Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TÀI LIỆU dạy học lý 6 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.42 KB, 11 trang )

Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

CHƯƠNG I: CƠ HỌC
I. LÝ THUYẾT
1. Đo độ dài
 Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét. Kí hiệu là
m.
1 m = 10dm = 100cm = 1000mm.
1mm = 0,1cm = 0,01dm = 0,001m.
1 km = 1000m = 1000000mm.
 Ngoài đơn vị đo thông dụng hiện nay là mét, còn một số đơn vị đo chiều dài khác:
1 hải lý = 1850m.
1 Inh (inch) = 2,54 cm (chiều dài 1 móng ngón tay)
1 fut (foot) = 12 in = 30,48 cm (chiều dài bàn chân)
1 dặm (mile) = 5280 ft = 1,6809344 km.
 Giới hạn đo (GHĐ) là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
 Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
 Các bước đo độ dài:
 Ước lượng độ dài cần đo.
 Chọn thước đo có Giới hạn đo và Độ chia nhỏ nhất thích hợp.
 Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của thước ngang bằng với vạch số 0
của thước.
 Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với vạch của thước ở đầu kia của vật.
 Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
2. Đo thể tích chất lỏng
 Một số đơn vị đo thể tích chất lỏng là: m3, cm3, lít, ml, cc, …
 Cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ:
 Ước lượng thể tích cần đo.
 Chọn bình chia độ thích hợp.


 Rót chất lỏng vào bình chia độ.
 Đặt bình chia độ thẳng đứng. Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong
bình.
 Đọc giá trị thể tích của chất lỏng theo vạch chia trên bình gần nhất.
 Ghi kết quả đo.
3. Đo thể tích vật rắn không thấm nước
 Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ:
 Chọn bình chia độ thích hợp.
 Rót chất lỏng vào bình chia độ đến thể tích V1 sao cho khi bỏ vật vào bình thì vật chìm
hoàn toàn.
 Bỏ nhẹ nhàng vật rắn cần đo vào bình chia độ, mực nước trong bình dâng đến thể tích
V2.
 Lấy V2 – V1 ta được thể tích của vật rắn cần đo.
 Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn:
 Rót chất lỏng vào bình tràn sao cho mực nước ngang bằng với vòi.
 Bỏ nhẹ nhàng vật rắn cần đo vào bình tràn để nước từ bình tràn tràn ra bình chứa.
 Ta lấy bình chứa đổ vào bình chia độ. Thể tích chất lỏng trong bình chia độ bằng với thể
tích của vật cần đo.
 Một số công thức tính thể tích của khối nước hoặc vật rắn có dạng hình học đặc biệt:
 Nếu nước được chứa trong các hộp có dạng khối hộp chiều ngang, chiều dọc, chiều cao
của nước là a, b, c (Vật rắn có dạng hình hộp) thể tích nước (Vật rắn) là: V  a.b.c
 Nếu nước trong một chiếc li hình trụ (Vật rắn có dạng hình trụ) thể tích là:

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

1


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu


Tài liệu dạy học vật lý 6

V   .R 2 .h : Trong đó R là bán kính đáy, h là chiều cao hình trụ (chiều cao nước trong
li),   3,14
 Nước chứa đầy trong một hồ có hình cầu và thành hồ mỏng (Vật rắn hình cầu) thể tích
4
là: V  . .R 3 Trong đó R là bán kính hình cầu.
3
 Khối lập phương: V = a3.
Khối lượng. Đo khối lượng
Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật đó. Đơn vị kg.
 VD: Trên vỏ túi gạo có ghi “5kg” cho ta biết lượng gạo chứa trong túi.
Trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị khối lượng là kilogram (kí
hiệu: kg). Kilogram là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.
Các đơn vị khối lượng thường dùng nhỏ hơn kilogram là: hectogram (hg) hay lạng, gam (g),
miligam (mg). Các đơn vị khối lượng thường dùng lớn hơn kilogram là tấn (T).
1 kg = 10hg (= 10 lạng) = 1000g = 1000000mg.
1 lạng = 100g.
1 tấn = 10 tạ = 1 000kg.
1 lượng vàng = 37,5g.
1 chỉ vàng = 3,75g.
1 phân vàng = 0,375g
Dụng cụ đo khối lượng là cân. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng cân
Roberval. Các loại cân thường dùng khác là cân tạ, cân đòn, cân y tế, cân đồng hồ..
Cách đo khối lượng bằng cân Roberval:
 Bước 1: Điều chỉnh để đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch số 0 của bảng
chia độ.
 Bước 2: Đặt vật cần đo khối lượng lên một dĩa cân.
 Bước 3: Chọn một số quả cân đặt lên dĩa cân bên kia sao cho đòn cân nằm cân bằng,
kim cân nằm đúng vạch số 0 của bẳng chia độ.

 Bước 4: Ghi kết quả khối lượng vật bằng tổng khối lượng của các quả cân trên dĩa cân.
Lực. Hai lực cân bằng
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật khác ta nói vật tác dụng lực lên vật kia.
Mỗi lực đều có phương, chiều và độ lớn xác định.
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều (đặt vào
cùng một vật).
Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra hai loại hiện tượng:
Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động, hoặc vật đang chuyển động bị dừng lại, hoặc vật
chuyển động nhanh lên, chuyển động chậm lại, đổi hướng chuyển động.
Vật thay đổi hình dạng : bị dãn dài ra, bị co ngắn lại, bị bẹp lại, bị cong đi, bị nở lên, …
Tóm lại: Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của nó, hoặc làm nó biến dạng,
hoặc gây ra cả hai hiện tượng đó.
Trọng lực. Đơn vị lực
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Đơn vị đo lực là Newton, kí hiệu N.
Độ mạnh của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật đó.
Lực đàn hồi
Khi lò xo biến dạng thì nó tác dụng lực lên vật tiếp xúc với hai đầu của nó. Lực này gọi là
lực đàn hồi
Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Lực kế



4.








5.







6.




7.


8.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

2


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6


 Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
 Cấu tạo lực kế gồm:
 Vỏ lực kế, gắn một bảng chia độ.
 Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị.
Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.
 Cách đo lực bằng lực kế:
 Bước 1: Điều chỉnh thanh chỉ thị ngang bằng với vạch số 0 của bảng chia độ.
 Bước 2: Cho vật tác dụng vào lò xo lực kế.
Chú ý: Phải cầm vỏ lực kế sao cho lò xo lực kế nằm cùng phương với lực cần đo.
9. Trọng lượng và khối lượng
 Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật là lượng chất chứa trong vật đó. Đơn vị kg.
 Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng

P  10 m
Trong đó: m: khối lượng (kg)
P: trọng lượng (N)
10. Khối lượng riêng
 Khối lượng riêng (KLR) của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể
tích (m3) chất đó.
 Đơn vị của KLR là: kilogram/mét khối
 Kí hiệu:kg/m3





Công thức tính khối lượng riêng:

D


m
V

Trong đó: m là khối lượng (kg)
D là khối lượng riêng (kg/m3)
V là thể tích của vật (m3)
Từ công thức tính khối lượng riêng ta suy ra công thức tính khối lượng và thể tích theo khối
lượng riêng là:

m  D.V

m
V
D

11. Trọng lượng riêng
 Trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (m3)
chất đó.
 Đơn vị của TLR là: Newton/mét khối
 Kí hiệu: N/m3



Công thức:

P
d
V

Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)

P là trọng lượng (N)
V là thể tích của vật (m3)

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

3


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu


Tài liệu dạy học vật lý 6

Từ công thức tính trọng lượng riêng ta suy ra được công thức tính trọng lượng theo trọng
lượng riêng là:

P  d .V

V

P
d

12. Xây dựng công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng


Công thức:

d  10 D


Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3)
D là khối lượng riêng (kg/m3)
13. Các máy cơ đơn giản
 Có 3 loại máy cơ đơn giản:
 Ròng rọc
 Đòn bẩy
 Mặt phẳng nghiêng
 Lợi ích của máy cơ đơn giản: các máy cơ đơn giản thường được dùng để di chuyển hoặc
nâng các vật nặng lên cao một cách dễ dàng hơn.
14. Mặt phẳng nghiêng
 Tác dụng của mặt phẳng nghiêng: Giúp ta kéo (đẩy) vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng
lượng của vật.
 Mặt phẳng nghiêng càng ít, lực cần để kéo vật đi lên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ.
15. Đòn bẩy
 Mỗi đòn bẩy đều có điểm tựa là O, điểm tác dụng của lực thứ nhất F1 là O1, điểm tác
dụng của lực thứ hai F2 là O2.
 Khi dùng đòn bẩy, muốn lực kéo nhỏ hơn lực cản thì khoảng cách từ điểm tựa đến lực
kéo phải lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến lực cản.
16. Ròng rọc
 Có hai loại ròng rọc là ròng rọc cố định và ròng rọc động.
 So với khi kéo trực tiếp vật lên cao, ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của
lực kéo nhưng không làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
 Khi dùng ròng rọc động để kéo vật lên cao, ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi
hướng và độ lớn của lực kéo, giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
II.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy ghép tên dụng cụ đo với tên các vật cần đo cho thích hợp nhất trong các trường hợp
sau:
1. Chiều dài cuốn sách vật lý 6
a. Thước thẳng 100cm có ĐCNN 1mm

2. Chiều dài vòng cổ tay
b. Thước thẳng 300mm có ĐCNN 1mm
3. Chiều dài khăn quàng đỏ
c. Thước dây 300cm có ĐCNN 1cm
4. Độ dài vòng nắm tay
d. Thước dây 10dm có ĐCNN 1mm
5. Độ dài bảng đen
e.Thước dây 500mm có ĐCNN 3mm
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Cây thước kẻ học sinh mà em thường dùng trong lớp học thích hợp
để đo độ dài của vật nào nhất:
A. Chiều dài của con đường đến trường.
B. Chều cao của ngôi trường em.
C. Chiều rộng của quyển sách vật lí 6.
D. Cả 3 câu trên đều sau.
Câu 3: Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

4


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Khi đo chiều dài của vật, cách đặt thước đúng là:
A. Đặt thước vuông góc với chiều dài vật.

B. Đặt thước theo chiều dài vật.
C. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu ngang bằng với vạch 0.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Khi đọc kết quả độ dài của một vật, cần đặt mắt:
A. Theo hướng xiên từ bên phải.
B. Theo hướng xiên từ bên trái.
C. Theo hướng vuông góc vời cạnh thường tại điểm đầu và cuối của vật.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 6: Khi đo độ dài của một vật em phải.
A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
B. Đặt thước và mắt nhìn đúng quy cách.
C. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.
D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.
Câu 7: Khi đo kích thước của sân đá bóng, người ta nên dùng thước đo nào dưới đây để việc đo
được thuận lợi nhất;
A. Thước thẳng có GHĐ 1m, ĐCNN 1cm.
B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5 mm.
C. Thước dây có GHĐ 5 m, ĐCNN 1 cm.
D. Thước dây có GHĐ 10m, ĐCNN 1cm.
Câu 8: Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là
A. m
B. cm
C. dm2
D. mm
Câu 9: Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng
như sau: 15,3cm; 24,4cm; 18,7cm và 9,1cm. ĐCNN của thước đó là:
A. 1 mm.
B. 2 mm.
C. 3 mm.
D. 4 mm.

Câu 10: Phía sau sách vật lý 6 có ghi: khổ 17 x 24cm. Các con số đó chỉ:
A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách.
B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách.
C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách.
D. Độ dày và chiều dài cuốn sách.
Câu 11: Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là
A. 7,8 cm
B. 8 cm
C. 7,7 cm
D. 7,9 cm
Câu 12: Hãy chọn giá trị thể tích ở cột bên trái cho phù hợp
với dụng cụ ở cột bên phải
Dụng cụ
Thể tích
a) Ấm đun nước
1) 20cm3
b) Bình tắm nước nóng
2) 30 lít
c) Cốc nhỏ
3) 1,5 lít
d) Thùng phuy
4) 15m3
e) Bồn của xe chở xăng
5) 1000m3
f) Hồ bơi
6) 200 lít
3
Câu 13: Đo thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm , bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất để đo:
A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml.
B. Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml.

C. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml.
D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml.
Câu 14: Chọn bình chia độ thích hợp nhất để đo thể tích một lượng chất lỏng còn hơn 0,5 lít:
A. Bình có GHĐ 1000ml và ĐCNN 10ml.
B. Bình có GHĐ 500ml và ĐCNN 2ml.
C. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml.
D. Bình có GHĐ 500ml và ĐCNN 5ml.
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số trong khi đo thể tích của chất lỏng:
A. Bình chia độ nằm nghiêng.
B. Mắt nhìn nghiêng.
C. Mặt thoáng chát lỏng hơi lõm xuống hay cong lên.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 16: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của
bình lần lượt là:

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

5


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

A. 100 cm3 và 5 cm3
B. 50 cm3 và 5 cm3
C. 100 cm3 và 10 cm3
D. 100 cm3 và 2 cm3
Câu 17: Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào
đúng:

A. 6,5cm3
B. 16,2cm3
C. 16cm3
D.
3
6,50cm
Câu 18: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của
một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,25 lít.
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml.
40 ml
B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
30 ml
C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
D. Bình 200ml có vạch chia tới 1ml.
20 ml
Câu 19: Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ.
10 ml
Thể tích của nước trong bình là:
0 ml
A. 22 ml
B. 23 ml
C. 24 ml
D. 25
ml
Câu 20: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo vật rắn không thấm nước thì người ta xác định
thể tích của vật bằng cách:
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.

Câu 21: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn
đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 92cm3
B. 27cm3
C. 65cm3
D.
3
187cm
Câu 22: Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là:
A. ca đong và bình chia độ.
B. bình tràn và bình chứa.
C. bình tràn và ca đong.
D. bình chứa và bình chia độ.
Câu 23: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Mạnh như nhau.
B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.
C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
Câu 24: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng?
A. Nước chảy xiếc, thuyền bơi ngược dòng, thuyền gần như đứng yên một chỗ không nhích được.
B. Cái hộp phấn nằm yên trên bàn.
C. Đồng hồ quả lắc treo trên tường.
D. Cả 3 trường hợp A, B, C.
Câu 25: Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Một vật bị co dãn, bẹp, gãy, méo mó,… là do chịu tác dụng của vật khác.
D. Khi có lực tác dụng thì bao giờ cũng chỉ ra được vật tác dụng lực và vật chịu tác dụng lực.
Câu 26: Đơn vị đo lực là:
A. kilôgam.

B. mét.
C. lít.
D. Newton.
Câu 27: Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây:
A. Làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Làm cho vật chuyển động chậm lại.
C. Làm cho vật biến dạng.
D. Làm cho vật chuyển động thẳng đều.
Câu 28: Sức nặng của một vật chính là:
A. Khối lượng của vật.
B. Trọng lượng của vật.
C. Khối lượng hoặc trọng lượng của vật.
D. Lượng chất chứa trong vật.
GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

6


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

Câu 29: Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không?
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chịu tác dụng của trọng lực.
C. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
D. Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
Câu 30: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là không có tác dụng của trọng lực?
A. Hòn đá lăn từ trên triền núi xuống chân núi.
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.

C. Mưa rơi xuống đất.
D. Không có trường hợp nào trong các trường hợp trên.
Câu 31: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?
A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.
B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại.
C. Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn.
D. Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn.
Câu 32: Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi:
A. Trọng lượng của con chim.
B. Lực đẩy của gió lên cánh buồm.
C. Lực tác dụng của đầu búa lên đinh.
D. Lực do bộ phận giảm xóc đặt vào khung xe máy.
Câu 33: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy:
A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.
Câu 34: Trọng lượng của một vật là
A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.
B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.
C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật.
Câu 35: Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên có thể xảy ra những hiện tượng gì
đối với quả bóng?
A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
C. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không có hiện tượng nào xảy ra.
Câu 36: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ
A. thể tích của hộp mứt.

B. khối lượng của mứt trong hộp.
C. sức nặng của hộp mứt.
D. số lượng mứt trong hộp.
Câu 37: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.
B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 9999.
D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg.
Câu 38: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh
B. Kìm điện.
C. Kéo cắt giấy.
D. con dao thái.
Câu 39: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?
A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.
B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.
C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.
D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.
Câu 40: Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây?
A. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
B. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

7


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6


C. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng
thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Câu 41: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của
lực:
A. Ròng rọc động.
B. Ròng rọc cố định.
C. Đòn bẩy.
D. Mặt phẳng nghiêng.
Câu 42: Cầu thang xoắn là một máy cơ đơn giản nào.
A. Ròng rọc động.
B. Đòn bẩy.
C. Mặt phẳng nghiêng.
D. Ròng rọc cố định.
Câu 43: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không thể coi là đòn bẩy?
A. Cây kim.
B. Cầu thang gác.
C. Cái cân đòn.
D. Cái kéo.
Câu 44: Trong các máy cơ đơn giản sau đây, máy nào chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực.
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Đòn bẩy.
C. Ròng rọc cố định.
D. Ròng rọc động.
Câu 45: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn:
A. Trọng lượng của vật tăng.
B. Trọng lượng riêng của vật giảm.
C. Trọng lượng riêng của vật tăng.
D. Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra.
III. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Có 2 thước: Thước thứ nhất dài 30cm, có độ chia tới mm, thước thứ hai dài 1m có độ chia
đến cm.
a. Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước.
b. Nên dùng thước nào để đo chiều dài của bàn giáo viên, chiều dài của SGK Vật lý 6.
Bài 2: Có hai cây thước mét, cây thứ nhất có GHĐ là 200cm, và cây thứ hai có GHĐ là 100cm.
Một học sinh dùng một trong hai thước mét trên để đo chiều dài và chiều rộng của một cái bàn. Sau
một lần đo kết quả được ghi như sau:
Chiều dài của bàn là 198,5cm
Chiều rộng của bàn là 59,7cm
Hãy cho biết học sinh đó dùng thước nào và có ĐCNN là bao nhiêu?
Bài 3: Điền số thích hợp vào các chỗ trống sau:
a. 0,1m = ……dm = ……..cm
f. 4280dm = ….m = ……..km
b. 0,5km = ……..m = …….cm
g. 20cm = …….km = …….m
c. 3mm = ………m = …….km
h. 2500mm = ……..cm = ……..m
d. 25cm = ……dm = ……..m
i. 0.025km = …….m = ………mm
e. 0,001km = ……..dm = …….mm
Bài 4: Một người dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh đất. Người này thấy chiều dài mảnh
đất cần đo gấp 30 lần chiều dài của thước thẳng và nói chiều dài mảnh đất cần đo khoảng 45m. Hãy
cho biết người này dùng thước thẳng GHĐ khoảng bao nhiêu?
Bài 5: Một học sinh đi từ đầu đến cuối sân trường đếm được 125 bước chân. Độ dài trung bình của
mỗi bước chân là 40cm. Hãy tính chiều dài của sân trường.

Bài 6: Xác định Giới hạn đo (GHĐ) và Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của các cây thước thẳng
sau:

a. GHĐ: ……… ĐCNN: ……


GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

b. GHĐ: ……… ĐCNN: ………

8


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

c. GHĐ: ……… ĐCNN: ………

Tài liệu dạy học vật lý 6

d. GHĐ: ……… ĐCNN: ………

e. GHĐ: ……… ĐCNN: ………
f. GHĐ: ……… ĐCNN: ………
Bài 7: Dùng một thước thẳng để đo chiều dài của một cây bút chì như hình bên dưới. Em
hãy cho biết:
a. Thước có Giới hạn đo và Độ chia nhỏ nhất
là bao nhiêu?
b. Độ dài của cây bút chì là bao nhiêu?
Bài 8: Một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 40cm3 nước, khi thả một viên sỏi vào bình, mực nước
trong bình dâng lên tới vạch 48cm3. Hỏi thể tích của viên sỏi là bao nhiêu?
Bài 9: Hãy sắp xếp các thể tích: 125cc; 1250mm3; 1,25 lít theo thứ tự giảm dần.
Bài 10: Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng
bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước
tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 275cm3. Sau đó, người ta lại thả hòn sỏi
(đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực nước ở ngang vạch 245,5cm2. Hãy cho biết thể

tích của quả bóng bàn ?
Bài 11: Bình chia độ đựng 50cm3 cát, khi đổ 50cm3 nước vào bình, mực nước nằm ở mức 90cm3.
Hỏi thể tích thực của cát là bao nhiêu? Tại sao mức nước không chỉ mức 100cm3?
Bài 12: Một bình chia độ ghi tới cm3, có vạch chia 150cm3 ngay sát miệng bình. Ban đầu bình chứa
100cm3. Khi thả một viên bi vào bình, mực nước dâng đến vạch 122cm3. Tiếp tục thả hai viên bi
giống hệt như thế vào bình, mực nước sẽ dâng đến vạch nào?
Bài 13: Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới
hạn đo của bình chia độ.
a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể
tích của hòn đá?
b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
Bài 14: Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. 0,01kg = …………….g = ……………mg
b. 10g = ………………kg = ……………… tạ
c. 0,5T = ……………… kg = ……………….. tạ
d. 1500g = ……………….kg = …………….. tạ
e. 12500mg = …………….g = ……………….kg
Bài 15: Trên một túi muối Iốt có ghi 1kg. Con số đó có ý nghĩa như thế nào?
Bài 16: Trên cửa xe ôtô có ghi 4,5T. Hỏi con số đó chỉ gì?
Bài 17: Một chiếc cân gồm hai đĩa cân, trong tay ta chỉ có một số quả cân loại 1kg; 500g; 10g; 5g;
1g (mỗi loại một quả). Hỏi để cân khoảng 5kg gạo ta phải làm thế nào?
Bài 18: Một chiếc cân gồm hai đĩa cân, trong tay ta chỉ có một số quả cân loại 100g; 20g; 10g; 5g;
1g (mỗi loại một quả). Hỏi để chia ba một túi đường nặng 450g ta phải làm thế nào?
Bài 19: Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường
hợp sau: nhanh dần, chậm dần?
Bài 20: Tìm những từ thích hợp vào chỗ chấm:
a. Một lực sĩ nâng và giữ quả tạ đứng yên. Lực ….... của lực sĩ và ….…. của quả tạ cân bằng nhau.
b. Một con chim đứng yên trên bầu trời. Lực …. và trọng lựơng của con chim là hai lực………
c. Một quyển sách đặt trên bàn. Nó chịu tác dụng của hai lực …... Đó là lực….. và ….. của quyển
sách.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

9


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

d. Cái mắc áo treo trên giá treo. Nó chịu tác dụng của …... Đó là ….... của giá treo và trọng lượng
của ………
Bài 21: Trong các sự vật và hiện tượng sau, em hãy chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đã gây
ra cho vật bị nó tác dụng:
a. Một tấm bêtông làm nắp bể nước mới đổ xong còn chưa đông cứng, trên mặt in hằn lõm các vết
chân gà.
b. Một chiếc nồi nhôm bị bẹp nằm bên dưới một chiếc thang tre bị đổ ngay trên mặt đất.
c. Trời dông, một chiếc lá bàng bị bay lên cao.
d. Một cành cây bàng ở dưới thấp bị gãy.
Bài 22: Tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống.
a. Một ôtô tải có khối lượng 2,8 tấn sẽ nặng .............. Newton.
b. Hai mươi thiếp giấy nặng 18,4 Newton. Mỗi thiếp giấy sẽ có khối lượng ............ gam.
c. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng ............. Newton.
Bài 23: Chọn những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
trọng lực lực kéo cân bằng biến dạng
Trái Đất
dây gầu
a. Một gầu nước treo đứng yên ở một đầu sợi dây. Gầu nước chịu tác dụng của hai lực ........... lực
thứ nhất là ............. của dây gầu; lực thứ hai là .............. của gầu nước. Lực kéo do .................. tác
dụng vào gầu. Trọng lực do ............. tác dụng vào gầu.
b. Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và

................... của quả chanh là hai lực ...............
c. Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm xóc bị nén lại, ........... của người và xe đã làm cho lò xo
bị ..................
Bài 24: Một ô tô nặng 4,5 tấn. Hỏi trọng lượng của ôtô là bao nhiêu?
Bài 25: Một xe tải có khối lượng 4,5 tấn sẽ nặng bao nhiêu Newton?
Bài 26: Một xe máy cày có khối lượng 4,1 tấn thì có trọng lượng là bao nhiêu?
Bài 27: Một quả dừa có trọng lượng 25N thì có khối lượng là bao nhiêu?
Bài 28: Biết 10 hòn sỏi có khối lượng là 75g. Em hãy tính trọng lượng của 10 hòn sỏi đó?
Bài 29: Một vật có khối lượng 1,2kg treo vào một sợi dây cố định.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên?
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?
Bài 30: Khi treo vào lò xo một vật nặng 100g lò xo giãn ra một đoạn 2cm. Hỏi nếu treo thêm vào lò
xo đó một vật khác nặng 200g thì lò xo giãn ra một đoạn bằng bao nhiêu?
Bài 31: Hãy tính khối lượng của một khối nhôm . Biết khối nhôm đó có thể tích là 0.5m 3 và khối
lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.
Bài 32: Một chất lỏng có khối lượng 1kg và có thể tích 1dm3 .Hãy tính khối lượng riêng của chất
lỏng đó ra kg/m3 và cho biết chất lỏng đó là gì ?
Bài 33: Tính khối lượng và trọng lượng của quả nặng bằng sắt có thể tích 0,05m 3. Biết khối lượng
riêng của sắt là 7800kg/m3
Bài 34: Một cục sắt có thể tích 0,1 lít, khối lượng riêng 7800 kg/m3.
a. Tính khối lượng của cục sắt.
b. Tính trọng lượng riêng của sắt.
Bài 35: Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một cái dầm sắt có thể tích 40dm3. Biết D của sắt là
7800kg/m3.
Bài 36: Trong một bài thực hành kết quả được ghi như sau:
Bình chia độ
Lần đo Khối lượng của sỏi
Thể tích của sỏi
Khi chưa có sỏi Khi có sỏi
1

m1 = 85g
50cm3
81cm3
V1 = …
3
3
2
m2 = 67g
50cm
76cm
V2 = …
3
m3 = 76g
50cm3
78cm3
V3 = …
Hãy tính thể tích và khối lưọng riêng của sỏi trong 3 lần đo rồi tính khối lượng riêng trung bình của
sỏi?

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320

10


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

Bài 37: Một vật có khối lượng 150 kg và thể tích 1,5m3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng của
vật đó.

Bài 38: Tính khối lượng riêng của một vật có khối lượng 226kg và có thể tích 20dm3 ra đơn vị
kg/m3. Vật đó làm bằng chất gì?
Bài 39: Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau:
Chất
Khối lượng riêng (kg/m3)
Chất
Khối lượng riêng (kg/m3)
Nhôm
2700
Thủy ngân
13600
Sắt
7800
Nước
1000
Chì
11300
Xăng
700
Hãy tính:
a. Khối lượng và trọng lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?
b. Khối lượng của 0,5 lít xăng?
Bài 40: Từ bảng trên tính:
a. Trọng lượng riêng của nước, thủy ngân, sắt.
b. Trọng lượng riêng của 0,5 lít xăng.
Bài 41: Một vật bằng sắt nguyên chất thể tích 0,4 m3. Hãy tính trọng lượng (P) của miếng sắt đó?
Biết khối lượng riêng của sắt Dsắt = 7800kg/m3.
Bài 42: Một viên gạch có khối lượng 1,6 kg và có thể tích 1200cm3. Tính khối lượng riêng của viên
gạch đó theo đơn vị kg/m3.
Bài 43: Khi bỏ vào bình nước 500g chì và khi bỏ 500g sắt thì trường hợp nào mực nước dâng cao

hơn?
Bài 44: Có 10 lít chất lỏng khối lượng 8kg. Hỏi chất lỏng đó là chất gì?
Bài 45: Trong tục ngữ có câu: “Nhẹ như bấc, nặng như chì”. Nặng nhẹ ở đây chỉ cái gì?
Bài 46: Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7lít để đựng. Cái can đó có chứa
hết dầu không? Vì sao? Biết dầu có khối lượng riêng là 800 kg/m3.
Bài 47: Một viên bi sắt có thể tích 5,4cm3, có khối lượng 42g.
a. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi sắt trên mặt đất.
b. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên bi sắt trên Mặt trăng, biết lực hút trên mặt
trăng nhỏ hơn trên Trái đất 6 lần.
Bài 48: a. Một vật bằng nhôm hình trụ có chiều cao 20cm và bán kính 2cm. Tính khối lượng của
khối trụ này. Biết KLR của nhôm 2,7g/cm3.
b. Một vật khác có cùng thể tích, nhưng treo vào lực kế thì lực kế chỉ 19,6N. Vật ấy làm bằng
nguyên liệu gì?
Bài 49: Có 20 Viên sỏi người ta dùng cân Roberval để cân ,đặt 20 viên sỏi lên đĩa cân bên phải, còn
đĩa cân bên trái gồm có 2 quả cân 1kg, 1 quả cân 500g, 1 quả cân 50g, 2 quả cân 20g và 1 quả cân
5g. Sau đó người ta bỏ 20 viên sỏi đó vào bình chia độ lúc đầu mực nước trong bình chia độ là
4000ml sau khi thả các viên sỏi vào bình chia độ thì mực nước là 5000ml .
a. Tính khối lượng của 20 viên sỏi?
b. Tính thể tích của 20 viên sỏi?
c. Tính khối lượng riêng của sỏi?
Bài 50: Em sẽ sử dụng máy cơ đơn giản nào để thuận tiện?
a. Đưa một cái xe máy từ dưới sân lên thềm cao 0,5m.
b. Đưa một xô vữa lên cao 15m.
Bài 51: Khi dùng guồng quay để đưa gàu nước từ giếng lên. Vậy guồng quay đóng vai trò như máy
cơ đơn giản nào?
Bài 52: Đường quốc lộ đi lên núi người ta thường làm đi ngoằn ngèo làm như vậy có lợi gì cho
người đi. Giải thích?

GV: Nguyễn Trần Hải Vân – 0932725320


11



×