Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Học thuyết kinh tế của các nhà xã hội khoa học không tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.23 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Tư tưởng XHCN không tưởng là một hệ thống các tư tưởng, các học
thuyết phản ánh ước mơ, khát vọng của con người về một xã hội tương lai
tốt đẹp, nhưng có tính chất không tưởng - thể hiện ở chỗ nó không chỉ ra
được con đường và lực lượng xã hội cũng như điều kiện và phương thức đê
thực hiện ước mơ khát vọng đó. Tuy nhiên CNXH không tưởng lại có một
giá trị vô cùng to lớn, làm nền tảng để các nhà triết học như Cac Mac, Ang
ghen, Lê Nin phát triển thành khoa học, thành CNXH khoa học. Ph.
Angghen đã cho rằng CNXH khoa học là sự tiếp nối Hangri Xanh Ximong
(1760 – 1825), Sáclo phurie (1772 –1837) và Rôbot Owen ( 1771- 1858 ) 03 nhà tư tưởng tiêu biểu của CNXH không tưởng TK19- mặc dầu tất cả
tính chất ảo tưởng và không tưởng trong các học thuyết của họ- thuộc về
những trí tuệ vĩ đại nhất…. và đã tiên đoán được một cách thiên tài vô số
những chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của
chúng một cách khoa học.
Có thể thấy sự hình thành và phát triển tư tưởng XHCN là một dòng
chảy liên tục của lịch sử nhân loại. Tư tưởng XHCN xuất phát từ những
ước mơ lâu đời trong quá trình đấu tranh giai cấp của đông đảo những
người lao khổ, nạn nhân của những chế độ người áp bức, bóc lột người về
một xã hội công bằng, bình đẳng, không có tình trạng người áp bức bóc lột
người và quan niệm về những con đường, giải pháp và những điều kiện tiến
tới xã hội tương lai tốt đẹp. Tư tưởng XHCN thời cổ đại còn sơ khai được
thể hiện tản mạn trong các câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích dân gian
với nội dung phản ánh sự bất bình của quần chúng lao động đối với những
hành vi áp bức bóc lột của các tập đoàn, giai cấp thống trị; Phản ánh khát
vọng của họ về một xã hội bình đẳng, công bằng, bác ái. Biện pháp để đạt
được những ước mơ khát vọng thường rất mơ hồ, thậm chí muốn quay về
quá khứ, ca ngợi chế độ bình quân của thời kỳ cộng đồng nguyên thuỷ.


Tư tưởng XHCN thời trung đại (chế độ phong kiến) thể hiện trong các
truyền thuyết tôn giáo cũnghản ánh khát vọng hạnh phúc của con người


nhưng mang màu sắc tôn giáo, trong đó lấy Cơ đốc giáo sơ kỳ làm lý
tưởng như: “đạo đức của chúa”, “nước thiên đàng”, “giang sơn ngàn
năm của chúa” …; xây dựng các công xã nhỏ, trong đó áp dụng chế độ
tiêu dùng bình quân khổ hạnh. Biện pháp để đạt ước mơ là các cuộc khởi
nghĩa, các phong trào nông dân mang tính chất vô chính phủ.
Từ cuối thế kỷ XV, chế độ phong kiến ở châu Âu bắt đầu suy tàn, quan hệ
sản xuất TBCN đã từng bước hình thành trong lòng chế độ phong kiến.
Trong xã hội xuất hiện những giai cấp mới và những mâu thuẫn giai cấp
đối kháng mới: đó là mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến với giai cấp tư
sản mới hình thành, giữa tầng lớp giàu có với đông đảo quần chúng lao
động nghèo khổ. Hoàn cảnh đó đã làm xuất hiện và ngày càng phát triển
những trào lưu tư tưởng XHCN với nội dung và hình thức biểu hiện mới.
Từ thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng XHCN phát triển thành một trào lưu tư
tưởng, một mặt phê phán những bất công của xã hội đương thời và mặt
khác phản ánh những khát vọng của nhân dân về một xã hội tương lai tốt
đẹp. Các tư tưởng XHCN trong thời kỳ này được thể hiện dưới hình thức
văn học với các tác phẩm văn học viễn tưởng như “Không tưởng” (Utopie)
của T. Morơ, "Thành phố mặt trời"của T. Campanenla.
Đến giai đoạn thế kỷ XVIII, các trào lưu tư tưởng XHCN dần dần được
đúc kết thành lý luận, thể hiện trong các tác phẩm lý luận như tác phẩm
Luật Tư do của Giêeắcdơ Uynxtenli, “Những di chúc của tôi” của Giăng
Mêliê, "Bộ luật của tự nhiên" của Morenly, "Quyền và nghĩa vụ công dân"
của Gabrien Bonnơ Đờ Mabơly, "Tuyên ngôn của những người bình dân"
của Grăccơ Babớp.


Bước sang TK XIX, cùng với sự phát triển mới của CNTB, các tư tưởng
XHCN phát triển thành một hệ thống các quan điểm lý luận và thể hiện
như là một học thuyết với 03 đại biểu tiêu biểu là Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh
Ximông (1769 - 1825), Sáclơ Phuriê (1772 - 1837) và Rôbớt Ôoen (1771 1858).

Có thể nói CNXH không tưởng đã có một quá trình phat triển lâu dài và
đạt đến đỉnh cao cào cuối TK XVIII, đầu TK XIX, với các nhà tư tưởng
tiêu biểu là Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 - 1825), Sáclơ Phuriê
(1772 - 1837) và Rôbớt Ôoen (1771 - 1858).


CHƯƠNG VIII
HỌC THUYẾT KINH TẾ
CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG

Chương này đề cập đến một trong hai khuynh hướng không tưởng
trong Kinh tế chính trị học: khuynh hướng hướng tới tương lai của các nhà
Xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XIX. Chương trước chúng ta đó
nghiên cứu khuynh hướng không tưởng của những người tiểu tư sản: quay
về với quá khứ. Vậy Chủ nghĩa xó hội không tưởng là gì? Đó là hình thức
đầu tiên của học thuyết Xã hội chủ nghĩa, có trước Chủ nghĩa cộng sản
khoa học (chủ nghĩa Mác). Nó xuất hiện cùng với sự ra đời của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; là tiếng nói phản kháng của quần chúng lao
động chống lại bóc lột và chế độ làm thuê tư bản chủ nghĩa.
Quá trình hình thành học thuyết của những người Xã hội chủ nghĩa
không tưởng có thể chia làm hai thời kỳ:
-

Thời kỳ sơ khai (Thế kỷ XVI – XVII)

-

Thời kỳ đỉnh cao (Thế kỷ XIX).

I. CÁC NHÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG THỜI KỲ SƠ

KHAI
1. Tômat- Morơ (Thomas More 1478-1535)
a. Sơ lược tiểu sử:
- Thomas More là nhà tư tưởng – nhà văn nổi tiếng nhất nước Anh
đầu thế kỷ XVI.
-

Xuất thân trong một gia đình quý tộc (luật sư)

-

26 tuổi đó vào nghị viện Anh.


- 41 tuổi trở thành huân tước tể tướng (thủ tướng) nước Anh lúc bấy
giờ.
- Những ý tưởng tốt của More mâu thuẫn với nhà vua và ông bị quy
vào tội phản quốc, bị bắt giam và bị kết án tử hình.
- Sau 15 tháng giam cầm ông bị kết án bằng hình thức xử giảo
(phanh thây). Đến phút cuối cùng được nhà vua Henry VIII ra ân huệ:
không phải phanh thây mà chặt đầu. Đó là tháng 7/1535.
b. Tác phẩm:
Lúc đầu tác phẩm của More có tên là: “Cuốn sách nhỏ về chế độ Nhà
nước tốt đẹp nhất và về hòn đảo mới – không tưởng”. Về sau này người ta
gọi tắt là tác phẩm “Không tưởng”.
Xã hội “Không tưởng” mà More miêu tả là một xã hội cộng sản, một
khối kinh tế thống nhất được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và ruộng đất. Nhà nước mà đại diện là nghị
viện sẽ tiến hành tổ chức sản xuất theo kế hoạch, tiến hành kiểm kê và thực
hiện phân phối sản xuất. Nhà nước có thể điều tiết lực lượng lao động từ

khu vực này sang khu vực khác. Nhà nước nắm giữ ngoại thương còn sản
xuất trực tiếp do các thành phố điều hành.
Gia đình được coi là tế bào kinh tế của xã hội và mỗi gia đình làm
một nghề thủ công nhất định.
Lao động nông nghiệp được xem là nghĩa vụ lao động theo nguyên
tắc luân phiên hai năm một lần do Nhà nước điều hành.
Nơi cư trú của dân cư và cơ quan điều hành là thành phố. Sản phẩm
là của chung và phân phối theo nhu cầu, điều này được Mo-rơ lý giải bằng
sự “dồi dào sản phẩm” và “không có người lấy thừa”. Xã hội không có
người ăn bám còn người lao động trí óc (điều hành) hay người lao động
chân tay là do khả năng và hợp với nguyện vọng của họ.


Ngoài ra, ông còn đưa ra một số vấn đề cụ thể và rất tỉ mỉ về tổ chức
xã hội: các nhà chức trách là do dân bầu; những người nô lệ phải làm
những công việc nặng nhọc; mọi thành viên đều ăn ở nhà ăn công cộng; 10
năm phân phối lại nhà cửa một lần bằng hình thức rút thăm; thời gian làm
việc một ngày là 6 giờ, 8 giờ để ngủ, 10 giờ để giải trí và hoạt động văn
hoá thể thao. Quy định tuổi kết hôn: nam giới 22 tuổi trở lên, nữ giới 18
tuổi trở lên có quyền kết hôn và quyền ly hôn.
Như vậy, những tư tưởng về một xã hội tốt đẹp được trình bày trong
tác phẩm “Không tưởng” mang tính nhân đạo sâu sắc. Đó là nguyện vọng
tự nhiên của con người khi còn những bất công và đau khổ xã hội, tư tưởng
nhân đạo sẽ còn là tư tưởng chủ đạo cho các nhà xã hội chủ nghĩa không
tưởng sau này.
2. Tô-mát-đô Cam-pa-nel (Tomado Campanen 1538-1639)
a. Sơ lược tiểu sử
- Ông sinh ra trong một gia đình thợ giày ở Miền Nam nước Ý.
- Là nhà văn, nhà triết học, nhà chính trị.
- 1591 bị bắt do viết cuốn “Triết học của cảm giác”, bị giam một thời

gian rồi được tha.
- 1598 bị bắt lần thứ hai vì tham gia vào vận động quần chúng nổi
dậy chống thực dân Tây Ban Nha ở miền Nam nước Ý và lần này ông bị tù
27 năm.
- 1626 ông được ra tù nhưng 1 tháng sau bị bắt lại và bị giam 2 năm
nữa.
- Cuối đời ông sống lưu vong ở Pháp trong hoàn cảnh hết sức thiếu
thốn và luôn bị toà án giáo hội bức hại.
b. Tác phẩm:


Đó là tác phẩm “Thành phố mặt trời” được viết trong thời gian ông ở
tù. “Thành phố mặt trời” là một đất nước không còn chế độ tư hữu. Mọi
người đều phải lao động theo khả năng của mình - thực hiện nguyên tắc
làm theo năng lực và phân phối bình quân theo nhu cầu. Điều đặc biệt ở
Campanen là ông coi mọi ngành sản xuất đểu coi trọng như nhau giống như
các bộ phận trong cơ thể. Ông giống More khi đưa ra quan điểm làm nông
nghiệp là bắt buộc và theo kiểu luân phiên 2 năm một lần. Ở “Thành phố
mặt trời”, một ngày con người chỉ làm việc 4 giờ còn lại dành cho giải trí,
khoa học và thể dục thể thao. Nhà nước sẽ kiểm soát để trong xã hội không
một ai dư thừa quá mức và không một ai bị thiếu thốn. Nhà nước có tiền
nhưng là để trao đổi buôn bán với nước ngoài còn trong “Thành phố mặt
trời” chỉ có trao đổi hàng hoá trực tiếp.
Nhà nước trong “Thành phố mặt trời” do hội nghị nhân dân chỉ ra và
có quyền bãi miễn họ chỉ trừ 4 người gồm: một người tối cao và ba trợ lý
của người tối cao đó. Người đứng đầu là mặt trời và ba trợ lý là sức mạnh:
bảo vệ an ninh; trí tuệ: khoa học; tình yêu: hôn nhân sinh sản.
Tổ chức xã hội trong “Thành phố mặt trời”: mọi người đều ăn ở nhà
công cộng, 6 tháng thay đổi một lần. Trong xã hội mặt trời, Campanen
không nhắc tới gia đình, sự hôn phối do Nhà nước điều tiết và giống như

“Nhà nước Platon” tất cả là của chung nhưng có kiểm soát để bảo đảm thế
hệ sau tốt hơn, một xã hội cộng đồng có thể coi là tư tưởng chủ đạo trọng
hệ thống quan điểm của Campanen. Theo ông đó là một xã hội lý tưởng,
không có tham lam, đố kỵ, thù hằn, tự ái, keo kiệt, từ đó ông kết tội nhà
cầm quyền hiện tại độc đoán, tư lợi, dám cản trở xã hội đi tới một trật tự tốt
đẹp, lý tưởng.
Việc ra đời một trật tự lý tưởng gắn với lý chí của con người được
đạo đức xui khiến–theo quan điểm của Campanen: “Chúng tôi hình dung
chế độ Nhà nước của chúng tôi không phải là một chế độ do Chúa ban cho,


mà là một phát hiện ra bằng những duy lý triết học, và ở đây, chúng tôi xuất
phát từ khả năng của lý trí con người để chứng tỏ rằng chân lý của kinh
phúc âm là phù hợp với tự nhiên”.
Rõ ràng là những tư tưởng của Campanen về thành phố mặt trời tỉ mỉ
và chi tiết hơn so với “Không tưởng” của More, điều đó do hoàn cảnh của
xã hội nước Ý quy định. Sau này trong “Chống Đuy-rinh”, Engels đã có
những nhận xét hết sức tinh tế: Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng càng
tỉ mỉ chi tiết bao nhiêu thì càng rơi vào không tưởng bấy nhiêu và chúng
vẫn chỉ là thứ chủ nghĩa cộng sản “còn thô kệch” và “chưa được đẽo gọt”.
Dẫu vậy, chính Mác và Ăngghen - những nhà sáng lập của chủ nghĩa cộng
sản khoa học đánh giá cao những đóng góp của Campanen trong việc xây
dựng và truyền bá hệ tư tưởng cộng sản ngay từ những ngày đầu trong quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Mặc dầu “Thành phố mặt trời” còn mang nặng tính chất tôn giáo,
nhưng những tư tưởng về bình đẳng xã hội và quyền tự do của con người
toát lên chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Ngoài ra còn có thể kể đến một số đại biểu không tưởng của thế kỷ
XVII như: Giê-rac Uynxtenli (1609-1652) ở Anh. Trong tác phẩm của ông
đã có một số tư tưởng độc lập, nhưng nhìn chung toàn bộ hệ thống tư tưởng

của Uynxtenli mang nặng tính chất duy tâm thần bí và màu sắc tôn giáo,
ngây thơ tin rằng đổi mới xã hội bằng con đường cải cách hoà bình.
Đến thế kỷ XVIII, có một số đại biểu không tưởng:
- Giăng Mêriê (1664-1729): nhà duy vật vô thần Pháp
-

Frăng xoa Môrenly (không rõ năm sinh năm mất): nhà triết học

duy tâm chủ quan.
- Gabrien Bônnô Đơ Mably (1709-1785)


- Grắc cơ Babớp (1760-1797): bị kết án tử hình. Chủ nghĩa Babớp
được coi là cầu nối giữa xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ thứ XVI với
Xã hội Chủ Nghĩa không tưởng thế kỷ XIX ở Tây Âu.
II. CÁC NHÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG THỜI KỲ
ĐỈNH CAO (THẾ KỶ XIX)
Thế kỷ XIX với 3 nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng nổi tiếng có ảnh
hưởng trực tiếp đến tư tưởng của các nhà sáng lập Chủ nghĩa cộng sản khoa
học. Đó là:
-

Saint Simon (Pháp)

-

Fourier (Pháp)

-


Owen (Anh)

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của Chủ nghĩa xã hội không tưởng
thế kỷ XIX
a. Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp và Anh ra đời trong điều kiện
về lịch sử, kinh tế, xã hội hết sức thuận lợi. Cuộc cách mạng công nghiệp
Anh thế kỷ XVIII và cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 và sau đó là
cuộc cách mạng công nghiệp. Một mặt cuộc cách mạng công nghiệp làm
cho kinh tế phát triển; mặt khác đưa tới sự phân hóa giai cấp: giai cấp tư
sản bóc lột và giai cấp vô sản làm thuê.
Những biến động chính trị ở nước Pháp từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế
kỷ XIX đó là cuộc đấu tranh giữa thế lực phong kiến, tư sản tự do và dân
chủ cách mạng.
Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản bắt đầu bộc lộ
tính chất bóc lột phản động của nó. Tuy nhiên, giai cấp công nhân công
nghiệp chưa thực sự lớn mạnh và có phong trào rộng khắp. Chính vì vậy,


việc chống lại chủ nghĩa tư bản dưới hình thức của Chủ nghĩa xã hội không
tưởng trở nên tất yếu và phổ biến. Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
đã đưa ra hệ thống quan điểm phong phú và độc đáo, họ mường tượng ra
một xã hội mới công bằng và hấp dẫn hơn chủ nghĩa tư bản và họ tin rằng
có thể dựa vào lòng tốt, lòng từ thiện của con người sẽ có được Chủ nghĩa
xã hội ngay trong lòng xã hội tư bản. Điều này được Ăngghen lý giải đó là
tình trạng sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa chín muồi, tình trạng giai cấp
chưa chín muồi thì lý luận thích hợp - một xã hội được mường tượng ra và
các giải pháp thực hiện cũng là chưa chín muồi…
b. Đặc điểm cơ bản
Công lao lớn nhất mà các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ

thứ XIX đem đến cho tư tưởng chung của nhân loại là:
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan
điểm mới tiến bộ hơn. Họ hướng con người tới tương lai tốt đẹp đang ở
phía trước, điều đó khác hẳn về nguyên tắc so với trào lưu tư tưởng tiểu tư
sản một khuynh hướng không tưởng của kinh tế chính trị học mà đại biểu
là Sismondi. Họ đã phê phán Chủ nghĩa tư bản không phải dưới góc độ
luân lý, đạo đức mà theo quan điểm lợi ích kinh tế. Chủ nghĩa tư bản kìm
hãm sự phát triển của xã hội và nó phải được thay thế bằng mô hình xã hội
mới tốt đẹp hơn. Họ vạch rõ, Chủ nghĩa tư bản không phải tồn tại vĩnh
viễn, điều đó thể hiện quan điểm lịch sử tiến bộ của họ.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Tây Âu thế kỷ XIX lần đầu tiên đặt
vấn đề Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống tổ chức sản xuất mới có năng suất
lao động cao hơn Chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng của sản xuất là nền
đại công nghiệp cơ khí. Một xã hội mà ở đó con người có đầy đủ điều kiện
để phát triển tự do, toàn diện, văn minh hơn mặc dầu các nhà Xã hội chủ
nghĩa không tưởng đã phê phán thậm chí lên án Chủ nghĩa tư bản đã đưa ra
mô hình về một xã hội tương lai nhưng họ đã chưa tìm được con đường


đúng đắn, khoa học để tới Chủ nghĩa xã hội. Họ chưa nhận thức được quy
luật vận động của Chủ nghĩa tư bản và chính họ chưa thấy được sứ mệnh
lịch sử của giai cấp vô sản và sức mạnh của quần chúng lao động. Họ chủ
trương xây dựng xã hội mới bằng các biện pháp không tưởng: tuyên truyền,
giáo dục, giác ngộ lòng tốt của giai cấp tư sản, từ một vài xí nghiệp nêu
gương dần dần sẽ lan ra toàn xã hội. Chủ nghĩa xã hội không tưởng phản
ánh giai đoạn chưa chín muồi của phong trào công nhân tức là chưa chuyển
từ tự phát sang tự giác.
Tuy nhiên, những dự kiến thiên tài về một xã hội tương lai của các
nhà Xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XIX đã được chính Mác và
Ăngghen kế thừa và phát triển để xây dựng lý luận về Chủ nghĩa cộng sản

khoa học, nó xứng đáng là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác:
triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh và Chủ nghĩa xã hội không
tưởng phê phán Pháp.
2. Học thuyết kinh tế của Xanh-xi-mông (Saint Simon)
a. Sơ lược tiểu sử
-

Saint Simon (1765-1825): nhà văn

+ Là đại biểu nổi tiếng của Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
+ Xuất thân dòng dõi quý tộc Pháp
+ Là người tài năng, có học vấn rộng. Đã từng tham gia cuộc chiến
tranh ở Bắc Mỹ, được phong hàm đại tá.
-

Những tác phẩm của Saint Simon:

+ Những bức thư của người dân Giơnevơ gửi những người cùng thời
(1803)
+ Khái luận về khoa học và con người (1813)
+ Những bức thư gửi một người Mỹ (1817)


+ Quan điểm về sở hữu và pháp chế (1818)
+ Bàn về hệ thống công nghiệp (1821)
+ Cẩm nang của các nhà công nghiệp (1823)
+ Đạo cơ đốc mới - cuộc đàm thoại của kẻ bảo thủ với người đổi mới
(1825)
b. Quan điểm lịch sử tiến bộ của Saint Simon
Thừa nhận sự phát triển của xã hội diễn ra theo quy luật - lịch sử là

một quá trình phát triển liên tục thống nhất: xã hội được tổ chức cao hơn
thay thế xã hội có tổ chức thấp hơn. Sự thay thế giữa các giai đoạn khác
nhau phụ thuộc vào nhận thức của con người.
Saint Simon coi động lực phát triển xã hội là những nhận thức khoa
học, sự tiến bộ của lý trí và tình cảm đạo đức của con người. Ông đã dành
sự chú ý đáng kể đến nhân tố kinh tế như hoạt động của con người trong
nền sản xuất và chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất…
Nhân tố khoa học trong quan điểm lịch sử của Saint Simon là sự thừa
nhận sự phát triển của xã hội có tính quy luật và ngày càng hoàn thiện hơn.
Hơn hẳn những người tiểu tư sản, ông khẳng định: tương lai loài
người đang ở phía trước chứ không phải “thời đại hoàng kim” đã đi qua.
Điều đó cũng có nghĩa ông đã bác bỏ về nguyên tắc đối với Kinh tế chính
trị tư sản cho rằng Chủ nghĩa tư bản là tự nhiên và tồn tại vĩnh viễn.
Hạn chế trong quan điểm lịch sử của ông đó là ông chưa thấy động
lực thực sự để phát triển xã hội đó là cuộc đấu tranh giai cấp để nhằm thiết
lập trật tự xã hội mới phù hợp hơn.
“Đạo cơ đốc mới” tác phẩm cuối cùng tổng kết toàn bộ tư tưởng của
Saint Simon là những phát ngôn của giai cấp cần lao và ông tuyên bố giải
phóng giai cấp cần lao là mục đích cuối cùng của đời ông (ý Mác).


c. Sự phê phán Chủ nghĩa tư bản của Saint Simon
Ông phê phán cả chế độ phong kiến và Chủ nghĩa tư bản nhưng
không phải bao giờ cũng phân định rõ ràng. Ông vừa tố cáo triều đình,
quan lại, quý tộc và tăng lữ ăn bám. Xã hội tư sản là sự thống trị của cá
nhân, ích kỷ làm cho một số người thì giàu lên còn số khác thì bị phá sản
và nghèo khổ. Ở đó các nhà công nghiệp không nghĩ đến lợi ích xã hội
dùng các biện pháp bóc lột bằng bạo lực và lừa bịp, chính phủ tư sản đã
không chăm lo đến lợi ích của người lao động.
Trong phân tích về kết cấu giai cấp của xã hội tư sản, Saint Simon

không đi xa hơn quan điểm của những người trọng nông: khi ông xếp
những nhà công nghiệp bao gồm: công nhân, nhà tư bản, thương nhân, còn
quý tộc, thầy tu, cha cố … ông gọi chung là “giai cấp không sinh lợi”.
Lần đầu tiên Saint Simon vạch trần tính chất bất hợp lý của xã hội tư
sản, phê phán mạnh mẽ tình trạng sản xuất vô chính phủ, sự cạnh tranh gay
gắt dẫn đến khủng hoảng, phá sản nhưng ông không đả động gì đến bóc lột
lao động làm thuê trong sản xuất tư bản chủ nghĩa.
d. Những dự đoán về xã hội tương lai hay hệ thống công nghiệp mới
Sự quan tâm lớn nhất của Saint Simon là vấn đề cải cách xã hội. Xã
hội mới đó là một xã hội tương lai hay hệ thống công nghiệp mới. Ở đó, sự
lãnh đạo thuộc về các nhà công nghiệp và các nhà bác học. Sự tồn tại chính
quyền nhà vua bên cạnh quyền lực của các nhà công nghiệp là dự kiến độc
đáo của Saint Simon về một xã hội tương lai. Chính quyền bảo đảm những
điều kiện vật chất tốt nhất từ thức ăn, quần áo, nhà ở và cả vui sướng, hạnh
phúc về tinh thần. Khi xã hội đã phát triển cao thì sẽ không cần tới bộ máy
Nhà nước nữa.
Một điểm cần lưu ý là Saint Simon đã không khẳng định xoá bỏ chế
độ tư hữu và cũng không khẳng định phải thiết lập chế độ công hữu, nhưng


Nhà nước phải lập kế hoạch còn các nhà công nghiệp phải phục tùng ở mức
độ nhất định. Ông không đặt vấn đề thủ tiêu sở hữu nói chung và cho rằng
sự tồn tại của quyền sở hữu là cần thiết.
Trong “xã hội công nghiệp mới” mỗi người làm việc theo năng lực
và được trả công theo lao động. Đó là sự bình đẳng được bảo đảm tối đa vì
theo ông, tất cả mọi người lao động đều gắn bó với nhau và người lao động
chân tay hay người lao động trí óc đều được trả công xứng đáng. Ông
không thừa nhận đặc quyền dòng họ đã tồn tại trong xã hội từ trước tới nay.
Thái độ của Saint Simon đối với giai cấp vô sản là tiến bộ, ông kêu
gọi chính quyền phải để cho những người vô sản có một vị trí chính trị

quan trọng cao nhất. Saint Simon cho rằng tính chất quản lý xã hội trong xã
hội tương lai có sự thay đổi: từ đối tượng là con người sẽ dần dần chuyển
sang đối tượng là vật. Tính chất không tưởng trong dự án về một xã hội
tương lai của Saint Simon đó là không cần phải cải tạo cơ sở kinh tế của
chế độ cũ mà dựa vào các biện pháp tinh thần và lòng tốt chung chung.
Ông đã không hiểu chính những mâu thuẫn về lợi ích của các giai cấp và sự
đấu tranh để giải quyết các mâu thuẫn đó là động lực cho sự phát triển của
xã hội.
Quan niệm về một xã hội mới hoàn thiện và tiến bộ hơn so với Chủ
nghĩa tư bản là quan niệm khoa học mang tính chất phương pháp luận sâu
sắc có ảnh hưởng về sau này.
Học thuyết của Saint Simon là không tưởng và chưa chín muồi, song
những tư tưởng về một xã hội tương lai có vai trò quyết định của khoa học
kỹ thuật và các nhà bác học, đặc biệt với tấm lòng thiết tha mong muốn
một cuộc sống tốt đẹp cho những người cần lao mang ý nghĩa nhân đạo to
lớn.
3. Học thuyết kinh tế của Fu-ri-ê (Fourier)


a. Sơ lược tiểu sử
Francois Marie Charles Fourier (1772-1839) là điển hình thứ 2 của
Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán ở Pháp. Xuất thân trong một gia
đình thương nhân miền Đông nước Pháp. Ông nghiên cứu vật lý, hoá học,
giải phẫu, giỏi về vật lý, toán, lôgic nhưng bố mẹ ông lại cố đào tạo ông
thành thương nhân.
- Ông đi học buôn bán qua nhiều nước, làm nhiều nghề: thủ quỹ, kế
toán, theo dõi thị trường chứng khoán.
b. Các tác phẩm chính
+ “Sự hoà hợp toàn thế giới” 1803.
+ “Lý thuyết về 4 giai đoạn và những số phận chung” 1808.

+ “Lý thuyết về hiệp hội gia đình và công nghiệp” 1822.
+ “Thế giới kinh tế mới - Xã hội chủ nghĩa” 1829.
c. Các lý luận cơ bản
* Lý thuyết về lịch sử phát triển xã hội
Fourier phân chia lịch sử xã hội thành 4 giai đoạn: Trạng thái mông
muội - thời dã man - chế độ gia trưởng - thời văn minh (Chủ nghĩa tư bản).
Ông tỉ mỉ lập ra sơ đồ gồm 32 thời kỳ phát triển từ thấp đến cao: thơ ấu –
niên thiếu - trưởng thành - già cỗi. Mỗi giai đoạn gồm những nhân tố của
quá khứ và mầm mống tương lai. Ông chứng minh rằng: thời văn minh
(Chủ nghĩa tư bản) đã trải qua thời thịnh vượng và bước vào thời kỳ suy
vong sau đó sẽ là nền sản xuất Xã hội chủ nghĩa công bằng và hấp dẫn (nền
kỹ nghệ). Ăngghen đã đánh giá sự vĩ đại của Fourier biểu hiện rõ rệt nhất ở
quan niệm của ông về lịch sử xã hội. Ở đây ông đã thấy tính quy luật trong
quá trình phát triển xã hội, quá trình phát triển của sản xuất gắn liền với sự
phát triển xã hội.


* Sự phê phán Chủ nghĩa tư bản
Đặc điểm nổi bật nhất của Fourier trong khi phê phán Chủ nghĩa tư
bản là tính chất gay gắt, sâu sắc và toàn diện. Ông đổ tội cho thương nghiệp
là nguyên nhân của mọi tai hoạ: dối trá, ăn cắp, lừa đảo, không biết
ngượng, đầu cơ, nâng giá. Vì thế ông cho rằng cần phải xoá bỏ tận gốc tất
cả các trò gian lận trong thương mại mà cha đẻ của nó là chế độ chủ nghĩa
tư bản.
Fourier cho rằng chỉ có lao động trực tiếp mới là lao động sản xuất,
mà trong xã hội có quá nhiều kẻ ăn bám của chế độ chủ nghĩa tư bản đã
phung phí lao động và hình thành nên đội ngũ đông đảo những người
không sản xuất. Theo ông, ngoài các nhà công nghiệp, bác học, bác sĩ còn
lại cả phụ nữ, trẻ em, người già, người giúp việc trong nhà, quân nhân,
công chức, nhân viên thuế vụ, 9/10 số thương nhân, những công nhân sản

xuất ra sản phẩm xấu, tù nhân, trộm cắp, lừa đảo và các nhà hoạt động
chính trị, những công nhân sản xuất vũ khí, xây dựng nhà tù … thì đều là
những kẻ ăn bám. Có lẽ ý định của Fourier muốn phân chia xã hội thành
những người sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất. Tuy nhiên, kết luận
của ông cho rằng chỉ có trong chủ nghĩa tư bản mới có lao động không sản
xuất còn tiến đến chủ nghĩa xã hội sẽ không còn là không sản xuất. Như
vậy ông đã không hiểu được quá trình có tính quy luật của phát triển kinh
tế xã hội là số người trực tiếp sản xuất ngày càng giảm, số người hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ ngày càng tăng. Điều đó có được là nhờ năng suất
lao động xã hội ngày càng tăng, kết quả của sự phát triển lực lượng sản
xuất.
Fourier lên án xã hội đương thời về tính chất sản xuất vô chính phủ
bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và hậu quả sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc
liệt, khủng hoảng kinh tế và những người lao động bị bần cùng. Ở nước
Anh, các xí nghiệp tư bản như những “nhà tù”, giai cấp tư sản thì giàu có


sống xa hoa, còn người nghèo sống như súc vật. Theo ông “sự nghèo đói
chính là do sự thừa thãi sinh ra” nỗi bất hạnh lớn nhất của quần chúng lao
động là bị thất nghiệp.
Thái độ cực đoan đối với thương nghiệp của Fourier dẫn ông đến
những đánh giá thiếu khách quan và khoa học. Ông cho rằng thương
nghiệp tư bản chủ nghĩa “làm đình chỉ lưu thông, gây cho người ta nỗi lo sợ
điên cuồng” và con người trong xã hội tư bản như những con sói chỉ chực
nuốt chửng lẫn nhau… Rõ ràng, ông đã chưa hiểu đúng bản chất và nguồn
gốc của thương nghiệp Tư bản chủ nghĩa thậm chí ông còn đối lập nó với
công nghiệp, thương nghiệp tư bản chủ nghĩa chỉ là hoạt động trao đổi hàng
hoá được sinh ra từ sản xuất và lưu thông hàng hoá của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Ông ghét cay ghét đắng thương nghiệp tư bản chủ
nghĩa và ông đổ tội cho nó chẳng khác nào “ghét chủ quay ra đánh chó

mèo”.
Fourier phê phán chủ nghĩa tư bản đã giữ lại nền tiểu sản xuất trong
nông nghiệp đã làm cho nông nghiệp gặp khó khăn làm hạn chế khả năng
đóng góp của nó vào tổng sản phẩm xã hội. Trong khi phê phán chủ nghĩa
tư bản, Fourier đã chú ý đến tích tụ và tập trung tư bản phát sinh độc
quyền. Ông phân chia thành 5 loại độc quyền khác nhau: Độc quyền hợp
tác trong phạm vi liên hợp; độc quyền quan liêu hay là độc quyền nhà
nước; độc quyền thuộc địa hay độc quyền ngoài nước; Độc quyền trên biển
và độc quyền phong kiến phức tạp. Dựa vào tiêu chuẩn kinh tế và khuynh
hướng phát triển để phân chia các loại độc quyền và kết luận của ông về sự
tất yếu độc quyền sẽ thay thế cạnh tranh tự do, dẫn đến việc ra đời các công
ty cổ phần đã được Mác đánh giá là những cống hiến quý giá.
Như vậy ngoài những hạn chế do thái độ quá cực đoan đối với
thương nghiệp, trong khi phê phán chủ nghĩa tư bản Fourier đã đi đến một


luận điểm quan trọng đó là phải thủ tiêu Chủ nghĩa tư bản chứ không thể
chỉ là cải tiến hay cải tạo nó.
* Dự đoán về mô hình Xã hội tương lai
Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Fourier đều xây dựng mô hình
về một xã hội tương lai.
Điểm khác so với Saint Simon là Fourier đã đem ý đồ của mình thể
nghiệm trong thực tiễn. Theo ông, nền sản xuất “công bằng và hấp dẫn”
được dựa trên nền sản xuất tập thể của các hiệp hội trong đó những khả
năng lòng hăng say của con người được phát huy tối đa.
Theo Fourier, để chuyển lên xã hội xã hội chủ nghĩa, phải trải qua ba
giai đoạn kế tiếp nhau:
-

Chủ nghĩa bảo đảm nửa hiệp hội.


-

Chủ nghĩa xã hội, hiệp hội giản đơn.

-

Sự hoà hợp hiệp hội phức tạp.

Tế bào của xã hội tương lai là các hiệp hội mà cơ sở của nó là các fa
lăng giơ (Hợp tác xã). Mỗi fa lăng giơ gồm 1800 thành viên chia thành 7
nhóm: Kinh tế gia đình, Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương nghiệp, Giao
thông vận tải, Giáo dục, Khoa học và mỹ thuật.
Trong mỗi fa lăng giơ các thành viên được chia thành 20 đến 24
nhóm, mỗi nhóm có 7- 9 người gồm những người cùng sở thích. Các nhóm
làm việc thay phiên nhau mỗi ngày hai giờ và mỗi người có thể tự ý di
chuyển từ nhóm này qua nhóm khác. Mỗi ngày có 5 bữa ăn. Người lãnh
đạo của nhóm do các thành viên bầu nên. Nhà ở của các thành viên được
thiết kế theo mẫu thống nhất ở bên cạnh các xưởng, thư viện, nhà ăn, phòng
khách, trường học chung của fa lăng giơ. Trung tâm văn hoá giáo dục
(Falanxte) là nơi tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của mỗi thành
viên.


Fourier dự kiến trong xã hội tương lai chế độ tư hữu vẫn tồn tại, còn
có các giai cấp, còn có người giàu, người nghèo nhưng không còn túng
thiếu. Những người gia nhập fa lăng giơ, những đóng góp của họ về tư liệu
sản xuất, ruộng đất, vật liệu được định giá và ban quản trị cấp cổ phiếu và
họ sẽ nhận được tiền lãi cổ phần. Có thể trả tiền lãi cao hơn để thu hút các
nhà tư bản đầu tư vào fa lăng giơ.

Fourier khẳng định phân phối thu nhập trong fa lăng giơ sẽ làm cho
cả người giàu lẫn người nghèo đều thoả mãn và tạo nên sự “ hoà hợp giữa
các giai cấp”.Tỉ lệ phân chia được ấn định: 4/12 cho người có cổ phần; 5/12
cho người lao động; 3/12 cho người có tài năng.
Theo Fourier, xã hội tương lai dựa trên nền đại sản xuất sẽ tiết kiệm
được lao động, sử dụng máy móc, kho tàng. Nhưng ông hình dung lao động
nông nghiệp là cơ sở và nền nông nghiệp lớn có tổ chức đóng vai trò chủ
đạo còn công nghiệp chỉ đóng vai trò bổ sung cho nông nghiệp. Các fa lăng
giơ kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và vạch kế hoạch sản
xuất bảo đảm nhu cầu nội bộ và trao đổi với các fa lăng giơ khác. Như vậy,
mặc dù không coi thường công nghiệp đặc biệt là phân công lao động trong
công nghiệp. Fourier rơi vào không tưởng khi chủ trương xây dựng nông
nghiệp thành cơ sở của nền đại sản xuất của xã hội tương lai.
Theo Fourier, động lực của nền sản xuất là sự hấp dẫn của lao động,
sự say mê với công việc của người lao động như một nhu cầu tự nhiên.
Niềm thích thú lao động sẽ làm nên năng suất và chất lượng sản phẩm và
với phẩm chất tự giác của con người, như vậy Fourier cho rằng có thể xoá
bỏ Nhà nước, quân đội, cảnh sát và các cơ quan cưỡng bức khác.
Chỉ chú ý đến vai trò hoạt động có trật tự có kế hoạch trong từng fa
lăng giơ còn sự phối hợp và điều hành giữa các fa lăng giơ thì ông chưa đề
cập tới. Từ các điển hình, kiểu mẫu sẽ có hàng loạt các fa lăng giơ khác


xuất hiện và hấp dẫn và dần dần sẽ là sự hiện diện của fa lăng giơ trong
toàn xã hội.
Fourier dự đoán về việc thủ tiêu sự cách biệt giữa thành thị và nông
thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc khi nền nông nghiệp lớn bao
trùm toàn xã hội. Ông là người đầu tiên nêu ra ý tưởng giải phóng phụ nữ
là tiêu chuẩn để đánh giá xã hội nói chung.
Tính chất không tưởng ở Fourier còn thể hiện ở chỗ ông đặt niềm tin

vào những lý tưởng tốt đẹp của con người, mục đích cao cả dẫn dắt hành
động đi đến xây dựng một xã hội mà mọi người đều giàu có và được hưởng
mọi thú vui của cuộc đời.
Không chỉ dừng lại ở các dự định và ý tưởng, ông đã bỏ tiền của để
xây dựng các mô hình Fa lăng giơ trong thực tế. Năm 1832 ông cùng các
môn đệ bắt tay xây dựng một Falanxte nhỏ cách Pari 63km nhưng kết quả
không như ông mong muốn. Ông đã thất bại nhưng vẫn hi vọng vào những
người giàu có giúp ông thực hiện mô hình này. Những người ủng hộ quan
điểm của ông cũng định xây dựng một Falanxte ở Mỹ nhưng nó cũng cùng
chung một số phận.
Từ thất bại của Fourier trong thử nghiệm xây dựng một xã hội mới
ngay trong lòng xã hội tư sản cho chúng ta bài học về tính chất ảo tưởng
của các nhà Xã hội chủ nghĩa không tưởng: Muốn xây dựng một xã hội mà
không cần phải đảo lộn trật tự kinh tế của xã hội cũ, chỉ có trái tim nhiệt
tình hết lòng thương yêu đồng loại là chưa đủ, cần phải có khối óc tỉnh táo
của một nhà cái cách xã hội mới tìm ra con đường và lực lượng vật chất để
xây dựng một xã hội tốt đẹp thành công.
4. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh Rô-be-ô-oen (Robert Owen)
a. Đặc điểm Chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh so với Pháp
Điều kiện về kinh tế xã hội nước Anh khác so nước Pháp:


Vào thế kỷ XIX cách mạng công nghiệp nước Anh đã hoàn thành
còn ở Pháp mới bắt đầu.
- Các ngành công nghiệp nước Anh đạt quy mô vượt ra ngoài phạm
vi trong nước và mở rộng ra các thuộc địa rộng lớn ở khắp các châu lục.
Chế độ công xưởng phát triển làm thay đổi cơ cấu giai cấp và những mâu
thuẫn giai cấp cũng trở nên gay gắt hơn và điều này làm nên sự khác biệt
của Chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh so với Chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp.

- Giai cấp công nhân Anh trưởng thành sớm hơn ở Pháp, có trình độ
giác ngộ và tổ chức cao hơn thể hiện qua các cuộc đình công, bãi công
chống lại giới chủ. Đó chính là mảnh đất tốt để tư tưởng của Chủ nghĩa xã
hội không tưởng bắt rễ và phát triển, thậm chí tham gia vào phong trào
công nhân.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh còn chịu ảnh hưởng sâu sắc lý
luận Kinh tế chính trị trường phái cổ điển với A.Smith và D.Ricardo, có hệ
thống lý luận hệ thống và khoa học hơn và những cải cách không tưởng vì
thế cũng triệt để hơn. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Anh gắn liền với tên
tuổi của R.Owen.
b. Sơ lược tiểu sử Rô-be-ô-oen (Robert Owen 1771-1858)
- Owen sinh năn 1771 trong gia đình thợ thủ công ở thành phố
Newton thuộc xứ Oenxơ. 7 tuổi làm trợ giảng cho một thầy giáo. 9 tuổi đã
xa gia đình để lao động, vừa lao động vừa học tập. 1789 với 100 livơrơ
xtéclinh vay được, ông cùng một người bạn tổ chức một xưởng kéo sợi ở
Mansetxtơ. Khi người bạn bỏ đi, một mình ông xây dựng lại cơ sở của
mình với 3 máy kéo sợi. Khả năng quản lý của Owen bộc lộ rất sớm, một
chủ xưởng lớn đã nhận thấy và rồi Owen trở thành người quản lý một xí
nghiệp 500 công nhân. Ít lâu sau ông đã trở thành giám đốc và là cổ đông
của một hãng lớn.


- Năm 1799 (Owen 19 tuổi) mua một xưởng kéo sợi ở Niu Lênác
(Xcốtlen).
- Từ năm 1800 ông làm giám đốc của 4 phân xưởng sợi gồm 2000
công nhân. Bắt đầu từ đây diễn ra những hoạt động độc đáo của ông: một
nhà tư bản bác ái. Ông tìm các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc và
sinh sống của công nhân và có lợi cho nhà kinh doanh. Ông biến xưởng
máy của mình là nơi thực hành ý tưởng không tưởng: Rút ngắn ngày lao
động từ 13-14 giờ xuống 10,5 giờ, tăng tiền công, cấm lao động trẻ em

dưới 9 tuổi, xây dựng nhà ở cho công nhân, lập nhà trẻ, vườn trẻ, trường
học kiểu mẫu. Ông còn xây dựng một cửa hàng bán lương thực, quần áo
với giá rẻ (thấp hơn ở địa phương 25%)… Owen cho rằng, điều kiện sống
có ảnh hưởng quyết định đến tính tình con người. Con người có cuộc sống
tốt họ sẽ làm việc tốt và thu nhập của xí nghiệp và của họ đều tăng lên,
giảm được các tệ nạn xã hội. Kết quả là 2000 công nhân trong xí nghiệp
của ông đều trở nên tốt hơn. Mô hình được nhiều nơi đến tham quan và ông
trở thành nổi tiếng.
- Năm 1824 Owen cùng những người theo mình sang Mỹ thành lập
“công xã lao động” lấy tên là “Sự hoà hợp mới”.
- 1829 Owen quay về nước Anh tham gia tổ chức phong trào hợp tác
xã.
- 1832 xuất bản tạp chí “Khủng hoảng” tuyên truyền cho kế hoạch
hợp tác xã và lập “cửa hàng trao đổi lao động công bằng” đến 1834 thì thất
bại.
- Cố gắng cuối cùng của ông là xây dựng công xã Hácmônihôn ở Mỹ
1839 nhưng đến 1844 thì tan vỡ.
- Từ đó Owen đi giảng bài, viết báo để quảng bá cho tư tưởng không
tưởng của mình và mất ngày 17/11/1858.


- Trong cuộc đời hoạt động của mình, Owen viết một số tác phẩm
trong đó trình bày những quan điểm chủ yếu của mình:
+ “Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp”.
+ “Báo cáo về giảm nhẹ tình hình của công nhân công nghiệp và
nông nghiệp”.
+ “Tiếp tục phát triển kế hoạch”.
+ “Mô tả một loạt điều lầm lạc và tai họa bắt nguồn từ trạng thái
trước đây và hiện nay”.
+ “Báo cáo về kế hoạch giảm bớt tai họa xã hội”.

+ “Lời kêu gọi của đại hội các hợp tác xã của nước Anh và Ireland
gửi các chính phủ Châu Âu và Châu Mỹ”.
+ “Thế giới đạo đức mới”.
c. Các lý luận cơ bản
* Sự phê phán Chủ nghĩa tư bản
Với Owen, con người sinh ra là để hưởng hạnh phúc, xã hội của
những con người hạnh phúc. Ông phê phán gay gắt chế độ tư hữu và coi đó
là nguyên nhân đẻ ra lòng ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cạnh tranh vô chính
phủ cả trong sản xuất và phân phối, nghĩa là chủ nghĩa tư bản đã gây ra mọi
tai hoạ xã hội: thù địch lẫn nhau, bịp bợm, mại dâm….
Những tai hoạ mà con người phải gánh chịu là do chế độ công xưởng
tư bản chủ nghĩa: Kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, sử dụng
quá mức lao động phụ nữ và trẻ em. Ông cho rằng nguyên nhân trực tiếp
làm đời sống công nhân đi xuống là do thất nghiệp, giá lao động bị giảm do
sử dụng máy móc tối tân thay thế. Owen đả kích xã hội tư bản là xã hội chỉ
biết chạy theo đồng tiền, biến những người lao động trở thành nô lệ của
người giàu. Một số ít kẻ giàu có, xa hoa còn đại đa số “lớp người dưới đáy”


bị bần cùng, thảm hại. xã hội tư sản đã vì của cải mà hi sinh con người biến con người thành công cụ để kiếm tiền cho các nhà kinh doanh. Ông
cảm thông và bênh vực cho những người lao động - những người chịu
nhiều tai hoạ cả trong sản xuất và các tệ nạn xã hội. Ông lên án gay gắt
đồng tiền tư bản chủ nghĩa – công cụ bẩn thỉu trong tay tư bản và ông đưa
ra ý định thủ tiêu nó.
Owen chú ý nhiều đến quan hệ phân phối tư bản chủ nghĩa và cho
rằng phân phối qua đồng tiền và thương nghiệp chỉ đem lại tai họa cho xã
hội. Tham gia vào quá trình phân phối đó có quá nhiều kẻ trung gian: chủ
ngân hàng, thương nhân, kẻ đầu cơ … Họ không làm ra giá trị nhưng lại
làm cho nó tăng vì những chi phí đủ loại và những người lao động nghèo
không cần đến tầng lớp trung gian này. Tuy nhiên, từ những đánh giá đó

Owen đi đến cực đoan: phủ nhận toàn bộ quá trình trao đổi thông qua đồng
tiền và hy vọng quay trở lại hình thức phân phối trao đổi trực tiếp bằng
hiện vật và coi đó là phương thức phân phối lý tưởng mà ông sẽ áp dụng
trong xã hội tương lai mà ông xây dựng.
Theo Owen, chế độ tư hữu, tôn giáo và hình thức hôn nhân hiện thời
là “3 trở lực” của công cuộc cải tạo xã hội.
* Dự án về “tiền lao động” và sự “trao đổi công bằng”
Dự án này được Owen đặt trên cơ sở chế độ công hữu của xã hội
tương lai. Điều kiện để thực hiện dự án “tiền lao động” và sự “trao đổi
công bằng” đó là sản phẩm đủ dồi dào vượt quá nhu cầu của con người.
Một chế độ mà ông coi đó là sẽ “vượt tất cả những gì mà đầu óc con người
có thể hình dung ra được”. Luận điểm này rõ ràng là có nhiều ảnh hưởng
đến các nhà sáng lập Chủ nghĩa cộng sản khoa học sau này. Ông càng thực
tế hơn khi lý giải của cải dồi dào nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
nâng cao năng suất lao động của nền sản xuất Đại công nghiệp cơ khí.


Nhưng ông càng không tưởng hơn khi định đem áp dụng chế độ “ tiền lao
động” và “trao đổi công bằng” ngay trong xã hội tư sản đương thời.
Để xoá bỏ tiền tệ mà vẫn duy trì lưu thông hàng hoá và “trao đổi
công bằng” sản phẩm làm ra, Owen dự định xây dựng những “cửa hàng
trao đổi lao động công bằng, ở đó các sản phẩm của người sản xuất hàng
hóa làm ra đã có thước đo giá trị mới: tiền lao động. Thực chất đó là thứ
phiếu lao động ghi rõ số giờ lao động đã chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
Owen triệt để hơn Saint Simon khi ông đứng ra thành lập một “cửa hàng
trao đổi lao động công bằng” như thế vào năm 1832. Lúc đầu nó đã đem lại
một số kết quả nhất định, nhưng về sau, khi sản phẩm chưa đủ dồi dào thì
các “phiếu lao động” trở thành món hàng đầu cơ, cửa hàng phải đóng cửa
và Owen chịu tổn thất 2000 livơrơ xteclin Đồng tiền Anh lúc bấy giờ là
một tài sản lớn.

Dự án “tiền lao động” và thị trường “trao đổi lao động công bằng”
của Owen đã không đem lại kết quả như ông mong muốn. Tiền tệ ra đời là
một quá trình và là kết quả của sản xuất và lưu thông hàng hóa tư bản chủ
nghĩa. Ông muốn xóa bỏ tiền tệ và trao đổi lao động công bằng mà không
cần phải xóa bỏ cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Ông lại càng ảo tưởng
và ngây thơ khi tin rằng bằng phương pháp hoà bình và biện pháp “nêu
gương” thậm chí ông cho rằng báo chí châu Âu, châu Mỹ tuyên truyền giải
thích về xã hội tương lai của ông thì chỉ cần một năm dư luận xã hội sẽ
thừa nhân sự cần thiết phải xây dựng một xã hội như thế!
*Kế hoạch lập các hợp tác xã của Owen
Đó là những thị trấn cộng đồng (kiểu như hợp tác xã) gồm: 500-1500
người với diện tích 600-1800 acrơ được chia thành các trại nhỏ từ 1500300 acrơ. Bao quanh thị trấn là vườn rừng. Vòng ngoài của thị trấn là công
xưởng nhà máy, bên trong là nhà ăn công cộng, trường học, thư viện, bệnh
viện và khu vui chơi giải trí. Mỗi gia đình ở trong căn nhà có 4 phòng. Ban


×