Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

skkn xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn sinh 8 chương nội tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.95 KB, 57 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“ Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các mức độ nhận thức theo
hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: học sinh khối 8
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Mận

Giới tính: Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 03/ 03 /1985
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THCS Phả Lại
Điện thoại: 0975208267
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tên đơn vị: Trường THCS Phả Lại
Địa chỉ: Phường Phả Lại- Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và
đoàn thể trong trường THCS Phả Lại nói riêng và các đơn vị trường bạn, máy tính,
phiếu học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo bộ môn Sinh học 8…
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 3 năm 2014
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

Trần Thị Mận
TÓM TẮT SÁNG KIẾN


1


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
- Xuất phát từ nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
- Xuất phát từ thực tiễn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trình
dạy học.
- Xuất phát từ những mặt tích cức của câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong quá trình dạy học.
- Tóm lại, xuất phát từ những tình hình thực tế đề cập ở trên với mong muốn phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, đạt kết quả học tập tốt, đáp ứng
được mục tiêu dạy học và giáo dục đề ra, tôi tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi
trắc nghiệm khách khoan cho các chương môn Sinh học 8, tuy nhiên tôi đã đi sâu
vào nghiên cứu và áp dụng: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các
mức độ nhận thức theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội
tiết”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và đoàn thể trong
trường THCS (trường trung học cơ sở) Phả Lại nói riêng và các đơn vị trường bạn,
máy tính, phiếu học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo bộ môn Sinh học 8…
- Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 3 năm 2014.
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 8.
3. Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến cần làm rõ.
- Điểm mới của việc xây dựng bộ bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các mức
độ nhận thức theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết
chính là trong mỗi bài của chương Nội tiết đều đưa ra được hệ thống các câu hỏi
trắc nghiệm thể hiện sự đa dạng ở các cấp độ tư duy (có thể là nhận biết, thông
hiểu, vận dụng thấp ….đảm bảo sát với chủ đề, với mục tiêu về kiến thức, kỹ
năng, thái độ và sự phát triển năng lực của học sinh.

+ Khả năng áp dụng của sáng kiến (tính khả thi của các giải pháp):
2


- Đối với bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ được sử dụng ở nhiều khâu khác
nhau trong quá trình dạy học như: dạy bài mới, ôn tập, kiểm tra bài cũ, củng cố,
kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút trong học kì 2 của sinh học lớp 8…Bộ câu hỏi này
giống như ngân hàng câu hỏi lưu giữ trong máy tính giúp cho giáo viên có thể sử
dụng không chỉ trong một năm học mà có thể sử dụng cho nhiều năm học khác.
+ Chỉ ra lợi ích thiết thực của sáng kiến
- Khi đã xây dựng thành công bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong chương
Nội tiết của sinh học 8 thì nó thực sự mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người
dạy và là một công cụ đánh giá kết quả học sinh khá hiệu quả trong chương này.
Vì bộ câu hỏi có sự phân biệt các mức độ nhận thức tư duy khác nhau, do đó việc
giáo viên đưa vào thiết lập ma trận đề kiểm tra 45 phút sẽ nhanh chóng và dễ dàng
cho chủ đề chương “ Nội tiết” đối với nội dung TNKQ (trắc nghiệm khách quan).
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Tôi đã nghiên cứu và áp dụng thử sáng kiến của mình trong việc dạy kiến
thức chương X: Nội tiết ở chương trình sinh học lớp 8 trong tháng 3 năm 2014 và
thấy rằng tính thiết thực của bộ câu hỏi này trong quá trình dạy học môn Sinh học.
Hệ thống bộ câu hỏi TNKQ được thực hiện, thử nghiệm đem lại kết quả khả quan,
đó là học sinh nắm vững kiến thức chắc chắn hơn, hiểu bài và nhớ bài tốt hơn, tích
cực chủ động học tập.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
Giáo viên cần đầu tư đi sâu vào nghiên cứu tài liệu tham khảo môn Sinh
trong sách vở hoặc trên mạng internet và làm việc theo nhóm đồng nghiệp, chia sẻ
với các giáo viên bộ môn Sinh trong trường và các trường khác để từ đó xây dựng
hệ thống câu hỏi TNKQ đảm bảo phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát huy được
tính tích cực học tập của học sinh trong chương Nội tiết và toàn bộ các chương ở
môn Sinh học lớp 8 nói riêng và bộ môn Sinh học nói chung để từ đó tiếp tục thực

hiện và mở rộng sáng kiến.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
3


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Xuất phát từ nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Nghị quyết 29-NQ/TW về giáo dục đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn
bản, toàn diện GD&ĐT (giáo dục và đào tạo) là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi,
cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ
chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham
gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các
bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành
tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế
giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo
đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học;
các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù
hợp. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội.
Với những quan điểm trên thì đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để đáp ứng yêu cầu cấp

bách là xu thế tất yếu, cần thiết. Đây cũng chính là lí do tôi đã đi sâu vào nghiên
cứu đổi mới kiểm tra đánh giá bằng việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ ở các mức
4


độ khác nhau theo hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết và
thử nghiệm trong thực tế của quá trình dạy học năm 2013- 2014 vừa qua.
1.2. Xuất phát từ thực tiễn sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong quá trình
dạy học
Thực tế hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng phương
pháp TNKQ vào trong quá trình dạy học. Phương pháp này đã khắc phục được
một số nhược điểm của phương pháp tự luận, đáp ứng được yêu cầu cung cấp
thông tin phản hồi một cách chi tiết ở từng mục, từng bài, từng chương với các
mức độ kiến thức khác nhau ở trong một thời lượng nhất định. Mặt khác sử dụng
bộ câu hỏi TNKQ có thể giáo viên hướng dẫn và giải quyết vấn đề ở khâu dạy bài
mới, ôn tập, củng cố, kiểm tra 15 phút, 45 phút… Do đó sử dụng câu hỏi TNKQ
đang ngày càng phổ biến trong đó có cả ở nước ta.
Hiện nay đối với bộ môn Sinh học nói riêng cũng có rất nhiều tác giả biên
soạn bộ câu hỏi TNKQ nhưng phần lớn chỉ dùng để kiểm tra đánh giá cho toàn
chương mà không cụ thể cho từng bài học hoặc bộ câu hỏi chưa phản ánh hết nội
dung từng bài học, mặt khác đa số câu hỏi thường không thể hiện rõ các mức độ tư
duy. Do đó đối với giáo viên muốn tham khảo để có chất lượng kiểm tra cao hơn
còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra trong điều kiện thực tế thì giáo viên còn gặp
phải những khó khăn trong việc chuẩn bị câu hỏi. Bởi vì việc viết câu hỏi TNKQ
cũng cần đòi hỏi người giáo viên nghiên cứu chuyên sâu về kĩ thuật viết câu hỏi.
Đặc biệt là để đáp ứng được mục tiêu kế hoạch trong hoạt động giáo dục thì câu
hỏi TNKQ phải thể hiện được các mức độ tư duy khác nhau…
Do đó, trong nhà trường cũng có giáo viên sử dụng câu hỏi này, tuy nhiên chất
lượng đồng bộ chưa đều. Điều đó cũng là trăn trở đối với bản thân mỗi giáo viên
và cũng xuất phát từ tình hình trên với mong muốn phát huy tính tích cực chủ

động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, đạt kết quả học tập tương đối
tốt, tôi tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi trắc nghiệm khách khoan cho các
5


chương môn Sinh học 8, tuy nhiên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng sáng
kiến: “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở các mức độ nhận thức theo
hướng tích cực hóa trong dạy học sinh học 8 chương Nội tiết”.
1.3. Xuất phát từ những mặt tích cực của câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong quá trình dạy học
TNKQ có những ưu điểm kiểm tra được nhiều kiến thức, còn sử dụng ở
nhiều khâu khác nhau trong quá trình dạy học như: dạy bài mới, ôn tập, kiểm tra
bài cũ, củng cố …. Cung cấp và phản hồi nhanh về kết quả học tập của học sinh;
có thể kiểm tra trên diện rộng, trong một khoảng thời gian ngắn; góp phần rèn
luyện kỹ năng: dự đoán, ước lượng, lựa chọn phương án nhanh; tạo cơ hội cho học
sinh tự đánh giá khi giáo viên công bố đáp án và biểu điểm và nếu việc soạn đề
kiểm tra tốt thì hạn chế đến mức tối đa học sinh quay cóp.
Đặc biệt hiện nay xu thế tự học phát triển thì TNKQ còn là công cụ để
hướng dẫn quá trình tự học đạt kết quả cao.
Xuất phát từ những mặt tích cực của việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong quá
trình dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học cấp THCS nói riêng, tôi đã thực
sự đi sâu vào nghiên cứu nội dung một chương Nội tiết trong chương trình Sinh
học lớp 8 ở học kì 2.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1. Lý luận dạy học, phương pháp dạy học
Mục đích chính của việc dạy học là giúp học sinh đạt được những mục tiêu
học tập đề ra. Dạy học là một quá trình vận động hướng về những mục tiêu xác
định. Trong quá trình dạy học một bộ phận không thể thiếu được việc kiểm tra
đánh giá. Kiểm tra đánh giá là một quá trình hình thành những nhận định phán
đoán về kết quả của công việc dựa trên sự phân tích những thông tin thu được, đối

chiếu với những mục tiêu đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải
thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và điều chỉnh công việc. Việc
đánh giá không chỉ không chỉ đơn thuần là nhận định thực trạng và điều chỉnh
6


hoạt động của trò. Đánh giá còn điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy cũng như
cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý và hoạch định những chính sách
giáo dục. Nhưng quá trình đánh giá chỉ được tiến hành thông qua quá trình kiểm
tra vì kiểm tra là cơ sở, là số đo cho đánh giá. Để đáp ứng được quan điểm đổi
mới về giáo dục của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo trong thời điểm
hiện nay nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo tiếp thu được những
tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại, biết tìm ra các giải pháp hợp lý
cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội thì đổi mới phương
pháp dạy học hay đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách
quan.
2.2. Cơ sở tâm lí lứa tuổi của học sinh bậc THCS
Đối tượng giáo dục ở mỗi nhà trường đó là học sinh. Dạy học và giáo dục
luôn gắn liền với nhau. Bên cạnh việc dạy học để truyền tải tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo thì người thầy còn truyền đạt cho học sinh thái độ. Vì vậy việc nắm bắt tâm lí
lứa tuổi bậc THCS là một điều vô cùng cần thiết để giúp cho người giáo viên thấu
hiểu học sinh, từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể trong quá trình dạy học và giáo dục.
Đặc biệt tâm lí học sinh lứa tuổi bậc THCS có nhiều sự biến động, thích tự
tìm tòi, khám phá, thích sự đổi mới do đó trong quá trình dạy học thì người giáo
viên khi khai thác kiến thức cần chú ý dẫn dắt để đưa nội dung bài học vào tình
huống có vấn đề, đồng thời kiểm tra khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh thông
qua sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá là điều rất quan trọng. Thông qua nội dung
bài học có những tình huống thực tế để từ đó bồi dưỡng thái độ giúp học sinh có
niềm tin vào khoa học, yêu thích môn học, hiểu được vai trò bản thân. Điều đó

góp phần giáo dục đạo đức học sinh. Cũng chính vì vậy mà tôi luôn băn khoăn
trăn trở nghiên cứu, tạo ra sự đổi mới trong phương pháp dạy học cũng như trong
kiểm tra, đánh giá. Qua thực tế, thì việc sử dụng câu hỏi TNKQ thể hiện đa dạng
các mức độ nhận thức trong dạy học, giáo dục học sinh đã có những chuyển biến
7


tích cực, học sinh yêu thích môn học, biết bảo vệ và chăm sóc bản thân, có thái độ
tích cực và thân thiện trong việc bảo vệ môi trường…
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích ở trên, năm 2013 tôi đã tiến hành khảo
sát, sau đó vào đầu năm 2014 đã tiến hành thực nghiệm bộ câu hỏi trắc nghiệm
khách quan đối với đối tượng học sinh lớp 8 trong chương trình sinh học 8,
chương Nội tiết trong tháng 3 năm 2014.
2.3. Cơ sở lí luận về việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm TNKQ (Test )
2.3.1. Khái niệm câu hỏi trắc nghiệm
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, trên thế giới người ta đã sử dụng câu hỏi
Test vào dạy học. Đã có nhiều nhà lý luận đi sâu vào nghiêm cứu Test và đưa ra
định nghĩa:
“Test là bài tập trong một thời gian ngắn nhất, mà bài tập đó nhờ sự đánh
giá về số lượng và chất lượng có thể coi là dấu hiệu về sự hoàn thiện về một số
chức năng tâm lý” (A .Vpe troopski, 1970) Hoặc “Test là thử nghiệm mang tính
tích cực ”. (S .G . Gerllrêtin S) hay Test là một thủ tục có tính hệ thống để đo
lường một hành vi (Brown, 1983).
“Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm ” (Trần Bá Hoành, 1990 )
Là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực và trí tuệ của học
sinh (thông minh , trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kỹ năng,
kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định .
Test là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả
lời có sẵn. Trắc nghiệm này còn gọi là câu hỏi đóng. Nó cung cấp cho học sinh
một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọn câu trả lời

hoặc điền một vài từ thích hợp. Trắc nghiệm này được xem là khách quan vì
chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vầo ý kiến đánh
giá chủ quan của người chấm (Trần Thị Nhung 2005).
Như vậy trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động để đo lường năng
lực của một đối tượng nào đó với mục đích xác định.
8


2.3.2. Các dạng TNKQ
2.3.2.1. Loại đúng – Sai ( 1-F )
Học sinh chọn một trong hai cách trả lời hoặc đúng hoặc sai. Loại này vừa
định tính vừa định lượng được. Loại trắc nghiệm này thích hợp cho việc khảo sát
trí nhớ về những sự kiện, nhận biết các sự kiện. Tuy nhiên dạng trắc nghiệm này
có nhược điểm là khó thiết kế để đo được nhiều mức độ trí lực và học sinh dễ
đoán mò với xác suất cao (50%).
Ưu điểm:
- Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, mặc dù
thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan khi chấm điểm.
- Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một khoảng thời
gian ngắn.
Nhược điểm:
- Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học
sinh học thuộc lòng hơn là hiểu.
- Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh. ít phù hợp với đối tượng học
sinh khá giỏi.
2.3.2.2. Loại ghép đôi (Matchingitems)
Học sinh tìm cách ghép đôi từ hay câu trả lời trong một cột với từ hay câu
trong một cột khác, để thành một thông tin hoàn chỉnh. Loại này đòi hỏi tư duy ở
mức cao, tuy nhiên học sinh có thể đạt điểm bằng cách loại suy chứ không phải
bằng vốn kiến thức.

Ưu điểm:
- Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với học sinh cấp THCS. Có
thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem
như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các
mối tương quan.

9


- So với một số loại trắc nghiệm khác thì đỡ giấy mực, yếu tố may rủi giảm đi.
Nhược điểm:
- Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng
như sắp đặt và vận dụng các kiến thức,nguyên lí
- Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn
nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dung
mỗi cột trước khi ghép đôi.
2.2.3.3. Loại câu trắc nghiệm điền khuyết
Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với
các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ có câu trả lời tự do.
Ưu điểm:
- Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu
trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.
- Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các
nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. Giúp học sinh luyện trí
nhớ khi học, suy luận hay áp dụng vào các trường hợp khác.
Nhược điểm:
- Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích
nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi
tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu
hỏi TNKQ khác.

- Thiếu yếu tố khách quan lúc chấm điểm, mất nhiều thời gian chấm, không áp
dụng được các phương tiện hiện đại trong kiểm tra- đánh giá.
2.2.3.4 Loại câu hỏi TNKQ lựa chọn đa phương án (Mulipe - Choice - Question )
(Kí hiệu là MCQ) .
Loại này gồm có một mệnh đề phát biểu gọi là mệnh đề dẫn hay mệnh đề
hỏi đi với các mệnh đề trả lời (thường 4-5 mệnh đề). Gọi là phương án để cho học

10


sinh lựa chọn khi trả lời. Học sinh chỉ được chọn một mệnh đề trả lời đúng nhất
hay hợp lý nhất theo yêu cầu của mệnh đề dẫn.
Loại câu hỏi này có nhiều ưu điểm hơn so với các loại trắc nghiệm trên, cụ
thể:
- Trắc nghiệm được nhiều kiến thức khác nhau như: Nhớ, hiểu vận dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Trong một thời gian ngắn trắc nghiệm được nhiều thành phần và mức độ
đánh giá khá nhau.
- Có thể áp dụng những phương tiện hiện đại như máy tính vào các khâu
làm bài, chấm điểm, lưu trữ và xử lý kết quả. Vừa khách quan nhanh chóng và tiện
lợi .
- Rèn luyện cho học sinh nhận biết, khai thác và sử lý thông tin, sự suy đoán
nhanh nhẹn .
- Giảm bớt các thủ tục hành chính trong thi cử.
- Có thể sử dụng toán xác suất thống kê để xác định giá trị của câu hỏi,
đồng thời qua thử nghiệm thấy được những nhược điểm của câu hỏi. Từ đó có
biện pháp nâng cao chất lượng của câu hỏi.
Đặc biệt đối với việc sử dụng TNKQ dạng MCQ với mục đích đích kiểm tra
đánh giá nhằm mang lại hiệu quả rất cao mà các loại trắc nghiệm khác không thể
có được .

- Đo được nhiều mức độ trí lực của học sinh làm cơ sở phân hoá trong dạy
học.
- Trong một thời gian ngắn, kiểm tra được mmột điẹn rộng với nhiều thành
phần và kiến thức khác nhau, hạn chế hiện tượng học tủ, quay cóp trong thi cử.
- Cung cấp các thông tin phản hồi một cách nhanh chóng, trung thực và
khách quan.
- Có thể áp dụng toán thống kê trong việc xác định giá trị câu hỏi.

11


- Ngoài việc sử dụng trong trong kiểm tra đánh giá, TNKQ – MCQ còn có
thể sử dụng trong việc hình thành kiến thức cho học sinh ở các khác nhau của quá
trình dạy học như: nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, củng cố, hoàn thiện và nâng
cao.
Đặc biệt bộ câu hỏi TNKQ –MCQ được coi là một công cụ có hiệu quả
hướng dẫn quá trình tự học đối với học sinh.
Tuy nhiên, loại TNKQ – MCQ còn có một số nhược điểm sau:
- Hạn chế khả năng diễn đạt, sắp xếp ý tưởng, tự lập luận linh hoạt sáng tạo
trong việc giải quyết yêu cầu câu hỏi.
- Việc thiết kế một câu hỏi trắc nghiệm tốt, khá khó khăn và tốn nhiều thời
gian, song so sánh với các hình thức trắc nghiệm khác thì hình thức trắc nghiệm
này có nhiều ưu điểm hơn và phù hợp với phương pháp dạy học tích cực.
Tóm lại, có rất nhiều loại hình câu hỏi TNKQ, mỗi một loại câu hỏi đều có
những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy việc khai thác các loại hình câu hỏi
để áp dụng trong quá trình giảng dạy, kiểm tra đánh giá cần phải thể hiện sự linh
hoạt, tránh nhàm chán, phát huy được mặt tích cực và hạn những nhược điểm của
từng loại hình câu hỏi.
Như vậy, để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả thì phải đồng thời
đổi mới về phương pháp kiểm tra - đánh giá. Một trong những phương pháp kiểm

tra đánh giá đạt hiệu quả là phương pháp KTĐG (kiểm tra đánh giá) bằng TNKQ
– MCQ.
Ngoài mục đích KTĐG, tiềm năng của TNKQ - MCQ còn được sử dụng
trong các khâu của quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao. Vì vậy giới hạn trong
kinh nghiệm nhỏ của mình lần này tôi đi sâu nhiều vào loại hình câu hỏi này hơn
so với loại hình câu hỏi khác.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Thực trạng của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học môn Sinh học
3.1.1. Phương pháp xác định
12


Để thăm dò thực trạng sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học môn Sinh học
ở một số trường học trên địa bàn thị xã Chí Linh, tôi đã dùng phiếu điều tra dưới
đây:
Phiếu 1: Đồng chí đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập
của học sinh ở mức độ nào? (Đánh dấu X vào ý trả lời)
STT

Ít

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

1
2
3

4
…..
(Phiếu chỉ dùng để tham tham khảo )
Phiếu 1: Đồng chí đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập
của học sinh ở mức độ nào? (Đánh dấu X vào ý trả lời đúng)
TT
1
2
3
4


Không hứng thú

Bình thường

Có hứng thú

Rất hứng thú

(Phiếu chỉ dùng để giám khảo)
Tổng số phiếu 1 là 10 phiếu và phiếu 2 là 10 phiếu.
3.1.2. Kết quả điều tra thu được
Bảng 1: Mức độ sử dụng câu hỏi TNKQ của GV (giáo viên) trong dạy học
Mức độ sử dụng
Tỷ lệ %

ít
15%


Thỉng thoảng
50 %

Thường xuyên
35%

Bảng 2: Mức độ hứng thú của học sinh khi kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ
Mức độ hứng thú

Không hứng

Bình thường

Có hứng thú

Rất hứng thú

12,4%

76,5%

7,6%

thú
Tỷ lệ %

3,5%

13



3.1.3 Nhận xét:
Từ kết quảt thu được tôi thấy rằng mức dộ sử dụng câu hỏi TNKQ trong
dạy học của GV còn thấp. Mặc dù, HS có hứng thú khá cao vứi việc kiểm tra bằng
TNKQ .
3.2. Nguyên nhân của thực trạng
Về GV:
Đa số các GV thấy rằng việc ra đề kểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm không
phải là một việc đơn giản mất nhiều thời gian và công sức.
Chưa xây dựng được bộ vâu hỏi trắc nghiệm nên thiếu chủ động trong công
tác giảng dạy.
Về phía HS:
Một số HS cho rằng bản thân các em chưa được rèn luyện nhiều bằng việc
kiểm tra TNKQ .
Nhiều lúc câu hỏi trắc nghiệm khách quan vẫn chưa phù hợp với trình độ
nhận thức của HS hoặc quá dễ nên HS không có hứng thú.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Để xây dựng bộ câu hỏi TNKQ ở các mức độ nhận thức theo hướng tích
cực hóa trong dạy học Sinh học 8- chương Nội tiết, tôi thực hiện các bước quy
trình như ở dưới đây:
4.1. Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ
4.1.1. Các tiêu chuẩn của TNKQ
4.1.1.1. Các tiêu chuẩn định lượng (đối với loại câu hỏi TNKQ lựa chọn đa
phương án)
- Câu hỏi đạt độ khó:
+ Độ khó p của câu hỏi được áp dụng công thức: p = D/ T
+ Trong đó: D là số học sinh trả lời đúng, T là tổng số học sinh.
- Thang phân loại được quy ước như sau:
+ Câu dễ có 76 % - 100% số học sinh trả lời đúng .
14



+ Câu quá khó có 0- 24% số học sinh trả lời đúng.
+ Câu trung bình (câu hỏi có thể chấp nhận được) có khoảng từ 25 % - 75 %
số học sinh trả lời đúng.
Trong câu hỏi TNKQ với loại câu hỏi lựa chọn đa phương án thì 20% < p <
80% là đạt yêu cầu sử dụng.
- Câu hỏi đạt độ phân biệt:
+ Công thức tính độ phân biệt của câu hỏi:
TSHS trả lời đúng ở nhóm điểm cao - TSHS trả lời đúng ở nhóm điểm thấp
d =
TSHS (tổng số học sinh) của nhóm
+ Trong câu hỏi TNKQ với loại câu hỏi lựa chọn đa phương án thì giá trị
mong đợi mức độ phân biệt thường từ 0.3 đến 0.5.
4.1.2. Mệnh đề dẫn
- Tính rõ ràng hoàn chỉnh của vấn đề hoạc nhiệm vụ được trình bày .
- Ngắn gọn, cô đọng, không rườm rà.
- Tính tập chung đối với khẳng định dương tính, tránh dùng từ “ ít nhất,
ngoại trừ ”, …
4.1.3. Các phương án chọn
- Tính chính xác cao của mệnh đề trả lời đúng.
- Tính hấp dẫn của mệnh đề nhiễu .
- Tính tương tự trong cấu trúc mệnh đề trả lời.
- Không được có các từ đầu mang tính gợi ý dẫn đến mệnh đề trả lời như
“luôn luôn ”, “không bao giờ”, “chỉ”, “tất cả”.
4.2. Quy trình xây dựng bộ câu hỏi TNKQ
- Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu
Xác định xem bộ câu hỏi xây dựng với mục đích gì? Đo được cái gì? Đánh
giá được ai? Ở mức độ nào? Những phần nào được trắc nghiệm?


15


Bước này có giá trị trong việc lập kế hoạch xây dựng và lập kế hoạch thực
hiện kiểm định giá trị các câu hỏi .
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho nội dung trắc nghiệm
Tiến hành phân tích cấu trúc nội dung toàn bộ chương trình tìm ra mục tiêu
cụ thể cần đạt được trong giảng dạy và học tập. Xác định tầm quan trọng và thời
gian cụ thể theo thứ tự nội dung tổng quát, chi tiết, từ việc phân tích ở trên, tôi lập
ra một kế hoạch chi tiết cho oàn bộ câu hỏi.
+ Bước 3: Soạn thảo câu hỏi
Căn cứ vào quy trình đã nêu ở trên dựa vào kế hoạch đã xác định xây dựng
từng câu từng câu hỏi theo mục tiêu dạy học. Khi soạn thảo câu hỏi, người soạn
luôn tự hỏi soạn câu ấy để làm gì ? Đánh giá được ai? Mức trí lực nào? Độ khó
áng chừng bao nhiêu? HS mất bao nhiêu thời gian để trả lời câu hỏi đó? Khi soạn
thảo xong cần có sự rà soát nhiều lần tránh những sơ suất do chủ quan.
+ Bước 4: Thực nghiệm kiểm định câu hỏi:
Các câu hỏi dù có được soạn thảo cẩn thận đến đâu cũng chỉ là ý tưởng chủ
quan của người soạn. Muốn biết được các chỉ tiêu của từng câu hỏi đạt đến đâu?
Có khuyết điểm gì không? Cần sửa chữa những khuyết điểm đó như thế nào? Chất
lượng câu hỏi so với yêu cầu đã đặt ra có đạt không? Điều đó sẽ được giải đáp qua
thực nghiệm và và xử lý các thông số theo các chỉ tiêu đặt ra. Để xác định giá rị
của bài trắc nghiệm cần làm việc, phân tích câu hỏi theo các chỉ tiêu về độ khó ,
độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị…. (ở trong kinh nghiệm này chỉ xác định 2 chỉ
tiêu: độ khó và độ phân biệt).
Do vậy thực nghiệm kiểm định các câu hỏi sẽ giúp ta loại bỏ những câu hỏi
không đạt yêu cầu, chọn được những câu hỏi hay, đạt yêu cầu nhất.
4.3. Phân tích cấu trúc và xây dựng bảng mô tả số lượng câu hỏi thể hiện ở các cấp
độ tư duy trong nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS.
4.3.1. Phân tích cấu trúc trong nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp

THCS.
16


Trong nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS gồm có 5 bài:
Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Bài 56: Tuyến yên và tuyến giáp
Bài 57: Tuyến tuỵ và tuyển trên thận
Bài 58: Tuyến sinh dục
Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
4.3.2. Xây dựng bảng mô tả số lượng câu hỏi thể hiện ở các cấp độ tư duy trong
nội dung chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS.
Bảng mô tả số lượng câu hỏi thể hiện ở các cấp độ tư duy trong nội dung
chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS.
STT

Nội dung

Cấp độ tư duy
Thông hiểu

Nhận biết
1

Bài 55
Giới thiệu
chung hệ nội

Câu: 1, 5, 9, 55.
(4 câu)


Tuyến yên

11

Câu: 13, 14, 16,

Câu: 15, 18, 22,

17, 19, 20, 21,

24, 25, 53

Câu: 23

18 câu

(1 câu)
Câu: 35

12 câu

26, 52, 56, 57.
(6 câu)
Câu: 27, 31, 32,

36, 54

33, 34, 37.


(5 câu)

(6 câu)

(1 câu)

thận
Bài 58

Câu: 38, 39,

Câu: 12, 43, 45.

Câu: 47

Tuyến sinh

40,41, 44, 58,

Bài 57
và tuyến trên

dục

câu
13 câu

(1 câu)

(11 câu)

Câu: 28, 29, 30,

Tuyến tuỵ

4

2, 3, 4, 6, 7, 8,
(7 câu)

Bài 56
3

Câu:

dụng
Câu:

Tổng số

10

tiết
2

Vận

59.
(1 câu)
17


12 câu


5

Bài 59. Sự

(7 câu)

(3 câu)

Câu: 48, 60.

Câu: 49, 50, 61,

điều hòa phối

6 câu

62.

hợp hoạt
động của các
Tổng

(2 câu)

tuyến nội tiết (2 câu)
29 câu


29 câu

4 câu

62 câu

hợp
5 bài
4.4. Xây dựng câu hỏi TNKQ trong chương X: “ Nội tiết” Sinh học 8 cấp THCS
Như tôi đã đề cập ở phần cơ sở lí luận của thực trạng sử dụng câu hỏi
TNKQ trong dạy học, có nhiều loại hình câu hỏi TNKQ và mỗi một loại hình đều
có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên trong số các loại hình câu
hỏi đó thì câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có ưu điểm nhiều hơn cả, chính vì vậy
trong nội dung xây dựng bộ câu hỏi TNKQ chương Nội tiết của Sinh học 8, tôi đã
đi sâu vào loại hình câu hỏi này hơn vì nó có thể thể hiện được đa dạng các cấp độ
tư duy, còn những loại hình câu hỏi TNKQ còn lại chủ yếu dừng lại ở mức độ
nhận biết hoặc thông hiểu.
Dưới đây là một số bộ câu hỏi cụ thể trong 5 bài thuộc chương X: Nội tiết
của Sinh học 8 học kì 2.
4.4.1. Bộ câu hỏi TNKQ - MCQ (lựa chọn đa phương án)
4.4.1.1. Các câu hỏi TNKQ - MCQ bài 55
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Đặc điểm của tuyến nội tiết là:
a. Có kích thước lớn.
b. Có khối lượng rất lớn.
c. Không có ống dẫn.
18


d. Tiết ra sản phẩm dạng thể dịch là các hoocmôn.

Câu 2. Tuyến nào dưới đây không phải là tuyến nội tiết:
a. Tuyến trên thận ;

b. Tuyến vị.

c. Tuyến nước bọt;

d. Tuyến yên.

Câu 3. Những tuyến nào dưới đây là thuộc nhóm tuyến nội tiết:
a. Tuyến vị, tuyến yên;

b. Tuyến giáp; tuyến yên

c. Tuyến nước bọt; tuyến giáp; d. Tuyến tiết ráy tai, tuyến cận giáp.
Câu 4. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết:
a. Tiết ra hoocmôn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh lí của cơ thể.
b. Điều hoà ổn định lượng đường trong máu.
c. Gây biến đổi cơ thể ở độ tuổi dậy thì của nam.
d. Điều hoà các muối trong máu.
Câu 5. Nếu mất cân bằng hoạt động của các tuyến nội tiết dẫn đến:
a. Các tuyến nội tiết hoạt động bình thường.
b. Gây ra tình trạnh bệnh lý.
c. Môi trường trong cơ thể ổn định.
d. Hệ thần kinh bị căng thẳng, bị kích thích.
Câu 6. Chất tiết của tuyến nội tiết tác động đến cơ quan đích:
a. Nhanh và kéo dài.
b. Trực tiếp nên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
c.Thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.
d. Thông qua ống dẫn nên chậm và kéo dài.

Câu 7. Tuyến nội tiết phân biệt với tuyến ngoại tiết bởi đặc điểm cơ bản:
a. Tuyến nội tiết trong cơ thể, tuyến ngoại tiết nằm ngoài cơ thể.
b. Chất tiết tuyến nội tiết theo ống dẫn đến cơ quan tác động.
c. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết dạng dịch gọi là hooc môn.
d. Chất tiết tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu tới các cơ quan tác động.

19


Câu 8. Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng tới một số cơ quan xác định. Đó đặc tính nào
của hoóc môn?
a. Tính đặc hiệu
b. Có hoạt tính sinh học cao
c. Không mang tính đặc trưng cho loài
d. Tính đặc thù
Câu 9. Vai trò của hoocmôn là:
a. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể và điều khiển các
phản xạ có điều kiện.
b. Duy trì tính ổn của môi trường bên trong cơ thể và điều hoà các quá trình
sinh lí diễn ra bình thường.
c. Điều hoà các điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường và điều
khiển các phản xạ có điều kiện.
d. Điều hoà các điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường và điều
khiển các phản xạ không điều kiện.
Câu 10. Vì sao người ta có thể sử dụng hoocmôn Insulin của bò hoặc của ngựa
tiêm cho người bị tiểu đường?
a. Hoóc môn có tính đặc hiệu.
b. Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao
c. Hoóc môn không có tính đặc trưng cho loài
d. Một số đặc tính khác của hoóc môn

Câu 11. Các cách tác động của hoocmôn
a. Tác dụng kích thích;

b. Tác dụng phối hợp

c. Tác dụng đối lập;

d. Tác dụng nhanh, kéo dài

e. Tác dụng điều hòa;

g. Tác dụng điều khiển

4.4.1.2. Các câu hỏi TNKQ - MCQ (nhiều lựa chọn) bài 56
Câu 12. Một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng, có liên quan đến vùng dười đồi; đó là:
a. Tuyến giáp;

b. Tuyến yên
20


c. Tuyến cận giáp;

d. Tuyến trên thận

Câu 13. Hậu quả của bệnh bướu cổ do thiếu iốt là gì?
a. Trẻ em và người lớn mắc bệnh thì luôn trong trạng thái căng thẳng, mất
ngủ, sút cân nhanh.
b. Trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển, người lớn thì luôn trong trạng
thái căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

c. Trẻ em và người lớn luôn trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mắt lồi.
d. Trẻ em chậm lớn, trí não kém phát triển còn người lớn, hoạt động thần
kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Câu 14. Đây là một tuyến nội tiết có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi
chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào:
a. Tuyến yên;

b Tuyến giáp;

c. Tuyến cận giáp;

d. Tuyến trên thận

Câu 15. Các tuyến chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên là:
a. Tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận;
b. Tuyến giáp, tuyến vị, tuyến sinh dục.
c. Tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến trên thận
d. Tuyến giáp, tuyến lệ, tuyến sữa.
Câu 16. Bộ phận tuyến yên tiết ra hoocmôn là:
a. Thuỳ trước; b. Thuỳ giữa; c. Thuỳ sau; d. Thuỳ trước + thùy giữa
Câu 17. Hooc môn do thuỳ trước tuyến yên tiết ra là :
a. ADH;

b. Ôxitôxin

c. ACTH

d. FSH

Câu 18. Hoocmôn tăng trưởng GH tiết ra ít hơn bình thường sẽ:

a. Kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình
thường.
b. Làm cho người lùn.
c. Làm tăng cường độ trao đổi chất.
d. Làm cho thần kinh luôn bị hốt hoảng, kích thích.
21


Câu 19. Những hoocmôn nào có vai trò điều hòa trao đổi canxi và phôtpho trong
máu là:
a. Tuyến giáp; b. Tuyến cận giáp;

c. Tuyến yên;

d. Cả 3 tuyến

Câu 20. Nguyên nhân chủ gây ra bệnh bướu cổ thường là do:
a. Tuyến giáp hoạt động mạnh.
b.Tuyến giáp tiết ra nhiều hoocmôn tirôxin.
c. Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc
đẩy tuyến giáp hoạt động tăng cường.
d. Cả a và b.
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bazơđô là do:
a. Tuyến giáp hoạt động yếu, tirôxin tiết ít.
b. Phì đại tuyến giáp.
c. Thiếu iốt nên làm giảm chức năng tuyến giáp.
d. Tuyến giáp hoạt động mạnh, tirôxin tiết nhiều.
Câu 22. Hậu quả nào sau đây không phải do tiết nhiều hoomôn tuyến giáp?
a) Hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
b) Gây bướu cổ, mắt lồi.

c) Làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường
d) Làm tăng trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi.
Câu 23. Theo em, khi bị suy yếu chức năng tuyến yên hậu quả là:
a. Đái tháo nhạt.
b. Cơ thể cao khổng lồ.
c. Suy chức năng tuyến giáp, suy chức năng thượng thận, suy chức năng
tuyến sinh dục.
d. Cơ thể bị lùn.
Câu 24. Hooc môn thuỳ trước tuyến yên tiết ra nhiều hơn bình thường sẽ:
a. Kích thích sự tăng trưởng làm cho người lớn quá kích thước bình thường.
b. Co bóp tử cung mạnh hơn bình thường.
22


c. Làm cho cường độ trao đổi chất tăng nhiều.
d. Tinh thần luôn bị hốt hoảng, kích thích.
Câu 25. Trong các tuyến nội tiết tuyến nào quan trọng và giữ vai trò chỉ đạo hoạt
động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?
a. Tuyến giáp;

b. Tuyến cận giáp; c. Tuyến yên;

d.Tuyến khác

Câu 26. Hoocmôn quan trọng nhất của tuyến giáp là:
a. Canxitôxin;

b. Tirôxin;

c. A CTH;


d.Ôxitôxin

4.4.1.3. Các câu hỏi TNKQ - MCQ bài 57
Câu 27. Chức năng nội tiết của tuyến tuỵ do:
a. Các tế bào chứa dịch tuỵ tiết vào ống dẫn
b. Tế bào β tiết ra ghucagôn
c. Các tế bào đảo tuỵ tiết ra hoocmôn
d. Tế bào α tiết ra insulin
Câu 28. Cooctizôn được tiết ra từ:
a. Vỏ tuyến trên thận;

b. Tuỷ tuyến trên thận

c. Thuỳ trước tuyến yên;

d. Thuỳ sau tuyến yên

Câu 29. Hooc môn nào dưới đây do tuyến trên thận tiết ra:
a. Ađrênalin;

b. Tirôxin;

c. Insulin;

d. Canxitôxin

Câu 30: Hoocmôn làm tăng nhịp tim là:
a. Ôxitôxin


b. Ađrênalin

c. Insulin

d. Glucagon.

Câu 31. Hoocmôn tham gia làm tăng lượng đường huyết là:
a. Glucagon;

b. Insulin;

c. Ađrênalin; d. Ôxitôxin

Câu 32. Chuyển hoá gluxit ( glucôzơ -> glicôgen ). Glicôgen dự trữ ở gan, cơ là
nhờ vai trò của hooc môn:
a. Glucagon;

b. Ađrênalin;

c. Insulin

Câu 33. Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy do:
a. Các tế bào đảo tuỵ tiết ra 2 loại hoocmôn
b. Tế bào α tiết ra ghucagôn
23

d.Tirôxin


c. Tế bào β tiết ra insulin

d. Các tế bào chứa dịch tuỵ tiết dịch tụy đổ vào ống dẫn.
Câu 34. Khi một người nào đó chủ yếu tế bào β ở đảo tụy tiết ra hoocmôn Insulin
quá ít so với bình thường sẽ có thể dẫn tới hậu quả chủ yếu nào?
a. Gây ra chứng hạ đường huyết
b. Gây rối loạn môi trường trong cơ thể
c. Giảm hoạt động tuyến tuỵ
d. Gây ra bệnh tiểu đường.
Câu 35. Một bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên đảo tụy của người bệnh đó vẫn
tiết ra hooc môn Insulin bình thường. Theo em, nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới
bệnh lí tiểu đường ở người đó:
a. Do người đó ăn nhiều prôtêin trong khẩu phần ăn nên lượng đường trong
máu tăng cao.
b. Do người đó ăn nhiều đồ ngọt nên lượng đường trong máu tăng cao.
c. Do các các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đường
trong máu tăng cao.
d. Do các các tế bào đích thừa thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đường
trong máu tăng cao.
Câu 36. Lớp nào của vỏ tuyến trên thận tiết hoocmôn để tạo glucôzơ từ prôtêin và
lipit:
a. Lớp cầu;

b. Lớp sợi;

c. Lớp lưới;

d. Lớp cầu và lớp lưới

Câu 37. Xuất hiện bệnh Cushing (bệnh nhân béo dị dạng vai u, mặt phị, huyết áp
cao...). Theo em, hậu quả trên là do đâu:
a. Ưu năng phần vỏ tuyến trên thận

b. Nhược năng phần vỏ tuyến trên thận
c. Ưu năng phần tuỷ tuyến trên thận
d. Nhược năng phần tuỷ tuyến trên thận
4.4.1.4. Các câu hỏi TNKQ - MCQ (nhiều lựa chọn) bài 58
24


Câu 38. Tình hoàn có chức năng:
a. Sản sinh ra tinh trùng tiết hoocmôn Ơstrôgen
b. Tiết hooc môn sinh dục nam testôsterôn
c. Sản sinh ra trứng và tiết hoocmôn testôsterôn
d. Sản sinh ra tinh trùng và tiết hoocmôn sinh dục nam
Câu 39. Buồng chứng có chức năng:
a. Tiết hooc môn sinh dục mở Ơstrôgen
b. Sinh sản ra trứng
c. Tiết ra hooc môn thể vàng progesteron.
d. Sản sinh ra trứng và tiết hooc môn sinh dục nữ
Câu 40. Hoocmôn có tác dụng gây ra biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nam:
a. FSH và LH;

b. Ơstrôgen;

c. Testôsterôn;

d. Prôgesterôn

Câu 41. Hoocmôn có tác dụng gây ra biến đổi cơ thể tuổi dậy thì ở nữ:
a) FPH và LH;

b. Ơstrôgen;


c.Testosteron;

Câu 42. Dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nam:
a. Lớn nhanh, cao vượt
b. Vỡ giọng, lộ hầu
c. Mọc lông mu, lông lách
d. Xuất tinh lần đầu
Câu 43. Dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức ở nữ:
a. Lớn nhanh
b. Vú phát triển , hông hở rộng, mông đùi phát triển
c. Xuất hiện kì hinh nguyệt đầu tiên
d. Mọc lông mu, lông lách
Câu 44. Sau khi trứng rụng, bao noãn
a. Bị phân huỷ teo đi
b) Trở thành thể vàng
c) Biến đổi thành tuyến sinh dục nữ
25

d. Prôgesterôn


×