Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

ActionAid Việt Nam - Đà Bắc 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.91 MB, 34 trang )

ActionAid Việt Nam - Đà Bắc

10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo



Lời mở đầu

Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Đà Bắc là kết quả hợp tác giữa ActionAid Việt Nam (AAV) và
Ủy ban Nhân dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, đáp ứng nhu cầu và quyền của người dân và cộng đồng,
tập trung vào người nghèo và người bị thiệt thòi. Đây là chương trình hợp tác dài hạn giữa hai bên được Ủy
ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình và ActionAid Quốc tế (AAI) bảo trợ. Người hưởng lợi chính của chương trình
hợp tác dài hạn này bao gồm nhiều đối tượng: người nghèo và thiệt thòi, tập trung vào phụ nữ, người dân
tộc thiểu số, các nhóm nạn nhân của bạo lực, sự kỳ thị và nghèo đói. Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện
Đà Bắc là chương trình vùng phát triển số 15 (LRP15) hoạt động tại địa bàn 5 xã bao gồm Hào Lý, Tu Lý,
Cao Sơn, Hiền Lương và Tân Minh.
Trong suốt hơn 10 năm qua (2007-2017), được sự quan tâm, hợp tác chặt chẽ của chính quyền, đối
tác các cấp và sự tham gia tích cực của người dân địa phương, bằng phương pháp làm việc lấy cộng đồng
làm trung tâm, các hoạt động can thiệp của Chương trình đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được
người dân và chính quyền đánh giá cao. Các hoạt động sinh kế của người dân, các mô hình sản xuất nông
nghiệp bền vững, phát triển sinh kế được công nhận và nhân rộng; cơ sở vật chất các trường học tham gia
chương trình được cải thiện rõ rệt, số trẻ em gái thuộc các dân tộc thiểu số được học nhiều hơn và cao
hơn; một số công trình nước sạch cho trẻ em tại các trường học đã được xây dựng. Đặc biệt nhất, thông
qua hỗ trợ của Chương trình đã có thêm nhiều phụ nữ địa phương tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành
cấp cơ sở.
Nhờ tham gia các câu lạc bộ Reflect do chương trình giới thiệu và mở rộng, nhiều người dân Đà Bắc,
đặc biệt là phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số tham gia chương trình đã biết chữ, dần dần biết viết, biết cách
làm ăn và phát triển kinh tế gia đình một cách bền vững.
Để đạt được những kết quả đáng tự hào trên, Chương trình đã nhận được rất nhiều hỗ trợ đóng góp
từ rất nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức. Cuốn kỷ yếu này ghi chép lại, lưu giữ và nhìn lại những thành quả của
các thế hệ cán bộ, cơ quan đối tác, chính quyền địa phương trong huyện với mong muốn chia sẻ các bài


học kinh nghiệm hữu ích về giảm nghèo và phát triển bền vững tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Đà Bắc xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tỉnh ủy, Hội
đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình, các Sở, ban ngành cấp Tỉnh, Huyện ủy, Hội đồng Nhân
dân, Ủy ban Nhân dân huyện Đà Bắc, các ban ngành huyện, chính quyền, đoàn thể cùng nhân dân các xã
tham gia chương trình và Tổ chức ActionAid Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Đà Bắc hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược đề ra. Chúng tôi
cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp AAV đã góp ý và hỗ trợ chúng tôi hoàn thiện cuốn kỷ yếu
này.

Nhóm biên soạn

AAV
nămnăm
chương
trình hợp
giảm
AAV- -Đà
ĐàBắc
Bắc* 10
chương
trìnhtáchợp
tácnghèo
giảm nghèo
* 10

1


Danh mục các từ viết tắt
AAI


ActionAid Quốc tế

AAV

ActionAid Việt Nam

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BLGĐ

Bạo lực gia đình

BQL

Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ Phát triển

BTT

Bảo trợ trẻ

CLB

Câu lạc bộ

CSC

Thẻ cộng đồng cho điểm


DTTS

Dân tộc thiểu số

DVC

Dịch vụ công

ELBAG

Kiến thức về kinh tế và trách nhiệm giải trình
ngân sách cho quản trị

GBP

Đồng bảng Anh

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT- XH

Kinh tế - xã hội

LRP

Chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng


PFG

Người dân tham gia nâng cao
quản trị rừng và giảm nghèo ở Việt Nam

PNGNTT

Phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai

PP

Ưu tiên chương trình – UTCT

PRA

Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

PRS

Sáng kiến thúc đẩy Quyền trẻ em trong trường học

PTCĐ

Phát triển cộng đồng

PVA

Đánh giá tính dễ bị tổn thương có sự tham gia

QTE


Quyền trẻ em

REFLECT

Phương pháp xóa mù chữ phát triển cộng đồng

SIP

Kế hoạch phát triển trường học

THCS

Trung học cơ sở

TTHTCĐ

Trung tâm học tập cộng đồng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VND

Đồng Việt Nam

RRTT

Rủi ro thiên tai


2

* 10chương
năm chương
giảm
nghèo
AAV - ĐàAAV
Bắc- *Đà10Bắc
năm
trìnhtrình
hợp hợp
tác tác
giảm
nghèo


MỤC LỤC
Lời mở đầu ...............................................................................................................................................01
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................................................02
Mục lục ....................................................................................................................................................03
1. Giới thiệu chung ..................................................................................................................................05
1.1 Giới thiệu về tổ chức ActionAid Việt Nam .................................................................................05
1.2 Giới thiệu chung .........................................................................................................................05
1.3 Giới thiệu về Hòa Bình ................................................................................................................05
1.4 Giới thiệu về Đà Bắc ..................................................................................................................07
1.5 Các vấn đề can thiệp .................................................................................................................07
2. Tổng quan về chương trình ................................................................................................................10
2.1 Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................................................10
2.2 Mục tiêu chương trình ...............................................................................................................11

2.3 Các kết quả đạt được .................................................................................................................11
2.4 Ngân sách chương trình từ 2007 - 2017...................................................................................22
3. Kết luận ................................................................................................................................................22
4. Các câu truyện điển hình ...................................................................................................................23
4.1 Cái chữ thay đổi cuộc đời tôi.....................................................................................................23
4.2 Cải thiện điều kiện sinh kế của người dân gắn liền giữ gìn bản sắc dân tộc.............................24
4.3 Vai trò của nhóm thanh niên trong giảm nghèo và phát triển bền vững...................................24

AAV
| 10* năm
đồng chương
hành và phát
AAV- -Đà
ĐàBắc
Bắc
10 năm
trìnhtriển
hợp tác giảm nghèo

3


Biểu đồ 1: Bản đồ các vùng hoạt động của AAV ở Vi t Nam
tính đến tháng 11 năm 2015

Vùng hoạt động của AAV
Hà Giang

Cao Bằng (LRP 8)


Quản Bạ (LRP 7A) - Bắt đầu 2006
Vị Xuyên (LRP 7) - (2002 - 2015)

Bắt đầu năm 2005

Hà Nội
Long Biên (LRP 20) - bắt đầu năm 2012
Đông Anh (LRP 16) - (2007 - 2011)

Lai Châu (LRP 14)
Hoàn tất chương trình
(2006 - 2016)

Ninh Bình (LRP 25)
Nho Quan - Bắt đầu năm 2017

Hòa Bình (LRP 15)

Quảng Ninh (LRP 101)

Bắt đầu năm 2007

Bắt đầu năm 2005

Hải Phòng (LRP 11)
Bắt đầu năm 2005

Điện Biên (LRP 3)
Hoàn tất chương trình (1999 - 2012)


Quảng Nam - Hoàn thành
Dự án Phản ứng Khẩn cấp

Sơn La (LRP 1)
Hoàn tất chương trình (1991 - 2003)

Hà Tĩnh (LRP 2)

Kon Tum - Hoàn thành

Hoàn tất chương trình (1995 - 2012)

Dự án Phản ứng Khẩn cấp

Gia Lai (LRP 10)

Đăk Nông (LRP 12)

Hoàn thành chương trình
(2007-2011)

Krông Nô - Bắt đầu năm 2007

Thành phố Hồ Chí Minh
Gò Vấp (LRP 5) - (2002 - 2015)
Bình Tân (LRP 21) - bắt đầu năm 2014

Đăk Lăk

Vĩnh Long (LRP 17)


Eakar (LRP 9) - bắt đầu năm 2006
Krông Bông (LRP 18) - bắt đầu năm 2010

Bắt đầu năm 2007

Ninh Thuận (LRP 4)

Trà Vinh

Hoàn thành chương trình (2001 - 2014)

Cầu Ngang (LRP6 ) - (2003 - 2015)
Trà Vinh (LRP 102) - bắt đầu năm 2015
Duyên Hải (PFG) - bắt đầu năm 2015

Lâm Đồng (LRP 19)
Bắt đầu năm 2012

Sóc Trăng
Kiên Giang

Long Phú (LRP 13) - (2006 - 2016)
Kế Sách (LRP 24) - Bắt đầu năm 2016

An Biên (LRP 22) - Bắt đầu năm 2015
An Biên (MDRR) - Bắt đầu năm 2016
An Biên (Byggmax) - (2015 - 2017)

Chương trình


4

Bạc Liêu
Đông Hải (PFG) - Bắt đầu năm 2015
Đông Hải (MDRR) - Bắt đầu năm 2016
Đông Hải (LRP 23) - Bắt đầu năm 2016

Chương trình

AAV - đang
Bắc
| 10động
vàđã
phát
AAV
-ĐàĐà
Bắc
_năm
10đồng
nămhành
đồng
hành
và phát triển
kết triển
thúc
hoạt

LRP: Chương trình Hỗ trợ Phát triển


55


1. Giới thiệu chung
1.1 Giới thiệu về tỉnh Hòa Bình
Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, giáp ranh Thủ đô Hà Nội, với diện tích tự
nhiên là 4.662,53km2, gồm 10 huyện và 1 thành phố, có nhiều cư dân các dân tộc anh em cùng chung
sống. Đất nông nghiệp chỉ chiếm trên 14% diện tích tự nhiên của tỉnh, với hệ thống sông, suối, ao, hồ
phân bố tương đối đều, đặc biệt là hồ sông Đà với lưu vực rộng, diện tích mặt nước lớn với chất lượng
nước cao đã trở thành lợi thế cho phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản. Rừng Hoà Bình có diện tích trên
200 nghìn ha. Trong đó, rừng tự nhiên có diện tích trên 150 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 2,32 triệu
m3; diện tích rừng trồng gần 50 nghìn ha.

1.2 Giới thiệu về huyện Đà Bắc
Đà Bắc là một huyện nghèo nhất của tỉnh Hòa Bình, địa hình của huyện có nhiều núi, sông, suối
xen kẽ tạo thành nhiều dải đất hẹp chia phá mạnh mẽ nên có độ dốc lớn tới 35¬0. Độ cao trung bình
của toàn huyện là 550m, nơi cao nhất lên tới 1.300m, Đà Bắc có diện tích đất lâm nghiệp lớn thứ 2 toàn
tỉnh. Tuy nhiên diện tích canh tác của huyện rất ít.
Đà Bắc có 20 xã và 1 thị trấn, trong đó 16/20 xã là đặc biệt khó khăn với 14 xã phải di dời nhường
đất cho thủy điện Hòa Bình, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2016 theo tiêu chí đa chiều là 33,96%1, thu
nhập bình quân đầu người của huyện năm 2016 là 17.000.000 đồng/người/năm. Là huyện duy nhất
của tỉnh Hòa Bình không có đường quốc lộ đi qua, Huyện lỵ lại được thành lập mới sau quá trình xây
dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình nên hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bệnh viện, trường học còn
thiếu thốn dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục còn nhiều yếu kém.
Đà Bắc có năm dân tộc là Mường (35%), Tày (41%), Dao (12,44%), Kinh (10%), Thái (0,65%), các
dân tộc anh em đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ cùng với các kiến thức bản địa đặc sắc.
Tuy nhiên, cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ và thói quen gia trưởng làm cho vị thế của phụ nữ Đà
Bắc còn thấp, sự tham gia vào các hoạt động tham chính là khá khiêm tốn.

1.3 Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Tại Hòa Bình, ActionAid chính thức thành lập vùng dự án tại huyện Đà Bắc từ tháng 3 năm 2007
thông qua hai đối tác chính là: Trung tâm dân số xã hội và môi trường (CPSE) có văn phòng đại diện
chính tại Hà Nội và thông qua BQL Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Đà Bắc do UBND huyện Đà Bắc
quyết định thành lập. Trong giai đoạn này AAV, UBND huyện Đà Bắc, và CPSE đã cùng nhau quản lý và
điều phối các hoạt động chương trình từ năm 2007 đến hết 2009. Từ năm 2010, AAV trực tiếp triển khai
các hoạt động với Chương trình Hỗ trợ phát triển huyện Đà Bắc trên cơ sở thỏa thuận khung với UBND
tỉnh Hòa Bình và UBND huyện Đà Bắc.
Chương trình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình được thực hiện trong hai giai đoạn khác nhau. Từ
năm 2007 đến năm 2017, LRP15 đã hỗ trợ người dân tại 5 xã gồm Tân Minh, Cao Sơn, Hiền Lương, Tú
Lý, và Hào Lý, trong đó:
Giai đoạn 2007 – 2012, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người được giới thiệu và áp
dụng trong các hoạt động chương trìnhtập trung vào ba chủ đề chính, bao gồm: Quyền an ninh lương
thực, Quyền giáo dục, Quyền Phụ nữ.
1

Báo cáo tổng kết năm 2016 – UBND huyện Đà Bắc

AAV -- Đà
Đà Bắc
năm
chương
trình trình
hợp tác
giảm
AAV
Bắc* 10
năm
chương
hợp
tácnghèo

giảm nghèo
* 10

5


Đến giai đoạn 2013-2017, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người tiếp tục được áp dụng
để triển khai 5 ưu tiên chương trình chính: (1) Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp
bền vững; (2) Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng
cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự; (3) Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất
lượng cho trẻ em; (4) Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy
con người làm trung tâm; và (5) Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái.
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người do ActionAid giới thiệu và hỗ trợ thực hiện được
chính quyền tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc đón nhận và trở thành nền tảng xác định các ưu tiên mà
ActionAid Việt Nam thực hiện tại huyện Đà Bắc từ 2007 đến nay. Sự đồng thuận chung về phương pháp
tiếp cận cũng như các ưu tiên chương trình được xây dựng từ quá trình làm việc có sự tham gia của các
bên đã tạo nên được mối quan hệ đối tác bình đẳng và tin tưởng lẫn nhau. Trên cơ sở đó, UBND huyện
Đà Bắc đã bố trí văn phòng làm việc và đề cử Phó Chủ tịch UBND huyện là Trưởng Ban Quản lý Chương
trình để cùng AAV xây dựng chiến lược cho từng giai đoạn phát triển, quan tâm, đôn đốc các ban ngành
liên quan cùng thực hiện chương trình một cách hiệu quả.

Biểu đồ 2: Bản đồ tỉnh Hòa Bình

6

LRP15

AAV -* Đà
* 10
năm chương

trình tác
hợp giảm
tác giảm
nghèo
AAV - Đà Bắc
10Bắc
năm
chương
trình hợp
nghèo


1.4 Giới thiệu về tổ chức ActionAid Việt Nam
ActionAid Việt Nam (AAV) là một bộ phận của ActionAid Quốc tế (AAI), một liên đoàn quốc tế hành
động chống đói nghèo và bất công trên phạm vi toàn cầu. ActionAid được thành lập năm 1972 tại Vương
quốc Anh. Trong suốt hơn 40 năm qua ActionAid không ngừng mở rộng và phát triển, tới nay đã trợ giúp
hơn 25 triệu người thuộc tầng lớp nghèo khổ và có điều kiện sống khó khăn nhất tại 47 quốc gia trên khắp
thế giới.
ActionAid Việt Nam là một trong những tổ chức quốc tế hoạt động tích cực tại Việt Nam với mục tiêu
giảm nghèo bền vững thông qua làm việc với những người nghèo khổ và thiệt thòi nhất, đặc biệt là dân tộc
thiểu số và phụ nữ. Bắt đầu hoạt động tại tỉnh miền núi phía BắcSơn La vào năm 1989, sau gần 30 năm
AAV đã có mặt tại hơn 20 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trợ giúp hơn 300.000 hộ gia đình thoát nghèo
thông qua các Chương trình/dự án phát triển dài hạn với đối tác và các tổ chức địa phương và dựa vào
cộng đồng.
Hoạt động của AAV tập trung giúp những người sống trong nghèo khó và người yếu thế nâng cao
nhận thức và năng lực để họ có thể biết và thực hiện các quyền và quyền lợi của mình; tăng cường năng
lực và tiếng nói cộng đồng để vận động và xây dựng chính sách, cũng như yêu cầu các nhà hoạch định
chính sách, Chính phủ và các đối tác phát triển khác có trách nhiệm giải trình đối với những quyết sách sẽ
tác động đến cuộc sống của người dân.


1.5 Các chương trình đã thực hiện tại địa bàn
Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững
- Tổ chức và thực hiện các mô hình sinh kế tập thể, tổ hợp tác gắn liền với chuỗi giá trị, thích ứng với
biến đổi khí hậu như phục tráng giống lúa thuần, rau an toàn, trồng nấm rơm, trồng nấm Linh Chi, mô
hình nuôi ong lấy mật, mô hình canh tác trên đất dốc;
- Tổ chức các khóa tập huấn về chuỗi giá trị, truyền thông kết nối người tiêu dùng với rau an toàn;
- Tổ chức truyền thông nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng và cán bộ địa phương về Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên vợ và chồng;
- Thực hiện khảo sát về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên vợ và chồng.
- Tổ chức khảo sát và tọa đàm với chính quyền về các chính sách hỗ trợ nông nghiệp tại địa phương
- Tài liệu hóa và tổ chức các hội thảo chia sẻ nhân rộng các mô hình nông nghiệp và phi nông nghiệp:
Mô hình nuôi ong, phân vi sinh, nuôi giun quế;
Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo
trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự
- Thành lập và duy trì 34 nhóm phát triển cộng đồng, các lớp xóa mù chữ cho 670 người lớn tuổi theo
phương pháp Reflect (Phương pháp xóa mù chữ kết hợp với phát triển cộng đồng);
- Hỗ trợ và vận động chính quyền địa phương phân bổ ngân sách cho các trung tâm học tập cộng đồng
trên địa bàn;
- Tập huấn nâng cao năng lực về Quyền con người, Quyền phụ nữ, Quyền trẻ em, Bình đẳng giới, Luật
tiếp công dân, Quản lý hành chính; các kỹ năng mềm như truyền thông, điều hành, vận động chính sách;
kiến thức kinh doanh và hợp tác xã, kỹ năng vận động cho quyền tham chính của phụ nữ cho phụ nữ
DTTS, thanh niên, trẻ em và người dân nghèo v.v;

AAV-- Đà
ĐàBắc
Bắc* 10
năm
chương
hợp
tácnghèo

giảm nghèo
AAV
năm
chương
trình trình
hợp tác
giảm
* 10

7


- Tuyên truyền về Quyền phụ nữ, Quyền trẻ em, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống
bạo lực gia đình; thúc đẩy vai trò phụ nữ trong tham chính và các hoạt động phát triển cộng đồng;
công bằng thuế;
- Áp dụng các công cụ thúc đẩy sự tham gia (như ELBAG, PVA, CSC) của người dân trong giám sát
đánh giá chất lượng dịch vụ công (y tế, giáo dục, hành chính công một cửa), nhằm tăng cường
tiếng nói của người dân thông qua các đối thoại với nhà cung cấp dịch vụ công qua đó nâng cao
chất lượng các dịch vụ công này tại địa phương;
- Thành lập và tập huấn cho mạng lưới thanh niên hành động để chẩm dứt đói nghèo tại 05 xã vùng
dự án với 100 thành viên là thanh niên về cách viết đề xuất sáng kiến, phương pháp tiếp cận dự trên
quyền con người, công cụ hành động và phản hồi;
- Tổ chức các cuộc thi truyền thông về hoạt động dự án (các bài viết, sáng tác, thơ, viết lời bài hát)

Tăng cường tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em
- Tạo không gian để học sinh nói về những thay đổi trong trường học thông qua nhiều hình thức như
thi viết, kể chuyện bằng video.
- Tổ chức tập huấn về sáng kiến Thúc đẩy Quyền trẻ em trong trường học (PRS) cho Hội Cha mẹ học
sinh tại các trường tiểu học vùng dự án và tiến hành đánh giá PRS, xây dựng kế hoạch phát triển
trường học (SIP) dựa trên kết quả đánh giá này.

- Tổ chức hội thảo công bố bộ sách tiếng Dao và thực hiện dạy thử nghiệm tiếng Dao cho giáo viên
và học sinh trường tiểu học Cao Sơn B với giáo viên là người bản địa.
- Hỗ trợ áo ấm, học bổng cho học sinh nghèo dân tộc thiểu số tại các trường trong vùng dự án
Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người làm
trung tâm
- Hỗ trợ các nhóm phát triển cộng đồng xây dựng hàng chục mô hình nông nghiệp thích ứng với biến
đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và đặc điểm văn hóa của địa phương;
- Hỗ trợ thành lập và tiến hành tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu cho CLB phản ứng nhanh, trang thiết
bị sơ cấp cứu để các nhóm có thể vận hành ứng cứu khi có thiên tai thảm họa xảy ra;
- Tổ chức tập huấn về phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai diễn tập cứu nạn cho các em học sinh
tại các trường THCS trong vùng dự án;
- Tổ chức đánh giá tính dễ bị tổn thương với thiên tai/thảm họa có sự tham gia (PVA) và hội thảo chia
sẻ kết quả đánh giá với chính quyền địa phương, vận động sử dụng kết quả kiến nghị từ cộng đồng
vào xây dựng kế hoạch ứng phó thiên thai lồng ghép với phát triển kinh tế của địa phương;
- Khảo sát tính minh bạch và hiệu quả trong sử dụng ngân sách cho phòng chống thiên tai.

8

AAV -* Đà
* 10
năm chương
trình tác
hợp giảm
tác giảm
nghèo
AAV - Đà Bắc
10Bắc
năm
chương
trình hợp

nghèo


Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ nữ tiềm năng là người DTTS, giúp chị
em tự tin ứng cử vào các vị trí lãnh đạo của địa phương;
- Tập huấn xây dựng sáng kiến cộng đồng (CIF), và hướng dẫn xây dựng sáng kiến cho các nhóm phát
triển cộng đồng trong vùng dự án;
- Tập huấn cho nam giới về chăm sóc không lương giúp nam giới hiểu, ghi nhận và sẵn sàng chia sẻ
với phụ nữ về các cộng việc chăm sóc không lương trong gia đình;
- Truyền thông về chăm sóc không lương tại cộng đồng nhằm giúp gia đình, cộng đồng và chính quyền
ghi nhận và chia sẻ với phụ nữ gánh nặng do các công việc chăm sóc không lương đem lại.

Biểu đồ 3: Địa bàn 05 xã vùng phát triển huyện Đà Bắc - LRP15

AAV
năm
chương
trình trình
hợp tác
giảm
AAV-- Đà
ĐàBắc
Bắc* 10
năm
chương
hợp
tácnghèo
giảm nghèo
* 10


9


2. Tổng quan về chương trình
Chương trình hỗ trợ phát triển Huyện Đà Bắc được chính thức hoạt động tại huyện Đà Bắc từ năm
2007, hỗ trợ hoạt động trên địa bàn năm xã. Trải qua 10 năm hoạt động, AAV đã hỗ trợ trực tiếp cho
26.830 lượt người và hỗ trợ gián tiếp cho 97.700 lượt người với tổng số tiền hỗ trợ hơn 14 tỷ đồng.
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình tại huyện Đà Bắc, AAV tự hào đã có những đóng góp tích cực
cho công cuộc giảm nghèo và phát triển cộng đồng của huyện, được chính quyền địa phương cũng
như cộng đồng ghi nhận. Năng lực và nhận thức của cán bộ các cấp cũng như người dân trong việc
phát triển cộng đồng ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình kinh tế được duy trì và nhân rộng, trẻ
em đặc biệt là trẻ em gái được quan tâm chăm sóc, vai trò và quyền phụ nữ đặc biệt là phụ nữ dân
tộc thiểu số được phát huy.

2.1 Cơ cấu tổ chức

ActionAid Vietnam

ActionAid Vietnam

10

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


2.2 Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chiến lược chương trình 2013 – 2017 tại LRP15 phản ánh cụ thể mục tiêu, kết quả
mong đợi và các gợi ý can thiệp của Chiến lược
Quốc gia V với 5 ưu tiên chương trình (PP) bao

gồm: PP1: Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay
thế và nông nghiệp bền vững; PP 2: Nâng cao
trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân
nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ
và tín nhiệm xã hội dân sự; PP 3: Thúc đẩy bình
đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ
em; PP 4: Ứng phó với tác động của thiên tai và
biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con
người làm trung tâm; PP5: Xây dựng các giải
pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái.

2.3 Các kết quả đạt được
Từ năm 2007 – 2016, LRP15 tại huyện Đà Bắc do AAV tài trợ đã triển khai các can thiệp và đạt được
những kết quả nổi bật như sau:
Ưu tiên chương trình 1: Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững

Các hoạt động chính

Tổng số
hoạt động

Số người
hưởng lợi

Tổ chức và hỗ trợ các mô hình sinh kế tập thể, tổ hợp tác gắn liền với
chuỗi giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu như Rau an toàn, trồng
nấm rơm, trồng nấm Linh Chi, mô hình nuôi ong lấy mật, trồng chuối
trên đất dốc

40


1.650

Tổ chức tập huấn mô hình vi sinh, canh tác lúa, trồng nấm rơm,..

16

800

5

200

15

2.500

10

2.000

10

2.500

8

1.200

24


1.680

128

12.530

Tổ chức thăm quan học hỏi, tập huấn mô hình kỹ thuật mới cho người
dân trong vùng dự án
Tổ chức các khóa tập huấn về chuỗi giá trị, truyền thông kết nối
người tiêu dùng với rau an toàn
Tổ chức truyền thông nâng cao năng lực, nhận thức của cộng đồng
và cán bộ địa phương về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả
tên vợ và chồng
Thực hiện khảo sát về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên
vợ và chồng
Tổ chức khảo sát và tọa đàm với chính quyền về các chính sách hỗ
trợ nông nghiệp tại địa phương
Tài liệu hóa và tổ chức các hội thảo chia sẻ nhân rộng các mô hình
nông nghiệp và phi nông nghiệp: Mô hình nuôi ong, phân vi sinh...
Tổng

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

11


Kết quả đạt được:
34 nhóm phát triển cộng đồng (PTCĐ) được hình thành trên cơ sở các lớp xóa mù chữ của 34
thôn thuộc 5 xã địa bàn vùng phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm phát triển cộng đồng

đã sang giai đoạn phát triển thứ ba, với trên 700 hội viên, sinh hoạt hàng tháng tại Trung tâm phát
triển cộng đồng của xã. Ban đầu, nhóm PTCĐ được hình thành và phát triển dựa trên sự hỗ trợ của
Chương trình, đến nay nhóm đã vươn lên làm chủ mô hình của mình thông qua việc các thành viên
thường xuyên gặp mặt để thảo luận về những vấn đề riêng của họ và tự xác định kế hoạch hành
động để giải quyết các vấn đề của nhóm.
Đã có khoảng 50 lớp tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ về trồng trọt, chăn nuôi, phòng bệnh, cách sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật... cho hơn 2.000 lượt người được tổ chức ngay từ khi bắt đầu Chương
trình và được duy trì cho đến 2017. Các khóa tập huấn được thiết kế theo phương pháp lấy người
học làm trọng tâm, dựa trên nhu cầu của người học, đảm bảo thu hút sự tham gia và phù hợp với
người học. Tại lớp tập huấn, học viên thảo luận cởi mở, chia sẻ ý kiến góp phần tăng tính hiệu quả
của các lớp tập huấn. Việc học lý thuyết được kết hợp với thực hành “cầm tay chỉ việc” giúp cho học
viên tiếp thu kiến thức và ghi nhớ được dễ dàng hơn. Những lớp tập huấn này đã giúp cho người
dân hiểu được và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập từ 500.000 – 700.000
đồng/tháng, từ đó cải thiện đời sống nguời dân, góp phần bảo vệ môi trường cho phát triển nông
nghiệp bền vững.
Người dân được nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm tham gia các lớp tập huấn, hội thảo,
tọa đàm về chuỗi giá trị, kết nối người tiêu dùng và vận động chính sách. Họ hiểu hơn việc sản xuất,
chế biến các sản phẩm của họ đáp ứng nhu cầu của thị trường theo phương châm “Sản xuất cái
gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào”. Các hội thảo “kết nối với hội người tiêu dùng tại thành
phố Hòa Bình” giữa các nhóm PTCĐ và đại diện người tiêu dùng đã chia sẻ về cách thức hợp tác
quảng bá, giới thiệu sản phẩm như nấm linh chi, chè san tuyết, mật ong Cao Sơn và kết nối các
điểm thu mua, xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định cho nhóm, tạo nguồn thu nhập thường xuyên
cho nhóm nông dân nuôi ong.
Hơn 2.000 người đã tham gia và hưởng ứng các cuộc truyền thông nhằm nâng cao nhận thức
cho người dân về sở hữu và quản lý đất đai; về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên vợ
và chồng. Việc tiếp cận với thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ với đất đai giúp người dân, đặc biệt
là phụ nữ hiểu biết hơn và có khả năng đảm bảo quyền lợi cho mình. Bên cạnh hoạt động truyền
thông, Chương trình tiến hành khảo sát về tình hình thực hiện chính sách giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất có cả tên vợ và chồng áp dụng công cụ có sự tham gia Thẻ cộng đồng cho điểm
(CSC). Phương pháp này giúp người dân tham gia tích cực vào quá trình đánh giá thực trạng thực

thi chính sách sổ đỏ 2 tên tại 3 xã Tu Lý, Hào Lý và Cao Sơn, thông qua đối thoại giữa nhóm người
dân và nhóm cán bộ xã đã đi đến thống nhất một số nội dung cần phải bổ sung và đưa vào kế hạch
hành động nhằm dần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hiệu quả của chính sách này.
Các mô hình sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp, mô hình canh tác không dùng đất thành
công như nuôi ong, ngô lai, nấm linh chi, nấm sò…đã được tài liệu hóa nhằm đánh giá và phổ biến
nhân rộng. Tài liệu hóa được thực hiện thông qua việc thu thập ý kiến, chia sẻ của các hộ nuôi ong,
của lãnh đạo huyện, xã.

12

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


Việc tài liệu hóa cũng giúp phổ biến chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của địa phương,
từ đó giúp người dân lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, đồng thời nhân rộng và phổ biến mô hình
hiệu quả sang các địa bàn khác.
Các yếu tố dẫn đến thành công:
- Lựa chọn mô hình phù hợp với địa phương hướng tới phát triển bền vững, đó là các mô hình
sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và dư thừa tại địa phương nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Hỗ trợ của AAV thông qua các lớp tập huấn nhằm giúp áp dụng kỹ thuật mới/phương pháp
mới vào canh tác vừa dễ thực hiện vừa đạt hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ môi trường. Bên cạnh
đó, AAV hỗ trợ con cây giống và hỗ trợ vay vốn đã giúp người dân có nguồn nguyên liệu đầu vào và
vốn đầu tư cho sản xuất.
- Sự quyết tâm của những hộ thực hiện với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kỹ
thuật mới, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
- Sự ủng hộ của các đối tác địa phương.

Chăm sóc nấm sò theo mô hình hỗ trợ từ AAV

Chăm sóc rau theo mô hình rau an toàn sử

dụng vốn quay vòng do AAV hỗ trợ

Chăm sóc nấm linh chi

Giới thiệu sản phẩm với siêu thị và người tiêu
dùng tại thành phố Hòa Bình

Thực hành kết nối thị trường do
nhóm phụ nữ lãnh đạo

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

13


Ưu tiên chương trình 2: Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân
nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự
Các hoạt động chính
Thành lập và duy trì 34 nhóm phát triển cộng đồng, các lớp xóa mù chữ
cho người lớn tuổi theo phương pháp REFLECT (phương pháp xóa mù chữ
kết hợp với phát triển cộng đồng);

Tổng số
Số người
hoạt động hưởng lợi
34

670

42


1.680

Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về Quyền phụ nữ, Quyền trẻ em,
phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống bạo lực gia đình; thúc
đẩy vai trò phụ nữ trong tham chính và các hoạt động phát triển cộng
đồng; công bằng thuế;

30

2.100

Tổ chức các lớp tập huấn về các công cụ thúc đẩy sự tham gia (như
ELBAG, PVA, CSC) của người dân trong giám sát/đánh giá chất lượng
dịch vụ công (y tế, giáo dục, hành chính công một cửa), nhằm tăng cường
tiếng nói của người dân thông qua các đối thoại với nhà cung cấp dịch vụ
công qua đó nâng cao chất lượng các dịch vụ công này tại địa phương.

36

1.080

Tổ chức các cuộc thi truyền thông về hoạt động dự án (các bài viết, sáng
tác, thơ, viết lời bài hát)

10

1.300

Tổng


152

6.830

Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực về Quyền con người, Quyền
phụ nữ, Quyền trẻ em, Bình đẳng giới, Luật tiếp công dân, Quản lý hành
chính; các kỹ năng mềm như truyền thông, điều hành, vận động chính
sách; kiến thức kinh doanh và hợp tác xã, kỹ năng vận động cho quyền
tham chính của phụ nữ cho phụ nữ DTTS, thanh niên, trẻ em và người dân
nghèo v.v;

Các kết quả đạt được:
Hơn 2.700 người là cán bộ địa phương, người dân trong vùng dự án đã tham dự khoảng 70 khóa
tập huấn và truyền thông nâng cao năng lực về Quyền con người, Quyền phụ nữ, Quyền trẻ em, Bình
đẳng giới; kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng điều hành nhóm, các kỹ năng giám sát
và đánh giá hoạt động. Các khóa tập huấn đã giúp người dân và cán bộ địa phương nâng cao năng
lực phân tích vấn đề, phân tích quyền con người và vận dụng được các kỹ năng cần thiết vào thực tế
trong công tác hàng ngày. Các hoạt động này cũng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam trong
tăng cường giáo dục về Quyền con người với Liên Hợp Quốc.
Các nhóm phát triển cộng đồng được nâng cao năng lực để phân tích vấn đề, xác định các giải
pháp và lập kế hoạch hành động nhằm tăng cường tính tự chủ trong gây quỹ, thực hiện các sáng kiến
cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề của chính cộng đồng đó thông qua các lớp tập huấn kỹ năng gây
quỹ, kỹ năng viết sáng kiến cho các nhóm mạng lưới thanh niên, nhóm phát triển cộng đồng. Hơn 30
vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng đã được phát triển thành các sáng kiến để hỗ trợ
cộng đồng giải quyết các vấn đề này, với việc tập trung vào hỗ trợ nâng cao quyền trẻ em gái và phụ
nữ, quyền con người và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.

14


AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


300 học viên của 5 xã vùng phát triển là thành viên các nhóm phát triển cộng đồng, thành viên
trong mạng lưới thanh niên đã tham gia các hoạt động tập huấn các phương pháp tiếp cận mới Hành
động – Phản hồi (Reflection-Action) và các công cụ thiết thực nhằm huy động sự tham gia của cộng
đồng trong các hoạt động phát triển. Chương trình cũng đã tổ chức các hoạt động ứng dụng những
kiến thức kỹ năng này nhằm khảo sát đánh giá các dịch vụ công tại 2 xã Hiền Lương, Hào Lý với sự
tham gia trên 150 người (người dân, lãnh đạo xã, nhà cung cấp dịch vụ). Sau đánh giá, chương trình
tổ chức hội thảo đối thoại tại huyện với 220 người tham gia gồm chính quyền địa phương, nhà cung
cấp dịch vụ và người dân của 5 xã vùng phát triển. Thông qua hội thảo, người dân nêu ý kiến của
mình đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công, qua đó các đơn vị này biết được chất lượng dịch vụ mà
họ đang cung cấp cho nguời dân. Các bên thảo luận và đưa ra biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao
chất lượng dịch vụ hướng đến sự hài lòng của người dân.
Cùng với các lớp tập huấn Chương trình cũng tiến hành các đợt truyền thông, đối thoại chính sách:
Chương trình đã tổ chức tập huấn cho 70 thành viên chủ chốt về các kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng
truyền thông, luật tiếp công dân và quản lý hành chính cho cán bộ y tế, cán bộ hành chính công tại
địa phương, tập huấn cho 35 cán bộ xã và các Trung tâm Học tập Cộng đồng về Luật tiếp công dân,
phối hợp với đài Phát thanh truyền hình huyện viết bài về thuế, các câu chuyện điển hình về vận động
chính sách thành công. Thông qua hàng loạt hoạt động tập huấn và truyền thông đã dự án đã giúp
nâng cao năng lực cho các bên cung cấp dịch vụ công qua đó phục vụ người dân tốt hơn.

Trao đổi với chính quyền địa phương về thực tế áp dụng
các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp tại cơ sở

Tập huấn ELBAG trước khi khảo sát dịch vụ công cho các
đối tác địa phương

Hội thi chủ nhiệm CLB phát triển cộng đồng


AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

15


Ưu tiên chương trình 3: Tăng cường tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em
Các hoạt động chính

Tổng số Số người
hoạt động hưởng lợi

Tập huấn phương pháp dạy và học, kỹ năng giảng dạy, phương pháp sử
dụng học liệu địa phương, hội thi giáo viên dạy giỏi

17

420

Tập huấn kỹ năng sống cho học sinh tại các trường trong vùng dự án

14

2.500

Tổ chức trao đổi, giao lưu đối thoại với chính quyền về giáo dục

5

253


Tập huấn cho trẻ về an toàn giao thông, kỹ năng sống cho trẻ em gái,
quyền trẻ em

10

1.500

Thành lập và duy trì CLB phóng viên nhỏ

2

300

Xây dựng nhà vệ sinh, giếng khoan đạt tiêu chuẩn

7

500

Các chiến dịch hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục cho mọi người

7

1.300

Học sinh nói về những thay đổi trong trường học thông qua nhiều hình thức
như thi viết, kể chuyện bằng video

5


1.800

Tập huấn sáng kiến thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học (PRS) cho Hội
Cha mẹ học sinh tại các trường tiểu học vùng dự án và tiến hành đánh giá PRS,
xây dựng kế hoạch phát triển trường học (SIP) dựa trên kết quả đánh giá này

12

1.600

Hội thảo công bố bộ sách tiếng Dao và thực hiện dạy thử nghiệm tiếng
Dao cho giáo viên và học sinh trường tiểu học Cao Sơn B với việc sử dụng
giáo viên là người bản địa.

3

90

Hỗ trợ trang thiết bị cho các trung tâm học tập cộng đồng tại 05 xã vùng
dự án

5

5.340

Hỗ trợ áo ấm, học bổng cho học sinh nghèo dân tộc thiểu số tại các trường
trong vùng dự án

5


1.230

Tổng

89

16.863

Giáo dục chính quy:
Ngay từ giai đoạn đầu (2007-2011), Chương trình đã hỗ trợ cơ sở vật chất, bao gồm xây dựng nhà
vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục cho Trường Mầm non Hào Lý, hỗ trợ khoan giếng, xây dựng
sân trường, bếp ăn cho các xã trong vùng dự án. Các công trình này vẫn được duy tu bảo dưỡng cho
tới nay.
Có hơn 17 lớp tập huấn được tổ chức cho hơn 400 lượt giáo viên về phương pháp dạy học tích cực,
cách xây dựng môi trường học tập thân thiện, quản lý dựa trên kết quả (kỹ năng lập kế hoạch và ngân
sách), giám sát đánh giá cho quá trình dạy và học, huy động nguồn lực có sự tham gia của cộng đồng,
giúp thay đổi cách thức dạy và học qua đó tăng cường chất lượng giáo dục trên địa bàn, không còn trẻ
bỏ học.

16

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


Hơn 1.300 người đã tham gia vào 07 chiến dịch hưởng ứng tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo
dục cho mọi người (GAW) nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ trong các hoạt động chung của nhà
trường kết nối các hoạt động cấp địa phương với quốc gia và quốc tế, qua đó đưa ra các thông điệp
ủng hộ và tăng cường quyền giáo dục có chất lượng cho trẻ em.

Chương trình Những viên gạch nhỏ tạo thay đổi lớn được

tổ chức tại Tân Minh năm 2012

Các em học sinh tại 04 trường tiểu học trong vùng dự án
tham gia tập huấn khảo sát PRS

Giáo dục phi chính quy:
Nhằm bảo tồn và duy trì các ngôn ngữ bản địa, chương trình đã phối hợp với phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện, tổ chức hội thảo giới thiệu bộ sách chữ Dao với 70 người tham gia, sau đó mở 2 lớp
dạy chữ Dao tại Trường Tiểu học Cao Sơn B cho 20 học viên và tại xóm Bài, xã Cao Sơn cho 30 học
viên. Hoạt động dạy tiếng Dao cho học sinh là cần thiết nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, vì dân tộc Dao
là một trong 5 dân tộc lớn và cư trú lâu đời ở Đà Bắc, đây là một hoạt động có ý nghĩa lớn cần được
nhân rộng.
334 phụ nữ nghèo mù chữ đã tham gia 16 lớp xóa mù chữ cho người lớn tuổi và phát triển cộng
đồng. Không chỉ hỗ trợ trang thiết bị và phụ cấp duy trì bộ máy TTHTCĐ, chương trình còn đào tạo
huấn luyện các hướng dẫn viên nhằm giúp cho nhiều chị em phụ nữ đọc thông viết thạo, biết tính
toán chi tiêu trong gia đình, lên kế hoạch sản xuất, biết cách áp dụng những kiến thức đã được học
(nhất là kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình...) vào cuộc
sống. Đây là hoạt động thành công để lại dấu ấn đặc biệt vì đã giúp chị em tự tin, mạnh dạn hơn, tích
cực tham gia các công tác, phong trào xã hội, với 27 chị được tín nhiệm bầu vào các vị lãnh đạo tại
địa phương.
AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

17


Hơn 1.300 em gái được nâng cao kỹ năng sống, thông qua 10 đợt tập huấn, truyền thông về kỹ
năng sống và quyền trẻ em, các lớp tập huấn chuyên đề về kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho vị thành niên đã giúp các em nâng cao các kỹ năng sống, đảm bảo an toàn cho trẻ em
gái giúp các em làm chủ bản thân.
Bên cạnh tập huấn về quyền trẻ em trong trường học cho học sinh, chương trình cũng tiến hành

16 lớp tập huấn truyền thông kiến thức PRS và quyền trẻ em cho hơn 1.600 phụ huynh học sinh tại
05 xã vùng dự án, qua đó giúp phụ huynh hiểu về quyền trẻ em và sẵn sàng bày tỏ quan điểm, ý kiến,
đề nghị hoặc yêu cầu những người khác cần phải tôn trọng, bảo vệ và thực thi đầy đủ quyền trẻ em.
Để giúp trẻ em nghèo có nhiều hơn cơ hội đến trường học tập, chương trình thực hiện hỗ trợ cho
hơn 1.200 em học sinh nghèo vượt khó tại các điểm trường trong vùng phát triển học bổng, áo ấm
mùa đông, hỗ trợ cặp sách, đồ dùng học tập, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. Hoạt động này
đã giúp động viên các em vươn lên trong học tập, tăng tỷ lệ chuyên cần, và đặc biệt có ý nghĩa đối với
địa bàn các xã còn gặp nhiều khó khăn tại Đà Bắc.

B

A
D

C

ẢNH A: Chương trình Những viên gạch nhỏ tạo thay đổi lớn được tổ chức tại Tân Minh năm 2012
ẢNH B: Một lớp REFLECT với sự tham gia của phụ nữ dân tộc Dao tại xã Cao Sơn
ẢNH C: Các em học sinh tham gia học chữ Dao
ẢNH D: Hỗ trợ áo ấm cho học sinh nghèo tại Tân Minh

18

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


Ưu tiên chương trình 4: Ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu
bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm
Các hoạt động chính
Hỗ trợ các nhóm phát triển cộng đồng xây dựng mô hình nông nghiệp

thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và đặc
điểm văn hóa của địa phương

Tổng số Số người
hoạt động hưởng lợi
15

200

Truyền thông kỹ năng phòng chống rủi ro thiên tai tại 5 xã vùng dự án

5

700

Thành lập và tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu cho CLB phản ứng nhanh, hỗ
trợ trang thiết bị sơ cấp cứu để các CLB có thể vận hành ứng cứu khi có
thiên tai thảm họa xảy ra

15

225

Tập huấn về phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai và diễn tập cứu nạn cho
các em học sinh tại các trường THCS trong vùng dự án

5

200


Đánh giá PVA và hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá với chính quyền địa phương,
vận động sử dụng kết quả kiến nghị từ cộng đồng vào xây dựng kế hoạch ứng
phó thiên thai lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

4

300

Khảo sát tính minh bạch và hiệu quả trong sử dụng ngân sách cho phòng
chống thiên tai, hỗ trợ trang thiết bị cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

5

75

Hỗ trợ tư liệu sản xuất cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai

3

1.000

Tổng

44

2.700

Kết quả đạt được
Có hơn 1.000 người được hỗ trợ sau thiên tai xảy ra, đồng thời chương trình đã tổ chức 15 lớp
tập huấn cho 200 người về các mô hình nông nghiệp thích với biến đổi khí hậu, qua đó thúc đẩy sức

chống chịu của người dân với mô hình canh tác nhỏ trong điều kiện tự nhiên và văn hóa của địa
phương.
Đã tiến hành 5 lớp tập huấn và diễn tập cứu nạn tại các trường trong vùng dự án cho trẻ em giúp
các em được an toàn hơn trong mùa mưa bão. Trên 700 người đã tham gia vào các đợt truyền thông
kỹ năng quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng, trang bị thêm kỹ năng ứng phó với thiên tai.
Để hỗ trợ cộng đồng tốt hơn khi có thiên tai/thảm họa xảy ra, chương trình đã hỗ trợ thành lập 14
nhóm phản ứng nhanh với 210 thành viên cùng với hỗ trợ cho nhóm trang thiết bị cơ bản ban đầu
như, áo mưa, áo phao, mũ cối, ủng đi mưa, loa, đèn pin, bộ đồ sơ cấp cứu, thuốc..và hỗ trợ tập huấn,
hội thảo, truyền thông nhằm trang bị kiến thức, năng lực về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai/thảm họa.

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

19


Có 300 người tham gia đánh giá về ứng phó với rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng bộ công
cụ PVA nhằm thu thập số liệu về tình hình thiên tai và kinh tế xã hội tại 4 xã, kết quả của khảo sát
được chia sẻ với chính quyền địa phương, qua đó các kiến nghị của người dân được đưa vào về phòng
chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Truyền thông nhóm nhỏ về giảm nhẹ
rủi ro thiên tai tại cộng đồng

Thực hành công cụ PVA

Nhóm thanh niên xã Hào Lý tổng hợp thông tin
trong quá trình đánh giá PVA trước khi chia sẻ với
lãnh đạo địa phương


Nhóm phản ứng nhanh hướng dẫn cộng đồng sử
dụng công cụ PVA trực quan

Ưu tiên chương trình 5: Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và
trẻ em gái
Các hoạt động chính
Truyền thông về quyền phụ nữ, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

Tổng số Số người
hoạt động hưởng lợi
25

2.250

Tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ nữ tiềm năng
là người DTTS

20

550

Tập huấn xây dựng sáng kiến cộng đồng (CIF) cho các nhóm phát triển cộng
đồng vùng dự án

12

480

Tập huấn cho nam giới về chăm sóc không lương giúp nam giới hiểu, ghi

nhận và sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm đối với các công việc chăm sóc
không lương trong gia đình

4

160

Truyền thông về chăm sóc không lương tại cộng đồng nhằm giúp gia đình,
cộng đồng và chính quyền ghi nhận các đóng góp của phụ nữ, qua đó chia
sẻ với phụ nữ về các công việc chăm sóc không lương

10

1.400

Hỗ trợ các mô hình sinh kế do phụ nữ làm chủ

5

150

Tập huấn phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em cho trưởng nhóm và
lãnh đạo địa phương

5

150

Tổng


81

5.140

20

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


Kết quả đạt được
Có hơn 2.200 người tham gia 25 lớp tập huấn và truyền thông về quyền phụ nữ, về sức khỏe tình
dục, sinh sản, về bạo lực trên cơ sở giới, cho cả nam và nữ; truyền thông nhóm lớn và truyền thông
nhóm nhỏ bằng các hình thức sân khấu hóa về di cư an toàn. Với các hình thức cụ thể hóa, sinh động,
dễ hiểu và dễ đi vào lòng người đã giúp giảm và xóa bỏ tình trạng bạo lực với phụ nữ, đồng thời giúp
cho phụ nữ đi làm ăn xa có kỹ năng tìm kiếm đầy đủ thông tin điểm đến và đưa ra quyết định di cư
an toàn hơn;
Đã tập huấn cho 550 lượt phụ nữ tiềm năng về tham chính, bao gồm tập huấn nâng cao năng lực
về kỹ năng điều hành nhóm. Thông qua tập huấn, chị em đã hiểu được quyền phụ nữ tham gia chính
trị, phát huy trình độ năng lực, tài năng lãnh đạo quản lý, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong các
vấn đề của địa phương. Đồng thời, các chị em đã được trang bị kiến thức và kỹ năng cho chị em về
quy trình ứng cử và bầu cử, kỹ năng dành riêng cho nữ ứng cử viên, bao gồm kỹ năng thuyết trình, xây
dựng chương trình hành động, tiếp xúc cử tri. Kết quả sau bầu cử HĐND các cấp năm 2016 có 27 chị
tham gia vào hệ thống chính trị của địa phương;
Có hơn 1.400 người đã tham gia vào 10 cuộc tập huấn và truyền thông về chăm sóc không lương
do Chương trình tổ chức, trong đó 50% là nam giới. Thông qua áp dụng bộ công cụ chăm sóc không
lương vai trò vị thế của người phụ nữ trong gia đình đã được hiểu rõ hơn, góp phần nâng cao nhận
thức trách nhiệm của nam giới về chia sẻ việc nhà với phụ nữ để họ có thêm thời gian nghỉ ngơi, kiếm
sống hoạc tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí.

Một buổi truyền thông về pháp luật và kỹ năng bảo vệ phụ nữ

có nguy cơ di cư đi làm ăn xa

Thực hành chia sẻ công việc chăm sóc tại trường học

Lớp tập huấn tham chính cho phụ nữ tiềm năng tại Đà Bắc

Truyền thông về chăm sóc không lương cho nam giới

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

21


2.4 Ngân sách chương trình từ 2007 - 2017
Tổng chi tiêu ngân sách của LRP15 từ năm 2009 đến 2016 đạt 14.320.815.477 đồng tương đương
456.480 Bảng Anh. Cụ thể ngân sách hàng năm được thể hiện ở biểu đồ bên dưới.
Biểu đồ 4: Chi tiêu ngân sách từ năm 2009 – 2016 tại LRP15

3. Kết luận
Thông qua các hoạt động phát triển thực hiện tại huyện Đà Bắc do AAV hỗ trợ với các can thiệp
theo phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người, chú trọng khuyến khích sự chủ động cùng
tham gia của đối tác và người hưởng lợi, thúc đẩy việc cải thiện chất lượng dịch vụ công. Chương trình
đã giúp nâng cao vị thế cũng như chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc địa phương, người
có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số.
Trong suốt 10 năm qua BQL luôn nhận được sự hỗ trợ tận tình của tổ chức AAV trong việc cung
cấp các khóa đào tạo về nhiều kỹ năng giúp cho đội ngũ cán bộ BQL hiện nay có nhiều kinh nghiệm
kỹ năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình dự án tại cộng đồng.
Bên cạnh đó với đội ngũ là các cán bộ Trung tâm Học tập Cộng đồng, còn có các trưởng nhóm
phát triển cộng đồng, các hỗ trợ viên đều là những người đã và đang giữ vị trí cán bộ quản lý trong
bộ máy chính quyền, có bề dày về kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, hỗ trợ, giám sát, thực

hiện các chương trình dự án sẽ góp phần nhân rộng phương pháp và các kết quả của Chương trình
đã làm trong thời gian qua.

22

AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo


4. Các câu chuyện điển hình
4.1 Cái chữ thay đổi cuộc đời tôi
Chị Đinh Thị Linh, là dân tộc Mường năm nay 47 tuổi, chị đang sống ở Xóm Quyết Chiến – Hào
Lý – Đà Bắc. Giống như văn hóa của người Mường từ xưa tới giờ, thường con gái không đi học thì lập
gia đình có con sớm. Chị Linh bỏ học lấy chồng rất sớm, chị không biết chữ, do đó chị luôn có tâm lý
e ngại, né tránh không tham gia vì ngại mọi người chê cười. Không biết chữ lại không có kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm chăm sóc trẻ, nên khi sinh con chị không biết phải chăm sóc con như thế nào, hậu
quả là các cháu thường xuyên ốm đau và suy dinh dưỡng. Ít giao tiếp, tâm lý ngại ngần làm cho gia
đình chị hạn chế thông tin, khó tiếp cận khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, kết quả là kinh tế sa
sút, gia đình chị thuộc hộ nghèo của xóm, cuộc sống của chị vô cùng khó khăn, vợ chồng thường xảy
ra mâu thuẫn.
Dự án AAV bắt đầu tại xã từ năm 2007, ban đầu với các lớp Reflect – xóa mù chữ kết hợp phát
triển cộng đồng cho phụ nữ nghèo. Được sự vận động của
trưởng thôn và cán bộ ban quản lý, chị em mạnh dạn tham
gia lớp học Reflect. Lúc đầu là học thử, sau 1 -2 buổi với
phương pháp sáng tạo vừa học chữ vừa học cách làm ăn,
phát triển kinh tế gia đình, dần dần chị Linh là học viên tích
cực trong lớp, càng học chị càng ham thích tìm hiểu trao đổi
kinh nghiệm với chị em khác trong nhóm. Qua các lớp học
Reflect do AAV tổ chức, chị đã biết đọc biết viết, biết tính các
con số, tính toán đầu ra, đầu vào trong phát triển kinh tế gia
đình dần dần kinh tế của gia đình chị đã bớt khó khăn hơn,

các con chị lại được chăm sóc chu đáo và đi học ở trường.
Năm 2009 – 2013, sau khi nhóm Reflect chuyển sang
nhóm phát triển cộng đồng, chị Linh tiếp tục được tham gia
các lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi gia
súc gia cầm, học cách phân tích cách chi tiêu hộ gia đình, giám sát chất lượng dịch vụ công và vay
vốn quản lý vốn quay vòng… Từ những kiến thức chị được tiếp thu chị Linh đã cố gắng học hỏi vận
dụng biết vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày của chị như:
Năm 2013, sau khi sử dụng tốt vốn quay vòng chị mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương
để nhóm vay thêm vốn từ ngân hàng nông nghiệp, có thêm vốn cho các thành viên phát triển chăn
nuôi thêm lợn và trồng ngô. Chị Linh và các chị em trong nhóm tổ chức truyền thông về phòng chống
RRTT, chăm sóc không lương, … giúp chị em phụ nữ và trẻ em an toàn khi có mưa bão. Nhóm PTCĐ
của chị cũng vận động nam giới trong xóm tham gia CLB phản ứng nhanh, tích cực chia sẻ việc nhà
với phụ nữ giúp chị em có thêm thời gian nghỉ ngơi, học tập Chị Linh luôn thể hiện là người nhiệt tình
và hiệu quả trong công việc chính vì vậy chị được chị em trong xã tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng
hội phụ nữ xã kiêm trưởng nhóm quỹ vốn quay vòng của xã Hào Lý.
Năm 2014 gia đình chị vay vốn nhóm cộng đồng với số tiền là 3tr/đồng nuôi lợn nái và trồng ngô
thu nhập khoảng 15tr/năm. Hiện nay gia đình chị đã thoát khỏi hộ nghèo kinh tế thu nhập khoảng
17.5tr/năm, các con của chị được đi học có việc làm ổn định, từ kinh nghiệm của bản thân chị luôn
tích cực giúp đỡ chị em khác cùng phát triển kinh tế gia đình. Chị luôn tâm niệm “Là phụ nữ mình phải
luôn luôn phất đấu vươn lên, chịu khó học hỏi phát triển bản thân, không được cam chịu”.
Năm 2015 chị được bầu chọn làm nhóm trưởng vay vốn của ngân hàng chính sách. Chị Linh được
lãnh đạo địa phương và người dân trong xóm rất tín nhiệm và là tấm gương sáng cho các chị em khác
noi theo.
AAV - Đà Bắc * 10 năm chương trình hợp tác giảm nghèo

23


×