Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

DE PHAP Y HOC CO DAN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.15 KB, 15 trang )

ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

Ôn tập pháp y
1. Người được xem là cha đẻ của ngành độc chất học pháp y:
Mathieu Joseph Bonaventure Orfila
2. Người được xem là người dầu tiên áp dụng khoa học vào điều tra tội
phạm
ARCHIMEDES(287-212 B.C)
3. Nội dung cơ bản của pháp y giới thiệu cho sinh viên y khoa là:
- Tử thi học y pháp
- Chấn thương học
- Thương tích do sung đạn, vũ khí nổ.
- Độc hoc y pháp
- Y pháp tình dục y pháp ngạt
- Di tryền học y pháp
4. Giám định về thương tật thuộc về lĩnh vực:
Y pháp dân sự (xác định mức độ tàn tật để bồi thường)
5. Mục tiêu chủ yếu của giải phẫu tử thi là xác định:
nguyên nhân chết
6. Ước lượng thời gian chết thường dựa vào đặc điểm nào:
Căn cứ biến đổi tử thi sớm :
+ giảm thân nhiệt ,
+ hoen tử thi ,
+ cứng tử thi ,
+ chất chứa của dạ dày
Căn cứ vào xn labo :
+dùng điện kích thích,
+đo điện trở một số loại mô ,
+ ưng dụng sinh hóa , hóa mô- miễn dịch mô.


Nhận định thời gian chết đã lâu :
+biến đổi của tử thi muộn ,
+qui luật sinh trưởng phát dục của côn trùng ,
+ thai dổi sinh hóa của tử thi .
7. Thay đổi sớm nhất sau chết
Da mất tính đàn hồi, cơ mất trương lực
8. Nghiên cứu về xương, răng của tử thi đã phân hủy thuộc lĩnh vực:
Tử thi học
9. Ý nghĩa quan trọng nhất trong xác định chết não:
Để quyết định có tiếp tục điều trị cho bệnh nhân không. (không
chắc)


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

10. Thay đổi sớm nhất sau chết:
mất trương lực cơ
11. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoen tử thi: ước lượng thời gian chết
12. Hoen tử thi thứ phát xuất hiện: sau 6h chết (khi có thay đổi tư thế tử
thi )
13. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoen tử thi thứ phát: phát hiện di dời hiện
trường
14. Hoen tử thi không có đặc điểm:
câu này nhiều ý quá nếu kêu mấy bạn đọc sách đi Tham khảo lí thuyết
Tr.11
15.
Sự co cứng tử thi có đặc điểm:
a). cứng tử thi tùy thuộc vào thời gian.thể trạng và các yếu tố bên ngoài

(cứng tử thi hình thành trong khoảng 1 đến 3 tiếng sau chết, sớm nhất
khoảng 10 phút và muộn nhất khoảng 7 - 8 giờ. Những thanh niên tầm vóc
cường tráng, đang khỏe mạnh đột nhiên bị chết sẽ cứng nhanh và cường độ
cứng cao. Những người già, người da bọc xương hay nằm bệnh lâu ngày sẽ
lâu cứng và ít cứng. Nhiệt độ bên ngoài cao sẽ gây cứng nhanh và hết cứng
nhanh. Nhiệt độ thấp dưới o độ làm chậm cứng và kéo dài đến 10 - 12 ngày
ví như trường hợp bảo quản tử thi trong tủ lạnh. )
b).có 2 loại cứng tử thi: từ trên xuống và từ dưới lên
c). Ở các khớp lớn sau 4 đến 6 tiếng đã cứng, sau 24 tiếng là cứng nhất.
d) .Từ 4 đến 6 tiếng nếu phá cứng nhưng sau đó cứng tử thi xuất hiện
trở lại những độ cứng yếu hơn trước. Sau 6 đến 8 tiếng, nếu phá cứng sẽ
không còn cứng trở lại.
16. Ý nghĩa y pháp học quan trọng nhất của cứng tử thi:
Phán đoán nguyên nhân và thời điểm tử vong
17.
Xác bị sáp mỡ không có đặc điểm:
Rửa nát
18.
Chất chứa trong dạ dày còn lại các sợi bún, bánh phở thời gian ước
lượng là:
Sau chết 1 giờ
19. Trường hợp tử vong nào sau đây thường không mổ tử thi: (Tr.20)
Chết tự nhiên
20. Sây sát không có đặc điểm:

Tham khảo lí thuyết Tr.29


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y


21. Đặc điểm bầm máu:

Tham khảo lí thuyết Tr.29

22. Tụ máu có đặc điểm:

Tham khảo lí thuyết Tr.30

YB-K34

23. Ở người sống, bầm máu thay đổi sang màu vàng từ ngày thứ mấy
sau chấn thương: (Tr.30)
12 đến 25 ngày
24. Chèn ép khoang gặp trong : Chắc học lại ngoại tìm chưa thấy ở chổ nào
trong sách pháp y
25. Đặc điểm quan trọng nhất trong khám nghiệm vết thương:
Phân biệt thương tích có trước khi chết hay sau khi chết:
Phải rửa sạch vết thương. Nếu bầm máu ngấm vào tổ chức rửa không
sạch là tổn thương xảy ra khi còn sống và ngược lại là xảy ra sau khi chết.
Đây là một yếu tố cơ bản, quan trọng nhất để phân biệt tổn thương khi còn
sống hay sau khi đã chết.
Quan sát kỹ miệng của vết thương. Vết thương do vật sắc ở người
sống bao giờ cũng há miệng do các sợi chun dưới dasau khi bị cắt đứt co lại
tao nên hình ảnh này. Trái lại miệng vết thương gây ra sau khi chết bao giờ
cũng gần như khép kín bởi các sợi chun đã mất tính chất đàn hồi.
26. Vết hoen tử thi xuất hiện:
Diễn biến hình thành hoen tử thi xảy ra qua 3 thời kỳ:
 Thời kỳ lắng động máu:
Khoảng 1 - 2 tiếng đến 12 tiếng sau chết. Một số nguyên nhân chết
gây chết đột ngột, hoen tử thi xuất hiện sớm sau 30 phút.

Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các
vết hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp
trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự chuyển dịch hoen
tử thi.
Ngoài 6 tiếng sau khi chết, nêu có thay đổi tư thế tư thi, những vết
hoen đã hình thành không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ
lại xuất hiện những vết hoen tử thi mới được gọi là hoen tử thi thứ phát.
 Thời kỳ thoát mạch:


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

Bắt đầu từ 12 tiếng sau chết, đôi khi bắt đầu sớm hơn (khoảng 8 - 10
tiếng).
 Thời kỳ thẩm thấu:
Ngoài 18 tiếng sau chết.Các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng
cầu bắt đầu phân hủy (tan máu). Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định.
27. Vết hoen tử thi và vết bầm máu:
Cần rạch qua vết máu đó,rửa nước,lau sạch.Nếu vết máu đó mất đi,hoặc máu
trong tĩnh mạch chảy ra và trôi đi là vết hoen tử thi.Nếu thấy đám chảy máu
tụ dưới da,mô dưới da lau rửa không sạch đó là chấn thương bầm tụ máu.
28. Bầm máu:
Tổn thương này làm vỡ các mạch máu nhỏ, thường gặp ở dưới da hay
trong các tạng. Đặc điểm:
+ Da vẫn còn phẳng nhưng có màu tím nhạt hay sẫm.
+ Có từ khi còn sống.
+ Cần phân biệc zí hoen tử thi or vết xuất huyết.
+ Có thể ước đoán được thời gian tử vong:

 Màu tím: khoảng một vài giờ.
 Màu đen : 2 – 3 ngày.
 Màu xanh: 3-6 ngày.
 Màu xanh lá mạ:7-12 ngày.
 Màu vàng: 12-25 ngày.
Sau 25 ngày thương tích mất dấu vết. Quá trình thay màu sắc do hiện
tượng thoái hóa huyết sắc tố.
29. Vết hoen tử thi
Định nghĩa: Là hiện tượng ứ máu tĩnh mạch tại những vùng trũng trên cơ
thể, tiếp theo có hiện tượng thoát mạch, tan máu rồi thẩm thấu vào các mô
xung quanh tạo nên những vết những mảng màu đặc biệt.
Màu sắc:
a) Hoen tử thi bắt đàu có màu hồng nhạt hay tím nhạt, sau chuyển
màu tím sẫm, màu xanh lục rồi mất dần đi khi quá trình hư thối bắt
đầu.
b) Màu sắc của vết hoen thực chất là màu của sắc tố máu, sau chuyển
màu thay đổi màu sắc khác nhau tùy điều kiện cụ thể. Ở tử thi
được bảo quản lạnh hoặc xác chết ở nơi có băng tuyết, vết hoen có


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

màu đỏ sẫm. Tử vong do nhiễm độc oxyt carbon (CO) hoặc HCN
vết hoen có màu đỏ “cánh sen”.
c) Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp
chảy máu ngoài với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ
để tạo vết hoen.
d) Cần phân biệt vết hoen tử thi với những mảng sắc tố bất thường có

trước trên da nạn nhân ví dụ những đám u máu phẳng, vết bớt.
e) Đặc biệt phải chẩn đoán phân biệt giữa hoen tử thi và vết bầm tụ
máu do chấn thương. Cần rạch qua vết màu đỏ, rửa nước, lau sạch.
Nếu vết máu đó mất đi, hoặc máu trong tĩnh mạch chảy ra và trôi
đi đó là vết hoen tử thi. Nếu thấy đám chảy máu tụ máu dưới da,
mô dưới da lau rửa không sạch đó là chấn thương bầm tụ máu.
Đặc tính thời gian của HTT: có 3 thời kì: lắng đọng máu>> thoát
mạch>>thẩm thấu.
Thời kì lắng đọng máu:
- Khoảng 1-12h sau chết. Một số nguyên nhân chết đột ngột, hoen tử
thi xuất hiện sớm sau 30’
- Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì
các hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị
trí thấp trũng mới lại xuất hiện vết hoen tử thi dgl sự chuyển dịch
hoen tử thi.
- Ngoài 6h sau khi chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen
đã hình thành không mất đi trong khi ở những vùng thấp trũng mới
sẽ xuất hiện vết hoen mới dgl hoen tử thi thứ phát.
Thoát mạch:
- 12 tiếng sau chết, có thể sớm (# 8-9h)
- Có sư thoát mạch ra mô chung quanh và dịch xung quanh ngấm vào
lòng mạch>>>> do đó vết hoen khá cố định.ấn vào vết hoen nhợt
màu...khó tìm thấy vết hoen thứ phát.
Thẩm thấu:
- >18h sau chết.các mô xung quanh bị máu thấm kèm hồng cầu bắt
đầu phân hủy. Vết hoen bắt đầu cố định hoàn toàn. ấn vào k mất
máu.cắt qua không thấy máu trong lòng mạch và mô chung quanh
màu tím.
- Vị trí của hoen tử thi
a) Hoen tử thi luôn luôn khu trú ở những vùng thấp trũng của cơ thể.

Thông thường ở tư thế nằm ngửa, hoen xuất hiện ở vùng sau cổ,
lưng , mặt sau tay chân trừ vùng bả vai, mông, mặt sau của 1/3 trên
cẳng chân là những nơi cơ thể bị tỳ ép vào giường.


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

b) Đặc biệt ở tư thế chết treo cổ hoàn toàn, hoen tử thi tập trung ở
phần ngọn chi: bàn ngón tay, cẳng tay, vùng bụng dưới và vùng
cẳng bàn chân. Trong trường hợp điển hình, đây là một trong
những dấu vết tin cậy giúp cho chẩn đoán xác định chết treo cổ.
Ý nghĩa:
Dựa vào đặc điểm màu sắc của hoen tử thi, có thể xác định nguyên
nhân tử vong trong một số trường hợp, như ngạt CO, ngộ độc HCN…
Dựa vào bản chất của hoen tử thi, có thể phân biệt các tổn thương:
bầm tụ máu, hay các bất thương sắc tố da.
Dựa vào vị trí của hoen tử thi, có thể xác định nguyên nhân tử vong
do treo cổ hay xác định tình huống thay đổi hiện trường.
30. Sự mất trương lực cơ không có đặc điểm: Tham khảo lí thuyết Tr.9
31. Giảm thân nhiệt không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
khảo lí thuyết Tr.9

Tham

32. Chỉ sau vài giờ giác mạc mất độ bóng, nếu mắt mở hé, giác mạc mờ đục
kiểu như cùi nhãn. Nhãn cầu xẹp do nhãn áp giảm dần, sau 7-8h không đo
được nhãn áp nữa.
33. chọn câu sai vết hoen tử thi: sgk trang 11

34. Sự mất nhiệt ở tử thi có giá trị:
Xác định tương đối thời gian sau chết
35. Sự biến đổi tử thi ở giai đoạn sớm gồm:
Mất trương lực cơ
Giảm thân nhiệt
Mất nước
Hoen tử thi
Cứng tử thi
Các biến đổi của mô – tạng, máu và nội mô
Chi tiết trang 9, giáo trình Y Pháp
36. Dấu hiệu da giấy thấy trên : (bay hơi ở vùng da mỏng, bị đè ép như
giấy bìa màu sẫm )
a. Rãnh treo ở chết treo cổ
b. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi cấp cứu dễ nhầm với chấn thương
ngực


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

c. Dấu vết va quẹt kéo lê khi vận chuyển nạn nhân hay thay đổi hiện
trường
37. Vết xanh lục tử thi:
H2S kết hợp Hb của máu tạo thành huyết sắc tố lưu hóa có màu xanh đặc
biệt: xanh lục. Khởi đầu có mảng xanh lục ở vùng hố chậu (P) ( vùng ruột
thừa, manh tràng) sau đó lan ra khắp bụng rồi toàn thân.
38. Hiện tượng mềm các cơ bắp tử thi do:
Sự rữa nát tử thi do quá trình phân giải protein phối hợp với tác dụng của
vi khuẩn bao gồm nhiều hiện tượng.

39. Yếu tố xác định chính xác thời gian chết kể từ thời điểm chết thật sự
đến lúc khám nghiệm là:
Không có yếu tố nào giúp xác định chính xác thời gian chết. Đây chỉ là
một suy đoán ước lượng tùy thuộc điều kiện khám và trang thiết bị cho
phép.
40. Vết bầm máu là thương tích:
Tôn thương này làm vỡ các mạch máu nhở, thường gặp ở dưới da hay trong
tạng, đặc điểm của vết bầm máu là da vẫn phẳng nhưng có màu tím nhạt hay
sẫm. Hiện diện của vết bầm máu chứng tỏ thương tích có từ khi còn sống.
Tổn thương này cần phân biệt với hoen tử thi hoặc vết xuất huyết của một
số bệnh về máu. Dựa vào sự thay đổi màu của bầm máu ta có thể ước đoán
thời gian gây nên thương tích vết thương (mảng bầm máu từ 1cm trở lên):
- Màu tím: thương tổn xảy ra khoảng 1 vài giờ.
- Màu đen: 2-3 ngày
- Màu xanh: 3-6 ngày
- Màu xanh lá mạ: 7-12 ngày
- Màu vàng: 12 -25 ngày
Sau 25 ngày vết thương mất dấu vết. Quá trình thay đổi màu sắc này do
thoái hóa huyết sắc tố
41. Vết thương tụ máu:
- Là tổn thương do dập vỡ các mạch máu cỡ vừa. Do áp lực của vật cứng
trên phần mềm làm vỡ các mạch máu tràn vào mô, tạo ra cục máu đông tại
chỗ đó. Nếu thương tích ở ngoài da hay dưới thanh mạc, vùng tụ máu hơi lồi
lên màu tím. Tổn thương này gặp ở ngoài da , thanh mạc , ống tiêu hóa,
trong sọ , gan... đôi khi tổn thương gây chết nhanh chóng đặc biệt là ở trong
sọ
42. Sây sát, bầm tím và tụ máu là các thương tích:


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y


YB-K34

Thương tích phần mềm
43. Vật gây thương tích thường gặp nhất:
Vật tày
44. Cơ chế chết trong treo cổ thường gặp nhất:
Chèn ép mạch máu vùng cổ
45. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất trong treo cổ:
Phù não do thiếu oxy hậu quả của các mạch máu vùng cổ bị chèn ép, lấp
tắc.
46. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất do điện: (Tr.117)
Ngừng tim
47. Vết thương cắt đứt không có tính chất nào sau đây:
lí thuyết Tr.30
48. Thương tích sau chết:
(Tr.27)

Tham khảo

Tham khảo bài Thương tích trong Y Pháp

49. Dấu hiệu Tardieu: (Tr.68)
Dấu hiệu chấm chảy máu nhỏ
50. Cơ chế chết ngạt trong nước ít gặp nhất là: (Tr.80)
Chết ngạt cho phản xạ thần kinh
51. Dịch bọt màu hồng (dạng hình nấm) xuất hiện ở mũi, miệng: (Tr.82)
Nấm bọt: nấm bọt ở mũi miệng nạn nhân màu trắng nhưng cũng có khi
màu đỏ hồng do vỡ hồng cầu, trong mùa đông nấm bọt tồn tại một vài ngày.
Khám nghiệm tử thi sớm có thể thấy nấm bọt trong lòng khí phế quản.

Bản chất của nấm bọt là nước, không khí, hồng cầu thoát quản và chất
dịch trên bề mặt phế nang nhào trộn với nhau khi nạn nhân thở gắng sức. Là
dấu hiệu của phản ứng mang tính chất sống, chứng tỏ nạn nhân còn sống khi
ở dưới nước. Cũng có thể gặp nấm bọt trong các trường hợp phù phổi cấp,
dùng thuốc quá liều, suy tim, xung huyết, chấn thương sọ não.
52. Phổi của tử thi chết ngạt nước vớt lên sớm không có đặc điểm đại
thể: (Tr.82)
Phổi hơi và nước: hai phổi căn to phù nề và có dấu ấn xương sườn, bề
mặt phổi có dấu hiệu Paltauff là những đám màu loang lổ sẫm nhạt màu xen


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

kẽ, có thể gặp những túi bóng khí do giãn phế nang và cả những vùng mô
phổi còn lành, hai phổi mềm, bè nhẽo, cắt ngang có nhiều dịch và bọt trào
ra. Để hình thành dấu hiệu này phải có những khoảng thời gian nạn nhân cố
ngoi lên mặt nước để hít thở (giai đoạn giã gạo), trường hợp nạn nhân bị
chìm ngập hoàn toàn trong nước thì không hình thành dấu hiệu này.
Chấm chảy máu màng phổi hiếm gặp nhưng chảy máu ở tổ chức liên kết
dưới màng phổi do tổn thương rách vỡ phế nang thường xuất hiện ở rãnh
liên thùy, bề mặt những thùy phổi ở phần thấp và đó là lý do để giải thích
dấu hiệu nấm bọt có màu đỏ hồng.
53. Các yếu tố phân biệt tử thi chết trên bờ quăng xuống nước với tử thi
chết ngạt nước như sau: (Tr.82)
Những nạn nhân đã chết bị ném xác xuống nước thì nước và các chất cặn
bẩn không thể xâm nhập vào sâu trong các nhánh phế quản nhỏ cũng như
không thể làm căng dạ dày, vì vậy nếu có nhiều dị vật ở trong lòng phế nang
là dấu hiệu có giá trị xác định nạn nhân chết ngạt nước nếu khám tử thi sớm

(trong vòng 24h). Cũng tương tự, nếu có nhiều nước và dị vật trong lòng dạ
dày cũng được xem là dấu hiệu có giá trị để chẩn đoán ngạt nước, nhưng
không có nước trong dạ dày có thể là do chết nhanh ngay khi xuống nước
hoặc là đã chết trước khi xuống nước.
54. Chết dưới nước thường xảy ra trong các tình huống sau: (Tr.80)
- Hít nước vào phổi
- Nước tràn vào máu qua chỗ rách vỡ phế nang và các huyết quản trong phổi
làm cho máu loãng.
- Tổn thương nặng ở phổi gồm có phù phổi, rách vỡ phế nang và chảy máu.Phản xạ thần kinh: thường xảy ra với những nạn nhân nhảy xuống nước từ
độ cao lớn, nước lạnh.
55. Chảy máu trong vòi nhĩ thường xảy ra ở: (Tr.83)
Chết ngạt nước, CT sọ não, điện giật, ngạt cơ học
Chảy máu tai giữa hoặc trong xương chũm có thể gặp ở những đám màu
đỏ tím hoặc xanh tím ở vùng xương chũm, cơ chế bệnh sinh của hiện tượng
này không được rõ ràng, có thể là hậu quả do bị tổn thương do chênh lệch
áp xuất, do kích thích vòi Eustachian hoặc do tình trạng xung huyết rất
mạnh gây ra. Dấu hiệu này cũng có thể gặp ở những nạn nhân bị chấn
thương sọ não, điện giật, ngạt cơ học…
56. Nhãn cầu của người chết trong môi trường khô ráo:
Không lồi


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

57. Bộ xương người chết ngạt nước:
Có thể bị chấn thương: gãy.....
58. Nạn nhân chết ngạt nước không có đặc điểm:
trình trang 82 83


Tham khảo giáo

59. Chết treo cổ không ở tư thế và trong hoàn cảnh sau: (Tr.64)
Tư thế nạn nhân: trong một trường hợp chết treo cổ, tư thế của nạn nhân
được quyết định bởi hai yếu tố: vị trí nút buộc và độ cao của dây treo.
Vị trí nút buộc: tương ứng với nơi vết hằn mờ nhất trên vùng cổ nạn
nhân.
 Nếu nút buộc ở trước cổ, đầu sẽ ngửa ra phía sau, có thể thấy một vài
vết sây sát da ở sát dưới cằm của nạn nhân tương ứng với vị trí của
nút buộc.
 Nút buộc ở gáy, đầu nạn nhân sẽ cúi gập ra trước.
 Nút buộc ở một bên cổ: đầu nạn nhân sẽ ngả về bên đối diện.
Độ cao của dây treo: tùy thuộc khoảng cách giữa vòng dây treo với mặt đất
và chiều cao của nạn nhân hình thành nên một trong số những kiểu treo sau:
 Treo hoàn toàn: chân nạn nhân không chạm đất.
Treo không hoàn toàn: chân hoặc một phần thân thể của nạn nhân chạm đất
và tạo ra những kiểu treo đứng, quỳ, ngồi. Cũng có những trường hợp nạn
nhân treo cổ ở tư thế nằm, đầu nâng cao lên vài chục cm
60. Chết treo cổ có dấu hiệu đáng tin cậy: (Tr.66)
Hoen tử thi
Vị trí của vết hoen tử thi: tùy thuộc vào thời gian trên dây và kiểu treo.
Nếu thời gian trên dây tương đối dài (6 – 12h hoặc hơn nữa) và tư thế treo
hoàn toàn hoặc treo đứng thì vị trí các vết hoen tử thi sẽ tập trung ở ngọn
các chi, phần bụng dưới.
Trường hợp treo không hoàn toàn ở tư thế ngồi, nửa nằm nửa ngồi, v.v...
vết hoen tử thi sẽ ở phần thấp của cơ thể. Trường hợp có thời gian trên dây
ngắn hoặc phát hiện sớm - hạ xuống để nằm thì hoen tử thi tập trung ở phần
mặt sau thân thể như các trường hợp thông thường khác. Cần lưu ý mối liên
quan giữa vị trí vết hoen tử thi, nút buộc vùng cổ và thời gian trên dây treo.

61. Cơ chế chết trong treo cổ: Đã nêu ở trên
62. Dấu Amussat là tổn thương: (Tr.67)


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

Những vết nứt nhỏ, chạy ngang ở lớp áo trong của động mạch cảnh cùng
với những vùng tụ máu ở tổ chức xung quanh động mạch cảnh hay gặp ở
những trường hợp có sự kéo căng các cơ, các dây chằng, mạch mau ở vùng
cổ do cơ thể bị dây treo kéo giật đột ngột khi đang rơi tự do và tim vẫn còn
đang hoạt động. Nhiều tác giả cho rằng dấu hiệu này rất có giá trị để chẩn
đốan tử vong do treo cổ
63. Dây treo không tạo nên: (Tr.63)
Kiểm tra dây treo: trường hợp xác đã được hạ xuống thì kiểm tra dây treo,
nút buộc, đo độ dài, đường kính, mô tả bề mặt dây treo, cấu trúc đặc biệt ở
vòng dây treo v.v....
Do là vật đè ép trực tiếp vào vùng cổ nên dây treo bao giờ cũng để lại
đặc điểm trên vết hằn vùng cổ nạn nhân, trên thực tế hay gặp dây treo là dây
thừng, dây điện, dây vải, dây thép, thắt lưng.... Cũng đã có những trường
hợp trạc ba của gốc cây, thành ghế tựa, khe cửa là những vật đè ép vào vùng
cổ gây ngạt hay gặp ở những nạn nhân say rượu hoặc sau chấn thương làm
mất tri giác.
Những người treo cổ tự tử ở nơi bị giam giữ thường dùng mảnh khăn
trải giường, quần áo, hoặc tất để bện thành dây treo, hay gặp nhất là buộc
hai đầu dây vào chấn song cửa sổ hoặc cửa ra vào rồi tỳ cằm hoặc vùng cổ
trước vào đây. Kiểu treo này tạo nên dấu vết vùng cổ có hình chữ U (không
có nút buộc).


73. Tổn thương gây tử vong nhanh do tắc mạch ối thường thường gặp ở
tạng: phổi
74. Thuyên tắc ối quan sát dưới kính hiển vi quang học thấy: mô phổi thấy
các tb thượng bì thai nhi


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

75. Chẩn đoán nguyên nhân chết liên quan đến pháp lý: cơ quan tố
tụng(CA, VKS, tòa án)
76. Điều nào không đúng với nhiệm vụ của Bác sĩ Pháp Y:
77. Không cần thực hiện mổ tử thi Y Pháp: khi cơ quan tố tụng không
trưng cầu
78. Mổ tử thi trong giai đoạn biến đổi sớm có lợi: có lợi vì tử thi còn
nguyên vẹn
79. Độ mạnh của rượu tùy thuộc vào: nồng độ Ethanol
80. Một trong những trường hợp sau đây không tiến hành pháp y: chết trong
BV có nguyên nhân rõ ràng
81. Hoen tử thi có màu “đỏ cánh sen” chết do: ngộ độc CO or HCN
82. Hoen tử thi có thể không thấy trường hợp nào:
Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy
máu ngoài với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết
hoen
83. Vết đứt có nhiều vết "đứt nhỏ, mờ nhạt" thường do
Vết ướm trong tự vẫn
84. Tím bầm quanh mắt hai bên thường do
Nứt sàn sọ trước
85. Phân biệt chấn thương hay vết thương trước chết và sau chết dựa

vào
-Phải rửa sạch vết thương: nếu bầm máu ngấm vào tổ chức rủa không
sạch là tổn thương xảy ra khi còn sống và ngược lại là xảy ra sau khi chết.
Đây là một yếu tố cơ bản, quan trọng nhất để phân biệt tổn thương khi còn
sống hay sau khi đã chết.
-Quan sát kỹ miệng của vết thương, nhất là vết thương do vật sắc. Vết
thương do vật sắc ở người sống bao giờ cũng há miệng do các sợi chun dưới
dasau khi bị cắt đứt co lại tao nên hình ảnh này. Trái lại miệng vết thương
gây ra sau khi chết bao giờ cũng gần như khép kín bởi các sợi chun đã mất
tính chất đàn hồi.
- Nhuộm các sợi chun của mô dưới da của vết thương bằng orcéine. Nếu
thương tích có khi còn sống, thấy các sợi co lại, nếu giãn thẳng là hiện tượng
sau chết
86. Phân biệt tử thi chết cháy và tử thi đã chết trước khi cháy, quan
trọng nhất


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

Dị vật găm cắm vào niêm mạc vùng thanh quản, bụi than xuất hiện ở
phía dưới dây thanh âm và trong những nhánh phế quản nhỏ cho thấy
nạn nhân đã hít phải khói bụi trong đám cháy giúp khẳng định nạn nhân
còn sống khi đám cháy hình thành.
Hình ảnh xung huyết mạnh ở phổi và chảy máu ở vùng phế quản gốc
do ,dấu hiệu xẹp
Trong lòng dạ dày chứa nhiều chất bụi than
Chảy máu do nhiệt cao (heat haematoma): Xét nghiệm cục máu đông ở
vùng này có thể áp dụng để định lượng nồng độ CO máu, nếu kết quả dương

tính thì điều này đồng nghĩa với tổn thương hình thành sau chết do tác động
của nhiệt độ cao trong đám cháy. Nếu không phát hiện được CO trong máu
và mức độ cháy bỏng da đầu không rõ ràng thì dấu hiệu này có thể xảy ra
trước chết hoặc nạn nhân chết vì chấn thương sọ não trước khi đám cháy
hình thành
87. Sự dịch chuyển hoen tử thi xảy ra khoảng thời gian
Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các
vết hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp
trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự dịch chuyển hoen tử
thi
88. Hoen tử thi thứ phát hình thành trong khoảng thời gian
Ngoài 6 tiếng sau chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen đã
hình thành không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất
hiện những vết hoen tử thi mới gọi là hoen tử thi thứ phát.
89. Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định
Ngoài 18 tiếng sau chết. Các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo
hồng cầu bắt đầu phân hủy (tan máu). Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định.
90. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoen tử thi
Dựa vào đặc điểm màu sắc của hoen tử thi, có thể xác định nguyên nhân
tử vong trong một số trường hợp, như ngạt CO, ngộ độc HCN… Dựa vào
bản chất của hoen tử thi, có thể phân biệt các tổn thương: bầm tụ máu, hay
các bất thương sắc tố da. Dựa vào vị trí của hoen tử thi, có thể xác định
nguyên nhân tử vong do treo cổ hay xác định tình huống thay đổi hiện
trường.
(Vị trí của hoen phản ánh tư thế lúc chết, đây là dấu hiệu rất quan trọng để
ta biết có sự thay đổi tư thế của tử thi không.)


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y


YB-K34

91. Nguyên nhân co cứng tử thi:liên quan đến hiện tượng mất dần glucosite
ATP trong cơ thể + ứ đọng axit lactic trong cơ thể
92. Thời gian co cứng tử thi trung bình là: khoảng 1 – 3h sau chết
93. Thứ tự hình thành cứng tử thi:gồm 2 loại: loại 1 bắt đầu cứng từ cơ hàm
mặt lan xuống phía dưới cơ thể + loại 2 bắtst đầu cứng từ chi dưới rồi lan
ngược lên trên
94. Co cứng khớp lớn xảy ra:sau 4 – 6h, sau 24h là cứng nhất
95. Nếu phá cứng từ 4-6 giờ đầu sau chết: cứng tử thi xuất hiện trở lại
nhưng độ cứng yếu hơn trước.
96. Ý nghĩa quan trọng của sự co cứng tử thi:phán đoán được nguyên nhân
và thời điểm tử vong.
97. Thành phần mô bị phân hủy đầu tiên: (máu) ->thượng thận
98. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt thủng dạ dày do phân hủy và
thủng dạ dày trước chết:thủng dạ dày sau chết hoàn toàn không gây viêm
phúc mạchay phản ứng bịt lấp lỗ thủng của mạc treo như thủng dạ dày lúc
sống.
99. Sự phân hủy tử thi trung bình: 2 – 3 ngày, sớm nhất là 24h sau chết.
100. Màu xanh của H2S bắt đầu từ vị trí nào? (trang 15)
H2S kết hợp với huyết sắc tố của máu tạo thành huyết sắc tố lýu hóa
có màu xanh ðặc biệt: xanh lục. Khởi ðầu có mảng xanh lục ở vùng hố chậu
phải (vùng ruột thừa, manh tràng) sau ðó ra khắp bụng rồi toàn thân.
101. Chất chứa trong dạ dày còn lại « hạt cơm, sợi bún, bánh phở »
(trang 18)
Thời gian tính từ bữa ăn cuối cùng,sau 1 giờ: thức ăn mềm nhũn
nhưng còn nhận rõ loại gì (ví dụ nhận rõ hạt cơm, sợi bún, bánh phở).
102. Theo công thức Naeve, mảng màu xanh lục vùng bụng, nhãn cầu
mềm, giảm nhãn áp (trang 19)
Thời gian sau chết 1-2 ngày

103. Theo công thức Naeve, màu xanh lục sẫm đen lan khắp thành
bụng. Nhiều vết xanh lục trên da ở nhiều nơi khác, dịch máu trào ra
mũi. (trang 19)
Thời gian sau chết 3- 5 ngày
104. Theo công thức Naeve, toàn bộ bề mặt tử thi xanh đen. Mặt, cổ,
thành ngực tím sẫm. Bụng chướng căng. Tóc bong, rụng. (trang 19)
Thời gian sau chết 8-12 ngày


ĐÁP ÁN THAM KHẢO 109 CÂU PHÁP Y

YB-K34

Câu 105: theo công thức Naeve (1978), tử thi trương to, sẫm màu. Móng
tay bong tróc: (trang 19)
4 – 20 ngày
Câu 106: Thay đổi sang "màu xanh lục" của vết tím bầm theo thời gian
của tổn thương (trang 30)
Màu xanh : thương tổn xảy ra khoảng 3 – 6 ngày
Màu xanh lá mạ: thương tổn xảy ra khoảng 7 – 12 ngày
Câu 107: Thay đổi sang "màu vàng" của vết tím bầm theo thời gian
của tổn thương (trang 30)
Màu vàng thương tổn xảy ra khoảng 12-25 ngày
Câu 108: Xuất huyết tụ máu thường gặp nhất (trang 30)
Tổn thương này gặp ở da, thanh mạc ống tiêu hóa, trong sọ gan,…
Tổn thương này gây chết nhanh chóngđặc biệt là ở trong sọ
Câu 109: Ý nghĩa của vết cắt “ướm thử” (trang 47)
Đầu của vết thương có nhiều khía da (đuôi) chứng tỏ lưỡi dao đưa đi
đưa lại nhiều lần trên một diện  hay gặp khi tự tử
Phương thức gây nên thương tích




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×