Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Câu hỏi và bài tập thực hành kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.57 KB, 54 trang )

Mục lục
Mục lục...........................................................................................................1
Lời nói đầu.....................................................................................................2
Chương I. Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp...............................................3
I. Câu hỏi.........................................................................................................3
II. Bài tập.........................................................................................................3
Chương II. Một số kỹ năng giao tiếp...............................................................14
I. Câu hỏi.........................................................................................................14
II. Bài tập.........................................................................................................14
Chương III. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm
việc..................................................................................................................28
I. Câu hỏi.........................................................................................................28
II. Bài tập.........................................................................................................28
Tài liệu tham khảo.........................................................................................53

1


Lời nói đầu
Từ năm học 2012-2013, học phần Kỹ năng giao tiếp chính thức được Bộ
Giáo dục & Đào tạo qui định là môn học tự chọn trong khối các môn kiến thức
chung của chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính qui và vừa
làm vừa học. Học phần này trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học cơ
bản, hiện đại về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp; đồng thời rèn luyện cho sinh viên
có được các kỹ năng giao tiếp như kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng khắc phục khó
khăn trong giao tiếp và biết vận dụng nâng cao hiệu quả giao tiếp trong cuộc
sống, trong tìm kiếm việc làm và trong công tác sau này.
Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, học phần này càng có ý
nghĩa quan trọng vì kỹ năng giao tiếp không chỉ là kỹ năng chung mà còn là kỹ
năng nghiệp vụ cần được trang bị bên cạnh các kỹ năng nghề nghiệp khác như


như kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, kỹ năng tổ chức các hoạt động
giáo dục...
Để phục vụ việc giảng dạy học phần Kỹ năng giao tiếp, được sự đồng ý
của nhà trường, chúng tôi xin giới thiệu cuốn tài liệu “câu hỏi và bài tập thực
hành Kỹ năng giao tiếp”. Với những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu và một hệ thống
các bài tập thực hành đa dạng, phong phú, chúng tôi hy vọng cuốn tài liệu này
góp phần hỗ trợ giảng viên và sinh viên đổi mới phương pháp dạy và học, gắn
học đi đôi với hành, kích thích hứng thú học tập của sinh viên, góp phần hình
thành kỹ năng giao tiếp…đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
Hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành được phân chia thành các chương
theo chương trình chi tiết của học phần Kỹ năng giao tiếp, bao gồm 03 chương :
Chương I. Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
Chương II. Một số kỹ năng giao tiếp
Chương III. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và
tại nơi làm việc
Với nhiều lý do khác nhau, việc biên soạn tài tiệu có thể chưa đáp ứng hết
các yêu cầu đặt ra, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến
của các nhà giáo và người học để tài liệu được biên soạn hoàn thiện hơn.
Các tác giả

2


Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
I. Câu hỏi
1. Định nghĩa giao tiếp. Giải thích tại sao giao tiếp chỉ có ở người?
2. Phân tích vai trò của giao tiếp; nêu và lấy ví dụ minh họa các hình thức và
phương tiện giao tiếp.
3. Thế nào là giao tiếp ngôn ngữ? Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cần chú ý điểm
gì?

4. Nêu các loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp và phân
tích ý nghĩa, những điểm cần lưu ý khi sử dụng các phương tiện đó để giao tiếp
thành công.
5. Nêu và phân tích các nguyên tắc giao tiếp? Ý nghĩa của các nguyên tắc đó
trong giao tiếp?
6. Thế nào là kỹ năng giao tiếp và phân loại kỹ năng giao tiếp?
7. Thế nào là kỹ năng định hướng? Ý nghĩa của kỹ năng định hướng trong giao
tiếp?
8. Thế nào là kỹ năng định vị? Ý nghĩa của kỹ năng định vị trong giao tiếp.
9. Thế nào là kỹ năng điểu khiển giao tiếp? Để điều khiển giao tiếp cần có
những kỹ năng cụ thể nào?
10. Phân tích biểu hiện của kỹ năng điều khiển đối tượng giao tiếp, kỹ năng điều
khiển bản thân chủ thể, kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp?
II. Bài tập
1- Hãy nêu 2 tình huống: một tình huống bạn cho rằng đã có sự thành công và
một tình huống mà bạn cho rằng đã sai lầm trong giao tiếp, từ đó phân tích được
vai trò của kỹ năng giao tiếp.
2- Đóng vai một tình huống giao tiếp cụ thể và thực hành sử dụng phương tiện
giao tiếp.
3- Một bạn hãy đóng vai cô giáo kể câu chuyện dưới đây, các bạn khác lắng
nghe và nhận xét về kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp của bạn.
Chiếc ấm sành nở hoa.
Có một chiếc ấm Sành sứt quai bị vứt lăn lóc bên vệ đường. Ấm Sành
buồn lắm vì chẳng có ai làm bạn.
Một hôm, trời đang nắng bỗng đổ mưa to, đôi Bướm Vàng vội tìm chỗ
trú. Ấm Sành rụt rè gọi:
- Các bạn ơi! Hãy vào trong lòng tôi này!
Đôi Bướm Vàng liền bay vào lòng ấm Sành. Thật là một chỗ trú tuyệt vời,
3



ấm áp và khô ráo. Mưa tạnh, đôi Bướm Vàng tạm biệt ấm Sành và bay đi. Còn
lại một mình, vừa buồn, vừa tủi thân, ấm Sành khóc nức nở.
Mấy ngày sau, một cô bé đi qua, nhìn thấy ấm Sành liền nhặt và đem về
nhà. Cô bé đổ đầy đất vào lòng ấm Sành rồi gieo xuống đó vài hạt giống.
Bỗng một hôm, ấm Sành hốt hoảng kêu lên:
- Ối! ối! Cái gì đang cựa quậy trong lòng tôi thế này?
Có tiếng đáp lại:
- Tôi đây! Tôi là hạt giống đang nảy mầm đây!
Thế rồi, ngày qua ngày, chiếc mầm cây lớn dần thành cây. Cây trổ lá xanh
non mơn mởn và kết những nụ hoa màu hồng chúm chím. Chẳng bao lâu, nụ
hoa xòe cánh thành bông hoa rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Các bạn ong rủ nhau
bay đến để hút mật hoa. Các bạn bướm cũng bay đến, lượn quanh khóm hoa và
reo lên:
- Hoa đẹp quá, thơm quá! Cảm ơn bạn ấm Sành nhé!
Từ đó, ấm Sành không còn buồn vì thiếu bạn nữa.
Quà tặng mẹ
- Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy!- Bố thì thầm nói với bé Nhi.
Vui quá, vậy thì Nhi phải có quà tặng mẹ mới được. Tìm quà gì bây giờ?
Nhi đăm chiêu suy nghĩ như người lớn.
Nhi có một gói kẹo bố cho, nhưng mẹ chẳng thích ăn kẹo. Hay là búp bê?
Không được, mẹ lớn rồi, đâu có chơi búp bê. Chợt bé Nhi nhớ ra: “Đúng rồi, mẹ
thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ.”
Nhìn ra vườn, Nhi thấy mấy cây hồng, cây cúc ông trồng đang nở hoa,
khoe sắc rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhưng Nhi muốn dành nhiều điều bất ngờ
cho mẹ. Nhi muốn Món Quà tặng mẹ thật ý nghĩa.
Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không
hiểu Nhi định làm gì.
- Suỵt! Ông cứ cho cháu rồi ngày mai, cả nhà sẽ biết mà!
Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của Nhi, ông cũng đành chiều cháu gái.

Cầm mấy hạt giống bé xíu trong tay, Nhi nói nhỏ:
- Ông nhớ giữ bí mật cho cháu nhé!
Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn
làm. Đêm ấy, cô bé tưởng tượng ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và
cây sẽ nở những bông hoa đẹp.
Sáng hôm sau, không đợi mẹ gọi, Nhi dậy thật sớm. Chưa xuống khỏi
giường, cô bé đã reo lên:
- Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!
4


Vừa nói Nhi vừa chạy lấy chiếc cốc đã gieo hạt. Nhưng Nhi sững lại, ỉu
xìu gần phát khóc. Mấy hạt giống vẫn nằm im dưới lớp đất nâu. Chẳng có bông
cúc, bông hồng nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng
mẹ rồi.
Biết chuyện, mẹ cảm động ôm Nhi vào lòng. Mẹ giảng cho Nhi hiểu từ
cái hạt gieo xuống đất nảy mầm, đâm chồi, kết lá, trổ hoa phải có thời gian và
công sức chăm sóc. Như bé Nhi ngày trước, mẹ sinh ra bé xíu, đến nay lớn
khôn, biết yêu thương mẹ, nghĩ đến mẹ đấy. Mẹ thơm lên má Nhi:
- Con biết không? Con chính là bông hoa đẹp nhất, là món quà ý nghĩa
nhất tặng mẹ hôm nay đấy!
4- Bạn hãy tưởng tượng tình huống hai người đang tạm biệt nhau. Hãy đóng vai
(cặp đôi) thể hiện tình cảm phù hợp tình huống đó chỉ bằng ngôn ngữ cơ thể.
5- Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của cô gái trong tình huống sau:
“Em bảo: anh đi đi!
Sao anh không ở lại?
Em bảo: anh đừng đợi!
Sao anh lại về ngay?
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em”
6. Hãy đọc đoạn văn dưới đây và nhận xét về sử dụng phương tiện giao tiếp của
thầy giáo, từ đó rút ra kết luận sư phạm.
a/ Giờ trả trả bài viết văn của học sinh.
Nam: - Cho tớ xem bài của cậu, thầy giáo có phê như của mình không?
Long: - Tớ không hiểu lời thầy phê trong bài của tớ nghĩa là như thế nào.
Cả lớp ồn ào, thầy giáo quát:
- Làm cái gì mà như cái chợ thế. Xem kỹ lại bài đi.
Chợt Thắng – lớp trưởng đứng dậy:
- Thưa thầy, các bạn xì xào vì những chữ thầy phê trong bài đấy ạ, thật
chúng em không hiểu.
- Chữ gì? Mang lên đây xem...
Thắng nhanh nhảu mang lên cho thầy xem, nét mặt thầy tỏ vẻ không vui.
- Lạ thật! Các em suy luận kém quá! Nghe đây: T2 nghĩa là trúc trắc, N2

5


nghĩa là nặng nề; L.C là lủng củng; còn K.H nghĩa là khó hiểu. Hiểu chưa?
- Thưa thầy, thế còn “R bình phương” là gì ạ?
Chừng như không nhịn được nữa, thầy gắt lên:
“R bình phương”, R bình phương là rườm rà, rắc rối chứ còn là cái quái gì
nữa! Có thế mà cũng không suy ra được.
b/ “Thưa các bác”
Tiễn thầy giáo đi khuất, người vợ trẻ phàn nàn với chồng:
- Chúng mình còn trẻ, đáng tuổi em thầy giáo, thế mà thầy giáo cứ một
điều “thưa các bác”, hai điều “thưa các bác”, em đến khó xử.
Vừa lúc đó, cậu con trai từ sau cách cửa chạy ra:
- Thầy giáo xưng hô thế là đúng đấy mẹ ạ, vì đối với chúng con thầy cũng

một điều “các anh các chị”, hai điều “các anh các chị” mà lị!
7. Hãy đọc đoạn văn dưới đây và rút ra bài học về rèn luyện kỹ năng sử dụng
phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp.
a/ Người ta thường có nhận định kiểu như: “Tính cách anh này cởi mở”,
hay “chị kia sống khép kín”. Thực ra, khi nhận xét “cởi mở” và “khép kín”,
người ta không dựa vào bản chất thật sự của đối tượng, mà chỉ căn cứ theo biểu
hiện bên ngoài. Một nhà tâm lý học người Nhật kể lại câu chuyện sau:
Mới đây, bạn tôi gọi điện đến hỏi: “Công ty tôi đang cần gấp một nhân
viên, anh có quen ai thích hợp không?” Thật may, tôi có cậu học trò vừa mới tốt
nghiệp, năng lực cũng phù hợp với điều kiện tuyển dụng. Thế là tôi giới thiệu
cậu ta đến phỏng vấn, bụng đinh ninh rằng cậu sinh viên ưu tú vào bậc nhất của
tôi thế nào cũng trúng tuyển.
Buổi tối hôm ấy, anh bạn tôi gọi điện đến. Tôi chắc mẩm anh gọi để báo tin
học trò tôi đã được chọn. Không ngờ kết quả ngược lại. Bạn tôi ngập ngừng:
“Xem ra năng lực và phẩm cách của cậu sinh viên ấy rất tốt, nhưng tôi cảm thấy
cậu ta không được vui vẻ, có gì đấy không ổn, nên chúng tôi quyết định không
tuyển”. Nghe vậy, tôi sực nhớ ngay khuyết điểm của cậu sinh viên này: cậu ta
nói chuyện rất nhỏ, dường như chỉ đủ mình cậu nghe.
Phát hiện ra vấn đề mấu chốt, tôi vội vàng thuyết phục: “Anh cho cậu ấy
thêm cơ hội nữa đi, thực ra cậu ấy là một sinh viên rất ưu tú và cởi mở đấy!”
Chắc vì nể mặt tôi nên bạn tôi đành đồng ý. Tôi lập tức báo cho cậu học trò biết
và dặn cậu ta nhất định phải nói to lên.
Lần này phản ứng của bạn tôi hoàn toàn khác trước. Anh nói: “Tôi thấy
cậu ta rất quyết đoán, có lẽ lần đầu do cậu ấy quá căng thẳng”. Vậy là cậu sinh
viên ấy đã được tuyển dụng.

6


b/ Khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, không phải nội dung lời nói là yếu tố

chinh phục người nghe mà người nghe chỉ bị chinh phục bởi những ý nghĩ, xúc
cảm của người nói trong sự thể hiện âm thanh ngôn ngữ được nói ra.
Vợ Pi-cat-xô rất thích vẽ tranh. Một lần bà ta đóng cửa phòng lại để vẽ.
Đứa con trai của bà thấy vậy liền chạy đến gõ cửa. Người mẹ không muốn bị
quấy rầy chỉ đáp một tiếng "Chà!" và không bỏ bút xuống. Đứa trẻ tuy còn nhỏ
nhưng tỏ ra rất thông minh, nó nói: “Mẹ ơi, con rất yêu quí mẹ!”.
- "Mẹ cũng rất quý con, con yêu của mẹ!" Người mẹ đáp lại. Mấy phút
trôi qua không thấy mẹ đứng dậy mở cửa đứa bé nói tiếp:
- "Mẹ ơi con rất thích tranh của mẹ"
- "Cám ơn con, con yêu của mẹ. Con thật là sứ giả nhỏ của nhà trời"
- "Mẹ ơi mẹ vẽ rất đẹp!". Người mẹ dừng bút mỉm cười, có thể đã đoán ra
suy nghĩ của mẹ, đứa bé vội vàng tiếp lời: "Mẹ vẽ còn đẹp hơn cả bố".
Đến phút này thì người mẹ phải bỏ bút mở cửa cho con. Tranh của bà tất
nhiên không đẹp hơn của chồng - danh hoạ Pi-cat-xô. Nhưng bà bỏ bút có
nguyên nhân của nó. Một là lời nói đó đúng tâm trạng trong lòng bà muốn vẽ
đẹp hơn. Hai là trong lời nói phóng đại đó của đứa con bà hiểu rõ nhu cầu bức
thiết của nó "muốn được chơi bên mẹ".
Trong cuộc sống có nhiều chàng trai khi nói với người yêu "Em đẹp
lắm!" "Em có đôi mắt biết nói, có chiều sâu tâm hồn". Người được khen tuy biết
mình không được như thế nhưng vẫn cảm thấy tự hào trong lòng thích thú.
Khi nói chuyện với người cao tuổi hơn bạn vẫn thường dùng những cách
sau: "Ông đã ngoài 80 tuổi mà khí sắc vẫn còn tốt, giọng nói vẫn rất vang thật ít
ai bì kịp. Cháu thấy bố một người bạn cháu mới 70 tuổi mà già hơn ông...". Thật
ra lúc đó bạn thấy ông có phần già yếu, song dùng những lời nói như vậy để an
ủi ông là rất cần thiết.
Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ đằm thắm như trên phải là những lời
nói thân thành, xuất phát từ mong muốn của trái tim - nếu không những lời nói
đó sẽ thành sáo rỗng, giao tiếp sẽ bị thất bại.
8.Bạn hãy bình luận về nội dung các câu nói về GIÁ TRỊ CỦA NỤ CƯỜI dưới
đây.

I. Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lời thật nhiều.
II. Một nụ cười không làm nghèo người sinh ra nó nhưng làm giàu người
nhận nó.
III. Một nụ cười chỉ nở trong khoảng khắc, nhưng có khi làm cho người ta
nhớ suốt đời.
IV. Kẻ phú quý tới bậc nào mà không có nụ cười thì cũng vẫn còn nghèo;
còn kẻ nghèo hèn tới đâu mà sẵn có nụ cười trên môi thì vẫn còn cái vốn vô tận.
7


V. Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý
trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bạn bè.
VI. Nụ cười không thể mua được, không thể xin được, không thể mượn
được mà cũng không thể ăn cắp được. Vì nếu ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có
giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách rộng rãi thì giá trị của nó vô cùng.
VII. Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã
lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hoá để
chữa lo âu; Cho nên khi bạn gặp một người mệt nhọc, không còn sức tươi cười
với bạn được, thì bạn hãy mỉm cười với người đó vì người nào không còn lấy
nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơn ai hết... Vậy nếu
bạn muốn được thương mến, xin nhớ quy tắc này: Giữ nụ cười trên môi.
9. Hãy nhận xét về kỹ năng sử dụng khoảng cách trong giao tiếp của nhân viên
D trong tình huống sau:
D là đại lý của 1 công ty bảo hiểm có cuộc hẹn với 1 khách hàng tiềm
năng. Sau khi chào hỏi, tự giới thiệu, D ngồi đối diện với khách và đưa tờ giới
thiệu sản phẩm của công ty. Khách hàng cầm tờ giấy và đọc chăm chú. D đứng
dậy chuyển sang ngồi cạnh khách hàng và bắt đầu giải thích về sản phầm của
công ty và ích lợi của nó.
10. Từ những hiểu biết về nguyên tắc giao tiếp, hãy nhận xét cách ứng xử của cô
giáo trong bài thơ sau và rút ra bài học.

TRONG LỚP

8


- Sao không chịu học bài?
- Thưa.. cô.. nhà.. dầu.. hết.

Đây hai bàn tay em

- Ngồi xuống ngay điểm một

Mười ngón đau cua cắp

Lười học chỉ ham chơi!

Áo vá rồi lại rách
Chân không dép sưng gai.

Phải thế đâu cô ơi!
Làng đang mùa giáp hạt

Đâu bởi em ham chơi

Sáng chờ xong buổi học

Đâu vì em lười học

Trưa ra đồng bắt cua.


Khi cả nhà đói khát
Em khó làm trò ngoan!

Rau má ngày một xa
Rổ chưa đầy đã tối

Ý nghĩ thành nước mắt

Bữa rau ăn còn đói

Rơi…

Tiền đâu mua dầu đèn.

Rơi…ướt mặt bàn.

9


( Phí Văn Trân- Nguyên hiệu trưởng trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc
Giang)
11. Từ những hiểu biết về nguyên tắc giao tiếp, hãy nhận xét cách ứng xử của cô
giáo trong tình huống sau:
Bé Việt học lớp mẫu giáo lớn rất hay nghịch. Một hôm cô cho cả lớp ra
chơi, Việt đã nhảy bậc thang và bị trượt ngã đập khủy tay xuống đất, cháu ôm
tay và kêu la. Cô giáo đã mắng Việt là nghịch ngợm và để mặc cháu khóc.
12. Trong tình huống dưới đây, nguyên tắc giao tiếp nào được thể hiện rõ nhất?
Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
a/ “Đang ngồi trong phòng nghỉ giáo viên chúng tôi bỗng thấy Thủy - một cô
giáo trẻ mới ra trường - chạy vội vào và khóc nức nở. Chắc đó là những giọt

nước mắt cố nén từ trong giờ học. Mọi người xúm vào hỏi han. Thuỷ trả lời qua
tiếng nấc và nước mắt:
- Em, em chưa bao giờ gặp học sinh hỗn láo như vậy...
Chờ cho cô bình tĩnh lại, anh Điền, một giáo viên có tuổi mới hỏi:
- Thế chuyện gì đã xảy ra đối với cô?
- Số là khi lớp 7A làm bài kiểm tra. Thủy trông thấy Tuyến nhìn bài của
bạn. Thủy rất bực, khi thu bài cô mắng Tuyến không biết tự trọng và tuyên bố sẽ
huỷ bài. Nói xong cô xé vụn bài của Tuyến trước cả lớp. Tuyến đã phản ứng một
cách quyết liệt, em đứng lên nhếch mép cười, nhổ nước bọt và bước ra cửa.
Sau khi trấn tĩnh lại và suy nghĩ tới lời khuyên của các bạn đồng nghiệp.
Thủy đã xin lỗi Tuyến về việc xé bài kiểm tra trước lớp 7A và trong lòng cô dấy
lên một tình cảm khó tả khi Tuyến mặt mũi đỏ bừng, ấp úng xin lỗi cô giáo và
các bạn về những hành động của mình”.
b/ “Trống vào học đã gióng lên nhưng học sinh vẫn còn thói quen chưa
tốt: Cứ đứng lang thang ở các cánh cửa sổ và các bậc cầu thang. Thấy bóng cô
giáo Nhung bước đến đầu bậc các em chạy vụt lên thông báo cho nhau:
- Nhung lên, Nhung lên!
- Cô giáo Nhung nghe rõ mồn một nhưng vẫn điềm tĩnh bước vào lớp và
nhẹ nhàng nói:
- Một số em vừa chạy dưới cầu thang lên còn mệt lắm phải không? Thôi
ngồi nghỉ thở một tí cho lại sức rồi cố tập trung nghe cô giảng bài mới. Hôm nay
bài hơi khó.
Tiết học diễn ra tốt đẹp.
Cuối buổi học ấy, có tiết sinh hoạt lớp. Cô giáo Nhung tranh thủ nhắc:
- Nghe trống, các em nên vào lớp ngay chờ thầy, cô vào. Đừng để đến khi
thấy giáo viên lên mới chạy vội vào gọi nhau thì không được trật tự. Và khi vội
10


như thế thì dễ có kiểu xưng hô bảo nhau ngắn cụt không thích hợp. Ví dụ như

đầu giờ sáng đáng lẽ phải thông báo đầy đủ “cô giáo Nhung lên” nhưng vì vội
quá có em đã gọi là “Nhung lên”. Cô dừng một lát – Song trong trường hợp này
nếu cần phải dùng hai trong số bốn tiếng đó thì nên chọn hai tiếng nào các em?
- Cô lên, cô lên!
- Đúng, các em chọn hai tiếng đó vừa gọn, vừa lịch sự. Em nào sáng nay
chọn vội chưa đúng thì rút kinh nghiệm nhé.
Các em nhìn nhau cười, cảm động. Từ đó, hiện tượng như thế không còn
diễn ra nữa”.
c/ “Nhà tôi ai cũng yêu loài vật, trong nhà không lúc nào vắng bóng
những con chó con mèo. Một hôm, chẳng hiểu mấy chú chó tham ăn xực phải bả
chuột ở đâu về rủ nhau lăn đùng ra cả. Em tôi mếu máo khóc mất mấy ngày.
Vừa dịp nhà bác tôi ở quê có một bầy chó con, em tôi nhờ bố về quê xin.
Bố về quê rồi, hai chị em tôi ngày nào cũng ngóng bố lên. Đến ngày bố hẹn,
chúng tôi đứng ngồi không yên đợi bố. Đợi mãi, em tôi mệt lăn quay ra ngủ, thế
mà nó còn dặn với tôi:
- Bố về chị nhớ gọi em đấy nhá.
Đến giờ nấu cơm, tôi vào bếp chuẩn bị bữa, nghe lạch cạch ngoài sân, tôi
chạy ra. Thấy bố xách cái lồng có hai chú cún mũm mĩm, đôi mắt tròn ướt, tôi
mừng quá reo tướng:
- A chó! Chó về, chó về rồi Phương ơi!
Em tôi liền lồm cồm bò dậy:
- Đâu? Đâu? Ai, ai về?
Sững người, tôi phát hoảng nhìn bố trân trân. Hiểu ngay sự tình, bố cười
xoa đầu lấp liếm hộ tôi:
- Bố đã đem chó về cho hai chị em đây. Nhớ chăm sóc chúng cẩn thận
nghe không.
Vâng vâng dạ dạ, tôi lùi vội vào bếp. may hôm đó mẹ đi vắng, chứ không
tôi sẽ được nghe bài ca muôn thuở “Con gái con đứa…””.
13. Nếu là cô giáo Mai trong tình huống dưới đây, bạn sẽ xử lý như thế nào để
phù hợp nguyên tắc giao tiếp? Hãy giải thích.

Các cháu mẫu giáo lớn trong lớp của cô Mai đang chơi trò chơi đóng vai
cô giáo, học sinh. Cháu Phương được phân công đóng vai cô giáo và các cháu
khác làm học sinh. Khi “cô giáo” Phương gọi học sinh Mỹ Hạnh đứng lên kể
chuyện “Hai con dê qua cầu” thì Mỹ Hạnh đã không kể được. “Cô giáo” Phương
cầm thước kẻ giơ lên và quát:

11


- Hư quá! Không chịu học gì cả, để hai tay lên bàn! Phải đánh cho chừa
đi…
Cô giáo Mai đã nhìn thấy cảnh đó.
14. Hãy đưa ra một tình huống giao tiếp thành công hoặc thất bại và hãy phân
tích nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc thất bại trong tình huống đó.
15. Nguyên tắc giao tiếp nào đã được Giáo sư Passi vận dụng thành công trong
tình huống dưới đây? Hãy giải thích?
Giáo sư tiến sĩ B.K Passi sang Việt Nam giảng chuyên đề "tư duy sáng
tạo". Theo lịch đúng 13h30' bài giảng bắt đầu. Nhưng điều không may đã xảy ra.
Trời mưa rất to. Đúng 13h30 chỉ có khoảng chục người. Đợi thêm 15 phút có
thêm vài người nữa vì trời vẫn mưa to. Không thể chậm trễ hơn được, bài giảng
bắt đầu trong không khí căng thẳng nặng nề, cả chủ lẫn khách đều cảm thấy
ngượng ngùng.
Sau lời chào, giáo sư B.K Passi nói: "ở đất nước chúng tôi vào những hôm
thời tiết như thế này, dù đó là cuộc nói chuyện của Tổng thống đi chăng nữa thì
không cần phải thông báo, mọi người cứ việc ở nhà. Còn ở đây mặc dù trời mưa
rất to các bạn vẫn có mặt". Cả phòng cười ồ lên, không khí căng thẳng, nặng nề
lập tức biến mất. Câu mở đầu của ông thật là hóm hỉnh và thông minh. Điều ông
nói chỉ là câu nói đùa tế nhị, cũng có thể hiểu là lời phê bình khéo, nhưng mọi
người đều cảm thấy có "cớ" để cùng chấp nhận được một cách thoải mái tự
nhiên.

16. Kỹ năng định hướng trong giao tiếp giúp cho chúng ta biết cách giải quyết
mọi sự việc trong công tác, học tập và đời sống thường ngày một cách hợp lý và
hiệu quả hơn.
a/ Bạn hãy kể lại một vài tình huống trong đó bạn đã dự đoán, hiểu được
tâm lý của người khác và có cách giải quyết phù hợp.
b/ Bạn hãy tiến hành thí nghiệm sau: đưa cho 2 nhóm xem cùng một bức
ảnh người đàn ông; cho nhóm thứ nhất xem với lời giới thiệu “đây là người anh
hùng đã lập nhiều chiến công xuất sắc, các bạn có nhận xét gì về anh hùng
này?”. Đối với nhóm thứ hai, bạn đưa bức ảnh người đàn ông đó với lời giới
thiệu “đây là một tên tội phạm đang bị truy nã, các bạn có nhận xét gì về tên tội
phạm này”. Cả hai nhóm đều đưa ra nhận xét khi xem bức ảnh đó. So sánh nhận
xét của hai nhóm và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng định hướng của họ.
17. Thực hành nhận biết đối tượng giao tiếp:
Chọn một người trong nhóm và mỗi người viết nhận xét về người đó vào
một tờ giấy rồi thu lại, sau đó đối chiếu giữa nhận xét của người khác về người
đó và tự nhận xét của bản thân xem khác biệt thế nào? Thử phân tích nguyên
nhân dẫn đến sự khác biệt trong nhận xét đó.

12


18. Sưu tầm kinh nghiệm dân gian nhận biết tâm lý con người qua hình thức bên
ngoài trong giao tiếp và phân tích.
19. Đánh giá về kỹ năng giao tiếp của giáo viên trong tình huống dưới đây.
Giờ tập làm văn. Cô giáo ra đề: "Hãy viết cảm xúc về mẹ của em".
An cầm bút suy nghĩ, rồi nó hãnh diện. Nó nhủ thầm đây là dịp để bày tỏ
cảm xúc của mình. Nó viết: "... chưa một lần được nhìn thấy mẹ, nhưng em đã
sống trong vòng tay thương yêu của dì. Dì thương yêu như một người mẹ thực
thụ, không như gièm pha của người đời: mấy đời bánh đúc có xương...". Giờ trả
bài nó hồi hộp trong tâm trạng hạnh phúc. Nhưng thật bàng hoàng, trước mắt nó,

bài văn chỉ được điểm 1 đỏ chót với lời phê của cô giáo: "Lạc đề". Nó chua xót:
Mẹ ơi!
20. Theo dõi đoạn hội thoại dưới đây và nhận xét về kỹ năng điều khiển giao
tiếp của Long:
Long (cười thật tươi): Bạn ơi, cho mình làm quen nhé!
Hương (mỉm cười nhẹ nhàng đáp lễ):…
Long: Mình tên Long. Bạn tên gì nhỉ?
Hương: Mình tên Hương.
Long: Hương đang học ở đâu vậy?
Hương: Mình học đại học Kinh Tế.
Long: Nhà Hương có gần đây không nhỉ?
Hương: Ừ, cũng gần đây…
Long: Ừm, Hương sinh năm bao nhiêu nhỉ?
Hương: (bắt đầu cảm thấy chán nản):…(ê, hỏi làm gì???)
21. Tình huống: Có bạn trai đến nhà bạn nữ chơi, vừa vào nhà đã hỏi "Tối nay
em không đi chơi đấy chứ?" còn bạn nữ đáp lại "Cứ làm như em hay đi chơi lắm
ấy". Thế là chưa kịp khơi luồng câu chuyện đã tắc luôn.
Hãy phân tích nguyên nhân thất bại trong tình huống giao tiếp đó và chỉ ra
hướng khắc phục.
22. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tôi có một người bạn tên là Tiểu Tây. Cô ấy đang làm việc ở một viện
dưỡng lão. Cô ấy rất quan tâm đến những người già ở đó. Nhưng cô cũng
thường trách móc có một số người tính khí cổ quái khó hiểu. Cô nói rằng quả
thật là cô không biết phải làm thế nào để gắn kết được với những người già ấy.
Có một lần, Tiều Tây kể cho tôi nghe về một bà già tên là Lưu mà cô cảm
thấy rất khó chăm sóc. Cô đã thử vài lần mà vẫn chưa tìm được cách để bà cụ
cởi mở lòng mình. Tiểu Tây kể: “Cách đây hai ngày có một trận mưa rất lớn. Tôi
đã thử tìm cách bắt chuyện với bà cụ, tôi nói:
- Trận mưa tuần trước to quá bà nhỉ?
Kết quả là bà lão chẳng một chút khách khí nói luôn:

13


- Quá là tốt cho hoa cỏ còn gì!
Tôi hỏi Tiểu Tây là cô ta đã phản ứng ra sao. Cô nói:
- Tôi còn có thể nói gì được nữa? Bà Lưu rõ ràng là không muốn hiểu tôi.
- Thế sao bạn không hỏi xem cụ già ấy có thích hoa cỏ không ?
- Hoa cỏ?
- Đúng thế - tôi gợi ý - Bà Lưu đã đưa ra một chủ đề. Bạn hãy nói chuyện
với bà ấy về hoa và cỏ. Bà ấy chắc chắn sẽ cởi mở với bạn.
Tiểu Tây ra về mà vẫn còn bán tính bán nghi những lời tôi khuyên. Hôm
sau, cô gọi điện cho tôi bảo:
- Bà Lưu quả thật rất thích hoa cỏ. Bà ấy nói trước đây bà ấy là một người
làm vườn…
Câu hỏi:
a/ Hãy đánh giá kỹ năng định hướng và điều khiển giao tiếp của Tiểu Tây.
b/ Tại sao nghe theo lời khuyên của người bạn, Tiểu Tây lại thu hút được
bà cụ vào câu chuyện? Từ đó, rút ra bài học rèn luyện kỹ năng điều khiển đối
tượng giao tiếp.
23. Hãy đưa ra một tình huống mà bạn cho rằng mình đã sai lầm trong giao tiếp.
Dựa vào những hiểu biết về kỹ năng giao tiếp, bạn hãy phân tích tình huống đó
để thấy được thiếu sót cụ thể của bạn là gì?
24. Đến trường mầm non quan sát tiết dạy theo dõi, ghi biên bản dự giờ; sau đó
phân tích kỹ năng giao tiếp của giáo viên.
Gợi ý thực hiện: Đến trường mầm non dự một số tiết dạy (2 – 3 tiết) của
giáo viên giỏi (giáo viên có kinh nghiệm dạy tốt ) của trường. Ghi chép đầy đủ,
chi tiết mọi diễn biến của các tiết dạy; sau đó chọn một tiết mà mình cho là rõ
ràng, thuận lợi, hoàn chỉnh nhất để nêu và phân tích kỹ năng giao tiếp của giáo
viên
25. Hãy lựa chọn một nội dung giao tiếp và tập trình bày trước lớp (khoảng 10

phút), sau đó rút kinh nghiệm về rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

14


Chương 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
I. Câu hỏi
1. Thế nào là kỹ năng làm quen? Ý nghĩa của kỹ năng này trong giao tiếp?
2. Theo bạn, khi lần đầu tiên làm quen với người khác thường gặp phải những
khó khăn nào? Để thực hiện làm quen hiệu quả cần chú ý điều gì và nên tránh
điều gì?
3. Phân biệt nghe, lắng nghe, kỹ năng lắng nghe. Hãy nêu vai trò của việc biết
lắng nghe trong cuộc sống?
4. Phân tích những yếu tố cản trở việc lắng nghe hiệu quả. Từ đó, đề ra biện
pháp để nghe hiệu quả?
5. Làm thế nào để khắc phục hiện tượng đối tượng không muốn nghe vì sự phức
tạp của vấn đề?
6. Thế nào là kỹ năng nói trước đám đông? Phân tích tầm quan trọng của kỹ
năng nói trước đám đông?
7. Bạn gặp những khó khăn nào khi nói trước đám đông? Bạn cần phải làm gì
khắc phục những khó khăn đó?
8. Phân biệt xung đột và kỹ năng giải quyết xung đột? Vai trò của kỹ năng giải
quyết xung đột trong cuộc sống?
9. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến xung đột.
10. Phân tích các nguyên tắc và phương pháp giải quyết xung đột?
11. Nêu một số khó khăn gặp phải trong giao tiếp? Cách khắc phục?
II. Bài tập
1. Hãy kể lại một tình huống làm quen thành công mà theo bạn là đã để lại ấn
tượng sâu sắc nhất. Hãy phân tích những nguyên nhân để lại ấn tượng sâu sắc
cho bạn?

2. Hãy nêu vài trường hợp làm quen với người khác không hiệu quả và hãy phân
tích những nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta làm quen với người khác kém
hiệu quả.
3. Theo bạn cách giới thiệu tên như thế nào sẽ để lại ấn tượng nhất? Thực hành
giới thiệu tên để minh họa.
4. Tình huống: Các bạn hội viên CLB Tâm Lý học ứng xử tâm sự:
Có bạn trai nói: Đến dự đám cưới một người bạn, tôi đã gặp một người
con gái mà tôi thầm mơ ước, tôi rất muốn làm quen với người con gái ấy nhưng
không biết phải bắt đầu như thế nào?
Một bạn nữ tâm sự: "Tôi chẳng biết bắt đầu câu chuyện thế nào ngoài việc
rót nước mời anh ta, còn anh ấy thì cứ việc uống hết chén này đến chén khác...
15


mòng cả bụng".
Có bạn trai lần đầu tiên đến nhà bạn nữ chơi, vừa vào nhà đã hỏi "Tối nay
em không đi chơi đấy chứ" còn bạn nữ đáp lại "Cứ làm như em hay đi chơi lắm
ấy". Thế là chưa kịp khơi luồng câu chuyện đã tắc luôn.
Nếu thoát được những sai sót trên thì một số bạn lại rơi vào sai lầm khác,
vừa gặp mặt đã đưa ra một "bảng câu hỏi" như kiểu anh công an hộ khẩu đang
điều tra lý lịch.
Với tư cách là nhà tư vấn về kỹ năng giao tiếp, bạn hãy đưa ra lời khuyên
giúp các bạn trong tình huống trên làm quen với người khác một cách tự nhiên,
thoải mái?
5. Trong những biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào là nên và không nên làm khi
lần đầu làm quen người khác?
Biểu hiện

Nên


Không
nên

- Phá bầu không khí xa lạ bằng việc hỏi han hoặc
những câu nói đùa.
- Đề cập ngay vào vấn đề chính.
- Nói về những chủ đề chung, ít chạm đến quan
điểm cá nhân.
- Nói ít về mình.
- Chú ý quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối
phương.
- Nêu ra những câu hỏi thăm dò, chủ động gợi
chuyện
- Dùng câu hỏi đóng.
- Dùng câu hỏi gợi mở.
- Đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.
- Nói nhiều về mình, dốc bầu tâm sự, nói thẳng về
mình khi đối phương đặt những câu hỏi thăm dò.
- Có thể chê bai một ai đó mà mình cho là xấu.
- Giới hạn thời gian giao tiếp, không kéo dài.
- Nói nhiều chủ đề, kéo dài cuộc giao tiếp.
- Tự tin.
- Lảng tránh, e ngại.
6. Hãy đọc tình huống dưới đây và đánh giá cách làm quen của Long trong tinh
huống đó.
16


Tình cờ đi dạo trong nhà sách thì Long phát hiện thấy một cô bé rất dễ
thương. Long mỉm cười thật tươi và tiến đến làm quen với cô bé (tên là Hương).

Cuộc trò chuyện diễn ra trong vài phút
Long (cười thật tươi): Bạn ơi, cho mình làm quen nhé!
Hương (mỉm cười nhẹ nhàng đáp lễ):…
Long: Mình tên Long. Bạn tên gì nhỉ?
Hương: Mình tên Hương.
Long: Hương đang học ở đâu vậy?
Hương: Mình học đại học Kinh Tế.
Long: Nhà Hương có gần đây không nhỉ?
Hương: Ừ, cũng gần đây…
Long: Ừm, Hương sinh năm bao nhiêu nhỉ?
Hương: (bắt đầu cảm thấy chán nản):…(ê, hỏi làm gì???)
7. Khi làm quen việc phá vỡ bầy không khí xa lạ, tìm ra điểm chung (sự đồng
điệu) giữa những người giao tiếp là mấu chốt để tạo không khí thân thiện, tự
nhiên, cởi mở giữa mọi người. Bạn hãy nêu một tình huống làm quen và thảo
luận về các biện pháp tạo nên điểm chung giữa 2 người trong tình huống đó, sau
đó thực hành đóng vai.
8. Thực hành nhóm: Nêu một tình huống làm quen và thực hành đóng vai. Sau
đó hãy đánh giá các vai diễn về kỹ năng làm quen.
9. Hãy nêu vài trường hợp nghe không hiệu quả và hãy phân tích những nguyên
nhân dẫn đến việc chúng ta nghe kém hiệu quả.
10. Hãy đọc câu chuyện dưới đây và giải thích tại sao nhân viên hoà giải thành
công và rút ra bài học cho bản thân về kỹ năng lắng nghe.
Ông khách khó tính
Lần nọ, có vị khách hàng nổi trận lôi đình với nhân viên tổng đài ngay tại
văn phòng công ty điện thoại N vì cho rằng công ty đã tính sai cước phí cho ông
ta. Lời qua tiếng lại thế nào mà lát sau ông khách giận điên lên, quát tháo ầm ĩ,
còn dọa sẽ tháo hết đường dây điện thoại, rồi thì sẽ khiếu nại, thưa kiện khắp
nơi. Cuối cùng, công ty điện thoại phải cử một nhân viên hòa giải lão luyện đến
gặp ông khách muốn gây sự kia.
Nhân viên hòa giải ngồi im lắng nghe, để ông khách trước mặt tha hồ trút

giận, thỉnh thoảng chỉ xem vào câu “Đúng lắm!” tỏ vẻ đồng tình.
“Ông ấy nói thao thao bất tuyệt, còn tôi ngồi đó vểnh tai lắng nghe suốt 3
giờ đồng hồ”. Nhân viên hòa giải này kể lại sau đó.
“Tôi gặp ông ta tổng cộng 4 lần, lần nào cũng tỏ thái độ đồng tình với ý
kiến của ông. Đến lần gặp thứ tư, ông nói sẽ thành lập “Hiệp hội bảo vệ khách
hàng sử dụng điện thoại”, tôi lập tức tán thành, còn nói nhất định sẽ gia nhập
hiệp hội này. Ông ta nghe vậy liền toét miệng cười. Từ đầu tới cuối, tôi chẳng hề
17


tranh cãi gì cả, thậm chí còn không đề cập đến lý do tìm gặp ông nữa là. Song
đến lần gặp thứ tư, tôi đã giải quyết ổn thỏa vụ này, cước phí được ông thanh
toán đầy đủ, không thiếu một xu, đồng thời ông cũng bỏ qua ý định sẽ đi kiện
cáo công ty.
Chắc chắn khi tranh cãi với nhân viên công ty điện thoại, ông khách kia
không có ý kỳ kèo từng đồng cước phí, mà chỉ muốn chứng minh rằng mình
đang bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ quyền lợi của công chúng. Nói đúng hơn, thật
ra ông ta muốn làm nhân vật quan trọng đấy mà. Một khi ông đã có được cảm
giác này, cơn giận dữ cũng nhanh chóng tan biến.
Từ đầu đến cuối, anh nhân viên hòa giải chỉ làm mỗi một việc là …kiên
nhẫn ngồi nghe ông ta phàn nàn. Chịu khó lắng nghe cũng có thể thay đổi lòng
thù địch của đối phương.
11. Những hành vi nào trong các hành vi dưới đây đã thể hiện được kỹ năng
lắng nghe:
- Thỉnh thoảng đặt câu hỏi phản hồi hoặc giữ sự im lặng đầy vẻ quan
tâm…
- Nghe không hiểu hoặc khi thấy người nói không chính xác có thể ngắt
lời người nói để giải thích
- Thỉnh thoảng hỏi lại để làm rõ vấn đề, để hiểu đúng ý người nói.
- Tư thế nghiêng người về phía người đối thoại.

- Khoanh hai tay trước ngực khi giao tiếp.
- Mắt nhìn đối tượng nhẹ nhàng nhưng không tập trung vào một điểm mà
bao quát toàn thân.
- Mắt nhìn đối tượng không chớp.
- Mắt nhìn các vật xung quanh hoặc ngó lơ đãng bên ngoài.
- Có cử chỉ đáp ứng như gật đầu, mỉm cười… theo nội dung câu chuyện.
- Ngồi im lặng suốt quá trình nói chuyện thể hiện đang chăm chú nghe.
- Tay cầm mân mê một vật gì đó.
12. Lựa chọn một nội dung và tiến hành thảo luận nhóm, mỗi nhóm cử ra 2
thành viên quan sát, ghi lại các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe của nhóm khác,
nhận xét đánh giá (giáo viên hướng dẫn đánh giá).
13. “Khi bạn giao tiếp với người khác, đừng vội vàng đưa ra lời nhận xét hay
nói chen vào khi họ chưa nói hết câu, hãy lắng nghe một cách cẩn thận”. Bạn
hãy tìm những câu chuyện minh họa cho việc cần thực hiện lời khuyên đó. Dưới
đây là một trong những câu chuyện minh họa:

18


Hôm nay, cô phải đi chợ thật sớm để chuẩn bị các món ăn. Cửa hàng này
giá có đắt hơn nhưng cô vẫn hào hứng mua thật nhiều thứ vì có khách quí. Nhờ
có nguyên liệu tốt và là một người phụ nữ khéo léo nên các món ăn đều ngon.
Nhưng đến giờ hẹn mà vị khách cô đang chờ vẫn không tới. Gọi điện thoại thì
không ai nghe. Cô chờ đến tối khuya mà không có một tín hiệu gì từ người
khách.
Ngày hôm sau, người khách mới gọi điện cho cô. Không để cho anh ta kịp
nói hết câu, cô mắng xối xả và lên án sự vô trách nhiệm. Người khách lặng lẽ
nghe. Và khi cô nói xong, anh ta nói giọng buồn bã: “Tôi rất xin lỗi nếu đã gây
ra một điều gì bất tiện hoặc làm cô phiền lòng, nhưng hôm qua tôi rất không
may. Tôi phải đi lo thủ tục tang lễ cho mẹ tôi. Mẹ tôi mới mất”.

Người phụ nữ không nói được lời nào, vì một lời chia buồn lúc đó cũng trở
nên không hợp lý .
14. Bạn hãy đọc (kể) một câu chuyện cho 2 nhóm nghe, với nhóm thứ nhất bạn
nói câu chuyện này đã được coi là sự kiện nổi bật trong năm, nhóm thứ hai bạn
không có tác động gì. Sau 1 tuần bạn kiểm tra lại hiệu quả nghe thông tin trong
câu chuyện của 2 nhóm. Theo bạn nhóm nào nghe tốt hơn? lý giải nguyên nhân
và rút ra bài học trong rèn kỹ năng lắng nghe của bản thân.
15. Nêu một vài trường hợp nói trước đám đông mà bạn nhớ nhất. Điều gì làm
cho bạn nhớ?
16. Khi nói trước đám đông, khó khăn bạn hay gặp phải là gì? Hãy tìm giải pháp
khắc phục khó khăn đó bằng cách nêu vấn đề thảo luận trước lớp và sau đó thực
hành.
17. Bạn hãy đọc những lời khuyên về rèn kỹ năng nói trước đám đông và thực
hành những bài tập nhỏ sau đây (phần chữ in nghiêng):
a/ Không ngại gặp gỡ, tránh phụ thuộc vào Internet và mạng xã hội.
Nếu bạn suốt ngày cắm đầu vào mạng và chỉ cập nhật trạng thái trên
facebook, tán gẫu qua chat, mail mà không có sự tiếp xúc, trao đổi mặt đối mặt
trực tiếp, thì bạn đang tự làm cho kỹ năng giao tiếp của mình trở nên thui chột
đấy. Máy tính và giao tiếp ảo không bao giờ giống đời thực. Trong giao tiếp
thực, bạn phải học cách kiềm chế cảm xúc, đoán ra ý nghĩ của người đó và phải
có thái độ hợp lý. Vì vậy, hãy dành thời gian để gặp gỡ mọi người thay vì
chỉ giao tiếp với xã hội qua những mạng cộng đồng ảo.
b/ Xóa bỏ sự nhút nhát: Một cản trở lớn nhất của giao tiếp là tính nhút nhát.
Không dám tiếp xúc với người lạ, không thích nói chuyện với nhiều người dần
dần khiến bạn thui chột khả năng diễn đạt bằng lời và gặp rắc rối lớn với việc
giao tiếp của mình. Hãy tập mạnh dạn hơn bằng cách chủ động gặp gỡ người
khác, khi gặp hãy chủ động chào trước. Bạn không cần phải nói nhiều, nhưng
gặp ai đó quen biết hãy chào hỏi họ “bạn đi đâu vậy? Bác có khỏe không ạ?

19



Cháu chào bác ạ…” Đừng quên kèm theo một nụ cười thật tự nhiên để thể hiện
sự thân thiện của bạn.
Lúc đầu bạn tập gặp gỡ người thân, hàng xóm, tích cực tham gia hoạt
động tập thể, sau đó mới gặp gỡ với người lạ. Lúc đầu chỉ cần tập nói chuyện
phiếm với mọi người, sau đó mới nói chuyện nghiêm túc.
Nếu ai đó rủ bạn đi hội thảo, tiệc tùng…gì đó, hãy cứ đi! cho dù bạn rất
ngại và không thích buổi tiệc đó.
Đặc biệt khi có cơ hội phát biểu trước đông người, bạn hãy mạnh dạn
tiến lên phía trước giành lấy chiếc Micro.
Hãy luyện tập theo chỉ dẫn trên sẽ tập cho bạn làm quen với môi trường
nhiều người và hình thành phản xạ của bạn khi tiếp xúc với người khác. Cảm
xúc sợ hãi sẽ bị chai dạn.
c/ Tập phong thái tự tin bằng cách đi thẳng người, nhìn vào người đối diện.
Bạn không có gì phải e ngại hay xấu hổ với ai đó. Hãy nghĩ họ cũng là người
bình thường, và dù họ đứng ở vị trí cao đến đâu, bạn cũng có những giá trị của
riêng mình mà họ không có được. Thân thiện và lễ phép với người lớn tuổi,
những người kém hơn bạn về mặt địa vị, chức danh,…Bạn sẽ củng cố được lòng
tự tôn và sự tự tin của mình
d/ Luyện tập cách nói và thái độ khi nói
- Tập nói lớn và rõ ràng: nhiều bạn thiếu tự tin một phần cũng vì thói
quen nói lí nhí khiến người khác không nghe rõ những điều bạn nói và hỏi lại,
dẫn đến việc bạn ấy càng mất tự tin hơn.
Một số khác thường bối rối và mất tự chủ trước đông người, hoặc khi họ
đang xúc động, giọng nói của họ bị nghẽn lại, và họ không thể phát âm rõ ràng.
Những lúc rơi vào trường hợp tương tự, bạn hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình
tĩnh, rồi sau đó hãy nói thật chậm rãi và rõ ràng.
Bạn có thể tập bằng nhiều cách, tập đọc sách báo để phát âm to rõ, ghi
âm lại giọng nói của mình, tự nhận xét và điều chỉnh từ từ. Bạn sẽ nhận thấy sự

cải thiện lớn trong giọng nói của mình khi duy trì luyện tập.
Khi nói, bạn cần phải rõ ràng và súc tích bằng cách liệt kê trong đầu
những ý trực tiếp liên quan đến vấn đề cần nói và sắp xếp chúng theo trình tự
hợp lý. Khi nói chuyện, đề cập thẳng vào những vấn đề quan trọng đó, không
lãng phí thời gian vẽ ra những câu chuyện dài lê thê làm người nghe phân tán tư
tưởng.
Hãy luôn hỏi người nghe xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không?
Đồng thời, luôn sẵn lòng để giải thích. Đừng mong đợi một người luôn “biết”
những gì bạn đang nói, cho dù là bạn hiểu về vấn đề đó rất tường tận thì người
nghe chưa chắc đã thấu hiểu vấn đề giống như bạn.

20


e/ Tập phản ứng lanh lợi khi nói: Khi bối rối, mất tự chủ trước đông người,
miệng lưỡi của bạn bị líu lại, không thể phát âm rõ ràng. Để tập miệng lưỡi lanh
lợi khi nói cần:
- Lựa chọn những từ làm môi miệng phải linh hoạt như: “Lúa nếp là lúa
nếp làng”.
- Luyện tập nói những từ đó: Lúc đầu đọc chậm nhưng rõ ràng, sau đó
tăng tốc độ đọc lên.
g/ Tập nhờ vả người khác để tạo mối quan hệ thân thiện khi giao tiếp với
người khác.
Bạn hãy đọc câu chuyện dưới đây và hãy thử áp dụng bài học trong mối
quan hệ giao tiếp của mình:
Mr.Thomas là một chủ nông trại giàu có. Ông và vợ mình đối xử rất thân
thiện với mọi người nên ai cũng yêu mến họ cả. Một hôm ông thấy vợ mình, sai
người giúp việc đến nhà bà John - một tá điền của ông ở cuối làng - để mượn
một cái bào rau củ.
Sau khi người này đi khỏi, ông hỏi vợ:

- Anh không nghĩ rằng nhà ta lại không có một cái bào hay không đủ khả
năng mua mà em lại sai người đi mượn cho thêm phiền phức như thế.
Bà Thomas từ tốn trả lời:
- Đây, anh xem, cái bào của nhà ta vẫn còn rất tốt. Em biết mọi người ở
vùng này đều yêu quý chúng ta vì chúng ta đem lại nhiều của cải cho họ hơn các
ông chủ khác, nhưng em không muốn một tình yêu như vậy mà em muốn được
yêu mến bằng thứ tình cảm cao hơn; đó là tình làng xóm. Mà điều này chỉ có
được khi chúng ta và họ không còn khoảng cách chủ - tớ, giàu - nghèo. Như vậy,
chuyện cái bào rau củ chỉ là cái cớ để anh và em đến gần với mọi người hơn mà
thôi.
18. Ngôn ngữ cơ thể đóng gớp phần rất lớn vào thành công của quá trình giao
tiếp với đám đông, vì thế đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Hãy
duy trì một tư thế thoải mái, với những dấu hiệu cơ thể biểu hiện bạn đang quan
tâm đến cuộc trò chuyện.
a/ Theo bạn, trong những biểu hiện dưới đây, những biểu hiện nào là nên và
không nên có khi nói trước đám đông?
Biểu hiện

Nên

- Đứng thẳng người, hai tay buông thõng.
- Ánh mắt chú tâm nhìn vào người nói chuyện.
- Thỉnh thoảng gật đầu để thừa nhận một điểm
quan trọng mà bạn đồng tình trong cuộc trò chuyện.
21

Không nên


- Đứng với hai bàn tay đan lại phía trước,

- Đứng khoanh tay lại.
- Đứng siết chặt hai tay.
- Đứng yên như pho tượng
- Luôn đi lại, người cử động, lắc lư.
- Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả
- Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
- Ăn mặc luộm thuộm
b/ Thực hành theo nhóm: đưa ra 1 tình huống nói trước đám đông và luyện tập
ngôn ngữ cơ thể khi nói, quan sát và nhận xét.
19. Bạn hãy hãy lựa chọn một tình huống nói trước đám đông mà bạn đang e
ngại và hãy thực hành những biện pháp tự trấn tĩnh bản thân dưới đây:
- Bạn hãy thực hành các động tác thư giãn như hít thở sâu, đếm từ từ
chậm rãi từ 1 đến 10…
- Hãy đưa ra các hướng suy nghĩ tích cực (ít nhất 3 hướng) giúp bạn tự
tin: Ví dụ: nghĩ về điểm mạnh của bản thân, điểm thú vị trong nội dung nói
chuyện; hãy nghĩ mọi người đang chờ đợi được nghe điều bạn nói; Hãy nghĩ đây
là vinh dự….
20. Hãy nêu 1 tình huống nói trước đám đông và thực hành chuẩn bị nội dung,
sau đó thảo luận nhóm về các nội dung đó.
21. Lựa chọn 1 tình huống nói trước đám đông và thực hành đóng vai, sau đó rút
kinh nghiệm.
- Lựa chọn chủ đề bất kỳ về văn hóa – xã hội, phát triển thành một bài
diễn văn để trình bày.
- Tập thể hiện diễn văn đó trong đầu.
- Tập diễn văn bằng lời
- Mô phỏng tình huống diễn thuyết
- Diễn thuyết trước lớp (chủ động hoặc theo yêu cầu ngẫu nhiên của giảng
viên)
22. Ứng xử khi nói trước đám đông.
a/ Đọc câu chuyện dưới đây và phân tích cách ứng xử khi nói trước đám đông

của nhà văn George Bernard Shaw:
Nhà hát kịch nọ tổ chức buổi công diễn thật long trọng tác phẩm của nhà
soạn kịch, nhà văn George Bernard Shaw. Các nhân vật nổi tiếng thuộc mọi lĩnh
vực khác nhau đều được mời đến thưởng thức.
22


Chương trình diễn ra khá thành công. Khi vở kịch kết thúc, mọi người yêu
cầu được gặp gỡ tác giả vở diễn. George Bernard Shaw bước lên sân khấu trong
tiếng vỗ tay vang dậy của khán phòng. Nhưng khi ông chuẩn bị nói lời cảm ơn
thì bỗng dưới khán đài có một người đứng lên hướng về phía ông la to: “George
Bernard Shaw! Kịch bản của ông tệ quá! Chẳng ai muốn xem đâu! Hãy ngừng
diễn đi!”
Mọi người ai nấy đều kinh ngạc, nghĩ rằng George Bernard Shaw nhất
định sẽ rất giận dữ. Nhưng không, ông không những không đổi sắc mặt, mà còn
kính cẩn khom lưng chào người đó, lễ độ nói: “Thưa anh bạn, tôi đồng ý với
điều anh vừa nói, nhưng tiếc là chỉ có hai chúng ta nghĩ thế mà thôi. Anh xem,
phản đối lại số khán giả đông thế này thì có tác dụng gì?” Nói xong, ông vẫy tay
với mọi người, nhà hát lại vang lên tiếng vỗ tay như sấm, ai ai cũng tấm tắc
khen tài ứng đối tuyệt vời ấy.
Khi đối diện với sự công kích và chỉ trích của kẻ khác, thượng sách là ứng
xử nhẹ nhàng mưu mẹo, trung sách là bị động giải thích, hạ sách là giận dữ phản
ứng lại.
b/ Khi bạn đang thuyết trình trước đám đông về một vấn đề nào đó, có
một người đặt cho bạn một câu hỏi hóc búa liên quan đến nội dung mà bạn chưa
chuẩn bị và không thể trả lời được. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
23. Cô giáo Nga dạy lớp mẫu giáo 4-5 tuổi bị đau chân nên đi tập tễnh. Trong
giờ chơi, tình cờ cô nhìn thấy một cháu đang bắt chước dáng đi của cô. Cô đã
mắng cháu hư và phạt làm cháu khóc.
a/ Hãy chỉ ra nguyên nhân xung đột trong tình huống trên.

b/ Là cô giáo, nếu gặp tình huống tương tự bạn sẽ xử lý như thế nào để
đạt mục đích giao tiếp sư phạm tốt?
24. Trong một cuộc họp quan trọng, khi nhân vật chính đến muộn 10 phút làm
Trưởng phòng rất bức xúc. Khi anh vừa xuất hiện, sếp liền mắng té tát: “anh là
người vô ý thức, thiếu trách nhiệm”, cuộc họp tiến hành trong không khí nặng
nề, căng thẳng.
Hãy chỉ ra nguyên nhân xung đột trong tình huống trên. Nếu là trưởng
phòng trong trường hợp đó bạn cần ứng xử thế nào để có hiệu quả tốt về công
việc và quan hệ?
25. Hãy đọc và phân tích nguyên nhân xung đột trong câu chuyện dưới đây, từ
đó rút ra bài học trong giải quyết xung đột.
Một anh chàng người Pháp bước vào nhà hàng, ngồi vào bàn và gọi món
ăn. Khi người hầu bàn bưng món ăn ra cho một ông người Mỹ ngồi bàn bên
cạnh, anh chàng người Pháp nhìn vào dĩa thức ăn với đôi mắt tròn xoe rồi chỉ
tay vào đó và nói: “Ô, pho mi”.

23


Ông người Mỹ nghe được giận lắm, liền lớn tiếng nói lại: “Nô, nô, pho
mi”. Giữa hai người cứ đáp qua đáp lại: “pho mi”. Ông người Mỹ giận quá mới
đấm cho anh ta một cái vì tội giành món ăn. Anh chàng đó sợ hãi quá chạy mất.
Lúc ấy, người hầu bàn đã hiểu, anh ta giải thích cho ông người Mỹ rằng:
- Người Pháp kia thấy có con kiến bò trên mép dĩa nên nói: “Oh, formi”
nghĩa là “con kiến kìa”. Thế những Ông lại nghe rằng “For me” nghĩa là “của
tôi”.
Ngày hôm sau, anh chàng người Pháp lại bước vào quán, ông người Mỹ
cũng ở đó. Mừng quá, ông ta quyết định phải xin lỗi nên nói to: “Come here.
You come here”. Anh chàng người Pháp vừa nghe như thế thì nói: “Non, come
hiere” và bỏ chạy mất. Ông Mỹ ngạc nhiên và nhờ người hầu bàn giải thích. Anh

ta chậm rãi nói:
- Ông la lên “come here” có nghĩa là lại đây, thế nhưng anh chàng kia lại
nghe thành “come hiere”, theo tiếng Pháp là như ngày hôm qua. Vì sợ bị ông
đánh tiếp nên anh ta bỏ chạy.
26. Bạn bè đang xì xầm chuyện gì đó, khi Lan bước đến thì chúng im bặt. Lúc
ấy Lan nghĩ rằng mình đang bị nói xấu nên rất tức giận. Theo bạn nguyên nhân
xung đột trong tình huống trên là gì? Trong tình huống đó cần ứng xử thế nào để
giải quyết xung đột?
27. Phương pháp giải quyết xung đột nào được thể hiện trong tình huống sau,
hãy phân tích?
Có ông quan nọ một hôm nhận được thư ở quê nhà cho biết người nhà
ông và hàng xóm phát sinh tranh chấp. Số là bức tường ngăn cách hai nhà đã bị
đổ, khi dựng lại bức tường mới, hàng xóm nhích thêm một ít đất qua ranh giới
nhà ông nên người nhà ông không chịu. Họ gởi thư mời ông về ra mặt nói
chuyện để hàng xóm rút lui.
Không bao lâu, người nhà của viên quan nhận được thư trả lời của ông,
trong thư chỉ có mỗi bài thơ:
Ngàn dặm đưa thư vì đổ tường
Ba thước nhường họ, lẽ nào không?
Vạn lý Trường Thành còn đứng đấy
Mà Tần Thủy Hoàng có thấy đâu.
Người nhà viên quan hiểu được đạo lý trong bài thơ nên chủ động nhường
cho hàng xóm ba thước đất. Trong khi đó, nhà hàng xóm không biết nghĩ sao
cũng lùi lại ba thước, thế là xuất hiện một ngõ hẻm rộng sáu thước nằm giữa hai
nhà. Người dân trong làng đặt tên hẻm là “Ngõ hẻm nhân nghĩa”.
28. Bạn gọi điện thoại cho một người bạn vì có chuyện quan trọng. Vừa quay số
xong và nói cần gặp người bạn của mình, bỗng nghe phía đầu dây bên kia lời
mắng với thái độ giận dữ: “Gọi gì mà lắm thế, suốt từ sáng đến giờ...muốn hẹn
24



hò tán tỉnh gì thì để đến tối...”.
Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến xung đột và đưa ra biện pháp xử lý.
29.
a/Hãy đọc bài viết hài của nhà văn Đức Khainixkoblocx dưới đây và rút ra
những nguyên nhân dẫn đến xung đột trong quan hệ giữa nhân viên và giám đốc
và rút ra bài học trong ứng xử.
Làm giám đốc khó thật
- Đến làm việc không đúng giờ người ta mỉa mai: “lãnh đạo chẳng đến
muộn đâu, chỉ mắc kẹt một tí thôi”.
- Đến làm việc đúng giờ người ta sẽ bàn tán: “thì đã đến từ lúc tinh mơ,
chắc muốn lau mặt cho cánh ta đây”.
- Nếu hỏi: “vợ con thế nào?”, người ta sẽ bảo: “thò mũi vào việc riêng tư
làm gì!”
- Không hỏi. “Gớm, con người này thật vô tình!”.
- Nếu hỏi: “có kiến nghị gì không?”, người ta sẽ xì xào: “Chính bản thân
chẳng có được kiến nghị nào”.
- Không hỏi. “Không chịu lắng nghe ý kiến quần chúng”.
- Giải quyết công việc nhanh: “vội vàng không chịu suy nghĩ”.
- Giải quyết chậm: “chần chừ, trốn tránh trách nhiệm”
- Xin thêm một biên chế: “lại muốn thổi phồng biên chế”.
- Không tham khảo ý kiến cấp trên: “lộng quyền”.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị cấp trên: “Quan liêu, máy móc”.
- Không nói đùa, người ta châm chọc: “không cù thì không cười được
đâu”.
- Đối xử thân mật “Đấy, lại muốn chinh phục lòng tin”.
- Tỏ thái độ tách biệt khô khan, người ta nói: “làm bộ làm tịch, làm gì mà
khô như ngói”.
- Công việc tiến hành tốt, người ta nói: “nói cho cùng vẫn là cánh ta cả
đây”.

- Không hoàn thành kế hoạch: “Thực ra mình giám đốc có lỗi”.
b/Nêu ví dụ minh họa cho các nguyên nhân dẫn đến xung đột trong giao
tiếp .
30. Trong giờ trả bài, một học sinh thắc mắc bài của mình làm đúng mà cô cho
điểm thấp. Cô giáo xem qua rồi nói “đã dốt lại hay thắc mắc”. Học sinh cho rằng
cô xúc phạm mình, tức giận xé ngay bài trước lớp.
25


×