Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

SKKN bản đồ tư duy kênh hình sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 52 trang )

MÃ SKKN:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

------------------------

MÃ SKKN:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY KÊNH HÌNH ĐỂ ÔN TẬP CHƯƠNG CƠ
CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ SINH HỌC 12 NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Môn: Sinh học
Cấp học: THPT

Năm học 2016 - 2017


MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................5
1.Lí do chọn đề tài.................................................................................5
- Đối với môn Sinh học, hiện nay Bộ GD & ĐT đang sử dụng phương
thức thi TNKQ để xét tuyển tốt nghiệp và xét CĐ, ĐH (thi thi THPT
Quốc gia). Do đó, các em cần phải nâng cao kỹ năng giải các câu hỏi
TNKQ......................................................................................................5
- Hai năm trở lại đây, trong đề thi môn Sinh học có nhiều câu hỏi dưới
dạng khai thác thông tin từ kênh hình, tuy nhiên nhiều học sinh còn


lúng túng khi làm các câu hỏi phân tích kênh hình vì trong quá trình
học các em ít quan tâm đến hệ thống kênh hình..................................5
- Học sinh lựa chọn các môn thuộc ban KHTN để thi THPT Quốc gia,
phải thi tổ hợp 3 môn lý, hóa, sinh. Đây là 3 môn khó, lượng kiến thức
nhiều. Do vậy, thường gây quá tải về mặt kiến thức cho HS. Chính vì
vậy HS lớp 12 rất căng thẳng nên khả năng ghi nhớ kiến thức là không
tốt...........................................................................................................5
- Nội dung câu hỏi trong đề thi không yêu cầu học sinh phải nhớ máy
moc, học vẹt, mà yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết
các vấn đề cụ thể...................................................................................5
Những khó khăn và tồn tại trên có thể khắc phục được bằng việc dùng
bản đồ tư duy (BĐTD) dạng kênh hình trong dạy học. Việc sử dụng
BĐTD dạng kênh hình một cách có hiệu quả sẽ giúp các em thấy được
mối quan hệ tổng thể, biện chứng giữa các thành phần kiến thức mà
các em cần lĩnh hội, đặc biệt sử dụng BĐTD sẽ giúp các em lĩnh hội
kiến thức một cách chủ động hơn, định hướng cho các em cách học,
qua đó nâng cao tính sáng tạo, khả năng chủ động làm việc ở các em.
BĐTD dạng kệnh hình sẽ là một phương pháp hiệu quả giúp các em
bớt căng thẳng hơn, ghi nhớ tốt hơn, hiểu sâu kiến thức hơn, vận dụng
kiến thức tốt hơn, giảm bớt áp lực học tập... và cuối cùng là giải các
câu hỏi TNKQ trong đợt thi THPT Quốc gia tốt hơn. Đặc biệt phương
pháp này rất có hiệu quả đối với những HS không học sâu về môn Sinh
học, chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp...........................................5
2. Giới hạn đề tài....................................................................................5
3. Mục đích và đóng góp của đề tài.......................................................5
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................6
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn.......................................................6
1.1. Cơ sở lí luận....................................................................................6
1.1.1. Khái niệm bản đồ tư duy..............................................................6
1.1.2. Vai trò của bản đồ tư duy............................................................6

1.2. Cơ sở thực tiễn (hiện trạng)............................................................7
Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học..................................7
Chương II. Xây dựng và sử dụng BĐTD chương cơ chế di truyền và biến
dị - Sinh học 12 THPT.............................................................................8
2.1. Quy trình xây dựng bản đồ tư duy..................................................8
2.2. Phương pháp sử dụng BĐTD khai thác hệ thống kênh hình...........9


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

2.2.1. Quy trình sử dụng........................................................................9
...............................................................................................................9
2.2.1. Phương pháp cụ thể.....................................................................9
1) Nội dung 1: Hệ thông hóa kiến thức chương cơ chế di truyền và biến
dị............................................................................................................9
2) Nội dung 2: Ôn tập, củng cố nội dung vật chất di truyền................13
3) Nội dung 3: Ôn tập, củng cố nội dung cơ chế di truyền..................16
Bước 1: GV sử dụng BĐTD 3- Cơ chế di truyền -> hướng dẫn học sainh
quan sát, khái thác thông tin...............................................................16
Tạo giao tử đực và cái.......................................................................16
.............................................................................................................23
4) Nội dung 4: Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức nội dung điều
hòa hoạt động gen...............................................................................24
5) Nội dung 5: Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa nội dung kiến thức đột
biến......................................................................................................28
Chương III. Thực nghiệm, đánh giá kết quả.........................................31
3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................31
Qua thực nghiệm nhằm khăng định giả thiết đã nêu ra, kiểm tra hiệu
quả của việc sử dụng BĐTD trong việc nâng cao năng lực học tập của

học sinh, đặc biệt nâng cao kĩ năng giải câu hỏi TNKQ chương I- phần
di truyền học Sinh học 12....................................................................31
3.2. Nội dung thực nghiệm...................................................................31
3.3. Phương pháp thực nghiệm............................................................31
3.4. Kết quả 3 bài kiểm tra như sau.....................................................31
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................33
1. Kết luận............................................................................................33
Sử dụng BĐTD dạng kênh hình trong dạy học, giúp cho giáo viên
truyền tải kiến thức tốt hơn, giúp cho việc học trở nên đơn giản hơn,
khoa học hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, học sinh học tập phấn khởi
hơn.......................................................................................................33
Qua việc sử dụng BĐTD để ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức
chương cơ chế di truyền và biến dị, bước đầu tôi thấy hiệu quả giải đề
trắc nghiệm của HS đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt các em thường
tỏ ra hào hứng hơn, tự tin hơn và yêu thích môn học hơn...................33
Sử dụng BĐTD dạng kênh hình trong dạy học có thể phát triển các
năng lực học tập của HS như: Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp,
năng lực tự học....................................................................................33
Qua sáng kiến tôi đã xây dựng được 5 BĐTD khái quát hóa kiến thức
của chương, hệ thống PHT và một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
khai thác kênh hình ở 4 mức độ kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng, vận
dụng cao) khác nhau phục vụ cho việc dạy học của giáo viên và làm
tài liệu học tập cho học sinh................................................................33
2. Kiến nghị..........................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................34
PHỤ LỤC.................................................................................................1
3/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12

nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

4/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Qua thực tế thấy rằng, chương cơ chế di truyền nói riêng và phần di truyền học lớp 12
nói chung là phần khó, kiến thức trừu tượng, nhiều khái niệm thành phần. Do đó, HS khó tiếp
cận và khó hiểu rõ bản chất vấn đề.
- Đối với môn Sinh học, hiện nay Bộ GD & ĐT đang sử dụng phương thức thi TNKQ để
xét tuyển tốt nghiệp và xét CĐ, ĐH (thi thi THPT Quốc gia). Do đó, các em cần phải nâng cao
kỹ năng giải các câu hỏi TNKQ.
- Hai năm trở lại đây, trong đề thi môn Sinh học có nhiều câu hỏi dưới dạng khai thác
thông tin từ kênh hình, tuy nhiên nhiều học sinh còn lúng túng khi làm các câu hỏi phân tích
kênh hình vì trong quá trình học các em ít quan tâm đến hệ thống kênh hình.
- Học sinh lựa chọn các môn thuộc ban KHTN để thi THPT Quốc gia, phải thi tổ hợp 3
môn lý, hóa, sinh. Đây là 3 môn khó, lượng kiến thức nhiều. Do vậy, thường gây quá tải về mặt
kiến thức cho HS. Chính vì vậy HS lớp 12 rất căng thẳng nên khả năng ghi nhớ kiến thức là
không tốt.
- Nội dung câu hỏi trong đề thi không yêu cầu học sinh phải nhớ máy moc, học vẹt, mà
yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề cụ thể.
Những khó khăn và tồn tại trên có thể khắc phục được bằng việc dùng bản đồ tư duy
(BĐTD) dạng kênh hình trong dạy học. Việc sử dụng BĐTD dạng kênh hình một cách có hiệu
quả sẽ giúp các em thấy được mối quan hệ tổng thể, biện chứng giữa các thành phần kiến thức
mà các em cần lĩnh hội, đặc biệt sử dụng BĐTD sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ
động hơn, định hướng cho các em cách học, qua đó nâng cao tính sáng tạo, khả năng chủ động
làm việc ở các em. BĐTD dạng kệnh hình sẽ là một phương pháp hiệu quả giúp các em bớt

căng thẳng hơn, ghi nhớ tốt hơn, hiểu sâu kiến thức hơn, vận dụng kiến thức tốt hơn, giảm bớt
áp lực học tập... và cuối cùng là giải các câu hỏi TNKQ trong đợt thi THPT Quốc gia tốt hơn.
Đặc biệt phương pháp này rất có hiệu quả đối với những HS không học sâu về môn Sinh học,
chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài:
“Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học
12 nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh”.
2. Giới hạn đề tài
Do thời gian và với khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ sử dụng bản đồ tư
duy trong khâu ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức chương cơ chế di truyền và biến dị sinh
học 12 THPT, đặc biệt thông qua đề tài tìm ra phương pháp hiệu quả trong dạy học, giúp học
sinh phát triển được các năng lực, đáp ứng được việc đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
3. Mục đích và đóng góp của đề tài
- Thiết kế hệ thống câu hỏi tự luận, bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) với 4
mức độ nhận thức (nhớ, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) nhằm khai thác kiến thức kệnh
hình trong chương cơ chế di truyền và biến dị.
- Đề xuất các bước sử dụng bản đồ tư duy dạng kênh hình trong việc ôn tập, củng cố, hệ
thống hóa kiến thức nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh.
- Đề tài hướng tới việc giúp học sinh nâng cao các năng lực trong học tập như: Năng lực
quan sát, làm việc theo nhóm, năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, năng lực tự học...
5/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
- Đề tài có thể giúp học sinh tăng khả năng vận dụng, khả năng xử lý thông tin, khả năng
suy luận, từ đó nâng cao năng hiệu quả giải các câu hỏi trong đề thi đặc biệt trong đợt thi THPT
Quốc gia.
- Qua thực nghiệm để chứng minh tính hiệu quả của hệ thống bản đồ đả xây dựng, từ đó
cung cấp và phổ biến cho toàn bộ giáo viên thuộc cùng bộ môn trong trường.

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm bản đồ tư duy
BĐTD là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.
BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự
kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức
năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng
(các nhánh). BĐTD là sử dụng đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận
dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ
thống hóa kiến thức sau mỗi chương,... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
1.1.2. Vai trò của bản đồ tư duy
• Bản đồ tư duy cho phép:
- Kết nối giữa những ý tưởng đã có, những kiến thức này có thể hữu ích trong học tập hoặc
cho một kỳ thi.
- Kết nối những ý tưởng mới với kiến thức mà người học đã có (có thể giúp người học tổ
chức các ý tưởng như bạn tìm thấy chúng trong nghiên cứu cho một bài luận hoặc bài nghiên
cứu).
- Sắp xếp các ý tưởng trong một cấu trúc hợp lý nhưng không phải cứng nhắc cho phép các
thông tin trong tương lai hoặc quan điểm được thể hiện (có thể giúp người học tiếp thu và thích
ứng với thông tin và ý tưởng mới). Lập bản đồ tư duycó thể được thực hiện cho các mục đích
sau:
- Để tạo ra những ý tưởng (cần phải động não); để thiết kế một cấu trúc phức tạp (văn bản
dài, các trang web lớn,…); để truyền đạt các ý tưởng phức tạp; để hỗ trợ học tập bằng cách tích
hợp rõ ràng giữa kiến thức mới và kiến thức cũ; để đánh giá sự hiểu biết hoặc phát hiện sự hiểu
lầm.
• Vai trò của bản đồ tư duy đối với người dạy và người học
- Đối với giáo viên
+ Dạy một chủ đề: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy giúp giáo viên xác định rõ vai

trò quan trọng của những khái niệm chìa khóa và mối quan hệ giữa chúng. Điều này giúp giáo
viên truyền tải rõ ràng, tổng quát về chủ đề nào đó và mối quan hệ giữa chúng với người học.
Với bản đồ tư duy, giáo viên ít bỏ sót và giải thích sai bất kỳ khái niệm quan trọng nào.
+ Củng cố kiến thức: Sử dụng bản đồ tư duycó thể củng cố kiến thức của học sinh. Bản
đồ tư duygiúp học sinh hình dung được những khái niệm quan trọng và tóm tắt được mối quan
hệ giữa chúng.
6/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
+ Kiểm tra việc học và xác định kiến thức sai: Sử dụng bản đồ tư duycó thể giúp đỡ giáo
viên trong việc đánh giá kết quả của quá trình giảng dạy. Chúng có thể đánh giá thành tích của
học sinh bằng việc nhớ những khái niệm và xác định kiến thức sai..
+ Lập kế hoạch giảng dạy: Bản đồ tư duycó thể có lợi ích rất lớn trong lập kế hoạch
chương trình giảng dạy. Giáo viên có thể xây dựng bản đồ trình bày những ý tưởng chính cho
toàn bộ môn học, chương trình học, hay chỉ trình bày cấu trúc kiến thức một phần môn học như
như một chương, một bài cụ thể nào đó.
- Đối với học sinh:
+ Bản đồ tư duy giúp học sinh nghiên cứu tài liệu mới một cách có hệ thống.
+ Bản đồ tư duy giúp HS củng cố và hệ thống hóa kiến thức trong quá trình học bài
+ Bản đồ tư duy còn tạo điều kiện cho hoạt động nhóm:
• Vai trò của bản đồ tư duy dạng kênh hình
Kênh hình là một dụng cụ trực quan hóa vô cùng hữu hiệu trong việc giảng dạy, giúp
học sinh vận dụng tối đa các giác quan còn lại trong việc học tập, vì thế nó có những vai trò vô
cùng quan trọng:
- Kênh hình có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn khi sách giáo khoa
(SGK) chưa trình bày đến nó.
- Giúp giáo viên tăng năng suất làm việc, giảm thiểu tính chất giảng dạy mang tính thông
báo một chiều.

- Học sinh dễ tiếp thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính
trừu tượng của kiến thức.
- Cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và thay đổi hình thức học của học sinh theo
hướng tích cực.
- Kênh hình có tác dụng minh hoạ cho các khái niệm, quá trình. Nó hỗ trợ và phát huy
mọi giác quan của người học. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức.
- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
Qua các vai trò trên có thể thấy rằng, nếu sử dụng các hình ảnh để thiết kế BĐTD
chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ đạt hiệu quả hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn (hiện trạng)
• Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
- Hiện nay BĐTD đã được sử dung khá phổ biến trong dạy học. Tuy nhiên, đa phần là
dạng bản đồ kênh chữ.
- Cũng đã có một số tác giả nghiên cứu và đưa ra các biện pháp sử dụng BĐTD trong
nhiều bộ môn học, trong đó có môn sinh học. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài xây dựng bản đồ
tư duy dưới dạng hình ảnh.
- Việc sử dụng BĐTD và cách khai thác một cách có hiệu quả hệ thống kênh hình chưa
có nhiều tác giả nghiên cứu, đặc biệt việc sử dụng BĐTD để giúp HS 12 làm tốt các câu hỏi
trắc nghiệm khách quan chuẩn bị cho thi THPT Quốc gia thì chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu
về vấn đề này.
• Thực trạng sử dụng kênh hình SGK trong giảng dạy chương cơ chế di truyền và
biến dị nói riêng và môn sinh học nói chung tại trường THPT.
7/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
- Với Giáo viên: Một số giáo viên sử dụng kênh hình chưa đúng lúc, đúng chỗ và đúng
phương pháp sử dụng, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về bài giảng trước khi lên lớp, hoặc bỏ qua

kênh hình chỉ chú ý đến kênh chữ. Kĩ năng tin học của một bộ phân giáo viên chưa cao, chưa
biết sử dụng một số phần mềm tin học trong việc xây dựng BĐTD.
- Với học sinh : Tình trạng học sinh không biết cách phân tích kênh hình, không quan tâm
đến kênh hình trong lúc học do giáo viên chưa đề cao được vai trò của kênh hình trong giảng
dạy. Mặc dù sự thường xuyên sử dụng kênh hình trong giảng dạy của giáo viên còn ít nhưng
phản ứng từ phía học sinh khi được học bằng kênh hình thì rất tích cực và các em cũng đánh
giá việc học khi có sử dụng kênh hình hiệu quả hơn, gây hứng thú hơn.
Chương II. Xây dựng và sử dụng BĐTD chương cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12
THPT
2.1. Quy trình xây dựng bản đồ tư duy
Qua nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm của bản thân tôi xin đưa ra quy trình xây dựng
BĐTD dạng kênh hình như sau:

Bước 1: Phân tích nội dung bài học
trên hai phương diện kiến thức và
kĩ năng
Là bước xác định thành phần kiến
thức, tầm quan trọng, mối quan hệ
của mạch kiến thức trong bài và giữa
các bài trong chương.

Bước 2: Xác định mục tiêu về kiến
thức và kĩ năng
Phải xác định rõ sau khi học xong bài
này học sinh phải lĩnh hội được gì?
Hay vận dụng như thế nào? Rèn luyện
được thao tác tư duy nào?

Bước 5: Xuất nội dung BĐTD
- Xuất ra file Word để in tài liệu cho

HS tham khảo và thực hiện các yêu
cầu GV giao.
- Xuất ra file poweroid để GV hướng
dẫn HS khai thác kiến thức.

Quy trình xây
dựng BĐTD
Bước 4: Xây dựng BĐTD
Sử dụng phần mệm iMindMap 7
xây dựng các BĐTD

Bước 3: Lựa chọn nội dung chính
cần đưa vào BĐTD
Lựa chọn những hình, ảnh khái quát
được toàn bộ các khái niệm,cơ chế,
quá trình sinh học của chương cơ chế
di truyền và biến dị.

8/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
2.2. Phương pháp sử dụng BĐTD khai thác hệ thống kênh hình.
2.2.1. Quy trình sử dụng
Kiểm tra, đánh giá chất
lượng học tập của học
sinh thông qua các đề trắc
nghiệm khách quan dạng
hình ảnh.


Phát tài liệu cho học
sinh về nhà nghiên cứu
trước nội dung chủ đề.

Tổ chức cho HS thảo luận
kết quả PHT.

Sử dụng máy chiếu
projecter hướng dẫn học
sinh quan sát, khai thác
nội dung BĐTD theo
từng chủ đề.

Yêu cầu học sinh hoàn
thành các PHT được phát
trước.

2.2.1. Phương pháp cụ thể
1) Nội dung 1: Hệ thông hóa kiến thức chương cơ chế di truyền và biến dị.
 Bước 1: Giáo viên sử dụng BĐTD 1- Khái quát cơ chế di truyền và biến dị, hướng dẫn
HS khai thác thông tin, phân tích đặc điểm, mối quan hệ giữa vật chất với các cơ chế di
truyền.

9/29


Biến đổi trong cấu trúc và số lượngcủa NST.

Biến đổi trong cấu trúc của gen.


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

Truyền đạt TTDT qua các thế hệ TB và cơ thể
TTDT được truyền đạt từ gen -> mARN -> protein

Bản đồ tư duy 1: Khái quát cơ chế di truyền và biến dị.
10/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
Lưu ý: BĐTD 1 là nội dung khái quát toàn bộ kiến thức của chương cơ chế di truyền và biến
dị, do đó GV khái quát lại toàn bộ nội dung chương trình, kết hợp với việc sử dung các video
về các quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh hướng dẫn
HS có cái nhìn tổng quan về nội dung kiến thức của chương.
 Bước 2: GV yêu cầu học sinh hoàn thành các nhiệm vụ.
- Câu hỏi 1: Nêu tên các cấp độ của vật chất di truyền, giải thích vì sao Axit nucleic là
vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
- Câu hỏi 2: Kể tên các cơ chế truyền đạt TTDT và phân tích đặc điểm, cơ chế của các
cơ chế di truyền đó.
- Câu hỏi 3: Một tính trạng nào đó tạo ra và được chứng minh là do đột biến. Theo em,
tính trạng đó có liên quan đến những vật chất và cơ chế di truyền nào? vì sao?
- Câu hỏi 4: Bằng những kiến thức đã học, điền các nội dung thích hợp vào các số từ 1
đến 13 trong sơ đồ dưới đây.

- Câu hỏi 5: Bằng những kiến thức đã học, điền các nội dung thích hợp vào các số từ 1
đến 15 trong sơ đồ dưới đây.
11/29



Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

 Bước 3: GV sử dụng một số câu hỏi TNKQ trong các đề thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại
học, THPT Quốc gia nhằm kích thích tính tò mò, hứng thú học tập của học sinh. Qua đó
khắc sâu kiến thức cho HS.
Dưới đây là một số câu hỏi TNKQ (khi mới bước vào nội dung chủ đề, không nên
sử dung các câu hỏi quá khó tránh gây sốc cho HS). (Xem phụ lục 3)

12/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
2) Nội dung 2: Ôn tập, củng cố nội dung vật chất di truyền.
 Bước 1: GV sử dụng BĐTD 2- Vật chất di truyền -> hướng dẫn học sinh quan sát, khái
thác thông tin.

Dịch mã

NST = AND + Protein Histon

Đoạn ADN
Chứa
Phiên mã

Bản đồ tư duy 2: Khái quát vật13/29
chất và sản phẩm của vật chất di truyền.



Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
 Bước 2: Hướng dẫn HS hoàn thành các PHT dưới đây.
PHT 2.1: Quan sát bản đồ, kết hợp kiến thức đã học, hoàn thành thông tin dưới đây.
Đặc điểm phân biệt
AND (gen)
ARN
PROTEIN
NST
Thành phần hóa học
Tên đơn phân
Cấu tạo 1 đơn phân
Cấu trúc không gian
Chức năng
Cơ chế truyền đạt TTDT
Tên gọi khi có sự đột biến.
PHT 2.2: Bằng những kiến thức đã học về gen và mã di truyền. Hãy ghép 2 cột với nhau
cho phù hợp: VD 1- a
Vấn đề
P/a
Đặc điểm
a. Gen
1….
1...Là đoạn gen không mã hóa a.a
b.Gen phân mảnh
2….
2...Là mã bộ ba gồm ba nucleotit đứng cạnh nhau
c. Gen cấu trúc

3….
3...Là đoạn gen của sinh vật nhân thực có xen lẫn đoạn mã hóa
và không mã hóa a.a
d. Gen điều hòa
4….
4...Là gen mang TT mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành
phần cấu trúc hoặc chức năng tế bào
e. Intron
5….
5...Là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát sự hoạt động của
gen khác
f. Exon
6….
6...Là đoạn gen mã hóa a.a
g. Mã di truyền
7…..
7...Là đoạn ADN mang TT mã hóa cho một loại sản phẩm nhất
định
8…..
8...Là gen được cấu tạo gồm 3 vùng: vùng mở đầu, vùng mã
hóa, vùng kết thúc
PHT 2.3: Hãy ghép hai cột với nhau sao cho khớp giữa các bộ ba với các phân tử ADN và
ARN
Loại phân tử
Đáp án
Đặc điểm
a. AND
1....
1....Không chứa các bộ ba mã hóa TTDT
b. mARN

2....
2....Chứa bộ ba đối mã (angti codong)
c. tARN
3....
3....Chứa bộ ba mã gốc
d. rARN

4....
5....

4....Chứa mã di truyền
5....Chứa bộ ba mã sao (codong)

 Bước 3: Sử dụng một số câu hỏi TNKQ với 4 cấp độ khác nhau để củng cố, khắc sâu
kiến thức cho HS.
Ví dụ 2.1: Củng cố kiến thức về ADN

14/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

Ví dụ 2.2: Củng cố mối quan hệ ADN, mã di truyền, mARN chuỗi polipepti và protein.

Hình trên thể hiện mối quan hệ về
chức năng giữa gen (AND),
mARN và prôtêin ở sinh vật.

15/29



Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
3) Nội dung 3: Ôn tập, củng cố nội dung cơ chế di truyền.
 Bước 1: GV sử dụng BĐTD 3- Cơ chế di truyền -> hướng dẫn học sainh quan sát, khái
thác thông tin

CƠ CHẾ DI TRUYỀN

Nhân đôi ADN là cơ sở cho nhân đôi NST
trong nguyên phân và giảm phân

Tạo giao tử đực và cái

Bản đồ tư duy 3: Khái quát cơ chế di truyền
16/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
Bước 2: Hướng dẫn HS hoàn thành các PHT dưới đây.
PHT 3.1: Quan sát bản đồ tư duy 3 nghiên cứu tài liệu trao đổi thảo luận hoàn thành PHT dưới đây
Các quá trình
Diễn biến
Kết quả
Vai trò
(Đánh dấu X vào dạng
vật chất di truyền)
1. Nhân đôi

2. Phiên mã
3. Dịch mã
4. Nguyên phân
5. Giảm phân
6. Thụ tinh
- Nhận xét mối quan hệ giữa các quá trình trên.
- Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền được thể
hiện như thế nào qua từng quá trình?
PHT 3.2 : Quan sát bản đồ tư duy 3, kết hợp với kiến thức đã học, hoàn thành các nội dung dưới đây.
Đặc điểm so sánh
Nhân đôi ADN
Phiên mã Dịch mã
Nhân đôi NST
(vì sao NST có khả
năng nhân đôi)
1. Vị trí trong TB
2. Khuôn mẫu
3. Enzim
4. Nguyên liệu
5. Nguyên tắc
6. Chiều tổng hợp
7. Diễn biến
8. Kết quả
9. Ý nghĩa
- Mối quan hệ nhân đôi, phiên mã, dịch mã.
- Mối quan hệ nhân đôi ADN với nhân đôi NST.
PHT 3.3: Hãy điền các thông tin về mối quan hệ giữa ADN và tính trạng vào các chỗ
trống có dấu (?) trong sơ đồ sau:

ADN


?

Tự sao
?

?

?

?

?

?

?
?

?

Tính trạng

PHT 3.4: Quan sat bản đồ tư dauy 3, kết hợp kiến thức đã học hoàn thành nội dung dưới đây.
Các quá trình
Nhân đôi ADN Phiên mã
Dịch mã
Đặc điểm so sánh
Vị trí và thời điểm
17/29



Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
Thành phần tham gia và chức năng
mỗi thành phần
* Giai đoạn mở đầu
Diễn biến

* Giai đoạn kéo dài
* Giai đoạn kết thúc

Kết quả
Ý nghĩa

PHT 3.5: Quan sát bản đồ tư duy 3, kết hợp với kiến thức đã học, hoàn thành các nội dung
dưới đây.
Đặc điểm phân Nguyên phân
Giảm phân
Thụ tinh
biệt
Diễn biến
Kết quả
Ý nghĩa

18/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

 Bước 3: Sử dụng một số câu hỏi TNKQ với 4 cấp độ khác nhau để củng cố, khắc sâu
kiến thức cho HS.
VD 3.1: Câu hỏi TNKQ khai thác kiến thức về nhân đôi ADN

19/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
VD 3.2: Câu hỏi TNKQ khai thác kiến thức về phiên mã.

Hình trên mô tả khái quát quá trình
phiên mã ở sinh vật.

20/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
VD 3.3: Câu hỏi TNKQ khai thác kiến thức về dịch mã.

VD 3.4: Câu hỏi TNKQ khai thác kiến thức nguyên phân

21/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

VD 3.5: Câu hỏi TNKQ khai thác kiến thức cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ.


22/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh

23/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
4) Nội dung 4: Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức nội dung điều hòa hoạt động gen.
 Bước 1: GV sử dụng BĐTD 4, hướng dẫn HS khai thác thông tin từ bản đồ.

Bản đồ tư duy 4: Khái quát điều hòa hoạt động của gen
24/29


Sử dụng bản đồ tư duy kênh hình để ôn tập chương cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12
nhằm nâng cao năng lực học tập của học sinh
 Bước 2: Yêu cầu HS căn cứ vào nội dung đả nghiên cứu, hoàn thành các PHT sau.
PHT 4.1: Cấu tạo của Operol và cơ chế điều hòa hoạt động của gen.
Mục tiêu: Nêu được cấu tạo của opêron và giải thích được quá trình điều hòa hoạt động gen ở
SVNS
Yêu cầu: Dựa vào bản đồ tư duy 4, kết hợp kiến thức đã học, hoàn thành các yêu cấu cho dưới
đây:

1. Em hãy nối thông tin 3 cột với nhau cho phù hợp:
Hình

Đ/a
Hình thức
Điều kiện môi trường
a. Hình 1
1..
.
A. Môi trường không có lactôzơ
1.Hoạt động (Cảm ứng)
b. Hình 2
2....
2.Ức chế
B. Môi trường có lactozơ
2. Hãy sắp xếp các số từ 1 đến 7 vào ô trống có dấu (?) sao cho phù hợp:
3. Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm hoạt động
Thành phần
Môi trường không có lactôzơ
Môi trường có lactozơ
Gen điều hoà R
Chất
ức chế
Enzim ARN poli

eraza

Các gen cấu trúc Z, Y, A

25/29



×