Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Luận văn thạc sỹ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.8 KB, 105 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) Việt Nam chiếm phần lớn về số lượng, theo thống kê mới nhất, cả nước
hiện có trên 500.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động, trong đó DNNVV
chiếm tới 97%, đóng góp 47% GDP và 40% ngân sách Nhà nước. Các DNNVV
khơng chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo
ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào
tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội,… Bên cạnh những
Tập đồn, Tổng cơng ty lớn, các DN lớn thì các DNNVV là động lực phát triển toàn
diện và là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế.
Tuy nhiên việc phát triển của các DNNVV hiện nay cịn gặp khơng ít những
khó khăn trở ngại: Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, khả năng cạnh tranh trên
thị trong nước và quốc tế thấp, trình độ quản lý kém, ... và đặc biệt trong đó là thiếu
vốn dùng cho sản xuất kinh doanh. Khó khăn về vốn hiện đang là vấn đề lớn nhất
đối với các DNNVV. Tuy tỷ trọng cho DNNVV vay trong tổng số tín dụng ngân
hàng (NH) đã tăng lên qua các năm nhưng nhìn chung các DN này vẫn thiếu vốn
trầm trọng. Do thị trường vốn đang trong quá trình hình thành và hệ thống NH còn
chưa đáp ứng được nhu cầu, cộng thêm sự yếu kém của các DN này nên nhiều nơi
chỉ có trên 32% số DNNVV có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn NH (chủ yếu
là NH thương mại), trong khi có hơn 35% số DN khó tiếp cận và trên 32% số DN
khơng có khả năng tiếp cận vốn NH, tỷ lệ hồ sơ vay vốn được NH chấp thuận chỉ
đạt 30-40%, đặc biệt là vốn đầu tư khi thành lập DN. Phần vốn thiếu còn lại các
DNNVV phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn vốn này hiện chưa
được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và cũng do những điều kiện ràng buộc
chặt chẽ nên cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của DN. Do đó cần có giải
pháp cần thiết để huy động, sử dụng một cách an tồn, có hiệu quả.



2

Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian học tập tại Học Viện Tài
chính với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Nguyễn Bá Minh em đã hồn thành
đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM’’.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, luận văn làm rõ vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh, trên cơ
sở đó, xác lập các hình thức huy động vốn cho DNNVV.
Thứ hai, luận văn đề cập một cách khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN và tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động huy
động vốn trong các DNNVV Việt Nam. Qua đó xác định những khó khăn, tồn tại
của DNNVV trong việc huy động vốn, làm cơ sở để xây dựng các giải pháp khắc
phục.
Cuối cùng, luận văn nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy
động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của các DNNVV Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các DNNVV được định nghĩa theo luật pháp
của Việt Nam và những đối tượng khác có liên quan tới quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DNNVV.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xem xét ở hai lĩnh vực. Về khơng gian:
luận văn chỉ tìm hiểu trong phạm vi các DNNVV. Về thời gian: luận văn chỉ đề cập
đến vấn đề tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV từ năm 2000 đến năm 2009
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Thơng qua việc đưa và phân tích số liệu, luận văn nhằm
làm rõ thêm một số điểm trong hoạt động huy động vốn của các DNNVV Việt Nam
hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của DNNVV, qua đó ảnh hưởng tới sự tồn vong của DN. Những giải

pháp luận văn đưa ra, tác giả hy vọng sẽ là đóng góp để hồn thiện hơn nữa công
tác huy động vốn trong các DNNVV Việt Nam hiện nay


3

5. Kết cấu của luận văn
Luận văn, ngoài mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương
như sau:
Chương 1 - DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY
ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
Chương 2 – THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM HIỆN NAY
Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA


4

Chương 1
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG
VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về DNNVV
1.1.1. Khái niệm, tiêu chí phân loại
1.1.1.1. Khái niệm DNNVV
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có những tiêu chuẩn chung thống nhất, rõ
ràng để xác định như thế nào là một DNNVV. Do vậy, khái niệm DNNVV tại các
nước là khác nhau. Một số nước căn cứ vào số lượng lao động làm tiêu chí phân
loại, như ở Mỹ DN có dưới 500 lao động là DN nhỏ hay Ngân hàng thế giới trong

các số liệu tính tốn đều lấy số lao động làm căn cứ phân loại. Một số nước khác lấy
vốn hay cả vốn và lao động làm căn cứ phân loại: Ở Nhật trong ngành khai khống,
xí nghiệp có dưới 300 lao động và vốn dưới 300 triệu Yên là DN nhỏ. Với Cộng
hòa Liên Bang Đức, DNNVV sử dụng lao động nhỏ hơn 500 và doanh số hàng năm
dưới 100 triệu Mác Đức,...
Vấn đề tiêu chí DNNVV, DN nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc
tranh luận về sự phát triển của loại hình này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về
DNNVV, DN nhỏ và cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mơ doanh nghiệp.
Thơng thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng ký, doanh thu,... các tiêu chí
này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau.
Tại Việt Nam theo Cơng văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo
đó DNNVV là DN có số cơng nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ
đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban
hành cơng văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các
DNNVV ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí
này khơng cho phép phân biệt các DN vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa DNNVV như sau:


5

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số
lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người”. Các DN cực nhỏ được quy
định là có từ 1 đến 9 nhân cơng, DN có từ 10 đến 49 nhân công được coi là DN nhỏ.
Mới nhất hiện nay theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ thì DNNVV được xác định như sau: “Doanh nghiệp
nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của

doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu
tiên)...”
“ Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp
mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.”
“ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành và các cơ quan liên quan điều tra, tổng hợp và công bố số liệu thống kê về
doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm theo định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa
quy định tại Nghị định này”
1.1.1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV
Trên thế giới, định nghĩa về DNNVV được hiểu và quy định khác nhau tuỳ
theo từng nơi. Các tiêu chí để phân loại DN có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu
chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của DN
như chuyên môn hố thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý
thấp,... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng
thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để
tham khảo trong kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm
tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay
vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó: Số lao động có thể là lao động trung bình
trong danh sách, lao động thường xuyên, lao động thực tế; Tài sản hay vốn: có thể
là tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản (vốn) cố định. Doanh thu: có thể là tổng


6

doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay có xu hướng sử dụng chỉ số
này). Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động.
Cũng có một số tiêu chuẩn khác tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước. Tuy nhiên sự
phân loại DN theo quy mơ lại thường chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như:
+ Trình độ phát triển kinh tế của một nước - Trình độ phát triển càng cao thì

trị số các tiêu chuẩn càng tăng lên. Ví dụ như một DN có 400 lao động ở Việt Nam
không được coi là DNNVV nhưng lại được tính là nhỏ và vừa ở Đức. ở một số
nước có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại
DNNVV sẽ thấp hơn so với các nước phát triển.
+ Tính chất ngành nghề: Do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng
nhiều lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như
hố chất, điện... Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong
phân loại các DNNVV giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước, người
ta thường phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác
nhau. Ngồi ra có thể dùng khái niệm hệ số ngành (Ib) để so sánh đối chứng giữa
các ngành khác nhau.
+ Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mơ
DN cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng (Ia) để đảm bảo tính tương
thích trong việc so sánh quy mơ DN giữa các vùng khác nhau.
Bảng 1.1 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình
qn làm cơ sở quan trọng để phân loại DN theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn so
với việc lựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn,... là các chỉ tiêu có thể
lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan
trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự
phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát,... nên thiếu sự ổn định trong việc
phân loại DN. Điều này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình qn được nhiều
quốc gia lựa chọn, tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại


7

thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà DN
đang tham gia.



8

Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số
quốc gia và khu vực.
Số lao
động bình
quân
A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
1. Hoa kỳ
Nhỏ và vừa
0-500
- Đối với ngành sản
1-300
xuất
- Đối với ngành
2. Nhật
1-100
thương mại
- Đối với ngành
1-100
dịch vụ
Siêu nhỏ
< 10
3. EU
Nhỏ
< 50
Vừa
< 250
4. Australia
Nhỏ và vừa

< 200
Nhỏ
< 100
5. Canada
Vừa
< 500
Quốc gia/
Khu vực

Phân loại DN vừa
và nhỏ

Vốn đầu tư

Doanh thu

Không quy định

Không quy định
Không quy định

0-300 triệu
0-100 triệu
0-50 triệu
Không quy định
Không quy định
Không quy định

6.New ealand Nhỏ và vừa
< 50

Không quy định
7. Korea
Nhỏ và vừa
< 300
Không quy định
8. Taiwan
Nhỏ và vừa
< 200
< NT$ 80 triệu
B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Nhỏ và vừa
Không quy < Baht 200 triệu
1. Thailand
định
- Đối với ngành sản 0-150
Không quy định
2. Malaysia
xuất
3. Philippine Nhỏ và vừa
< 200
Peso 1,5-60 triệu
Nhỏ và vừa
Không quy < US$ 1 triệu
4. Indonesia
định
5.Brunei
Nhỏ và vừa
1-100
Khơng quy định
C. NHĨM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI

Nhỏ
1-249
Không quy định
1. Russia
Vừa
250-999
Nhỏ
50-100
Không quy định
2. China
Vừa
101-500
Nhỏ
< 50
Không quy định
3. Poland
Vừa
51-200
Siêu nhỏ
1-10
Không quy định
4. Hungary
Nhỏ
11-50
Vừa
51-250

Không quy định
< 7 triệu
< 27 triệu

Không quy định
< CDN$ 5 triệu
CDN$ 5 -20
triệu
Không quy định
Không quy định
< NT$ 100 triệu
Không quy định
RM 0-25 triệu
Không quy định
< US$ 5 triệu
Không quy định
Không quy định
Không quy định
Không quy định
Không quy định

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và
nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.


9

Số liệu ở Bảng 1.1 cũng cho thấy, đa số các quốc gia chỉ sử dụng 1 trong 3
tiêu thức đánh giá trên, đặc biệt là nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi. Một số
quốc gia khác sử dụng kết hợp 2 trong 3 tiêu thức nói trên. Một số ít quốc gia sử
dụng kết hợp cả 3 tiêu thức số lao động, vốn và doanh thu.
Ở Việt Nam, căn cứ theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP việc phân loại các
DNNVV được chia thành 3 cấp độ (siêu nhỏ, nhỏ và vừa) dựa trên 2 tiêu chí cơ bản
là tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.

Việc đưa ra các tiêu chí để phân định DNNVV như trong định nghĩa và Bảng
1.2 mục đích là để tiện cho việc quản lý, thống kê, hoạch định chính sách và trợ
giúp DN phát triển. Việc phân loại DN có ý nghĩa rất lớn đối với các DN và cả các
nhà quản lý. Bởi lẽ, đối với các nhà quản lý thì có tiêu chí phân loại sẽ là căn cứ
trong việc phân loại, thống kê, dự báo, tính thuế, đưa ra các quyết định, các văn bản
quy phạm pháp luật,... Cịn đối với DN thì việc họ thuộc loại hình DN nào rất quan
trọng. Quan trọng từ việc có được hưởng hay khơng các chính sách hỗ trợ (chính
sách hỗ trợ: hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ vay vốn, tín dụng,...) và thuế họ
phải nộp là bao nhiêu.
Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Quy mô

Khu vực
1. Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản

Doanh
nghiệp siêu
Doanh nghiệp nhỏ
nhỏ
Số lao
Tổng nguồn
Số lao động
động
vốn
10 người trở 20 tỷ đồng
xuống
trở xuống


2. Công nghiệp
và xây dựng

10 người trở 20 tỷ đồng
xuống
trở xuống

3. Thương mại
và dịch vụ

10 người trở 10 tỷ đồng
xuống
trở xuống

Doanh nghiệp vừa

Tổng nguồn
Số lao động
vốn
từ trên 20 tỷ từ trên 200
từ trên 10 người
đồng đến 100 người đến
đến 200 người
tỷ đồng
300 người
từ trên 20 tỷ từ trên 200
từ trên 10 người
đồng đến 100 người đến
đến 200 người
tỷ đồng

300 người
từ trên 10 tỷ từ trên 50
từ trên 10 người
đồng đến 50 tỷ người đến
đến 50 người
đồng
100 người

Nguồn: Trích Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009


10

Tiêu chí phân loại DNNVV bước đầu đã giải quyết được một số vướng mắc
như thuế suất được tính cho DNNVV, các chính sách hỗ trợ được tìm được đúng nơi
cần đến, làm sáng tỏ hơn một số khâu trong thủ tục vay vốn... Nhưng việc vận dụng
trong thực tế cũng đã nảy sinh một số bất cập. Trước hết đó là việc phân loại
DNNVV: theo Nghị định 56, DNNVV được phân chia dựa theo các tiêu chí quy mơ
về vốn, quy mô về số lao động và khu vực. Trong đó quy mơ về nguồn vốn được ưu
tiên. Đây cũng chính là sự chưa hợp lý trong phân loại. Bởi lẽ, tổng nguồn vốn của
DN bao gồm vốn của chủ sở hữu và vốn huy động dưới các hình thức khác nhau.
Trong khi vốn chủ sở hữu là tương đối ổn định, được ghi nhận trong điều lệ DN và
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì vốn huy động lại thường xuyên biến động.
Do đó, tổng nguồn vốn này của DN cũng thường xuyên biến động. Vì vậy, hôm nay,
một DN được xếp vào loại DN nhỏ nhưng ngay ngày mai có thể đã trở thành DN
vừa và ngược lại. Việc phân loại các DNNVV rất cụ thể: siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Sau
nữa, trong các điều khoản về các chính sách hỗ trợ tiếp sau lại khơng tách bạch và
cụ thể cho từng đối tượng. Sau nữa một số các DN nghiệp ở dạng “mập mờ” chưa
rõ thuộc loại nào thì “lách luật” để được hưởng lợi khi kê khai thuế.
1.1.2. Đặc điểm của chung của DNNVV

- Tính chất hoạt động kinh doanh
DNNVV thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần
với người tiêu dùng hơn. Trong đó cụ thể là:
+ DNNVV là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với
tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư.
+ DNNVV thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như
các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hố, dịch vụ sinh hoạt và giải
trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.
+ Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng
với tư cách là nhà sản xuất tồn bộ. Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này
mà các DNNVV có lợi thế về tính linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội
của các DNNVV, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng,


11

chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt mạnh
của các DNNVV.
- Về nguồn lực vật chất
Nhìn chung các DNNVV bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và
công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và nguồn gốc hình thành DN.
Mặt khác cịn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính - tiền tệ, q
trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của từng DNNVV.
Nhận thức về vấn đề này các quốc gia đang tích cực hỗ trợ các DNNVV để
họ có thể tham gia tốt hơn trong các tổ chức hỗ trợ, và đưa ra các chính sách để
khắc phục sự hạn hẹp này.
- Về năng lực quản lý điều hành
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô... các quản trị gia
DNNVV thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động
kinh doanh. Thông thường họ được coi là nhà quản trị DN hơn là nhà quản lý

chuyên sâu... Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong DNNVV
cịn rất thấp so với u cầu.
- Về tính phụ thuộc hay bị động
Do các đặc trưng kể trên nên các DNNVV bị thụ động nhiều hơn ở thị
trường. Cơ hội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ. Nguy cơ “bị bỏ
rơi”, phó mặc được minh chứng bằng con số DNNVV bị phá sản ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển. Chẳng hạn ở Mỹ, bình qn mỗi ngày có tới 100
DNNVV phá sản (đương nhiên lại có số doanh nghiệp tương ứng phù hợp các
DNNVV mới xuất hiện), nói cách khác các DNNVV có “tuổi thọ” trung bình thấp.
1.2. Vai trị của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam
1.2.1. Sơ lược quá trình phát triển của DNNVV Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển các DNNVV ở Việt Nam diễn ra từ khá
lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau, mơi trường khác nhau
mà nhìn chung là chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính là cuộc trường kỳ
kháng chiến kéo dài gần một thế kỷ và những quan điểm chính trị thời kỳ hậu chiến


12

tranh. Giai đoạn trước năm 1945, khi mà Việt Nam cịn nằm trong ách thống trị của
thực dân Pháp thì cũng đã tồn tại một số lượng đáng kể các DN mà lúc đó là các cơ
sở, các xưởng sản xuất nhỏ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, các
nghề thủ công truyền thống. Các mặt hàng giai đoạn nay phần lớn vẫn ở dạng
nguyên sơ nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong hồn cảnh rất đặc
biệt của thời kỳ đơ hộ, thậm chí nhiều hàng cịn được gửi đi triển lãm ở một số nước
phương Tây thời bấy giờ.
Trong giai đoạn từ cuộc cách mạng tháng 8/1945 thành công và cả nước
bước vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Các DNNVV lúc này tồn tại cả ở vùng
ta và vùng địch, đáng chú ý là các DNNVV ở vùng căn cứ đã đóng góp vai trị đáng
kể, vừa phục vụ nhu cầu thời chiến của nhân dân, vừa đáp ứng nhu cầu hậu cần cho

kháng chiến lâu dài. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy, cả miền Bắc bắt tay vào
xây dựng lại đất nước trên con đường xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Các DNNVV ra
đời rất nhanh và nhiều trong giai đoạn này, lúc này chịu sự chi phối của đường lối
chính trị hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh được khuyến khích phát triển,
cịn các DNNVV dưới hình thức sở hữu tư nhân thì bị loại trừ, trong khi đó loại
hình DNNVV tư nhân ở miền Nam lúc đó lại rất phát triển. Sau khi thống nhất đất
nước năm 1975 và đến trước đại hội VI Điểm đáng lưu ý trong các DNNVV ở giai
đoạn này là ở miền Nam, kinh tế tư nhân là hình thức bị kỳ thị và các DNNVV dưới
hình thức sở hữu tư nhân buộc phải quốc hữu hoá, DNNVV của tư nhân bị cải tạo,
xố bỏ, khơng khuyến khích phát triển. Nếu muốn tồn tại thì phải tồn tại dưới dạng
khác như dưới hình thức hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, công tư hợp danh.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 thực sự là một bước
ngoặt. Đại hội VI đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sử hữu khác nhau, thay đổi
quan điểm với kinh tế tư nhân, từ kỳ thị chuyển sang coi trọng. Chủ trương này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình kinh
doanh trong các ngành cơng nghiệp, dịch vụ, thương mại ra đời và phát triển.


13

Bên cạnh đó, từ năm 1986 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp quy, quy định chế độ chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, DN tư nhân,
hợp tác xã, DN Nhà nước. Đáng chú ý là Nghị quyết 16 của Bộ chính trị Đảng cộng
sản Việt Nam (1988); Nghị định 27, 28, 29 /HĐBT (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế
hợp tác và hộ gia đình; Nghị định 66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp
định, Công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/98 về định hướng chiến lược và chính
sách phát triển DNNVV và một loạt các Luật như: Luật công ty, Luật doanh nghiệp
tư nhân mà nay hai Luật này đã được gộp lại thành Luật doanh nghiệp (1999), Luật
hợp tác xã, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước

(1994), Luật đầu tư nước ngoài (1989) đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho
các DN phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, DNNVV vẫn gặp khơng ít
những khó khăn, vướng mắc, và nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của
đất nước, Chính phủ đã có Nghị định 90/2001/CP-ND ngày 23/11/2001 về chính
sách trợ giúp, phát triển DNNVV trong đó quy định rõ khái niệm, tiêu chí xác định
DNNVV ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của DNNVV trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các biện pháp, các chính sách hỗ trợ
DNNVV phát triển. Chính phủ cịn giao cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư (MPI - Ministry
of Planning and Investment) đứng lên làm đầu mối phối hợp các Bộ, các ngành và
địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo “Chiến lược và chính sách phát
triển DNNVV”, đề xuất giải pháp thực hiện để Chính phủ xem xét và phê duyệt.
Nghị định cũng quy định việc thành lập “Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa” (ASMED) trực thuộc Bộ Kế hoạch - Đầu tư, để giúp Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch - Đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến phát triển
DNNVV; thành lập “Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV” làm nhiệm vụ tư
vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển
DNNVV; thành lập “Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV” thuộc các cơ quan, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhằm thực hiện các chương
trình trợ giúp một cách thiết thực và có hiệu quả; khuyến khích, tạo điều kiện để các


14

DNNVV tham gia các hiệp hội doanh nghiệp đã có và thành lập các hiệp hội, câu
lạc bộ doanh nghiệp, nhằm triển khai các hoạt động kể cả thu hút các nguồn lực từ
nước ngoài để trợ giúp một cách thiết thực, trực tiếp cho DNNVV, các dịch vụ về
thông tin, tiếp thị mở rộng thị trường, đào tạo, công nghệ... nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các DNNVV.
Từ tiến trình đổi mới cũng như xu thế hội nhập và cùng với sự nỗ lực của

Chính phủ trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho DN nói chung và DNNVV nói riêng
phát triển, đã có những thành quả nhất định. Điều đó có thể thấy qua sự gia tăng về
số lượng các loại hình DN trong thời gian qua.
Bảng 1.3: Số DN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
Đơn vị: Doanh nghiệp
Tổng số doanh
nghiệp
(Total
number of
enterprises)

1 = 2+3+4+5

Theo quy mô lao động - Employees size
DN siêu
DN nhỏ
DN vừa
DN lớn
nhỏ
(small
(medium
(large
(super small
enterprises) enterprises) enterprises)
enterprises)
2
3
4
5


Năm 2000

42.288

22.638

14.396

1.849

3.405

Năm 2001

51.680

27.957

18.053

1.970

3.700

Năm 2002

62.908

33.047


23.329

2.284

4.248

Năm 2003

72.012

36.949

28.062

2.483

4.518

Năm 2004

91.756

49.042

35.047

2.892

4.775


Năm 2005

112.950

63.456

41.337

3.196

4.961

Năm 2006

131.318

80.060

42.649

3.418

5.191


15

Năm 2007

155.771


95.322

50.763

4.059

5.627

Năm 2008

205.689

127.180

68.046

4.484

5.979

Nguồn: “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21” - Tổng Cục Thống Kê
Biểu 1.1: Mức độ phát triển DNNVV 2000-2008
Đơn vị: Doanh nghiệp
250000

200000

Tổng Số DN
DN Siêu Nhỏ

DN Nhỏ
DN Vừa
DN Lớn

150000

100000

50000

0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Từ số liệu của Bảng 1.3 và Biểu 1.1 cho ta thấy số lượng DN Việt Nam tăng
khá đều qua các năm, phát triển đều ở mọi loại hình DN. Năm 2008 so với năm
2000 số lượng DN đã tăng 4,86 lần, với tốc độ tăng bình quân là 19,22% năm. Tuy
số lượng DN tăng lên nhiều nhưng chiếm đại bộ phận trong đó vẫn là các DNNVV,
đó là một hiện thực vẫn thấy ở mọi nền kinh tế: Số DNNVV năm 2000 là 38.883
DN (2+3+4) chiếm 91,95% tổng số DN; Số DNNVV năm 2008 là 199.710 DN
chiếm tỷ lệ 97,09% tổng số DN. Như vậy năm 2008 so với năm 2000 số DNNVV
đã tăng 5,14 lần.


16

Sự gia tăng về số lượng của các DN Việt Nam thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Chính phủ trong việc tạo điều kiện và môi trường cho DN phát triển, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơng ăn
việc làm, ổn định chính trị.

1.2.2. Một số nét đặc trưng cơ bản
Đặc điểm của các DNNVV xuất phát trước hết từ chính quy mơ của doanh
nghiệp. Do đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên các DNNVV Việt Nam
có những đặc điểm sau:
- Các DNNVV Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức
tổ chức doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và các cơng
ty tư nhân, các hợp tác xã. Từ đó xuất hiện sự phân biệt đối xử giữa các DN thuộc
các thành phần khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh
doanh của các DN hiện nay, đồng thời tạo ra những điểm xuất phát về tiếp cận
nguồn lực không như nhau (trong giao đất, trong vay vốn ngân hàng…).
- Là những doanh nghiệp có quy mơ vốn và lao động nhỏ, đây thường là
những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này đã làm
cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình.
Nguyên nhân là do các DN này chưa có kinh nghiệm huy động vốn kinh doanh.
Ngoài ra, các tổ chức cung ứng vốn xem khu vực này có nhiều rủi ro nên chưa sẵn
sàng cấp tín dụng.
- Khả năng quản lý hạn chế, do các chủ DN thường là những người tự đứng
ra thành lập và vận hành DN. Họ là những người vừa quản lý vừa tham gia trực tiếp
vào quá trình sản xuất kinh doanh nên mức độ chuyên môn trong quản lý không
cao. Phần lớn chủ DN thường không được đào tạo về quản lý chính quy hoặc khơng
qua khóa đào tạo nào.
- Trình độ tay nghề của người lao động thấp. Các chủ DNNVV không đủ
khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê lao động có tay nghề


17

cao do hạn chế về tài chính… Bên cạnh đó, định kiến của người lao động cũng như
những người thân của họ về khu vực này còn khá lớn. Người lao động ít được đào

tạo vì kinh phí hạn hẹp nên trình độ và kỹ năng thấp. Ngồi ra, sự không ổn định
khi làm việc cho các DN này, cơ hội để phát triển thấp cũng là lý do không thu hút
được lao động có kỹ năng cao.
- Khả năng về cơng nghệ thấp do khơng đủ tài chính cho nghiên cứu triển
khai, nhiều DNNVV có những sáng kiến cơng nghệ tiên tiến nhưng khơng đủ tài
chính cho việc nghiên cứu triển khai nên khơng thể hình thành cơng nghệ mới hoặc
bị các DN lớn mua lại với giá rẻ. Tuy nhiên, các DNNVV rất linh hoạt trong việc
thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền cơng nghệ thường thấp và họ
thường có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ
những cơng nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới cơng
nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các DN này có thể tồn tại trên thị
trường.
- Các DNNVV Việt Nam thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của
mình làm mặt bằng sản xuất, và cũng rất khó th mặt bằng sản xuất. Vì vậy, các
DNNVV rất khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh khi quy mô DN
được mở rộng. Một số DN thuê được đất thì gặp nhiều trở ngại trong việc giải
phóng mặt bằng và đền bù.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài.
Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thường là những DN mới hình thành, khả
năng tài chính cho các hoạt động tiếp thị khơng có và cũng chưa có nhiều khách
hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mơ thị trường của các DN này thường bó hẹp
trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
1.2.3. Vai trị của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam
DNNVV có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước
có trình độ phát triển cao. Đối với Việt Nam thì vai trị của DNNVV càng có ý
nghĩa quan trọng bởi các lý do sau:
- DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp


18


Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay, DNNVV góp
mặt trong mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình DN.
Áp dụng tiêu chí số lao động để phân loại DN (theo Nghị định số
56/2009/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ) tại Bảng 1.4 và để tiện cho tính tốn ta
quy ước như sau: DN có từ 299 lao động trở xuống gộp chung là DNNVV, DN có từ
300 lao động trở lên là DN lớn.
Bảng 1.4: Số DN năm 2007 theo quy mô lao động và loại hình DN
Đơn vị: Doanh nghiệp
Phân theo quy mơ lao động
20030050-199
299
499
người
người
người
(5)
(6)
(7)

500-

1000-

5000

999

4999


người

người
(8)

người
(9)

trở lên
(10)

1694

1283

928

86

405

438

357

322

37

544


202

241

238

236

33

423

707

203

197

119

86

4

50668

48533

10549


1178

870

558

290

12

788

2766

2605

420

53

38

14

4

40468

15297


13142

10555

1295

86

64

23

6

53

15

20

16

2

77648

15722

27479


27318

5813

573

388

250

99

6

1597

14

50

344

686

154

142

117


88

2

20862

2822

7211

7695

2333

312

238

154

93

4

4961

188

330


1424

1533

379

386

368

316

37

4018

159

266

1125

1224

314

315

304


277

34

Tổng

Dưới 5

5-9

10-49

người

người

người

(1)

(22)

(3)

(4)

155771

34856


51041

50588

13333

1962

3494

10

43

631

1251

+ Trung ương

1719

3

14

208

+ Địa phương


1775

7

29

147316

34658

6688

số

TỔNG SỐ
- DN Nhà
nước

- DN ngồi
Nhà nước
+ Tập thể
+ Tư nhân
+ Cơng ty hợp
danh
+ Cơng ty
TNHH
+ Cơng ty cổ
phần có vốn
Nhà nước

Cơng ty cổ
phần khơng có
vốn Nhà nước
- DN có vốn
đầu tư nuớc
ngồi
+ DN 100%
vốn nước ngoài


19

+ DN liên
doanh với nước

943

29

64

299

309

65

71

64


39

ngoài

Nguồn: “Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ năm 2000 đến 2008”
- Tổng Cục Thống Kê

Theo đó thì DNNVV(cộng các mục 2,3,4,5,6 tại Bảng 1.4) có số tuyệt đối là
151.780 DN chiếm 97,43% tổng số các DN (nội suy từ Bảng 1.4) thuộc các hình
thức: DN nhà nước, DN tư nhân, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp danh, DN có vốn đầu tư nước ngồi.
Qua số liệu ở Bảng 1.4 thì DNNVV chiếm 99,77% tổng số các DN tư nhân,
chiếm 99,16% trong tổng số DN thuộc thành phần KT tập thể, chiếm 99,04% trong
tổng số các công ty trách nhiệm hữu hạn, và 66,97% trong tổng số các DN nhà nước
và chiếm 77,69% các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
DN thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có số tuyệt đối là 147.316 DN,
chiếm 94,57% tổng số các DN. Các DNNVV thuộc khối KT ngoài nhà nước có số
lượng là 145.586 DN, chiếm tới 98,82% tổng số DN ngồi Nhà nước. Vậy có thể
nói đại bộ phận các DNNVV Việt Nam là thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước
và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN.
- DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu ở Việt Nam
Với số lượng chiếm trên 97% tổng số các DN như vậy thì lẽ tất nhiên các
DNNVV cũng sẽ thu hút được một lực lượng lao động tương ứng.
Bảng 1.5: Tỷ trọng lao động theo loại hình DN năm 2007
Đơn vị: Người, tỷ lệ %
Số tuyệt đối (Người)
TỔNG SỐ
Doanh nghiệp Nhà nước
Trung ương

Địa phương
Doanh nghiệp ngồi Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Cơng ty hợp danh
Cơng ty TNHH
Cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước
Cơng ty cổ phần khơng có vốn Nhà nước

7.382.160
1.763.117
1.299.149
463.968
3.933.182
149.475
513.390
622
1.940.125
434.564
895.006

Tỷ trọng (%)
100.00
23,88
17,60
6,28
53,28
2,02
6,95
0,01

26,28
5,89
12,13

3


20

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
DN 100% vốn nước ngoài
DN liên doanh với nước ngoài

1.685.861
1.458.595
227.266

22,84
19,76
3,08

Nguồn: “Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra từ năm 2000 đến 2008”Tổng Cục Thống Kê

Số liệu của Bảng 1.5 cho thấy số lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài
Nhà nước chiếm 53,28% tổng số lao động trong các DN với số tuyệt đối là
3.933.182 người (trong đó số lao động thuộc loại hình DNNVV chiếm tới hơn
97%). Con số này sẽ tăng hơn nữa nếu ta tính thêm cả lao động của loại hình DN có
vốn đầu tư nước ngồi. Theo thống kê nếu tính cả số hợp tác xã, trang trại và các hộ
kinh doanh cá thể thì khối DNNVV thu hút tới 50% lực lượng lao động xã hội.
- Tạo nên sự linh hoạt của nền kinh tế, hình thành và phát triển đội ngũ các

nhà kinh doanh năng động
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi DN phụ thuộc rất nhiều vào
những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng DNNVV vừa là rất lớn và
thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với
những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hoá sản xuất.
Sự sát nhập, giải thể và xuất hiện các DNNVV thường xuyên diễn ra trong mọi giai
đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những người quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính
linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo
hiểm, sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ,
nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ
tác động lớn đến hoạt động của từng DNNVV. Họ ln là người đi đầu trong đổi
mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi
trường kinh doanh.
Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào
sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng
động, linh hoạt phù hợp với thị trường.
- DNNVV đóng vai trị quan trọng, khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại
địa phương


21

Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV đã tạo ra cho
DN lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế đã cho thấy
DNNVV đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương. Chính điều này đã giúp cho
DNNVV tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực tại chỗ. Theo tiêu chí số lao động
năm 2008 Hà Nội có tổng số DN là 39.503 DN trong đó số DNNVV là 37.624 DN
chiếm tỷ lệ 95,24%; Hải Phịng có 4.913 DN, trong đó DNNVV là 4.620 DN, chiếm
tỷ lệ 94,04%; Vĩnh Phúc có 1.501 DN, số DNNVV là 1.458 DN, chiếm tỷ lệ
97,14%; Bắc Ninh có 2.162 DN, sơ DNNVV là 2.089 DN chiếm tỷ lệ 96,62% ... (số

liệu tổng hợp từ “Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ 21”-Tổng Cục Thống
Kê). Ngồi lao động ra DNNVV cịn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong
vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giữ vai trị ổn định nền kinh tế và đóng góp ngân sách
Ở phần lớn các nền kinh tế và cả ở Việt Nam, các DNNVV là những nhà
thầu phụ cho các DN lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho
phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNNVV được ví là “thanh giảm xóc”
cho nền kinh tế.
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện nay DNNVV chiếm tới trên 97% tổng số
DN trong cả nước; chiếm trên 50,1% lao động trong DN, ước tính đóng góp khoảng
trên 40% GDP. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, các trang trại và các hộ kinh doanh
cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP. Tính chung, hiện
các DN này sử dụng trên 50% lao động xã hội, đóng góp gần 40% ngân sách, giúp
tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, trong đó, chủ yếu giải quyết số lao động
chưa qua đào tạo.
Như vậy qua các phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quan
trọng của các DNNVV tăng lên và tiềm năng phát triển của khu vực này rất rộng
lớn. Bởi vì các DNNVV đang là động lực cho phát triển kinh tế, tạo công ăn việc
làm và huy động nguồn vốn trong nước… Vì những lý do đó việc khuyến khích, hỗ
trợ phát triển của DNNVV là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chiến


22

lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của nền kinh tế nước ta.


23


1.3. Các hình thức huy động vốn trong DNNVV
1.3.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của nguồn vốn trong DN
1.3.1.1. Khái niệm về vốn
Vốn là khái niệm được xuất phát từ tên tiếng Anh là “capital” có nghĩa là
“tư bản”. Tuy nhiên, khi nói về vốn, trên thực tế còn tồn tại rất nhiều quan điểm
khác nhau định nghĩa về vốn và hiện nay vẫn tiếp tục có sự tranh luận về định nghĩa
chính xác của nó.
Theo Marx, dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn được khái quát hoá thành
phạm trù tư bản. K.Marx cho rằng: Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư,
là đầu vào của quá trình sản xuất.
Theo P.Samuelson: “Vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho
quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp
(máy móc, trang thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu…)”.
Còn theo D.Begg, tác giả cuốn “Kinh tế học”, cho rằng: vốn bao gồm vốn
hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá, sản phẩm đã sản
xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác. Vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá
của doanh nghiệp. Theo định nghĩa trên, D.Begg đã đồng nhất vốn với tài sản của
doanh nghiệp. Thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các
tài sản mà doanh nghiệp dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh
nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hố. Nó giống
các hàng hố khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm là người sở
hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất
cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản
xuất kinh doanh. Sự tham gia của vốn khơng chỉ bó hẹp trong q trình sản xuất vật
chất riêng biệt mà trong tồn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục suốt thời
gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ
sản xuất cuối cùng.



24

Một cách thông dụng nhất, vốn được hiểu là các nguồn tiền tài trợ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tiền (quỹ) này được hình thành
dưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Giá trị nguồn vốn
phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tùy từng loại
hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phương
thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
1.3.1.2. Phân loại vốn
Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản
đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu
quả, doanh nghiệp cần phải phân loại vốn. Tùy theo loại hình doanh nghiệp và đặc
điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho
doanh nghiệp của mình. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại như theo nguồn
hình thành, theo phương thức chu chuyển, theo thời gian huy động và sử dụng vốn...
Tuỳ theo mỗi tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp có các loại khác
nhau:
- Phân loại theo nguồn hình thành thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại
chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các
chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu chia nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ
phận như: vốn góp ban đầu, lợi nhuận khơng chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới ...
Còn nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu của doanh
nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay.
- Phân loại theo phương thức chu chuyển thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2
loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là phần vốn dùng để đầu tư vào tài
sản cố định của doanh nghiệp. Đây là các tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia
vao nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, thường có giá trị lớn. Cịn vốn lưu động là
phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là
các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vao một chu kỳ sản xuất và

thường có giá trị nhỏ. Cách thức phân loại nay rất quan trọng bởi vì vốn lưu động


25

và vốn cố định có hình thái tồn tại và vai trị khác nhau trong q trình sản xuất, do
đó cần có các cơ chế quản lý khác nhau.
- Phân loại theo thời gian thì vốn được chia thanh vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn dưới 1 năm, cịn vốn dài hạn là vốn có thời hạn từ
1 năm trở lên. Vốn chủ sở hữu được coi là vốn dài hạn.
1.3.1.3. Vai trị của vốn trong DN
Vốn có vai trị hết sức quan trọng đối với DN nói chung và DNNVV nói
riêng. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thanh lập một doanh nghiệp và tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình DN, vốn phản ánh
nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính,
các DN cần chú ý quản lý việc huy động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng
qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả tài chính.
- Điều kiện tiên quyết để thành lập DN
Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một DN. Về mặt pháp lý, mỗi
DN khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng
mức vốn pháp định do Nha nước quy định đối với lĩnh vực kinh doanh đó. Như vậy
vốn lúc này có vai trị đảm bảo sự hình thành và tồn tại của DN trước pháp luật.
Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mơ, ngành nghề, loại
hình doanh nghiệp. Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề
có liên quan đến tài chính như Chứng khốn, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh
doanh tiền tệ.
Đối với các DN thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước không quy định giá trị
vốn ban đầu tối thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể dao động từ hàng triệu đến
hàng tỷ đồng tuỳ khả năng của người thành lập DN.
- Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hanh bất kỳ quá trình và loại
hình sản xuất kinh doanh nào. Điều này được thể hiện rõ trong hàm sản xuất cơ bản:
P = F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sản xuất, bên cạnh
các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T). Hơn nữa, trong hàm sản xuất nay thì vốn


×