Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN BỔ TRỢ TƯ PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 36 trang )

BỘ TƯ PHÁP
CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ DỰ TOÁN
XÂY DỰNG TRANG THÔNG TIN BỔ TRỢ TƯ PHÁP

Chủ đầu tư

CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội 2010


MỤC LỤC
1

THÔNG TIN CHUNG:................................................................................................................4

1.1

Căn cứ pháp lý...........................................................................................................................4

1.2

Thông tin về hạng mục đầu tư................................................................................................4

1.3

Mục đích, yêu cầu....................................................................................................................5

1.3.1



Mục đích.........................................................................................................................5

1.3.2

Yêu cầu............................................................................................................................5

2

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ...............................................................................................................5

2.1

Các yêu cầu về chức năng........................................................................................................5

2.2

Yêu cầu kỹ thuật.......................................................................................................................7

2.3

Mô tả các yêu cầu chức năng...................................................................................................8

2.3.1

Quản trị kênh tin.............................................................................................................8

2.3.2

Biên tập nội dung..........................................................................................................11


2.3.3

Quản trị tin tức..............................................................................................................11

2.3.4

Quản trị sự kiện............................................................................................................14

2.3.5

Công cụ tìm kiếm..........................................................................................................16

2.3.6

Tạo template.................................................................................................................16

2.3.7

Tạo Page layout (Khuôn dạng trang)...........................................................................18

2.3.8

Tạo content type (Kiểu dữ liệu)....................................................................................19

2.3.9

Giao diện......................................................................................................................20

2.3.10 Quản trị các kiểu nội dung...........................................................................................22

2.3.11 Hệ thống phân loại.......................................................................................................23
2.3.12 Workflow.......................................................................................................................23
2.3.13 Quản trị các trang chuyên mục....................................................................................23
2.3.14 Công tác quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư...........................24
2.3.15 Hệ thống các VBQPPL liên quan đến quản lý nhà nước về luật sư.............................24
2.3.16 Hướng dẫn thủ tục hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp các mẫu..................25
2.3.17 Tích hợp công cụ tra cứu thông tin về luật sư, tổ chức hành nghề luật sư..................26
2.3.18 Tích hợp công cụ tra cứu thông tin về công chứng viên, tổ chức hành nghề công
chứng

27

2.3.19 Chức năng tìm kiếm......................................................................................................27

Trang 2


2.3.20 Quản trị người dùng trên trang thông tin.....................................................................28
2.3.21 Thống kê báo cáo..........................................................................................................29
2.3.22 Cơ chế đa ngữ...............................................................................................................29
2.3.23 Trao đổi thông tin RSS..................................................................................................30
2.3.24 Sitemap.........................................................................................................................30
2.3.25 Quản trị hệ thống..........................................................................................................30
2.4

Lựa chọn giải pháp công nghệ nền xây dựng......................................................................33

2.5

Hệ quản trị CSDL...................................................................................................................34


2.6

Yêu cầu an ninh và bảo mật hệ thống..................................................................................34

2.6.1

Phân cấp quản lý, khai thác thông tin..........................................................................34

2.6.2

An toàn dữ liệu..............................................................................................................35

3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN...........................................................................................................36

3.1

Phương thức thực hiện...........................................................................................................36

3.2

Tiến độ thực hiện.....................................................................................................................36

3.3

Bảo hành, bảo trì.....................................................................................................................36

Trang 3



1

THÔNG TIN CHUNG:

1.1 Căn cứ pháp lý
 Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
 Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng Công
nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;
 Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam
đến 2010 và định hướng đến năm 2020;
 Chỉ thị 10/2006/CT-TTg về việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước;
 Chỉ thị 01/2009/CT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tăng cường ứng dụng
Công nghệ thông tin trong ngành Tư pháp giai đoạn 2009 – 2010;
 Quyết định số 896/QĐ-BTP ngày 19/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế
hoạch công tác năm 2010 của Cục Công nghệ thông tin.
1.2 Thông tin về hạng mục đầu tư
Thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Bộ Tư pháp năm 2010 và triển
khai đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý nhà nước của Vụ Bổ
trợ tư pháp, Cục Công nghệ thông tin đề xuất giải pháp xây dựng Trang thông tin bổ trợ tư
pháp:
- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin
- Đơn vị phối hợp: Vụ Bổ trợ Tư pháp;
- Tổ chức lập đề cương và dự toán chi tiết: Cục Công nghệ thông tin
- Loại nguồn vốn: Ngân sách nhà nước
- Dự kiến hiệu quả đạt được:

Trang thông tin bổ trợ tư pháp được xây dựng và tích hợp trên phiên bản mới của
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của nhà
nước: thông tin giới thiệu về lĩnh vực quản lý nhà nước của Vụ Bổ trợ tư pháp, tin tức hoạt
động có liên quan, cung cấp các thủ tục hành chính, biểu mẫu điện tử trong lĩnh vực luật
sư, công chứng, trở thành kênh thông tin 2 chiều trong hướng dẫn nghiệp vụ, hỏi đáp pháp
luật về lĩnh vực luật sư và công chứng.

Trang 4


1.3 Mục đích, yêu cầu
1.3.1

Mục đích

- Giới thiệu chung về công tác quản lý nhà nước của Vụ Bổ trợ tư pháp, qua đó tuyên
truyền sâu rộng trong nhân dân về vị trí, vai trò các lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
- Cung cấp các quy trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính, tăng cường giao
tiếp với người dân của Bộ Tư pháp;
- Cung cấp đầy đủ thông tin, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ công phục vụ cá nhân, tổ
chức trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
- Hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động luật sư, công chứng trên
mạng Internet; phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu thông tin của người dân; phục vụ việc tìm
hiểu nghiệp vụ về công tác quản lý hoạt động luật sư, công chứng;
- Hình thành một địa chỉ, kênh thông tin hai chiều chính thức của các hoạt động trong
lĩnh vực luật sư, công chứng và có tính đến việc mở rộng đối tượng là các cán bộ làm công
tác quản lý hoạt dộng luật sư, công chứng cũng như người dân quan tâm.
1.3.2

Yêu cầu


Việc xây dựng và duy trì Trang thông tin bổ trợ tư pháp cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, thiết thực, hiệu quả, tạo được động lực
tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy việc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp;
- Nội dung thông tin được cung cấp trên các trang phải phong phú và đa dạng. Trang
thông tin nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu tìm hiểu, tra cứu các thông tin về chính sách
pháp luật trong lĩnh vực có liên quan của các cán bộ, chuyên viên và của người dân. .
- Trang thông tin điện tử về Bổ trợ tư pháp phải được tích hợp trên Cổng thông tin
điện tử của Bộ Tư pháp.
- Đảm bảo việc đăng nhập một lần đối với Cổng thông tin điện tử của Bộ và các hệ
thống thông tin khác.
- Chia sẻ và trích xuất thông tin từ các hệ thống thông tin khác: văn bản quy phạm
pháp luật, thủ tục hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ, hỏi đáp pháp luật…
- Trở thành nền tảng ban đầu sẵn sàng cho việc tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ
công trong lĩnh vực Bộ trợ Tư pháp.
2
2.1

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
Các yêu cầu về chức năng

Trang thông tin Bổ trợ tư pháp là một trong các trang thành phần của Cổng Thông tin
điện tử Bộ Tư pháp, trước mắt sẽ bao gồm hai lĩnh vực chính là luật sư và công chứng. Căn

Trang 5


cứ theo yêu cầu thực tế, Trang thông tin sẽ được thiết kế xây dựng mới và bao gồm các
thành phần chính như sau:
+ Giới thiệu về Vụ Bổ trợ tư pháp

+ Luật sư
+ Công chứng (được nâng cấp và tận dụng dữ liệu từ Trang thông tin công chứng
trước đây);

Trang thông tin về luật sư được xây mới sẽ bao gồm các nội dung sau:
 Giới thiệu công tác quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
 Cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về luật sư
và tổ chức hành nghề luật sư.
 Hướng dẫn thủ tục hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp các mẫu có liên
quan.
 Giới thiệu tổ chức và hoạt động luật sư.
 Tích hợp công cụ tra cứu danh sách các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư từ Phần
mềm điều hành tác nghiệp trong lĩnh vực Luật sư.
Trang thông tin công chứng được nâng cấp và chuyển đổi dữ liệu từ trang tin công chứng
đã được xây dựng trước đây và tích hợp công cụ tra cứu danh sách các công chứng viên, tổ
chức hành nghề công chứng từ Phần mềm phục vụ quản lý, điều hành trong lĩnh vực công
chứng. Sau khi nâng cấp trang thông tin về công chứng đảm bảo các nội dung sau:
 Giới thiệu công tác quản lý nhà nước về công chứng và tổ chức hành nghề công
chứng
 Cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về công
chứng
 Hướng dẫn thủ tục hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp các mẫu có liên
quan.
 Giới thiệu tổ chức và hoạt động công chứng.
 Tích hợp công cụ tra cứu danh sách các công chứng viên, tổ chức hành nghề công
chứng từ Phần mềm điều hành tác nghiệp trong lĩnh vực Công chứng.
Ngoài ra Trang thông tin bổ trợ tư pháp còn phải đảm bảo các yêu cầu chung sau:

Trang 6



 Chức năng cho phép Tạo, Sửa, Xóa nội dung bao gồm: Tin tức, Bài viết, Lời giới
thiệu…
 Cung cấp công cụ soạn thảo nội dung, in nội dung soạn thảo, cho phép đính kèm ảnh
với nội dung soạn thảo….
 Cho phép đặt lịch xuất bản nội dung
 Thiết đặt luồng nghiệp vụ (workflow) đối với từng chuyên mục nội dung
 Cho phép quy định dung lượng ảnh upload lên trang
 Thừa kế giao diện và điều hướng trang
 Chia sẻ các web parts, conten types và workflow
 Chia sẻ công cụ tìm kiếm
 Có chung cơ chế bảo mật, phân quyền, các chính sách và các tính năng của site
2.2 Yêu cầu kỹ thuật
Các yêu cầu kỹ thuật phải đáp ứng:
Yêu cầu chung
 Cá nhân hóa và tùy biến: Thiết lập các thông tin khác nhau cho các đối tượng khác
nhau theo các yêu cầu khác nhau của người sử dụng.
 Đăng nhập một lần, xác thực và phân quyền cùng với Cổng thông tin điện tử.
 Cung cấp khả năng quản lý trang thông tin hoạt động trong hệ thống.
 Cung cấp khả năng khai báo và điều chỉnh các module nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động
bên trong.
 Tích hợp được nhiều kênh thông tin từ các nguồn khác nhau lên Cổng thông tin điện
tử sử dụng các cơ chế tương tác định chuẩn.
 Cung cấp công cụ cho người quản trị thực hiện sao lưu định kỳ, sao lưu đột xuất và
cho phép phục hồi dữ liệu theo phiên bản đã được lưu trữ khi cần thiết hoặc khi có
sự cố xảy ra.
 Lưu các sự kiện (event log) diễn ra trong toàn bộ hệ thống để phục vụ theo dõi, giám
sát và có phương án nhanh nhất khi hệ thống gặp sự cố.
Yêu cầu cụ thể
 Giao diện được trình bày khoa học, hợp lý và đảm bảo mỹ thuật hài hòa, tuân thủ

các chuẩn về truy cập thông tin.
 Tương thích với các trình duyệt Web thông dụng.
 Phải tích hợp với cơ sở dữ liệu danh bạ điện tử theo chuẩn truy cập thư mục LDAP.
 Khả năng tích hợp kênh thông tin dịch vụ ứng dụng để trao đổi thông tin.

Trang 7


 Khả năng tích hợp kênh thông tin dịch vụ ứng dụng cung cấp dịch vụ hành chính
công theo các chuẩn tương tác.
 Thống nhất tiêu chuẩn tích hợp dữ liệu và truy cập thông tin:
-

XML 1.0

-

RSS 2.0/ ATOM 1.0

-

RDF

-

(JSR168/JSR 286 cho Portlet API, WSRP 1.0/WSRP2.0)/WebPart)

-

SOAP v1.2 (WebService)


2.3 Mô tả các yêu cầu chức năng
Trang thông tin bổ trợ tư pháp được xây dựng sẽ cung cấp các chức năng và dịch vụ
chi tiết như sau:
2.3.1

Quản trị kênh tin

 Mô tả quy trình nghiệp vụ
-

Tạo, sửa, xoá kênh tin

-

Sắp xếp kênh tin
Văn bản
Start

Sách báo, tạp chí..
Thu thập và biên tập tin bài

CSDL liên quan
Cập nhật và phân loại tin bài

Kiểm duyệt tin bài

ko
cho phép xuất bản?


Cho phép
Hiển thị phục vụ tra cứu

End

Trang 8


 Các tác nhân chính

Approver

Biên tập viên

End user

 Mô hình UserCase

Biên tập thông tin

Phân loại thông tin
Biên tập viên

Kiểm duyệt thông tin
Approver

 Biểu đồ tuần tự
Mô tả biểu đồ tuần tự UseCase: Biên tập tin tức

Trang 9



Mô tả biểu đồ tuần tự UseCase: kiểm duyệt tin tức
SQ_Kiểm duyệt thông tin

Form: Tin tức

List: Tin tức

Approver
Xem danh sách chờ duyệt

LoadForm()
GetPendingItem()
Hiển thị danh sách chờ duyệt
Xem chi tiết item
loadForm
getDetailNews
Hiển thị chi tiết thông tin
duyệt thông tin
ChangeStatus
Thông tin được hiển thị

Trang 10


2.3.2

Biên tập nội dung


Trang thông tin bổ trợ tư pháp được tích hợp với hệ thống Quản trị nội dung CMS
của Cổng TTĐT, tương ứng với từng loại content type sẽ có các giao diện biên tập nội dung
riêng biệt. Giao diện soạn thảo được tích hợp các công cụ của MS Word. Các nội dung biên
tập sẽ được gán một workflow để duyệt trước khi xuất bản trên trang.

Giao diện biên tập nội dung
2.3.3

Quản trị tin tức

 Mô tả quy trình nghiệp vụ
-

Tạo mới, Sửa, Xoá tin bài

-

Kiểm duyệt tin

-

Xuất bản tin

-

Sắp xếp tin theo các tiêu chí khác nhau

-

Tìm kiếm tin


-

Thay đổi kênh của tin bài

-

Gửi trực tiếp tin bài

-

Đóng góp ý kiến cho các tin bài

Trang 11


 Các tác nhân chính

Approver

STT

Biên tập viên

Tên nhóm người dùng

End user

Vai trò


1.

Biên tập viên

Người biên tập nội dung, phân loại thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau.

2.

Approver

Cán bộ kiểm duyệt thông tin

3.

End user

Người thực hiện tra cứu thông tin trên cổng

 Mô hình Usecase

Trang 12


Biên tập thông tin

Phân loại thông tin
Biên tập viên

Kiểm duyệt thông tin

Approver

 Biểu đồ tuần tự
Mô tả biểu đồ tuần tự UseCase: Biên tập tin tức

Trang 13


Mô tả biểu đồ tuần tự UseCase: kiểm duyệt tin tức
SQ_Kiểm duyệt thông tin

Form: Tin tức

List: Tin tức

Approver
Xem danh sách chờ duyệt

LoadForm()
GetPendingItem()
Hiển thị danh sách chờ duyệt
Xem chi tiết item
loadForm
getDetailNews
Hiển thị chi tiết thông tin
duyệt thông tin
ChangeStatus
Thông tin được hiển thị

2.3.4


Quản trị sự kiện

 Mô tả quy trình nghiệp vụ
-

Trong hệ thống biên tập thông tin và bài viết, có những loạt bài viết, những xâu
chuỗi thông tin phản ánh nội dung liên quan đến một vấn đề một sự kiện nào đó.
Module quản trị sự kiện được cung cấp để thể hiện mối quan hệ, theo dõi luồng
thông tin và các bài viết của các vấn đề sự kiện được xâu chuỗi thông tin.

-

Module cho phép tạo ra các vấn đế, các sự kiện phục vụ cho nhu cầu của Cổng
thông tin, gán các tin bài, các thông tin cho vấn đề sự kiện đó, và hiển thị toàn bộ
thông tin dưới dạng xâu chuỗi để người đọc, người khai thác thông tin tiện theo
dõi toàn bộ diễn biến sự kiện.

 Các tác nhân chính

Admin

EndUser

Trang 14


STT

Tên nhóm người dùng


Vai trò

1.

Admin

Người quản lý danh sách sự kiện và
kết nối thông tin trong chuỗi sự kiện.

2.

End user

Người theo dõi chuỗi sự kiện trên
Cổng.

 Mô hình Usecase
Quản lý sự kiện
Admin

Include

View
Hiển thị sự kiện
EndUser

Mô tả Usecase

Tham chiếu SRS:


Mã : UC1

Quản lý sự kiện

Mục đích

Tạo mới sự kiện và thu thập thông tin liên quan đến sự kiện được tạo

Tác
nhân

Chính

Mức độ ưu tiên: 1

Admin

Khác

Điều kiện trước

Admin đăng nhập hệ thống quản trị sự kiện

Điều kiện sau
Luồng
chính

Bước


Người dùng

Hệ thống

1

Xem danh sách sự Hệ thống truy xuất thông tin trong list sự kiện,
kiện
hiện thị toàn bộ danh sách trên form.

2

Hệ thống truy xuất tin bài theo sự kiện được
Xem danh sách tin
chọn, hiển thị theo thứ tự giảm dần của ngày tạo
bài thuộc sự kiện
tin bài.

Trang 15


Hiển thị form nhập thông tin thuộc tính của sự
kiện. Thu thập thông tin nhập bởi người dung
insert vào list sự kiện trong hệ thống.

3

Tạo mới sự kiện

4


Hiển thị danh sách tin bài trong hệ thống, người
Thu thập thông tin dùng có thể chọn tin bài cho sự kiện, gán thuộc
cho sự kiện
tính cho tin bài và hỗ trợ hiển thị chuỗi tin bài
được chọn theo sự kiện được tạo.

Luồng rẽ nhánh 1
Ngoại lệ
2.3.5

Công cụ tìm kiếm

Tìm kiếm thông tin trong một phần hoặc toàn bộ trang tin bổ trợ tư pháp. Hỗ trợ khả
năng tìm kiếm Việt/Anh theo chuẩn unicode TCVN 6909:2001 và tìm kiếm nâng cao
Hệ thống tìm kiếm là một công cụ mạnh có những đặc điểm nổi bật như sau:
Có khả năng đánh chỉ mục dữ liệu toàn văn lưu trong cơ sở dữ liệu quan hệ,
filesystem và trang web trên mạng internet/intranet. Do đó có thể đánh chỉ mục
toàn bộ các hệ thống website.
Cho phép tuỳ biến tiến trình đánh chỉ mục dữ liệu cho phép bóc tách và phân loại
thông tin từ văn bản nguồn.
Cho phép phân tải tiến trình đánh chỉ mục, tìm kiếm trên nhiều máy chủ.
Cho phép tuỳ chỉnh việc sắp xếp kết quả tìm kiếm (ranking) theo nhiều tiêu chí như
tính thời sự của văn bản, tính tin cậy của nguồn tin, số lượng tham chiếu từ các
văn bản khác.
Cho phép tìm toàn văn (full-text search) và tìm theo các thuộc tính metadata của
thông tin.
2.3.6

Tạo template


Trang thông tin bổ trợ tư pháp sẽ được tạo một mẫu Template cho riêng chuyên đề
để các trang con của trang chuyên đề này kế thừa các thuộc tính của mẫu mà không phải
tạo lại, đảm bảo sự đồng nhất về thiết kế của các trang con.

Trang 16


Trang 17


2.3.7

Tạo Page layout (Khuôn dạng trang)

Những khuôn dạng trang (page layout) giúp thu thập và hiển thị nội dung được cung
cấp từ những người tạo trang tin. Trang tin bổ trợ tư pháp sẽ được thiết kế những khuôn
dạng trang trong sáng dễ dàng cho việc tạo và chỉnh sửa. Cho phép tạo những trường tùy
biến, để chứa những loại dữ liệu có cấu trúc nội dung khác nhau như: HTML, links,
images. Cấu trúc của khuôn dạng trang có thể được thay đổi dễ dàng bởi tính thừa kế của
WSPS 3.0 và cho phép thể hiện nhiều khuôn dạng trang khác nhau trên cùng một nội dung
được cấu trúc

Hình mô tả khuôn dạng trang (page layout) cho phép chứa những loại dữ liệu có cấu trúc
nội dung khác nhau

Trang 18


Giao diện tạo các thành phần trên trang tin

2.3.8

Tạo content type (Kiểu dữ liệu)

Content type là kiểu dữ liệu trừu tượng, tương tự như list, là danh sách các mục, mỗi
mục có thể là dữ liệu đơn giản, hoặc là một danh sách khác. Content type cho trang luật sư
và trang Bổ trợ tư pháp bao gồm các kiểu dữ liệu như: Text (Tin tức, sự kiện, Văn bản…),
Hình ảnh và Video Clip. Content type cung cấp phương tiện đóng gói dữ liệu, độc lập với
vị trí trên site. Có 3 cách xây dựng content type: sử dụng giao diện người dùng, Mô hình
đối tượng hoặc đọc từ file XML.

Trang 19


2.3.9

Giao diện

Giao diện thiết kế cho trang thông tin bổ trợ tư pháp sẽ được chỉnh sửa, bổ sung trong quá
trình khảo sát, lấy ý kiến. Tuy nhiên, giao diện luôn đáp ứng tiêu chí đơn giản, hài hòa và
dễ sử dụng, được thiết kế hài hòa, cùng tông màu với toàn bộ Cổng TTĐT, thể hiện nổi bật
ý nghĩa của trang.
Ngoài ra:
Mọi trang web của các trang tin đều có:
-

Thông tin về tiêu đề

-


Thông tin về cơ quan chủ quản

-

Ngày tạo lập

-

Hỗ trợ điều hướng rõ ràng:
 Hầu hết tương tác giữa NSD và website đều liên quan đến các liên kết siêu văn bản
giữa các văn bản với nhau. Vì vậy, việc sử dụng các biểu tượng (icons) một cách
thống nhất, rõ ràng, các sơ đồ đồ họa hoặc là các mô tả tổng quan sẽ giúp NSD tự tin
là họ có thể tìm được thông tin họ cần mà không bị lãng phí thời gian.

Trang 20


 Trong toàn bộ site, các liên kết cơ bản (ví dụ như liên kết quay về trang chủ) phải
hiện hữu và ở những vị trí nhất quán trên mỗi trang.
Không có những trang cuối cùng (“dead-end”): chỉ những trang mà không chứa liên
kết về trang chủ hoặc trang có menu mức cao hơn, khi vào đến những trang như vậy, NSD
không có cách nào để tới được những phần còn lại của website. Vì vậy, tất cả các trang phải
có tối thiểu một liên kết quay về trang chủ, hoặc nếu tốt hơn thì có cả các liên kết đến
những phần khác của website.

-

Truy cập trực tiếp: NSD muốn đến được thông tin mà họ cần mà chỉ phải qua một số
ít nhất các bước có thể. Điều này có nghĩa rằng, cần phải thiết kế cấu trúc phân cấp
thông tin hiệu quả với một số tối thiểu các bước thông qua các trang menu.


-

Băng thông và sự tương tác: NSD sẽ không thể kiên nhẫn đối với độ trễ lớn. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng ngưỡng thất bại của những tác vụ máy tính là mười giây. Vì vậy,
cần phải lưu ý thiết kế (đồ họa và đa phương tiện) để người sử dụng đạt được tốc độ
kết nối cao và thời gian tải ngắn nhất (đáp ứng được cho cả kết nối qua dial-up
modem hay các kết nối tốc độ cao khác).

-

Sự đơn giản và nhất quán: Giao diện thiết kế cần đơn giản, gần gũi và logic đối với
NSD, tránh dùng những kiểu cách “sáng tạo” mà đôi khi lại trở thành quá xa lạ đối
với NSD.

-

Thông tin phản hồi: chuẩn bị đáp ứng những yêu cầu và nhận xét của NSD, nên
cung cấp liên kết trực tiếp đến người biên tập hoặc quản trị của website. Việc duy trì
mối quan hệ với NSD là một trong những yếu tố quyết định thành công đơn vị.

-

Toàn bộ thiết kế phải nằm vừa vặn trong vùng hiển thị theo chiều ngang của màn
hình (màn hình hiển thị điển hình có kích cỡ 800 x 600 pixcels). Thông thường, bề
rộng của trang web thiết kế không quá 760 pixcels.

Trang 21



-

Đối với những văn bản dài, phải chia thành nhiều trang, nhiều chương mục, nhất
thiết phải có chức năng chỉ dẫn đến trang tiếp theo hoặc quay về trang trước. Hai
chức năng này hướng tới một văn bản cố định chứ không phải tương đối tới các
trang mà NSD vừa rời khỏi như chức năng Back và Forward của trình duyệt.

Hoặc có
-

Style sheets: Việc sử dụng cascading style sheets (css) sẽ giúp NSD dễ dàng tùy biến
định dạng của các văn bản hiển thị trên web, chuyển nội dung web sang những định
dạng đáp ứng yêu cầu truy cập của họ.

-

Lưu ý đến trường hợp những người sử dụng kết nối bằng đường truyền tốc độ thấp
có thể sử dụng chức năng không hiển thị ảnh. Cần kiểm nghiệm thiết kế khi hiển thị
trên những trình duyệt chỉ có văn bản (text-only browsers) xem có dễ hiểu không và
có điều hướng được không.

-

Thiết kế không phụ thuộc vào công nghệ của trình duyệt và không bắt buộc phải
dùng các chương trình nhúng khác để đảm bảo đa số NSD với các trình duyệt thông
thường có thể duyệt web được.

-

Font chữ: UNICODE


2.3.10

Quản trị các kiểu nội dung

-

Hệ thống cho phép quản lý nhiều kiểu nội dung mà không phải qua lập trình, các
kiểu nội dung cơ bản phải có là: Tin tức, tài liệu, File, Image, URL…

-

Việc quản lý các kiểu nội dung này phải được thực hiện dễ dàng thông qua giao
diện.

-

Cho phép dễ dàng mở rộng các kiểu nội dung trong tương lai

-

Các kiểu nội dung phải được lưu trữ theo chuẩn Doublincore.

-

Đây là một hệ thống yếu tố dữ liệu mô tả (metadata) được chuẩn hóa nhằm mục đích
giúp các ứng dụng quản lý thông tin sử dụng các công nghệ khác nhau và có mô
hình làm việc khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin với nhau môi trường trực
tuyến.


-

Mặt khác, để có thể mô tả chính xác hơn đối tượng nội dung lưu trữ, hệ thống sẽ cho
phép mở rộng tập hợp các trường metadata của chuẩn Dublin Core.

Trang 22


2.3.11

Hệ thống phân loại

-

Hệ thống có cơ chế phân loại thông tin phân loại thông tin theo các tiêu chí khác
nhau: theo thư mục, theo kiểu nội dung, theo chủ đề.

-

Hệ thống phân loại hỗ trợ cơ chế phân loại đa cấp

-

Việc tạo các mục phân loại phải được thực hiện dễ dàng thông qua giao diện của
chương trình.

-

Một mục phân loại sau khi được tạo ra người quản trị có thể cho phép hoặc không
cho phép hoạt động.


2.3.12

Workflow

-

Hệ thống CMS có cơ chế Workflow để kiểm soát quá trình biên tập và xuất bản
thông tin.

-

Cơ chế Workflow biên tập và xuất bản thông tin mềm dẻo, cho phép quản lý nội
dung dễ dàng và dễ dang mở rộng trong tương lai khi đội ngũ biên tập được tăng lên
hoặc thay đổi cơ chế như là thay đổi chuyên mục, số lượng trang tin,…

2.3.13

Quản trị các trang chuyên mục

-

Trang tin bổ trợ tư pháp cho phép dễ dàng tạo ra các chuyên mục động trong hệ
thống dựa trên kiểu nội dung Folder

-

Trong mỗi chuyên mục cho phép tạo số lượng tuỳ ý các chuyên mục con.

-


Các chuyên mục trong hệ thống là chuyên mục đa ngữ

-

Các chuyên mục này thông qua người quản trị được thiết lập để được trình bày trong
các ngôn ngữ giao diện khác nhau hoặc trong tất cả các ngôn ngữ.

-

Mỗi chuyên mục khi được tạo tuân theo một workflow dành riêng cho chuyên mục,
người khai thác thông tin chỉ nhìn thấy chuyên mục sau khi được người quản trị xuất
bản.

-

Mỗi chuyên mục cần có một template trình bày thông tin riêng.

-

Template trình bày cho mỗi chuyên mục được lựa chọn bởi người quản trị lựa chọn
trong tập các template được xây dựng sẵn trong hệ thống

-

Phần mềm chia template thành hai loại:
o Template trình bày cho các chuyên mục có chuyên mục con
o Template trình bày cho các chuyên mục không có chuyên mục con

-


Hệ thống cho phép người quản trị tuỳ biến các Porlet theo chuyên mục, có thể thay
đổi vị trí các tin tức: sang hai bên, ở trung tâm… một cách dễ dàng.

Trang 23


2.3.14

Công tác quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức hành nghề luật sư

Đây là kênh thông tin giới thiệu về công tác quản lý nhà nước về luật sư và tổ chức
hành nghề luật sư trên trang thông tin về luật sư, bao gồm các nội dung sau:
-

Giới thiệu về các tổ chức hành nghề luật sư trong nước cũng như nước ngoài

-

Giới thiệu các thông tin liên quan đến quản lý về luật sư.

-

Giới thiệu các văn bản quy định về điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, quyền,
nghĩa vụ của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam
và quản lý nhà nước đối với hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước
ngoài tại Việt Nam.

-


Giới thiệu các quy trình và thủ tục cho tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước
ngoài xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đối nội dung Giấy phép,
xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam..

-

Việc biên tập thông tin trên các trang là hoàn toàn sử dụng giao diện trực quan tương
tác với người dùng, người dùng không cần các hiểu biết về ngôn ngữ HTML nhưng
vẫn thực hiện được các thao tác đưa thông tin, chèn ảnh, chèn video clip, chỉnh sửa
cách hiển thị của nội dung.

Công cụ soạn thảo trực quan trên các trang web của phần mềm
2.3.15

Hệ thống các VBQPPL liên quan đến quản lý nhà nước về luật sư

Các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan đến quản lý nhà nước về luật sư
và tổ chức hành nghề luật sư trên trang thông tin về luật sư cho phép người dùng có thể tra
cứu các văn bản QPPL thông qua giao diện đã được thiết kế (theo mẫu của Bộ Tư pháp).

Trang 24


Các văn bản này sẽ được phân loại theo các chủ đề/lĩnh vực và lưu trữ vào CSDL để người
duyệt web có thể tra cứu.
Hệ thống văn bản QPPL được thể hiện gồm có hai mức:
-

Mức 1: Tóm tắt nội dung, trình bày hai thuộc tính của văn bản:
+ Tên văn bản.

+ Ngày ban hành.

-

Mức 2: Chi tiết nội dung bao gồm hai phần:
+ Toàn văn của văn bản.
+ Các văn bản khác.
+ Cho phép xây dựng được quy trình nghiệp vụ của dịch vụ vản bản QPPL.

Hệ thống văn bản QPPL về luật sư sẽ được tích hợp từ Cơ sở dữ liệu VBQPPL Bộ
Tư pháp.
2.3.16

Hướng dẫn thủ tục hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp các mẫu

Là một trong những nội dung của trang thông tin bao gồm:
-

Cung cấp các thủ tục hành chính, hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực luật sư.

-

Hướng dẫn về thủ tục hành chính quy định về điều kiện, phạm vi, hình thức hành
nghề, quyền, nghĩa vụ của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài hành nghề
tại Việt Nam và quản lý nhà nước đối với hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài,
luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

-

Cung cấp các quy trình và biểu mẫu liên quan cho tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư

nước ngoài xin cấp Giấy phép thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung Giấy
phép, xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam…

-

Để tiện cho việc tra cứu, liên hệ khi có nhu cầu của công dân, tổ chức, các hướng dẫn
về quy trình, thủ tục hành chính, dịch vụ hướng dẫn được tổ chức phân theo các khối
liên quan đến từng cụm riêng của luật sư. Các hướng dẫn của khối, cụm liên quan,
được nhóm theo thẩm quyền giải quyết của từng nhóm tương ứng.

-

Phần hướng dẫn của mỗi thủ tục hành chính trong chuyên mục này cung cấp đầy đủ
các thông tin cơ bản như: Nơi tiếp nhận hồ sơ; thời gian tiếp nhận hồ sơ và hoàn trả
kết quả; trình tự, cách thức thực hiện; các lại giấy tờ cần có trong hồ sơ; số lượng hồ
sơ; thời gian giải quyết; lệ phí (nếu có); các biểu mẫu; các văn bản pháp lý liên quan
v.v... Đặc biệt, đối với các thủ tục hành chính có các biểu mẫu liên quan, người sử
dụng có thể tải về để sử dụng trong các giao dịch hành chính.

Thông tin về các thủ tục hành chính được tích hợp từ cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính của
Bộ Tư pháp

Trang 25


×