Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bthk kỹ năng giao tiếp nghề luật đưa ra một tình huống trong đó thực hành kỹ năng giao tiếp của luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.82 KB, 7 trang )

Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
MỞ ĐẦU
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn ,
điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện
dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách
hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như: Tư vấn pháp luật, soạn thảo văn
bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho
than chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố
tụng.
Ngoài ra, luật sư còn phải có kỹ năng cơ bản đối với yêu cầu của công việc này
như: giao tiếp tốt, có khả năng phân tích, suy nghĩ và sử dụng các tình tiết logic
nhanh và hiệu quả, có khả năng làm việc do áp lực và làm việc nhiều đối tượng, nhất
quán và có lòng tốt.
Bài tiểu luận của tôi xin đưa ra một tình huống trong đó thực hành kỹ năng
giao tiếp của luật sư, mà trong đó tôi xin nhận vai luật sư cho tình huống thêm sát
với đề tài.
NỘI DUNG
I. Đưa ra tình huống:
Ông Hoàng Minh Tuấn kết hôn với bà Lương Thị Hòa năm 1970, thường trú tại
phố Đỗ Quang, Đống Đa, Hà Nội. Ông bà Tuấn và Hòa có 3 người con chung là
Hoàng Minh Quang (1971), Hoàng Thị Tuyết Trâm (1975) và Hoàng Thị Tuyết Anh
(1982). Chị Hoàng Thị Tuyết Anh kết hôn với anh Nguyễn Quang Đạo, có con trai là
Nguyễn Quang Lân. Lúc ông Tuấn bị ốm bà Hòa bỏ mặc không chăm sóc, lại thêm
vấn đề làm ăn kinh doanh trục trặc liên tục khiến ông Tuấn chán nản, tư tưởng ngoại
1
Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
tình. Năm 2000 ông Tuấn gặp và chung sống không hôn thú với bà Lê Minh Tâm,
sinh ra bé Hoàng Minh Tú.
Ngày 16/09/2005, khi đi ăn cưới đứa cháu ngoại ở Đông Anh, ông Tuấn và con gái
là chị Tuyết Anh gặp tai nạn và tử vong tại chỗ. Khi chết ông Tuấn có để lại di chúc
rằng: truất quyền thừa kế của bà Hòa; để lại cho bé Tú (là con riêng của ông Tuấn và


bà Tâm) 200 triệu đồng; còn chia cho các con Minh Quang, Tuyết Trâm và Tuyết
Anh mỗi người 100 triệu đồng.
Bà Hòa sau đó có xuống gặp bà Tâm, nói rằng ông Tuấn chết mà để lại di chúc
không chia bất cứ phần tài sản nào cho 2 mẹ con bà Tâm, thương lượng phần di sản
của bé Tú, yêu cầu 2 mẹ con bà Tâm chỉ được nhận 100 triệu gọi là tiền chăm lo quần
áo sách vở cho bé Tú đến năm 18 tuổi, còn lại 2 mẹ con bà Tâm không được đòi hỏi
hưởng bất cứ khoản tiền nào nữa. Bà Tâm vốn là người phụ nữ ít học, không hiểu
biết pháp luật nhưng vì thương con nên đã đến gặp Luật sư – là tôi – yêu cầu được tư
vấn giúp đỡ đòi quyền lợi chính đáng cho bé Tú.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG, THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA LUẬT SƯ.
Trước hết muốn giải quyết tình huống ổn thỏa, luật sư cần phải thực hành kỹ năng
giao tiếp một cách thuần thục, chuyên nghiệp.
1. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ:
Mối quan hệ với khách hang trong tư vấn pháp luật của luật sư có ý nghĩa quan
trọng, là tiền đề cho sự hình thành tư vấn pháp luật, là yếu tố tạo nên sự gắn bó lâu
dài của khách hàng với luật sư và tạo ra môi trường giao tiếp chuẩn mực.
Văn phòng luật sư của tôi nhất thiết phải được trang bị đồ đạc hiện đại, lịch sự, phù
hợp với văn phong nghề nghiệp. Cách sắp xếp bàn ghế cũng được chú trọng không
2
Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
kém, thay vì đặt những bộ bàn ghế chiếm nhiều diện tích thì tôi sẽ đặt một bộ bàn ghế
sofa, vừa đủ cho 4 người ngồi. Cách ăn mặc của tôi cũng góp phần không nhỏ trong
giao tiếp. Bản than là luật sư, tôi cần phải ăn mặc lịch sự, chỉnh tề, tạo cảm giác yên
tâm tin tưởng nơi người đối diện. Bất kể tôi đang làm gì thì khi bà Tâm bước vào văn
phòng của tôi, việc đầu tiên tôi phải làm là phản xạ đứng dậy, mỉm cười và gật đầu
chào khách hàng. Tiếp đó tiến về phía bà ấy, chìa tay ra bắt và chào hỏi niềm nở
“Chào bác. Cháu giúp gì được cho bác ạ?”. Tiếp đó tôi sẽ mời bà ấy ngồi xuống, vẫn
giữ nụ cười mỉm trên môi và rót nước mời bà ấy uống. Sau khi đã tạo cảm giác gần
gũi thoải mái cho bà Tâm rồi thì tôi tiến hành trao đổi công việc. Cụ thể: “Bác cần

cháu tư vấn về pháp luật thừa kế ạ? Vâng, trước khi làm việc cháu xin trao đổi với
bác một số điều khoản cơ bản như sau ạ. Văn phòng cháu nhận tư vấn pháp luật dân
sự với thù lao 100.000 đồng/vụ. Bên bác có nghĩa vụ cung cấp các tình tiết cơ bản,
còn bên cháu cam kết giúp bác đòi lại quyền lợi chính đáng ạ. Còn nếu vụ việc vượt
quá khả năng kinh nghiệm của cháu thì cháu xin phép không nhận thù lao tư vấn ạ.
Bác đồng ý thì chúng ta đi vào trao đổi vụ án cụ thể nhé?”, đồng thời khi nói câu này
tôi sẽ mỉm cười thân thiện với bác ấy. Trong suốt quá trình nói, tôi cần giữ nụ cười
trên môi, đôi mắt than thiện, giọng nói trầm ấm, âm vực vừa phải. Không những vậy,
tôi còn thể hiện sự tôn trọng của mình với bà ấy, mặc dù bà ấy là người phụ nữ ít học,
nhưng bà ấy là một người mẹ, tôi cần thể hiện sự đồng cảm sâu sắc và thái độ nghiêm
túc tuyệt đối. Như vậy, mối quan hệ giao tiếp giữa tôi và khách hàng đã được thiết
lập nhanh chóng và thuận lợi.
2. Kỹ năng lắng nghe:
Lắng nghe trong tư vấn pháp luật là quá trình nghe thông tin có chủ đích, tập trung.
Ngay khi bắt đầu trao đổi công việc với bà Tâm, việc đầu tiên tôi cần phải làm đó
chính là tập trung lắng nghe, chăm chú ghi nhận thong tin. Cụ thể khi bà Tâm trình
bày lại các tình tiết vụ án, tôi sẽ nắm bắt những tình tiết chính, đôi mắt chăm chú vào
3
Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
khu vực từ cằm đến mũi của bà ấy, thỉnh thoảng nhìn thằng vào mắt bà ấy để thể hiện
mình đang lắng nghe nhưng không nên nhìn quá lâu, sẽ tạo cảm giác bối rối cho bà
ấy. Đồng thời tôi sẽ ghi lại những tình tiết chính vào cuốn sổ tay của mình để tiện suy
nghĩ. Trong quá trình ghi tôi vẫn luôn tỏ ra rằng “cháu đang nghe đây ạ, bác cứ nói
tiếp đi ạ”. Khi lắng nghe như thế tôi còn cần phải chú ý đến trạng thái tâm lý, sắc mặt
bà ấy, khi bà ấy có biểu hiện buồn rầu và ấm ức, tôi cần phải an ủi bà ấy ngay: “Bác
đừng quá lo lắng, mọi chuyện rồi cũng ổn cả mà”; hoặc nếu bà ấy bị kích động: “Bác
à, cháu hiểu cảm giác của một người mẹ như bác, nhưng điều bác cần làm lúc này là
phải thật bình tĩnh. Có như vậy cháu mới giúp bác được”. Thậm chí không chỉ nghe
không thôi mà tôi còn phải thể hiện sự phản hồi từ phía mình, ví dụ lúc bà ấy kể lại
vụ việc thì tôi sẽ gật đầu, hoặc “uhm”, “vâng”, “bác nói tiếp đi ạ”,… làm sao đó cho

bà ấy biết rằng tôi đang nghe thực sự chăm chú. Như vậy tôi đã thực hành tốt kỹ năng
nghe của luật sư.
3. Kỹ năng hỏi:
Đặt câu hỏi là việc đưa ra những thong điệp để họ cung cấp cho mình những thong
tin cần thiết. Cụ thể, sau khi bà Tâm đã trình bày tường tận vụ việc, việc tiếp theo mà
tôi cần làm đó chính là đặt câu hỏi với bà ấy. Thong thường việc này diễn ra một cách
khá tự nhiên:
- “Bác đã từng thấy bản di chúc mà ông Tuấn để lại chưa?”
- “Khi bé Tú ra đời cho đến tận lúc qua đời, ông Tuấn có nhắc gì đến chuyện sẽ
để lại di sản 200 triệu đồng cho bé Tú không ạ?”
- “Bà Hòa đến nhà gặp bác yêu cầu từ bỏ quyền thừa kế có đem theo di chúc của
ông Tuấn không? Có ai đi cùng làm chứng không ạ?”
- “Bác chắc chắn ông Tuấn để lại di chúc chứ ạ?”
- ….
Việc đặt câu hỏi với luật sư cũng không phải là việc đơn giản, không phải ai cũng
có thể làm tốt. Phải hỏi làm sao để người ta cung cấp cho mình những thong tin cần
4
Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
thiết, sử dụng được, không hỏi lan man, xa đề. Khi trò chuyện, đặt câu hỏi tôi cũng
cần chú ý tư thế ngồi – hơi nghiêng về phía bà Tâm một chút, đôi mắt chăm chú,
thỉnh thoảng nheo lại tỏ vẻ suy nghĩ điều gì đó, đôi lúc lại trầm tư, hoặc có lúc lại
mỉm cười, đôi tay thì nên bắt hình tháp để tạo cho khách hàng cảm giác an tâm về
kinh nghiệm cũng như khả năng tư vấn của mình. Thậm chí tôi sẽ khích lệ bà Tâm
hỏi ngược lại tôi những vấn đề mà bà ấy thắc mắc, hoặc tôi giải thích chưa thỏa đáng.
Việc đặt câu hỏi qua lại như vậy sẽ giúp tôi và khách hàng làm việc ăn ý hơn, hiệu
quả hơn.
4. Kỹ năng phản hồi:
Song song với kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hỏi chính là kỹ năng phản hồi. Trong
quá trình bà Tâm trình bày vụ việc cũng như quá trình tôi hỏi bà ấy trả lời, hai bên sẽ
có những phản hồi với đối phương, như gật nhẹ đầu, mỉm cười,… Ví dụ, khi bà ấy kể

lại tình tiết bà Hòa đến nhà yêu cầu mẹ con bà Tâm không được đòi chia di sản thì
giọng bà Tâm sẽ trầm xuống, thoáng buồn. Đáp lại, tôi sẽ nói rằng: “Cháu hiểu” và
nắm nhẹ tay bà ấy. Hoặc khi tôi hỏi bà ấy rằng bà ấy đã bao giờ thấy di chúc của ông
Tuấn chưa, bà ấy bảo rằng “chưa” thì tôi sẽ phản hổi nội dung rằng: “Chắc chắn là
chưa ạ?”. Hoặc phản hồi soi sáng như tình huống này:
- Tôi có thể nhờ luật sư giúp tôi lấy lại 200 triệu bé Tú thừa kế được không? Với
cả tôi dù gì cũng là vợ ông ấy, mặc dù là không hôn thú nhưng vợ chồng tình nghĩa
bao năm, ít ra cũng cho tôi thừa kế một chút xoay sở với cuộc sống chứ!
- *Tôi lắc đầu* Cháu rất tiếc là không được đâu bác ạ, làm như thế nghĩa là
phạm pháp đấy ạ!
Trong hầu hết những cuộc giao tiếp, chúng ta sử dụng kỹ năng phản hồi gần như là
thường xuyên và liên tục. Đó là chuỗi những phản xạ trong giao tiếp không thể thiếu.
5. Kỹ năng thuyết phục:
Bà Tâm là người phụ nữ ít học, tầm nhìn có phần hạn hẹp nên tư tưởng cũng có
phần cổ hủ. Việc thuyết phục cho bà ấy hiểu rằng chỉ có bé Tú được quyền thừa kế di
5
Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
sản của ông Tuấn thôi cũng thật là khó khăn! Tôi sẽ phải dung kỹ năng thuyết phục
của mình để giúp bà ấy hiểu rõ quy định của pháp luật và quyền lợi mà mẹ con bà
được hưởng. “Thưa bác, việc bác đòi quyền thừa kế di sản của ông Tuấn là không
đúng với luật pháp đâu ạ. Cháu hiểu những người phụ nữ như bác đã phải chịu thiệt
thòi như thế nào khi chấp nhận chung sống với người đã có vợ, cháu cũng hiểu nỗi
đau mà tinh thần mà bác phải chịu đựng trong suốt thời gian hai bác chung sống với
nhau. Bác đòi quyền hưởng thừa kế cũng là điều dễ hiểu và thongo cảm được. Tuy
nhiên, bác ạ, bác đã chấp nhận sống như vợ lẽ của ông Tuấn thì có nghĩa là bác yêu
thương ông ấy chừng nào. Bây giờ ông ấy ra đi đột ngột như vậy, bác và em không
nơi nương tựa quả thực rất thiệt thòi. Nhưng ông ấy cũng đã để lại di chúc cho phép
bé Tú được thừa kế 200 triệu, tức là ông ấy yeu thương mẹ con bác thật lòng, lo lắng
cho tương lai của bé Tú. Trong khi pháp luật lại chỉ bảo hộ cho những đứa trẻ được
sinh ngoài giá thú thôi. Nên cháu nghĩ là bác và cháu chỉ nên cố gắng đòi lại quyền

lợi chính đáng cho bé Tú thôi ạ. Bác thấy cháu nói vậy có đúng không ạ? Sau này em
Tú lớn lên rồi biết chuyện bác với bố nó như thế này, chắc em ấy cũng không hạnh
phúc gì. Bác cứ suy nghĩ kĩ đi ạ, cháu thì không giúp bác được gì đâu, vì như thế là đi
ngược lại với lương tâm nghề nghiệp. Nhưng cháu muốn là bác suy nghĩ cho em Tú
ấy ạ”. Trong lúc thuyết phục bà Tâm như vậy tôi sẽ thêm vào đó những cử chỉ,
phương tiện phi ngôn ngữ: ánh mắt đầy thong cảm, tay nắm nhẹ tay bà ấy, người hơi
nghiêng, giọng trầm và nhỏ nhẹ, đủ nghe, có phần nài nỉ, van lơn. Đối với một luật sư
tư vấn, thuyết phục là một kỹ năng vô cùng quan trọng, có thể nói gần như quan trong
nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tư vấn của người luật sư.
6. Kỹ năng thuyết trình:
Với từng ấy kỹ năng được ứng dụng, khi khách hàng đã xuôi theo sự thuyết phục
của mình thì tôi bắt đầu áp dụng kỹ năng thuyết trình. Nghĩa là tôi sẽ lần lượt đưa ra
những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học để giúp đỡ khách hàng của tôi đòi lại quyền lợi
chính đáng. Trong quá tình thuyết trình tôi cũng cần chú ý đến cử chỉ tay chân, ánh
mắt, giọng nói. Sau khi đã thuyết trình xong thì là lúc tôi và bà Tâm tổng kết lại buổi
6
Bài tập học kì môn Kỹ năng giao ếp nghề luật – Đề số 1
làm việc trao đổi. Nếu tôi đã giúp bà ấy giải quyết mấu chốt vấn đề thì chúng tôi thỏa
thuận kết thúc buổi làm việc.
KẾT LUẬN
Như vậy, thong qua tình huống và thực hành tình huống, chúng ta đã phân tích
được từng kỹ năng cụ thể và ý nghĩa của các kỹ năng giao tiếp của người luật sư nói
riêng và nghề luật nói chung. Kỹ năng tư vấn của luật sư là tổ hợp các kỹ năng thuần
thục mà thành, nếu thiếu một trong sáu tổ hợp kỹ năng này thì năng lực của người
luật sư cũng bị thiếu hụt, không được đảm bảo. Do đó, để trở thành người luật sư
giỏi, được khách hàng tín nhiệm thì bản than mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi,
trau dồi kiến thức giao tiếp, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thường xuyên. Có như vậy
mới đảm bảo được rằng mỗi sinh viên Luật ra trường sẽ trở thành một luật sư tư vấn
giỏi.


7

×