Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.37 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀNG DIỄM LINH

QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA HIỆN
NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành: QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ


Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀNG DIỄM LINH

QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA HIỆN
NAY

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Minh Sơn




Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm
Minh Sơn, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thầy đã là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em từ những ngày đầu tiên cho
đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quốc tế học cùng các thầy,
cô giáo giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình
giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học tập, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.
Trong khuôn khổ bài luận văn không thể khỏi tránh những điều thiếu sót
cũng như những hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo chân
thành của các thầy, cô giáo, giúp em hoàn thiện hơn nữa về quan điểm, cách
nhìn nhận và đánh giá về vấn đề nghiên cứu của đề tài.

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI
GIAO VĂN HÓA...........................................................................................11
1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................11
1.2. Vị trí, vai trò của quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động
ngoại giao văn hóa...........................................................................22

1.3. Nội dung, phương thức quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt
động ngoại giao văn hóa..................................................................28
1.4. Chiến lược Ngoại giao văn hoá của Việt Nam đến năm 2020.......37
Chương 2: QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI GIAO VĂN HÓA - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA...................................................................................................................39
2.1. Thực trạng quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt động ngoại
giao văn hóa.....................................................................................39
2.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam
trong hoạt động ngoại giao văn hóa...............................................69
Chương 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI
GIAO VĂN HÓA THỜI GIAN TỚI............................................................74
3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt
động ngoại giao văn hóa..................................................................74
3.2. Giải pháp tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt
động ngoại giao văn hóa thời gian tới............................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................97

2


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................100

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
APEC

Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEM

The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NVNONN

Người Việt Nam ở nước ngoài

Nxb

Nhà xuất bản

PR

Public Relations
Quan hệ công chúng

UNESCO


United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quan hệ quốc tế, không phải lúc nào sức mạnh quân sự hay kinh
tế cũng có thể tạo nên vị thế quốc gia. Sức mạnh của mỗi quốc gia sẽ được
xác định bằng nhiều nhân tố. Trong đó, không thể không kể tới vai trò của văn
hóa, một trong những công cụ để thực hiện sức mạnh mềm.
Văn hóa vẫn luôn được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng của
xã hội, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới và hội nhập quốc tế trở thành xu thế lớn của thế giới hiện đại. Tác
động đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia, văn hóa ngày càng
đóng vai trò quan trọng mục tiêu lợi ích quốc gia. Nền văn hóa dân tộc sẽ
định hướng và điều tiết để hội nhập và phát triển bền vững, hội nhập để phát
triển nhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ.
Trong lịch sử ngoại giao thế giới, ngoại giao văn hóa xuất hiện từ rất
sớm với các hình thức biểu hiện khác nhau ở từng quốc gia, giữa ngoại giao
và văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ. Trên thế giới, các quốc gia dù phát triển
hay đang phát triển, đều đặc biệt coi trọng hoạt động ngoại giao văn hóa, coi
đây như một công cụ hữu hiệu của “quyền lực mềm” nhằm bảo vệ lợi ích
quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa hiện đang là xu hướng tất yếu và ngày càng
được mở rộng, buộc các quốc gia phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phải cạnh tranh với nhau, tìm ra
các phương thức để thu hút sự quan tâm, chú ý của thế giới, khẳng định giá

trị, hình của đất nước mình trên trường quốc tế. Chính vì thế, việc xây dựng
chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia hay thương hiệu quốc gia là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của các nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển như Việt Nam.

4


Không nằm ngoài xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã và đang thực
hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện các chính
sách ngoại giao ngày càng mở rộng để đưa đất nước tiến kịp thời đại, hội
nhập với thế giới. Hình ảnh Việt Nam vì thế cũng có nhiều thay đổi. Từ hình
ảnh là một dân tộc anh hùng, mưu trí, sáng tạo, kiên cường, bất khuất trong
chiến tranh, hiện nay Việt Nam được biết đến như một quốc gia ổn định, an
toàn, năng động, đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế; một điểm đến hấp dẫn
về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và nền văn hóa độc đáo; con người
Việt Nam chăm chỉ, ham học hỏi, nắm bắt vấn đề nhanh và có tinh thần vượt
khó.
Ở Việt Nam, với nhận thức truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc là
chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao và ngoại giao là văn hóa cùng với ngoại
giao chính trị, ngoại giao kinh tế, Hội nghị ngoại giao lần thứ 25 (11-2006) đã
xác định Ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam,
cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Trong đó, ngoại giao văn
hóa đóng vai trò nền tảng tinh thần, mở rộng giao lưu quốc tế, còn hoạt động
ngoại giao văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào việc quảng bá hình ảnh Việt
Nam ra nước ngoài, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam trên thế giới và
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tại Việt Nam, hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần tăng cường
hiểu biết với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá văn hóa cũng như hình ảnh
đất nước, tăng sức lôi cuốn của Việt Nam đối với khách du lịch và doanh nhân

các nước, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế - xã hội. Các
hoạt động ngoại giao văn hóa chính là kênh tiếp thu tinh hoa văn hóa của
nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống
của đất nước. Giao lưu văn hóa sẽ tạo nên hình ảnh tốt hơn về đất nước, con
người và nền văn hóa quốc gia. Nói cách khác là hoạt động ngoại giao văn

5


hóa sẽ góp phần kiến tạo lòng tin để xây dựng quan hệ hữu nghị bền vững
giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Do đó, công tác quảng bá hình ảnh, đất
nước, con người Việt Nam thông qua hoạt động ngoại giao văn hóa cần được
đẩy mạnh và chú trọng hơn nữa.
Những thành tích trong hoạt động ngoại giao văn hóa không chỉ đóng
góp thành tựu, lưu lại dấu ấn đậm nét trong thắng lợi chung của ngoại giao
Việt Nam mà còn tạo đà cho ngoại giao văn hóa tiến tới đóng góp nhiều hơn
cho việc tăng cường hiểu biết và quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và thế giới,
đồng thời quảng bá hiệu quả hình ảnh một đất nước tươi đẹp, thân thiện và
giàu tiềm năng đến bạn bè quốc tế.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quảng bá hình ảnh Việt Nam
trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay” để tìm hiểu hoạt động ngoại
giao văn hóa và những thành công, hạn chế đối với việc quảng bá hình ảnh
đất nước. Việc nghiên cứu đề tài giúp tăng cường hiểu biết về ngoại giao văn
hóa Việt Nam đồng thời có thêm những kinh nghiệm, cơ sở quan trọng để đưa
ra một số khuyến nghị cho công tác ngoại giao văn hóa nhằm phát triển, nâng
cao hình ảnh đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề (trong nước và quốc tế)
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, văn hóa càng trở nên quan trọng trong ý
nghĩa là sức mạnh mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Văn hóa có khả
năng thâm nhập mạnh mẽ, có thể đạt được mục tiêu mà các biện pháp chính

trị và quân sự chưa chắc có thể đạt được.
Chính vì vậy, các quốc gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn
hóa như đa dạng văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh, văn hóa
hòa bình. Kênh văn hóa được sử dụng như một phương tiện hiệu quả hỗ trợ
thúc đẩy quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế... Đối với các nước lớn, các hoạt
động ngoại giao văn hóa là con đường để mở rộng ảnh hưởng của mình với

6


thế giới. Đối với các nước nhỏ hơn, hoạt động ngoại giao văn hóa được sử
dụng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước và tăng cường phát triển, qua đó các
nước này sẽ được chú ý nhiều hơn và nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế.
Với tư cách là một lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao, ngoại
giao văn hóa liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương
tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại quốc gia,
tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia
trên thế giới.
Trong vấn đề quảng bá hình ảnh đất nước, nhóm tác giả Ronit Appel,
Assaf Irony, Steven Schmerz và Ayela Ziv với bản nghiên cứu mang tên:
Cultural Diplomacy: An Important but Neglected Tool in Promoting Israel’s
Public Image (2008) đã nhanh chóng nhìn nhận và chứng minh tầm quan
trọng của ngoại giao văn hóa dưới góc độ là một công cụ hữu hiệu trong việc
nâng cao hình ảnh quốc gia.
Thông qua việc nghiên cứu trường hợp điển hình tại đất nước Kyrgyzstan,
với bài viết “To Develop Country Image and National Brand Strategy to Attract
Foreign Direct Investments (FDI): an example from Kyrgyzstan”, tác giả Elif
Asude Tunca đã cho thấy vai trò của việc phát triển hình ảnh và thương hiệu
quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trước đó, các tác giả Philip Kotler, Somkid Jatusspritiak và Suvit

Maesincee đã có công trình nghiên cứu về quảng bá hình ảnh đất nước với cuốn
sách The Marketing of Nations: A Strategic Approach to Building National
Weath (1997). Cuốn sách giúp các nhà quản lý, chiến lược gia, nhà hoạch định
chính sách từng bước đưa ra cách thức xây dựng hình ảnh quốc gia để phát triển
kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu. Với nhiều ví dụ ở nhiều nước phát
triển và đang phát triển, các tác giả đưa ra cái nhìn tổng hợp toàn diện các yếu tố
kinh tế, chính trị và văn hóa ảnh hưởng đến quá trình kinh tế ở tất cả các quốc

7


gia. Bên cạnh đó, cuốn sách Marketing as a country: Promotion as tool for
attracting foreign investment (2001) của Louis T. Wel và Alvin G. Wint cũng
đưa ra các phương thức quảng bá hình ảnh nhằm thu hút FDI.
Ở Việt Nam, hai bài tham luận trong cuốn kỷ yếu hội thảo Quan hệ công
chúng – Lý luận và thực tiễn (2007), Nxb Chính trị Quốc gia là Tạo dựng hình
ảnh đất nước con người của Phạm Minh Sơn và Vận dụng mô hình
MECGRISPR trong tiếp thị hình ảnh quốc gia của Phan Tất Thứ, Chủ tịch Công
ty TNHH Kỹ năng Việt, đã đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề quảng bá hình ảnh
quốc gia, trong đó có liên hệ đến trường hợp cụ thể là Việt Nam.
Bài viết Chiến lược xây dựng hình ảnh - Điểm đến của du lịch Việt Nam
của tác giả Ma Quỳnh Hương cũng tìm hiểu những nỗ lực định vị nhằm tạo
dựng một hình ảnh tốt đẹp, một điểm đến ấn tượng của đất nước Việt Nam trong
thị trường du lịch thế giới.
Các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước đều khẳng định vai
trò, vị trí và tầm quan trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt
động ngoại giao văn hóa. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa
học nào có tính chất tổng hợp về quảng bá hình ảnh trong hoạt động ngoại
giao văn hóa của Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài Quảng bá hình ảnh Việt Nam
trong hoạt động ngoại giao văn hóa hiện nay sẽ là một bổ sung cần thiết góp

phần nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động ngoại
giao văn hóa thời gian tới.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt
động ngoại giao văn hóa, luận văn nghiên cứu thực trạng quảng bá hình ảnh
đất nước, đồng thời chỉ ra những thành tựu và một số hạn chế, từ đó đề xuất
những giải pháp tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động
ngoại giao văn hóa thời gian tới.

8


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động
ngoại giao văn hóa.
- Phân tích thực trạng quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt động
ngoại giao văn hóa hiện nay.
- Nêu kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp tăng cường
quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quảng bá hình ảnh Việt
Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, gắn với việc
phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 của Việt Nam được
ký ban hành năm 2011. Từ cột mốc đó đến năm 2016 diễn ra nhiều hoạt động
ngoại giao văn hóa khác nhau. Tác giả muốn đánh giá xem trong thời gian đó,
công tác quảng bá hình ảnh đã đạt được những thành tựu và gặp phải những
khó khăn gì, từ đó đưa ra một số đề xuất nâng cao công tác quảng bá hình ảnh
Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ
sở lý luận. Nghiên cứu lý luận trên cơ sở quan điểm, đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước về quan hệ quốc tế, công tác đối ngoại và công tác tư
tưởng. Kết hợp nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành quan hệ
quốc tế và các phương pháp nghiên cứu liên ngành như phân tích văn bản để
làm rõ các nguồn tài liệu gồm các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích lợi ích nhằm xác định vai trò, vị trí

9


và tầm quan trọng của các hoạt động ngoại giao văn hóa đối với việc quảng
bá hình ảnh đất nước. Phương pháp phân tích chính sách cũng được áp dụng
nhằm làm rõ Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020.
Bên cạnh đó, việc phân tích tác động của công tác quảng bá hình ảnh
Việt Nam trong hoạt động ngoại giao văn hóa giúp người viết chỉ ra những
mặt đã đạt được và chưa đạt được làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác
quảng bá.
Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case
study) kết hợp phương pháp phân tích, so sánh với kinh nghiệm của các nước
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ trong việc quảng bá hình ảnh đất nước thông
qua hoạt động ngoại giao văn hóa. Ngoài ra, phương pháp hệ thống – cấu
trúc, phương pháp tổng hợp cũng được vận dụng nhằm góp phần bổ trợ cho
công tác nghiên cứu và thực hiện luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận văn sẽ góp phần vào việc nghiên

cứu, làm rõ các khái niệm, tổng hợp tư liệu, hệ thống hóa hoạt động ngoại
giao văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam giai đoạn hiện nay, đồng
thời chỉ rõ những thành tựu cũng như một số hạn chế trong công tác ngoại
giao văn hóa của Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần làm rõ các nghiên cứu trong vấn đề
về hoạt động ngoại giao văn hóa, làm rõ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà
nước, đề xuất giải pháp nhằm xây dựng chính sách và nâng cao hiệu quả công tác
ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới. Luận văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về ngoại giao văn hóa.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.

10


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢNG BÁ
HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI GIAO VĂN HÓA
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Quảng bá hình ảnh đất nước”



Khái niệm “Quảng bá”

Cho đến nay, thuật ngữ “quảng bá” đã được nhắc đến rất nhiều trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, trong các bài báo, các tài liệu nghiên
cứu, gắn liền với các vấn đề như quảng bá hình ảnh, quảng bá thương hiệu.

Song vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể, thống nhất về quảng bá.
“Quảng bá” là một từ Hán Việt được ghép từ chữ “quảng” có nghĩa là
rộng lớn và từ “bá” có nghĩa là làm lan rộng. Vì vậy, ta có thể hiểu “quảng
bá” có nghĩa là tuyên truyền rộng rãi.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng các
phương tiện thông tin [59, tr.802]. “Quảng bá” cũng được hiểu là: Những
hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một
sản phẩm, một tổ chức [25]. Quảng bá thường được sử dụng để phát triển
thương hiệu, sản phẩm, văn hóa…
Có thể hiểu một cách khái quát, quảng bá là hoạt động truyền bá rộng
rãi hình ảnh của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia tới một đối tượng
nào đó nhằm làm cho đối tượng hiểu rõ hơn về cá nhân, tổ chức, quốc gia đó
nhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ thể quảng bá mong muốn.
Công tác quảng bá hình ảnh đất nước chịu ảnh hưởng của ba yếu tố và
sáu lĩnh vực.

11


Ba yếu tố tác động đến quảng bá hình ảnh đất nước là: quan hệ giữa
chính phủ với chính phủ, quan hệ giữa nhà nước với cư dân (bao gồm dân bản
địa và du khách nước ngoài), quan hệ giữa người dân nước sở tại với người
nước ngoài.
Thứ nhất, quan hệ giữa chính phủ với chính phủ là nói đến tính chất
chính sách đối ngoại của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế: thân thiện, khiêu khích, đóng cửa hay cởi mở… Và mỗi tính chất ấy
đều tự gợi lên ấn tượng khác nhau đối với đất nước được lãnh đạo bởi nhà
nước ấy. Rõ ràng, mỗi đất nước có chính sách thân thiện, hòa nhã và hợp tác
với các nước trên thế giới sẽ tạo nên hình ảnh tốt đẹp, gần gũi của quốc gia
với cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, quan hệ giữa nhà nước với dân cư (bao gồm cả người dân
nước sở tại và người nước ngoài). Mối quan hệ này góp phần quan trọng vào
việc xây dựng hình ảnh một đất nước tốt đẹp trong mắt bạn bè thế giới. Hình
ảnh đất nước được đại diện và xây dựng bởi chính những người dân của nước
đó. Vì vậy, muốn người dân thực sự trở thành hình ảnh đại diện tích cực cho
quốc gia thì nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân trong nước. Bên cạnh
đó, cần tạo điều kiện cho người nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc tại
nước sở tại chính là cầu nối mang hình ảnh nước ngày đến với thế giới.
Những hình ảnh được họ chuyển tải sẽ được thế giới đón nhận một cách tự
nhiên bởi tính chân thực và khách quan. Đây là một phương thức quảng bá
hình ảnh đất nước hiệu quả đến với thế giới.
Thứ ba, quan hệ giữa nhân dân nước sở tại với người nước ngoài. Ấn
tượng của người nước ngoài về nước sở tại không chỉ thông qua cảnh đẹp của
đất nước hay những chính sách của nhà nước đó, mà còn chịu tác động trực
tiếp bởi thái độ ứng xử của người dân trong nước với người nước ngoài. Một

12


đất nước với những cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người thân thiện, dễ mến
thì sẽ hấp dẫn và thu hút du khách đến thăm và tìm hiểu về quốc gia đó. Ví
dụ: hình ảnh Việt Nam năng động và hội nhập ngày nay đến được với thế
giới, một phần lớn là nhờ những du khách, những người nước ngoài sống, học
tập và làm việc tại Việt Nam. Họ đã làm tốt công tác quảng bá hình ảnh đất
nước Việt Nam. Kết quả này có được là nhờ họ có ấn tượng tốt đẹp về con
người Việt Nam, những người dân cần cù chịu khó và thân thiện.
Về các lĩnh vực tác động đến hình ảnh đất nước, đầu tiên phải kể đến đó
là du lịch. Hình ảnh về một dân tộc, một đất nước ấn tượng và sống động nhất
mà người nước ngoài có được và ghi nhớ lâu dài đến từ chính những trải

nghiệm của họ ở quốc gia mà họ đến tham quan. Việt Nam là quốc gia có nhiều
lợi thế để phát triển ngành du lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ
Việt Nam vừa gắn liền với lục địa, vừa thông rộng với đại dương. Đây là tiền
đề quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế. Ngoài ra, tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng. Bên
cạnh đó, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo
điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Du lịch được xác định và ngành công
nghiệp mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm
2016, du lịch Việt Nam đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, 62 triệu lượt
khách nội địa [3]. Đó là những kết quả hết sức khả quan thể hiện sự nỗ lực hội
nhập và quảng bá hình ảnh đất nước của ngành du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tranh thủ khai thác các
nguồn lực bên ngoài, tăng cường hội nhập quốc tế và khu vực góp phần nâng
cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Công tác xúc tiến và
quảng bá du lịch ngày càng được quan tâm. Việt Nam đã tổ chức nhiều hội
thảo, hội nghị và diễn đàn du lịch quốc tế tại Việt Nam, đồng thời tham dự các
hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du lịch ở nước ngoài, tổ chức nhiều

13


đợt quảng bá ở các thị trường trọng điểm trên thế giới. Đồng thời, các cơ quan
nhà nước, công ty du lịch, hãng hàng không… phát hành những ấn phẩm
tuyền truyền, quảng bá giới thiệu về đất nước, con người và tiềm năng du lịch
Việt Nam; tranh thủ các hãng tàu biển, hàng không, du khách nước ngoài và
các tổ chức quốc tế để đưa thông tin về Việt Nam. Các hoạt động quảng bá
này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc xúc tiến quảng bá du lịch,
hình thành và nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam.
Lĩnh vực thứ hai là những sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Hình ảnh
quốc gia không chỉ được tạo dựng từ chất lượng mà còn từ thể loại và tính

chất các mặt hàng xuất khẩu của nước đó. Dù có chất lượng cao, nhưng nếu
suốt một thời gian dài một nước vẫn chỉ xuất khẩu một loại mặt hàng thì hình
ảnh về đất nước ấy sẽ không hiện đại, không đạt được tính chủ động với hình
ảnh phổ biến trong tâm trí của cộng đồng thế giới.
Lĩnh vực thứ ba là chính sách đối ngoại và đối nội của quốc gia. Rõ
ràng, những chính sách đối ngoại và đối nội của một quốc gia ảnh hưởng trực
tiếp đến hình ảnh của đất nước đó trên trường quốc tế. Về chính sách đối
ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; Đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; Vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [19]. Chính
sách đối ngoại của Việt Nam là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực,
mở rộng công tác nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương
với các tổ chức, các quốc gia trên thế giới. Nét nổi bật trong chính sách đối
nội của Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế phát
triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa
bình, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát huy

14


quyền làm chủ của mình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói,
giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Những chính sách đối nội và đối ngoại hợp
lý, đúng đắn đã giúp tình hình kinh tế - chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng
cao và tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư
và kinh doanh hấp dẫn, an toàn, hiệu quả của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ
tin tưởng vào chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Họ tin
tưởng vào chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhìn nhận
Việt Nam như một địa chỉ ổn định đầu tư lâu dài. Vì vậy, ngày càng có nhiều

người nước ngoài quan tâm, tìm hiểu thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội
Việt Nam cũng như văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam. Đó là điều
kiện vô cùng thuận lợi để quảng bá đến thế giới hình ảnh của Việt Nam - một
đất nước năng động, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững.
Lĩnh vực thứ tư là đầu tư và xuất, nhập cư (bao gồm việc sử dụng các
nguồn nhân lực nước ngoài và việc đối xử với những người có nguồn gốc từ
nước sở tại nhưng mang quốc tịch nước ngoài) và với những lực lượng lao
động được xuất khẩu. Nếu một đất nước chỉ nặng về xuất khẩu lao động mà
không quan tâm đến đời sống cũng như sự sinh tồn của họ thì hình ảnh về
quốc gia đó chắc chắn sẽ không để lại ấn tượng.
Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm đến Việt Nam, bởi họ tin tưởng
vào những chính sách kinh tế, chính trị và sự ổn định của Việt Nam.
Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của khủng hoảng kinh
tế thế giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, những với sự nỗ
lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam
tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban
hành những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm
chế lạm phát, nhờ đó GDP tăng 6,21% trong năm 2016. Công tác quản lý đầu
tư nước ngoài được tăng cường và chấn chỉnh, đã có những chuyển biến và

15


đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam đạt hơn 24,3 tỷ USD.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là “điểm đến” hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư thế giới [42].
Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất nhập cư của Việt Nam cũng được Nhà nước
hết sức quan tâm và có những chính sách hợp lý để bảo hộ cho công dân được
lao động ở nước ngoài cũng như sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nước ngoài

vào Việt Nam. Việt Nam đã chủ động đàm phán, ký kết nhiều điều ước quốc
tế, hiệp định lãnh sự, hỗ trợ tư pháp và tác động ở cấp cao trong quan hệ với
nhiều nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ổn định cuộc sống và gắn
bó với quê hương. Vấn đề hỗ trợ kiều bào đã trở thành nội dung quan trọng
trong các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao, đem lại hiệu quả rõ rệt.
Các cơ quan đại diện đã có nhiều cố gắng trong công tác vận động, tăng
cường tiếp xúc với kiều bào, củng cố và phát triển các hội đoàn; tích cực làm
việc với các cấp chính quyền sở tại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
người dân. Nhà nước khẳng định, NVNONN là bộ phận không thể tách rời
của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chính sách bảo hộ công dân Việt Nam ở
nước ngoài được nhiều nước và cộng đồng Việt kiều đánh giá cao, coi đó là
một chính sách ưu việt.
Lĩnh vực thứ năm là văn hóa và truyền thống. Mọi mặt lĩnh vực này
đều tác động trực tiếp đến hình ảnh đất nước theo những mức độ khác nhau.
Mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa và phong tục tập quán riêng. Sự khác
biệt đó tạo nên hình ảnh đặc trưng của mỗi dân tộc.
Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa và lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Nền văn hóa Việt Nam vừa tiên tiến vừa đậm đà bản
sắc dân tộc, với sự hòa quyện văn hóa của 54 dân tộc anh em. Nhận thức được
tầm quan trọng của văn hóa, xã hội trong việc nâng cao hình ảnh quốc gia,

16


Việt Nam đã xác định đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa, góp phần
tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân
các nước khác bằng cách tiến hành trao đổi, giao lưu văn hóa với các nước
trên thế giới nhằm giới thiệu văn hóa giàu truyền thống của Việt Nam. Đồng
thời, Việt Nam cũng có những chính sách nhằm bảo tồn, giữ gìn bản sắc, hiện
vật, di tích văn hóa lâu đời của đất nước.

Lĩnh vực thứ sáu là sự sinh hoạt, cuộc sống của người dân. Mỗi người
dân là nhân tố quan trọng của quốc gia. Là công dân một nước, tác phong, phẩm
chất và tài năng của họ chính là một bộ phận cấu thành hình ảnh đất nước, từ
nguyên thủ quốc gia, doanh nhân, học sinh, sinh viên, ngay cả những người bán
hàng rong hay buôn bán nhỏ lẻ… đều góp phần vào biểu tượng tính cách hóa
của dân tộc và mức độ nhân văn của đất nước. Mỗi hành động, cách ứng xử của
công dân đều ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia tùy từng mức độ khác nhau. Mỗi
người dân là đại sứ, là cầu nối mang hình ảnh quốc gia đến với thế giới. Điều
quan trọng là người dân cần được tuyên truyền, giáo dục để họ nhận thức được
vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc quảng bá hình ảnh đất nước.



Khái niệm “Hình ảnh đất nước”

Hình ảnh là nhân tố khách quan đóng vai trò quan trọng trong việc
đánh giá bất kỳ hiện tượng hay quá trình xã hội nào. Hình ảnh có thể phản
ánh cấu trúc của một sự vật hay một địa điểm nào đó. Tuy nhiên, thuật ngữ
hình ảnh còn mang ý nghĩa về danh tiếng hay tính quảng danh của một người
hoặc một sản phẩm nào đó.
Xét về góc cạnh của việc quảng bá hình ảnh nói chung thì hình ảnh có
thể được định nghĩa là những hình dung về con người, đồ vật hay một tổ chức
được hình thành trong nhận thức công chúng với sự giúp đỡ của PR, quảng
cáo hoặc tuyên truyền.

17


Hình ảnh đóng vai trò quan trọng và hữu hiệu trong việc tạo dựng thiện
cảm ban đầu bởi những tính chất sau:

Thứ nhất, hình ảnh là kênh cung cấp thông tin có khả năng chuyển một
lượng thông tin lớn đến người nhận.
Thứ hai, hình ảnh là kênh thông tin cô đọng, được người xem ghi nhớ
tốt hơn. Vì hình ảnh chính là dạng văn bản thông tin rút gọn. Khi không thể
xử lý những văn bản có dung lượng lớn, con người sẽ bắt đầu sử dụng các
phương án rút gọn. Hình ảnh được coi như một thao tác rút gọn hoặc mở rộng
văn bản. Theo đó, việc điều chỉnh hình ảnh trong nhiều trường hợp là việc
thay thế những điểm thị giác (hoặc những điểm khác) không bản chất thành
những đặc điểm mang tính quan trọng hơn theo cách nhìn nhận của một hình
ảnh nào đó. Hình ảnh luôn tồn tại trong lịch sử và trong thời đại thông tin hiện
nay, ý nghĩa của hình ảnh ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Điều này có
thể giải thích rằng, hình ảnh là sản phẩm tự nhiên của việc xử lý một lượng
thông tin rất lớn. Trong thời đại đầy ắp thông tin, con người không đủ sức giữ
gìn tất cả những dung lượng thông tin lớn đó và bắt đầu sử dụng những hình
ảnh tiêu biểu đại diện cho mỗi hoàn cảnh, mỗi đối tượng.
Về khái niệm hình ảnh đất nước, hình ảnh về một đất nước được con
người gợi nhớ đến có thể là hình ảnh về địa lý, lịch sử, nghệ thuật và âm nhạc,
những nhân vật xuất chúng hay những đặc tính khác. Theo Philip Kotler và
David Gertner thì hình ảnh đất nước có thể được hiểu là: “Tổng hợp của niềm
tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc
gia nào đó. Hình ảnh này thâu tóm toàn bộ những thông tin về đất nước đó,
cũng như các tổ chức doanh nghiệp ở quốc gia này. Đó là một sản phẩm của
quá trình chọn lọc những thông tin cần thiết, đặc trưng nhất từ hàng ngàn
những thông tin khác nhau về quốc gia đó” [83].

18


Philip Kotler cũng cho rằng, hầu hết hình ảnh của đất nước là những
khuôn mẫu được được định sẵn trong mỗi cá nhân từ khi còn nhỏ, thông qua

giáo dục và các phương tiện truyền thông. Trong khi đó, con người thường
không thích sự thay đổi và ngại điều chỉnh lại những thông tin và mình đã có
nhưng lại thường thêm những gì họ cảm thấy phù hợp với những gì họ biết,
bất chấp đó là thông tin không đúng sự thật hay thông tin đã bị xuyên tạc, bóp
méo để củng cố những gì mình đã biết. Chính vì lẽ đó mà hình ảnh của một
quốc gia không phải là hiện tượng bất biến nhưng là một ấn tượng lâu bền và
khó có thể thay đổi.
Mỗi đất nước đều có những hình ảnh vượt thời gian đến với những quốc
gia khác nhau ở mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong
việc tác động đến nhận thức của cộng đồng quốc tế về đất nước, tạo sự hiểu biết,
tin cậy lẫn nhau, tạo ra cơ hội cho các nước giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực
để cùng có lợi và phát triển. Với ý nghĩa đó, tạo dựng và quảng bá hình ảnh đất
nước là một việc làm ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt là trong xu thế toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Tạo dựng hình ảnh đất nước là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận và
thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy
được những thế mạnh, những vẻ đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến
điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người…), đồng thời khắc
phục và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó.
Hình ảnh đất nước chịu ảnh hưởng từ những nhận thức của chính con
người của đất nước đó, từ nền văn hóa, trình độ phát triển kinh tế… Có rất
nhiều yếu tố tác động đến việc xây dựng hình ảnh đất nước, trong đó có yếu
tố con người. Bởi người dân chính là sứ giả quảng bá hình ảnh đất nước đến
khách du lịch - đối tượng truyền tải đi những hình ảnh và ấn tượng về đất

19


nước. Sự hiểu biết, lòng mến khách đều góp phần xây dựng nên một hình ảnh
tích cực cho quốc gia.

Do vậy, theo nghĩa rộng thì hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thể
của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của nước đó
(chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, thể thao, y
tế, giáo dục…) Hình ảnh mà thế giới cảm nhận được về một đất nước không
đơn thuần là những gì toát ra từ lĩnh vực kinh tế mà còn từ các bình diện
chính trị, văn hóa, giáo dục… và được tạo dựng từ hình ảnh đặc sắc về mỗi
lĩnh vực cụ thể. Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh
vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên
tưởng đến đất nước đó.
Có hai đối tượng sẽ đánh giá hình ảnh của một đất nước: chính người
dân của quốc gia đó và những quốc gia khác. Những chiến lược tạo dựng
và quảng bá hình ảnh đất nước hiện nay đa số đều hướng đến thế giới,
nhằm thay đổi hình ảnh đất nước mình một cách thiện cảm trong lòng
những người dân của quốc gia khác. Tuy nhiên, việc xây dựng một chiến
lược hướng đến những người dân của đất nước đó cũng vô cùng quan
trọng. Vì về lâu dài, hình ảnh của một đất nước cũng chính là hình ảnh của
từng người dân ở quốc gia đó.
Hình ảnh đất nước không phải là bất biến mà sẽ thay đổi theo sự phát
triển của đất nước. Vì vậy, mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước
cần có chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước riêng và đặc thù phù hợp.
Theo đó, có thể tạm đưa ra định nghĩa về quảng bá hình ảnh đất nước là
hoạt động truyền bá rộng rãi hình ảnh của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, khoa học, nghệ
thuật, thể thao, y tế, giáo dục…) tới một đối tượng nào đó nhằm làm cho đối
tượng hiểu rõ hơn quốc gia đó nhằm đạt được một mục đích cụ thể.

20


1.1.2. Khái niệm “Hoạt động ngoại giao văn hóa”

Trước hết, về khái niệm “Ngoại giao”, có rất nhiều khái niệm về ngoại
giao khác nhau được nhiều quyển từ điển định nghĩa. Theo từ điển Tiếng Việt
phổ thông - Nxb phương Đông, “Ngoại giao là sự giao thiệp với nước ngoài
để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết những vấn
đề quốc tế chung” [60].
Trong khi đó, văn hóa lại là khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên
quan đến mọi mặt của cuộc sống, do vậy có rất nhiều cách hiểu. Theo từ điển
Thông dụng - Nxb Giáo dục: “Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử đời sống tinh thần của con
người tri thức khoa học, trình độ học vấn lối sống, cách ứng xử có trình độ
cao, biểu hiện văn minh” [68].
UNESCO cũng có một định nghĩa được coi là chuẩn mực ở nhiều nơi,
nhiều tổ chức trên thế giới. Định nghĩa này được UNESCO đưa ra trong
Khung thống kê văn hóa UNESCO 2009 (FCS): “UNESCO định nghĩa văn
hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc
cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao
gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung
sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin (UNESCO, 2001). Mặc dù
không phải lúc nào cũng đo lường được niềm tin và giá trị một cách trực tiếp,
thì lại có thể đo lường được các thói quen và hành vi liên quan. Vì thế, Khung
thống kê văn hóa UNESCO định nghĩa văn hóa thông qua việc xác định và đo
lường hành vi và tập quán được sinh ra từ niềm tin và các giá trị của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội” [58].
Nhờ việc làm rõ hai khái niệm “ngoại giao” và “văn hóa”, có thể thấy
nội hàm của ngoại giao văn hóa rất rộng. Trên thế giới, mỗi quốc gia có quan
điểm riêng của mình về lĩnh vực này. Ngoại giao văn hóa có thể là công cụ để

21



tạo ảnh hưởng (đối với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc…) nhưng cũng
có thể là sự thúc đẩy kinh tế (đối với các nước như Hàn Quốc, Mexico…),
hay vừa là sự phát triển, vừa khẳng định sự tồn tại (với các nước như Thái
Lan, Singapore, Malaysia…). Cũng có thể hiểu ngoại giao văn hóa là hình
thức ngoại giao thông qua các công cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát
triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích quốc gia.
Theo AzerNews, “Ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực ngoại giao liên
quan đến việc thiết lập, phát triển và duy trì các mối quan hệ với các quốc
gia khác thông qua văn hóa, nghệ thuật và giáo dục. Đây cũng là một quá
trình hoạt động đối ngoại, trong đóhệ giá trị và bản sắc văn hóa của một
quốc gia được quảng bá ở cấp độ song phương và đa phương” [70].
Có thể tạm đưa ra định nghĩa về hoạt động ngoại giao văn hóa là hoạt
động đối ngoại sử dụng các hình thức như: nghệ thuật, phim, ấn phẩm, ẩm
thực, tư tưởng… Đối tượng hướng đến là các quốc gia, nhân dân các quốc gia,
các diễn đàn khu vực và quốc tế, các tổ chức kinh tế - chính trị - văn hóa đa
quốc gia… nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam với đặc trưng về: con người,
lịch sử, địa lý, đất nước và nền văn hóa Việt Nam. Từ đó, đạt được sự hiểu biết,
thiện cảm của đối tượng và mang lại những lợi ích thiết thực cho đất nước.
Vậy, khái niệm Quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động ngoại giao
văn hóa có thể hiểu là hoạt động đối ngoại nhằm truyền bá rộng rãi hình ảnh
của một quốc gia bằng cách sử dụng các hình thức như: nghệ thuật, phim, ấn
phẩm, ẩm thực, tư tưởng… đến các quốc gia, các diễn đàn, tổ chức trong khu
vực và trên thế giới nhằm đạt được sự hiểu biết, thiện cảm của đối tượng.
1.2. Vị trí, vai trò của quảng bá hình ảnh đất nước trong hoạt động
ngoại giao văn hóa
Ngoại giao văn hóa đã đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Trong lịch sử, cha ông chúng ta cũng

22



×