NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA
MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
Trong hệ thống các quy phạm pháp luật của mỗi một ngành hay một hệ
thống pháp luật, đều có một số các quy phạm được gọi là nguyên tắc của ngành hay
hệ thống pháp luật ấy. Trong luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của ngành luật này
thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn
khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế
phát triển.
Trong tổng cộng 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, nguyên tắc tận tâm,
thiện chí thực hiện cam kết quốc tế hay còn gọi là nguyên tắc Pacta sunt servanda
là nguyên tắc có lịch sử lâu đời nhất và được công nhận rộng rãi. Vậy khái niệm
của nguyên tắc này là gì? Nội dung của nó là gì? Nó có ý nghĩa, vai trò gì trong luật
quốc tế? Ngoại lệ của nó trong thực tiễn là gì? Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu, tập
trung làm rõ các vấn đề đó trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyển
thống (phép duy vật biện chứng, tổng hợp, phân tích,...) dưới góc nhìn của sinh
viên.
2
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA
1. Khái niệm
Nguyên tắc Pacta sunt servanda xuất hiện từ thời kỳ La mã cổ đại.
Trong ngôn ngữ La tinh thì “Pacta” là “những điều giao ước”; “sunt” là “thì”;
servandar là “cần phải được giữ”. Như vậy, Pacta sunt servanda được hiều là
“Những điều giao ước thì cần phải được giữ”.
Trong khoa học Luật quốc tế, nguyên tắc Pacta sunt servanda được hiểu là
tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Trong đó, tận tâm có nghĩa là các
chủ thể của luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế, kí kết các điều ước quốc
tế phải trên cơ sở của sự thỏa thuận, tự nguyện và bình đẳng. Các chủ thể phải thực
hiện các quyền và nghĩa vụ theo cam kết một cách tốt nhất, trong khả năng có thể
thực hiện của mình. Không vì lợi ích của mình hoặc các lý do không chính đáng
khác mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết.
Tóm lại, các chủ thể khi thực hiện các cam kết quốc tế phải thực hiện đầy đủ, hoàn
thành toàn bộ các nội dung đã thỏa thuận, cam kết. Chỉ khi nghĩa vụ được tôn trọng
và thực hiện đầy đủ thì các chủ thể mới được hưởng những quyền và lợi ích tương
ứng mà các cam kết quốc tế mang lại. Đồng thời, thực hiện đúng các cam kết quốc
tế cũng làm tăng uy tín, khẳng định vị thế của các chủ thể trên trường quốc tế, đem
lại lợi ích to lớn cho các chủ thể.
Thiện chí là các chủ thể khi tham gia vào quan hệ quốc tế, thực hiện các
điều ước quốc tế phải vì mục đích tốt đẹp, vì lợi ích của tất cả các bên tham gia, kí
kết. Việc thực hiện các cam kết phải trên cơ sở tự nguyện, không chịu sự ép buộc từ
bất kì yếu tố nào khác. Nếu đã kí kết hiệp ước thì các chủ thể phải thực hiện những
nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận. Nếu vì bất cứ mục đích nào, gây phương hại đến
3
lợi ích của chủ thể khác mà thực hiện các điều ước quốc tế thì không được coi là có
thiện chí.
Như vậy, Pacta sunt servanda là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế, có tính bắt buộc chung với mọi chủ thể Luật quốc tế. Theo đó, chủ
thể của Luật quốc tế phải tận tâm, thiện chí khi thực hiện các cam kết quốc tế.
2. Cơ sở lịch sử
Pacta sunt servanda là nguyên tắc có lịch sử lâu đời nhất trong số các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Được biết đến dưới dạng tập quán pháp lý quốc
tế, xuất hiện từ thời La Mã cổ đại với tên gọi là nguyên tắc “Tuân thủ điều ước
quốc tế”, nguyên tắc Pacta sunt servanda đã tồn tại hàng ngàn năm trước khi được
ghi nhận chính thức trong điều ước quốc tế. Trước khi có luật quốc tế hiện đại
(trước Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917), nguyên tắc này tồn tại
chủ yếu để mang lại lợi ích cho các nước lớn, bởi vì trước đây điều ước quốc tế
thường chứa đựng các quy phạm mang tính bất bình đẳng do các nước lớn áp đặt
cho các nước nhỏ phải kí kết. Do vậy, tuân thủ chặt chẽ điều ước quốc tế chính là
một hình thức hợp pháp nhất để duy trì lợi ích của các nước lớn. Cùng với sự phát
triển của loài người ngày càng dân chủ, tiến bộ, sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
giữa các quốc gia khi tham gia đời sống quốc tế ngày càng được coi trọng. Trong
luật quốc tế thời kỳ hiện đại, Pacta sunt servanda từ một nguyên tắc chỉ mang lại
lợi ích cho các nước lớn giờ đây khi tồn tại cùng với các nguyên tắc khác của luật
quốc tế hiện đại đã bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể luật quốc
tế một cách đầy đủ và bình đẳng.
3. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, nguyên tắc Pacta sunt servanda tồn tại trong hầu hết các văn
bản pháp lý quan trọng của luật quốc tế:
Trong Hiến chương Liên hợp quốc (ký ngày 26/6/1945, có hiệu lực
ngày 24/10/1945) – văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập Liên hợp quốc -
4
tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất toàn cầu, giữ vai trò quan trọng trong
bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế.
Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định: “Tạo mọi điều kiện cần
thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các
nguồn khác do luật quốc tế đặt ra”. Nguyên tắc Pacta sunt servanda được ghi nhận
chính thức tại khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các quốc gia
thành viên liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận
theo Hiến chương này đề được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư
cách thành viên mà có”.
Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế chỉ ra rằng “các
nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và quy phạm pacta sunt servanda đã được toàn
thế giới côngnhận”. Điều 26 của công ước Viên năm 1969 quy định riêng về
nguyên tắc Pacta sunt servanda: “ Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các
bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”.
Ngoài các văn bản trên, nguyên tắc này còn được ghi nhận một cách
chính thức trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc
ngày 24/10/1970 (Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên hợp quốc).
Theo đó: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của
mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc;
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo
những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung;
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong
những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc
tế thừa nhận chung”.
Từ lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, cùng với việc được ghi nhận
trong các văn bản pháp lý quốc tế quan được coi là nền tảng của hệ thống pháp luật
quốc tế hiện đại, ta có thể khẳng định tính đúng đắn và quan trọng nguyên tắc Pacta
sunt servanda trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia khi tham gia đời
sống quốc tế.
5
II. NỘI DUNG
Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế được hiểu là khi
các bên chủ thể trong quan hệ luật quốc tế tham gia và kí kết các Điều ước quốc tế
thì phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện, bình đẳng. Khi tham gia vào
Điều ước quốc tế các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam
kết. Nguyên tắc này có những nội dung mang tính định hướng quan trọng cho Luật
quốc tế:
Thứ nhất, mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện
chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Điều này xuất phát từ việc
các quốc gia tiến hành thực hiện các cam kết do chính mình đưa ra (cam kết đơn
phương). Ví dụ: VIệt Nam đưa ra tuyên bố không bán phá gía mặt hàng da giày, thì
cam kết này chỉ phát sinh nghĩa vụ với chính quốc gia Việt Nam); cam kết song
phương giữa hai quốc gia, hai chủ thể của luật quốc tế; hoặc cam kết đa phương
được tiến hành bởi nhiều chủ thể Luật quốc tế (Ví dụ: Hiến chương Liên hợp quốc
1945 làm phát sinh nghĩa vụ với các quốc gia thành viên…)
Thứ hai, mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều
ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự. Điều này có nghĩa là Điều
ước quốc tế phải được thực hiện triệt để, không phụ thuộc vào các sự kiện trong và
ngoài nước. Các sự kiện khách quan như: thay đổi chính phủ, sự thay đổi hình thức
quản lí hay chế độ xã hội, biểu tình, thiên tai, sự thay đổi lãnh thổ, sự thay đổi hoàn
cảnh quốc tế.
Ví dụ, Việt Nam và Trung Quốc có kí kết một Điều ước về việc xác lập
ranh giới lãnh hải giữa hai quốc gia. Giả sử Trung Quốc có sự thay đổi chế độ từ
XHCN sang TBCN cũng không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện Điều ước đã
kí giữa hai quốc gia.
Thứ ba, các quốc gia thành viên ĐƯQT không được viễn dẫn các quy
định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa
vụ của mình.
6
Mỗi quốc gia thực hiện những nghĩa vụ của mình một cách thiện chí theo
những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung, không được
trích dẫn pháp luật của nước mình làm nguyên nhân để không thực hiện nghĩa vụ
đã cam kết.
Ví dụ, Việt Nam và Cu Ba kí kết Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia
đình, lao động và hình sự ngày 30/11/1984 và đang có hiệu lực. Nội dung về dẫn độ
tội phạm được quy định cụ thể tại Chương I Phần III (Dẫn độ) bao gồm 16 điều (từ
Điều 58 đến Điều 73). Như vậy, việc Việt Nam không trao trả người cho Cu Ba vì lí
do tội của người này được quy định trong Luật Hình sự Việt Nam phải do Nhà
nước Việt Nam xử lý là trái với ĐƯQT về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết.
Thứ tư, các quốc gia không được ký kết ĐƯQT mâu thuẫn với nghĩa vụ
của mình được quy định trong ĐƯQT hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia
ký kết trước đó với các quốc gia khác.
Khi nghĩa vụ theo ĐƯQT trái với nghĩa vụ của thành viên LHQ theo Hiến
chương thì nghĩa vụ theo Hiến chương có giá trị ưu tiên. (Điều 103- Hiến chương
LHQ).
Ví dụ, khi Việt Nam tham gia ký kết ĐƯQT ở ASEAN thì không được trái vứi
Hiến chương LHQ mà Việt Nam đã tham gia ký kết trước đó.
Thứ năm, không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và
xem xét lại ĐƯQT. Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ và
xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên điều ước.
Ví dụ, khi Việt Nam tham gia vào ký kết ĐƯQT với WTO. Trong quá trình
hoạt động, nếu thấy một điều khoản nào đó không hợp lý thì Việt Nam không được
đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại ĐƯQT đó. Việt Nam chỉ được đình chỉ
và xem xét dưới sự đồng ý của các thành viên khác.
Thứ sáu, việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các
nước thành viên của điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp
7
lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh
sự này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên 1969).
Ví dụ, Nga cắt đứt quan hệ lãnh sự với Mỹ vì cho rằng các thành viên lãnh sự
Mỹ hoạt động gián điệp trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng
đến quan hệ pháp lý phát sinh giữa Nga và Mỹ trong việc thực hiện ĐƯQT được
quy định tại Hiến chương LHQ.
Nguyên tắc thiện chí thực hiện cam kết quốc tế chỉ được áp dụng đối với các
điều ước quốc tế có hiệu lực, tức là đối với những điều ước được ký kết một cách
tự nguyện trên cơ sở bình đẳng. Đồng thời, trình tự khi ký kết điều ước phải phù
hợp với quy định trong Công ước Viên
III. Ý NGHĨA
Ý nghĩa nguyên tắc pacta sunt servanda
Cũng như các nguyên tắc khác của luật quốc tế, tận tâm, thiện chí thực hiện
các cam kết quốc tế là một nguyên tắc quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Vì thế, nó
trươc hết phải mang ý nghĩa chung với tư cách là một nguyên tắc độc lập trong luật
quốc tế, đó là :
Là thước đo giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật trong các điều ước
mà các quốc gia kí kết. Thật vậy, nếu một quốc gia bị ép buộc phải kí một điều ước
nào đó theo yêu cầu của một quốc gia khác thì ắt hẳn sẽ vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế. bởi lẽ ngay từ khi thảo
thuận các cam kết quốc tế này, các bên đã không đạt được sự thiện chí, sự tự
nguyện cho nên ắt hẳn sẽ dẫn đến một hệ quả là việc các quốc gia không tận tâm
thiện chí thực hiện các cam kết đó.
Là công cụ để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia với tu cách
là chủ thể của luật quốc tế. Xuất phát từ việc các bên tham gia kí kết các điều ước
quốc tế một cách tự nguyện, xong khi đạt được sự thả thuận thì trên thực tiễn lại
không có đặt ra một cơ chế nào để đảm bảo việc thực thi các cam kết đó. Nguyên
tắc pacta sunt servanda đã hoàn thiện và bổ sung điều thiếu xót đó của luật quốc tế.
Mặc dù không chính thức là chế tài để đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế xong
8
đây cũng là hình thức để các quốc gia thành viên tự nguyện nghiêm chỉnh chấp
hành quy phạm trong thỏa thuận mà mình đã kí kết.
Cuối cùng, nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế có ý
nghĩa tối quan trọng đó là cơ sở để đảm bảo sự thực hiện đúng đắn các nguyên tắc
khác. Chính vì thế, đây chính là nguyên tắc mà không thể thiếu khi bất kì một quốc
gia nào dù thỏa thuận với quốc gia khác như thế nào, cho dù có điều khoản vi phạm
nguyên tắc nào đi chăng nữa nhưng không thể bi phạm nguyên tắc này. Nói cách
khác, khi vi phạm nguyên tắc này thì các chủ thể cua rluaajt quốc tế đã vô hình
chung vi phạm các nguyên tắc còn lại, tức là các nguyên tắc đó không còn ý nghĩa.
IV. NGOẠI LỆ CỦA NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA
Bên cạnh nội dung chính thì cũng như nhiều nguyên tắc khác của Luật quốc
tế, Pacta Sunt Servanda cũng có những ngoại lệ nhất định. Mặc dù nội dung của
nguyên tắc này đòi hỏi các bên tham gia điều ước quốc tế phải thực hiện điều ước
một cách tận tâm, thiện chí thế nhưng trong những trường hợp đặc biệt, vì một số lí
do mà làm phát sinh những ngoại lệ bên cạnh nguyên tắc.
Thứ nhất, các quốc gia không phải thực hiện điều ước quốc tế nếu trong quá
trình ký kết các bên có sự vi phạm pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục ký
kết.
Nhưng chúng ta đều biết, hầu hết các quốc gia khi tham gia vào quan hệ
quốc tế đều có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến
việc đàm phán, kí kết và thực hiện những điều ước quốc tế nảy sinh trong quá trình
tham gia quan hệ quốc tế, ví dụ như Việt Nam có luật Điều ước quốc tế. Dù pháp
luật mỗi quốc gia sẽ có những quy định rất khác nhau trong việc tham gia, ký kết
và thực hiện điều ước quốc tế nhưng nhìn chung, một điều ước quốc tế được coi là
có hiệu lực tại quốc gia đó thì mặc nhiên sẽ phải đáp ứng đúng, đủ và tuân thủ tuyệt
đối pháp luật của quốc gia đó về thẩm quyền, thủ tục ký kết,…các điều ước quốc
tế. Khi việc ký kết điều ước quốc tế không đúng thẩm quyền và thủ tục của pháp
9
luật quốc gia thì hiệu lực của nó cũng không được bảo đảm. Về thẩm quyền và thủ
tục ký kết điều ước quốc tế, Luật Điều ước quốc tế 2016 của nước ta có quy định
rất cụ thể và rõ ràng, vì thế, việc kí kết điều ước cần tuyệt đối tuân thủ những quy
định của pháp luật.
Thứ hai, khi nội dung điều ước quốc tế trái với Hiến chương Liên hợp quốc,
trái với nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của Luật quốc tế thì các
quốc gia cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện điều ước.
Giống như trong hệ thống pháp luật nước ta, mọi văn bản pháp luật đều phải tuân
thủ những quy định cơ bản được nêu rõ trong Hiến pháp 2013, mọi quy định vi
hiến đều sẽ không có bảo đảm thực thi thì trong quan hệ quốc tế, nội dung của các
điều ước cũng đều cần tuân thủ Hiến chương của Liên hợp quốc cùng những
nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế. Khi không tuân thủ những điều này, điều ước
quốc tế ký kết giữa các bên cũng không được coi là có hiệu lực và các bên không
có nghĩa vụ thực hiện nội dung điều ước.
Thứ ba, khi có sự vi phạm nghiêm trọng của một bên cam kết thì bên còn lại
có quyền từ chối thực hiện, vì nghĩa vụ theo điều ước quốc tế chỉ có thể được thực
hiện trên cơ sở có đi có lại.
Khoản 1 Điều 3 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Việt
Nam 2005 quy định:
“Việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế phải tuân thủ những
nguyên tắc sau đây:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng,
cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế;”
10
Điều 87 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Việt Nam 2005
quy định:
“Chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước
quốc tế do hậu quả của việc vi phạm điều ước quốc tế
1. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm nghiêm trọng điều ước quốc tế
hai bên mà Việt Nam là thành viên thì bên Việt Nam có quyền chấm dứt hiệu lực
hoặc tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp có sự vi phạm rõ ràng điều ước quốc tế của một hoặc nhiều
thành viên điều ước quốc tế nhiều bên mà Việt Nam là thành viên thì bên Việt Nam
có quyền:
a) Thỏa thuận với các thành viên khác về việc chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực
hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó trong quan hệ giữa bên Việt Nam
và các thành viên này với thành viên vi phạm hoặc giữa bên Việt Nam và các thành
viên này với nhau;
b) Tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế nhiều bên trong
quan hệ giữa bên Việt Nam và thành viên vi phạm điều ước quốc tế đó khi bên Việt
Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do vi phạm này gây ra;
c) Tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó trong quan
hệ giữa bên Việt Nam và các thành viên khác khi vi phạm này làm thay đổi cơ bản
việc bên Việt Nam và các thành viên khác tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ phát
sinh từ điều ước quốc tế đó.”
Khi một bên vi phạm nghiêm trọng quy tắc trên, bên còn lại có quyền viện
dẫn sự vi phạm của bên kí kết khác để chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thực hiện
hiệu lực của toàn bộ hay một phần điều ước quốc tế đã kí kết. Trong trường hợp các
bên đã thoả thuận về việc huỷ bỏ hoặc tạm đình chỉ hiệu lực thi hành của điều ước
11
quốc tế thì chủ thể kết ước có quyền hành động theo thoả thuận trong điều ước
quốc tế đó.
Điểm c Khoản 2 Điều 85 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
tế Việt Nam 2005 cũng đã quy định như sau:
“2. Điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực
hiện trong những trường hợp sau đây:
c) Do hậu quả của việc vi phạm điều ước quốc tế đó;”
Thứ tư, khi xuất hiện điều khoản Rebus-sic-stantibus (điều khoản về sự thay
đổi cơ bản của hoàn cảnh) dẫn đến các bên không thể tiếp tục thực hiện được điều
ước quốc tế (Điều 62 Công ước Viên 1969).
Điểm đ Khoản 2 Điều 85 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
tế Việt Nam 2005 quy định:
“2. Điều ước quốc tế bị chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực
hiện trong những trường hợp sau đây:
đ) Do sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh khi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc
tế làm ảnh hưởng đến việc thực hiện điều ước quốc tế đó;”
Qua đó, khi xuất hiện điều khoản này, các quốc gia có thể viện dẫn để thực
hiện 1 trong 3 hành vi sau:
- Chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế (hành vi này làm mất hoàn toàn hiệu lực
của điều ước quốc tế)
- Tạm đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế: hành vi này chỉ tạm thời làm mất
hiệu lực của điều ước quốc tế.
12
- Rút khỏi quan hệ điều ước quốc tế: hành vi này không làm chấm dứt hiệu lực
hoàn toàn của điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế chỉ mất hiệu lực với quốc gia
viện dẫn điều khoản Rebus-sic-stantibus, nó vẫn có hiệu lực đối với các quốc gia
thành viên khác của điều ước.
Khoản 1 Điều 89 Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Việt
Nam 2005 quy định về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực
hiện điều ước quốc tế do sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh khi ký kết hoặc gia nhập:
“1. Bên Việt Nam có quyền viện dẫn sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh khi ký
kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế để chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình
chỉ thực hiện điều ước quốc tế đó trong trường hợp sự tồn tại của hoàn cảnh đó là
cơ sở chủ yếu để bên Việt Nam đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc
tế và thay đổi đó làm thay đổi cơ bản phạm vi các nghĩa vụ mà bên Việt Nam còn
phải thực hiện theo điều ước quốc tế.”
Thứ năm, hoàn cảnh bị thay đổi được ghi nhận trong điều 62 Công ước Viên
1969 phải là cơ sở chủ yếu tạo nên sự thoả thuận của các bên; hoàn cảnh này các
bên không thể thấy trước (dự liệu trước) vào thời điểm ký kết điều ước quốc tế.
Điều 62 Công ước Viên 1969 quy định:
“1. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời
điểm ký kết một điều ước và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên
làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước trừ khi:
a) Sự tồn tại của các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên
chịu sự ràng buộc của điều ước; và
b) Sự thay đổi đó làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà
các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.
13
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để
chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước:
a) Nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới; hoặc
b) Nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự vi phạm của chính bên nêu lên nó,
đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa vụ quốc tế
khác đối với bất kỳ bên tham gia điều ước.
3. Theo quy định của những khoản trên đây, khi một trong các bên có thể nêu lên
một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh như là lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều
ước, sẽ cũng có thể nêu lên sự thay đổi đó như là lý do để tạm đình chỉ việc thi
hành điều ước.”
Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là: hoàn cảnh đó bị xáo trộn lớn
đến mức làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên
vẫn còn phải thi hành theo điều ước, sự thay đổi này vượt ra khỏi tầm kiểm soát
của các bên khiến các bên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong
quan hệ điều ước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, sự thay đổi cơ bản
của hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi quan
hệ điều ước nếu đó là điều ước liên quan đến việc thiết lập biên giới quốc gia; hoặc
sự thay đổi đó là kết quả của một sự vi phạm nghiêm trọng của chính bên nêu lên
nó. Trong trường hợp này, bên còn lại có thể viện dẫn chính điều khoản Rebus-sicstantibus để giải thoát mình khỏi các nghĩa vụ trong cam kết mà không bị coi là vi
phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda. Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản Rebussic-stantibus phải được thông báo cho bên kia biết.
V. VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC PACTA SUNT SERVANDA TRONG
THỰC TIỄN QUAN HỆ QUỐC TẾ
Việc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu
(còn được gọi Brexit) được coi là một trong những sự kiện chính trị - pháp lý lớn
14
của thế giới trong năm 2016. Vụ việc được nghiên cứu dưới góc độ pháp lý quốc tế
khi xem xét tính hợp pháp cách thức Anh rời khỏi Liên minh châu Âu theo các
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có việc thực hiện nguyên tắc Pacta
sunt servanda.
Hiệp ước Liên minh châu Âu (còn gọi Hiệp ước Maastricht) được ký ngày
07/02/1992 ở Maastricht, Hà Lan sau khi các nước thành viên của Cộng đồng châu
Âu thương thuyết xong nội dung của Hiệp ước, có hiệu lực từ ngày 01/11/1993.
Điều 50 Hiệp ước Liên minh châu Âu quy định về điều kiện và thủ tục để quốc gia
thôi tư cách thành viên của tổ chức này như sau:
“1. Bất kỳ quốc gia thành viên có thể quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu
phù hợp với yêu cầu Hiến pháp riêng của mình.
2. Một quốc gia thành viên quyết định rút khỏi phải thông báo cho Hội đồng
châu Âu về ý định của mình. Sau khi xem xét hướng dẫn của Hội đồng châu Âu,
Liên minh tiến hành đàm phán và ký kết một thỏa thuận với quốc gia đó và sắp xếp
cho rút khỏi, có tính đến các khuôn khổ cho mối quan hệ trong tương lai với Liên
minh với quốc gia đã rút khỏi. Đó là thỏa thuận được đàm phán theo Điều 218 (3)
của Hiệp ước về các chức năng của Liên minh châu Âu. Thỏa thuận này phải được
Nghị viện châu Âu thông qua, sau đó Hội đồng mới thay mặt Liên minh ký kết thỏa
thuận cho phép rời đi.
3. Các hiệp ước sẽ ngừng áp dụng với quốc gia yêu cầu khi thoả thuận rút
khỏi có hiệu lực. Tiến trình đàm phán dự kiến sẽ diễn ra trong vòng hai năm tính từ
khi quốc gia đề nghị rút khỏi thông báo theo khoản 2. Tiến trình này sẽ được kéo
dài nếu cần thiết nhưng chỉ với điều kiện các bên liên quan cùng đạt được đồng
thuận”.
Anh đã khởi động hiệu lực Điều 50 Hiệp ước Liên minh châu Âu cho quá
trình rời khỏi EU, đây là quốc gia đầu tiên trong lịch sử thành lập EU viện dẫn quy
15
định này cho việc rời đi của mình. Quá trình thực hiện Brexit, Anh đã tiến hành
tuần tự đầy đủ các thủ tục theo quy định của Điều 50, mặt khác, kết hợp với Điều
luật tổ chức trưng cầu dân ý về Liên minh châu Âu năm 2015 được thông qua đã
hội tụ đầy đủ cơ sở pháp lý quốc tế cho việc rời đi của Anh khỏi EU.
Đối với pháp luật quốc gia, xét thấy việc đi hay ở lại EU là vấn đề quan
trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi phương diện của đất nước, Anh đã chọn cách
thức lấy ý kiến toàn thể nhân dân quyết định là phù hợp với pháp luật của Anh.
Quốc gia quyết định các vấn đề pháp lý quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật
quốc gia là một trong những điều kiện cần thiết để Điều 50 Hiệp ước Liên minh
châu Âu phát sinh hiệu lực.
Trình tự, thủ tục Anh thực hiện khi rời EU tuân thủ đúng với Hiệp ước Liên
minh châu Âu mà Anh là thành viên, bên cạnh đó, cách thức Anh đưa ra quyết định
cuối cùng là trưng cầu dân ý đã đảm bảo sự hài hoà, phù hợp giữa pháp luật quốc
gia với điều ước quốc tế mà Anh là thành viên, cũng chính là cách thức thể hiện sự
tuân thủ nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế1.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào các cam kết, nghĩa vụ quốc tế
cũng được các quốc gia thực hiện một cách đầy đủ, tự nguyện và thiện chí. Nhìn lại
vụ kiện Nicaragoa- Mỹ năm 1984- 1986, ta thấy rõ được điều này. Vụ kiện diễn ra
trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Trung Mỹ diễn ra vào những năm đầu thập kỷ
1980. Ngày 9/4/1984, Nicaragoa kiện Mỹ lên ICJ và yêu cầu ICJ phán xét: (i) Mỹ
đã đào tạo, vũ trang, cung cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho lực lượng cho lực
lượng Contra và hỗ trợ các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại
Nicaragoa đã vi phạm khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ, Điều 18 và 20 của Hiến
chương Tổ chức các nước Châu Mỹ; Điều 8 của Công ước về quyền và nghĩa vụ
của các nước, Điều I của Công ước liên quan đến nghĩa vụ và quyền của các nước
1 Nguồn: />
16
trong cuộc xung đột dân sự; (ii) Mỹ vi phạm chủ quyền của Nicaragoa bằng việc
tấn công vũ trang vào Nicaragoa bằng đường biển, đường bộ và đường không, sử
dụng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp để cưỡng ép và đe dọa chính phủ
Nicaragoa, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Nicaragoa, can
thiệp vào cong việc nội bộ của Nicaragoa, vi phạm tự do biển cả và cản trợ thương
mại đường biển hòa bình, giết hại, gây thương vong và bắt cóc người dân
Nicaragoa. Đồng thời Nicaragoa yêu cầu Mỹ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
cho Nicaragoa.
Ngày 18/1/1985, Mỹ tuyên bố không tham gia vụ kiện và bác bỏ thẩm quyền
của ICJ nhưng ICJ vẫn khẳng định có thẩm quyền và vụ kiện vẫn tiếp diễn mặc dù
không có sự tham gia của Mỹ. Ngày 27/6/1986, ICJ ra phán quyết rằng Mỹ đã vi
phạm chủ quyền của Nicaragoa, cản trở thương mại đường biển và vi phạm Hiệp
ước thân thiện, thương mại và hàng hải Mỹ- Nicaragoa ký ngày 21/1/1956. Rõ
ràng, Nicaragoa đã giành thắng lợi trong vụ kiện nhưng sau đó Mỹ liên tục tìm
cách phá phán quyết của ICJ. Từ năm 1982- 1985, Mỹ 5 lần dùng quyền phủ quyết
khi đưa vấn đề ra HĐBA LHQ. Ngày 28/10/1986, Mỹ tiếp tục phủ quyết nghị quyết
của HĐBA kêu gọi phán quyết. Ngày 3/11/1986, nghị quyết này được đưa ra Đại
hội đồng LHQ và được thông qua với số phiếu 94- 3 nhưng Mỹ vẫn không tuân thủ
phán quyết.
Có thể thấy, chưa có một chế tài rõ ràng đối với việc không thực hiện các
nghĩa vụ quốc tế. Điều này đã trở thành một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế.
Trong vụ kiện Philippines- Trung Quốc, Trung Quốc cũng tìm cách “bào chữa” cho
việc không chấp nhận sự ràng buộc của phán quyết bằng việc viện dẫn đến vụ kiện
giữa Nicaragoa và Mỹ.Các cường quốc có địa vị trên trường quốc tế như Mỹ,
Trung Quốc thường dựa vào vị thế của mình mà từ chối thực hiện các cam kết mà
mình có nghĩa vụ phải thực hiện.
17
KẾT LUẬN
Tồn tại từ thời La mã cổ đại dưới hình thức là nguyên tắc tuân thủ điều ước
quốc tế, tới nay nguyên tắc Pacta sunt servanda đã tồn tại trong hầu hết các văn bản
pháp lý quan trọng của luật quốc tế. Qua việc phân tích và làm rõ nội dung, ý nghĩa
của nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế, có thể nói nguyên tắc
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, bởi nó đảm bảo cho
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Vì trong quan hệ quốc tế không tồn
tại một bộ máy chuyên thực hiện chức năng cưỡng chế tuân thủ quy phạm pháp
luật quốc tế mà việc thực hiện nó trước hết là dựa vào sự tự giác và thiện chí giữa
các bên chủ thể. Do đó, nguyên tắc này sẽ là công cụ hữu hiệu để đảm bảo việc
tuân thủ một cách triệt để, có thiện chí, không do dự các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến
chương của Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên,
trừ các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Công ước Viên về luật điều ước quốc tế.
- Giáo trình Luật quốc tế, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
- Hiến chương Liên hợp quốc
- Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương liên hợp quốc
- />- />
19
BIÊN BẢN HỌC NHÓM MÔN LUẬT QUỐC TẾ
TỔ 4 LỚP K3B
I. Địa điểm, thời gian, thành phần tham gia
• Địa điểm: Căng tin trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
• Thời gian: 14 giờ 30 phút ngày 28 tháng 8 năm 2017
14 giờ 30 phút ngày 31 tháng 8 năm 2017
14 giờ 30 phút ngày 03 tháng 9 năm 2017
• Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Nhàn
• Sĩ số: 10/10 thành viên có mặt
II. Nội dung
• Ngày 28/8/2017: Phân công công việc cho từng thành viên.
• Ngày 31/8/2017: Tổng hợp tài liệu, các thành viên đưa ra các ý kiến riêng
của mình và bổ sung cho các thành viên khác.
• Ngày 03/09/2017: Chuẩn bị các câu hỏi phản biện và tổng kết.
III. Đánh giá kết quả thảo luận nhóm của các thành viên trong tổ
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Họ và tên
Nguyễn Thị Nhàn
Đinh Thị Ngọc Ánh
Phạm Thành Tuấn
Nguyễn Văn Thịnh
Phạm Đức Cường
Trần Gia Nghĩa
Trần Phước Bảo Long
Hoàng Văn Quang Khải
Nguyễn Tuấn Anh
Nguyễn Thị Duyên
Nhóm trưởng
đánh giá
Chữ ký
Ghi chú
Nhóm trưởng
Thư ký
20