Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

bài giảng an toàn lao động (biện pháp phòng hộ lao động)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 33 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
----------***----------

BÀI 1
BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Giảng viên: Nguyễn Trung Thị Hoa Trang
Khoa
: Điện – Điện Tử
Môn học : An toàn lao động

HÀ NỘI – 2017

1


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Kiến thức: Hiểu rõ các yếu tố nguy hiểm và có
hai khi tham gia lao động và các tai nạn lao động
có thể gặp phải trong quá trình lao động. Hiểu rõ
các nguyên tắc phòng hộ lao động.
 Kĩ năng: Thực hiện tốt các kỹ năng phòng hộ lao
động.
 Thái độ: Yêu cầu người học có thái độ học tập
nghiêm túc.
2


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.1. CÁC YẾU TỐ NGUY HẠI VÀ CÓ HẠI


− Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn,
rung động, bụi, các bức xạ có hại, v.v...
− Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại
hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ, v.v...
− Các yếu tố sinh vật, vi sinh như các loại vi khuẩn,
siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn, v.v...
− Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện
nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật
hẹp, mất vệ sinh, v.v...
− Các yếu tố tâm lý không thuận lợi, v.v...
3


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.2. TAI NẠN LAO ĐỘNG
 Chấn thương:
Là tai nạn mà kết quả gây nên những viết thương
hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn
thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn,
thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác động đột
ngột.

4


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.2. TAI NẠN LAO ĐỘNG
 Bệnh nghề nghiệp:
Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao
động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung, v.v...) đối với

người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần
sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và
sinh hoạt của người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm
suy yếu sức khỏe người lao động một cách dần dần và
lâu dài.

5


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.2. TAI NẠN LAO ĐỘNG
 Nhiễm độc nghề nghiệp:
Là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất
độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong quá
trình sản xuất.

6


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC PHLĐ
− Thông qua các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, tổ
chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy
hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
− Tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày
càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp.
− Nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn về tính
mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp
góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất,

tăng năng suất lao động.
7


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4. PPE
PPE - Personal Protective Equypment: thiết bị
bảo hộ lao động cá nhân, là thiết bị bảo vệ được
người lao động dùng khi làm việc để ngăn ngừa tai
nạn nghề nghiệp và giảm mức độ thương tật hoặc bảo
vệ người lao động trước các mối nguy hiểm và các rủi
ro.

8


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
1) Quần áo bảo hộ lao động
Sử dụng PPE
phải là thói
quen.

9


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
2) Mũ bảo hộ
Nên sử dụng mũ

bảo hộ mỗi khi lao
động.

10


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
3) Dây đai an toàn

Khi làm việc
trên cao.

11


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
4) Giày bảo hộ

12


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
5) Kính bảo hộ
Bảo vệ mắt

13



BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
6) Găng tay bảo hộ

Sử dụng triệt
để găng tay
bảo hộ

14


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.1. Các loại PPE
7) Mặt nạ bảo hộ

15


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.2. Phân loại PPE theo các mối nguy hiểm
Mối nguy hiểm
Loại PPE
Khí gas, hơi Mặt nạ phòng độc, găng tay bảo hộ, giày bảo hộ,
nước, bụi, v.v...
quần áo bảo hộ, v.v...
Quần áo bảo hộ làm bằng vải chống nóng, chống
nhiệt.
Hóa chất ăn mòn Găng tay bảo hộ, mặt nạ bảo hộ, giày bảo hộ,
Ánh sáng nguy

quần áo bảo hộ.
hiểm
Tiếng ồn
Kính bảo hộ
Rung
Nút tai, chụp tai
Thiếu oxy
Găng tay bảo vệ chống rung
Nhiệt bức xạ

Thiết bị lọc khí, lọc oxy và cấp khí

16


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.4.3. Thủ tục lựa chọn và sử dụng PPE
− PPE phải được cung cấp phù hợp với mục đích
công việc và sẽ luôn phải được sử dụng trước khi
tiến hành công việc.
− PPE phải luôn được sử dụng và phải được lau
chùi, bảo quản sạch sẽ.
− PPE phải được sử dụng duy nhất cho từng cá
nhân (để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm).
− Nhân viên vận hành phải quen thuộc với việc sử
dụng PPE hàng ngày.


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động

1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
Khái niệm: Chất độc công nghiệp là những
chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể
dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh
lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là
nhiễm độc nghề nghiệp.


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
Tính độc hại của các hoá chất phụ thuộc vào:
- Loại hoá chất,
- Nồng độ,
- Thời gian tồn tại trong môi trường mà người lao
động tiếp xúc với nó.
Các chất độc càng dễ tan vào nước thì càng độc
vì chúng dễ thấm vào các tổ chức thần kinh của người
và gây tác hại tới sức khỏe.


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
Các chất độc có trong môi trường làm việc có
thể xâm nhập vào cơ thể qua các con đường như:
- Hô hấp,
- Tiêu hoá
- Qua việc tiếp xúc với da



BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
 Phân loại các nhóm chất độc
Nhóm chất
Chất độc Đường xâm
Tác hại
độc
nhập
Nhóm chất Axit, kiềm, Tiếp xúc với Gây tổn thương cho
gây
bỏng, vôi tôi, v.v... da và mắt. da và mắt. Bỏng
kích thích
nặng có thể gây
da,
niêm
choáng, mê man,
mạc.
nếu trúng mắt có
thể gây mù lòa.


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
 Phân loại các nhóm chất độc
Nhóm chất
độc
Nhóm chất

gây
kích
thích đường
hô hấp

Chất độc

Đường xâm
Tác hại
nhập
Hơi clo, hơi Đường hô Gây ho, viêm họng,
co thắt phế quản,
crom, NH3, hấp
phù phổi, v.v...
SO2,
NO,
NO2, v.v...


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
 Phân loại các nhóm chất độc
Nhóm chất
độc
Nhóm chất
gây
kích
thích đường
hô hấp


Chất độc

Đường xâm
Tác hại
nhập
Hơi clo, hơi Đường hô Gây ho, viêm họng,
co thắt phế quản,
crom, NH3, hấp
phù phổi, v.v...
SO2,
NO,
NO2, v.v...

Nhóm chất CO,
gây ngạt.
C2 H 5 ,
N2, v.v...

CO2, Đường
CH4, hấp

hô Chóng mặt, buồn
nôn, hoặc tử vong,
v.v...


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc

 Phân loại các nhóm chất độc
Nhóm chất
Chất độc
độc
Nhóm chất Các loại Hydro
độc với hệ cacbua, rượu,
thần kinh. xăng, Benzen,
Thuốc trừ sâu,
Chì, H2S, CS2,
v.v...

Đường xâm
Tác hại
nhập
Đường
hô Gây suy nhược
hấp hoặc tiêu hệ thần kinh như
hóa.
trí nhớ kém, mất
trí, tê liệt thần
kinh, hôn mê,
v.v...


BÀI 1. BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
1.5. Biện pháp phòng hộ lao động
1.5.1. Phòng chống nhiễm độc
 Phân loại các nhóm chất độc
Nhóm chất
độc

Nhóm chất
gây độc với
cơ quan nội
tạng

Chất độc

Đường xâm
Tác hại
nhập
Thuỷ ngân, chì, Đường tiêu Gây đau bụng,
phenol, benzen, hóa
viêm thận, sơ
mangan,
hợp
gan, ung thư
chất asen, v.v...
gan, sẩy thai,
v.v...


×