Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI lợn tập TRUNG TRÊN địa bàn HUYỆN ĐÔNG sơn, TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 0 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THẾ ANH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Đỗ Thế Anh

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Mai Thanh Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức
UBND huyện Đông Sơn, phòng Nông nghiệp & PTNT, các phòng ban chuyên môn
khác của huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Đỗ Thế Anh

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................................... vi
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ ....................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstact ................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4


2.1.1.

Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4

2.1.2

Vai trò phát triển chăn nuôi lợn tập trung......................................................... 11

2.1.3

Đặc điểm của chăn nuôi lợn tập trung .............................................................. 13

2.1.4

Nội dung phát triển chăn nuôi lợn tập trung ..................................................... 16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung .......................... 23

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 26

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên thế giới .......................... 26

2.2.2.


Kinh nghiệp phát triển chăn nuôi lợn tập trung ở Việt Nam ............................ 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 36

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 36

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 36

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................... 41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 44

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................. 44

3.2.2.


Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin ........................................... 46

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 50
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh
Thanh Hóa ........................................................................................................ 50

4.1.1.

Tổng đàn, sản lượng chăn nuôi lợn huyện Đông Sơn ...................................... 50

4.1.2.

Các hình thức tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi lợn trên địa
bàn huyện .......................................................................................................... 51

4.1.3.

Thị trường tiêu thụ trong chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu ..................... 53

4.1.4.

Tình hình dịch bệnh và công tác thú y trong chăn nuôi lợn ở huyện Đông Sơn ..... 54

4.1.5.


Vấn đề môi trường trong phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Đông Sơn ............ 56

4.1.6.

Đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn tại địa bàn nghiên cứu ................ 57

4.1.7.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ............................................................................... 63

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn
nghiên cứu ........................................................................................................ 64

4.2.1.

Nhóm yếu tố khách quan .................................................................................. 64

4.2.2.

Nhóm yếu tố chủ quan ...................................................................................... 67

4.2.3.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi
lợn ở huyện Đông Sơn ...................................................................................... 70


4.3.

Các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn tập trung ................................ 74

4.3.1.

Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Đông Sơn ........ 74

4.3.2.

Các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Đông Sơn...... 77

Phần 5. Kết Luận Và Kiến Nghị.................................................................................. 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 91

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 92
Phụ lục .......................................................................................................................... 96

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CN

Chăn nuôi

CNH

Công nghiệp hóa

CN-XD

Công nghiệp - xây dựng

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DV

Dịch vụ

HĐH

Hiện đại hóa


HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

NN

Nhà nước

NN – PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NN- LN - TS

Nông nghiệp - lâm nghiệp - Thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

PTNT


Phát triển nông thôn



Quyết định

SXHH

Sản xuất hàng hóa

SXNN

Sản xuất Nông nghiệp

TL

Tỷ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

v


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo địa phương giai đoạn 2009 - 2015 ......................... 29
Bảng 3.1. Diện tích và dân số các xã trong huyện năm 2015 ...................................... 37
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn năm 2014 .................................... 40
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất (GTSX) giai đoạn 2005 – 2015 .......................................... 42
Bảng 3.4. Giá trị gia tăng (GTGT) giai đoạn 2005 – 2015 .......................................... 43
Bảng 4.1. Tổng đầu lợn trên địa bàn huyện Đông Sơn ................................................ 50
Bảng 4.2. Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra trên địa bàn huyện .......................... 51
Bảng 4.3. Tình hình công bố dịch bệnh trên địa bàn từ năm 2005 – 2014 .................. 54
Bảng 4.4. Tình hình tiêm phòng cho đàn lợn thịt của các hộ điều tra .......................... 55
Bảng 4.5. Thực trạng và dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong chăn nuôi lợn
đến năm 2020 ............................................................................................... 56
Bảng 4.6. Chi phí của các trang trại chăn nuôi lợn tập trung ở huyện Đông Sơn ....... 58
Bảng 4.7. Chi phí của các hộ chăn nuôi lợn ở huyện Đông Sơn .................................. 59
Bảng 4.8. So sánh chi phí chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại và chăn nuôi thường .... 60
Bảng 4.9. Kết quả chăn nuôi lợn thịt ở các hộ gia đình ............................................... 61
Bảng 4.10. So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo hướng trang trại và chăn
nuôi hộ gia đình thông thường ..................................................................... 62
Bảng 4.11. Dân số và lao động huyện Đông Sơn giai đoạn 2005 – 2015 ...................... 69
Bảng 4.12. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi
lợn tập trung ở huyện Đông Sơn .................................................................. 71

vi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 4.1.

Chăn nuôi lợn tập trung tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang ................. 32


Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của huyện Đông Sơn ............................. 53

Biểu đồ 4.1. Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm .......................................................... 51
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu các kênh tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện Đông Sơn .............. 54
Biểu đồ 4.3. Tình hình xử lý nước thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu .................. 57
Biểu đồ 4.4. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu ................ 68

vii


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1.

Công tác tuyên truyền trong phòng và chữa bệnh cho lợn .......................... 56

Hộp 4.2.

Chăn nuôi tập trung, chi phí giảm nhiều ...................................................... 61

Hộp 4.3.

Yếu tố hạ tầng trong chăn nuôi lợn.............................................................. 66

Hộp 4.4.

Hiệu quả kinh tế cao nếu kiểm soát tốt dịch bệnh ....................................... 69


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đỗ Thế Anh
2. Tên luận văn: “Phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Đông
Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Huyện Đông Sơn là một huyện đang trên đà phát triển với nhiều bước ngoặt về
kinh tế - xã hội. Phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi lợn
nói riêng là một trong những vấn đề được các cấp, ban ngành của huyện đặc biệt quan
tâm. Trong thời gian qua ngành chăn nuôi của huyện đã gặt hái được những kết quả
nhất định.
Tuy nhiên chăn nuôi lợn của huyện trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế
chăn nuôi lợn còn gặp nhiều khó khăn như: quy mô nhỏ lẻ, khâu chọn giống còn nhiều
bất cập, thức ăn chăn nuôi chưa chủ động, vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chưa
được an toàn... Ngoài ra sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh
trên vật nuôi như heo tai xanh, lở mồm long móng,… cùng với sự ảnh hưởng trầm trọng
của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã có những tác động tiêu cực khiến chăn nuôi
lợn chậm phát triển.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi
lợn tập trung trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” với mục tiêu nhằm: i)
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn tập trung;
ii) Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi lợn tập trung trong những năm qua; iii) Định hướng và đề xuất những giải

pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi có sẵn
với cơ cấu bao gồm: 23 phiếu phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý về nông nghiệp ở
huyện và các xã, 135 phiếu bao gồm các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn
nghiên cứu. Nội dung thông tin thu thập ở từng đối tượng tập trung vào việc đánh giá
thực trạng, nguyên nhân và các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển chăn nuôi lợn
tập trung. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích SWOT là những phương pháp chính để phân tích. Các nhóm chỉ
tiêu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu về thông tin chung của đối tượng được khảo sát, các
chỉ tiêu phản ánh thực trạng chăn nuôi và Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong
phát triển chăn nuôi lợn tập trung.

ix


Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển
chung của ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi
tiếp tục tăng cao cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hiệu quả, từng bước đưa chuyển
đổi từ chăn nuôi tự cấp, tự túc phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo quy mô và
hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì ngành chăn nuôi lợn
còn bộc lộ nhiều hạn chế, và khó khăn vướng mắc cần khắc phục như: Chăn nuôi lợn
còn tự phát thiếu quy hoạch, phát triển gần đường, phát triển đan xen trong khu dân cư;
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán công nghệ thiếu đồng bộ, trình độ quản lý, khoa học
công nghệ và thiết bị chăn nuôi nhìn chung còn lạc hậu, năng suất vật nuôi thấp giá
thành sản phẩm cao. Thị trường giá cả không ổn định, tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào
tư thương, nguồn vốn ưu đãi của NN còn rất hạn chế, số lượng vốn vay được thấp, thời
gian cho vay vốn ngắn không theo chu kỳ của chăn nuôi, lãi suất cao, thủ tục xin vay
vốn còn nhiều phiền hà. Hiệu quả kinh tế của hình thức chăn nuôi thủ công, manh mún,
nhỏ lẻ thấp hơn nhiều so với chăn nuôi tập trung quy mô lớn.
Bên cạnh đó xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn tập

trung như: Điều kiện tự nhiên; cơ chế, chính sách; hạ tầng phục vụ sản xuất và thị
trường; Các yếu tố kỹ thuật trong chăn nuôi lợn (giống, thức ăn chăn nuôi, thú y,...);
nguồn lực tài chính; nguồn lực lao động;
Các nhóm giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới bao gồm: i) Giải pháp về quy hoạch đất
đai; ii) Giải pháp về tổ chức sản xuất; iii) Giải pháp về vốn; iv) Giải pháp về môi trường
chăn nuôi; v) Giải pháp về thị trường; vi) Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ;
vii) viii) Phát triển chăn nuôi gắn liền với khu vực chế biến, giết mổ.

x


THESIS ABSTACT
Author: Do The Anh
Thesis title: Development pig production in centralization area in Dong Son
district, Thanh Hoa province
Major: Economics management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Dong Son District is a district are on the rise with economic and society.
Agriculture and rural development in general and the development of pig production in
particular is one of the issues at all levels and departments of the district paid special
attention. In recent years, the district's livestock industry has achieved certain results.
However, pig farming in the district in recent years faced many difficulties such
as small scale, species selection is inadequate, feed not proactive, natural areas materials
for food processing is not safe ... Also the appearance and complicated developments of
many kinds of livestock diseases such as blue-ear, foot and mouth disease, ... coupled
with the severe impact of the environmental pollution in livestock production has a

negative impact on pig farming causes retardation.
Stemming from my practice to conduct research on the topic: " Development pig
production in centralization area in Dong Son district, Thanh Hoa province " with the
aim to: i) contribute to systematize the rationale and development practices about
Development pig production in centralization area; ii) Assessment of the situation pig
and analyze the factors affecting the Development pig production in centralization area;
iii) propose orientations and major measures to develop pig production in centralization
area in Dong Son district, Thanh Hoa province.
Research using direct interviews through a questionnaire available with the
structure include: 23 questionnaires for officials about agricultural management in
districts and communes, 135 observations, including households, Family farms, farms
in the study area. Contents of the information collected in each subject focused on
assessing the situation, causes and issues arising in the course of development
concentrated pig production. The descriptive statistical methods, statistical analysis,
comparative method, SWOT analysis method is the primary method for analysis. The
target group includes evaluation criteria for general information of the object to be
examined, the indicators reflecting the situation of animal husbandry and indicators
reflecting the economic efficiency of pig production development focus.

xi


The study results showed that, over the years, along with the development of the
agricultural sector, the growth rate of the production value of the livestock sector
continues to increase in both quantity and quality, scale and effective, gradually
bringing transition from subsistence farming, small self-distributed to livestock focus on
the size and direction of commodity production. However in the process of developing
the swine industry also revealed many limitations, and difficulties to be overcome, such
as: Pigs are spontaneous unplanned development near roads, development of parks
interlaced residential; Small production scale, distributed asynchronous technology,

management skills, science and technology and farming equipment generally backward,
low productivity of livestock product prices high. The market price instability, product
consumption depends on the traders, Agriculture and concessional resources are very
limited, the number of loans is low, short-time loans are not the breeding cycle, high
interest rates, loan application procedures are more troublesome. Economic efficiency
of livestock forms manually, fragmented, small scale is much lower than with
concentrated livestock scale.
Besides identifying the main factors affecting such centralized pig farming: The
natural conditions; policy mechanisms; infrastructure for production and marketing;
Technical factors in pig production (seeds, animal feed, veterinary, ...); financial
resource; labor resources;
Solutions for development pig production in centralization area in Dong Son
district, Thanh Hoa province include: i) Solution on land planning; ii) solution for
manufacturing organizations; iii) capital solutions; iv) Environmental Solutions
livestock; v) solution on the market; vi) Solutions on technical science and technology;
vii) viii) develop husbandry areas associated with processing and slaughtering.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế nông nghiệp nước ta đang hướng tới mục tiêu phát triển nông
nghiệp hàng hóa tập trung, sản phẩm đa dạng, hiệu quả cao, hướng tới một nền
nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng cho công nghiệp
chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. Từ mục tiêu này, trong thời gian qua, ngành
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đề ra mục tiêu xây dựng
một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Song thực tế, chăn nuôi lợn còn
gặp nhiều khó khăn như: quy mô nhỏ lẻ, khâu chọn giống còn nhiều bất cập, thức

ăn chăn nuôi chưa chủ động, vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chưa được
an toàn... Ngoài ra sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh
trên vật nuôi như heo tai xanh, lở mồm long móng,… cùng với sự ảnh hưởng
trầm trọng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã có những tác động tiêu
cực khiến chăn nuôi lợn chậm phát triển.
Trước tình hình nêu trên, có thể nhận định để phát triển chăn nuôi lợn ổn
định, có chiều sâu, chúng ta cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, cần hình thành
các khu chăn nuôi tập trung riêng biệt, mang tính công nghiệp, độc lập, cách xa
khu dân cư. Chính các hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu là
con đường dễ dẫn tới thất bại. Do đó chăn nuôi tập trung được xem là hướng phát
triển bền vững, chỉ có như vậy mới đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về an toàn
dịch bệnh cho lợn, an toàn môi trường và đảm bảo sản phẩm của chúng ta là
nguồn thực phẩm sạch.
Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một trong những huyện có nhiều tiềm
năng phát triển chăn nuôi đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn. Trong những năm
qua cùng sự phát triển chung của cả tỉnh, huyện đã và đang có những thành tựu
nhất định trong phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là sự phát triển của các chăn
nuôi lợn theo hướng tập trung. Tuy nhiên nhìn nhận một cách thực tế, việc phát
triển chăn nuôi lợn tập trung chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
huyện, quy mô đàn trên địa bàn còn nhỏ lẻ và manh mún, việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá trong chăn nuôi lợn chưa cao, môi trường chăn
nuôi nhìn chung còn để ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân xung quanh,

1


việc kiểm soát dịch bệnh còn khó khăn. Mặt khác, sự phát triển chăn nuôi lợn một
cách tự phát, ồ ạt, chưa có định hướng quy hoạch rõ ràng cũng dẫn đến nhiều bất
cập khó lường trong quá trình phát triển. Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm rất
lớn của lãnh đạo các cấp, các ngành cũng như người sản xuất. Chính vì những lý

do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên
địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Đông Sơn trong thời
gian qua, từ đó làm cơ sở định hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát
triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong
giai đoạn tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi lợn tập trung;
2. Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn
huyện Đông Sơn; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn
tập trung trong những năm qua;
3. Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn
nuôi lợn tập trung trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tập trung ở huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa trong thời gian qua ra sao?
3. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại địa
bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa?
4. Những giải pháp nào nhằm phát triển chăn nuôi lợn tập trung ở huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn trong
phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung. Chủ thể đề tài lựa chọn để nghiên
cứu bao gồm:

2



- Trang trại, gia trại, hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đông
Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý phát triển chăn nuôi
lợn trên địa bàn (cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
- Các chính sách của Nhà nước và địa phương có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ
đó đề xuất những giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới.
* Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
* Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thực hiện từ ngày 01/11/2015 đến ngày 01/09/2016.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm 2015.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn bao gồm chăn nuôi
tập trung và chăn nuôi không tập trung ở huyện Đông Sơn thông qua việc
đánh giá những nội dung: các hình thức tổ chức sản xuất và phương thức chăn
nuôi lợn trên địa bàn; tình hình dịch bệnh và công tác thú y; vấn đề môi
trường;... Qua đó đánh giá một cách thực tế nhất tình hình chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Đông Sơn, so sánh hiệu quả giữa hình thức chăn nuôi tập trung
và chăn nuôi không tập trung.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển chăn nuôi lợn tập trung ở Đông Sơn bao gồm: Điều kiện tự nhiên;
các cơ chế, chính sách; cơ sở hạ tầng; thị trường; các yếu tố kỹ thuật trong
chăn nuôi lợn; nguồn lực tài chính;... để từ đó làm căn cứ để đề xuất 7 nhóm

giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ, các giải pháp liên quan đến quy hoạch
đất đai, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn tập trung, vốn, môi trường, cơ sở hạ
tầng, nguồn lực cho phát triển chăn nuôi lợn thịt và các giải pháp liên quan đến
kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển – phát triển kinh tế
a. Khái niệm về phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt,
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự
phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật
lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long
và cs., 2009).
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất:
Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất từ trình độ thấp
đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển về cả mặt lượng và mặt chất.
b. Khái niệm về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất;
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế
và xã hội ở mỗi quốc gia (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2008).

Quá trình biến đổi về lượng là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh
tế và mức gia tăng thu nhập BQ trên một đầu người; Sự biến đổi về chất kinh tế
là sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến đổi ngày càng tốt
hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói,
suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các
dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân
dân v.v... Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình
phát triển.

4


2.1.1.2. Các khái niệm, đặc trưng khác của chăn nuôi lợn tập trung
a. Các khái niệm cơ bản về chăn nuôi lợn tập trung và kinh tế trang trại
Về bản chất của chăn nuôi lợn tập trung bao gồm cả “trang trại” hay
“nông trại” là thuật ngữ gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính
chất tập trung trên cơ sở diện tích đất đủ lớn để sản xuất ra các nông sản hàng
hoá theo quy mô tập trung. Vậy thực chất của chăn nuôi lợn tập trung bao gồm cả
“trang trại” hay “nông trại” là khái niệm đồng nhất. Chăn nuôi lợn tập trung là
tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong
quá trình hoạt động và tồn tại, còn là nơi kết hợp các yếu tố vật chất sản xuất và
là chủ thể các quan hệ kinh tế đó (Đỗ Văn Viện, 2001).
Do đó chăn nuôi lợn tập trung ngoài kinh tế còn có thể nhìn nhận từ phía
xã hội và môi trường. Trong nghiên cứu và trong quản lý người ta thường chú
trọng đến nội dung kinh tế mà ít quan tâm đến nội dung xã hội và môi trường. Do
vậy khi nói đến chăn nuôi lợn tập trung người ta thường nói đến kinh tế trang trại
và kinh tế nông trại, khái niệm này phải thể hiện được những nét bản chất về
kinh tế, tổ chức và sản xuất của khu vực chăn nuôi lợn tập trung trong điều kiện

kinh tế thị trường.
Trước hết các trang trại hay nông trại là cơ sở sản xuất kinh doanh của
các nhà sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở,
là các chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra các nông sản hàng hoá dựa
trên sự hợp tác và phân công lao động xã hội, được các chủ doanh nghiệp đầu tư
vốn thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động về trang bị tư liệu sản xuất để
sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo
hộ theo luật định.
Bản chất của chăn nuôi lợn tập trung là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp và nông thôn, chủ yếu dựa vào các hộ gia đình có khả
năng chăn nuôi sản xuất nông nghiệp hàng hoá, có quy mô đất đai, lao động vốn
và thu nhập tương đối cao so với mức trung bình của kinh tế hộ gia đình tại địa
phương. Theo quan điểm này nên đề cập đến các hình thức huy động các nguồn
lực (đất đai, lao động và vốn...). Nhưng việc huy động và sử dụng các nguồn lực
đó phải đảm bảo tính hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ và phải chịu trách nhiệm
trước việc huy động và sử dụng các nguồn lực đó.
Xuất phát từ quan niệm trên, tôi cho rằng việc quy hoạch khu vực chăn
nuôi lợn tập trung, là hình thức tổ chức kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp. Được hình

5


thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt. Có sự
tập trung tích tụ ruộng đất cao hơn về các yếu tố sản xuất. Có nhu cầu cao hơn về
thị trường, về khoa học công nghệ, tỷ suất hàng hoá và thu nhập cao hơn so với
mức bình quân của các hộ gia đình trong vùng.
b. Đặc trưng của chăn nuôi lợn tập trung
Khu vực chăn nuôi lợn tập trung là một loại hình riêng, được phân biệt với
các hình thức sản xuất tập trung khác ở các đặc trưng sau.
- Mục đích sản xuất của khu vực chăn nuôi tập trung là sản xuất hàng hoá

thực phẩm với quy mô tương đối lớn.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá ở các điều kiện và yêu cầu sản
xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất
như đất đai, đầu lợn, lao động, tiền vốn, giá trị nông sản phẩm hàng hoá.
- Người sản xuất, chủ hộ chăn nuôi có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp
điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiếp nhận chuyển giao
công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và lao động làm thuê từ bên
ngoài vào sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ gia đình.
(Ban vật giá Chính phủ, 2000)
Đặc trưng của chăn nuôi lợn tập trung là cơ sở để phân biệt, nhận diện
từng loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp có những đặc
trưng sau:
- Một là: đặc trưng cơ bản của khu vực chăn nuôi lợn tập trung là sản xuất
hàng hoá. Chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất các thương phẩm hàng hoá và
dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, quy mô sản xuất và thu nhập cao hơn hẳn
(vượt trội) quy mô và thu nhập trung bình của kinh tế hộ tại địa bàn.
- Hai là: về thị trường đã sản xuất hàng hoá thì hàng hoá luôn gắn với thị
trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất chiến
lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá cả về số lượng, chất lượng và hiệu
quả kinh doanh của khu vực chăn nuôi lợn tập trung.
- Ba là: về lao động, các hộ và các nông hộ sử dụng nguồn lao động vốn
có của gia đình, nhưng bên cạnh đó các hộ có thể sử dụng lao động thuê bên
ngoài theo thời vụ hoặc thường xuyên quanh năm.
- Bốn là: chủ chăn nuôi lợn là người có kiến thức, có kinh nghiệm làm ăn,

6


am hiểu thị trường và trực tiếp điều hành sản xuất. Biết áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất hơn kinh tế nông hộ.

c. Điều kiện hình thành và phát triển khu vực chăn nuôi tập trung
- Các điều kiện về môi trường kinh tế và pháp lý
Sự tác động tích cực và phù hợp của Nhà nước, có vai trò to lớn trong vịêc
tạo môi trường kinh tế và pháp lý để hình thành và phát triển khu vực kinh tế
chăn nuôi lợn tập trung. Sự tác động của Nhà nước được thể hiện thông qua các
hoạt động sau:
+ Định hướng cho việc hình thành và phát triển khu vực chăn nuôi tập trung
thông qua việc quy hoạch phát triển và ban hành các chính sách kinh tế- xã hội;
+ Khuyến khích sự hình thành phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi tập
trung thông qua các biện pháp đòn bẩy kinh tế, nhằm tạo điều kiện cho sự phát
triển của khu vực kinh tế chăn nuôi tập trung và khuyến khích các hình thức liên
doanh, liên kết kinh tế phục vụ cho chăn nuôi tập trung;
+ Hỗ trợ các nguồn lực cho sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế
chăn nuôi tập trung như: Hỗ trợ về kinh phí đào tạo chủ chăn nuôi và người quản
lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ việc chuyển giao các tiến bộ khoa học công
nghệ mới (Phạm Xuân Thanh, 2015).
- Có quỹ đất cần thiết và có chính sách ruộng đất tập trung thành các khu
vực cho những người có khả năng và điều kiện phát triển khu vực chăn nuôi lợn
tập trung. Nói chung diện tích đất để SXNN bình quân đầu người cao hay thấp
cho phép tích tụ tập trung ruộng đất nhanh hay chậm để các nông trại, nông hộ có
điều kiện phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung.
- Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản. Khu vực
chăn nuôi lợn tập trung là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có
quy mô lớn hơn kinh tế nông hộ, mục đích sản xuất chăn nuôi tập trung là tạo ra
nhiều sản phẩm để bán. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế
biến thì hoạt động sản xuất của các khu vực chăn nuôi lợn tập trung sẽ bị ảnh
hưởng rất lớn. Sự phát triển của công nghiệp chế biến là nhân tố quan trọng để
kích cung của các khu vực chăn nuôi lợn tập trung vì công nghiệp chế biến phát
triển sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định cho các khu vực chăn nuôi
lợn tập trung.


7


- Sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng kỹ thuật trước hết là hệ thống
giao thông, điện nước, để đáp ứng nhu cầu cho cả xã hội về số lượng và giá cả. ở
thời điểm cung cấp đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực chăn
nuôi tập trung phải được hình thành trên cơ sở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát
triển ở một trình độ nhất định. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn từng vùng
rộng lớn chủ yếu hình thành qua chính sách đầu tư của Nhà nước, còn cơ sở vật
chất kỹ thuật trong các chủ hộ chăn nuôi cũng cần tới sự giúp đỡ nhất định của
Nhà nước thông qua các chính sách và các hình thức phù hợp.
- Sự hình thành của các vùng SXNN chuyên môn hoá cao là sự hình thành
của các khu vực chuyên môn hoá SXNN tập trung. Là điều kiện cần thiết và có
ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành và phát triển của các khu vực chăn nuôi lợn
tập trung vì các vùng chuyên canh tập trung luôn gắn liền với công nghiệp chế
biến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các nông sản phẩm của khu vực
chăn nuôi lợn tập trung.
- Sự phát triển nhất định về các mối liên kết kinh tế trong nông nghiệp, sự
hình thành của các khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung là quá trình phát triển
theo hướng chuyên môn hoá sản xuất trong khu vực chăn nuôi tập trung. Vì vậy
sự liên kết trong kinh doanh của các chủ chăn nuôi, các nông hộ ngày càng có vai
trò quan trọng và quyết định đến hoạt động của khu vực chăn nuôi lợn tập trung.
Sự hình thành và phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp ngày
càng trở thành điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển của khu vực
kinh tế chăn nuôi lợn tập trung.
* Các điều kiện đối với các chủ hộ chăn nuôi lợn tập trung
- Phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông, điều kiện và ý chí
quyết tâm làm giàu là một trong những điều kiện quan trọng cho sự hình thành và
phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung. Chỉ có những người có ý chí

và quyết tâm làm giàu từ nghề nông mới dám đầu tư tiền, tri thức và công sức
vào nghề nông vì lợi nhuận ít và rủi ro nhiều.
- Phải có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, có tri thức và
năng lực nhất định về tổ chức sản xuất kinh doanh, phần lớn các khu vực chăn
nuôi lợn tập trung được hình thành từ sự chuyển biến về chất của kinh tế nông
hộ, quá trình chuyển biến đó là quá trình tích luỹ các yếu tố vật chất để hình
thành phát triển các khu vực chăn nuôi lợn tập trung, đồng thời cũng là quá trình
tích luỹ kinh nghiệm sản xuất, tích luỹ tri thức và năng lực sản xuất kinh doanh.

8


Trong thực tế khi các chủ chăn nuôi, chủ các nông hộ có kinh nghiệm sản
xuất có trình độ và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thì mới dám
đầu tư kinh doanh, mới biết đầu tư kinh doanh cây gì, con nào để mang lại HQKT
cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời biết khai thác được các
nguồn lực, các lợi thế cạnh tranh để lựa chọn đúng phương hướng chiến lược kinh
doanh và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh theo định hướng đã lựa chọn.
- Phải có sự tập trung tới quy mô nhất định về các yếu tố vật chất của sản
xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn, thừa nhận các khu vực chăn nuôi tập
trung có quy mô sản xuất lớn hơn nông hộ, cũng tức là thừa nhận các khu vực
chăn nuôi lợn tập trung cả về các yếu tố ruộng đất, vốn, tư liệu sản xuất được tập
trung với quy mô lớn hơn ở nông hộ. Chỉ khi các yếu tố sản xuất được tập trung
tới quy mô nhất định thì mới có sản xuất hàng hoá, mới có khu vực chăn nuôi tập
trung. Như vậy có thể coi sự tập trung các yếu tố sản xuất là điều kiện để ra đời
và phát triển khu vực kinh tế chăn nuôi lợn tập trung.
- Quản lý sản xuất của khu vực chăn nuôi tập trung phải dựa trên cơ sở
hạch toán và phân tích kinh doanh. Với mục đích chủ yếu tạo ra nhiều thu nhập
và có lợi nhuận cao, nên chỉ trên cơ sở thực hiện hạch toán và phân tích kinh
doanh thì các khu vực chăn nuôi lợn tập trung mới tính được giá thành sản phẩm,

để biết được sản xuất có lãi hay lỗ. Có nên tiếp tục sản xuất nữa hay không. Đặc
biệt thông qua hạch toán của khu vực chăn nuôi tập trung mới kiểm soát được
các chi phí sản xuất. Mới tìm ra được các khâu, các yếu tố đầu vào, biết được yếu
tố nào đã đầu tư hợp lý và chưa hợp lý, từ đó phải hạ giá thành sản phẩm và tăng
năng lực sản xuất (Nguyễn Quốc Chỉnh và cs., 2005).
Để thực hiện hạch toán kinh doanh có lợi nhuận cao trong các khu vực
chăn nuôi tập trung cần chú ý các vấn đề sau:
+ Cần tổ chức việc đào tạo kiến thức hạch toán và phân tích kinh doanh
cho các chủ trang trại, nông hộ cũng như người quản lý chăn nuôi.
+ Cần có chế độ kết toán thống nhất cho các chủ hộ chăn nuôi, phù hợp
với đặc điểm của khu vực chăn nuôi lợn tập trung làm cơ sở để tiến hành hạch
toán kinh doanh
d. Phân loại khu vực chăn nuôi lợn tập trung
Hiện nay có nhiều cách phân loại khu vực chăn nuôi lợn tập trung khác
nhau, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân loại và tùy vào đặc

9


điểm, điều kiện cụ thể từng địa phương mà khu vực chăn nuôi lợn tập trung phân
chia thành các loại khác như sau:
- Theo quy mô đất đai: bao gồm hộ chăn nuôi, nông trại có quy mô nhỏ (2
- 5 ha), hộ chăn nuôi nông trại có quy mô vừa (5 - 10 ha), hộ chăn nuôi nông trại
có quy mô lớn (10 - 30 ha) và hộ chăn nuôi nông trại có quy mô vượt hạn điền
lớn hơn 30 ha.
- Theo cơ cấu sản xuất các hộ chăn nuôi:
+ Hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp: là loại hộ chăn nuôi kết hợp nông
nghiệp với lâm nghiệp, nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt với
chăn nuôi, hoặc nuôi trồng thủy sản với ngành nghề khác... Hộ chăn nuôi tổng
hợp là kết hợp của các hình thức sản xuất kinh doanh khác nhau mang tính tổng

hợp. Sản phẩm làm ra tuy số lượng một loại có thể không lớn nhưng đa dạng về
chủng loại.
+ Hộ chăn nuôi chuyên môn hóa: là loại hộ chăn nuôi chỉ tạo ra một hoặc
hai sản phẩm chính như: Hộ chuyên chăn nuôi lợn, hộ chuyên chăn nuôi gia
cầm, hộ chuyên chăn nuôi bò, hộ chuyên trồng hoa cây cảnh, hộ chuyên trồng
cây ăn quả...
- Phân theo hình thức quản lý:
+ Hộ sản xuất hợp doanh theo cổ phần: là hộ thực hiện theo nguyên tắc cổ
phần. Hộ này thường có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động làm thuê.
+ Hộ liên doanh: là hộ do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu sản xuất
nhưng quy mô nhỏ hợp nhất lại với nhau để trở thành các trang trại có quy mô
lớn hoặc mỗi chủ hộ có thế mạnh về một mặt như: hộ có thế mạnh về đất đai, hộ
có thế mạnh về vốn, hộ có thế mạnh về lao động, kinh nghiệm quản lý... các chủ
hộ hợp tác với nhau để tạo ra một sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Hộ gia đình: là dạng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, do một chủ hộ đứng
ra làm công tác quản lý, độc lập sản xuất, có tư cách pháp nhân và sử dụng lao
động gia đình là chủ yếu.
- Phân theo ngành nghề sản xuất: các hộ được phân loại theo thu nhập,
theo hai hướng chính là hộ sản xuất và hộ kinh doanh. Trong đó hộ sản xuất thu
nhập chủ yếu từ sản xuất là chính. Hộ kinh doanh thu nhập chủ yếu từ kinh
doanh là chính.

10


- Phân loại theo mối quan hệ sở hữu và lao động:
+ Hộ gia đình: là hộ mà trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người lao
động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động.
+ Hộ tư nhân: là hộ mà người chủ sở hữu không lao động hoặc có lao
động nhưng làm công tác quản lý, thuê lao động là chủ yếu

e. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tập trung
Phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung là mô hình tổ chức sản xuất
hàng hoá có hiệu quả, vượt trội so với sản xuất hộ nông dân kể cả về giá trị, quy
mô và hiệu quả sản xuất. Để khuyến khích các chủ chăn nuôi phát triển mạnh mẽ
cần phải có các chính sách thích hợp về đất đai, vốn, khoa học công nghệ, chế
biến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng… Tạo môi trường thuận lợi để
các chủ chăn nuôi phát triển góp phần tạo thêm nhiều việc làm, phân bổ lại dân
cư, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH.
Phát triển khu vực chăn nuôi lợn tập trung theo nhiều loại hình sản xuất
khác nhau; khuyến khích các nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện đầu
tư chiều sâu, hướng vào mô hình các chủ chăn nuôi lợn tập trung sản xuất kinh
doanh tổng hợp, mô hình các chủ chăn nuôi sản xuất các cây trồng, vật nuôi có
HQKT cao, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, KHCN mới vào sản
xuất, chế biến – tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt coi
trọng, thúc đẩy phát triển mô hình các chủ chăn nuôi liên kết, hợp tác với nhau,
liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, kinh
tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác để phát triển sản xuất hàng hoá ổn
định, bền vững.
Ưu tiên cho thuê đất đối với những hộ nông dân có dự án sản xuất, có khả
năng tổ chức, quản lý sản xuất, có điều kiện về tài chính, có kinh nghiệm và
nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp trong lĩnh vực SXNN.
2.1.2. Vai trò phát triển chăn nuôi lợn tập trung
2.1.2.1. Vai trò của chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai nghành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với
đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của con người. Nghành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị
kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong, ... nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng

11



thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng có tính quy luật
chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi ngày
càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phẩm nông nghiệp nói chung.
Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các
nghành công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu. Chăn nuôi là nghành có
vài trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống và sản phẩm chế
biến có giá trị kinh tế cho xuất khẩu.
Trong nông nghiệp ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành có mối
quan hệ khăng khít hỗ trợ nhau. Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân
hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng năng suất cây trồng mà còn có tác
dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng sinh thái. ở nhiều vùng,
trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo củ động vật cho các hoạt
động canh tác và vận chuyển. Mặc dù rằng vai trò của chăn nuôi đối với ngành
trồng trọt có xu hướng giảm xuống, song vai trò của chăn nuôi nói chung ngày
càng tăng lên.
Như vậy chăn nuôi đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn đối với sản xuất
và trong đời sống. Chăn nuôi đã thể hiện được vai trò của một trong hai ngành
chủ chốt của nông nghiệp lĩnh vực cung cấp sản phẩm thiết yếu của con người và
cung cấp sức sản xuất trong nông nghiệp (Uông Thị Phượng, 2009).
2.1.2.2. Vai trò của chăn nuôi lợn tập trung
Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với điểm xuất phát thấp từ nền
sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp lên nền sản xuất hàng hoá . Bởi thế sự gia
nhập của hình thức sản xuất chăn nuôi lợn tập trung nó sẽ góp phần tích cực tới
sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá chung. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp thì
chăn nuôi chiếm 29,2% trong tổng giá trị sản xuất nghành Nông Nghiệp. Chăn
nuôi đã ngày càng góp phần quan trọng như một lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế
cao, cung cấp sức kéo,...ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã
hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình.

Chăn nuôi lợn tập trung góp phần chuyển dịch cấu kinh tế, phát triển các
vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên
những vùng chuyên môn hoá cao mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chăn nuôi lợn tập trung góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt
công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát
triển chăn nuôi lợn tập trung ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với

12


×