Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giá trị tu từ của từ ngữ hán việt trong sáng tác của huy cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 9 trang )

GIÁ TRỊ CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG THƠ HUY CẬN

Từ Hán Việt là nguồn chất liệu quan trọng trong văn học bác học và
cũng như trong văn chương bình dân. Các tác phẩm văn học kinh điển của
dân tộc ta, như: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm,... đều
sử dụng khá nhiều lớp từ Hán Việt. Cho mãi đến thời kì văn học hiện đại,
nhiều tác giả khi sáng tạo nghệ thuật đã có ý thức vừa sử dụng vừa có chọn
lọc vốn (vẫn sử dụng một cách chọn lọc lớp) từ ngữ vay mượn này để làm
phong phú, đa dạng thêm cho hệ thống từ vựng tiếng Việt và văn hoá của
mình.
Được xem là một loại hình ngôn ngữ có tính truyền cảm, giàu nhạc
tính, cô đọng và hàm súc, ngôn ngữ thơ đòi hỏi ở các tác giả trong quá trình
sáng tạo phong cách nghệ thuật riêng của mình đều phải có sự sàng lọc và
sáng tạo ngôn ngữ không ngừng. Nắm được giá trị to lớn về mặt sắc thái ý
nghĩa cũng như về mặt sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt, các nhà thơ đã sử
dụng một cách có hiệu quả vốn từ này để tạo nên sắc thái mang tính trang
trọng, tao nhã, sắc thái khái quát, sắc thái biểu cảm và hình tượng trong các
tác phẩm thơ ca của mình.(câu này bị lặp từ sắc thái)
Từ Hán Việt cô đọng, súc tích đôi khi lại gây ra sự khó hiểu cho người
đọc vì nó chứa đựng nhiều ý tứ sâu sắc và nhiều khi trong đó (bỏ) nó còn
chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa
mở rộng…nên chúng rất phù hợp với tính cô đọng hàm súc “ý tại ngôn
ngoại” của ngôn ngữ thơ ca. Chính vì vậy, mà nhiều nhà thơ đã vận dụng nó
vào trong thơ của mình một cách linh hoạt và có chọn lọc. Huy Cận cũng là
một trong số những nhà thơ đã sử dụng khá thành công lớp từ Hán Việt vào

1


từng trang thơ của mình. Trong phạm vi giới hạn, bài viết này chỉ tập trung
nêu lên những giá trị của lớp từ Hán Việt trong các sáng tác của Huy Cận.


Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của “lớp thi sĩ Tây học”
thế nhưng trong tâm thẩm (?) chiều sâu tâm hồn của nhà thơ vẫn luôn hiện hữu
cái nét buồn Á Đông trĩu nặng u uẩn, sâu thẳm (bỏ vì bị lặp từ). Để lý giải hiện
tượng này, thì (bỏ) ta không thể không nhắc đến yếu tố gia đình Nho học đã có
ảnh hưởng không nhỏ đến nhà thơ. Chất cổ điển Á Đông trong thơ của ông thể
hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng trong phạm vi giới hạn bài viết
chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một biểu hiện rất rõ nét qua những trang
thơ của ông, đó là giá trị của từ ngữ Hán Việt trong sáng tác của Huy Cận qua
tập thơ “Lửa Thiêng”. Thiên nhiên được nhắc đến trong thơ Huy Cận đã mở
rộng song song với việc mở rộng thế giới nội tâm của con người. Với một con
người nhạy cảm như nhà thơ Huy Cận thì cảnh sông nước buổi chiều tà gợi
cho ông sự cô đơn lẻ loi, trống vắng là điều dễ lý giải:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Tràng giang)
“Tràng giang” nghĩa là sông dài, cụ thể ở đây là chỉ sông Hồng, nhưng
tại sao tác giả không đặt tên bài thơ là sông dài, mà lại đặt là “Tràng giang”,
bởi chính vì sức biểu đạt của từ Hán Việt “tràng giang” sâu sắc hơn. Không
chỉ mang âm hưởng trang nhã, cổ kính mà “tràng giang” còn mở ra một
không gian khoáng đạt vô cùng vô tận của thiên nhiên vũ trụ. Hơn nữa “tràng
giang” còn gợi lên sự liên tưởng về dòng “Trường giang” hay được nhắc
nhiều trong Đường thi, một dòng sông của sự vĩnh hằng trong thi ca, dòng
sông của tâm tưởng. “Tràng giang” là một từ láy mà hai âm "ang" đi liền
2


nhau đã gợi lên cho người đọc cảm giác về một con sông, không chỉ dài mà
còn rộng mênh mông, bát ngát. Với cách lựa chọn từ ngữ và cách thể hiện độc

đáo của nhà thơ, người đọc đã bắt gặp một tâm hồn lúc nào cũng trải ra, sẵn
sàng “bâng khuâng” với trời rộng, và sông dài, với nỗi sầu nhân thế bao
quanh. Tràng giang trước hết là một bài thơ miêu tả thiên nhiên, nhưng cái
đích mà tác giả muốn hướng đến ở đây là ông muốn mượn hình ảnh thiên
nhiên, để từ đó thông qua thiên nhiên mà thể cái tôi muốn vượt ra vòng lẩn
quẩn u tối nhưng lại bị nỗi sầu của thời cuộc đè nặng khiến cho con người trở
nên bơ vơ, lạc lõng.
Nỗi buồn, niềm cô đơn chính là tâm bệnh của cả một thế hệ, một thời
đại thơ mới và nó đã để lại một dấu ấn đậm nét trong văn học hiện đại Việt
Nam. Nỗi buồn ấy đã thấm sâu vào cảm quan nghệ thuật và nó (bỏ) sớm trở
thành lý tưởng thẩm mỹ, chi phối mọi hoạt động sáng tạo của các nhà thơ
lãng mạn lúc bấy giờ. Riêng với nhà thơ Huy Cận đó là một nỗi buồn sâu sắc,
nỗi buồn bản thể của một cái tôi buồn sầu trăm ngả, là nỗi bơ vơ của một kiếp
người trước vũ trụ bao la rộng lớn.
Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la…
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn.
(Buồn đêm mưa)
Đây có thể được xem là một trong những bài thơ được đánh giá là hay
vào loại nhất nhì trong tập “Lửa thiêng” của ông. Mỗi câu thơ dường như
khắc sâu vào tâm trí người đọc một nỗi buồn miên man, vô cớ, nỗi sầu men
theo chiều dài của thời gian, xuyên suốt cho tới tận cùng của không gian
mênh mông vô tận. Ở đây, người đọc dễ dàng nhận thấy hai từ ngữ cùng
trường nghĩa “lạnh” và “hàn” đã được tác giả sử dụng trong phạm vi một câu

3


thơ. Đây hẳn không phải là sự lặp lại vô tình mà là một sự lặp lại một cách có

chủ đích của nhà thơ, mà đó chính là một dụng ý nghệ thuật. “Hàn” cũng có
nghĩa là lạnh. Nhưng khi dùng từ “hàn” bên cạnh từ “lạnh” thì càng tô đậm
thêm không khí lạnh lẽo, quạnh hiu của không gian cũng như trong lòng của
mỗi người. Như vậy, chữ “hàn” đã thể hiện đúng được lớp nghĩa chuyển tiếp
sâu sắc tinh tế của ngôn từ mà thi nhân mong muốn sẻ chia một phần nào nó
với độc giả. Đó là một mối sầu quạnh quẽ đọng lại trong cái không gian ướt
át, lạnh lẽo thấm đẫm nhưng đây cũng chính là nỗi sầu run rẩy từ trong chính
tâm can tỏa ra thế giới bên ngoài.
Có rất nhiều nhà thơ lãng mạn hay viết về chủ đề cái chết. Huy Cận
cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vì niềm giao cảm của ông đã mất, tình yêu
thì lại mong manh, không tìm được cho mình một điểm tựa trong cuộc đời,
cái tôi trữ tình đã chết đi trong tiếng ngất thở dài của cô đơn, trong sự lạnh
lùng vô cảm của cuộc đời.
Ai chết đó? Nhạc sầu chi lắm thế!
Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường
(Nhạc sầu)
Câu thơ thật xót xa thắt nghẹn như lời tự vấn cho thân phận, cho cuộc
đời bạc bẽo. Trời về chiều thật bâng khuâng, “mồ côi” như chính thân phận
của những con người bé nhỏ hoang mang không biết lấy niềm tin nơi đâu để
tìm được một nơi trú ngụ cho chính bản thân mình. Trong tập “Lửa thiêng”,
chữ “sầu” xuất hiện đến 27 lần mới có thể bộc lộ hết được nỗi buồn với nhiều
cung bậc khác nhau. Riêng chữ “sầu” ở câu thơ này nó còn hàm chứa được cả
nhịp điệu, lẫn âm hưởng của một khúc nhạc sầu bi có lúc tưởng chừng như
dịu đi rồi lại chợt bùng lên, réo rắt ai oán thê lương. Đó là khúc nhạc sầu tê tái
ngân lên từ cõi lòng của con người nơi trần thế.

4


Hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh không gian lạnh lẽo và quạnh

vắng nhưng đằng sau lớp ngôn từ ấy còn hé mở các cung bậc tâm trạng của
chính nhân vật trữ tình về một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
( Tràng giang )
Sự kết hợp tài tình của hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" trên cùng một
dòng thơ đã nêu bật lên được quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi cho ta cái
cảm giác ít ỏi, nhỏ bé, "đìu hiu" lại gợi lên sự quạnh quẽ. Giữa không gian
"cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, sơ xác hiện ra trước
mắt, con người trở nên đơn côi, rợn ngợp trước vũ trụ bao la. Chỉ bằng một
câu thơ mà trong đó lại mang nhiều sắc thái biểu cảm, vừa gợi âm thanh xa
xôi, không rõ rệt, vừa là câu hỏi, đồng thời cũng vừa là sự thao thiết, một nỗi
niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một hoạt động, âm thanh sự sống
của con người. Đó cũng có thể được xem là một sự phủ định hoàn toàn, để
khẳng định cho cái tiêu điều của thiên nhiên. Đôi mắt nhà thơ dường như
xuyên thấu cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả thật
mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người chúng
ta thì thật là nhỏ bé, cô đơn biết bao "bến cô liêu". Bởi thế, chỉ có từ “cô
liêu” mới đủ sức lột tả hết được những gì hoang vắng , lạnh lẽo, trống trải, cô
đơn trong tâm hồn người lữ khách. Như vậy, với những từ Hán Việt mang
nhiều sắc thái trang nhã sâu lắng như: lơ thơ, đìu hiu, cô liêu đã lột tả hết tất
cả những ý tứ sâu sắc và tinh tế mà thông qua đó tác giả muốn gửi gắm những
ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la.

5


Trong tập thơ Lửa thiêng, Huy Cận đã sử dụng một số lượng lớn từ

Hán Việt, đồng thời số lượng từ Hán Việt này cũng xuất hiện với mật độ cao:
“…Chàng yêu lắm nên bị người hắt hủi
Chàng yêu lâu nên thiên hạ lìa xa
Chàng tự tình bằng những khúc bi ca
Chàng tâm sự với buổi chiều quạnh quẽ
Hời trăng gió đã nghe chàng kể lể
Hồn các ngươi là hồn của người thơ
Hơi thở chàng thổi trong gió phất phơ
Đài vũ trụ quen bước người thi sĩ…”
( Mai sau )
Vì được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên các từ Hán Việt “thiên hạ,
khúc bi ca, tự tình, tâm sự, hồn, vũ trụ, thi sĩ” trong đoạn thơ trên đã góp phần
làm cho khả năng diễn đạt của Huy Cận tinh tế hơn, sâu lắng hơn. Những lời
tâm sự mang đầy nỗi niềm chất chứa của thi nhân trước cuộc đời mang nặng
nỗi buồn, sầu nhân thế đã mang đến cho nhà thơ một bản sắc và vị trí riêng
trong hành trình tìm đến với trái tim độc giả.
Trên thi đàn thơ ca Việt Nam, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử cũng là nhà
thơ của nỗi buồn, nỗi sầu muộn, thế nhưng cái buồn, cái sầu trong thơ Nguyễn
Bính và Hàn Mặc Tử khác với Huy Cận. Thơ Huy Cận thể hiện cái sầu bao la,
vạn kỉ lại cao sang, trong khi đó, cái sầu của Nguyễn Bính thật bình dị, gần
gũi, vụn vặt.
Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã thấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ

6



Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hát cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi.
( Hành phương Nam )
Còn nỗi buồn, cái sầu của Hàn Mặc Tử lại chính là cái buồn tuyệt vọng
đã được nhà thơ thốt lên thành lời tâm sự xót xa cho riêng bản thân mình, thơ
Hàn Mặc Tử đem đến cho độc giả nhiều ám ảnh. Đó là xúc cảm của một con
người đang phải trải qua những đau khổ tột cùng khi thể xác bị dày vò bởi
bệnh tật và một thế giới tinh thần nhiều ẩn khuất.
Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình tôi chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió, trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ….
Ta trút linh hồn giữa lúc đây
Gió sầu vô hạn nuôi trong cây
Còn em sao chẳng hay gì cả ?
Xin để tang em đến vạn ngày.
( Trút linh hồn )
Những từ Hán Việt được nhà thơ chọn lựa như: thảm thương; linh hồn;
sầu vô hạn;… đã diễn đạt đầy đủ suy tư chất chứa bên trong tâm hồn chủ thể
trữ tình. Đấy là bi kịch của một thi nhân khát sống, khát yêu nhưng đang phải
kề cận bênh vực của cái chết.
Để làm nên sự khác biệt này có nhiều yếu tố, song trong đó yếu tố quan
trọng nhất vẫn là cách vận dụng từ Hán Việt vào trong sáng tác của nhà thơ.
Với đặc tính biểu cảm cao và giàu tính hình tượng, từ ngữ Hán Việt đã
góp phần quan trọng trong việc truyền tải trực tiếp những xúc cảm chân tình,
dào dạt của hầu hết các nhà thơ. Đó có thể là sự tự bộc lộ cảm xúc trực tiếp

7



hay gián tiếp qua mỗi từ ngữ, hình ảnh trong bài, hay trong từng đoạn thơ.
Chính nhờ có đặc điểm này mà người nghe cảm nhận được thái độ của người
nói đối với người nghe hoặc đối với đối tượng được nói đến.
Có thể nói rằng (bỏ), việc từ Hán Việt được sử dụng (sử dụng từ Hán
Việt) một cách tinh tế đã phát huy được ưu thế của lớp từ này trong việc dựng
lại không khí cổ xưa, trang nghiêm. Những bài thơ trong tập “Lửa thiêng”
thật xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất (phần hay nhất trong
sáng tác) của Huy Cận, đồng thời qua đó cho ta thấy được tài năng sử dụng
ngôn ngữ, ý thức chọn lọc, sử dụng linh hoạt lớp từ ngữ vay mượn của nhà
thơ.
Đồng thời qua đó (lặp từ), càng cho ta thấy bằng chứng chắc chắn rằng
từ Hán Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng tiếng Việt nói
chung và trong sáng tác thơ ca nói riêng.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1999), Hán Việt từ điển, Nxb KHXH.
2. Thiều Chửu (2008), Hán Việt tự điển, Nxb Tổng hợp TP. HCM.
3. Bửu Kế (2000), Tầm nguyên từ điển – Cổ văn học từ ngữ tầm
nguyên, Nxb Trẻ, TP. HCM.
4. Nhiều tác giả (2006), Huy Cận – Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
5. Nhiều tác giả (2006), Nguyễn Bính – Về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
6. Nhiều tác giả (2006), Hàn Mặc Tử - Về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục Việt Nam.
7. Lại Cao Nguyên (2007), Từ điển từ Hán Việt, Nxb KHXH.

8. Đặng Đức Siêu (1999), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông,
Nxb Giáo dục.
9. Lê Anh Tuấn (2005), Giải thích từ Hán Việt trong sách giáo khoa
văn học hệ phổ thông, Nxb ĐHQG HN.

9



×