Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN SÓC SƠN, HUYỆN SÓC SƠN, TP. HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THU HÀ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN
LÝ ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN SÓC SƠN, HUYỆN SÓC SƠN,
TP. HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

2Q – DC 100

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THU HÀ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN SÓC SƠN, HUYỆN SÓC SƠN, TP. HÀ
NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA ẢNH VIỄN THÁM VÀ GIS

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NHỮ THỊ XUÂN



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên
cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn,
những điều được trình bày hoặc là của cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và
được trích dẫn hợp pháp.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2016.
Học viên

Nguyễn Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô giáo
trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã dạy dỗ, giúp đỡ và tạo cho tôi môi trường học tập, nghiên cứu
thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS Nhữ Thị
Xuân người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi về phương pháp làm việc,
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chính
thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người
luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.

Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót
trong quá trình hoàn thành luận văn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2016.
Học viên

Nguyễn Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................2
3. Nhiệm vụ của đề tài.......................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
6. Các kết quả đạt được của luận văn................................................................3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................3
8. Cấu trúc luận văn..........................................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................5
1.1. Tổng quan các công trình ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu
biến động sử dụng đất.....................................................................................5
1.2. Tổng quan bản đồ hiện trạng sử dụng đất.............................................7
1.2.1. Một số khái niệm.....................................................................................7
1.2.2. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất..........................................7
1.2.3 Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất..................11
1.3. Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất........................................13
1.3.1. Khái niệm..............................................................................................13
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa..................................................................................13

1.3.3. Nguyên nhân và các hình thức biến động sử dụng đất.........................13
1.4. Quản lý đất đai.......................................................................................14
1.4.1. Khái niệm..............................................................................................14
1.4.2. Mục đích của việc quản lý đất đai.........................................................14
1.5. Khái quát về đánh giá biến động sử dụng đất.....................................15
1.5.1. Khái niệm..............................................................................................15
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá biến động sử dụng đất......................15
1.6. Viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất..............16


1.6.1. Công nghệ viễn thám.............................................................................16
1.6.2 Hệ thống thông tin địa lý........................................................................29
1.7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..............................................36
1.7.1. Các quan điểm nghiên cứu....................................................................36
1.7.2. Các phương pháp nghiên cứu...............................................................39
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ TRẤN SÓC SƠN, HUYỆN SÓC SƠN.........43
2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất khu vực nghiên cứu.....43
2.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên................................................................43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................46
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỊ TRẤN SÓC SƠN, HUYỆN SÓC SƠN VỚI SỰ
TRỢ GIÚP CỦA VIỄN THÁM VÀ GIS.....................................................49
3.1. Quy trình công nghệ xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất bằng
phương pháp viễn thám và GIS...................................................................49
3.1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng đất....49
3.1.2. Nội dung các bước thực hiện.................................................................51
3.2 Nhận xét biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu.........................71
3.3. Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất Thị trấn Sóc Sơn giai
đoạn 2003 - 2015............................................................................................74

3.3.1. Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2003 - 2015......................74
3.3.2. Đánh giá tổng hợp biến động sử dụng đất thị trấn Sóc Sơn theo khía
cạnh phát triển bền vững.................................................................................76
3.3.3 Đánh giá chung về tiềm năng đất đai của thị trấn Sóc Sơn...................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................80


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý công nghệ viễn thám vệ tinh.................................16
Hình 1.2 Đặc tính phản xạ phổ của đất, nước và thực vật trên ảnh vệ tinh...........19
Hình 1.3 Đặc tính phản xạ phổ các đối tượng trong đô thị.............................21
Hình 1.4 Các hợp phần chức năng của GIS....................................................30
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội....44
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ biến động sử dụng đất
đai thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn...............................................................50
Hình 3.2 Ảnh khu vực nghiên cứu đã cắt theo ranh giới hành chính. (Ảnh năm
2003)...............................................................................................................56
Hình 3.3 Ảnh khu vực nghiên cứu đã cắt theo ranh giới hành chính. (Ảnh năm
2010)...............................................................................................................56
Hình 3.4 Ảnh khu vực nghiên cứu đã cắt theo ranh giới hành chính. (Ảnh năm
2014)...............................................................................................................57
Hình 3.5 Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất TT. Sóc Sơn năm 2003.......58
Hình 3.6 Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất TT. Sóc Sơn năm 2010.......59
Hình 3.7 Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất TT. Sóc Sơn năm 2014.......59
Hình 3.8 Thước đo tỷ lệ trong bản đồ ............................................................60
Hình 3.9 Cửa sổ thực hiện câu lệnh gán mà loại biến động sử dụng đất........65
Hình 3.10 Bảng thuộc tính của lớp biến động năm 2003-2010......................66
Hình 3.11 Bảng thuộc tính của lớp biến động giai đoạn 2010-2015..............66

Hình 3.12 Kết quả sau chồng gộp hai bản đồ hiện trạng giai đoạn 2003-2010......67
Hình 3.13 Kết quả sau chồng gộp hai bản đồ hiện trạng giai đoạn 2010-2015......67
Hình 3.14 Biểu đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2003-2010 (đơn vị m2)...........71
Hình 3.15 Biểu đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 (đơn vị m2)...........73
Hình 3.16 Biểu đồ diện tích các loại đất năm 2003, 2010, 2015 (đơn vị m2)...........74


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất...........10
Bảng 1.2 Nội dung các phương pháp thành lập bản đồ..................................12
Bảng 1.3. So sánh các phép biểu diễn Raster và Vector.................................32
Bảng 1.4 Bảng ma trận biến động...................................................................42
Bảng 3.1. Bộ mẫu khóa giải đoán ảnh viễn thám thị trấn Sóc Sơn................54
Bảng 3.2. Ma trận biến động giai đoạn 2003-2010 (đơn vị m2).....................71
Bảng 3.3. Ma trận biến động giai đoạn 2010 – 2015 (đơn vị m2)...................72
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất phân theo mục đích của các năm..............75


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Phương pháp phân tích sau phân loại............................................27
Sơ đồ 1.2. Phương pháp phân loại trực tiếp từ ảnh đa thời gian.....................28
Sơ đồ 1.3. Phương pháp nhận biết thay đổi phổ..............................................28
Sơ đồ 1.4. Phương pháp kết hợp.....................................................................29
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ phân tích biến động bằng GIS.............................................41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai do tự nhiên tạo ra, có trước con người và là cơ sở để tồn tại và

phát triển của loài người.
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mọi chế độ xã
hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt, tham gia vào hoạt động của đời sống kinh tế
xã hội.
C.Mac đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thế thiếu được để sản xuất, là tư liệu
sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.
Trong xã hội hiện nay, dưới sức ép của gia tăng dân số, kết hợp với sử
dụng đất đai thiếu bền vững đã gây sức ép lớn lên quá trình sử dụng đất, trở
thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu, đánh giá sự thay
đổi trong quá trình sử dụng đất là căn cứ khoa học để đưa ra những chính sách
phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao hơn cả về kinh tế
- xã hội và môi trường.
Sóc Sơn là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội.
Cũng như các quận, huyện khác trong thành phố, quá trình đô thị hóa đang
diễn ra ở đây rất nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời
sống con người nơi đây từng bước được cải thiện, làm cho việc biến động
trong sử dụng đất là điều không tránh khỏi, gây áp lực rất lớn trong công tác
quản lý đất đai.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vũ trụ thì ảnh Viễn Thám cũng
đã và ngày càng tỏ rõ tính ưu việt trong công tác điều tra, quản lý tài nguyên.
Đặc biệt là sự xuất hiện của các tư liệu Viễn Thám mới như: SPOT,
LANDSAT, ASTER có độ phân giải không gian và độ phân giải phổ cao. Một
số tư liệu Viễn Thám còn có khả năng chụp lập thể, đặc biệt là có thể cập nhật
thông tin nhanh chóng. Thông qua việc thu nhận và xử lý ảnh vệ tinh ở nhiều
1


thời điểm khác nhau tạo thành ảnh đa thời gian ở dạng số, là sản phẩm dễ
dàng sử dụng trong các phần mềm phân tích ảnh hiện đại. Đặc biệt với việc

phóng vệ tinh VINASAT 1 đầu tiên vào ngày 12/04/2008, đã mở ra hướng đi
mới trong ứng dụng ảnh Viễn Thám ở Việt Nam.
GIS kết hợp với viễn thám cho phép đánh giá biến động sử dụng đất hiệu
quả. Nhận thức được tầm quan trọng của ảnh viễn thám kết hợp công nghệ
GIS đem lại hiệu quả cao trong nghiên cứu biến động sử dụng đất phục vụ
quản lý đất đai. Học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất đai
thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội với sự trợ giúp của
ảnh Viễn Thám và GIS.
2. Mục tiêu của đề tài
Ứng dụng ảnh vệ tinh Spot 5, nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất
tại thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội phục vụ công tác quản
lý đất đai của huyện.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã tiến hành giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Thu thập các tài liệu thống kê, bản đồ và tư liệu ảnh vệ tinh khu vực
nghiên cứu.
- Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động sử
dụng đất.
- Thành lập bản đồ hiện trạng, biến động sử dụng đất qua các thời kỳ khu
vực nghiên cứu.
- Đánh giá và phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất thị trấn Sóc
Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện trên toàn bộ thị trấn Sóc
Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2



Phạm vi khoa học: Cơ sở khoa học của việc thành lập và đánh giá biến
động sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai bằng công nghệ viễn thám
và GIS.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa: Điều tra, thu thập số
liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các số liệu thống kê, kiểm kê thị
trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Thu thập, xử lý, phân tích
và đánh giá tổng hợp các tài liệu liên quan từ đó thành lập biểu đồ biến động
sử dụng đất đai.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến qua các hội thảo khoa học, đóng góp
của các chuyên gia về cách tiếp cận, luận cứ khoa học của các vấn đề cần giải
quyết, đề xuất hướng sử dụng đất đai bền vững cho khu vực trong tương lai.
- Phương pháp Bản đồ, Viễn Thám và GIS:
Trên cơ sở ảnh viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các
thời điểm khác nhau. Từ đó thành lập và đánh giá biến động sử dụng đất.
6. Các kết quả đạt được của luận văn
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở 3 thời điểm 2003, 2010,
2015 từ ảnh Spot 5. Từ đó xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất các giai
đoạn: 2003 – 2010, 2010 – 2015, 2003 – 2015.
- Xác định nguyên nhân và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn
2003 – 2015.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học ứng dụng viễn
thám và GIS trong đánh giá biến động và sử dụng đất.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài, có thể giúp cho các nhà quản lý
địa phương đưa ra các quyết định và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài và
bền vững cho thị trấn.
3



8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá biến động
sử dụng đất phục vụ công tác quản lý đất đai khu vực Thị trấn Sóc Sơn,
Huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội trên cơ sở ứng dụng ảnh viễn thám và GIS.
Chương 2: Khái quát đặc điểm yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thị
trấn Sóc Sơn, Huyện Sóc Sơn.
Chương 3. Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ quản lý đất
đai Thị trấn Sóc Sơn, Huyện Sóc Sơn với sự trợ giúp của ảnh viễn thám và GIS.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu
biến động sử dụng đất
Việc sử dụng tư liệu viễn thám (ảnh hàng không và ảnh vệ tinh) nghiên
cứu sử dụng đất đã được bắt đầu từ năm 1940. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu ứng dụng ảnh hàng không trong nghiên cứu sử dụng đất tiêu
biểu như: Năm 1971, ở Beclin đã sử dụng các ảnh hàng không chụp liên tiếp
nhau để kiểm soát sự thay đổi đô thị (Dueker và Harton 1971, Hathaout
1978). Năm 1985 Gupta D. M. và Menshi M. K. đã tiến hành nghiên cứu
thành lập các bản đồ sử dụng đất của Dethi tại ba thời điểm 1959, 1969, 1978
bằng các thông tin viễn thám đa thời gian. Năm 1987 Manfred Ehlers và nnk
cũng nghiên cứu biến đổi sử dụng đất giai đoạn 1975-1986 thông qua giải
đoán ảnh hàng không năm 1975 và xử lý ảnh số ảnh vệ tinh SPOT năm 1986
(Đinh Thị Bảo Hoa, 2007)…. Cho tới nay, gần 40 năm phát triển, viễn thám
đã trở thành một công cụ hiện đại trong nghiên cứu, quan sát Trái đất.

Ở Việt Nam, từ những năm 1960 cũng đã sử dụng ảnh hàng không cho
mục đích thành lập bản đồ địa hình, hiệu chỉnh và thành lập bản đồ rừng.
Nhưng có thể nói viẽn thám ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh vào đầu
những năm 1980, với sự ra đời của Uỷ Ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam. Từ
đó đến nay đã có rất nhiều dự án, các công trình nghiên cứu ứng dụng viễn
thám liên tiếp xuất hiện, những công trình đầu tiên có thể kể tới như: Chương
trình nghiên cứu 3 tầng (vệ tinh, máy bay, mặt đất) do Uỷ ban nghiên cứu vũ
trụ Việt Nam tổ chức (1980) với sự tham gia của nhiều Bộ Ngành với mục
tiêu điều tra khảo sát tổng hợp một số khu vực chìa khoá nhằm xây dựng các
mẫu giải đoán ảnh; Dự án UNDP/FAO của Viện Điều tra Quy hoạch rừng lần
đầu tiên sử dụng ảnh Landsat MSS thành lập bản đồ rừng toàn quốc và đánh
giá biến động rừng giai đoạn 1975-1983. Năm 1991 Uỷ Ban Nghiên cứu
5


Vũ trụ Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Việt Nam, Bộ Nông nghiệp,
Lâm nghiệp, Tổng Cục quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà
nước triển khai thực hiện chương trình liên ngành sử dụng ảnh vệ tinh
Landsat TM thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tỷ lệ
1:250000 và 1:1000000….Từ đó tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu ứng dụng viễn thám như: Biến động đường bờ của Nguyễn Đình
Dương, hiện trạng sử dụng đất, biến động lớp phủ mặt đất của Nguyễn
Ngọc Thạch, Phạm Văn Cự, Nguyễn Đình Dương, Lại Anh Khôi, Trần
Minh Ý, Trương Thị Hoà Bình. Nghiên cứu trượt lở đất, lũ lụt của
Nguyễn Ngọc Thạch, Phạm Văn Cự. Nghiên cứu đô thị của Đinh Thị Bảo
Hoa, …. Một số công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất của một số
quận, huyện của Hà Nội như biến động sử dụng đất huyện Thanh Trì của
Đinh Thị Bảo Hoa và Nhữ Thị Xuân; nghiên cứu biến động sử dụng đất
huyện Từ Liêm của Phạm Văn Cự,…
Trong nhiều năm qua, ảnh hàng không là một loại tư liệu quan trọng

để thành lập bản đồ, nghiên cứu các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt đất
trong đó có sử dụng đất, bởi chúng cho hiệu quả nhanh và chi phí thấp. Tuy
nhiên, ảnh hàng không cũng có những hạn chế như thường bị gián đoạn về
không gian và cũ về thời gian, quy mô quan sát không lớn. Còn ảnh vệ tinh
quy mô quan sát rất lớn. Tần suất lặp lại thông tin lớn (có thể hằng ngày, hằng
tháng, hằng năm), giá thành cho một đơn vị diện tích thấp hơn. Do vậy, khả
năng của dữ liệu viễn thám vệ tinh trong thành lập bản đồ về lớp phủ mặt đất
nói riêng cho nhiều các nghiên cứu trong đó có nghiên cứu về biến động sử
dụng đất ngày càng được cải thiện và dần có xu hướng trở thành nguồn dữ
liệu chủ đạo.
Việc ra đời và phát triển của GIS đã ảnh hưởng lớn tới quá trình xử lý
ảnh và thành lập bản đồ. Viễn thám kết hợp GIS là phương pháp hiện đại,

6


công cụ mạnh có khả năng giúp giải quyết nhiều vấn đề trong thành lập bản
đồ, trong nghiên cứu biến động lớp phủ mặt đất, ….
Liên quan tới hướng nghiên cứu biến động sử dụng đất của đề tài tại
khu vực nghiên cứu hầu như chưa có.
1.2. Tổng quan bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.2.1. Một số khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm
kiểm kê đất đai và được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý
tự nhiên – kinh tế và cả nước [ 2 ].
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ,
trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
Khoanh đất là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được
xác định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín.

Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định
được vị trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó [ 2 ].
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục
đích sử dụng đất [ 2 ].
1.2.2. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.2.2.1. Các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ nền
1. Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số
83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ
quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐBTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ
tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam – 2000.
- E-líp-xô-ít quy chiếu WSG-84 với kích thước:
Bán trục lớn: 6.378.137 m;
Độ dẹt: 1/298, 257223563.
7


- Lưới chiếu bản đồ:
Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3º có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền
có tỷ lệ 1/10.000 đến 1/1000.
- Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh
(thành phố). Đối với thành phố Hà Nội là 1050 00’.
2. Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích,
hình dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội
dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3. Tài liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ nền là các bản đồ phải đảm
bảo các quy chuẩn kỹ thuật quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã có bản đồ địa chính hoặc bản
đồ địa chính cơ sở ở nhiều tỷ lệ thì dùng các bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa
chính có cơ sở tỷ lệ nhỏ nhất để thành lập bản đồ nền.

- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã không có bản đồ địa chính
hoặc bản đồ địa chính cơ sở thì dùng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ
vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao
để thành lập bản đồ nền.
4. Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản
đồ tài liệu sang bản đồ nền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá
±0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt
quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
5. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:

8


- Biểu thị lưới kilomets hoặc lưới kinh, vĩ tuyến: Bản đồ nền dùng
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000
và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilomets là 10 cm x 10 cm.
- Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa
hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
- Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển được thể hiện theo
quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công trình
giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp xã như sau:
Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ được biểu thị đến
đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao
thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.

- Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điểu chỉnh địa giới hành chính kèm theo Quyết
định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Biểu thị các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan
trọng có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa
danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết [ 2 ].
1.2.2.2 Các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
1. Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi
trường ban hành.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các loại đất,
khoanh đất. Khoanh đất được xác định bởi một đường bao khép kín. Mỗi
khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có
diện tích trên bản đồ theo quy định sau:
Bảng 1.1 Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

9


Tỷ lệ bản đồ
Diện tích khoanh đất trên bản đồ
Từ 1:1,000 đến 1:10,000
≥ 16mm2
Từ 1:25,000 đến 1:100,000
≥ 9mm2
Từ 1:100,000 đến 1:1000,000
≥ 4mm2
4. Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất

từ các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ
nền phải đảm bảo yêu cầu sau :
- Sai số tương hỗ chuyên vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
5. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện
tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử
dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bản chú dẫn [2].
Các yếu tố nội dung bản đồ, khung bản đồ, các ghi chú trong và ngoài
khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải được biểu thị bằng các ký hiệu
tương ứng trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành [ 2 ].

10


1.2.3 Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều các phương pháp thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất được áp dụng như: phương pháp đo vẽ trực tiếp;
phương pháp sử dụng ảnh máy bay hoặc ảnh vệ tinh có áp dụng công nghệ
ảnh số; phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ
trước...Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm nhất định. Vì vậy
việc lựa chọn phương pháp thành lập bản đồ của từng khu vực cụ thể được
xác định dựa vào mục đích, yêu cầu, tỷ lệ của bản đồ cần thành lập, điều kiện
của từng địa phương, nguồn tài liệu thu thập được...

11



Bảng 1.2 Nội dung các phương pháp thành lập bản đồ
Tên

Đo vẽ trực tiếp

phương

Đo vẽ chỉnh lý

Sử dụng ảnh hàng

bản đồ hiện có

không và ảnh viễn

Bản đồ xây dựng

thám
Ảnh viễn thám được

pháp
Các đối tượng được

xây dựng trên cơ sở đo trên cơ sở kết hợp giải đoán trong
vẽ chi tiết từ lưới

nhiều tài liệu bản

phòng nhờ các dấu


Nội dung

khống chế tọa độ Nhà

đồ khác nhau sau

hiệu giải đoán rồi

phương

nước và lưới địa chính

đó đối chiếu với

đưa ra thực địa để

pháp

các cấp hoặc hệ tọa độ

thực địa để chỉnh

đối chiếu bổ sung

giả định bằng phương

lý và bổ sung.

các đối tượng và


pháp đo vẽ chi tiết.

thuộc tính của

Cho kết quả chính xác

Kế thừa các tài

chúng.
Cho phép thể hiện

và chất lượng cao.

liệu đã có, tiết

đầy đủ và chi tiết nội

kiệm chi phí

dung, hiệu quả cao,

Ưu điểm

giảm chi phí và thời
gian.
Phải đầu tư công

Tốn kém về kinh tế và

Phụ thuộc vào


Nhược

thời gian, chịu ảnh

chất lượng của tài nghệ ban đầu với giá

điểm

hưởng của thời tiết.

liệu sử dụng.

cao, đòi hỏi cán bộ

Vùng diện tích nhỏ,

Khu vực đã có

phải có trình độ cao.
Khu vực có tư liệu

Khu vực

tương đối bằng phẳng,

đầy đủ tài liệu

ảnh.


thường áp

số lượng các khoanh

bản đồ.

dụng

đất ít hoặc khu vực
không có bản đồ.

1.3. Khái quát về bản đồ biến động sử dụng đất
12


1.3.1. Khái niệm
Bản đồ biến động sử dụng đất là bản đồ chuyên đề thể hiện sự thay đổi
về sự phân bố các loại đất qua các thời điểm xác định. Bản đồ biến động sử
dụng đất được lập theo cấp đơn vị hành chính.
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa
Bản đồ biến động sử dụng đất là loại tài liệu không phải quản lý thường
xuyên của các cơ quan địa chính các cấp, nhưng việc thành lập bản đồ sẽ giúp
cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có một cái nhìn toàn diện hơn về
tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Thông qua tình hình biến động sử dụng đất giúp nhà quản lý có cái nhìn
bao quát về quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đưa ra phương án
quản lý sử dụng đất có hiệu quả hơn cho các kỳ quy hoạch tiếp theo.
1.3.3. Nguyên nhân và các hình thức biến động sử dụng đất
1.3.3.1. Các nguyên nhân gây biến động
a. Do con người

Nhà nước thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo định kỳ làm
thay đổi mục đích sử dụng đất , thay đổi về ranh giới, địa giới hành chính gây
ra biến động đất đai.
Người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất của mình theo đúng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất trái phép
gây ra biến động đất đai.
b. Do thiên nhiên
Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như: động đất, lũ lụt, sạt lở, xói
mòn...làm cho thực trạng bề mặt đất thay đổi.
1.3.3.2. Các hình thức biến động sử dụng đất
Thay đổi về ranh giới, địa giới hành chính: Do nhà nước thay đổi địa
giới hành chính các cấp trong quá trình tách hoặc gộp các đơn vị hành chính.

13


Thay đổi về mục đích sử dụng đất: Do quá trình chuyển từ diện tích đất
nông nghiệp sang đất ở, đất ở đô thị, đất khu công nghiệp,...quá trình chuyển
từ đất chưa sử dụng sang các loại đất khác...
Thay đổi về hình thể, khoanh vi đất: Do quá trình dồn điền đổi thửa,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quá trình sạt lở, xói mòn,...
1.4. Quản lý đất đai
1.4.1. Khái niệm
Quản lý đất đai là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng
của mỗi quốc gia. Quản lý đất đai là cơ sở để hình thành một nền kinh tế quan
trọng, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm, tạo môi trường
sống cho dân cư đồng thời còn đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng đất đô thị và nông thôn theo đúng quy hoạch và pháp luật.
Quản lý đất đai (Land administration – địa chính): Theo định nghĩa của
LHQ: Là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giá trị, sử

dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất. (Land administration
guidelines – 1996) – chỉ dẫn về hành chính quản lý đất đai. Là quá trình đảm
bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi nhuận
thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấp
liên quan đến đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất
đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.
Quản lý đất đai( Land management): Là quản lý tài nguyên đất, được
xem xét trên cả phương diện môi trường và kinh tế.
1.4.2. Mục đích của việc quản lý đất đai
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai quốc gia.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất.
14


- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
1.5. Khái quát về đánh giá biến động sử dụng đất
1.5.1. Khái niệm
Đánh giá biến động có thể được hiểu là: Việc theo dõi, giám sát và quản
lý đối tượng nghiên cứu để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất
của đối tượng nghiên cứu, sự thay đổi có thể định lượng được. Ví dụ: Diện tích
đất chuyển mục đích sử dụng, diện tích rừng mất đi hay được trồng mới,…
Đánh giá biến động sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại
hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Mọi vật trên thế giới tự
nhiên không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực
của mọi sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự
nhiên. Như vậy, để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả,
bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trường tự

nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của sử dụng đất đai. Sự biến
động sử dụng đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội
có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên
cứu để tránh sử dụng đất đai có tác động xấu đến môi trường sinh thái.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá biến động sử dụng đất
Đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng
đất đai
+ Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử
dụng đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí
địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ
đó biết được sự phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những
điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết được đất đai
biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những

15


phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương pháp sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ mội trường sinh thái.
Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là
tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển
đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
1.6. Viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động sử dụng đất
1.6.1. Công nghệ viễn thám
1.6.1.1 Khái niệm viễn thám
Viễn thám (Remote sensing) là phương pháp công nghệ nhằm xác định
thông tin về hình dáng, kích thước và tính chất của một vật thể, một đối tượng

từ một khoảng cách cố định, không có sự tiếp xúc trực tiếp với chúng [ 5 ].
Viễn thám là phương pháp xử lý và
phân tích các thông tin của những
đối tượng phân bố trên bề mặt Trái
Đất và được thu thập từ ba tầng
không gian:
* Vũ trụ (ngoài khí quyển)
* Tầng trung (tầng khí quyển)
* Mặt đất
Nhằm xác định một cách tổng hợp
những thuộc tính cơ bản của đối
tượng nghiên cứu.
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý công nghệ viễn thám vệ tinh
Cơ sở dữ liệu của viễn thám là sóng điện từ được phát xạ hoặc bức xạ từ
các vật thể, các đối tượng trên bề mặt Trái đất. Sóng điện từ có 4 tính chất cơ
bản: bước sóng, hướng lan truyền, biên độ và mặt phân cực. Mỗi một thuộc
tính cơ bản này sẽ phản ánh các nội dung thông tin khác nhau của vật thể, phụ
thuộc vào thành phần vật chất và cấu trúc của chúng, làm cho mỗi đối tượng
được xác định và nhận biết một cách duy nhất. Sóng điện từ phản xạ hoặc bức
16


×