Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam20 I. Phương hướng nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu trong giai đoạn tới.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.19 KB, 31 trang )

Đề án môn học

LỜI MỞ ĐẦU
Việc làm cho lao động hiện nay luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất
kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Tuỳ theo tình hình kinh tế, chính trị và
xã hội của mình mà mỗi nước có những hướng đi khác nhau. Trong đó xuất
khẩu lao động được coi là một hướng đi đúng đắn và hợp lý đối với những
nước đang phát triển. Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã và đang tìm
hướng giải quyết hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu lao động sang thị
trường lao động nước ngoài. Theo Chỉ thị số 41 CT/TN về xuất khẩu lao
động và chuyên gia ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “xuất khẩu
lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần giải quyết
việc làm, tạo thu nhập, tăng ngân sách Nhà nước…”
Tuy nhiên muốn cho xuất khẩu lao động có hiệu quả thì chất lượng lao
động xuất khẩu phải cao. Đây được coi là điểm yếu của hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua. Do vậy, em chọn đề tài
nghiên cứu “ Chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay” nhằm
góp phần tìm ra ngun nhân và đưa ra một vài hướng đi mới nâng cao chất
lương lao động xuất khẩu.
Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm chưa
nhiều nên trong bài viết của em cịn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý và
sửa chữa của cơ. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cơ
Phan Thị Nhiệm trong q trình hồn thành bài viết này.

Cao Thị Hải Yến

1

Lớp: Kinh tế phát triển 47B



Đề án môn học

Chương I: lý luận về lao động xuất khẩu
I.Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến lao động xuất khẩu
(LĐXK)
1.Một số khái niệm cơ bản :
1.1. Lao động, nguồn lao động, lực lượng lao động.
1.1.1. Lao động : Là hoạt động có mục đích của con người. Lao
động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên. Trong quá trình
lao động con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng
công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất
tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có ích cho đời sống của mình.
Vì thế lao động là điều kiện khơng thể thiếu được của đời sống con người,
là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự
nhiên và con người.Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
1.1.2. Nguồn lao động : Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động
theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham
gia lao động và những người ngồi độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động)
đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động được biểu
hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng, nguồn lao động bao gồm :
-Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
-Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang
thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, khơng
có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác(bao gồm cả
những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Về mặt chất lượng, nguồn lao động cơ bản được đánh giá ở trình độ
chun mơn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động.
1.1.3. Lực lượng lao động :
Lực lượng lao động theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế

(ILO – international Labuor Organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi
Cao Thị Hải Yến

2

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất
nghiệp.
Lực lượng lao động theo quan điểm của Việt nam là bộ phận dân số đủ
15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động
theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích
cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội.
Cần chú ý là trong lực lượng lao động, chỉ có bộ phận những người đang
làm việc mới là những người trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội.
1.2. Xuất khẩu lao động (XKLĐ), chất lượng lao động xuất khẩu :
1.2.1. Khái niệm XKLĐ :
(i). Theo điều I của Nghị định số 152/199/NĐ-CP.
Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và
chuyên gia Việt nam (trừ những cán bộ công chức đi thực hiện nhiệm vụ,
cơng vụ ở nước ngồi do sự phân cơng của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi (xuất khẩu lao động) là một
hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết
việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,
tăng nguồn thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,
tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác
quốc tế giữa nước ta và các nước trên thế giới.
(ii). Khái niệm theo ILO :

Hoạt động xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước
tiếp nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả
năng cung cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý khơng đồng đều
và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia. Các yếu tố này tạo nên sự di
chuyển hay tuyển lao động từ nước này sang nước khác để bù đắp sự thiếu
hụt hoặc dư thừa lao động giữa các nước và khu vực khác nhau.

Cao Thị Hải Yến

3

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
(iii). Khái niệm khác :
XKLĐ là sự làm th có sự trả cơng cho các tổ chức, cá nhân bên nước
ngồi có nhu cầu sử dụng lao động, tuy nhiên sự làm thuê này là có thời
hạn, sau khi thời hạn hợp đồng kết thúc, người lao động lại trở lại nước
mình, trong thời hạn lao động tại nước ngồi họ vẫn có đầy đủ quyền và
nghĩa vụ theo quy định của nước tiếp nhận
Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển lẫn các nước kém
phát triển đều tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động. Các nước phát
triển xuất khẩu lao động có trình độ, kỹ thuật cao. Các nước kém phát triển
xuất khẩu lao động dư thừa, trình độ tay nghề thấp nhằm giải quyết việc
làm, cải thiện điều kiện sống cho gia đình người lao động. Xuất khẩu lao
động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
1.2.2. Chất lượng lao động xuất khẩu:
Chất lượng lao động xuất khẩu được đánh giá qua trình độ học vấn,
chun mơn và kỹ năng của lao động cũng như sức khoẻ của họ.

2.Các nhân tố tác động đến XKLĐ.
2.1.Nhân tố thuộc về phía nhà nước.
XKLĐ chịu sự tác động mãnh mẽ của mơi trường chính trị, pháp lý của
nước xuất khẩu, nhập khẩu lao động và luật pháp quốc tế. Cung - cầu lao
động trên thị trường của các nước phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển và
các chính sách kinh tế như : thu nhập, đầu tư, lãi suất…của khu vực và thế
giới. Cung - cầu lao động sẽ mất cân đối khi nhu cầu tìm việc quá lớn
nhưng khả năng xâm nhập và khai thác thị trường lao động quốc tế còn hạn
chế, những chính sách của chính phủ cịn nhiều bất cập, chưa thơng thống,
chập chạm. Mặt khác, cạnh tranh gay gắt sẽ đẩy chi phí khai thác thị
trườnglên quá cao, ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Vì vậy, quản lý
lao động xuất khẩu ngoài việc tuân thủ những quy định, những chính sách,
những hình thức, quy luật của quản lý kinh tế, còn phải tuân thủ những quy
định về quản lý nhân sự của cả nước xuất cư cũng như nước nhập cư. Do
Cao Thị Hải Yến

4

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
vậy mà hệ thống pháp luật và các chính sách hỗ trợ cho cơng tác XKLĐ
cần phải được Nhà nước hoàn thiện và nâng cấp bổ sung cho phù hợp với
tình hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác XKLĐ.
2.2. Nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp, cơ sở XKLĐ.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các Doanh nghiệp đã được Nhà
nước giành quyền chủ động trong hoạt động của mình gồm tự chủ trong
việc quản lý, tuyển dụng lao động, đào tạo lao động cho xuất khẩu, khai
thác thị trường, quản lý lao động ở nước ngồi. Cụ thể, các Doanh nghiệp

tiến hành cơng tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng, đào tạo trước
khi xuất khẩu lao động. Đồng thời, các Doanh nghiệp, cơ sở đào tạo chịu
trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu. Vì
vậy Doanh nghiệp có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu cũng như trong hoạt động mở rộng thị
trường lao động ngoài nước.
2.3. Nhân tố thuộc về phía người lao động.
Người lao động là người trực tiếp tham gia vào công tác XKLĐ, là
đối tượng để xuất khẩu. Cơng tác XKLĐ có hiệu quả hay không phụ thuộc
phần lớn vào chất lượng lao động xuất khẩu, tức bản thân người lao động.
Gần đây có hiện tượng lao động bỏ trốn, lao động bỏ việc làm ở công ty,
doanh nghiệp đã ký kết để ra làm ngồi…làm ảnh hưởng lớn tới cơng tác
XKLĐ của nước ta, vơ hình chung tạo ra sự “miệt thị” của nước ngoài đối
với thị trường lao động của nước ta trên thị trường lao động thế giới. Vì thế
việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng đối với cơng tác XKLĐ. Ngồi ra, người lao
động phải luôn ý thức học hỏi, tự nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ của
chính mình để làm tiền đề thuận lợi cho XKLĐ.

Cao Thị Hải Yến

5

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
II. Tác động của XKLĐ đối với các nước XKLĐ.
1.Mặt tích cực.
 Cuộc sống của những người dân xuất cư cũng như gia đình của

họ được cải thiện nhờ tăng thu nhập. Người lao động làm việc ở
nước ngoài nhận được mức lương cao hơn hẳn so với khi họ làm
việc ở trong nước vì hầu hết người đi XKLĐ là những người có
trình độ thấp,cơng việc trong nước của họ chủ yếu là nông
nghiệp, thủ công nghiệp với thu nhập thấp.
 XKLĐ làm tăng ngân sách quốc gia. XKLĐ đóng góp ,một
khoản khá lớn vào ngân sách Nhà nước thơng qua các khoản phí,
lệ phí mà người lao động phải nộp khi làm hồ sơ, thủ tục XKLĐ,
đồng thời các doanh nghiệp cũng đóng góp đáng kể vào ngân
sách nhà nước thông qua các khoản thuế hàng năm.
 Góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hố. Những người làm việc ở
nước ngồi có thể quen thói quen dùng hàng Việt nam, hay họ có
thể tìm ra một số thị trường hàng hố mới thơng qua việc tuyên
truyền, quảng bá, tiếp xúc với những người xung quanh. Do đó,
thị trường hàng hố xuất khẩu có thể được mở rộng thông qua
những người xuất khẩu lao động.
 Nâng cao khả năng chun mơn, tay nghề và trình độ mọi mặt
cho người xuất cư. XKLĐ hầu hết sang các nước phát triển, có
trình độ khoa học kỹ thuật cao hơn ở nước ta. Khi làm trong môi
trường kỹ thuật tiên tiến, tác phong cơng nghiệp thì người lao
động buộc thích nghi với mơi trường đó. Nhờ đó, người lao động
có cơ hội nâng cao trình độ chun mơn và tác phong của mình.
 XKLĐ góp một nguồn ngoại tệ tương đối lớn cho đất nước
XKLĐ. Hằng năm, những người lao động xuất khẩu thường gửi
phần lớn thu nhập của mình về cho gia đình, người thân ở trong
nước để tích trữ và tiêu dùng.
Cao Thị Hải Yến

6


Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
2. Mặt tiêu cực.
XKLĐ làm giảm lao động trong nước. Số lượng lao động xuất



khẩu tăng lên làm giảm một cách trực tiếp đến số lượng lao động trong
nước, quy mô xuất khẩu lao động càng tăng thì quy mơ lực lượng lao động
trong nước càng giảm. Khơng những vậy, xuất khẩu lao động cịn có thể
dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám nếu lượng lao động xuất khẩu là lao
động có trình độ cao và chuyên gia.
XKLĐ có thể dẫn đến hiện tượng người lao động xuất khẩu bị



ảnh hưởng, lây lan những tệ nạn, thói hư tật xấu và cả những bệnh tật của
xã hội nước ngoài. Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động sẽ phải sống
trong một mơi trường hồn tồn khác trước đây, sẽ bị ảnh hưởng phong
cách, lối sống và những thói quen trong xã hội đó. Những ảnh hưởng đó
nếu theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ tác động một cách trực tiếp đến đời
sống của những người lao động, đơi khi có thể dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc như ly hơn, bạo lực gia đình, nghiện hút…
XKLĐ có thể gây ra hậu quả xấu ảnh hưởng đến tâm sinh lý



của thân nhân những người xuất khẩu lao động. Khi người lao động đi làm

việc ở nước ngoài sẽ làm cho người thân của họ lo lắng. Hiện nay nhiều
người lao động ở nước ngoài bị phân biệt đối xử, không được mua bảo
hiểm lao động, phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, phải làm những
công việc nguy hiểm mà khơng có bảo hiểm, thậm chí một số người lao
động đang phải làm viẹc trong một số nước đang xảy ra chiến tranh. Đặc
biệt như hiện nay hiện tượng người lao động bỏ trốn, bỏ làm việc trước thời
hạn hợp đồng lại càng làm cho thân nhân họ lo lắng hơn.
III.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động xuất khẩu.
1. Tỷ lệ lao động xuất khẩu được đào tạo nghề trong tổng số lao động
xuất khẩu.
Tỷ trọng lao động đựoc đào tạo nghề trong tổng số lao động xuất
khẩu phản ánh chất lượng lao động xuất khẩu. Lao động đã đào tạo nghề
Cao Thị Hải Yến

7

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng nước ngoài thường được trả lương cao
hơn nhiều lần so với lao động chưa qua đào tạo. Đó là những người thợ bậc
cao hoặc là các chuyên gia vừa có khả năng thu ngoại tệ lớn, vừa có khả
năng lựa chọn để tiếp thu công nghệ mới phù hợp.
Tỷ trọng lao động xuất khẩu đã được đào tạo trên tổng số lao động
xuất khẩu là tỷ lệ phần trăm số lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước
ngoài so với tổng số lao động xuất khẩu.
Để nghiên cứu chi tiết chất lượng lao động xuất khẩu, ta có thể chia
tỷ trọng lao động xuất khẩu đã được đào tạo thành tỷ trọng lao động xuất
khẩu là công nhân lành nghề và tỷ trọng lao động xuất khẩu là chuyên gia.

Tỷ trọng công nhân lành nghề xuất khẩu lao động trên tổng số lao
động xuất khẩu là tỷ lệ phần trăm số công nhân lành nghề đi làm việc ở
nước ngoài so với tổng số lao động xuất khẩu.
Tỷ trọng chuyên gia xuất khẩu trên tổng số lao động xuất khẩu là tỷ lệ
phần trăm số chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài so với số lao động xuất
khẩu.
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ phát triển khoa học và công nghệ của
một quốc gia. Các nước có trình độ khoa học cơng nghệ phát triển, có đội
ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ dồi dào với đẳng cấp cao thường xuất
khẩu các chuyên gia sang các nước có trình độ khoa học cơng nghệkém
phát triển hơn kèm theo các điều kiện nhất định nhằm thu lợi nhuận cao
2. Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng về nước.
Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng về nước là tỷ lệ phần trăm số
lao động xuất khẩu lao động đã hoàn thành hợp đồng về nước trên tổng số
lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng.
Trong xuất khẩu lao động, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả tổng hợp của
hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm cả chất lượng của các hợp đồng
cung ứng lao động, chất lượng lao động cung ứng, trình độ quản lý lao
động ở nước ngoài.
Cao Thị Hải Yến

8

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án mơn học
Khi số lao động hồn thành hợp đồng về nước càng lớn, các chi phí
phát sinh như tiền bồi thường cho các chủ sử dụng lao động và các chi phí
khác càng thấp, số lao động bỏ trốn ra ngoài sống và cư trú bất hợp pháp

càng ít càng nói lên chất lượng lao động xuất khẩu tốt, tạo ra khả năng giữ
vững và mở rộng thị trường tại các nước sở tại. Ngược lại khi tỷ lệ lao động
về nước càng nhỏ, các khoản chi phí phát sinh càng lớn thì chứng tỏ lao
động xuất khẩu chưa có sự chuẩn bị tốt cho cơng tác xuất khẩu.
3. Tác phong, kỷ luật của người lao động.
Tác phong, kỷ luật lao động không chỉ thể hiện thái độ, trách nhiệm
của người lao động đối với công việc và nhiệm vụ được giao mà còn là chỉ
tiêu đánh giá khả năng tiếp cận, sự nhạy bén của người lao động đối với
công việc.
Trước đây, chỉ tiêu này chưa được đánh giá đúng vai trị của nó. Tuy
nhiên, với sự phát triển kinh tế và tính chính xác của cơng việc đòi hỏi
người lao động phải tự rèn luyện cho mình. Hiện nay, khi đánh giá người
lao động thì tác phong, kỷ luật lao động đã được lượng hoá thành một con
số phần trăm.
4. Tình trạng sức khoẻ của người lao động.
Chỉ tiêu này đánh giá sức khỏe của người lao động bao gồm cả trước
khi đi xuất khẩu và khi đang làm việc ở nước ngoài.
Đây là chỉ tiêu quan trọng và là chỉ tiêu đầu tiên khi đánh giá chất
lượng lao động. Sức khoẻ của người lao động chủ yếu được đo một lần
trước khi đi xuất khẩu do doanh nghiệp xuất khẩu lao động tiên hành, còn
khi đã xuất khẩu sang nước khác thì rất khó kiểm soát.

Cao Thị Hải Yến

9

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học


Chương II: Thực trạng chất lượng lao động xuất khẩu
ở Việt Nam hiện nay.
I. Thực trạng lao động xuất khẩu trong những năm vừa qua.
1.Quy mô lao động xuất khẩu..
1.1, Về thị trường.
So với thời kỳ trước, tốc độ phát triển, quy mô và diện mạo thị
trường xuất khẩu lao động đã được khởi sắc. Đến năm 2008 lao động Việt
nam đã đi làm việc ở 34 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành
nghề chủ yếu. Trong đó tập trung vào một số thị trường chủ lực như Đài
Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông…Trong những năm tới
dự báo nhu cầu lao động của thế giới vẫn rất cao, đặc biệt là những nước
khu vực Trung Đông, các nước khu vực Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…
là những thị trường truyền thống của Việt Nam. Vì vậy thị trường xuất
khẩu lao động của Việt nam vẫn rất tiềm năng, có thể tiếp tục mở rộng
trong những năm tới.
I.2.

Về hình thức, quy mơ.

1.2.1. Về hình thức.
Hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta chủ yếu diễn ra theo 2 hình
thức sau:


Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, bao gồm:

Đi theo Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nhà nước. Hợp tác lao động và
chuyên gia; Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khốn xây dựng
cơng trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngồi và đầu tư ra

nước ngồi; Thơng qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng
lao động; Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ
chức nước ngoài.


Xuất khẩu lao động tại chỗ: là hình thức các tổ chức kinh tế

của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt
Cao Thị Hải Yến

10

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án mơn học
Nam bao gồm: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; khu chế xuất,
khu cơng nghiệp, khu công nghệ cao; tổ chức, cơ quan ngoại giao, văn
phịng đại diện…của nước ngồi đặt tại Việt Nam.
1.2.2. Về quy mô.
Việt Nam bắt đầu đưa chuyên gia và lao động ra nước ngồi làm việc
có thời hạn (sau đây gọi tắt là xuất khẩu lao động) từ năm 1980. Hoạt động
xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể được chia thành 2 thời kỳ:
- Thời kỳ 1980 đến 1990: lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang
các nước thông qua việc Nhà nước ký kết các Hiệp định lao động và trực
tiếp thực hiện, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, gồm Liên
Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ) và Bungari. Một bộ
phận lao động với số lượng không nhỏ được đưa đi làm việc ở Iraq, Libya
và đưa chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và nông nghiệp sang
làm việc ở một số nước châu Phi. Trong 10 năm (1980-1990), Việt Nam đã

đưa được 244.186 lao động, 7.200 lượt chuyên gia đi làm việc và 23.713
thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài. Ngân sách Nhà nước thu được
khoảng 800 tỷ đồng (theo tỷ giá rúp/đồng Việt Nam năm 1990), hơn 300
triệu USD; Đồng thời, người lao động và chuyên gia đã đưa về nước một
lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
- Thời kỳ từ 1991 đến nay: Vào cuối những năm 1980 và đầu những
năm 1990, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Châu Phi, Iraq có tiếp
nhận lao động Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị và kinh tế.
Vì vậy, phần lớn các nước này khơng cịn nhu cầu nhận tiếp lao động và
chun gia Việt Nam. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi
mới cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cho phù hợp với tình hình
trong nước và quốc tế. Ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 370/HĐBT về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngồi. Theo Nghị định này, Các tổ chức kinh tế được thành lập
Cao Thị Hải Yến

11

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động
cung ứng lao động và chuyên gia cho nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động
và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng do các tổ chức kinh
tế đó ký với bên nước ngoài. Cho đến tháng 8 năm 1998, nước ta đã có 55
tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước có giấy phép đang hoạt động xuất
khẩu lao động và chuyên gia. Trong giai đoạn từ 1996 đến 1999, số lượng
các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao
động theo nghị định 07/CP là 77 doanh nghiệp trong đó có 53 doanh

nghiệp thuộc Bộ, ngành và 24 doanh nghiệp địa phương.
Tính đến tháng 9/2004, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
xuất khẩu lao động là 144 doanh nghiệp, trong đó có 118 doanh nghiệp
Nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đồn thể, 12 cơng ty cổ phần
và 3 cơng ty trách nhiệm hữu hạn.
Nhờ đổi mới cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động và sự gia tăng số
lượng các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ xuất khẩu lao động làm cho
số lượng lao động và chuyên gia của Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi gia tăng nhanh chóng. Năm 1991 là 1.022 người, đến năm 2000
tăng lên 31.500 người, năm 2003 là 75.000 người.
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001

Số lượng lao động
12661
18469
12238
21810
31468
36168

Năm
2002
2003
2004

2005
2006
2007

Số lượng lao động
46122
75720
67447
75545
78850
85 250

Riêng 9 tháng đầu năm 2008, Việt nam đã đưa 65.013 người đi
xuất khẩu lao động tại 34 nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, Đài Loan
(Trung Quốc) tiếp nhận nhiều nhất - với 25.990 lao động, Hàn Quốc –
11.772 lao động, Mailaysia – 6882, Nhật Bản – 4122, Arabia Saudi và Các

Cao Thị Hải Yến

12

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
Tiểu vương quốc A rập thống nhất tiếp nhận 2.300 – 2.400 lao động mỗi
nước.
2.Chất lượng lao động xuất khẩu, thực trạng và đánh giá qua các
tiêu chí.
2.1. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng số lao động xuất khẩu.

Lao động đã qua đào tạo để xuất khẩu được đánh giá qua 2 khía cạnh
chủ yếu là đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ.
(i). Đào tạo nghề.
Việt Nam mỗi năm có 1,2 triệu người được bổ sung vào lực lượng
lao động, trong đó phần lớn là lao động chưa qua đào tạo. Thêm vào đó là
nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thơng lớn tại một số nước trong khu vực,
nhất là đối với một số ngành nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc.
Chính vì thế, lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn
chủ yếu là lao động giản đơn hoặc có tay nghề thấp, lại phải cạnh tranh với
một số nước có nguồn lao động tương tự nên tiền lương và thu nhập cịn
thấp.
Tỷ lệ lao động có tay nghề khi đi XKLĐ có xu hướng giảm xuống
từ năm 2000 đến 2003, năm 2004 có xu hướng tăng lên từ 34,62% năm
2003 lên 45,15% năm 2004 và bình quân chung từ trong 5 năm từ 2000 đến
2004 là 43,34% .
Riêng trong năm 2007, trong tổng số lao động xuất khẩu, đã có
50% được đào tạo nghề nhưng thường là ngắn hạn và có 90% được đào tạo
định hướng – một khái niệm rất mù mờ.
Như vậy, theo số liệu tổng hợp báo cáo của 64 doanh nghiệp xuất
khẩu lao động cho thấy cho đến hết năm 2007, trong tổng số gần 459 ngàn
người đang làm việc ở nước ngoài, có 17,5% tốt nghiệp tiểu học, 63,5% tốt
nghiệp trung học cơ sở, 19% đạt trình độ phổ thơng trung học. Số người
qua đào tạo nghề ngắn hạn tại doanh nghiệp trong tổ số lao động xuất khẩu
đang làm chỉ chiếm khoảng 30%.
Cao Thị Hải Yến

13

Lớp: Kinh tế phát triển 47B



Đề án mơn học
Nhìn chung, tỷ lệ lao động xuất khẩu được đào tạo đã có xu hướng
tăng lên trong từng năm nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của đối tác
nhập khẩu lao động.
Chất lượng lao động đưa đi thấp là một trong những nguy cơ tiềm
ẩn về khả năng mất thị trường và giảm khả năng canh tranh của lao động
Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần
Thương mại và Dịch vụ hàng không (Airsenco), tay nghề thấp hoặc khơng
có nghề khiến lao động Việt Nam chỉ tập trung được ở một số thị trường
như Đài Loan, Malaysia, Trung Đông… Đây là những thị trường có nhu
cầu lao động lớn, khơng địi hỏi q khắt khe trong việc tuyển dụng. Tuy
nhiên, chính vì vậy mà tiền lương ở những thị trường nay tương đối thấp,
trung bình chỉ khoảng 2 – 4 triệu/tháng.
Mặt khác, học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề của ta chỉ mới
đáp ứng được những u cầu cơ bản, cịn có đáp ứng được với thực tế cơng
việc ở nước ngồi hay khơng thì cịn 1 khoảng cách nhất định. Trên thực tế,
trình độ kiến thức, kỹ năng nghề các doanh nghiệp nước ngồi u cầu lao
động Việt Nam khơng chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ các cơ sở đào
tạo trong nước cấp mà thông qua kiểm tra, đánh giá bằng việc làm. Nhiều
lao động luôn được đánh giá là có tay nghề nhưng thực tế vẫn chưa đạt tiêu
chuẩn với nhiều doanh nghiệp nước ngồi. Đây chính là bất cập trong đào
tạo nghề ở nước ta hiện nay, đào tạo thiên về lý thuyết cộng thêm trang
thiết bị lạc hậu, chưa tiếp cận được với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ít thực
hanh khiến cho người lao động mặc dù được đào tạo ở trong nước khi làm
việc ở nước ngồi vẫn khơng ít bở gỡ, khó tiếp cận.
Đây cũng là lý do vì sao phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động chỉ tập trung khai thác và thành cơng ở những thị trường được xem là
“bình dân” mà không thể thâm nhập các thị trường thu nhập cao. Đơn giản

là khơng có nguồn để đáp ứng nhu cầu của đối tác. Nhiều doanh nghiệp
Cao Thị Hải Yến

14

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
trong lĩnh vực này cũng cho biết, với trình độ lao động hiện nay, họ hồn
tồn bị động trong khâu tuyển nguồn.
Theo ông Nguyễn Thiện Mỹ, Tổng giám đốc Simco - Sông Đà đưa
ra dẫn chứng, ngay tại các thị trường Trung Đông, Đài Loan… chỉ cần chủ
sử dụng lao động yêu cầu một đơn hàng yêu cầu lao động có trình độ tay
nghề trung cấp cộng thêm 3 năm kinh nghiệm là doanh nghiệp gần như “bó
tay”.Vì thế, với những thị trường được xem là thu nhập cao như Mỹ,
Canada, Australia, và một số nước Đông Âu… địi hỏi lao động phải có tay
nghề cao, trình độ ngoại ngữ khá, số lao động doanh nghiệp đưa đi chỉ chỉ
đếm được đầu ngón là điều dễ hiểu.
(ii). Đào tạo ngoại ngữ.
Yêu cầu đầu tiên của người lao động khi đi xuất khẩu là phải có
một trình độ ngoại ngữ của nước nhập cư tương đối có thể giao tiếp với
người bản địa. Đối với những lao động làm việc trong ngành u cầu
chun mơn thì cịn phải biết thêm ngoại ngữ chuyên ngành.
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại ngữ đã trở
thành một môn học bắt buộc trong ngành giáo dục các cấp học. Xu hướng
học ngoại ngữ ngày càng tăng trong dân chúng. Tuy nhiên một nghịch lý là
xu hướng này chủ yếu phổ biến ở thành thị, trong tầng lớp tri thức nhưng
phần lớn lao động xuất khẩu xuất thân từ nông thôn, lại chủ yếu chưa qua
đào tạo ngoại ngữ.

Theo thống kê trong tổng số lao động xuất khẩu thì chỉ có 92.3%
được đào tạo ngoại ngữ tại các trung tâm trước khi XKLĐ. Tuy nhiên trong
số đó chỉ có khoảng chưa đầy 72.5% là có thể giao tiếp đơn giản bằng
ngoại ngữ nước nhập cư. Điều này sẽ là một cản trở khơng nhỏ trong q
trình hội nhập và làm quen với công việc của người lao động ở nước ngồi.
Đó là chưa kể việc tìm kiếm lao động nói thành thạo ngoại ngữ nước bản
địa là gần như khơng có.
2.2. Tình trạng sức khoẻ của người lao động xuất khẩu.
Cao Thị Hải Yến

15

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án mơn học
Tình trạng sức khoẻ của người lao động xuất khẩu chủ yếu phụ
thuộc vào hai tiêu chí cơ bản sau :
 Môi trường sống và làm việc của người lao động.
 Dinh dưỡng và các chế độ được hưởng của người lao động.
Một thực tế là những lao động có đào tạo, có trình độ và chun
mơn sẽ có cơ hội làm việc trong những mơi trường lao động thuận lợi hơn
lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Lao động phổ thông khi xuất khẩu ra
nước ngồi thường làm những cơng việc chân tay phổ biến như xây dựng,
làm đường, làm trong các nông trang, trong các xí nghiệp…Trong khi đó
lao động có chun mơn sẽ có cơ hội làm những cơng việc trí óc với mức
lương hấp dẫn.
Mặt khác, thị trường lao động của từng nước cũng có sự phân biệt
về mơi trường lao động. Hiện nay, thị trường Malaysia được coi là kém hấp
dẫn người lao động vì có điều kiện lao động khơng tốt, nhiều cơng việc có

tính nguy hiểm, độc hại…nhưng khơng có trang thiết bị hỗ trợ khiến cho
tai nạn lao động thỉnh thoảng vẫn xảy ra…
Trong khi đó thị trường Đài Loan rất coi trọng môi trường lao động.
Luật lao động tại Đài Loan quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe người lao
động, đặc biệt là lao động nhập cư.Mới đây, Ủy ban Lao động Đài Loan đã
công bố nguyên tắc khám sức khỏe định kỳ đối với lao động nước ngồi.
Theo đó, lao động kiểm tra sức khỏe định kỳ lần 1 khơng đạt u cầu thì
chủ sử dụng không được phép cho lao động về nước, hoặc đuổi lao động ra
khỏi nhà, mà phải sắp xếp cho lao động chỗ ăn ở trong thời gian chữa bệnh.
Sau đó, lao động sẽ được khám sức khỏe lần 2, nếu đạt yêu cầu, mới tiếp
tục làm việc.
Hiện nay các chủ lao động nước ngoài cũng rất quan tâm đến vấn đề
mua bảo hiểm lao động cho người lao động. Đây là quyền lợi chính đáng
của người lao động nhưng điều trớ trêu là không được người lao động quan
tâm hoặc từ chối tham gia. Điều 42 quy định: lao động xuất khẩu phải tham
gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
Cao Thị Hải Yến

16

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học
và pháp luật của nước tiếp nhận lao động. Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại
Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, điều này đồng nghĩa lao động phải đóng thuế
và bảo hiểm hai lần. Đây chính lý do là người lao động không mặn mà việc
mua bảo hiểm. Vấn đề đặt ra là bây giờ Bộ nào trong Chính phủ lo ký hiệp
định tránh đánh thuế 2 lần ở những nơi có nhiều lao động Việt Nam?
2.3. Tác phong và kỷ luật lao động.

Tính kỷ luật của một số lao động Việt Nam còn kém khiến người
sử dụng lao động tại nước ngoài phàn nàn. Một số quen được gia đình
nng chiều khơng đáp ứng cường độ làm việc cao bên ngồi nên bỡ ngỡ,
khó thích nghi trong điều kiện mới.
Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn
diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Ở một số thị
trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp
đồng của lao động nước ta vẫn cao ( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới
uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để
lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi XKLĐ vẫn cịn.
Thêm vào đó là tỷ lệ trốn q caocủa lao động xuất khẩu hiện nay
so với các nước trong khu vực như ở Nhật Bản là 30-40%, Hàn Quốc là 2530%, Đài Loan trên 9%. Điều này một phần là do doanh nghiệp chỉ ký hợp
đồng 2 năm,quá ngắn lao động chưa đủ giảm nghèo.
II.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động xuất
khẩu ở Việt Nam hiện nay.
1.Vai trò của quản lý nhà nước.
Đạt được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của các địa
phương, các doanh nghiệp trong đó có vai trị quản lý của Nhà nước, thể
hiện ở hệ thống chính sách được đổi mới theo hướng tăng cường, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi, thơng thống và minh bạch cho doanh nghiệp
có cơ hội thu hút và đào tạo được nguồn lao động chất lượng. Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với các bộ ngành liên quan ban hành một số thông tư
liên tịch, trong đó quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao
Cao Thị Hải Yến

17

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án môn học

động. Sự ra đời của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, được Quốc hội khố XI thơng qua tại kỳ họp thứ 10,
ngày 29/11/2006. Luật ra đời có nhiều điểm quy định mới và mở rộng hơn
so với những văn bản trước, là nền tảng cho quản lý Nhà nước về lao động
xuất khẩu. Ngồi ra cịn là sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan quản lý
trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho người lao động
trước khi đi xuất khẩu.
Tuy nhiên trong công tác quản lý xuất khẩu lao động còn nhiều bất
cập. Hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ, đầy đủ khiến cho nhiều doanh
nghiệp luồn lách đưa người lao động đi nước ngồi mà khơng qua đào tạo,
ảnh hưởng đến uy tín chất lượng lao động Việt Nam. Công tác tuyên truyền
về xuất khẩu lao động chưa đủ mạnh, chưa đến được hết với người dân
khiến những hành vi lừa đảo người đi xuất khẩu lao động vẫn còn. Đặc biệt
cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra được một tiêu chí để đánh giá chất lượng
lao động xuất khẩu khiến cho hiện tượng đưa người lao động chưa qua đào
tạo hoặc đào tạo chưa đạt yêu cầu vẫn xảy ra thường xuyên.
2.Vai trò của doanh nghiệp XKLĐ.
Trong thời gian qua đạt được những kết quả như trên là nhờ sự
đóng góp khơng nhỏ từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các
doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hố các hình thức đào
tạo, liên tục tìm kiếm mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới. Mặt
khác, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khiến cho
các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất
khẩu nhằm thu hút các đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên sự cạnh tranh trên nhiều khi không lành mạnh, theo kiểu
“sống chết mặc bay” làm ảnh hưởng đến người lao động cũng như làm
giảm uy tín chất lượng lao động Việt Nam. Mặt khác trong thời gian qua
các doanh nghiệp đã tiến hành đào tạo người lao động trước khi đi xuất
khẩu nhưng theo kiểu đối phó nhiều hơn, khiến người lao động tuy đã qua
Cao Thị Hải Yến


18

Lớp: Kinh tế phát triển 47B


Đề án mơn học
đào tạo nhưng vẫn cịn mơ hồ, chủ yếu là mới chỉ được định hướng. Nhiều
doanh nghiệp chỉ chạy theo số lượng mà coi nhẹ vấn đề chất lượng, mở
hàng loạt các cơ sở, chi nhánh nhưng không kèm theo đào tạo cán bộ dạy
nghề khiến cho chất lượng lao động xuất khẩu không tăng, ngày càng kho
cạnh tranh với các nước xuất khẩu lao động trong khu vực.
3. Vai trò của người lao động.
Người lao động ngày càng có ý thức lực chọn cho mình thị trường lao
động phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu về tài chính. Mặt khác,
thơng tin trên các báo đài ngày càng nhiều khiến người lao động có nhiều
cơ hội hơn trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động
cũng như có thể tự học nâng cao kiến thức.
Tuy nhiên ý thức tự học của người lao động chưa cao, người lao động
còn bị động, ỷ lại doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà khơng tự tìm hiểu
khiến cho thơng tin nhiều khi bị sai lạc, chất lượng đào tạo nghề, ngoại ngữ
không cao.

Cao Thị Hải Yến

19

Lớp: Kinh tế phát triển 47B



Đề án môn học

Chương III: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất
lượng lao động xuất khẩu ở Việt Nam
I. Phương hướng nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu trong
giai đoạn tới.
1. Cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong
giai đoạn tới.
Công cuộc đổi mới chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước
ta, xu hướng tồn cầu hố hiện nay và q trình hội nhập về kinh tế quốc tế
đã tạo ra nhiều cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
đó là:
 Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới, thiết lập các cơ quan ngoại giao tại nhiều quốc gia nên có nhiều cơ
hội tìm hiểu khả năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mặt khác,
trong quá trình hội nhập, nhiều cơ hội việc làm ở nước ngoài sẽ mở ra đối
với lao động Việt nam.
 Cùng với quá trình hội nhập về kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt
Nam có dự án đầu tư ở nước ngồi và có nhu cầu đưa lao động Việt nam đi
làm việc tại các dựe án đó.
 Bên cạnh đó, sự phát triển của các phương tiện và đa dạng hố các
kêng thơng tin như mạng internet, các loại báo chí(báo viết, báo hình, báo
điện tử…),…tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XKLĐ của Việt
Nam có thể khai thác và tìm hiểu thơng tin về nhu cầu lao động của các
nước, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để thăm dò và khai thác
những cơ hội đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời,
người lao động có cơ hội tiếp cận thơng tin về các nước mình nhập cư,
cơng việc sắp tới sẽ làm nhằm chuẩn bị tốt hơn cho công tác XKLĐ.
 Ngoài ra nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tu hoạt động tại Việt
Nam cũng có nhu cầu nhận lao động Việt nam- những người đã từng làm


Cao Thị Hải Yến

20

Lớp: Kinh tế phát triển 47B



×