Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TẬP CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ (PVE).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.74 KB, 16 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƠI THỰC TẬP
1.1 GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN
THIẾT KẾ DẦU KHÍ (PVE).
Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí – CTCP (gọi tắt là PV Engineering) là đơn vị
trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập trên cơ sở cơ cấu lại
Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí và hợp nhất một số đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trực thuộc Tập đoàn để hình thành mô hình Công
ty mẹ - Công ty con. Quá trình xây dựng & phát triển của PV Engineering được đánh
dấu bằng những cột mốc quan trọng:
 Tháng 4 năm 1998, tiền thân của PV Engineering là Công ty Tư vấn Đầu tư
Xây dựng Dầu khí chính thức được thành lập theo Quyết định số 03/1998/QĐVPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ.
 Tháng 9 năm 2005, Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Dầu khí được cổ phần
hóa thành Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí trực thuộc Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
 Tháng 09 năm 2010, Căn cứ quyết định số 2271/QĐ-DKVN của Tập đoàn dầu
khí Việt Nam về việc cơ cấu lại Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư và Thiết kế
Dầu khí thành Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - công ty con.
 Tháng 06 năm 2011, PV Engineering tổ chức ra mắt Tổng công ty Tư vấn
Thiết kế Dầu khí.
1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA PVE
1.2.1. Tư vấn và Thiết kế
PV Engineering là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế chuyên nghiệp hàng đầu tại
Việt Nam về chuyên ngành dầu khí từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các dự án năng
lượng, các công trình công nghiệp và dân dụng khác trong các lĩnh vực sau:
─ Lập quy hoạch
─ Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và đánh giá hiệu quả dự án
─ Thiết kế cơ sở
─ Thiết kế FEED
─ Thiết kế chi tiết
─ Tư vấn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ


Những sản phẩm về tư vấn thiết kế mà PV Engineering cung cấp với độ chính xác cao
và mang lại những giá trị to lớn cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến
với những phần mềm chuyên dụng hàng đầu trên thế giới hiện nay: PDMS, Hysis, Pro


II, AUTOPIPE, OFFPIPE, MATHCAD, TANK, CAESAR II, PV Elite, Structural
Analysis (SACS), STAAD PRO 2006, SAP 2000, MIDAS SET 2006, NOVA 2004,
GEOSLOPE 2007, Smart Plan Instrumentation, ETAP, DiaLux, InstruCal Plus,
PIPENET, Acitt 2007, PRIMAVERA….
1.2.2. Khảo sát và kiểm định
PV Engineering đã và đang cung cấp cho đối tác và khách hàng những dịch vụ về tư
vấn khảo sát và kiểm định chuyên ngành dầu khí với chất lượng hàng đầu và giá cả
cạnh tranh. Hoạt động tư vấn khảo sát và kiểm định của PV Engineering bao gồm:
─ Khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn các công trình dầu khí, công
trình công nghiệp và dân dụng.
─ Khảo sát và phân tích, đánh giá hiện trạng các công trình dầu khí, công trình
công nghiệp và dân dụng
─ Phân tích các chỉ tiêu cơ lý các mẫu thí nghiệm
─ Kiểm định và dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành
1.2.3. Tư vấn quản lý dự án
PV Engineering là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án uy tín trên thị trường
dầu khí qua các hoạt động:
─ Tư vấn quản lý dự án các dự án chuyên ngành dầu khí từ trên bờ, dự án ngoài
biển, dự án thăm dò, khai thác dầu khí, lọc dầu, dự án nhiên liệu sinh học, các
dự án dân dụng và công nghiệp khác
─ Tư vấn giám sát các công trình dầu khí, công nghiệp và dân dụng;
─ Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu;
─ Tư vấn công tác đền bù, giai tỏa;
─ Tư vấn lập định mức kinh tế kỹ thuật, lập quy trình quản lý dự án, lập quy trình
quản lý chất lượng thi công;

─ Quản lý và cung cấp dịch vụ/ bảo dưỡng công trình;
─ Quản lý thi công xây lắp;
─ Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
─ Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.


1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC PVE
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG BAN

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT
KẾ (DEC)

CÔNG TY PV POWER PCC

BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

CÔNG TY PVPE

BAN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ


CÔNG TY PVE-PMC

VĂN PHÒNG

BAN KINH TẾ KỸ THUẬT

CÔNG TY PVE-SC

CÔNG TY PCIC


BAN THƯƠNG MẠI HỢP
ĐỒNG

BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN


2.1 QUY TRÌNH CÁCH THỨC ĐỂ THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ TƯ
VẤN.

Trình tự
1

Sơ đồ thực hiện
Tiếp nhận hồ sơ mời thầu
Triển khai lập hồ sơ dự


Diễn giải
- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật
- Hồ sơ đề xuất thương mại

2
Triển khai lập hồ sơ dự
thầu
3
Đàm phán ký kết hợp đồng

- Thống nhất quản điểm và các
điều kiện của 2 bên về công nghệ
và giá thành để ký kết hợp đồng
- Phương pháp luận: tài nguyên,
quy trình thực hiện

4

- Danh mục hồ sơ tài liệu thực
hiện, tiến độ dự án
Thực hiện dự án

-Kế hoạch thực hiện dự án
- Triển khai dự án
-Hoàn thiện hồ sơ

5

- Đóng dự án
Kết thúc dự án



- Giám sát quyền tác giả
- Hỗ trợ trong mua sắm thiết bị
6

Một số công việc khác

- Hỗ trợ trong thi công chế tạo
-Hỗ trợ vận hành chạy thử


2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ mời thầu
Chủ đầu tư gửi hồ sơ mời thầu tới nhà thầu, nhà thầu xem đánh giá khả năng tham gia
đấu thầu
2.2.2. Triển khai lập hồ sơ đấu thầu
Hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật:
+ Các yêu cầu về thông tin kỹ thuật về dự án/gói thầu
+ Kế hoạch thực hiện, nguồn lực, tiến độ, phương pháp luận
+ Phương án kỹ thuật, hồ sơ kinh nghiệm
Hồ sơ đề đề xuất tài chính, thương mại:
+ Giá đề xuất dự thầu
+ Đơn giá chi tiết cho các hạng mục cấu thành gói thầu
2.2.3. Đóng gói gửi hồ sơ dự thầu
Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ dự thầu (Hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ thương mại) bên dự thầu
gửi cho chủ đầu tư.
2.2.4. Đàm phán ký kết hợp đồng
Thống nhất quản điểm và các điều kiện của 2 bên về công nghệ và giá thành để ký kết
hợp đồng.
Tiến hành ký kết hợp đồng

2.2.5. Triển khai dự án
Nghiên cứu phạm vi công việc cần tiền hành
Lập các kế hoạch thực hiện như: Nhân sự, tổ chức, thành lập các đội thiết kế
Lập các danh mục các tài liệu cần giao cho chủ đầu tư
Lập bảng tiến độ, bảng nhân lực
Phương pháp luận, các tiêu chuẩn, quy phạm, tài liêu, phầm mền…. để thực hiện dự
án


Phân tích thiết kế, lập hồ sơ thiết kế;
2.2.6. Kết thức dự án
Hoàn thiện hồ sơ gửi chủ đầu tư
Trả lời các comment của bên chủ đầu tư và đăng kiểm
Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn mua sắm thiết bị (nếu có)
Hỗ trợ trong quá trình vận hành chạy thử (nếu có)

II. MỘT SỐ PHẦN MỀM THIẾT KẾ, MÔ PHỎNG TRONG THIẾT KẾ
DẦU KHÍ
1. Tầm quan trọng của phần mềm mô phỏng
Trước đây để lên kế hoạch cho một dự án đòi hỏi rất nhiều thời gian, và khả năng thực
hiện dự án đó là khó có thể biết trước được. Nhưng khi các phần mềm mô phỏng ra
đời, thì công việc trở nên nhẹ nhàng đi rất nhiều, chúng ta có thể mô phỏng hoạt động
của các nhà máy trong các chế độ vận hành khác nhau, thay đổi các thông số làm việc
của bất kì đơn vị hoạt động nào mà không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chung
của nhà máy. Ngoài ra, với những tính năng các phần mềm mô phỏng ta có thể thiết
kế được các dự án khác nhau, tìm được phương án tối ưu, nhanh, cho kết quả khả
quan và đạt hiệu quả kinh tế, quan trọng hơn nữa là áp dụng được cho hầu hết các lĩnh
vực của ngành dầu khí và các ngành công nghệ hóa học, đảm bảo được tính khả thi
cho những kế hoạch lớn sẽ được thực hiện trong tương lai.
Mô phỏng là việc mô hình hóa các hoạt động, các quá trình bằng ngôn ngữ lập trình

nhờ sự trợ giúp của máy tính.
Thiết kế mô phỏng là quá trình thiết kế với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên
dụng trên máy tính.
Thiết kế mô phỏng trong công nghệ hóa học được sử dụng:
+ Thiết kế quá trình công nghệ mới.
+ Tối ưu hóa trong vận hành.
+ Kiểm tra, xử lý các sự cố.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của thiết bị/ quá trình…


* Các bước thiết lập mô phỏng:
Thu thập số liệu

Đánh giá số liệu

Lập mô hình đầy đủ
(PFD/BFD)

Rút gọn mô hình

Chạy chương trình
mô phỏng

Thiết lập mô hình trên
phần mềm mô phỏng
với các số liệu dự kiến

OK

Kết luận và chọn mô

hình cuối cùng

* Ứng dụng mô phỏng:
- Tốc độ tính toán nhanh gấp nhiều lần so với tính toán thủ công theo cách truyền
thống.
- Có thể mô phỏng giả định các tình huống mà trong thực tế không thể kiểm chứng
bằng phương pháp thực nghiệm.
- Cho phép khảo sát đồng thời sự ảnh hưởng thay đổi cùng lúc của nhiều yếu tố đến
quá trình vận hành thiết bị/ nhà máy.
2. Một số phần mềm mô phỏng
- Simulation Sciences SIMSCI (California): PRO//II, DYNSIM.
- Hyprotech (Calgary, Canada): HYSIM, HYSYS, HTFS, STX/ACX, BDK.
- Bryan research & engineering: PROSIM, TSWEET.
- Prosim (Labege, France): Prosim Plus.
- Chemstation (Houston): CHEMCAD.
- PSE Ltd (London): gPROMS.
- Winsim (DESIGN II for Windows).
- IDEAS Simulation.
- Simulator 42.


- Phần mềm OLGA, Pipesim…
2.1 Một số phần mềm thông dụng
2.1.1 Pro/II
Pro/II là phần mềm tính toán chuyên
dụng trong các lĩnh vực công nghệ hóa
học nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực
lọc hóa dầu, polymer, hóa dược…Đây
là phần mềm tính toán rất chính xác các
quá trình chưng cất. Pro/II là sản phẩm

của SIMSCI, được hình thành năm
1967 và được sử dụng chính thức vào
năm 1988.
Pro/II vận hành theo các modul liên
tiếp, mỗi thiết bị được tính riêng lẽ và lần lượt tính cho từng thiết bị.
Pro/II bao gồm các nguồn dữ liệu phong phú: thư viện các cấu tử hóa học, phương
pháp xác định các tính chất nhiệt động, các kĩ xảo vận hành các thiết bị hiện đại để
cung cấp cho các kỹ sư công nghệ các kỹ năng để biểu diễn tất cả các tính toán cân
bằng vật chất và năng lượng cần thiết khi mô phỏng các trạng thái dừng của các sơ đồ
công nghệ.
Phạm vi ứng dụng:
 CN Hoá học
 CN Hoá Dầu
 CN Chế biến dầu khí
 CN Hoá Dược
 CN Polimer
Ứng dụng của Pro/II:
 Mô phỏng quá trình công nghệ.
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng.
+ Thay đổi nguồn nguyên liệu.
+ Điều kiện vận hành.
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm…
 Mô phỏng thiết kế thiết bị.
 Cơ sở dữ liệu phong phú.
 Kiểm tra, tối ưu hoá, cải tiến công nghệ, nâng cao lợi nhuận của nhà máy.
Ưu điểm:
 Sử dụng trên nhiều lĩnh vực.
 Độ chính xác cao.
 Nắm rõ được các vấn đề xảy ra trong quá trình mô phỏng.



Nhược điểm:
 Yêu cầu phức tạp.
 Chỉ có một trạng thái mô phỏng => mô phỏng tĩnh.
2.1.2 Hysys
Hysys là sản phẩm của công ty Hyprotech – Canada thuộc công ty AEA Technologie
Engineering Softwate – Hyprotech Ltd.
Là phần mềm có khả năng tính toán đa
dạng, cho kết quả có độ chính xác cao,
đồng thời cung cấp nhiều thuật toán sử
dụng, trợ giúp trong quá trình tính toán
công nghệ, khảo sát các thông số trong
quá trình thiết kế nhà máy chế biến khí.
Ngoài thư viện có sẵn, Hysys cho phép
người sử dụng tạo các thư viện riêng
rất thuận tiện cho việc sử dụng. Ngoài
ra Hysys còn có khả năng tự động tính
toán các thông số còn lại nếu thiết lập đủ thông tin. Đây chính là điểm mạnh của
Hysys giúp người sử dụng tránh những sai sót và đồng thời có thể sử dụng những dữ
liệu ban đầu khác nhau.
Hysys được thiết kế sử dụng cho hai trạng thái mô phỏng:
 Steady Mode: Trạng thái tĩnh, sử dụng thiết kế công nghệ cho một quá trình.
 Dynamic Mode: Trạng thái động, mô phỏng thiết bị hay quy trình ở trạng thái
đang vận hành liên tục, khảo sát sự thay đổi các đáp ứng của hệ thống theo sự
thay đổi của một vài thông số.
Phạm vi ứng dụng:
 Công nghệ chế biến khí
 Công nghệ lọc dầu
 Công nghệ hóa dầu
 Hóa học

Ứng dụng Hysys:
 Hysys Concept: Thiết kế và bảo vệ hệ thống phân tách một cách hiệu quả nhất.
 Hysys Process: Gỉam thấp nhất vốn đầu tư và chi phí vận hành, chọn lựa cách
bảo quản, các đặc tính và phân loại thiết bị, trang bị và sửa chữa các thiết bị để
cải tiến quá trình hoạt động và điều khiển nhà máy.


 Hysys Plant: Sử dung công cụ mô phỏng để đưa ra các điều kiện thuận lợi,
đánh giá hoạt động của nhà máy hiện hành, trang bị các thiết bị để đạt được độ
tin cậy về hoạt động, an toàn, lợi nhuận cao nhất. Cải tiến các thiết bị có sẵn và
mở rộng quy mô nhà máy hiện hành.
 Hysys OTS: Những quy trình hướng dẫn hoạt động giúp người vận hành nắm
bắt về công nghệ, mức độ an toàn trong hoạt động của nhà máy, làm theo
những quy tắc hướng dẫn về an toàn và vận hành để tăng lợi nhuận.
 Hysys RTO+: Tối ưu hiệu quả nhà máy, chuyển đổi mô hình sản xuất, sử dụng
công nghệ có sẵn và tăng lợi nhuận trong hoạt động bằng cách cho phép những
thay đổi về công nghệ và sản phẩm.
 Economix: Những dữ liệu thu được từ mô phỏng là công cụ cơ bản để dựa vào
nó mà có những thông tin xác thực nhằm quyết định về vấn đề đầu tư và xây
dựng một cách có hiệu quả nhất.
Ưu điểm của phần mềm Hysys:
 Có khả năng tính toán đa dạng.
 Cho kết quả có độ chính xác cao, cung cấp nhiều thuật toán sử dụng, trợ giúp
trong quá trình tính toán công nghệ, khảo sát các thông số trong quá trình thiết
kế nhà máy chế biến khí.
 Ngoài thư viện có sẵn, Hysys cho phép người sử dụng tạo các thư viện riêng rất
thuận tiện cho việc sử dụng.
 Có khả năng tự động tính toán các thông số còn lại nếu thiết lập đủ thông tin ->
điểm mạnh.
 So với Pro/II, điểm nổi bật của Hysys là giao diện thân thiện hơn, tương thích

với nhiều hệ điều hành và cách truy xuất kết quả tốt hơn, giúp cho người dùng
dễ đọc và dễ phân tích hơn so với Pro/II. Mặc khác nhờ ra đời sau nên Hysys
đã kịp hiệu chỉnh các thiếu sót của Pro/II, Hysys có nhiều mô hình thiết bị hơn,
khả năng tính toán thiết kế cao hơn, kèm theo đó là các mô hình thiết bị điều
khiển như LIC….
1.2.3 Dynsim
Dynsim là sản phẩm của SIMSCI, là phần mềm mô phỏng động được sử dụng cho kỹ
sư thiết kế và vận hành, với nhiều ứng dụng đa dạng trong các quá trình công nghiệp
gồm lọc dầu và một số quá trình hóa học khác. Dynsim có một cơ sở dữ liệu rất lớn
các cấu tử, các mô hình nhiệt động học và các thiết bị. Nó cho phép thực hiện nhiều
ứng dụng như nghiên cứu thiết kế quá trình, khảo sát quá trình điều khiển, huấn luyện


vận hành, phân tích hệ thống tối ưu
hóa thời gian thực hiện.
Phạm vi ứng dụng:
 Công nghệ lọc dầu.
 Công nghệ chế biến khí.
 Công nghệ hóa dầu.
 Một số quá trình hóa học khác.
 Đặc biệt hiệu quả khi tính toán đường ống.
Ưu điểm Dynsim:
 Dynsim có một cơ sở dữ liệu rất lớn:
+ Các cấu tử
+ Các mô hình nhiệt động học
+ Các thiết bị
 Cho phép thực hiện nhiều ứng dụng:
+ Nghiên cứu thiết kế quá trình
+ Khảo sát quá trình điều khiển
+ Huấn luyện vận hành

+ Phân tích hệ thống
+Tối ưu hóa thời gian thực
 Tính năng vượt trội trong việc mô phỏng động
+ Tính toán rất nhanh và chính xác trong mô phỏng động.
+ Các thiết bị chính trong sơ đồ công nghệ, thiết bị điều khiển, vận hành và
khả năng đáp ứng của chúng rất gần với thực tế.
+ Có thể lấy kết quả thiết kế ở trạng thái ổn định trực tiếp từ Pro II của một
quá trình có sẵn
+ Có thể kết nối dữ liệu với các phần mềm khác như Excel, Hysys,...
 Khả năng kết nối dữ liệu thiết kế với Pro II, Hysys, mô phỏng hiệu quả và
chính xác
 Giá thành phần mềm so với giá của một pilot.
Đối với tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí (PV Engineering) đang sử dụng phần
mềm mô phỏng Hysys là chủ yếu với phần mềm có ứng dụng đa dạng.
Ngoài ra còn sử dụng Autocad để
III. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ AN TOÀN, HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT DỰ
ÁN
1. Cách thức đánh giá an toàn của một dự án


Để hoàn thành một dự án, PV Engineering cần phải trải qua nhiều giai đoạn quan
trọng. Khi dự án được triển khai và đã hoàn thành, dự án có thành công hay không cần
phải qua tổ kiểm định, giám sát về mức độ an toàn và khắc phục những rủi ro có thể
xảy ra thông qua các buổi họp. Để thực hiện đánh giá an toàn cho dự án,
PVEngineering sẽ thuê các công ty chuyên về đánh giá an toàn như Lloyd, Bureau
Veritas, DNV, v.v....PV Engineering sẽ tổ chức họp đánh giá HAZOP với sự tham dự
của các bên PVE, chủ đầu tư và các công ty đánh giá an toàn nêu ở trên. Buổi họp sẽ
tập trung đề cập đến các mối nguy hiểm có thể xảy ra, các nguy cơ và các biện pháp
phòng tránh khắc phục. Các vấn đề được nêu ra trong buổi họp sẽ được cập nhật vào
trong các tài liệu thiết kế của PVE để đảm bảo an toàn cho hệ thống được thiết kế.

Sơ đồ đánh giá an toàn

CHỦ ĐẦU TƯ

TỔ KIỂM ĐỊNH,
GIÁM SÁT

TỔ THIẾT KẾ

THẢO LUẬN

BIỆN PHÁP

KẾT LUẬN

1.1 Vai trò của các bên tham gia
- Công ty kiểm định: Đưa ra những rủi ro có thể xảy ra trong dự án.
- PVE: Đưa ra các bước tiến hành dự án, tiếp nhận các rủi ro xảy ra trong quá trình
thiết kế.
- Chủ đầu tư: Lắng nghe và xem xét mức độ rủi ro có thể xảy ra.
1.2 Thảo luận
Đưa ra các mối nguy hiểm có thể xảy ra trong dự án mà tổ kiểm định, giám sát đề
xuất.
1.3 Biện pháp
Các bên đề xuất các biện pháp khắc phục để phong tránh các mối nguy hiểm.


1.3 Kết luận
Đồng nhất quan điểm giữa các bên đưa ra, và đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án

Để biết được dự án đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào thông thường ở giai đoạn đầu
của dự án (nghiên cứu tiền khả thi) sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên nguồn vốn,
nhu cầu thị trường và lợi nhuận dự định sẽ thu được của dự án.
Xác định và tính toán các chi phí kinh tế, lợi ích kinh tế của dự án;
-

Tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự án;

-

Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án;

 Xác định và tính toán các chi phí kinh tế, lợi ích kinh tế của dự án
Chi phí kinh tế của dự án bao gồm toàn bộ những chi phí trực tiếp và gián tiếp phát
sinh khi có dự án mà nền kinh tế phải gánh chịu. Những chi phí này bao gồm những
chi phí có thể lượng hoá được và không thể lượng hoá được.
 Tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự án
Trên góc độ nền kinh tế, những lợi ích dự án đem lại cho xã hội được gọi là lợi ích
kinh tế. Những lợi ích kinh tế của dự án có thể đo lường và lượng hoá được và cũng
có thể không đo lường và không lượng hoá được. Mặt khác, lợi ích kinh tế của dự án
có thể là lợi ích trực tiếp và có thể là lợi ích gián tiếp.


SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


CÁC PHÒNG BAN

BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ

CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

CÔNG TY PV POWER PCC

BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

CÔNG TY PVPE

BAN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

CÔNG TY PVE-PMC

VĂN PHÒNG

BAN KINH TẾ KỸ THUẬT

BAN THƯƠNG MẠI HỢP
ĐỒNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT
KẾ (DEC)

CÔNG TY PVE-SC

CÔNG TY PCIC




×