Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

XUẤT KHẨU BAO bì NHỰA của DOANH NGHIỆP tín THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG hà LAN – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP đẩy MẠNH XUẤT KHẨU đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.81 KB, 45 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
----------

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

ĐỀ TÀI :

XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA DOANH NGHIỆP TÍN
THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG HÀ LAN – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2020

GVHD : ThS. TẠ HOÀNG THÙY TRANG
CHUYÊN NGÀNH : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

SINH VIÊN : PHẠM NGỌC ÁI PHƯƠNG
LỚP : 14DTM3
MÃ SỐ SINH VIÊN : 1421001988

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2016


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................


......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 12 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành thực hành nghề nghệp 1 với đề tài “Xuất Khẩu Bao Bì Nhựa Của
Doanh Nghiệp Tín Thành Sang Thị Trường Hà Lan – Thực Trạng Và Giải
Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Đến Năm 2020” em xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới tất cả các thầy cô giảng viên trường đại học Tài Chính – Marketing đã giảng
dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện học tập cho em.
Xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và thầy cô khoa Thương Mại trường đại
học Tài Chính – Marketing đã quan tâm, phân công, giúp đỡ em trong suốt quá trình
học và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô hướng dẫn thực hiện đề tài Th.S Tạ
Hoàng Thùy Trang đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện đề tài thực hành
nghề nghiệp 1 này.

Mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện để thực hiện đề tài một cách tốt nhất. Song do
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học còn bỡ ngỡ cũng như lượng
kiến thức có hạn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên sai sót là điều không thể tránh
khỏi. Em mong được các quy thầy cô nhận xét, góp ý để em có thể hàng thiên hơn
đề tài cũng như kiến thức bản thân.
Cuối cùng em xin chúc cô Tạ Hoàng Thùy Trang và các quý thầy cô trường đại học
Tài Chính – Marketing có sức khỏe dồi dào và thành công trong cuộc sống cũng
như trên con đường trồng người của mình.
TP. HCM ngày 08 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Ái Phương


MỤC LỤC


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

LỜI MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng
trưởng cao trong nhiều năm trở lại đây. Nhưng, một trong những lý do đóng
góp chính vào sự tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất phát điểm của Việt
Nam còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của
khu vực và thế giới. Do đó, tăng trưởng của ngành còn mang tính ‘quảng canh’
hơn ‘thâm canh’, công nghệ nhìn chung lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp, giá
trị gia tăng không nhiều.

Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng
lớn nhất : 38% và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. ( Theo
Hiệp hội Nhựa Việt Nam ).1
Thị trường Hà Lan, một thị trường đầy tiềm năng, được đánh giá là cửa ngõ và
là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường châu Âu,
giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu, một phần không nhỏ
hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hà Lan để sang các nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, sau khi cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ nước này rời khỏi Liên Minh
Châu Âu ( EU) vào tháng 6/2016, đồng euro đã mất giá liên tục. 2 Khi giá đồng
euro giảm sẽ khiến sản phẩm của Việt Nam đắt lên tương đối, nhiều nhà nhập
khẩu của châu Âu đã yêu cầu giảm giá hoặc chuyển sang thuê gia công tại
Trung Quốc, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Điều này càng
nghiêm trọng hơn khi các doanh nghiệp bao bì nhựa Việt Nam phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dây chuyền công nghệ lạc hậu nên
khó cạnh tranh cả về giá, mẫu mã và chất lượng.
Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát
triển và sẽ tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư
vào công nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại
trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn tại.
1 Hiệp hội nhựa Việt Nam, Tổng Quan Ngành Nhựa Việt Nam, />
quan-nganh.html
2 CafeF, Brexit - "Cú đánh chí mạng" vào vận mệnh của đồng euro, />
chi-mang-vao-van-menh-cua-dong-euro-20160617114926003.chn

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 5


Thực hành nghề nghiệp 1


GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Từ đó, em quyết định chọn đề tài: “XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA
DOANH NGHIỆP TÍN THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG HÀ LAN – THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2020 ”, để
làm chuyên đề thực hành nghề nghiệp 1 của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích thực trạng xuất khẩu bao bì nhựa của doanh nghiệp Tín Thành sang
thị trường Hà Lan
- Tìm hiểu thị trường Hà Lan về sản phẩm bao bì nhựa
- Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bao bì sang thị trường Hà Lan đến năm
2020
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian, đề tài đề cập vấn đề xuất khẩu bao bì nhựa của công ty Tín
Thành sang Hà Lan
- Về thời gian, số liệu trong đề tài được thu thập trong 3 năm : 2013,
2014,2015 và 3 quý năm 2016.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp từ cơ sở
lí luận, và thu thập thông tin dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thứ cấp như qua sách,
báo, tạp chí, internet và dữ liệu từ công ty Tín Thành cung cấp.
-

5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
làm 3 chương:
Chương 1 – Cơ sở lý luận về xuất khẩu bao bì

Chương 2 – Tổng Quan Về Thị Trường Hà Lan
Chương 3 – Phân tích thực trạng xuất khẩu bao bì nhựa sang thị trường Hà
Lan
Chương 4 – Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bao bì đến năm 2020

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 6


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA
1.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu
1.1.1.1.
Khái niệm về xuất khẩu :
Theo điều 28, Luật Thương mại (2005) : Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.
Hay theo PGS.TS Hà Nam Khánh Giao (2012) cho rằng: “Xuất khẩu (Export)
làviệc bán sản phẩm làm từ một quốc gia để bán cho chính quốc gia đó tiêu
dùng hay bán lại cho các quốc gia khác.”3
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất , nó phản
ánh quan hệ thơng mại , buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và
thế giới . Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu , hình thức kinh doanh

xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia , nó là “chiếc chìa
khoá” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia , tạo ra nguồn
thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nớc khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc
tế .
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc
gia khác trên cơ sở dung tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có
thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt
động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công
lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì
các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. 4
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau : Xuất khẩu hành
hoá hữu hình , hàng hoá vô hình (dịch vụ) ; xuất khẩu trực tiếp do chính các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận ; xuất khẩu gián
tiếp (hay uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh
doanh trung gian đảm nhận . Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình , ngày
nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triển.
3 Hà Nam Khánh Giao (2012), Giáo trình Cao học Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế, NXB Tổng hợp

TP.HCM, TP.HCM.
4 Đoàn Thị Hồng Vân (2005) , Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Thống kê

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 7


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang


1.1.2. Vai trò xuất khẩu bao bì

Trong nền kinh tế hàng hoá, hầu hết các sản phẩm đều phải dùng đến bao bì để
bao gói. Việc bao gói hàng hoá không chỉ để chứa đựng sản phẩm mà còn
được sử dụng cho nhiều mục đích. Có thể nói chỉ trong điều kiện kinh tế thị
trường, bao bì mới phát huy hết các chức năng của nó và nó có vai trò rất to
lớn đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.
Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng để giữ gìn nguyên vẹn số
lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm mất mát, hao hụt và được coi là
một yếu tố trực tiếp thực hiện tiết kiệm lao động xã hội.
Bao bì đảm bảo cho hàng hoá được an toàn trong các khâu lưu chuyển của nó.
Trong lĩnh vực xếp dỡ, vận chuyển, bao bì như một “lớp bảo vệ” vững chắc
ngăn cản sự tác động cơ học giữa các bao bì khác nhau (sự chèn, nén, va đập
do chất xếp và sự di chuyển của các phương tiện vận tải). Điều đó cũng có
nghĩa bao bì góp phần tích cực vào việc ngăn chặn ảnh hưởng có hại đến chất
lượng hàng hoá, tránh được đổ vỡ, dập nát, cong vênh các hàng hoá chứa đựng
bên trong bao bì. Bao bì hàng hoá bảo vệ và duy trì “sự sống” của sản phẩm.
Từ lâu các nhà kinh tế bao bì đã đánh giá: vai trò của bao bì là để bảo quản,
bảo vệ hàng hoá, là yếu tố để tiết kiệm của cải xã hội. Hiện nay, ở các nước
đang phát triển tỷ lệ hư hại sản phẩm chế biển sẵn và các mặt hàng lương thực,
thực phẩm khác trong toàn bộ khâu phân phối được đánh giá vào khoảng 20 25%. Đây là một con số rất lớn và đáng báo động. Nguyên nhân quan trọng
nhất gây hư hỏng, thối rữa lương thực, thực phẩm là do sự tấn công của côn
trùng, vật gặm nhấm, chim chóc. Khâu mất mát nhiều nhất là khâu lưu kho
hay trước khi hàng hoá được vận chuyển từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ, cảng
xuất khẩu. Một nguyên nhân khác gây ra hư hại hàng hoá là do chất lượng bao
bì kém, không đảm bảo các yêu cầu của quy phạm chất xếp, độ bền vững thấp.
Việc tổ chức đóng gói, tổ chức bốc xếp không hợp lý cũng gây ra những tác
động xấu đến công tác bảo quản hàng hoá, phương thức vận chuyển hàng hoá
và bao bì không hợp lý đã gây ra hiện tượng sản phẩm bị hư nát là phổ biến.5
Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng thực hiện thông tin quảng

cáo sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, là hình thức phục vụ văn minh khách hàng
và trong buôn bán quốc tế.
5 Saga, Câu chuyện về bao bì hàng hóa, />
ii-vai-tro-cua-bao-bi-trong-hoat-dong-kinh-d~42226

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 8


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm được sản xuất ra với số lượng vô cùng
lớn với vô vàn quy cách chủng loại. Trong đống khổng lồ hàng hoá như vậy,
người tiêu dùng sẽ lựa chọn như thế nào? Cái gì là tín hiệu đầu tiên để khách
hàng tìm kiếm sản phẩm theo yêu cầu của họ? Đó chính là bao bì hàng hoá.
Khách hàng dựa vào bao bì để tìm ra những sản phẩm mà họ cần.
Bao bì một loại sản phẩm nhất định trở thành ấn tượng quen thuộc của những
người mua sắm thường xuyên, trở thành tiềm thức của mỗi khách hàng khi lựa
chọn hàng hoá, để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, sản phẩm của
doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Trong thương mại quốc tế, bao bì hàng hoá được xem là một tiêu chuẩn chất
lượng quan trọng. ở các nước phát triển, khi hình thức bán hàng đã đạt tới
trình độ cao thì chức năng bán hàng của bao bì rất được chú ý. Kéo theo đó
những yêu cầu quảng cáo, thông tin của bao bì, cách bao gói, các ký mã hiệu,
nhãn hiệu... cần phải tuân thủ các thông lệ quốc tế và luật pháp của các nước
nhập khẩu. Bao bì được tiêu chuẩn hoá là tiếng nói chung của các quốc gia
trong lĩnh vực lưu thông, buôn bán quốc tế. Nhờ đó thúc đẩy hoạt động xuất

nhập khẩu giữa các nước.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu bao bì :
Cùng với quá trình phát triển lâu dài của mình, các hình thức kinh doanh xuất
khẩu ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Hầu hết các hình thức đều cố
gắng khai thác tối đa những lợi thế do xuất khẩu mang lại. Tuy nhiên trong
điều kiện nền kinh tế còn yếu như nước ta, các hình thức xuất khẩu của các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn nghèo nàn và chưa sử dụng
được các nguồn lực trong nước để xuất khẩu có hiệu quả cao như các nước
khác trong khu vực.
Hoạt động xuất khẩu ở nước ta bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
-

Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp hay còn gọi là giao dịch trực tiếp. Theo GS.TS Võ Thanh
Thu (2011): “Giao dịch trực tiếp là hình thức giao dịch, trong đó người bán
(người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau
(bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa,
giá cả và các điều kiện giao dịch khác”. 6
6 Võ Thanh Thu (2011), Kỹ thuật Kinh doanh Xuất Nhập khẩu, NXB Tổng hợp TP.HCM

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 9


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang


Ưu điểm của hình thức này là giảm được chi phí trung gian, doanh nghiệp có
thể chủ động hơn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, xuất
khẩu trực tiếp đòi hỏi khối lượng giao dịch phải lớn để bù đắp chi phí giao
dịch, các cán bộ xuất nhập khẩu phải có đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm
khi thực hiện giao dịch.
-

Xuất khẩu ủy thác :

Xuất khẩu ủy thác còn gọi là xuất khẩu gián tiếp. Đây là hoạt động bán hàng
hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp ra nƣớc ngoài thông qua trung gian (đơn
vị xuất khẩu nhận ủy thác).
PGS.TS Phạm Duy Liên cho rằng: “Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho
doanh nghiệp không thể có mối liên hệ trực tiếp với thị trường,bạn hàng ,do
vậy họ sử dụng các hình thức xuất khẩu gián tiếp qua người thứ ba: mua bán
qua trung gian thƣơng mại, tham gia đấu giá, mua bán ở sở giao dịch hàng
hóa…Những nguyên nhân gặp phải trong kinh doanh thường là do tính chất
của hàng hóa, do không am hiểu thị trường, không có thời gian nghiên cứu,
thâm nhập thị trường, do các quy định của luật pháp,…”7
Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu nhận ủy thác nhận xuất khẩu một lô
hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo
thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác). Các trung gian mua
bán (như đại lý, doanh nghiệp quản lý xuất nhập khẩu và doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu) không chiếm hữu hàng hoá của doanh nghiệp mà trợ
giúp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài.
Hình thức này giúp cho doanh nghiệp giảm bớt rủi ro khi thâm nhập thị
trường nước ngoài, giảm bớt các chi phí giao dịch và không cần phải có nhiều
kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu. Nhược điểm của xuất khẩu ủy
thác đó là lợi nhuận bị chia sẻ, doanh nghiệp ủy thác không chủ động trong
việc tiêu thụ sản phẩm bởi họ không trực tiếp liên hệ với khách hàng và thị

trường nước ngoài.
-

Xuất khẩu tự doanh

7 Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình Giao dịch Thương mại Quốc tế, NXB Thống kê.

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 10


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Theo GS. TS. Võ Thanh Thu (2010) 8thì xuất khẩu tự doanh “là hình thức
doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm (tổ chức thu mua hoặc tổ chức sản xuất), tự
tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu” Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất
khẩu độc lập và trực tiếp của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chịu tất cả
mọi việc từ nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng cho đến việc ký kết và thực
hiện hợp đồng. Hình thức xuất khẩu này phù hợp với những doanh nghiệp lớn,
chất lƣợng sản phẩm của họ có uy tín, hình thức xuất khẩu tự doanh có thể
đảm bảo cho công ty đẩy mạnh thâm nhập thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, xuất
khẩu tự doanh có một số nhược điểm như chi phí kinh doanh bỏ ra cao, đòi hỏi
doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, có thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng công
nghiệp riêng. Ngoài ra, hình thức này cũng chứa đựng nhiều rủi ro do mọi giai
đoạn xuất khẩu doanh nghiệp đều phải đảm nhận.
-


Gia công quốc tế:

Theo GS.TS Võ Thanh Thu (2010) thì “Gia công hàng xuất khẩu là phương
thức sản xuất hàng xuất khẩu mà trong đó người đặt gia công ở nước ngoài
cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu
và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản
xuất sản phẩm theo yêu cầu của khác. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận
gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.”
Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất,
thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu cũng chính là nơi tiêu
thụ mặt hàng đó, đồng thời nó có tác dụng là xuất khẩu lao động tại chỗ,
trường học về kỹ thuật và quản lý và là quá trình tích luỹ vốn cho những nước
ít vốn.
1.1.4. Qui trình hoạt động xuất khẩu bao bì

Bước 1 : Bộ phận kinh doanh gửi kế hoạch xuất khẩu cho bộ phận Xuất nhập
khẩu
1.Thông tin làm thủ tục chứng từ: hóa đơn chiếu lệ, đơn đặt hàng, đơn xác
nhận bán hàng, phụ lục, hợp đồng......
2. Phiếu thông tin kế hoạch xuất hàng .
8 Võ Thanh Thu (2010), Kinh tế & Phân tích Hoạt động Kinh doanh Thƣơng mại, NXB Tổng hợp,

TP.HCM.

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 11


Thực hành nghề nghiệp 1


GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Bước 2 : Bộ phận sản xuất cung cấp thông tin cho bộ phận Xuất nhập khẩu
Tổ đóng gói/Thành phẩm/Máy thổi..: nhập thông tin số liệu hàng xuất chính
thức bằng cách cập nhật "Phiếu đóng gói hàng hóa C" trên phần mềm hoặc
bằng file giấy
Bước 3 : Bộ phận Xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất khẩu và báo chi tiết giao
hàng. Trong quá trình tiếp nhận thông tin từ bước 1 đến bước 2 sẽ thông báo
cho các bộ phận liên quan như Kinh doanh, Kế Hoạch Giao Hàng, Kế Toán,
Sản Xuất, Kho, Giám sát chất lượng các thông tin như: ngày giao hàng, ngày
đóng container, ngày cutoff .....chậm nhất 12h làm việc trước ngày giao hàng.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT BAO BÌ TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành hàng

Ngày nay, ngành sản xuất Bao bì như chúng ta biết là kết quả của một quá
trình phát triển lâu dài. Nó là sản phẩm ra đời từ thành quả của nghiên cứu
liên tục nhằm tìm kiếm các phương pháp tốt hơn cho việc sản xuất bao bì hàng
hoá khác nhau mục đích bảo vệ tốt nhất cho hàng hóa .
Trở lại trong chiều sâu của thời tiền sử , những người dân đầu tiên trên trái đất
đã tìm cách bảo tồn những thức ăn dư thừa của họ thu thập được trong quá
trình săn bắn, câu cá trong thời gian lâu nhất có thể và cũng để được chuẩn bị
tốt cho bất kỳ sự thiếu lương thực trong tương lai. Họ đã sử dụng lá cây, giỏ
vải dệt thoi và da động vật để lưu trữ thực phẩm của họ. Đất nung được sử
dụng để chứa chất lỏng.
Những bao bì cổ xưa như chậu bằng đất nung và túi da ngày nay vẫn còn
trong các viện bảo tàng khảo cổ học và cổ sinh học. Điều đó đã chứng minh sự
ra đời rất sớm của và tầm quan trọng của bao bì đối với đời sống cổ xưa của tổ

tiên chúng ta ‘. Mặc dù hình thức ban đầu của bao bì rất thô sơ, nhưng cũng
khẳng định tính hữu dụng của nó.
Năm 1920, các sáng chế của giấy bóng kính trong suốt đánh dấu sự bắt đầu
của thời đại của nhựa, các túi nhựa đầu tiên được sử dụng cho bao bì được
phát hiện vào năm 1933 . Còn túi nhôm lát mỏng được phát minh ra để sử
dụng cho các sản phẩm thuốc và dược phẩm.
Bao bì liên tục cải tiến và ra đời nhiều chủng loại để đáp ứng cho đa dạng
hàng hóa , do đó nâng cao mức sống hàng ngày của chúng ta. Trong những

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 12


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

năm 1940, bao bì đã được phát triển cho thực phẩm đông lạnh. Năm 1952,
Aerosol đến trên thị trường. Loại bao bì Lon, có sẵn từ những năm 1960, điều
này báo trước sự bùng nổ của thị trường nước giải khát. Hộp vô trùng, được
phát minh vào năm 1961, đã được sử dụng để bảo quản sữa lâu đời từ bao giờ.
Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất bao bì đang phát triển mạnh mẽ trên
thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam khi tham gia vào nền kinh tế hội nhập toàn cầu
WTO. Các vật liệu sản xuất bao nhựa rất đa dạng và phong phú, công nghệ
sản xuất hiện đại được nghiên cứu công nghệ mới nhất, áp dụng các quy chuẩn
về chất lượng mẫu mã, kiểu dáng, khối lượng. Do vậy công dụng của bao bì đã
được mở rộng trong các lĩnh vực, bảo quản, vận chuyển, thương mại, quảng bá
sản phẩm thương hiệu.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất bao bì nhựa:


Ngành nhựa của Việt Nam lọt vào tầm ngắm của các tập đoàn nước ngoài là
do triển vọng rất lớn của ngành này. Hiện, tốc độ tăng trưởng của ngành được
xếp hàng thứ hai tại khu vực Đông Nam Á. Về tổng thể, ngành nhựa Việt Nam
không yếu thế so với khu vực, với mức tăng trưởng bình quân 20 - 25%/năm 9,
ngay cả Thái Lan, Singapore cũng không cạnh tranh được với tốc độ tăng
trưởng của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm
nhựa thời gian qua có sự nỗ lực và linh hoạt nắm bắt kịp tình hình thị trường
từ chính các doanh nghiệp nhựa, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ tận dụng lợi
thế ưu đãi thuế và giá nguyên liệu đầu vào giảm, để mỏ rộng thị phần xuất
khẩu. Hiệp hội cũng hỗ trợ nhiều giải pháp dể tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhựa cũng gặp nhiều khó khăn, theo các chuyên
gia trong ngành, dù tăng trưởng khả quan và đầu tư bài bản, nhưng nhìn
chung, doanh nghiệp (DN) bao bì vẫn chưa hoàn toàn lạc quan vì vẫn phải đối
đầu với nhiều thách thức, nhất là khi năm 2016, hàng rào phi thuế quan được
dỡ bỏ thì áp lực cho DN trong nước càng lớn. Trong khi đó, ngành bao bì ở
một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có trình độ sản xuất cao hơn như
Thái Lan hướng tới sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ sinh học, thân
9 Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Một năm xuất khẩu sản phẩm nhựa chưa có nhiều chuyển biến và cơ

hội mới trong năm 2016, />
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 13


Thực hành nghề nghiệp 1


GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

thiện với môi trường và Malaysia là nơi cung cấp màng kéo nhựa polyetylen
có lợi cho môi trường.
Năm 2015, các doanh nghiệp bao bì gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và xuất
khẩu khi giá điện tăng lên. Một số thị trường lớn của ngành bao bì nhựa như
Nhật, Mỹ có nền kinh tế phát triển chậm trong năm, đã ảnh hưởng tới xuất
khẩu nhựa nước ta tới thị trường này. Đồng euro liên tục xuống thấp trong
năm qua khiến doanh nghiệp châu Âu giảm cả số lượng đơn hàng lẫn giá mua
từ công ty Việt Nam. Khi giá euro giảm, ngoài thiệt hại về số lượng đặt hàng
giảm thì các doanh nghiệp Việt còn phải chịu cạnh tranh từ chính hàng hóa sản
xuất tại khu vực này. Bởi lẽ, euro xuống thấp, chi phí nguyên liệu hàng hóa
cũng giảm theo, từ đó, doanh nghiệp ngành bao bì nhựa ở Châu Âu sẽ tung ra
thị trường sản phẩm có giá cạnh tranh, thậm chí giá bằng với hàng hóa Việt
Nam.
Xét về góc độ cạnh tranh, các DN bao bì nhựa hiện vẫn bị lép vế do nguyên
liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, 70% còn lại
đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu nguyên liệu
PP tăng từ 2% lên 3% bắt đầu từ ngày 1/1/2016. Bên cạnh đó, số lượng mẫu
mã, chủng loại sản phẩm của ngành bao bì nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều
sản phẩm có giá trị gia tăng.10
1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành hàng :

Lĩnh vực đóng gói bao bì là một trong những ngành công nghiệp phát triển
nhanh chóng ở Việt Nam, được thúc đẩy phát triển do nhu cầu ngày càng cao
đối với hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm... Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng GDP
trong năm 2016 được dự báo khá lạc quan (xấp xỉ 6%), điều này tạo cơ sở để
chỉ số bán lẻ duy trì đà phục hồi và tác động đến những ngành công nghiệp
phụ trợ khác trong đó có ngành công nghiệp bao bì. Ngoài ra, cơ hội phát triển
của ngành bao bì còn là việc các hiệp định thương mại song phương và đa

phương có thể ký kết trong năm nay như TPP, Việt Nam - EU... kỳ vọng số
lượng đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, đặc biệt là nhóm hàng thủy sản, dệt may...
kéo theo sự tăng trưởng mạnh trong nhu cầu các mặt hàng bao bì.

10 Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Một năm xuất khẩu sản phẩm nhựa chưa có nhiều chuyển biến và cơ

hội mới trong năm 2016, />
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 14


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Từ những điều kiện thuận lợi này đã đưa ngành đóng gói bao bì trở thành một
trong những ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Theo đánh giá của
Hiệp hội Bao bì Việt Nam (Vinpas), lĩnh vực đóng gói bao bì tăng trưởng
trung bình từ 15- 20%/năm. Hiện tại, Việt Nam có hơn 900 nhà máy đóng gói
bao bì, khoảng 70% trong số đó tập trung ở các tỉnh thành phía Nam. Thị
trường có thể được chia làm 5 lĩnh vực chính bao gồm đóng gói bao bì nhựa,
carton/giấy, đóng gói kim loại và các loại khác.11
Theo đánh giá của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, trong những năm gần đây, ngành
bao bì nhựa cũng đã phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn
25%/năm. Bao bì nhựa phát triển mạnh do ngành lương thực, thực phẩm có
bước tăng trưởng tốt. Các DN đã đầu tư những dây chuyền công nghệ mới và
cung ứng ra thị trường nhiều chủng loại bao bì cao cấp, đáp ứng được các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm như bao bì sử dụng màng
ghép phức hợp có chức năng gia tăng độ bảo quản, kéo dài thời gian sử dụng

sản phẩm mà không cần dùng chất bảo quản...
Với dân số đông và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng đóng gói, ngành sản xuất bao bì sẽ có thị trường rất rộng lớn. Theo
các chuyên gia kinh tế, loại bao bì, túi xách vẫn tiếp tục được sản xuất và tiêu
thụ mạnh trong thời gian tới do mức độ thông dụng và có lợi thế về chi phí sản
xuất bởi sử dụng ít năng lượng, trọng lượng nhẹ, tiết kiệm được chi phí vận
chuyển, giảm không gian lưu trữ... và nhất là thu lợi nhuận nhanh. Ngành công
nghiệp bao bì cũng sẽ gắn kết mật thiết hơn với các mặt hàng thực phẩm đóng
hộp nhờ những cải tiến không ngừng về chất lượng và tính tiện lợi.

11 Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Được đầu tư ‘khủng’ về máy móc, ngành bao bì sẽ sớm tăng năng

suất, />
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 15


Thực hành nghề nghiệp 1

2.1.

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀ LAN
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Hà Lan là một nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Hà Lan chỉ có hơi đốt (trữ lượng khoảng 2.680 tỷ m3), một khối lượng không
lớn dầu lửa ở biển Bắc (sản lượng đáp ứng khoảng 20% nhu cầu hiện nay).

Nhưng Hà Lan đã biết sử dụng thế mạnh của mình là một quốc gia ven biển,
cửa khẩu của 3 con sông lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh,
Pháp, Đức để phát triển các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công
nghiệp chế biến, hoá dầu... Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai mầu mỡ để phát
triển nông nghiệp và ngành công nghiệp thực phẩm.
Nền kinh tế Hà Lan được ghi nhận là nền kinh tế ổn định, về tăng trưởng công
nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát, thặng dư tài khoản vãng lai khá lớn, và
đóng vai trò quan trọng như là một trung tâm giao thông của Châu Âu. Hoạt
động công nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, hóa chất, lọc
dầu, và máy móc thiết bị điện. Lĩnh vực nông nghiệp sử dụng cơ giới hóa cao
chỉ chiếm 2% lực lượng lao động nhưng tạo ra giá trị thặng dư lớn cung cấp
cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và xuất khẩu. 12
Hà Lan, cùng với 11 nước đối tác Châu Âu, bắt đầu lưu hành đồng tiền euro
vào 01 tháng 1 năm 2002. Quốc gia này được đánh giá là một trong những
quốc gia Châu Âu cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất và là một
trong bốn nhà đầu tư lớn nhất tại Mỹ. Sau 26 năm tăng trưởng kinh tế không
bị gián đoạn, nền kinh tế Hà Lan – một nền kinh tế mở, phụ thuộc vào thương
mại nước ngoài và các dịch vụ tài chính - đã bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hà Lan đạt tăng trưởng GDP 3,9% trong năm
2009, trong khi xuất khẩu giảm gần 25% do sự giảm mạnh của nhu cầu thế
giới. Khu vực tài chính của Hà Lan cũng bị ảnh hưởng, một phần do việc đầu
tư vào chứng khoán thế chấp trên thị trường Mỹ của một số ngân hàng Hà
Lan. Để đối phó với tình trạng hỗn loạn trong thị trường tài chính, chính phủ
đã quốc hữu hóa hai ngân hàng và bơm hàng tỷ đô la vào ngân hàng thứ ba, để
ngăn chặn rủi ro hệ thống. Chính phủ cũng tìm cách thúc đẩy nền kinh tế trong
nước bằng cách đẩy mạnh chương trình cơ sở hạ tầng, cắt giảm thuế để các
doanh nghiệp giữ chân người lao động, và các cơ sở tín dụng mở rộng xuất
khẩu. Do thực hiện các chương trình kích thích và cứu trợ ngân hàng, kết quả
12 Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ), Hồ sơ thị trường Hà Lan,


/>
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 16


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

là thâm hụt ngân sách chính phủ gần 4,6% GDP trong năm 2009 và tăng lên
5,6% trong năm 2010 trái ngược với thặng dư 0,7% GDP trong năm 2008. Với
tỷ lệ thất nghiệp chủ yếu thuộc về khu vực tư nhân tiêu dùng, Chính phủ của
Thủ tướng Mark RUTTE đang phải chịu áp lực tăng để giữ mức thâm hụt
ngân sách trong tầm kiểm soát đồng thời thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đánh giá kinh tế năm 2013-2015
Theo Cơ quan Thống kê Hà Lan, nước này đã lần đầu tiên trong 5 năm trở lại
đây đưa thâm hụt ngân sách trong năm 2013 xuống thấp hơn mức 3% GDP
theo quy định của Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, thâm hụt ngân sách của
Hà Lan trong năm ngoái đã giảm 9 tỷ euro, từ mức tương đương 4,1% GDP
năm 2012 xuống còn 2,5% GDP. Nguyên nhân chủ yếu của mức giảm đáng kể
này là nhờ nguồn thu ngân sách đã tăng 7 tỷ euro, lên tới 285 tỷ euro năm
ngoái. Tuy nhiên, nền kinh tế của Hà Lan vẫn ở trong tình trạng suy thoái
trong phần lớn thời gian của năm ngoái. Kinh tế của Hà Lan đã suy giảm trong
tám quý liên tiếp trước khi tăng trưởng trở lại 0,8% vào cuối năm 2013. Nợ
công tăng 2,2 điểm phần trăm lên 73,5% GDP, cao hơn nhiều so với mức 60%
GDP theo quy định của EU Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte từ đó đã
thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng để cải thiện tài chính công và
thực hiện các cải cách trong nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó có thị trường
lao động, lĩnh vực nhà đất, thị trường năng lượng, và hệ thống lương hưu. Kết

quả là, thâm hụt ngân sách chính phủ vào cuối năm 2015 giảm xuống còn 2%
GDP. Sau cuộc suy thoái kéo dài với tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi lên 7,4% và
chi tiêu gia đình giảm liên tiếp trong gần ba năm, đến năm 2014 đã chứng kiến
mức tăng trưởng GDP 1% và các dấu hiệu khả quan ở hầu hết các chỉ tiêu kinh
tế. Các động lực thúc đẩy tăng trưởng bao gồm xuất khẩu tăng và đầu tư kinh
doanh phát triển, cũng như sự kích thích tiêu dùng từ các hộ gia đình. 13
QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM
2.2.1. Hợp tác thương mại
Ngoài phần viện trợ không hoàn lại, Hà Lan còn có các Chương trình tín dụng
hỗn hợp Miliev và Oret, theo đó Chính phủ Hà Lan viện trợ không hoàn lại
35% tổng trị giá hợp đồng với nhà thầu Hà Lan (từ 1998 về trước, dự án
Miliev được viện trợ 60% và dự án Oret được viện trợ 45%), còn lại 65% là
đóng góp từ phía Việt Nam. Chương trình này chủ yếu sử dụng cho các dự án
cấp nước, lâm nghiệp, dệt may, sản xuất thức ăn gia súc... Tiêu chuẩn lựa chọn

2.2.

13 Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ), Hồ sơ thị trường Hà Lan,

/>
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 17


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

là các dự án không mang tính chất thương mại theo qui định của OCDE, có tác

động tích cực đối với môi trường (Miliev) hoặc không làm hại đến môi trường
(Oret), ít nhất 60% giá trị giao dịch có xuất xứ từ Hà Lan, gắn liền với chính
sách phát triển và đóng góp vào quan hệ kinh tế Hà Lan - Việt Nam.
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan trong các năm gần đây :
2.2.2. Hợp tác đầu



- Các lĩnh vực đầu tư Hà
Lan bao gồm dịch vụ,
quản lý nước, môi trường, gần đây là bán lẻ, bất động sản, nhà ở, đầu tư gián
tiếp...
- Các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉnh phía Nam như: Tp HCM, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…Trừ một số dự án dầu khí và bia,
thực phẩm, các dự án đầu tư của Hà Lan nhìn chung có quy mô vừa và nhỏ.
Nhiều dự án đầu tư hoạt động rất có hiệu quả, với các công ty lớn nổi tiếng

như Heineken (bia Heineken, Tiger, Bivina), Unilever (chất tẩy rửa, hoá mỹ
phẩm, kem Wall), Royal Dutch Shell (dầu khí – cả khai thác và phân phối),
Foremost (sữa), Akzo Nobel Coating (hoá dược), Philips (điện tử),...
- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có dự án đầu tư sang Hà Lan. 14
2.3.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HÀ LAN
2.3.1. Tình hình cung – cầu sản phẩm bao bì trên thị trường
2.3.1.1.
Nhu cầu tiêu dùng :

Doanh thu của thị trường bao bì toàn cầu là 403 tỷ Euro và của thị trường Hà
Lan là 3.6 tỷ Euro. Giấy là vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong khi nhựa có

14 Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ), Hồ sơ thị trường Hà Lan,

/>
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 18


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

giá trị cao nhất. Các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là thị trường
cuối cùng quan trọng nhất đối với bao bì nhựa ( khoảng 60% ).15
Bao bì nhựa phải đáp ứng nhiều yêu cầu về vận chuyển, xử lý, tiếp thị, thông
tin, và sử dụng. Những yêu cầu này cho thấy tính linh hoạt các chức năng của
bao bì. Mặt khác, hầu hết người sử dụng bao bì coi nó như là một sản phẩm
với lãi suất thấp
Các nhu cầu dài hạn cho bao bì nhựa là tương đối ổn định: sự thay thế quy mô
lớn giữa các chất liệu bao bì không phải là dự kiến. Cơ hội dài hạn cho bao bì
nhựa về người tiêu dùng, chủ sở hữu thương hiệu và nhà bán lẻ đang thay đổi
liên tục. Bao bì nhựa có thể trở thành một thị trường nhiềm tiềm năng : nhu
cầu thiết thực hơn về bao bì, thiết kế thương hiệu nổi bật và nâng cao thị hiếu
của khách hàng.
Nhu cầu ngắn hạn là việc tăng trưởng GDP: sản xuất bao bì nhiều hơn và tiêu
thụ mạnh hơn. Với dự báo nền kinh tế có nhiều biến động vào năm 2016, nhu
cầu về bao bì nhựa sẽ giảm nhẹ trong khi lợi nhuận có thể chịu áp lực do chi
phí nguyên liệu thô vẫn ở mức cao và chi phí lao động tăng.

15 All4Pack.com , Packaging: Market And Challenges In 2016,

/>
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 19


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm Nhựa theo thị trường từ 2010 – 2015
(% tính theo Trị giá)
2.3.1.2.

( Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt Nam )

Khả năng cung ứng :

Sản xuất bao bì nhựa được đặt ở phân đoạn tầm trung trong thị trường sản xuất
nguyên vật liệu. Đây là vị trí nói chung tương đối khó khăn như: các nhà cung
cấp chủ yếu là các công ty hóa học lớn, khách hàng là các công ty tư nhân và
các nhà bán lẻ, thị trường đa phần đều do các nhà cung cấp lớn nắm giữ.
Ngành công nghiệp bao bì nhựa bao phủ rộng: thị phần của 50 nhà sản xuất
hàng đầu châu Âu chiếm 42% của 50 tỷ Euro nhựa đóng gói trên thị trường
Châu Âu. Điều này dẫn đến giá cả cạnh tranh khốc liệt, lợi nhuận khiêm tốn,
tính kinh tế theo qui mô được củng cố liên tục. Tuy nhiên, dựa vào sự phong
phú các loại vật liệu và sản phẩm, cộng thêm thị trường chứng khoán, có thể
xác định các phân đoạn nhỏ của thị trường và tập trung vào những nhóm
khách hàng riêng biệt (thị trường ngách) . Điều này đã hạ nhiệt cho mức độ
cạnh tranh trong các phân đoạn.16

Thị trường bao bì nhựa chủ yếu là một thị trường nội địa (khoảng 400km). 50
công ty hàng đầu châu Âu có tất cả các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau.
Chỉ có mặt hàng thuần túy như túi nylon được sản xuất ở các nước châu Á có
chi phí thấp và được giao dịch trên toàn cầu.
Thị trường bao bì nhựa ở Hà Lan chiếm phần nhỏ doanh thu so với nền kinh tế
Hà Lan. Hầu hết các nhà sản xuất Hà Lan là doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ
cho thị trường Hà Lan và lân cận. Còn số doanh nghiệp có tổng doanh thu trên
50 triệu USD chỉ chiếm rất ít.
Việc sản xuất bao bì nhựa có đặc điểm là: chi phí nguyên vật liệu cao (trung
bình 45%) và tâp trung nhiều vốn. Giá nguyên liệu không ổn định mà kết quả
trong bán hàng cao và biến động lợi nhuận. Nó cũng làm cho việc mua sắm và
ký kết hợp đồng thậm chí quan trọng hơn. Kết quả của việc tập trung nguồn
vốn lớn sẽ làm dao động và biến đổi các mục chi phí cố định.17
16 Rabobank, Unpacking the Dutch plastics packaging industry,

/>17 Rabobank, Unpacking the Dutch plastics packaging industry,

/>
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 20


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

2.3.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường

Đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất của Việt Nam là từ khu vực Đông

Nam Á, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trung Quốc và Ấn Độ
cũng là đối thủ cạnh tranh nhưng lại ở góc độ khác, và Pakistan thì ở mức độ
thấp hơn. Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ mạnh đối với sản phẩm túi container (FIBC).
Tham vấn với các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam cho thấy rằng Trung
Quốc có vẻ không phải là đối thủ hàng đầu. Trung Quốc, với năng suất sản
xuất cao, thường nhắm vào các thị trường có quy mô lớn chứ không phải là
các thị trường ngách nhỏ với những yêu cầu chất lượng cao mà các nhà sản
xuất của Việt Nam đang hướng tới.
Các nhà sản xuất ở Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ không phải là những đối
thủ cạnh tranh trực tiếp mặc dù họ sẽ bảo vệ vị trí của họ bằng cách yêu cầu
những động thái can thiệp của chính phủ khi có bằng chứng rằng họ đang bị
cạnh tranh không công bằng tại sân nhà.

2.3.3. Các qui định pháp lý liên quan đến mặt hàng bao bì

Yêu cầu pháp lý EU đối với các sản phẩm là bắt buộc đối với tất cả các
nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa được xuất khẩu sang EU. Các yêu cầu
này bao gồm tiêu chuẩn về môi trường, sức khoẻ và an toàn của người tiêu
dùng. Các yêu cầu liên quan tới môi trường phải được áp dụng cho tất cả các
loại nguyên liệu và sản phẩm bao bì nhựa để gói đồ ăn. Ví dụ, yêu cầu hợp
pháp về chất nguy hiểm như là việc sử dụng các loại mực chứa kim loại
nặng.18
Yêu cầu về môi trường
Yêu cầu pháp lý về môi trường, phần 4 cuả Nghị định 2004/12/EC hoàn thiện
Nghị định số 94/62/EC kêu gọi đẩy mạnh việc tái chế tổng thể và các mục tiêu
khôi phục với mục tiêu tái chế nguyên liệu cùng với mỗi nguyên liệu đóng gói,
2.3.3.1.

18 Cục Xúc tiến Thương mại ( Vietrade ) , Hướng dẫn Tiếp thị Xuất khẩu cho Doanh nghiệp sản


xuất bao bì nhựa Việt Nam, />download=12%3Ahuong-dan-tiep-thi-xuat-khau-cho-nganh-nhua-viet-nam

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 21


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

60% cho kính, giấy và bìa, 50 % cho kim loại, 22.5% cho nhựa, 15% cho gỗ.
Cũng có thể cân nhắc việc đốt để lấy năng lượng như là một cách để khôi phục
(cũng được gọi là khôi phục năng lương). Bắt buộc phải ghi mác nguyên liệu
đóng gói. Việc các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ biết nguyên liệu và sản phẩm
bao bì nhựa được đặt ở thùng tái chế hay thùng phục hồi năng lượng phụ thuộc
vào loại bao bì nhựa được nói tới và nó sẽ được thiết kế để tái chế. Nó cũng sẽ
được thiết kế một cách thống nhất và rất nhẹ nhằm tiết kiệm nguyên liệu.
Nghị định này quy định cụ thể trong Phụ lục II các yêu cầu cần thiết cần đáp
ứng về bao bì để đảm bảo tiếp cận được với thị trường EU có thể được tóm tắt
như sau:
- Bao bì được sản xuất sao cho số lượng và cân nặng giới hạn ở mức tối thiểu
để duy trì mức độ an toàn, vệ sinh và chấp nhận đối với sản phẩm được đóng
gói và với khách hàng.
- Bao bì phải được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá theo cách mà có thể sử
dụng lại bao gồm tái chế, và hạn chế tác hại đối với môi trường khi bao bì
hoặc rác thải từ việc sản xuất bao bì thải ra môi trường.
- Bao bì phải được sản xuất sao cho hạn chế sử dụng các chất và nguyên liệu
độc hại, cũng như hạn chế mùi, tro hoặc leachte của nguyên liệu và các chất
cấu thành. Các chất thừa gói hàng hoặc chất thải khi sản xuất bao bì phải được

đốt hoặc lấp. Chú ý mỗi thành phần bao gói phải tuân thủ theo giới hạn 100
ppm cho 4 kim loại nặng và hạn chế sử dụng các chất nguy hiểm.
- Bao gói phải có thể tái sinh dưới dạng tái chế nguyên liệu, phục hồi năng
lượng.
Yêu cầu về bao gói thực phẩm
Đề cập tới vấn đề an toàn, luật bao gói thực phẩm và Siêu luật đã đưa ra các
Nghị định cụ thể đặc biệt đề cập tới việc di chuyển của chất dẻo (Nghị định
Nhựa 2002/72/EC) liên quan tới các nguy cơ độc hại và sự ảnh hưởng của bao
gói và thực phẩm về thời hạn sử dụng và khái niệm rào cản chức năng (Quy
định 2004/1935/EC cho biết bao bì đóng gói sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ).
Các nhà sản xuất bao bì nhựa Việt Nam phải đảm bảo bao bì đóng gói thực
phẩm phải phù hợp với chứng nhận của các nhà cung cấp nhựa của họ, ví dụ,
các công ty hoá chất chính với các nhà cung cấp phụ gia và nguyên liệu thô
khác của họ ví dụ công ty sản xuất mực để đảm bảo rằng không có chất tái chế
trong sản phẩm đóng gói thực phẩm và rằng quy trình sản xuất được tiến hành
rất chuyên nghiệp.
Quy tắc về bao bì đóng gói thực phẩm như trên đề cập tới giới hạn chuyển đổi
là 60mg (chất rắn) trên 1 kg thực phẩm hoặc loại giống như thực phẩm đề tất
cả chất chuyển đổi từ nguyên liệu vào thực phẩm. Danh sách chất tổng hợp và
2.3.3.2.

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 22


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang


các chất ban đầu cùng với số lượng cho phép sử dụng đều được cung cấp.
Danh sách các chất phụ gia được sử dụng và số lượng cho phép sử dụng cũng
sẽ được cung cấp cụ thể. Bên cạnh đó cũng có danh sách cấp quốc gia các chất
phụ gia cho phép sử dụng cấp.
Nghị định 2002/72/EC được sửa đổi từ Nghị định 2004/1/EC mà đình chỉ việc
sử dụng chất azodicarbonamide từ ngày 2 tháng 8 năm 2005. Một Nghị định
sửa đổi khác (2004/19/EC) cung cấp một danh sách các chất phụ gia được
phép sử dụng. Theo Nghị định 2004/19/EC thì đối với số lượng chất phụ gia
của nguyên liệu sản xuất bao bì gói thực phẩm chất mà được coi là chất phụ
gia thực phẩm trực tiếp thì giới hạn sử dụng sẽ chặt chẽ hơn. Chúng không có
chức năng kỹ thuật nào đối với thực phẩm.

Sự tác động giữa thực phẩm và nguyên liệu đóng gói

Sự di chuyển hay chuyển đổi thành phần của bao gói sang thực phẩm,

Sự thẩm thấu các khí, hơi nước, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi qua
bao gói và thoát ra ngoài hoặc thấm vào trong thực phẩm,

Chuyển đổi thành phần trong thực phẩm vào nguyên liệu bao gói.

2.4.

DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN
2020

Hiện nay, sản phẩm nhựa của Việt Nam đã xuất khẩu đến 159 thị trường trên
thế giới. Tuy nhiên, dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng
ngành nhựa chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như một ngành kinh tế kỹ thuật về
gia công chất dẻo, vì phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu. Hiện mỗi năm

ngành nhựa cần 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào chưa kể hàng trăm
hóa chất phụ trợ khác trong khi khả năng trong nước chỉ đáp ứng gần 900.000
tấn nguyên liệu và hóa chất phụ gia cho nhu cầu.
Dự báo đến năm 2020, doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5
triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, năng lực
cung ứng đầu vào thấp, công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển. Hàng
năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu đầu vào làm giảm
sức cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế do quy
định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.19

19 Hiệp hội nhựa Việt Nam, Tổng Quan Ngành Nhựa Việt Nam,

/>
SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 23


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Kỳ vọng lớn nhất cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam vẫn là 3 Hiệp định
thương mại EVFTA, TPP và RCEP đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng.
Với RCEP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi khu vực nguồn
nguyên liệu được đảm bảo yêu cầu quy tắc xuất xứ để được hưởng mức ưu đãi
thuế xuất khẩu.
Cụ thể, nếu nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam được
nhập từ một trong 16 nước (10 nước khu vực Đông Nam Á và 6 nước cộng
thêm là Trung Quốc, Australia, Newzeland, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản) thì

đều đáp ứng tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ. Đặc biệt, cùng với Hiệp định thương
mại RCEP, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU và TPP thông qua, sản phẩm
Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang những thị trường
trên nhờ được giảm thuế còn từ 5% đến 0%.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO BAO BÌ CỦA VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ LAN
2.5.1. Cơ hội
Sự hỗ trợ của các tổ chức ngành – Hiệp Hội Nhựa Việt Nam
Hiệp Hội Nhựa Việt Nam (VPA) phải là cầu nối đầu tiên khi xuất khẩu được
quyết định là cơ hội mang tính phát triền. Trở thành thành viên của hiệp hội
này mang đến lợi ích, đặc biệt là với kinh nghiệm nhiều năm của VPA, VPA có
được thông tin từ những thương vụ với nước ngoài trước đây, từ những yêu
cầu, và từ kinh nghiệm của những thành viên khác. Khả năng sử dụng thông
tin này có thể tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xuất khẩu. Việc
tận dụng tất cả các dịch vụ như vậy là hoàn toàn có thề.
Với tinh thần đó, việc kinh doanh của Việt Nam và các sản phẩm đặc trưng
của ngành công nghiệp vật liệu đóng gói nhựa Việt Nam chính là một phần
trong hoạt động của Hiệp Hội Nhựa Việt Nam, điều này sẽ đem đến lợi ích
cho từng nhà sản xuất.

2.5.

Biểu trưng quan trọng về khả năng cạnh tranh, logo chung, màu và khẩu hiệu
chung, cùng với tất cả biểu trưng chung cho các nhà sản xuất vật liệu đóng gói
nhựa Việt Nam đáng được chia sẻ và tận dụng một cách hệ thống. Các buổi
họp về ngành kinh doanh này được tổ chức dưới sự chủ trì của Hiệp Hội Nhựa
Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại ( Viettrade) đã nhấn mạnh vào một loạt

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương


Trang 24


Thực hành nghề nghiệp 1

GVHD : ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

các đặc điểm biểu hiện chung cho tất cả các nhà sản xuất và những thứ có thể
sử dụng trong xúc tiến chung, ví dụ như sự quan tâm đối với chất lượng sản
phầm nhờ vào lực lượng lao động và thông qua việc sử dụng các quy trình
đánh giá, nhờ đó có được sự quản lí chất lượng có tính hệ thống và chuẩn bị
cho sự theo dõi việc giao nhận một cách đầy đủ cũng như những biến động
trong sản xuất, và điều này rất hữu dụng để hoàn thành các đơn hàng trong
thời gian ngắn và đáp ứng yêu cầu thời gian.
2.5.2. Thách thức :

Tuy ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao
nhất Việt Nam, với những điểm yếu chưa khắc phục, nhất là nguồn nguyên
liệu, các doanh nghiệp (DN) nhựa nội địa đang đối mặt cạnh tranh quyết liệt
các DN trong khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) khi hàng rào phi
thuế quan được dỡ bỏ.
Có nhiều sản phẩm nhựa gia dụng của DN Việt đã xuất khẩu đi nhiều nước
trên thế giới, tuy nhiên giá trị mang lại chưa cao vì vẫn cạnh tranh ở phân khúc
thấp.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), dự báo đến năm 2020, các DN ngành
nhựa Việt Nam sẽ cần khoảng 5 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất.
Theo lãnh đạo VPA, khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng gần
900.000 tấn nguyên liệu và hoá chất, phụ gia cho nhu cầu ngành nhựa nội địa.
Ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được khoảng 20% – 25% nguyên liệu

cũng như hoá chất phụ gia đầu vào. Còn lại phải nhập khẩu hoàn toàn khiến
cho hoạt động sản xuất của ngành bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên
liệu và các bán sản phẩm từ nước ngoài.
Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 3,5 triệu tấn các loại
nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS…, chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ
trợ khác nhau. Trong khi đó, khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được
khoảng gần 900.000 tấn nguyên liệu và hoá chất, phụ gia cho ngành nhựa.
Đó là chưa kể, việc thâu tóm DN ngành nhựa được dự đoán sẽ tiếp diễn trong
năm 2016, sau khi AEC có hiệu lực và chuẩn bị cho TPP sắp tới.
Theo giới chuyên gia, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có thể thúc đẩy
tăng trưởng sản lượng nhựa xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng áp lực

SVTH : Phạm Ngọc Ái Phương

Trang 25


×