Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.6 KB, 13 trang )

1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình
huống:
‘‘GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRONG SINH
HOẠT”
2. Thực trạng và mục tiêu giải quyết tình huống:
- Thực trạng: Năng lượng có vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của kinh tế - xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng năng lượng trong sinh hoạt ngày càng nhiều. Nguồn năng lượng
được sử dụng trong sinh hoạt ngày nay phần lớn là sử dụng từ các nguồn
năng lượng không tái tạo được, việc khai thác ồ ạt và sử dụng lãng phí
không những khiến cho các nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt,
mà còn góp phần ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước, vì những chi
phí phải bỏ ra cho việc đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng và khắc
phục những thiệt hại do việc thải khí CO ra môi trường là quá lớn. Nhu
cầu sử dụng năng lượng càng cao, thì việc thải khí CO và các khí độc
khác càng nhiều, gây hủy hoại môi trường càng trầm trọng. Và không
những nó ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người mà còn gây
ra hiệu ứng nhà kính và sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
- Mục tiêu: Trước thực trạng trên tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết
kiệm điện nói riêng là một vấn đề cấp bách. Nó phải được thực hiện lâu
dài trong suốt quá trình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào
lúc thiếu điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong đời sống có
hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản, và cần tuyên
truyền rộng rãi để thu hút được sự vào cuộc của các cơ quan chức năng
và của toàn xã hội.
3. Tổng quan về các nghiên cứu giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức của các môn học như Vật lý, Công nghệ, Địa lý,
Giáo dục công dân, Sinh học... để giải quyết tình huống.
4. Các giải pháp để giải quyết tình huống
4.1. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan và
gia đình


Giải pháp về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả,
lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả.


* Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra
nắm tình hình sử dụng điện trong các hộ gia đình, các cơ quan hiện
nay
- Tình hình bố trí các trang thiết bị điện: đèn, quạt, vi tính... (hợp lý, theo
các tiêu chuẩn của đơn vị công tác).
- Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên.
Làm cửa kính để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
- Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt, máy vi tính
v.v...) trong các hộ gia đình, các cơ quan hiện nay
- Tình hình mạng lưới điện: đoạn dây nào quá tải, cũ nát, dò điện, các
mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao cũ, kém chất lượng phát nóng gây tổn
thất điện, để thay, để sửa.
* Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ
thuật tiết kiệm điện
+ Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần hoặc mái
nhà (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Đèn compact
Đèn LED
+ Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc
đèn ống huỳnh quang, đèn ống LED để tiết kiệm điện.
+ Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon
thế hệ mới 36W, 18W, thay bóng neon 1.2mét bằng bóng 1.8mét.


Đèn LED tuýp 1.2m công suất 14W


Chấn lưu

điện tử
Thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay
một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm
được mỗi giờ 4Wh và cho lưới điện 12,9Wh do không phải chuyên chở
điện phản kháng).
+ Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh
sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh
sáng cao. Thực hiện công tắc đóng, mở một công tắc mỗi đèn
+ Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt
và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi
lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc (chỉ bật khi
làm việc) Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.

Đèn LED để bàn làm việc


Ghi chú: tiết kiệm được mỗi giờ là 48Wh là lấy với hệ số đồng thời k
của 4 đèn compact bằng 1 (k = 1), thực tế có lúc k < 1.
+Ở các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
- Củng cố lại độ kín của các cửa sổ
- Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào
- Bố trí lại máy điều hoà nhiệt độ (nếu cần) để lợi dụng tối đa luồng
không khí mát bên ngoài.
- Máy điều hoà nhiệt độ chỉ được đặt ở 25 - 27 oC. ở những phòng có lắp
nhiều máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 27oC, nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 - 27 oC thì thôi.
Các máy dư thừa được tháo đi.
+ Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các

đèn compact 9W.
- Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt
trời, năng lượng gió.
* Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc ở các cơ quan
Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách
thứ hai là rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt


điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách
thứ hai mới là ngắt điện tuyệt đối mà thôi.
Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục
vạn đồ điện dân dụng như: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy
photocopy, quạt điện, đèn bàn... Nếu tất cả chúng đều được rút dây
nguồn ra khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một lượng
điện năng đáng kể. Hơn nữa ở miền Bắc thời tiết đầu năm có khí hậu ẩm
ướt, lượng điện năng hao phí do dòng điện dò ra ngoài gây nguy cơ tai
nạn về điện.
Trong thời kỳ tin học hoá phổ cập như hiện nay, tính trong phạm rộng
hơn số lượng máy tính rất lớn. Thông thường khi làm việc trên máy vi
tính xong, ta thường tắt máy bằng cách ''Shutdown'', tắt màn hình, rồi cứ
để vậy mà đi về. Người thao tác yên tâm rằng máy đã được tắt toàn bộ.
Thực tế không phải như vậy! Tuy đèn tín hiệu của CPU đã tắt, màn hình
đã hết sáng, nhưng vẫn còn một dòng điện nhỏ chạy qua máy. Đây là
một dòng điện thường trực, tuy cường độ của nó không lớn nhưng tổng
cộng lại đó là một giá trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một cách vô ích.
Đối với các thiết bị điện tử khác có điều khiền từ xa như ti vi, đèn, quạt
cũng không nên để chế độ đèn chờ (đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ tiêu thụ
8W, tương đương với một bóng đèn compact loại nhỏ. Hiện nay trong
thiết kế mạng điện sinh hoạt khi xây nhà có hệ thống đèn báo trên các ổ
điện. Trong một ngôi nhà số lượng đèn báo có thể lên đến vài chục

chiếc, tổng năng lượng do đèn chờ, đèn báo tiêu thụ cũng là một con số
khá lớn.
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kì đổi mới và phát triển công nghiêp.
Nên tách nguồn điện cung cấp cho các ổ cắm trong các cơ quan thành
một mạch riêng, có cầu dao tổng. Chỉ sử dụng điện khi cần thiết. Đây là
cách làm triệt để nhất đồng thời cũng tránh được các hiện tượng lãng phí
điện trong giờ nghỉ trưa đã bàn đến ở trên và giảm được nguy cơ cháy
nổ do chập điện..
4.2. Giải pháp hành chính, quản lý trong các cơ quan
Vì các cơ quan, nơi công sở sử dụng điện rất lớn mà các nhân viên, công
nhân không phải trả tiền nên tình trạng lãng phí điện diễn ra phổ biến.
Giải pháp hành chính là xây dựng một nội quy sử dụng điện trong các cơ


quan nhằm buộc mọi người phải có ý thức, trách nhiệm tiết kiệm đến,
đảm bảo cho việc tiết kiệm điện vào nề nếp, ổn định và lâu dài.
Nội dung của nội quy bao gồm:
a. Quy định các chế độ và thời gian sử dựng các trang thiệt bị trong
cơ quan:
- Các trang thiết bị điện trong các phòng ban khi không có người làm
việc ở trong phòng đều phải cắt hết điện.
- Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc.
- Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được bật:
* Về mùa hè: Bật vào 18 giờ 30 phút tắt vào 5 giờ sáng
* Về mùa đông: bật vào 17giờ 30 phút tắt 6 giờ sáng.
- Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt
độ 25oC- 27oC và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong
phòng hoặc hết giờ làm việc
- Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, xong công
việc phải cắt điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, chơi

game, đọc báo vv...)
- Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan,
không được dùng cho việc riêng cá nhân. Xong hết một công việc phải
cắt điện, không được để ngâm điện.
- Máy tăng giảm điện áp (survolteur, Lioa…) dùng cho các thiết bị điện
có điện áp ổn định như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng
điện áp lưới điện đã đủ và ổn định.
- Hạn chế dùng tủ lạnh trong cơ quan
- Việc đun, nấu khi sử dụng các thiết bị điện phải được ngắt điện trước
khi ra về.
- Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện.
Nhắc nhở và có biện pháp đối với người sử dụng điện lãng phí, không
đúng mục đích.
- Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả đều phải khen thưởng
kịp thời và áp dụng ngay.
- Cần xây dựng một định mức về tiêu thụ điện cho các cơ quan trong
toàn quốc.


* Những khó khăn khi thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan,
- Các giải pháp kỹ thuật đòi hỏi chi phí ban đầu khá lớn.
- Việc giám sát sử dụng điện ở các cơ quan chỉ mang tính hình thức.
4.3 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
1. Lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện
Các thiết bị điện, thế hệ càng mới khả năng tiết kiệm điện càng cao. Khi
chọn lựa thiết bị điện quay (bơm nước, quạt điện, máy giặt...), bạn nên
chọn động cơ có nhiều nấc tốc độ hoặc có biến tần đi kèm để tiết kiệm
điện. Với bóng đèn, bạn nên sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho
bóng đèn tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.
2. Lắp đặt thiết bị hợp lý, khoa học

Biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm điện rất lớn. Ví dụ: Máy bơm
đặt ở vị trí thích hợp sẽ giúp bể nước của bạn nhanh đầy hơn. Trong nhà
nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên
để tiết kiệm một phần ánh sáng điện. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng
năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện.
Thiết bị làm nước nóng bằng năng lượng mặt trời
Ngôi nhà thông minh


Sử dụng quả cầu hút nhiệt đặt trên mái tôn (nhà xưởng...) và trên nóc
tum nhà cao tầng
Chức năng thông gió: Cải thiện không khí trong nhà, thông thoáng khí.
- Lấy sáng: Tạo ánh sáng tự nhiên.
3. Điều chính thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình
Tủ lạnh
Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện.
Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để
ở chế độ từ 3ºC - 6ºC. Với chế độ
đông lạnh thì để - 15ºC đến -18ºC.
Cứ lạnh hơn 10ºC là tốn thêm 25%
điện năng. Bạn cũng nên thường
xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu
bị hở thì bộ phận nén khí của tủ
lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất
tốn điện.
Máy điều hoà nhiệt độ
Hãy để nhiệt độ ở mức trên 25ºC.
Cứ cao hơn 10ºC là bạn đã tiết
kiệm được 10% điện năng, thường
xuyên lau chùi bộ phận lọc. Nếu

đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm
20 - 25% điện năng. Nên tắt máy
điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ
trở lên.
Quạt điện


Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để
tiết kiệm điện vì quạt càng chạy nhanh
càng tốn điện.
Máy tính

Màn hình máy tính có độ sáng càng
cao, màu càng đậm thì càng tốn điện.
Nên tắt máy tính nếu như bạn không có
ý định dùng trong vòng 15 phút.
Bàn là
Không dùng bàn là trong phòng có bật
máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi quần áo
còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của
bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu
quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có
thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt
của bàn là giảm chậm.
Máy giặt
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng
quần áo để giặt và chỉ dùng chế độ
giặt nước nóng khi thật cần thiết.



Lò vi sóng
Dùng lò vi sóng để hâm nóng thức
ăn. Không đặt lò vi sóng trong
phòng có điều hoà nhiệt độ, không
đặt gần các đồ điện khác để khỏi
ảnh hưởng đến chức năng hoạt
động của các đồ điện này.

Nồi cơm điện
Nên nấu cơm trước khi ăn chỉ 30
phút để hạn chế thời gian hâm
nóng
Ti vi

Không nên để màn hình ở chế dộ
sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên
tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên
tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không
xem ti vi khi đang nối với đầu video.
Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với
diện tích nhà bạn vì ti vi càng to
càng tốn điện.


5. Những ảnh hưởng của môi trường do việc khai thác năng lượng
quá của môi trường do việc khai thác năng lượng quá tải.

Hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên

Ô nhiễm môi trường



Phá rừng xây nhà máy điện, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Gây bệnh
ung thư, đột biến, chết người hàng loạt sau sự cố các nhà máy điện
nguyên tử
LỜI KẾT
Tiết kiệm điện khi không có nhu cầu sử dụng
Hãy tập thói quen tắt tất cả các thiết bị điện không cần sử dụng
trước khi ra khỏi nhà như bóng điện, máy quạt, máy lạnh, máy tính,…
Không nên cắm cục sạc pin các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại để
sẵn khi nào cần thì dùng đến, chúng sẽ khiến bạn tiêu tốn một phần điện
năng đáng kể đấy. Rút phích cắm các thiết bị điện khi không có nhu cầu
sử dụng như ti vi, quạt điện… là cách tiết kiệm điện năng hiệu quả; việc


bạn không sử dụng nhưng vẫn để nguyên phích cắm thì tình trạng tiêu
tốn điện năng vẫn xảy ra.
Hãy tuyên truyền, nhắc nhở cho mọi người sử dụng điện tiết kiệm
góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta đang bị cạn kiệt các
nguồn năng lượng hoá thạch, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Chúc bạn thành công với kế hoạch tiết kiệm năng lượng của mình nhé.



×