Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (Nghiên cứu trường hợp Thị trấn Vân Đình- Huyện Ứng Hòa-TP.Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.58 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VƢƠNG THỊ THẮM

TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình,
Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

VƢƠNG THỊ THẮM

TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình,
Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 5
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................ 8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....... Error! Bookmark not defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 11
7. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................ Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................ 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 14
1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm truyền thông ................................................................................... 14
1.1.2. Các yếu tố của truyền thông ............................................................................ 15
1.1.3. Phân loại truyền thông .................................................................................... 17
1.1.4. Khái niệm bạo lực gia đình ............................................................................. 20
1.1.5. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ của Liên Hợp Quốc .................... 21
1.1.6. Truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ....................................... 21
1.1.7. Công tác xã hội nhóm ..................................................................................... 22
1.2. Các lý thuyết ..................................................................................................... 24
1.2.1. Lý thuyết truyền thông .................................................................................... 24
1.2.2. Lý thuyết giới .................................................................................................. 26
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 28

CHƢƠNG 2. TRUYỀN THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA
ĐÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG .. 30
2.1. Nhu cầu truyền thông của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ...................... 31
2.1.1. Nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình.......................................................... 31
2.1.2. Nhu cầu của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình về thể chất qua hiệu ứng
truyền thông nhóm .................................................................................................. 33


2.2. Các yếu tố trong truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ......... 35
2.2.1. Nguồn truyền thông......................................................................................... 35
2.2.2. Thông điệp ...................................................................................................... 37
2.2.3. Kênh truyền thông ........................................................................................... 40
2.2.4. Người nhận ...................................................................................................... 41
2.2.5. Nhiễu ............................................................................................................... 45
2.2.6. Sự phản hồi...................................................................................................... 46
2.3. Nguyễn nhân dẫn tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ. ................................ 48
2.4. Rào cản tiếp nhận truyền thông đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ....... 61
2.5. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong truyền thông với nhóm phụ nữ
bị bạo lực gia đình ................................................................................................... 64
2.5.1. Nâng cao năng lực và nhận thức của nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình.............. 64
2.5.2. Người truyền thông ......................................................................................... 65
2.5.3. Kết nối các nguồn lực trong cộng đồng. ......................................................... 69
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN
THÔNG VỚI NHÓM PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THỊ TRẤN
VÂN ĐÌNH - HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................. 71
3.1. Kết hợp truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia đình và truyền thông với
nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ........................................................................... 71
3.2. Xây dựng và truyền thông nhóm nâng cao hiệu quả truyền thông. ............ 72
3.2.1. Thành lập nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình ................................................... 72
3.2.2. Nhân viên công tác xã hội thực hiện truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực

gia đình ...................................................................................................................... 75
3.2.3. Nâng cao hiệu quả truyền thông của các phương thức truyền thông .............. 79
3.3. Thành lập nhóm truyền thông trợ giúp đối với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia
đình. .......................................................................................................................... 84
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp hơn, tuy nhiên cùng với sự phát triển nền
kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nảy sinh và phát triển theo hướng ngày càng
phức tạp phá vỡ những giá trị truyền thống đặc biệt là các giá trị về gia đình, chưa
bao giờ bạo lực gia đình lại xảy ra nhiều với mức độ và tính chất ngày càng khó
kiểm soát đến vậy. Phần lớn nạn nhân của bạo lực gia đình là những người phụ nữ
và trẻ em vốn được coi là yếu thế hơn trong xã hội. Bạo lực gia đình hiện đang trở
thành vấn nạn không chỉ riêng Việt Nam mà trở thành vấn nạn trên toàn thế giới.
Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Tuyên bố của Liên hợp
quốc về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ được thông qua ngày 20/12/1993 của Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh: Phụ nữ được quyền thụ hưởng bình đẳng và
được bảo vệ tất cả các quyền con người, bao gồm quyền sống, bình đẳng, tự do, an
toàn cá nhân, quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và quyền không bị tra
tấn hay đối xử, trừng phạt một cách độc ác, vô nhân đạo. Các quốc gia có nghĩa vụ
lên án bạo lực đối với phụ nữ và không được viện dẫn bất kỳ tập quán, truyền thống
hay lý do tôn giáo nào nhằm từ chối trách nhiệm xóa bỏ bạo lực. Các quốc gia phải
thực hiện trách nhiệm đầy đủ để phòng ngừa, điều tra và trừng trị các hành vi bạo
lực đối với phụ nữ theo pháp luật quốc gia. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
việc chống lại bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong đó

chính chúng ta phải là hạt nhân tích cực đấu tranh đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình
để bạo lực gia đình không thể xâm phạm đến nhân phẩm, đạo đức, sức khỏe của
mỗi con người.
Tại Thị trấn Vân Đình những năm qua bạo lực gia đình đã và đang diễn ra
với tốc độ nhanh chóng, tăng mạnh về số vụ và làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc
sống của người dân nơi đây. Theo đánh giá của Hội phụ nữ Thị trấn Vân Đình thì
bạo lực gia đình gia tăng làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa
bàn và để lại hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là những vụ bạo lực về thể chất khiến
cho người bị bạo lực đa phần là phụ nữ chịu những tổn thương về thể chất, những


vụ việc nghiêm trọng còn đe dọa đến tính mạng và để lại thương tật suốt đời cho
người phụ nữ phá vỡ đi những giá trị gia đình. Theo thống kê cuối năm 2014 số vụ
bạo lực gia đình tại Thị Trấn Vân Đình tăng thêm 9 vụ so với năm 2013 là 22 vụ và
theo báo cáo đến tháng 6 năm 2015 thì số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn là 25 vụ.
Điều này một lần nữa chứng minh rằng bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng về
số vụ, mức độ cũng như tính chất nguy hiểm hơn nữa còn làm ảnh hưởngsâu sắc
đến nhân phẩm, đạo đức, lối sống và hạnh phúc gia đình, cản trở đến sự phát triển
chung của toàn xã hội.
Truyền thông là một trong những phương pháp của công tác xã hội. Cho dù
hình thức tổ chức là gì đi chăng nữa thì truyền thông vẫn là yếu tố then chốt. Truyền
thông đối với tổ chức như là huyết mạch đối với con người. Truyền thông với nhóm
phụ nữ bị bạo lực gia đình là hoạt động nhằm hướng tới hỗ trợ người phụ nữ đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyền thông là hoạt động cung cấp những thông tin quan
trọng và cần thiết đối với phụ nữ, những dạng bạo lực mà họ sẽ gặp phải, trau dồi kỹ
năng sống cần thiết, cách phòng tránh đối với những dạng bạo hành cụ thể, những
hiểu biết về các văn bản pháp luật, các chương trình hỗ trợ đối với họ để tăng năng
lực sống giúp họ có thể cân bằng tâm lý và có cái nhìn tích cực hơn với cuộc sống.
Con đường để đưa thông tin đến với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình chính
là truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình đó. Trên thực tế, truyền thông

về phụ nữ bị bạo lực gia đình được thực hiện rộng rãi và nhiều hơn so với truyền
thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực. Có thể thấy hoạt động này diễn ra xuyên suốt
nhưng không mang tính bền vững, những thông tin đưa đến với phụ nữ bị bạo lực
gia đình còn hạn chế và bị gián đoạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp
chí, báo đài. Do vậy, việc thực hiện song song truyền thông về phụ nữ bị bạo lực gia
đình và truyền thông với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình sẽ làm tăng hiệu quả quá
trình giảm thiểu bạo lực cũng như xóa bỏ hay tăng năng lực và kiến thức nhất định
cho phụ nữ bị bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, từ trước tới nay công tác truyền thông chủ yếu tiếp cận theo góc
độ Xã hội học và có rất ít những những tác phẩm truyền thông với bạo lực gia đình.
Trong đề tài của cá nhân Tôi hướng đề tài tiếp cận theo góc độ công tác xã hội đây


là đề tài mới và quan trọng khác với những nghiên cứu xã hội học trước đó. Với
những lý do đưa trên, Tôi đã lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề: Truyền thông với
nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình (nghiên cứu trường hợp thị trấn Vân Đình,
Huyện Ứng Hòa,Thành phố Hà Nội)
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình
là hệ thống có tình toàn cầu, tác động trong khoảng 20-50% số phụ nữ trên thế giới
(WHO,1998)
Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã trở thành một nội dung quan trọng
trong tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc Kinh năm
1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên Hợp Quốc.
Từ ngày 4-6/12/2001, tại Phnôm Pênh-Campuchia đã diễn ra Hội nghị về
luật pháp phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu Mê Kông,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị đã thống nhất trên một số quan
điểm rằng: Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình và phụ nữ
đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu.
Việc nghiên cứu truyền thông trên thế giới hiện nay được các nhà nghiên cứu

về báo chí và quan hệ công chúng đặc biệt quan tâm. Có thể kể ra những nghiên cứu
liên quan đến truyền thông như công trình nghiên cứu của:
David Croteau, William Hoyneys (2003), Media/ Society: industries, images,
and audiences (truyền thông/ xã hội: công nghệ, hình ảnh và công chúng), Pine
Forces Press: Cuốn sách đánh giá vai trò xã hội của các phương tiện truyền thông,
quá trình phát triển công nghệ truyền thông, ảnh hưởng của kinh tế, chính trị và
công chúng đối với các phương tiện thông tin đại chúng, tác động của toàn cầu hóa
đến phương tiện truyền thông.
Gail Dines and Jean M. Humez (2003) Gender, race, and class in media, a
text – reader (giới tính, chủng tộc và giai cấp trong truyền thông; cách tiếp cận tin
tức theo logic xã hội, Saga Publications, Inc: Các tác giả của cuốn sách mối quan hệ
giữa văn hóa, giới tính, chủng tộc, các khía cạnh xã hội, điều kiện xã hội và phương
tiện truyền thông; các tầng lớp xã hội được thể hiện trên các phương tiện truyền


thông đại chúng. Vấn đề giới tính, chủng tộc và giai cấp được thể hiện đan xen với
các vấn đề kinh tế, văn hóa trên các bài báo như vấn đề thể chế bao gồm: Kinh tế,
chính trị của các sản phẩm truyền thông, phân tích văn bản và mức độ sử dụng
phương tiện truyền thông.
Elena Yonah Rosen, Arli Paulin quesada, Sue Lockwood Summer (1998)
Changing the word throuh media education (Thay đổi thế giới thông qua giáo dục
truyền thông) Fulcrum Publishing. Cuốn sách là những bài học chi tiết, phân tích
vai trò của thông tin truyền thông trong việc đánh giá những vấn đề xã hội như:
Bạo lực, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sức khỏe và con người.
Stanley J. Bazan(2006), Introduction to mas communication media literacy
and culture (giới thiệu về truyền thông đại chúng: giáo dục truyền thông và văn hóa
truyền thông), Mcgraw_Hill. Tác giả đề cập đến những kiến thức cơ bản về truyền
thông đại chúng, sự hiểu biết về văn hóa truyền thông, các ngành công nghiệp
truyền thông đại chúng và khán giả bao gồm: Các phương tiện truyền thông như:
Sách, Báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, Internet: Tác giả đề cập văn hóa

truyền thông trong kỉ nguyên công nghệ thông tin: Lý thuyết và ảnh hưởng của
truyền thông, tôn giáo và đạo đức; truyền thông toàn cầu.
Hiện nay, có nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Á có những phong tục, văn hóa,
tôn giáo tạo điều kiện cho vấn đề bất bình đẳng nam, nữ. Cảnh sát chưa có hoạt động
tích cực ngăn chặn bạo lực gia đình vì coi đó là chuyện riêng của mỗi gia đình.
Trong những năm gần đây bạo lực gia đình đặc biệt là BLGĐ đối với phụ nữ
ngày càng được quan tâm nghiên cứu, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề
tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Ở Việt Nam từ năm 1994. Lê Thị Qúy một
trong những chuyên gia nghiên cứu về Giới, Gia đình đã in bài viết đầu tiên về
“Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên Tạp chí khoa học và phụ nữ trong đó xác định 5
nguyên nhân chính của bạo lực gia đình là: Nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân nhận
thức, nguyên nhân văn hóa-xã hội, nguyên nhân sức khỏe và nguyên nhân thuộc về
phía phụ nữ (Lê Thị Qúy,1994). Tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất, sâu sa nhất chính
là bất bình đẳng trong quan hệ giới (Lê Thị Qúy,2002).


Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả đã đi sâu phân tích về
bạo lực gia đình dưới 2 dạng: “bạo lực không nhìn thấy được” và “bạo lực nhìn thấy
được” (hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp). Với tư cách là một sai
lệch chuẩn mực trong xã hội trong gia đình hiện đại, hai dạng bạo lực này, ở nơi này
thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện trong sự độc
lập, tách biệt lẫn nhau. Dạng bạo lực không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân
công lao đông bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới khái niệm “thiên
chức”, “hy sinh” của phụ nữ (Lê Thị Qúy,1996).
Công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn
Huy, Nguyễn Hữu Minh năm 1999 đã tiến hành ở 3 thành phố Hà Nội, Huế, Thành
phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ của cộng đồng và các thể
chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các phản ứng của cá nhân, luật pháp
và các thể chế với nạn bạo lực trong gia đình” (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự,1999).
Ngoài ra chúng ta có thể kể đến công trình nghiên cứu của Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam tập trung nghiên cứu xoay quanh việc tìm hiểu về Thực trang-diễn
tiến-nguyên nhân đối với bạo lực gia đình ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thi trong
việc thực thi công bằng Dân Chủ và bình đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ muộn hơn so với
các nước trên thế giới. Vì vậy cần có các biện pháp can thiệp đặc biệt là kết hợp
truyền thông nâng cao hiệu quả phòng tránh bạo lực đối với phụ nữ. Một số công
trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này như:
Tài liệu: Truyền thông có nhạy cảm giới của tác giả Trịnh Bích Liên do tổ
chức OXFAM tài liệu và CSAGA phát hành tháng 6 năm 2011 đặt ra câu hỏi người
làm truyền thông có thể làm gì trước vấn đề bạo lực gia đình từ đó trang bị kiến
thức, kỹ năng truyền thông về nhạy cảm giới có liên quan đến bạo lực gia đình có
thể tạo nên những khác biệt, quan trọng trong việc giúp đỡ cộng đồng nhận thức
đúng đắn về bạo lực gia đình và khuyến khích công chúng tích cực chống lại vấn
nạn này.


Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về truyền thông. Mỗi hướng
nghiên cứu về truyền thông sẽ có những nghiên cứu khác nhau về truyền thông. Xét
riêng trong ngành báo chí, xã hội học một số nghiên cứu có thể kể đến đó là:
Nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn cũng có những giới thiệu về các phương tiện
truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp nhằm quản lý, điều
hành, phát huy vai trò sức mạnh của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng
qua quyển Truyền thông đại chúng, được xuất bản lần đầu vào năm 2001 và tái bản vào
năm 2004. Bên cạnh đó, một số tác phẩm của các tác giả nước ngoài liên quan đến
truyền thông đại chúng cũng đã được dịch và in sách tại Việt Nam như Sức mạnh của
tin tức truyền thông của Michael Schudson 1995; Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một
ý thức hệ mới của Philippe Breton, Serge Proulx, 1996…
Cuốn truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản do tác giả Nguyễn Văn Dững
chủ biên được NXB Chính trị quốc gia- sự thật xuất bản năm 2006. Cuốn sách cung
cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền

thông- vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng; cũng như cung cấp một
số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng… của một số loại
hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh
giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động được duy trì
hoạt động truyền thông. Qua cuốn sách, người đọc sẽ thấy hoạt động truyền thông
bao gồm nhiều cấp độ, từ truyền thông nội cá nhân đến việc giao tiếp liên cá nhân.
Nhưng dù ở cấp độ nào thì truyền thông cũng góp phần quan trọng trong quá trình
phát triển nhân cách cá nhân cũng như hình thành diện mạo văn hóa của mỗi con
người và của cộng đồng, của quốc gia vì những tác động, và sức lan tỏa, sức truyền
dẫn của nó tới công chúng.
Tác phẩm nghiên cứu có tính hệ thống về xã hội học truyền thông của nhà
nghiên cứu Trần Hữu Quang: Chân dung công chúng truyền thông (qua khảo sát xã hội
học tại TPHCM), 2001; Xã hội học báo chí, 2006…Để viết cuốn Chân dung công
chúng truyền thông, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, điều tra, khảo sát sự tiếp cận và
tiếp nhận của công chúng đối với các phương tiện truyền hình, phát thanh và báo
viết tại bốn quận, huyện điển hình ở TP. HCM. Nhờ có số liệu khảo sát này mà


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Xuân Mai (2009), Đề tài cấp Bộ, Các giải pháp hạn chế bạo lực gia
đình đối với phụ nữ và trẻ em, Hà Nội.
2. Bạo lực trên cơ sở giới (2010), Báo cáo chuyên đề LHQ tại Việt Nam, Hà
Nội.
3. Lê Thị Qúy, Giáo trình xã hội học giới. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4. Lê Thị Qúy và Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình một sự sai lệch
giá trị, NXB khoa học xã hội Hà Nội
5. Lê Thị Qúy (1996), Nỗi đau thời đại, Nhà xuất bản Phụ nữ Hà Nội.
6. Lê Thi (2001), Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và
phát triển. Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 2/2001.
7. Luật bình đẳng giới (2006), NXB Tư pháp.

8. Mai Quỳnh Nam (1994), Dư luận xã hội về số con, Tạp chí Xã hội học số
3,tr.46-51.
9. Mai Quỳnh Nam (1995), Dư luận xã hội – mấy vấn đề lý luận và phương pháp
nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học số 1, tr.3-8.
10. Mai Quỳnh Nam (1996) Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí Xã
hội học số 1, tr.3-7.
11. Mai Quỳnh Nam (2000), Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng. Tạp
chí Xã hội học số 2, tr.8-10.
12. Mai Quỳnh Nam (2001), Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại
chúng. Tạp chí Xã hội học số 4, tr.21-25.
13. Mai Quỳnh Nam (2002), Gia đình trong tấm gương Xã hội học. NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
14. Mai Quỳnh Nam (2003) Truyền thông và phát triển nông thôn. Tạp chí Xã hội
học số 3, tr.9-14.
15. Michael Schudson( 2003) Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn
The Power of News, Harvard, Harvard University Press, 1995, người dịch: Thế
Hùng, Trà My), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


16. Nguyễn Thị Oanh (2005), Tâm lý truyền thông và giao tiếp, Khoa phụ nữ
hoc, Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Hữu Minh_ Trần Thị Vân Anh Viện khoa học xã hội Việt Nam,
viện gia đình và giới “ Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam_thực
trạng_diễn tiến và nguyên nhân”
18. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội
19. Philippe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một ý
thức hệ mới, bản dịch củaVũ Đình Phòng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
20. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, Khảo sát Xã
hội học tại TPHCM, NXB TPHCM, Thời báo kinh tế sài gòn và VAPEC

xuất bản.
21. Trần Hữu Quang (2008), “Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại”,
NXB thời báo kinh tế sài gòn.
22. Trần Thị Thảo “ Nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam hiện nay tiếp cận
nhân học”, Khoa nhân học, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia
TPHCM, tr.123-141.
23. Trịnh Bích Liên(2011) Truyền thông có nhạy cảm giới, CSAGA, Hà Nội.
24. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
25. Vũ Tuấn Huy (2003) Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố
ảnh hưởng. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Một số website
26. Đội công tác xã hội giới trẻ hành động. Vai trò của Nhân viên công tác xã
hội,

http/forum.gioitrehanhdong.com/vaf_fostst6_Vai-tro-cua-Cong-tac-xa-

hoi.aspx ngày 27/7/2013.
27. Hoa Hữu Vân, Bạo lực gia đình ở Việt Nam-nguyên nhân và giải pháp
28. ., />ghiencuu-traodoi/2013/Bao-luc-gia-dinh-o-Viet-Nam-nguyen-nhan-va-giaiphap.aspx,8/2/2013.

29. Tailieu.Vn/tag/ly-thuyet-truyen-thong html



×