Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thiết kế quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.59 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-----//-----

ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Sinh viên thực hiện: Phan Trần Hoàng Thy
MSSV: 0460040217
Lớp: 04LTĐHV.QLĐĐ3
Khóa: 2015-2017
GV hướng dẫn: TS.Nguyễn Hữu Cường

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Họ và tên sinh viên: Phan Trần Hoàng Thy
MSVV: 0460040217
Lớp: 04LTĐHV.QLĐĐ3
1. Tên đồ án môn học: Thiết kế quy hoạch sử dụng đất huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020.
2. Nhiệm vụ:
Giúp nắm vững kiến thức về nội dung, quy trình, phương pháp, cách tính
toán xử lý số liệu trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện, vận dụng được các phương pháp tính toán để đánh giá các điều kiện cơ
bản của đất đai, từ đó đề ra phương án quy hoạch, lập báo cáo thuyết minh tổng


hợp và các loại bản đồ phù hợp với những quy định pháp luật đất đai hiện hành.
Dân số hiện trạng huyện đến năm 2020 là 170.000 người, tỉ lệ gia tăng
dân số trung bình đến năm 2020 là 1,3%, công trình cấp trên phân bổ xuống là
đất khu công nghiệp (SKK).
Dữ liệu ban đầu gồm:
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh;
- Tài liệu điều tra của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Châu Thành,
tỉnh Tây Ninh;
3. Ngày giao: ngày

tháng

4. Ngày hoàn thành: ngày

năm 2017
tháng

năm 2017

TP. Hồ Chí Minh, ngày
TRƯỞNG BỘ MÔN

tháng

năm 2017


NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Nguyễn Hữu Cường


TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN

Ngày/tháng/năm

Nội dung thực hiện

………./……./2017

Tìm hiểu khu vực cần

Duyệt của
GVHD

Duyệt của
khoa

nghiên cứu

………../……./2017

Tính toán dự báo nhu
cầu sử dụng đất

…………/……/2017


Lựa chọn công trình và
vẽ lên bản đồ

…………./……./2017

…………/……../2017

Tính toán các biểu

Viết báo cáo

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
• Nội dụng thực hiện:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
• Hình thức trình bày:

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
• Tổng hợp kết quả:
[ ] Được bảo vệ;
[ ] Được bảo vệ có chỉnh sửa bổ sung;
[ ] Không được bảo vệ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2017

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nguyễn Hữu Cường



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết:.......................................................................................................................1
2. Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đồ án, kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại, dự
kiến tiếp theo:..........................................................................................................................1
Vận dụng được lý thuyết về quy hoạch sử dụng đất đai.......................................................1
Dựa vào các số liệu, tài liệu đã thu thập được có thể dự báo các xu thế phát triển của
huyện trong tương lai. Từ đó đưa ra các kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển cho phù
hợp..........................................................................................................................................1
PHẦN I. TỔNG QUAN................................................................................................................3
1.1 Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu............................................................................3
1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu...................3


1.3. Các hoạt động nghiên cứu..............................................................................4
1.4. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu..............................................................................4

1.4.1. Cơ sở khoa học............................................................................................4
1.4.2. Cơ sở pháp lí:...............................................................................................6
1.4.3. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................7
1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ...................................................................8
Chương 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội...........................................................................8
1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường.................................................................8

1.1.1. Vị trí địa lý:.................................................................................................8
1.1.2. Địa hình.......................................................................................................8
1.1.3. Khí hậu........................................................................................................9
1.1.4. Thuỷ văn......................................................................................................9
1.1.5. Các nguồn tài nguyên..................................................................................9
1.1.6. Tài nguyên nhân văn..................................................................................10
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội................................................................................10

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:..................................10
1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.....................................................11
1.2.2.2. Khu vực kinh tế dịch vụ:........................................................................12
1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.....................................................13
1.2.4. Dân tộc - tôn giáo:.....................................................................................15
1.3. Biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất đai.....................................................15
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.......................................................16


2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất đai.................................................................................16

2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất.........................................................16

2.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất:.................................................16
2.2.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất:...............................................21
2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất:.......23

2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất:.......23
2.4.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất:.............................................................24
2.6. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của huyện Châu Thành:
...............................................................................................................................................26

2.6.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:..............26
2.6.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất........................................28
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI........................................31
3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.............................31

3.1.1. Kết quả xây dựng bản đồ tài nguyên đất đai.............................................31
3.1.2. Kết quả đánh giá đất đai............................................................................31
3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị và xây
dựng khu dân cư nông thôn:.................................................................................................35
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và
phát triển cơ sở hạ tầng:.......................................................................................................35
3.4. Phân vùng định hướng sử dụng đất đai:.......................................................................35

3.4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội:.................................35
3.4.2. Định hướng sử dụng đất dài hạn cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn
tiếp theo:..............................................................................................................35
Chương 4: Dự báo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội............................................................37
4.1. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội:..................................................37
4.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực:................................................37


4.2.1. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập:.......................................37
Chương 5: Phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai............................................40
5.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai:........................................................................40

5.1.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch:.................40
5.1.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng
đất:.......................................................................................................................40
5.1.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng:........................40
5.1.3. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 của huyện Châu Thành..........................43
5.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:..................................................................................45


5.2.1. Biện pháp về tổ chức thực hiện:................................................................45
5.2.2. Biện pháp về quản lý sử dụng đất đai:......................................................45
5.2.3. Biện pháp về vốn:......................................................................................46
5.2.4. Biện pháp về nguồn lao động:...................................................................47
5.2.5. Về khoa học công nghệ & môi trường:.....................................................48
5.2.6. Biện pháp phối hợp:..................................................................................48
PHẦN III: KẾT LUẬN................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................50

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế qua các năm Error: Reference source not found
Bảng 2: Giá trị tăng thêm ngành thương mại - Dịch vụ huyện Châu Thành
Error: Reference source not found


Bảng 3. Dân số, mật độ dân số huyện Châu Thành năm 2010
Reference source not found


Error:

Bảng 4: Hiện trạng sử dụng các loại đất trong huyện Châu Thành
Error: Reference source not found
Bảng 6: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 7. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước đến năm
2010 Error: Reference source not found
Bảng 8. Mô tả các đơn vị đất đai huyện Châu Thành
Reference source not found
Bảng 9. Các vùng thích nghi huyện Châu Thành
source not found

Error:

Error:
Reference

Bảng 10. Diện tích phân theo mức độ thích nghi các loại hình sử dụng đất
Error: Reference source not found
Bảng 11. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020
Error: Reference source not found
Bảng 12. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020
Error: Reference source not found
Bảng 13. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 Error:
Reference source not found
Bảng 14. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2011
Error: Reference source not found



DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KT-XH: Kinh tế – xã hội
Ha: hecta
NĐ-CP: Nghị Định – Chính Phủ
TT-BTNMT: Thông tư – Bộ Tài Nguyên Môi Trường
QĐ-BTNMT: Quyết định – Bộ Tài Nguyên Môi Trường
QĐ-UBND: Quyết định - Ủy Ban Nhân Dân
QHKHSDĐ: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐĐ: Quy hoạch sử dụng đất đai
KHSDĐ: Kế hoạch sử dụng đất
HTX: Hợp tác xã


LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết:
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt và là đối tượng sản xuất của các ngành khác. Nó đóng góp vai trò
quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công
trình xây dựng phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đất đai lại có
hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc và hoạch
định khoa học.
Luật Đất đai năm 2013, tại Chương I, Điều 4 và Điều 6 quy định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý…” và “Nguyên tắc sử dụng đất là sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và đúng mục đích sử dụng”. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được duyệt, đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất đi vào nề nếp và mang lại

hiệu quả thiết thực, làm tăng giá trị và sử dụng bền vững tài nguyên đất, tạo điều
kiện thuận lợi cho các ngành phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế –
xã hội phát triển.
Xuất phát từ tầm quan trọng để đánh giá hiệu quả và nâng cao tính khả thi của
phương án quy hoạch sử dụng đất, nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài:
“Thiết kế quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đến năm
2020”.
2. Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đồ án, kết quả đạt được và những
vấn đề tồn tại, dự kiến tiếp theo:
• Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của đồ án:
Vận dụng được lý thuyết về quy hoạch sử dụng đất đai.
Dựa vào các số liệu, tài liệu đã thu thập được có thể dự báo các xu thế
phát triển của huyện trong tương lai. Từ đó đưa ra các kế hoạch cho từng giai
đoạn phát triển cho phù hợp.
Phân bố hợp lý quỹ đất cho các ngành, các đối tương sử dụng đất đảm bảo
sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản
suất nông nghiệp, các khu trung tâm văn hoá xã hội và dịch vụ, góp phần thực
hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2015 và định hướng đến 2020 của huyện.
Việc thiết kế đồ án QHSDĐ này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất
việc khoanh định, phân bổ đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đến
năm 2020, đảm bảo hài hoà các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Phân bổ
1


diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh
trong kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011 – 2015. Xác định lợi thế và hạn chế của
huyện, xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội nói chung và trong khai thác quỹ đất nói riêng. Bên cạnh đó, đánh giá được
thực trạng và tiềm năng đất đai của xã làm cơ sở phân bổ, sử dụng đất đai hợp
lý, khoa học, hiệu quả và bền vững.
• Kết quả đạt được:
Dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện.
Bố trí các công trình đã dự báo trên bản đồ hiện trạng bằng phần mềm
MapInfo và biên tập bản đồ quy hoạch trên phần mềm MicroStation.
Tổng hợp được biểu trung gian của kỳ quy hoạch, biểu trung gian kế hoạch
sử dụng đất năm đầu kỳ 2016 và 13 biểu theo Thông tư 29/2011/TT-BTNMT.
• Những vấn đề tồn tại, dự kiến tiếp theo.
Các bảng biểu theo Thông tư 29 được thực hiện được ở cấp huyện, chưa
tổng hợp được đến đơn vị hành chính cấp xã.
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013
và Thông tư 29 có nhiều điểm mới, các thành viên trong nhóm lại không có
chuyên môn về lập quy hoạch sử dụng đất nên khó khăn cho việc thực hiện.

2


PHẦN I. TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu
Nước ta có nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường đã và đang thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc, vui
chơi giải trí cũng ngày một tăng lên. Nền tảng để thực hiện những nhu cầu đó phải là
đất đai, như vậy đất đai là đối tượng trung tâm của con người, là tài sản vô cùng quý
giá, là nền tảng căn bản để con người thực hiện mọi hoạt động.
Ngày nay, hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường cộng với xu
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã và đang làm cho nhu cầu về sử
dụng đất ngày càng tăng cao, đất đai ở nhiều nơi sử dụng quá mức, sai mục đích, làm

cho đất ngày càng bị thoái hóa. Vậy để đảm bảo được nền kinh tế đất nước phát triển
theo hướng bền vững thì nhà nước phải đề ra nhiều chính sách về đất đai mà một
trong những chính sách đó là “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai từ trung ương
đến địa phương”. Đây là một vần đề bức xúc hiện nay, bởi vì quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất không những giúp cho nhà nước quản lý tốt quỹ đất của mình mà còn định
hướng sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả về mặt kinh tế, góp phần tích cực
vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Vậy để đảm bảo được nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng bền vững thì
nhà nước phải đề ra nhiều chính sách về đất đai mà một trong những chính sách đó là
“Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương”. Đây là một
vần đề bức xúc hiện nay, bởi vì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những giúp
cho nhà nước quản lý tốt quỹ đất của mình mà còn định hướng sử dụng đất một cách
tiết kiệm, có hiệu quả về mặt kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai,
điều hòa quan hệ sử dụng đất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là cơ sở
cho việc hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tiến tới hoàn chỉnh và cụ thể
hóa quy hoạch sử dụng đất cho các ngành trong phạm vi địa phương quản lý, nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở giai đoạn hiện tại và trong tương lai của các ngành
trên địa bàn một cách tiết kiệm, khoa học, hiệu quả và mang tính bền vững.
1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề
nghiên cứu
Theo số liệu thống kê năm 2010, nước ta có tổng diện tích tự nhiên hơn 33
triệu ha, với số dân hơn 86 triệu người, đứng thứ 14 trong số những nước đông dân
nhất thế giới. Vì vậy, nước ta thuộc dạng “đất chật người đông”. Bình quân diện tích
tự nhiên trên đầu người rất thấp, chỉ vào khoảng 0.38ha/người.
Như chúng ta đã biết, đất đai có hạn, con người không thể sản xuất được đất
đai mà chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác, có
vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của
3



con người. Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển của con người. Do
đó, Nhà nước cần phải ban hành các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai để sử
dụng một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và lâu bền.
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng giúp Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng
đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình
thành cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất
đai, sử dụng đúng mục đích và khắc phục những tồn tại trong quá trình sử dụng đất
đai.
1.3. Các hoạt động nghiên cứu
1.3.1. Quy trình thực hiện QHSDĐĐ
Các bước, các nhiệm vụ theo Điều 8 Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2. Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường tác động
đến việc sử dụng đất;
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
4. Xây dựng phương án QHSDĐ.
5. Xây dựng KHSDĐ kỳ đầu.
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
7. Thẩm định phê duyệt và công bố công khai.
1.4. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở khoa học
a. Các khái niệm
Đất: (tương đương với từ “Soil” trong tiếng Anh), nó có nghĩa là thổ hay thổ
nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó, là lớp bề mặt trái đất.
Đất đai: (tương đương với từ “Land” trong tiếng Anh), nó có nghĩa về phạm

vi không gian của đất hay có thể hiểu là lãnh thổ. Khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất
hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao
gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó. Như
vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí
hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước
ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự
kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò
quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của
xã hội loài người.
4


Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức. Sự chuyển biến tư duy hiện tại dẫn đến kết quả ở tương
lai.
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo
vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu
sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị
hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH: Là một trong những tài liệu tiền kế
hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển KT-XH.
Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số
nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của QHSDĐĐ là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu
của nó là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch phát triển
KT-XH.
Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên đất và
các dự báo khoa học kỹ thuật khác cũng như các số liệu về quản lý đất đai là cơ sở
để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế công trình. Tuy nhiên, cần hạn chế sự chồng

chéo các biện pháp khi lập dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như trong
công tác điều tra, khảo sát. Việc phức tạp hóa vấn đề sẽ làm nảy sinh các chi phí
không cần thiết về lao động và vật tư, đồng thời cũng gây cản trở cho việc thực hiện
các dự án quan trọng và bức xúc hơn trong cuộc sống.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện
và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất
xây dựng… sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất đai. QHSDĐĐ sẽ tạo
những điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.
Quan hệ giữa QHSDĐĐ với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa
phát triển, vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp
thành của QHSDĐĐ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của QHSDĐĐ. Quan
hệ giữa chúng là quy hoạch cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai
khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy
nhiên, chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự
sắp xếp chiến thuật cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); một bên là sự định hướng
chiến lược có tính toàn diện và toàn cục.
Kế hoạch sử dụng đất: Là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất về
mặt nội dung và thời kỳ được lập theo cấp lãnh thổ hành chính.
+ Kế hoạch sử dụng đất nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý vừa
mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đoạn
kế hoạch. Kế hoạch sử dụng đất bao gồm
+ Kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch: Là kế hoạch sử dụng đất được lập
theo quy hoạch sử dụng đất ở các cấp. Kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch có thể
là kế hoạch dài hạn (5 năm) hoặc kế hoạch ngắn hạn (1 năm).
5


b. Các nguyên tắc trong quy hoạch
Nguyên tắc chính sách: là nguyên tắc chủ đạo, trong quy hoạch sử dụng đất
phải căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa

phương.
Nguyên tắc hệ thống: Nguyên tắc hệ thống thể hiện:
+ QHSDĐ gồm 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện và khu công nghệ cao.
+ Quy hoạch cấp trên lập trước, quy hoạch cấp dưới lập sau, quy hoạch cấp
trên là quy hoạch định hướng, quy hoạch cấp dưới là quy hoạch chi tiết cụ thể hóa
quy hoạch cấp trên, phản ánh rõ quy hoạch cấp trên.
+ QHSDĐ được thực hiện trước, KHSDĐ thực hiện sau.
+ Thống nhất trong các hệ thống bản đồ: cấp huyện trở lên sử dụng bản đồ
nền là bản đồ địa hình, quy hoạch chi tiết cấp xã và khu công nghệ cao sử dụng bản
đồ nền là bản đồ địa chính.
Nguyên tắc khả biến: QHSDĐ có khả năng thay đổi do đó quy hoạch chỉ có
hiệu lực trong kỳ quy hoạch, sau thời kỳ quy hoạch phải tiến hành xây dựng lại thời
kỳ của giai đoạn mới. Ngoài ra sự thay đổi của chủ trương, chính sách cũng làm cho
quy hoạch sử dụng thay đổi theo cho phù hợp.
Nguyên tắc dân chủ đại chúng: Quy hoạch phải có sự tham gia và đóng góp
ý kiến của các vị lãnh đạo địa phương, của quần chúng trong suốt kỳ quy hoạch.
Nguyên tắc triệt để, tiết kiệm, hiệu quả:
+ Triệt để: Trong quy hoạch phải cân đối và phân bổ triệt để quỹ đất cho đến
năm đầu ra của vùng nghiên cứu.
+ Sử dụng tiết kiệm: Là sử dụng các loại đất gắn với đầu tư các công trình đặc
biệt gắn với các dự án cơ sở hạ tầng.
+ Hiệu quả sử dụng đất thể hiện qua ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Nguyên tắc phù hợp: QHSDĐ phải phù hợp với quy hoạch liên ngành,
QHSDĐ phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, đây là cơ sở để đánh
giá phê duyệt.
1.4.2. Cơ sở pháp lí:
Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết một
số điều của luật đất đai;
Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết

việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Nghị quyết của Đảng bộ huyện Châu Thành nhiệm kỳ 2010-2015;
Các dự án đã và đang khiển khai trên địa bàn huyện Châu Thành;
Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2011;
6


Các tài liệu, số liệu và bản đồ khác có liên quan.
1.4.3. Cơ sở thực tiễn.
Tỉnh Tây Ninh đã triển khai QHSDĐ cấp huyện ngay từ năm 1997 và đến
năm 1999 đã hoàn thành QHSDĐ cho tất cả 8 huyện và 100% số xã, thị trấn. Trong
đó quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hòa Thànhthời kỳ 1998 – 2015 đã được UBND
tỉnh Tây Ninh xét duyệt theo Quyết định số 2011/1999/QĐ-UB ngày 08/12/1999.
Sau khi Chính phủ xét duyệt Điều chỉnh QHSDĐ của tỉnh Tây Ninh tại Nghị
quyết số 31/2006/NQ-CP, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm, từ
năm 2006 đến năm 2015 của 9 huyện, thị trong đó có huyện Hòa Thành. Nhìn
chung, công tác lập QHSDĐ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và huyện Hòa Thành đã
đóng góp vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nói chung và phát
triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện nói riêng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Nhằm thu thập, cập nhật, bổ sung tài liệu, số liệu, bản
đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai và quản lý sử
dụng đất đai tại địa phương.
Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương
đối để xác định tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai.
Trên cơ sở số liệu hiện trạng tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến sử dụng đất hiện tại và tương lai.
Phương pháp bản đồ và GIS: Dùng bản đồ thể hiện thực trạng hay một kết
quả, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn tính,
tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra một bản đồ

thành quả chung.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã.
Phương pháp dự báo: Dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng để tổng quát hóa các số liệu, chỉ
tiêu, qua đó đánh giá đúng được tiềm năng phát triển của địa phương.
Phương pháp định mức: Căn cứ vào những định mức mang tính chất quy ước
trong từng ngành, từng địa phương, làm cơ sở để tính toán các loại đất đến năm định
hình quy hoạch dựa vào dân số và định mức đất theo hộ và đầu người.

7


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.1.1. Vị trí địa lý:
Huyện Châu Thành nằm về phía Tây thị xã Tây Ninh, Nằm ở vị trí cửa
ngõ phía Tây của thị xã Tây Ninh với 48 km đường biên giới có quốc lộ 22B
chạy qua huyện Châu Thành có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế - xã hội và an
ninh quốc phòng không chỉ đối với riêng Tây Ninh, mà còn của cả miền Đông
Nam Bộ cũng như cả nước. Tổng diện tích tự nhiên là 57.315 ha, chiếm 14,2%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đứng thứ 4 sau các huyện Tân Châu, Tân Biên và
Dương Minh Châu. Ranh giới hành chính được xác định như sau:






Phía Bắc giáp huyện Tân Biên.
Phía Nam giáp huyện Bến Cầu.
Phía Đông giáp thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành.
Phía Tây giáp Campuchia.
Kinh độ Đông: 105051’48” - 1060 8’55”.
Vĩ độ Bắc: 11011’56” - 110 27’04”.

Huyện có 15 xã và thị trấn: An Cơ, An Bình, Biên Giới, Đồng Khởi, Hảo
Đước, Hòa Hội, Hòa Thạnh, Long Vĩnh, Ninh Điền, Thái Bình, Trí Bình, Thanh
Điền, Thành Long, Phước Vinh, thị trấn Châu Thành. Tổng dân số năm 2010 là
131.119 người.
1.1.2. Địa hình
Địa hình của huyện được phân chia thành 3 dạng sau:
- Dạng địa hình thấp trũng:
Diện tích là 7.413 ha, chiếm 12,9% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố
tập trung ven sông Vàm Cỏ Đông và ven các con rạch. Hầu hết diện tích bị ngập
úng vào các tháng mưa lớn, đặc biệt là những nơi khó tiêu thoát nước đất thường
bị chua phèn.
- Dạng địa hình trung bình:
Diện tích 45.792 ha, 79,9% diện tích tự nhiên của huyện. Dạng địa hình
này có ưu điểm là tương đối bằng phẳng, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho cơ
giới hóa và xây dựng hệ thống tưới tiêu nhưng có hạn chế là đất đai dễ bị xói
mòn rửa trôi.
- Dạng địa hình cao (đồi gò):
Diện tích 2.956 ha, chiếm 5,2% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố
xen kẽ trong các khu vực có địa hình bằng lượn sóng ở các xã phía Bắc (Phước
8


Vinh, Hảo Đước, An Cơ, Thái Bình). Do địa hình nhô cao so với xung quanh

nên đất dễ bị rửa trôi và gây tốn kém cho xây dựng hệ thống thủy lợi.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo được chia
ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
1.1.4. Thuỷ văn
Sông rạch tự nhiên trong huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
không đều Biển đông, mỗi ngày có 2 lần triều lên xuống. Do hệ số uốn khúc của
sông Vàm Cỏ Đông tại đoạn chảy qua huyện Châu Thành khá cao nên hàng năm
khi mưa tập trung, cường độ lớn, cộng với lũ từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ
Đông đổ về và ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông đã gây ra tình trạng ngập
úng ở các khu vực có địa hình thấp. Việc đầu tư cho hệ thống tiêu nước cho khu
vực này có vai trò quan trọng cho tăng vòng quay sử dụng đất.
1.1.5. Các nguồn tài nguyên
1.1.5.1. Tài nguyên đất:
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 do Phân viện Quy hoạch và Thiết
kế Nông nghiệp xây dựng vào năm 2003 và chỉnh lý bổ sung vào năm 2010,
toàn huyện có 4 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất xám: diện tích 47.949,02ha, chiếm 83,94% tổng diện tích toàn
huyện phân bố trên tất cả các xã
- Nhóm đất phèn: Có diện tích 6.823,75 ha, chiếm 11,94% diện tích tự
nhiên toàn huyện, phân bố trên địa hình thấp ven sông rạch
- Nhóm đất than bùn: có diện tích 336,21 ha, chiếm 0,59% tổng diện tích
toàn huyện phân bố tập trung tại các xã Hảo Đước, Trí Bình, Hòa Hội, Hòa
Thạnh . Đất có tầng hữu cơ khá dày, có thể khai thác để sản xuất phân bón.
- Nhóm đất phù: có diện tích 548,85 ha chỉ chiếm 0,96% tổng diện tích
toàn huyện, phân bố tập trung ven sông Vàm Cỏ Đông thuộc phạm vi các xã
Phước Vinh, An Cơ, Hảo Đước. Là nhóm đất tốt nhất của huyện, thích hợp với
nhiều loại cây trồng.
1.1.5.2. Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào và phong phú, bao gồm nguồn
nước tự nhiên từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và nguồn nước được dẫn về từ hệ
thống Thủy lợi Dầu Tiếng, có thể khai thác nguồn nước này để tưới cho phần
lớn diện tích đất đai của huyện.
Hệ thống sông Vàm Cỏ Đông bao gồm sông chính và các rạch nhỏ, đáng
kể nhất là các rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Nàng Dình.

9


1.1.5.3. Tài nguyên rừng:
Rừng tự nhiên Tây Ninh thuộc hệ sinh thái rừng dày, bán ẩm, sự đa dạng
sinh học đặc trưng cho vùng rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Động vật dưới tán rừng ở Tây Ninh có khá nhiều
loài quý hiếm như: chồn dơi, cu ly, khỉ, voọc, sóc, nhiều loại chim quý hiếm...
1.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản:
Theo các tài liệu địa chất đã công bố, tài liệu điều tra khoáng sản bổ sung
năm 1998-2000 và năm 2003-2004, trong phạm vi huyện Châu Thành tỉnh Tây
Ninh có mặt các loại khoáng sản theo những nhóm chính như sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu than bùn.
- Nhóm khoáng sản không kim loại, gồm có khoáng sản nguyên liệu gốm
sứ và khoáng sản nguyên, vật liệu xây dựng.
1.1.6. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân huyện Châu Thành có truyền thống yêu nước, cần cù, yêu lao
động; có công trình mang đạm nét văn hóa qua từng thời kỳ như miếu, đình,
đền, các di tích lịch sử được nhà nước công nhận và các tập tục, lễ hội phi vật
thể trong các công đồng dân cư. Các làng nghề cũng có giá trị rất lớn trong hoạt
động du lịch.
Huyện Châu Thành có 3 tôn giáo là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Cao
đài, với số tín đồ trên 40% dân số. Ngoài phần đông người Kinh, còn có 10 dân

tộc thiểu, trong đó đông nhất là cộng đồng Khơ me, sinh sống tập trung và lâu
đời ở các xã biên giới.
Là huyện biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia có đường biên giới
dài hơn 48km, là không gian trao đổi, giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt Nam –
Campuchia, vì vậy có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa...
1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Nền kinh tế của huyện Châu Thành chuyển dịch theo hướng tăng dần các
ngành dịch vụ thương mại - du lịch, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
giảm dần tỷ trọng các ngành nông nghiệp đem lại thu nhập bình quân đầu người
ngày một cao lên.

10


Bảng 1: Cơ cấu kinh tế qua các năm
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

I.

Tổng GTGT
(VA) (Giá SS
1994)

Tỷ

đồng

1.284,8
1.396,90
9

1.592,8
1.739,87
3

1.808,6
2.137,07
9

Cơ cấu
Nông
nghiệp thủy sản
Công
nghiệp - xây
dựng
Thương mại
- dịch vụ

(%)

100,00

100,00

100,00


100,00

100,00

100,00

%

62,00

60,38

60,41

60,00

58,42

54,00

%

18,00

18,93

18,99

17,66


18,09

22,00

%

21,00

21,69

22,60

23,34

23,49

24,00

II.
1
2
3

Năm
2005

Năm
2006


Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

(Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội qua các năm huyện Châu Thành)

1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
a. Sản xuất nông nghiệp:
- Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 30.467,61 ha, đạt 108,43%, giảm
2,98% so với năm 2009, đến nay đã thu hoạch được 30.467,61 ha, đạt 100%
diện tích gieo trồng.
Trong đó:
+ Diện tích lúa 20.544,80 ha, đạt 109,87%;
+ Bắp là 1.831,30 ha, đạt 101,74%;
+ Mía là 884,45 ha, đạt 147,41%;
+ Đậu phộng là 1.277,6 ha, đạt 94,64%.
- Công tác khuyến nông-Bảo vệ thực vật:
+ Công tác khuyến nông: Tiếp tục thực hiện dự án chăn nuôi bò sinh sản
năm 2008-2010 tại xã Bàu Đồn với 11 con bò, bò sinh trưởng và phát triển bình
thường và sinh được 08 con bê. Trồng mới 10 ha giống đậu phộng, 2 ha dưa
chuột an toàn, 20 ha lúa, 3 điểm nuôi gà thịt an toàn sinh học. Tổ chức 1 lớp tập

huấn kỹ thuật sản xuất dưa chuột, 1 lớp nhân giống đậu phộng, 1 lớp sản xuất
lúa 3 giảm 3 tăng và 1 lớp chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học với 80 nông dân
tham dự; kết quả đạt: 25 tấn/ha dưa chuột, 26 tạ/ha đậu phộng, 50 tạ/ha lúa và
2,3kg/con gà thịt.
+ Công tác Bảo vệ thực vật: Tình hình sâu bệnh gây hại cây trồng đa số
ở mức độ nhẹ, mật độ thấp, diện tích nhiễm bệnh giảm so cùng kỳ.
- Công tác thú y:
11


Dịch heo tai xanh xảy ra ở 9/9 xã - thị trấn với 46/50 ấp, khu phố từ sau
ngày công bố dịch 07/08/2010 đến ngày 29/10/2010 công bố hết dịch, tổng số
heo bệnh là 10.521/13.176 con, chiếm 79,84% so với tổng đàn, tổng số heo chết
là 4.484/13.176 con, chiếm 34,03% so với tổng đàn.
Tập trung chỉ đạo cho ngành chức năng như phòng NN-PTNT, trạm Thú y
và UBND các xã - thị trấn tăng cường triển khai các giải pháp và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho lực lượng làm công tác phòng chống dịch bệnh trên địa
bàn huyện, kết quả đến ngày 29/10/2010 được UBND tỉnh ban hành quyết định
công bố hết dịch trên toàn huyện Châu Thành.
- Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã: Hoàn chỉnh các thủ tục và ra mắt HTX
muối ớt. Hiện nay toàn huyện có 8 HTX, trong đó: Chỉ có 02 HTX do Quỹ tín
dụng nhân dân kinh doanh có hiệu quả; HTX sản xuất rau an toàn Rỗng Tượng
và HTX dịch vụ nông nghiệp Thạnh Đức được duy trì hoạt động; HTX vận tải
hoạt động kém hiệu quả số xã viên giảm dần; riêng HTX nông nghiệp Hiệp
Thạnh và HTX dịch vụ nông nghiệp xã Bàu Đồn hiện nay không hoạt động.
b. Thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các xã có nguồn thủy lợi
từ hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng về
số lượng, gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và từng bước nuôi trồng các loại
thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tổng sản lượng thủy sản đạt 2.400 tấn vào năm

2010, tốc độ tăng bình quân 14,5%/năm giai đoạn 2006-2010.
1.2.2.2. Khu vực kinh tế dịch vụ:
Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện phát triển ngày càng tăng về số
lượng và quy mô kinh doanh, chủ yếu là kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ
ngành nghề. Các ngành dịch vụ quốc doanh như: giao thông vận tải, bưu điện,
giáo dục dạy nghề, thương nghiệp, thể dục thể thao…thuộc phạm vi huyện Châu
Thành quản lý đa số tập trung tại khu vực thị trấn.
Bảng 2: Giá trị tăng thêm ngành thương mại - Dịch vụ huyện Châu
Thành
STT
1
2

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Cơ cấu SX TM-DV qua các năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2006
2007
2008
2009
2010


Giá trị sản xuất (GCĐ
Tỷ đồng 518,39
598,88 684,4
94)
Cơ cấu
%
37,69
37,6 39,34
(Nguồn: UBND huyện Châu Thành)

768,59

857,91

42,49

40,14

Trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thì giá trị tăng thêm của ngành
thương mại chiếm 40,14 % giá trị tăng thêm của lĩnh vực dịch vụ và 16,6% GDP
toàn huyện (năm 2010). Điều này chứng minh kinh tế huyện Châu Thành đang
chuyển dịch đúng hướng.
12


Trong kỳ quy hoạch này khu vực kinh tế dịch vụ của huyện sẽ được đầu
tư di dời, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây mới một số công trình chợ và công
trình trung tâm thương mại.
1.2.2.3. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tương đối phát triển,

thu hút nhiều lao động trên địa bàn huyện. Các ngành công nghiệp gồm giày da,
vỏ ruột xe, chế biến thức ăn gia súc, dệt may… Tiểu thủ công nghiệp có các
ngành cơ khí, mộc gia dụng, chế biến gỗ và các ngành nghề thủ công khác.
- Cơ khí lắp ráp ô tô, xe máy;
- Công nghiệp nhẹ và gia công hàng xuất khẩu;
- Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm;
- Khai thác vật liệu xây dựng ( phún, cát..);
- Sản xuất nước sạch.
Đến năm 2020, Châu Thành phấn đấu phát triển thành đô thị loại IV, tại
đây sẽ tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp. Dự kiến đến năm 2020,
huyện Châu Thành sẽ có gần 200.000 người, dân cư đô thị chiếm 50%, tổng dân
số của huyện.
- Tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng lấp
đầy các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp đã hình thành.
- Giai đoạn đến năm 2020, triển khai và phát triển mới một số khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn.
1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
1.2.3.1. Dân số:
Năm 2010 huyện Châu Thành có số dân là 132.099 người, trong đó: dân số
thành thị 10.506 người chiếm 8,0% và dân số nông thôn là 120613 người, chiếm
92,0% dân số toàn huyện. Mật độ dân số của huyện là 230 người/km2, mật độ dân
số giữa các xã không đều, dân cư phân bố rải rác, tập trung tại các điểm dân cư
nằm dọc trên quốc lộ và một số đường tỉnh, đường huyện trọng yếu và tập trung
nhiều ở các xã Thái Bình, Trí Bình, Đồng Khởi, thị trấn Châu Thành, trong khi
các xã Hòa Hội, Ninh Điền đất thì rộng mà dân cư lại thưa thớt.

13


Bảng 3. Dân số, mật độ dân số huyện Châu Thành năm 2010


Toàn huyện
Thị trấn Châu Thành
Xã Hảo Đước
Xã Phước Vinh
Xã Đồng Khởi
Xã Thái Bình
Xã An Cơ
Xã Biên Giới
Xã Hòa Thạnh
Xã Trí Bình
Xã Hòa Hội
Xã An Bình
Xã Thanh Điền
Xã Thành Long
Xã Ninh Điền
Xã Long Vĩnh

Diện tích
tự nhiên
(km2)
571,25
7,55
34,60
74,23
34,71
28,98
36,73
32,92
34,46

21,01
37,17
22,21
23,64
67,08
83,17
32,79

Dân số
trung bình
(người)
132.099
8.943
9.338
10.862
11.705
14.344
9.429
3.980
4.171
7.360
3.165
6.242
17.576
11.761
6.532
6.700

Mật độ
dân số

(người/km2)
230
1.185
253
148
336
495
257
121
121
350
85
259
743
175
79
204

(Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện)

Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình
nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,470% năm 2005 xuống còn 1,220%
năm 2010.
1.2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập:
1.2.3.2.1. Công tác lao động việc làm: Huyện có nguồn lao động tương
đối dồi dào về số lượng. Đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động gần
79,0 ngàn người; tăng bình quân 0,88%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Lao
động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội khoảng 63,8 người vào năm
2010; tốc độ tăng bình quân 0,96%/năm trong giai đoạn 2006-2010.
1.2.3.2.2. Công tác giảm hộ nghèo – bảo trợ xã hội: Triển khai thực hiện

kế hoạch giảm nghèo năm 2010 tại các xã, thị trấn. Ước thực hiện đến cuối năm
2010, giảm 309 hộ nghèo TW, đạt 0,86%, giảm 787 hộ nghèo liền kề, đạt 2,2%.
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở huyện đã xây tặng 92 căn nhà đại đoàn kết cho hộ
nghèo và đề nghị tỉnh hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đợt 2 thực hiện trong năm 2011
với 34 căn. Trợ cấp cho 100 gia đình có đối tượng đang hưởng trợ cấp thường
xuyên chết với tổng số tiền 243.000.000 đồng. Nhân ngày Quốc tế Người cao
14


tuổi huyện đã tổ chức thăm hỏi và tặng 168 phần quà cho 168 người cao tuổi với
số tiền 17.620.000 đồng. Hỗ trợ 10 trường hợp bị thiên tai, lốc xoáy, hỏa hoạn
và tai nạn giao thông với số tiền 30.500.000 đồng.
1.2.3.2.3. Công tác chính sách Thương binh liệt sĩ, người có công: Thực
hiện cấp tiền trợ cấp hàng tháng đảm bảo theo đúng quy định; vận động quỹ đền
ơn đáp nghĩa được 247.937.759 đồng, đạt 99,18% kế hoạch. Tổ chức bàn giao 8
căn nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách; lập kế hoạch xây mới 7 căn với số
tiền 210.000.000 đồng và sửa chữa 15 căn với số tiền 152.000.000 đồng. Chọn
10 đối tượng chính sách tiêu biểu khó khăn được lãnh đạo tỉnh thăm hỏi và tặng
quà nhân dịp tết. Phối hợp với Sở LĐTB-XH đưa 38 đối tượng chính sách đi
điều dưỡng tập trung tại Vũng Tàu. Đưa ra Hội đồng xét duyệt 30 hồ sơ theo
Quyết định 290, kết quả 28 hồ sơ đủ điều kiện kiến nghị về trên, 1 hồ sơ chuyển
Công an và 1 hồ sơ chờ Công an xác minh.
1.2.3.2.4. Công tác chăm lo và bảo vệ trẻ em: Xây dựng và triển khai kế
hoạch phục vụ Tết Trung thu năm 2010 với tổng kinh phí 289.712.000 đồng.
Lập danh sách 2 trẻ em bị bệnh tim được hỗ trợ 70% chi phí mổ tim gửi về Sở
LĐTB-XH tỉnh. Cấp 8.058 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tổ chức đưa 55
em về tham dự lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2010 tại khu vui
chơi Ước mơ tuổi thơ và hỗ trợ 40 phần quà cho các xã, trị giá 100.000 đ/phần.
1.2.4. Dân tộc - tôn giáo:

- Đồng bào người Kinh chiếm tỷ trọng đông nhất (95%), phân bố khắp
trên địa bàn, tập trung ở trung tâm huyện, thị trấn, các tụ điểm văn hoá phát triển
và phân tán ở vùng nông thôn.
- Người Khơ Me chiếm khoảng 5% dân số, chủ yếu sống biên giới.
- Trên địa bàn huyện Châu Thành có ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Thiên
Chúa giáo và đạo Cao Đài.
1.3. Biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất đai
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới lượng nước
tại hồ Dầu Tiếng luôn ở mức thấp. Ngoài ra, theo khảo sát diện tích rừng trong
lưu vực hồ Dầu Tiếng đang bị suy giảm, chỉ còn 27 % độ che phủ.
Tình trạng gia tăng của nhiệt độ và hiện tượng khô hạn là những cảnh báo
có cơ sở cho tình trạng thiếu nước ngọt và sụt giảm mực nước ngầm của huyện
Xu hướng bán khô sẽ tiếp tục tăng do BĐKH. Việc thiếu hụt nguồn nước cho
sản xuất và sinh hoạt sẽ kéo theo việc khai thác quá mức và không thể kiểm soát
các mạch nước ngầm. Ô nhiễm nước ngầm sẽ gia tăng.
BĐKH sẽ gây ra những thiệt hại lớn đến cơ sở vật chất và con người như
gây ra những cơn bão với mức độ tàn phá lớn, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng,
nước dâng cao có thể phá vỡ kênh – mương gây lũ lụt, ngập đường giao thông.

15


×