệ đi học chung cấp trung học cơ sở
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở
Tỷ lệ đi học chung cấp THPT
Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp THPT
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai bất kỳ
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện
đại
Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở
lên
Tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi trước
khi sinh của lần sinh cuối
Tỷ lệ phụ nữ dùng biện pháp siêu âm để
biết giới tính thai nhi

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16

10

Đơn vị
tính

R

SE

SE/R

R2*SE

R+
2*SE

%

45,0

0,22

0,005

44,5

45,4


%

41,1

0,46

0,011

40,2

42,0

%

94,2

0,13

0,001

93,9

94,4

%

96,2

0,11


0,001

96,0

96,5

%

92,2

0,17

0,002

91,9

92,6

%

103,0

0,30

0,003

102,4

103,6


%

95,3

0,23

0,002

94,9

95,8

%

89,3

0,36

0,004

88,6

90,1

%

82,5

0,34


0,004

81,8

83,2

%

66,8

0,58

0,009

65,6

68,0

%

60,2

0,53

0,009

59,2

61,3


%

78,2

0,25

0,003

77,7

78,7

%

68,6

0,31

0,004

68,0

69,2

%

14,7

0,42


0,029

13,8

15,5

%

76,9

0,71

0,009

75,5

78,3

%

98,8

0,11

0,001

98,5

99,0



II. THIẾT KẾ VÀ ƯỚC LƯỢNG MẪU
2.1 Dàn chọn mẫu
Mẫu của cuộc Điều tra biến động dân số và kế hoạch hố gia đình 1/4/2011
là mẫu hệ thống phân tầng, đại diện cho cấp tỉnh. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tạo thành một tầng chính với hai tầng thứ cấp là khu vực thành thị và
khu vực nông thôn. Dàn chọn mẫu là các địa bàn điều tra mẫu của Tổng điều tra
dân số và nhà ở 2009.
2.2 Xác định cỡ mẫu và phân bổ mẫu
Để đảm bảo thu được các ước lượng mẫu đại diện cho cấp tỉnh, thành phố,
mẫu được phân bổ theo phương pháp tỷ lệ nghịch với quy mô dân số. Kết quả là
mỗi tỉnh đã chọn được khoảng 60 địa bàn với quy mơ bình qn 100 hộ/ địa bàn.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố đơng dân, phức tạp nhất cả
nước đã chọn 74 địa bàn. Những tỉnh có quy mơ dân số thấp cũng chọn được
khoảng 60 địa bàn (Phụ lục 3).
Mẫu của cuộc điều tra là mẫu phân tầng, mỗi tỉnh/ thành phố tạo thành một
tầng chính (63 tầng chính), sau đó được tách riêng theo hai tầng thứ cấp là “thành
thị” và “nông thôn”. Việc phân bổ mẫu cho mỗi tầng được thực hiện theo phương
pháp chọn hệ thống.
2.3 Ước lượng mẫu
Quyền số chung có thể được tính tốn dựa vào xác suất/quyền số sau:
1) Quyền số thiết kế (quyền số cơ bản): dựa vào xác suất;
2) Hệ số hiệu chỉnh quyền số do thay đổi số hộ hoặc thay đổi tổng số địa bàn do
mất đi mà không chọn thay thế;
3) Hệ số hiệu chỉnh quyền số theo cơ cấu tổng thể nghiên cứu (gia quyền).
Ký hiệu:
W1hji

- Quyền số thiết kế (quyền số cơ bản) của địa bàn j, tầng h;


W2hji

- Hệ số hiệu chỉnh quyền số do số hộ (dân số) thay đổi;
11


×