Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.51 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường đã mở ra những khả năng mới cho nước ta hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều chỗ làm
mới do nhiều nghành nghề mới xuất hiện và phát triển nhất là thương mại
dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh một số yếu tố tích cực đó, kinh tế thị trường
cũng phát sinh nhiều mặt trái. Bên cạnh một bộ phận dân cư giàu lên nhanh
chóng thì phân hóa giàu nghèo cũng gia tăng về mức độ và tỷ lệ, đói nghèo
vẫn tồn tại như một thực tế, nó không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề
xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn tất cả các quốc gia trên thế giới, không
một quốc gia nào không quan tâm tới trong quá trình phát triển.
Vì vậy xóa đói giảm nghèo hiện nay đang là mục tiêu được cả thế giới
quan tâm và giải quyết. Đối với Việt Nam, xóa đói giảm nghèo đã và đang
là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cấp, ngành trong việc thực
hiện chiến lược kinh tế - xã hội. Tuy nhiên để giảm nghèo nhanh cần có
các kênh bổ sung để tái phân phối nguồn lực và cung cấp các dịch vụ trực
tiếp cho các đối tượng nghèo, tức là nền kinh tế phải có tốc độ tăng trưởng
cao và vững chắc, tạo điều kiện cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Đảng và nhà nước rất quan tâm đầu tư cho tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo, quy mô vốn đầu tư ngày càng gia tăng, tốc độ tăng trưởng cao và đầu
tư xóa đói giảm nghèo ngày càng được chú trọng, tỷ lệ hộ nghèo, xã nghèo
giảm xuống rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Song vẫn
còn nhiều thách thức lớn như: Hiệu quả đầu tư chưa cao do tăng trưởng kinh
tế chưa đạt tốc độ mong muốn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo cao,
khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng nới rộng.
Qua hơn 20 năm đổi mới do đảng CSVN khởi xướng và lãnh đạo, dưới
sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hội đồng nhân dân các cấp Tỉnh Sơn
La đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đến nay tỉnh đã đạt được một số
thành tựu nhất định trong công tác xóa đói giảm nghèo tuy nhiên trong
công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế.
Thấy được tầm quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo nên em
đã chọn đề tài: Đầu tư xóa đói giảm nghèo ở Tỉnh Sơn La, thực trạng và


giải pháp. Trong qua trình thực hiện đề án em chân thành cảm ơn Thạc sĩ:
Phan Thị Thu Hiền đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. Một số khái niệm:
1. Khái niệm về nghèo đói:
 Nghèo
Diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các
tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên
nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ
chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là
nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên
đầu người hàng năm( Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
 Nghèo tương đối:
Là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho
những người thuộc cùng một tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc
của xã hội đó.
 Nghèo tuyệt đối:
Là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.Những người nghèo tuyệt
đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong điều kiện thiếu thốn tồi
tệ.
 Theo Quyết định 1143 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban
hành năm 2000 có định nghĩa về tiêu chí hộ đói và hộ nghèo như sau:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg
gạo/tháng tương đương với 45.000 đồng.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập tính bình quân đầu người/tháng ở các mức
theo từng vùng cụ thể: Dưới 15 kg gạo/tháng tương đương với 55.000
đồng đối với khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo;
Dưới 20 kg gạo/tháng tương đương với 70.000 đồng đối với khu vực nông
thôn vùng đồng bằng và trung du; Dưới 25 kg gạo/tháng tương đương với
90.000 đồng đối với khu vực thành thị.

2. Khái niệm về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội:
 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô và sản lượng của nền kinh
tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
 Khái niệm phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là sự tăng tiến toàn diện và ổn định mọi mặt về lượng
của nền kinh tế trong đó bao gồm cả sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về
chất của nền kinh tế.
 Đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dung vốn
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những
tài sản vật chất và tăng tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm
việc làm vì mục tiêu phát triển.
 Đầu tư xóa đói giảm nghèo:
Đầu tư xóa đói giảm nghèo là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền
bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm đưa người nghèo thoát khỏi
tình trạng đói nghèo trên mọi phương diện.
3. Vai trò của đầu tư đối với xóa đói giảm nghèo:
Có thể nhìn nhận vai trò của đầu tư đối với xóa đói giảm nghèo theo 2
cách:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết đối với xóa đói giảm
nghèo.
Như chúng ta đã biết vốn đầu tư là nhân tố chính, là chìa khóa cho sự
tăng trưởng mà xóa đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế
trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, tạo những cơ hội thuận lợi
cho người nghèo và cộng đồng người nghèo tiếp cận được với cơ hội phát
triển sản xuất, kinh doanh và hưởng thụ được thành quả tăng trưởng. Tăng
trưởng trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững trước hết là tập trung
chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hóa phát triển ngành nghề, tạo cơ hội nhiều
hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhằm tạo ra nhiều việc

làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo. Thực tiễn những
năm qua đã chứng minh, nhờ kinh tế tăng trưởng cao nhà nước có sức
mạnh vật chất đẻ hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất,
tài chính cho các xã nghèo đói khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã
hội cơ bản. Người nghèo và cộng đồng người nghèo nhờ đó có cơ hội
vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quan trọng
để xóa đói giảm nghèo trên quy mô rộng, không tăng trưởng mà chỉ thực
hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền
thống thì tác dụng chỉ mang tính chất thời điểm và trên quy mô hẹp.
Thứ hai, Đầu tư cho xóa đói giảm nghèo:
Đầu tư xóa đói giảm nghèo được quan tâm ngay từ khi xây dựng chủ
trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và
hàng năm. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước chủ
đọng điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt
động tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo quốc gia. Nhà nước đầu tư
trực tiếp cho các chương trình, dự án như: Đầu tư hỗ trợ sản xuất, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư về giáo dục, y tế… để giúp đỡ và bảo vệ
người nghèo, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người nghèo,
giúp cho họ thoát cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó họ cũng phải có ý thức
được cần phải thoát nghèo, cùng với sự giúp đỡ của chính phủ, người
nghèo tự trao dồi kiến thức, cố gắng phát huy lợi thế của mình, vươn lên
thoát nghèo. Trách nhiệm của chính phủ là giúp đỡ người nghèo gỡ bỏ rào
cản ngăn cách xã hội và kinh tế, tạo điều kiện cho họ có khả năng thoát
nghèo thong qua các tăng trưởng, dự án mục tiêu quốc gia để xóa đói giảm
nghèo, nhưng hiệu quả xóa đói giảm nghèo sẽ không cao thậm chí không
có nếu bản than người nghèo không tích cực và phấn đấu vươn lên với
mức sống cao hơn.
II. Đầu tư xóa đói giảm nghèo:
Để thực hiện đầu tư xóa đói giảm nghèo nhằm cải thiện cuộc sống và
giúp cho người nghèo có thể vươn lên thoát nghèo thì chính phủ và các cấp

nghành phải thực hiện đầu tư vào những lĩnh vực sau:
- Giao đất: Chính phủ coi chính sách giao đất nông nghiệp và đất trồng
rừng cho nông dân là một biện pháp lâu dài cơ bản nhằm tiến tới xoá đói,
giảm nghèo và phát triển công bằng tại nông thôn.
- Cung cấp tín dụng cho người nghèo: biện pháp này nhằm hỗ trợ cho
các hoạt động sản xuất của các hộ nghèo.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: hệ thống thuỷ lợi, nhất là cho trồng
lúa, đường xá nông thôn, trường học, các trạm xá, và cung cấp nước sạch
cho nông thôn là những lĩnh vực được chú trọng quan tâm đặc biệt.
- Các dịch vụ nông nghiệp: Chương trình về các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
như khuyến lâm và ngư nghiệp, cung ứng nguyên vật liệu và chuyển giao
công nghệ đã được thực hiện từ những năm 90 để đáp ứng nhu cầu của
nông dân về đầu vào cho sản xuất.
- Khuyến khích tạo công ăn việc làm: Chương trình quốc gia về tạo công
ăn việc làm chủ yếu hoạt động như là một mạng lới an sinh nhằm giảm bớt
những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế quốc
doanh. Mục đích của Chương trình này là trực tiếp thúc đẩy các cơ hội tạo
việc làm thông qua các hình thức như trả tiền trợ cấp thôi việc, tín dụng trợ
cấp và đào tạo các nghề mới.
- Định canh, định cư cho các dân tộc ít người quen sống du canh, du cư:
Chương trình định canh định cư và phát triển các khu kinh tế mới đã
đượcBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các chính quyền địa
phương thực hiện nhằm nâng cao mức sống của người nghèo bằng cách
huy động các tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp.
- Phủ xanh đất trống đồi trọc: Mục tiêu của chương trình là phủ xanh
các vùng đất trống đồi trọc và phát triển nông thôn, lâm và ng nghiệp trên
toàn lãnh thổ đất nước. Trong những năm 1993-1996 các mục đích của
chương trình này đã dần dần co hẹp lại chỉ tập trung vào phát triển các khu
rừng đặc dụng đượcbảo vệ tại các vùng núi cao.
- Giáo dục: các hoạt động mục tiêu bao gồm đến năm 2000 đảm bảo tất

cả các huyện đều có trường tiểu học với chất lượng tốt; đẩy mạnh các hình
thức giáo dục không chính thức cho trẻ em không đến trường và cho người
mù chữ; và cải thiện hệ thống đào tạo dạy nghề để đáp ứng đượcnhu cầu
của thị trường.
- Y tế gồm hai hoạt động: các chương trình ngành dọc như chương trình
phòng chống bệnh sốt rét, bướu cổ, tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ
trẻ em và các chương trình hoạt động của địa phương như cung cấp thẻ
khám chữa bệnh miễn phí, xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ miễn phí cho
người nghèo.
- Mạng lưới bảo trợ an sinh xã hội, trong lĩnh vực này có ba quỹ chính:
Quỹ bảo đảm xã hội cho cựu chiến binh và thương bệnh binh trong chiến
tranh; Quỹ bảo đảm xã hội cho trợ cấp thường xuyên trợ giúp cho các đối
tượng tàn tật, trẻ em mồ côi và người giả cả; Quỹ dự trữ phòng chống thiên
tai và đói kém.
- Phòng chống và kiểm soát ma tuý đượcthành lập năm 1993 với đối
tượng chủ yếu là đồng bào ít người nghèo trên vùng núi.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
TỈNH SƠN LA.
I.Tổng quan về KTXH tỉnh Sơn La và những đặc điểm của tỉnh
ảnh hưởng tới nguyên nhân đói nghèo:
1. Đặc điểm tự nhiên Sơn La:
Vị trí địa lý: Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây
Bắc, có toạ độ địa lý 20039' - 22002' vĩ độ Bắc, 103011'- 105002' kinh độ
Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu;
phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ đô Hà Nội 320
km về phía Tây Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm
4,27% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn
tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6,
quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường không và
đường sông như sân bay Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên.

Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã
và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy qua
địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95
km.
Sơn La là một tỉnh vừa nằm sâu trong nội địa, vừa là tỉnh có đường
biên giới quốc gia với nước bạn Lào, nằm án ngữ phía Tây Bắc của Thủ đô
Hà Nội, vì vậy vừa có ý nghĩa về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Cùng với các tỉnh Hoà Bình và Lai Châu, Sơn Là là mái nhà xanh của
đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích gần 1 triệu ha đất rừng đã và đang có vai
trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước
cho công trình thuỷ điện Hoà Bình (hiện tại) và cho công trình thuỷ điện
Sơn La (trong tương lai).
Ðịa hình: Ðịa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, chia thành những
vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. vùng núi chiếm trên 85% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng: cao nguyên
Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản còn lại là các bãi bằng nhỏ hẹp xen kẽ
núi cao. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực
nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì
nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa.
Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ
6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài,
nhãn, dứa…Ðộ cao trung bình 600 - 700 m so với mặt biển, điểm cao nhất
là 2.879 m so với mặt biển, điểm thấp nhất là 70 m so với mặt biển.
Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8 (không có bão),
thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.276
mm. Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Nhiệt độ cao nhất là 25,70C, nhiệt độ thấp nhất là 170C, nhiệt độ trung
bình là 24,020C; hàng năm có 6 tháng có nhiệt độ trung bình 24,020C.
Sương muối thường xảy ra vào tháng 12 - 01 hàng năm. Địa hình bị chia

cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển
một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú.
Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.405,500 ha, trong đó đất đang sử dụng
là 702,800 ha, chiếm 51% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng và
sông, suối còn rất lớn: 702,700 ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Khi
Công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành sẽ có thêm khoảng 25.000 ha mặt
nước hồ, là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ
sản.
Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh,
đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng
phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn
La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá
trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Diện
tích rừng của tỉnh có 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có
4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000
ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa
(Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37%, năm 2003. Về
trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân
bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và 221
nghìn cây tre, nứa.
Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có những mỏ quý
như niken, đồng ở bản Phúc - Mường Khoa (Bắc Yên); bột tan – Tà Phù
(Mộc Châu); manhêrit - bản Phúng (Sông Mã); than Suối Báng (Mộc
Châu), than (Quỳnh Nhai) và những khoáng sản quý khác như vàng, thuỷ
ngân, sắt có thể khai thác, phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương
lai gần. Đặc biệt với nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất
lượng tốt cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng

có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung,
đá ốp lát…Nhìn chung các điểm mỏ và khoáng sản của Sơn La đến nay
vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Sơn La:
2.1. Đặc điểm kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 13-14%/năm. Trong
đó: nông - lâm nghiệp tăng 8,65%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng
26,2%/năm; dịch vụ tăng 16,8%/năm.
- GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 250 USD.
- Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2007 đạt 1,485 tỷ đồng, tăng
bình quân 8,5% năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 550 tỷ đồng, tăng bình quân
26,4%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD, tăng bình quân năm
23,3%/năm.
- Cơ cấu nông - lâm nghiệp, thuỷ sản GDP năm 2007: 50%; công
nghiệp -xây dựng: 18%; dịch vụ: 32%.
 Nông nghiệp:
Đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày với nhiều loại thổ nhưỡng khác
nhau cho phép ngành nông – lâm nghiệp Sơn La phát triển các loại cây
trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao.
Như vậy, bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông-lâm nghiệp gắn
với công nghiệp chế biến và nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh cho
sản phẩm trên thị trường của Sơn La đã đi đúng hướng.
Chương trình phát triển cây công nghiệp chủ lực trên cơ sở tập trung
thâm canh diện tích cây công nghiệp hiện có, phát triển quy mô diện tích
một cách hợp lý đã giúp hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung với
3.617ha chè; 3.544ha càphê; 4.160ha mía; 706ha dâu tằm. Cùng với đó,
diện tích và sản lượng của cây ăn quả đều tăng. Đến nay lên tới 24.183ha,
sản lượng đạt 60.875 tấn.

Công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm mà trọng tâm là bò sữa, bò thịt chất
lượng cao được đầu tư phát triển. Hiện đàn bò có 103.400 con (trong đó,
4.000 con bò sữa, 370 con bò thịt chất lượng cao); đàn trâu 131.900 con;
đàn gia cầm 3,3 triệu con. Các trang trại chăn nuôi tập trung bước đầu đã
và đang phát triển, nhất là chăn nuôi bò tập trung.
Công tác quản lý khoảnh nuôi, bảo vệ rừng thường xuyên được tăng
cường. Hơn 4 năm qua đã trồng mới được trên 3 vạn ha rừng, nâng độ che
phủ của rừng lên trên 37% (năm 2005). Riêng năm 2006 đã trồng mới
được 6.548ha rừng.
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh đã từng bước hình thành rõ nét các cụm công nghiệp
Mộc Châu, Mai Sơn và thị xã Sơn La. Sản xuất công nghiệp tập trung chủ
yếu ở ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm sản: tỷ trọng
công nghiệp chế biến chiếm 82,64% tổng giá trị sản xuất.
Trong định hướng kinh tế của mình, Sơn La xác định phát triển sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp – nông thôn. Củng cố, đầu tư chiều sâu, phát huy công suất
các cơ sở công nghiệp hiện có; triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát
triển công nghiệp mới với quy mô phù hợp, công nghệ tiên tiến. Trước mắt
ưu tiên đầu tư cho một số dự án như: Hoàn thành và đưa vào sản xuất Nhà
máy chế biến tinh bột sắn công suất 50 tấn/ngày; Xây dựng mở rộng một
nhà máy chế biến sữa Mộc Châu, công suất 20 tấn sữa tươi/ngày; Xây
dựng nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa, bò thịt chất lượng cao tại Mộc
Châu, Mai Sơn; Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển các cơ sở thuỷ
điện vừa và nhỏ trên địa bàn; Khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn như rèn, mộc, nề, dệt
thổ cẩm, sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi, bảo quản chế biến nông lâm
sản, công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng…
Năm 2006, Sơn La đặt mục tiêu đạt giá trị sản xuất công nghiệp 423,4
tỷ đồng, tăng 33,5% so với ước thực hiện năm 2003. Về lâu dài, phấn đấu

đưa tỷ trọng công nghiệp chiếm 25% trong GDP của toàn tỉnh vào năm
2010.
 Thương mại , dịch vụ
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân
12,45%/năm (giai đoạn 2001-2006), năm 2006 ước đạt 1.605 tỷ đồng.
Hàng hoá trên thị trường phong phú và đa dạng, các mặt hàng chính
sách thiết yếu được đảm bảo, giá cả ổn định. Hệ thống chợ trung tâm các
huyện, thị xã và mạng lưới buôn bán, trao đổi hàng hoá tại các trung tâm
cụm xã, trung tâm xã, các cụm dân cư nông thôn được đầu tư xây dựng,
kiên cố hoá.
Việc tăng cường xúc tiến thương mại giúp từng bước mở rộng thị
trường xuất khẩu sang các nước và các tỉnh Bắc Lào. Tổng giá trị xuất
khẩu tăng bình quân 13,6%/năm, năm 2006 ước đạt 8 triệu USD.
Các hoạt động dịch vụ được phát triển, nhất là dịch vụ vận tải, bưu
chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, nhà hàng khách sạn…góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân
dân. Năm 2006, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 13,78%; khối lượng
hành khách vận chuyển tăng 14,66% so năm 2002; Tổ chức thành công
“Hội chợ Thương mại – Du lịch Sơn La năm 2006”; Hoàn thành đưa vào
sử dụng mạng thông tin di động tại trung tâm Mai Sơn, Mường La, khu
vực sân bay Nà Sản…
Từ các kết quả có được, Sơn La tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống
chợ, các điểm buôn bán ở những nơi tập trung đông dân cư nhằm khuyến
khích trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất
sang sản xuất hàng hoá. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu, trước mắt tập
trung đầu tư cụm kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương- Sông Mã. Mở rộng hệ
thống bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, vận tải, tín dụng –
ngân hàng, bảo hiểm…
Năm 2007 phấn đấu đạt mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng
17,24% so với năm 2006; tổng giá trị xuất khẩu đạt 10 triệu USD.

2.2. Đặc điểm xã hội:
Tỉnh Sơn La gồm 1 thị xã và 10 huyện, với 201 xã, phường, thị trấn,
Thị xã Sơn La là trung tâm tỉnh lỵ. Dân số trung bình toàn Tỉnh Sơn La
năm 2005 có 992.700 người, mật độ bình quân 70 người/km2, trong đó nam
là 499.800 người (chiếm 50,18%), nữ 492,900 người (chiếm 49,82%). Dân số
khi vực thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng số
dân toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2005 thực hiện là 1,69%. Tốc
độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000- 2005 ở mức 1,85%.
a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc là chủ yếu.
Ðông nhất là dân tộc Thái có 482.985 người, chiếm 54,7%, dân tộc Kinh
có 153.646 người, chiếm 17,42%, dân tộc Mông có 114.578 người, chiếm
13%, dân tộc Mường có 71.906 người, chiếm 8,15% và các dân tộc khác
chiếm 6,73%.
Sống rải rác trên khắp các vùng, theo đơn vị bản, có nơi các dân tộc
sống xen kẽ lẫn nhau. Ðồng bào Mông thường sống ở vùng cao, vùng rẻo
giữa là dân tộc Khơ Mú, La Ha, Kháng, Sinh Mun và Dao (thuộc nhóm
đặc biệt khó khăn), ở vùng thấp là nơi cư trú của đồng bào Thái, Kinh,
Lào, Mường. Các dân tộc cộng đồng dân cư sống hoà thuận đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ an ninh
quốc phòng.
Trước năm 1980 Sơn La không có tôn giáo nào hoạt động trên địa bàn.
Từ năm 1993, Thiên Chúa giáo, đạo Tin lành xâm nhập vào Sơn La bằng con
đường truyền đạo trái phép rải rác ở 5 huyện 12 xã, 26 bản với 379 hộ, 2.005
người trong đó có 178 hộ 987 người theo đạo Tin lành và 201 hộ 1.018 người
theo đạo Thiên Chúa. Năm 1995 phát triển 8/10 huyện, thị với 22 xã 43 bản
429 hộ 2.400 người; gồm cả đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành.
Ðến năm 2002 toàn tỉnh có 7/10 huyện, thị ở 25 xã, 61 bản với 561 hộ,
3.621 người, trong đó: đạo Thiên Chúa 162 hộ, 958 người; đạo Tin lành có
399 hộ, 2.636 người.
b. Tình hình thiên tai, hoạ hoạn: Tỉnh Sơn La nằm sâu trong nội địa,

ảnh hưởng của các cơn bão hàng năm từ phía biển Ðông không lớn nhưng
do địa hình phức tạp, có nhiều tiểu vùng khí hậu nên diễn biến thời tiết
hàng năm khá phức tạp. Hạn hán, lũ lụt, gió lốc, sương muối thường xuyên
xảy ra ở diện cục bộ từng nơi của nhiều địa phương vì vậy làm ảnh hưởng
nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tỉnh Sơn La đã thường
xuyên chủ động công tác "Phòng chống bão lũ giảm nhẹ thiên tai", hỗ trợ,
động viên kịp thời cán bộ, nhân dân các vùng bị thiệt hại, sớm khắc phục
hậu quả thiên tai, ổn định đời sống sản xuất, phòng chống dịch bệnh.
c. Tình hình di dân tự do: Từ năm 1996 đến nay tình hình di dân cư tự
do đã giảm nhiều so với những năm trước đây, trước năm 1995 bình quân
650 hộ/năm, từ năm 1996 chỉ còn 240 hộ/năm. Riêng năm 2002 còn 92 hộ,
653 khẩu di dịch cư tự do, giảm 58% so với năm 2000.
d. Tình hình tranh chấp đất đai : Diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi trong
tỉnh tính đến hết năm 2001 toàn tỉnh có 279 vụ, trong đó có 130 vụ liên
quan đến địa giới thuộc 74 xã của 10 huyện, thị, trong đó có 8 vụ tranh
chấp với xã của các tỉnh bạn giáp ranh giới với Sơn La (Lai Châu, Hoà
Bình, Phú Thọ, Yên Bái).
e. Tình hình đời sống: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 20%, trong đó tỷ
lệ đói nghèo các xã ÐBKK thuộc Chương trình 135 là 34,39%; theo điều
tra của tỉnh năm 2002: Hộ giàu chiếm 6%, hộ khá chiếm 23%, hộ trung
bình chiếm 51%.
f. Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học
cho 10/10 huyện, thị, 201/201 xã, phường; tỷ lệ người biết chữ chiếm
70,8%. Số học sinh phổ biến thông niên học 2001 - 2002 là 220.430 em, số
giáo viên là 10.269 người. Số thày thuốc có 2.475 người; bình quân y, bác
sỹ là 26 người/1 vạn dân.
g. Tình hình khiếu kiện của dân: Chủ yếu khiếu kiện về chế độ chính
sách, khiếu nại về các quyết định, kết luận xử lý sau thanh tra, khiếu nại về
tranh chấp đất đai, khiếu nại về chính sách thuế, lệ phí, thu thuế không
đúng, không công bằng. Ngoài các nội dung khiếu nại trên còn có các

khiếu nại liên quan đến các hoạt động tố tụng của ngành Kiểm sát, Công
an, Toà án, chủ yếu là về việc bắt giam giữ, điều tra xét sử không khách
quan, chưa đúng pháp luật.
3. Nguyên nhân nghèo đói:
* Về điều kiện tự nhiên:
- Do địa hình đồi núi cao và chia cắt mạnh, gây trở ngại cho việc phát
triển kinh tế- xã hội.
- Diện tích đồi núi có độ dốc cao chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy tỷ lệ sử
dụng đất vào mục đích nông nghiệp thấp.
- Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa phân dải không đều ở các vùng
cũng đã làm ảnh hưởng đến điều kiện cân bằng nguồn nước và dễ gây ra lũ
ống và gây xói mòn đất, mùa khô hanh kiệt dễ gây cháy rừng, thiếu nước
sản xuất và sinh hoạt...
* Về môi trường:
Rừng tự nhiên bị cạn kiệt, độ che phủ còn thấp, tài nguyên rừng của
Sơn La không phải là thế mạnh mà đây là một gánh nặng cho việc phục
hồi lại vón rừng và các hệ sinh thái đã suy thoái. Qua các hoạt động của
con người tác động vào môi trường đã làm cho quá trình sa mạc hoá, xói
mòn, hạn hán, lũ lụt, ô nhiếm nước và không khí, thay đổi môi trường sống...
ngày càng diễn ra nhiều hơn. Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá đang diễn ra
với tốc độ quá nhanh, đã và đang gây tổn hại đến môi trường sinh thái, dẫn
đến phá vỡ thế cân bằng nền sinh thái nhằm phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.
* Về cơ sở hạ tầng:
Các hạn chế về CSHT như: Giao thông , cơ sở y tế, thông tin liên lạc,
điện nước, trường học... Đây còn là khó khăn lớn, vì mức đầu tư cho
CSHT ở tỉnh Sơn La còn cao so với các nước khác, số người được sử dụng
ít, hiệu quả không cao, mặt khác do thu nhập bình quân của người dân còn
thấp nên việc huy động nguồn vốn từ nhân dân cho các công trình phúc lợi
còn nhiều hạn chế.
* Về phát triển dân số:

Hiện tại về tốc độ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao, nhất là các đồng
bào vùng cao và dân tộc thiểu sô, đây cũng là vấn đề gây nên áp lực lớn
cho việc giải quyết đời sống, những vấn đề xã hội, việc bảo vệ tài nguyên
môi trường tự nhiên. Đặc biệt khi xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La
làm cho dân số cơ học tăng lên việc sắp xếp dân tái định cư cũng gây biến
đổi về phân bố dân cư, tác động tổng thể này mang tính toàn diện đến các
thành phố môi trường trong vùng.
* Về văn hoá- giáo dục:
Sơn La có 12 dân tộc anh em trình độ dân trí còn thấp và không đồng
đều ở các dân tộc, sự đa dạng về dân tộc cũng đã dẫn tới sự đa dạng về văn
hoá, về tập quán dân tộc vì vậy cũng gây nên sự trở ngại cho việc nâng cao
nhận thức cộng đồng như (tiếng nói, chữ viết, phát triển duy trì bản sắc văn
hoá dân tộc...). Nhiều phong tục tập quá ở một số dân tộc còn lạc hậu, đặc
biệt là phong tục sản xuất thuần nông du canh du cư chưa được xoá bỏ.
* Về dân trí:
Ngoài những trở ngại về dân trí thấp là một sức ỳ lớn đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh. Nó dẫn đến sự hiểu biết về điều kiện tự nhiên, yếu tố
môi trường... dẫn đến các hậu quả gây nên không lường trước được.
*Nguồn lực:
Nguồn lực và kinh phí để thực hiện còn hạn chế, ảnh hưởng tới việc
đáp ứng các yêu cầu mà trong kế hoạch đã đề ra, các hoạt động ưu tiên, các
mô hình trình diễn khó thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
* Vấn đề tái định cư thuỷ điện Sơn La, cơ hội và thách thức:
Việc điều chỉnh quy hoạch tiếp nhận dân TĐC thuỷ điện Sơn La với
tỉnh Sơn La là một cơ hội nhưng đó cũng là một thách thức lớn với những
tác động về kinh tế- xã hội cũng như sự thay đổi và ảnh hưởng không nhỏ
của môi trường sinh thái. Có thể nêu ở đây một số các hoạt động và một số
tác động lên hệ thống tài nguyên của việc TĐC như sau:
Công tác tái định cư của thủy điện Sơn La là một nhiệm vụ hàng đầu
của tỉnh trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006- 2010 và

đó là cơ hội để tính quy hoạch sắp xếp lại dân cư, tổ chức lại cơ cấu sản
xuất... tuy nhiên ngoài những nhiệm vụ thiết yếu thì việc bố trí sử dụng các
nguồn tài nguyên đó là một vấn đề không nhỏ để có thể đáp ứng được
những điều kiện sống đảm bảo và tốt hơn nơi ở cũ. Nếu vấn đề bố trí
nguồn tài nguyên không hợp lý, hài hoà giữa dân TĐC và dân sở tại, đồng
thời với việc nâng cao chất lượng sống của nhân dân trong tỉnh sẽ phụ
thuộc hoàn toàn vào khai thác nguồn tài nguyên sẵn có là điều tất yếu xảy
ra dẫn tới việc các nguồn tài nguyên, đất, nước và môi trường cảnh quan bị
ảnh hưởng, diện tích đất bị thu hẹp, xáo trộn các tổ chức xã hội...
II. Thực trạng đầu tư xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La:
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Năm 2006 - 2007, Sơn La có 638 công trình hạ tầng cơ sở được đầu tư,
gồm: 178 công trình đường giao thông, 35 công trình thủy lợi, 169 công
trình nước sinh hoạt, 10 công trình điện nông thôn... Bên cạnh đó, tỉnh đầu
tư hàng trăm tỷ đồng cho hàng chục lượt hộ vay phát triển sản xuất và đời
sống. Kết quả, toàn tỉnh đã giảm 17.000 hộ nghèo (9,3% số hộ nghèo), tỷ
lệ số hộ được sử dụng điện lưới, có nước sạch sinh hoạt... tăng. UBND tỉnh
cùng các cấp ngành, đoàn thể phấn đấu đến năm 2010 giảm được 23.100
hộ nghèo
- Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 2.858 km đường giao
thông. Trong đó đường do trung ương quản lý dài 486 km, chiếm 17%;
đường do tỉnh quản lý dài 499 km, chiếm 17,45%; đường do huyện quản lý
dài 961 km, chiếm 33,6% và đường do xã quản lý dài 912 km, chiếm
31,9%.
Về chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 10%,
đường nhựa chiếm 21,5% còn lại là đường đất chiếm 68,5%. Hiện nay Sơn
La còn 10 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã.
- Mạng lưới bưu chính viễn thông: Ngày càng được hiện đại hoá, đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh có 65 đơn
vị bưu cục và dịch vụ với 12.500 số máy điện thoại và 85 máy Fax; bình

quân 141 cái trên vạn dân. Hiện 100% số xã có điện thoại.
- Mạng điện lưới quốc gia: Toàn tỉnh đã có 10/10 huyện thị đã có điện
lưới quốc gia.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hiện toàn tỉnh có 100% dân số đô thị
và 30% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt.
Nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, XĐGN, giữ vững an ninh
quốc phòng, ổn định chính trị vùng đặc biệt khó khăn và biên giới, bằng
cách hỗ trợ 364 bản ĐBKK và biên giới chưa ổn định đời sống và sản xuất
trên địa bàn, chương trình 135 với tổng số vốn đầu tư: 113,985 tỷ đồng
bằng lồng ghép các chương trình 135, dự án giảm nghèo, chương trình
nước sạch, môi trường, đường giao thông...; phân công các ngành, DN giúp
đỡ các xã vùng 3 nhằm tăng thêm nguồn lực từ các đơn vị này vào đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất cho các xã vùng ĐBKK với giá trị trên 4 tỷ đồng.
Tỉnh còn huy động lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư hỗ
trợ cho các xã, bản vùng ĐBKK gần 500 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư xây dựng
108 công trình giao thông, mở mới 926km đường giao thông; làm 9 cầu
treo, cầu tràn với khối lượng hoàn thành 1 nghìnm; 106 công trình thủy lợi
tưới cho 2.850 ha ruộng 2 vụ; 172 công trình cấp nước; 50 công trình lớp
học cắm bản với khối lượng hoàn thành 2.600m2; Các công trình trường
lớp, nhà ở giáo viên, học sinh bán trú, cơ sở y tế, trạm thu phát hình, công
trình khuyến lâm khuyến công, chợ, cửa hàng, hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp... Ngoài ra còn huy động nguồn lực địa phương đóng góp hàng vạn
ngày công lao động và vật liệu tại địa phương (gạch, cát, đá, sỏi, tre,
nứa...) với tổng giá trị trên 9 tỷ đồng, tham gia mở 1.975km đường giao
thông và tu sửa 4.324 km đường dân sinh liên bản, liên xã; đào đắp hàng
nghìn kênh mương tưới tiêu.
Từ nhiều nguồn vốn, gần 5.000 tỷ đồng đã được đầu tư cho phát triển;
đã xây dựng được trên 1.000 công trình và hạng mục công trình; trong đó
tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho giáo dục đào tạo và chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân, nhất là địa bàn nông thôn, đến nay toàn tỉnh đã có

197/201 xã, phường, thị trấn có đường ôtô tới trung tâm, 140 xã có
diệnlưới quốc gia, 100% xã có điện thoại, 50% xã có nhà bưu điện văn
hóa, dịch vụ Internet ngày càng phổ biến và đang trở thành nhu cầu trong
đời sống xã hội tại trung tâm của tỉnh và các huyện.
Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Sơn La đã đưa vào sử dụng
672 công trình cấp nước tập trung với hai loại hình tự chảy và bơm dẫn;
5.941 giếng đào các loại; 1473 lu, bể chứa nước mưa, đã cấp đủ nước sạch
sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày cho khoảng 40 vạn người, bằng 45%
dân số nông thôn, tăng 36% so với năm 1992. Trong 672 công trình cấp
nước tập trung, Tổ chức Unicef hỗ trợ xây dựng 57 công trình trong đó
34/57 công trình dẫn nước đến từng hộ gia đình. Tổng vốn đầu tư hỗ trợ
cho 57 công trình là 3.284,2 triệu đồng cấp nước cho 73.692 người bằng
17,7% số dân nông thôn của tỉnh được cấp nước sạch năm 2003. Dự án
còn góp phần làm thay đổi hành vi, tập quán nếp sống lạc hậu của người
dân nông thôn, giúp người dân nới được hưởng dự án tự vươn lên xoá đói
giảm nghèo. Ngoài việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, một số hộ gia
đình còn sử dụng nguồn nước phục vụ cho việc phát triển kinh tế chăn
nuôi, trồng cây ăn quả... để tăng thu nhập cho gia đình
2. Đầu tư về giáo dục:
Hệ thống giáo dục được củng cố và phát triển ở mọi cấp học, ngành học
với nhiều loại hình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hoá.
Năm 1999, tỉnh Sơn La đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu
học – chống mù chữ. Năm học 2002-2003 có 18 xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, 43 xã được công nhận đạt chuẩn quốc
gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Hệ thống các trường học phổ thông, trường dân tộc nội trú được tăng
cường. Các trường trung học và dạy nghề tiếp tục được củng cố và mở
rộng. Thành lập Trường đại học Tây Bắc, nâng cấp trường trung học sư
phạm lên cao đẳng. Đội ngũ giáo viên có sự tăng cường cả số lượng và
chất lượng.

Hàng vạn lao động được chuyển giao kỹ thuật sản xuất, dạy nghề, tiếp
cận khoa học, công nghệ mới. Hàng nghìn cán bộ được đào tạo tập huấn về
lý luận, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước…
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo Sơn La trong những năm qua ngày càng
phát triển và hoàn thiện: Giáo dục phổ thông cơ bản đã ổn định; Quy mô
giáo dục được mở rộng, mạng lưới trường lớp ổn định và phát triển với
nhiều loại hình; giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa ngày càng được
đẩy mạnh; chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên; việc bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm; cơ sở vật chất
trang thiết bị trường học tiếp tục được bổ sung; công tác xã hội hoá bước
đầu thu được kết quả đáng trân trọng; tạo nên phong trào học tập sôi nổi
trong các tầng lớp xã hội.
Quy mô giáo dục - đào tạo tiếp tục mở rộng
Năm học 2006 - 2007 toàn tỉnh có 689 đơn vị giáo dục và đào tạo từ
mầm non đến THPT; TTGDTX; TTKTTH-HN, trường dạy nghề và các
trường chuyên nghiệp. So với năm học 1995 - 1996 đến trường học tăng

×