Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

uế

-------  -------

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

h

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ

in

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tr

ườ
n

g

Đ


ại

họ

cK

TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Họ và tên sinh viên
TRẦN HÀ THẢO HIỀN

Khóa học: 2013 – 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-------  -------

tế

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ

in


h

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Trần Hà Thảo Hiền

PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Lớp: K47B KTKT

Niên khóa: 2013 - 2017

Huế, tháng 05/2017


Lụứi Caỷm ễn
Khúa lun tt nghip l kt qu ca quỏ trỡnh bn nm hc tp v nghiờn cu.
hon thnh c bi khúa lun ny, tụi ó nhn c nhiu s giỳp t cỏc thy
cụ, c quan thc tp, bn bố v ngi thõn.
Trc tiờn, tụi xin chõn thnh cm n quý thy cụ Trng i hc Kinh t Hu,

u

c bit l cỏc thy cụ Khoa K toỏn - Kim toỏn ó tn tỡnh truyn t nhng kin

H

thc quý bỏu cho tụi trong sut bn nm qua. Cm n Ban lónh o nh trng cựng

t

cỏc thy cụ trong khoa ó to iu kin cho tụi cú c hi thc tp ti Cụng ty TNHH

h

Kim toỏn v K toỏn AAC.

in

c bit, tụi xin gi li cm n sõu sc n PGS.TS. Trnh Vn Sn, ngi ó


cK

tn tỡnh hng dn, giỳp tụi hon thnh khúa lun ny.
Tụi xin cm n Ban lónh o Cụng ty TNHH Kim toỏn v K toỏn AAC v cỏc

h

anh ch phũng Bỏo cỏo ti chớnh 5 ó giỳp tụi cú c hi tip cn thc t cụng vic ca
kim toỏn viờn, hng dn quy trỡnh, nghip v v to iu kin cho tụi thu thp s



i

liu thc hin bi khúa lun.

g

Cui cựng, tụi xin cm n bn bố, ngi thõn luụn bờn cnh ng viờn, quan


n

tõm, giỳp tụi cú th hon thnh khúa lun vi kt qu tt nht.
Do hn ch v kin thc, kinh nghim v thi gian nghiờn cu nờn bi khúa

Tr

lun ny vn cũn nhiu thiu sút. Vỡ vy, tụi rt mong nhn c s úng gúp ý kin t

quý thy cụ v cỏc anh ch trong Cụng ty bi khúa lun c hon thin hn.
Tụi xin chõn thnh cm n!
Hu, thỏng 05 nm 2017
Sinh viờn
Trn H Tho Hin


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ......................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................................................... iii

uế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1

H

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

tế

2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 1

h

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2

in


4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2

cK

5. Kết cấu của đề tài...................................................................................................... 3

họ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 4

ại

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẢN
LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................... 4

Đ

1.1. Những khái niệm cơ bản về chi phí quản lý doanh nghiệp ................................... 4
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 4

ườ
n

g

1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................................. 4
1.1.3. Vai trò của chi phí quản lý doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh ................ 5
1.1.4. Các quy định về hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp .................................. 6


Tr

1.2. Khái niệm cơ bản về kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán Báo cáo tài chính ......................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính ............................................................. 8
1.2.2. Vai trò của kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán
Báo cáo tài chính .......................................................................................................... 8
1.2.3. Những sai phạm thƣờng gặp khi kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp ........ 8
1.2.4. Mục tiêu kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp ............................................. 10
1.2.5. Nội dung kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp............................................. 12


1.2.6. Những vấn đề khác cần lƣu ý ............................................................................. 13
1.3. Quy trình kiểm toán chi phí quản lý trong kiểm toán Báo cáo tài chính .............. 14
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán ...................................................................................... 14
1.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán............................................................................ 19
1.3.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát ..................................................................... 19
1.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích ............................................................................. 20
1.3.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết................................................................... 21

uế

1.3.3. Kết thúc kiểm toán.............................................................................................. 25

tế

H

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC .............................................. 27

in

h

2.1.Sơ lƣợc về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ....................................... 27

cK

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 27
2.1.2. Mục tiêu và phƣơng châm hoạt động của công ty.............................................. 28
2.1.3. Đặc điểm các loại hình dịch vụ của công ty ....................................................... 29

họ

2.1.3.1. Kiểm toán ........................................................................................................ 29

ại

2.1.3.2. Tƣ vấn Thuế..................................................................................................... 29

Đ

2.1.3.3. Kế toán ............................................................................................................. 30
2.1.3.4. Tƣ vấn tài chính đầu tƣ .................................................................................... 31

ườ
n


g

2.1.3.5. Đào tạo và tuyển dụng ..................................................................................... 31
2.1.4. Đội ngũ nhân viên .............................................................................................. 32
2.1.5. Mạng lƣới khách hàng ........................................................................................ 33

Tr

2.1.6. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý .................................................................... 34
2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kiểm toán Báo cáo tài chính do AAC thực hiện tại Công ty Cổ phần HP ................... 36
2.2.1. Kế hoạch kiểm toán ............................................................................................ 37
2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng ......................... 37
2.2.1.2. Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán ................................... 38
2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trƣờng hoạt động .............................................. 39


2.2.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng .................. 41
2.2.1.5. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính .................................................................... 42
2.2.1.6. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận .................... 42
2.2.1.7. Xác định mức trọng yếu và phƣơng pháp chọn mẫu - cỡ mẫu ....................... 43
2.2.1.8. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán ......................................................................... 44
2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp......................... 45
2.2.2.1. Thủ tục chung .................................................................................................. 46

uế

2.2.2.2. Thủ tục phân tích ............................................................................................ 48

H


2.2.2.3. Kiểm tra chi tiết ............................................................................................... 52
2.2.3. Tổng hợp kết quả, kết luận và lập Báo cáo kiểm toán ....................................... 58

tế

2.2.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán ............................................................................ 58

h

2.2.3.2. Lập Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán dự thảo ..................................... 59

in

2.2.3.3. Viết thƣ quản lý và các tƣ vấn khách hàng khác ............................................. 59

cK

2.2.3.4. Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo........................................................ 60
2.2.3.5. Kiểm soát chất lƣợng cuộc kiểm toán ............................................................. 60

ại

họ

CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC .............................................. 61

Đ


3.1. Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty

g

TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ............................................................................. 61

ườ
n

3.1.1. Ƣu điểm .............................................................................................................. 61
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................................... 63

Tr

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp
trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ... 64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 68
1. Kết luận..................................................................................................................... 68
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 70
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 71


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Báo cáo


BCTC

Báo cáo tài chính

CĐKT

Cân đối kế toán

CĐPS

Cân đối phát sinh

CP

Chi phí

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

GLV

Giấy làm việc

tế


h

in

cK

ại

KH

Kinh doanh
Khách hàng
Kiểm toán viên

KQKD

Kết quả kinh doanh

g

Đ

KTV

ườ
n
Tr

Hệ thống kiểm soát nội bộ


họ

HTKSNB
KD

H

BC

uế

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LCTT

Lƣu chuyển tiền tệ

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VSA

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 - Quy định về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC ......................................... 43
Bảng 2.2 - Danh sách các giấy làm việc khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp .... 46

uế

Bảng 2.3 - Bảng số liệu tổng hợp ................................................................................. 48
Bảng 2.4 - So sánh chi phí quản lý năm nay với năm trƣớc, kết hợp với biến động


H

doanh thu của doanh nghiệp ......................................................................................... 48

tế

Bảng 2.5 - Biến động chi phí theo từng tháng trong 2 năm ......................................... 49

in

h

Bảng 2.6 - Bảng phân tích chi phí theo khoản mục ..................................................... 51

cK

Bảng 2.7 - Kiểm tra trình bày trên BCKQKD .............................................................. 54

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ


Bảng 2.8 - Chi tiết các khoản chi phí quản lý chiếm 10% trở lên phát sinh trong kỳ.. 57

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp .......................................... 7
Sơ đồ 2.1 - Tổ chức đội ngũ nhân viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

uế

...................................................................................................................................... 33
Sơ đồ 2.2 - Mô hình tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ................. 35

tế

H

Sơ đồ 2.3 - Quy trình kiểm toán BCTC tại AAC ......................................................... 37

h


Biểu đồ 2.1 - Biến động chi phí từng tháng trong 2 năm ............................................. 50

in

Biểu đồ 2.2 - Biến động chi phí theo khoản mục qua 2 năm ....................................... 52

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

Biểu đồ 2.3 - Cơ cấu chi phí quản lý trong 2 năm........................................................ 57

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

iii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong cơ chế thị trƣờng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, kiểm toán đƣợc xem
là một công cụ quản lý kinh tế hiệu lực nhất để khắc phục các rủi ro thông tin trong
các báo cáo tài chính. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với ngành kiểm toán nói chung và
các công ty kiểm toán nói riêng là phải không ngừng nâng cao chất lƣợng các dịch vụ

uế

cung cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

H

Kiểm toán báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả của các phần hành, các chu

tế

trình khác nhau, từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tới giai đoạn kết thúc kiểm toán
và phát hành báo cáo. Mỗi phần hành, chu trình là một quá trình kiểm toán riêng biệt,

in

h

song chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình
của cuộc kiểm toán. Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung

cK


và quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý nói riêng là vấn đề quan trọng hàng
đầu của bất kỳ một công ty kiểm toán nào hiện nay, bởi khoản mục chi phí quản lý là

họ

một khoản mục mang tính tổng hợp trên báo cáo tài chính, ảnh hƣởng rất nhiều đến

ại

các khoản mục khác và đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi phí quản lý

Đ

cũng là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền

g

kinh tế thị trƣờng có sức cạnh tranh mạnh mẽ, khốc liệt nhƣ hiện nay.

ườ
n

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề đó, trong quá trình thực tập tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình

Tr

kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học

của mình.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài này là nhằm đề xuất những biện pháp để hoàn thiện quy trình
kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Để hoàn thành mục tiêu chung này, đề
tài cần đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý
trong kiểm toán báo cáo tài chính.
- Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý thực tế tại Công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.
- Đối chiếu kiến thức lý thuyết với thực tế để hiểu rõ hơn về cơ sở lý thuyết và
quy trình kiểm toán thực tế.
- Phân tích ƣu, nhƣợc điểm trong quy trình áp dụng tại AAC và đề xuất các giải

uế

pháp khắc phục các hạn chế nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán khoản mục chi phí

H


quản lý doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.

Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán

h



tế

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

in

khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do

cK

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại khách hàng, cụ thể là
Công ty Cổ phần HP. (Đây không phải là tên thật của khách hàng nhƣng vì lí do

họ

bảo mật nên tôi xin đƣợc phép gọi khách hàng này là CTCP HP)
Phạm vi nghiên cứu:

-

Về không gian: Đề tài này đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế


ại



Về thời gian: Số liệu thực hiện đối với công ty khách hàng cho năm tài chính

g

-

Đ

toán AAC và Công ty Cổ phần HP.

-

ườ
n

kết thúc ngày 31/12/2016.
Về nội dung: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ quy trình kiểm toán BCTC mà

Tr

chỉ tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh
nghiệp của AAC và tại công ty khách hàng là CTCP HP.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu:
-


Nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các
giáo trình… để làm cơ sở hoàn thành phần cơ sở lý luận cũng nhƣ làm nền tảng
tìm hiểu thực tiễn tại đơn vị.

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

2


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Nghiên cứu hồ sơ kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC,
tham khảo khóa luận tốt nghiệp của các khóa trƣớc để hiểu rõ hơn về đề tài.

 Phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát quá trình thực hiện kiểm toán và
phỏng vấn trực tiếp nhân viên Công ty để tìm hiểu việc vận dụng quy trình
kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vào thực tế.
 Phƣơng pháp thu thập số liệu: Trực tiếp tham gia cùng các đoàn kiểm toán với
vai trò trợ lý kiểm toán viên. Thu thập giấy làm việc của KTV chính và các trợ

uế

lý kiểm toán viên để làm số liệu minh họa.

H


 Phƣơng pháp xử lý số liệu: Từ những tài liệu đƣợc tham khảo và các giấy làm

tế

việc đã thu thập, tiến hành so sánh, đối chiếu, tổng hợp giữa quy trình kiểm
toán thực tế theo chuẩn mực, chƣơng trình kiểm toán mẫu của VACPA và quy

in

h

trình kiểm toán tại đơn vị để có cái nhìn toàn diện về thực tế vận dụng quy trình
và các giải pháp phù hợp.

họ

5. Kết cấu của đề tài

cK

kiểm toán chi phí quản lý cho khách hàng tại đơn vị. Từ đó, đƣa ra các nhận xét

Đ

 Phần I: Đặt vấn đề

ại

Khóa luận đƣợc kết cấu gồm các phần và chƣơng nhƣ sau:


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp

ườ
n

-

g

 Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Chƣơng 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh

Tr

-

nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC

-

Chƣơng 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC

 Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền


3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Những khái niệm cơ bản về chi phí quản lý doanh nghiệp

uế

1.1.1. Khái niệm

H

Theo Giáo trình Kế toán quản trị của Hồ Phan Minh Đức và Phan Đình Ngân

tế

(2005): “Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan đến
việc tổ chức, quản lý hành chính và các chi phí liên quan đến hoạt động văn phòng làm

in

h


việc của doanh nghiệp mà không thể xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý bao gồm chi phí tiền lƣơng cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và nhân

cK

viên văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ (văn phòng và thiết bị làm việc trong văn
phòng), chi phí văn phòng phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài… Tất cả mọi tổ chức

họ

(tổ chức kinh doanh hay không kinh doanh) đều có chi phí quản lý”.

ại

1.1.2. Đặc điểm

Đ

- Là những chi phí gián tiếp, các khoản chi phí này phát sinh không trực tiếp liên

g

quan đến quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

ườ
n

- Cơ sở để ghi nhận các loại chi phí này là dựa vào các chính sách, quy định của
Nhà nƣớc cũng nhƣ của đơn vị, bao gồm các quy định về tiền công tác phí cho nhân


Tr

viên, quy chế về chi tiếp khách,…
- Chi phí quản lý là một trong các cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận và các loại

thuế khác nên rất nhạy cảm với các gian lận nảy sinh trong quá trình xác định lợi
nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Các chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu thu chi tiền mặt, tiền gửi,… là những yếu tố động và
dễ xảy ra gian lận.

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

- Tât cả các chỉ tiêu về chi phí phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh có mối quan hệ rất chặt chẽ với các chỉ tiêu phản ánh trên Bảng cân đối tài
sản: tiền lƣơng, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền…
1.1.3. Vai trò của chi phí quản lý doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
Chi phí quản lý có một đặc điểm quan trọng đó là bản thân nó là một loại chi phí
gián tiếp đối với quá trình sản xuất, nhƣng lại là một chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu

uế


nhập chịu thuế. Chính vì đặc điểm đó mà nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác kế toán

H

cũng nhƣ kiểm toán đối với khoản mục này.

Trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí quản lý là những chi phí

tế

đơn giản, phát sinh từ chi phí phục vụ ban quản lý. Từ đó chi phí quản lý đƣợc ghi

h

nhận dựa vào các chính sách, quy định của Nhà nƣớc hay của đơn vị. Tuy nhiên, đối

in

với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy mô lớn, đa ngành nghề, đa sản phẩm,

cK

các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cung cấp các
dịch vụ nhƣ dịch vụ hàng không, dịch vụ bƣu điện thì chi phí quản lý là chi phí chủ

họ

đạo trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể ra một số vai

ại


trò quan trọng của chi phí quản lý nhƣ sau:

Đ

- Các khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu quan
trọng phản ánh tổng quát quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Mọi sai sót

ườ
n

g

liên quan đến việc phản ánh chi phí đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý cũng ảnh hƣởng đến các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.

Tr

Một sự thay đổi lớn về chi phí quản lý sẽ làm thay đổi số dƣ của tài khoản lợi nhuận,
thuế phải nộp…
- Chi phí quản lý phát sinh thƣờng liên quan đến các khoản phải trả ngắn hạn hay
các khoản phải trả ngay là những yếu tố có khả năng tồn tại gian lận cao.
- Đối với ngân sách thì các chỉ tiêu chi phí là một trong các cơ sở để xác định thu
nhập chịu thuế do đó luôn đòi hỏi đơn vị hạch toán tuân thủ theo đúng quy định, điều
này cũng đòi hỏi các kiểm toán viên phải thận trọng khi kiểm toán các khoản mục này

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

nếu họ không muốn khách hàng của mình bị truy thu thuế vì hạch toán chi phí không
hợp lý, hợp lệ.
1.1.4. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Để hạch toán chi phí quản lý, theo chế độ hiện hành, kế toán sử dụng TK 642.

-

6422 Chi phí vật liệu quản lý

-

6423 Chi phí đồ dùng văn phòng

-

6424 Chi phí khấu hao TSCĐ

-

6425 Thuế, phí và lệ phí

-

6426 Chi phí dự phòng


-

6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài

-

6428 Chi phí bằng tiền khác

H

6421 Chi phí nhân viên quản lý

cK

in

h

tế

-

uế

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm các tiểu khoản:

Tr

ườ

n

g

Đ

ại

họ

Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

6


GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Tr

ườ
n

g

Đ

ại


họ

cK

in

h

tế

H

uế

Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

1.2. Khái niệm cơ bản về kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính
1.2.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính
Theo Giáo trình Kiểm toán của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Kiểm toán là

quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin đƣợc kiểm tra nhằm xác
định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã

uế

đƣợc thiết lập. Quá trình kiểm tra phải đƣợc thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng

H

lực và độc lập.”

1.2.2. Vai trò của kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán

tế

Báo cáo tài chính

in

h

Vì các đặc điểm nhƣ đã nêu mà chi phí quản lý thƣờng đƣợc đánh giá là quan

cK

trọng trong hạch toán kế toán đồng thời chi phí quản lý cũng có những ảnh hƣởng nhất
định đến một cuộc kiểm toán tài chính vì những lý do sau đây:

họ


- Chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc xem là một khoản mục trọng yếu trong Báo
cáo tài chính của doanh nghiệp, do đó khi thực hiện kiểm toán thì phải thực hiện đầy

ại

đủ để tránh bỏ sót những sai sót có thể có đối với khoản mục này.

Đ

- Khoản mục chi phí quản lý không những bản thân nó trọng yếu mà còn ảnh
hƣởng đến các khoản mục trong Báo cáo tài chính. Do đó, kiểm tra, xem xét việc tập

ườ
n

g

hợp và kết chuyển chi phí quản lý cũng chính là việc xem xét tính đúng đắn của các
khoản mục trên Bảng cân đối kế toán nhƣ: lợi nhuận, thuế phải nộp.

Tr

Tính đúng đắn của việc tập hợp chi phí sản xuất là một cơ sở quan trọng để kiểm
toán viên đƣa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đồng thời
đƣa ra những lời tƣ vấn giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán kế
toán cũng nhƣ công việc kinh doanh của khách hàng.
1.2.3. Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong quá trình kiểm toán chi phí nói chung và chi phí hoạt động nói riêng, kiểm
toán viên thƣờng gặp phải những rủi ro sau:


SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

 Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế, trƣờng
hợp này đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí quản lý những khoản chi không có
chứng từ hoặc hạch toán trùng hóa đơn.
- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh cả những khoản chi
mà theo quy định là không đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhƣ các
tiền phạt do vi phạm pháp luật, các khoản chi phí kinh doanh, chi phí đi công tác nƣớc

uế

ngoài vƣợt mức quy định, các khoản chi đầu tƣ xây dựng cơ bản, chi mua sắm tài sản

H

cố định, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác tài trợ, các khoản chi ủng hộ các cơ

tế

quan, tổ chức xã hội và ủng hộ cán bộ công nhân viên (trừ trƣờng hợp đã có quy định
của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh), chi từ thiện và các khoản chi khác


in

h

không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế.

- Doanh nghiệp có sự nhầm lẫn trong việc tính toán, ghi sổ do đó làm cho chi phí

cK

ghi trong sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán.
- Doanh nghiệp đã tính vào chi phí các khoản trích trƣớc mà thực tế không chi

họ

hết nhằm làm giảm bớt lãi thực tế. Ví dụ: trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố

ại

định, chi phí lãi vay,…

Đ

- Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí trong năm các khoản chi phí thực tế đã
phát sinh nhƣng do nội dung, tính chất hoặc độ lớn của khoản chi nên theo quy định

ườ
n

g


các khoản chi này phải phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.
 Chi phí phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn chi phí thực tế, điều này biểu
hiện cụ thể nhƣ sau:

Tr

- Có một số khoản thực tế đã chi, nhƣng vì chứng từ thất lạc mà doanh nghiệp

không có những biện pháp cần thiết để có chứng từ hợp lệ nên số khoản chi này không
đƣợc hạch toán vào chi phí trong kỳ mà vẫn đƣợc treo ở các tài khoản khác nhƣ tài
khoản tạm ứng, nợ phải thu, ứng trƣớc cho nhà cung cấp.
- Có một số khoản thực tế đã chi nhƣng do ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ chƣa hoàn
thành các thủ tục thanh toán. Ví dụ: một cán bộ đƣợc ứng tiền đi mua vật tƣ hoặc thực
hiện một số công việc đã hoàn thành trong kỳ, nhƣng đến cuối tháng cán bộ này vẫn

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

không làm thủ tục thanh toán, do đó những khoản chi này chƣa đƣợc hạch toán vào chi
phí trong kỳ.
- Doanh nghiệp đã theo dõi và hạch toán các khoản chi tiêu cho những công việc
chƣa hoàn thành trong kỳ kế toán (chi phí dở dang) theo giá hạch toán thấp hơn so với
chi phí thực tế của những công việc này mà không có sự điều chỉnh.

Ngoài ra, có thể xảy ra sai phạm liên quan đến việc phân loại chi phí. Ví dụ: doanh

uế

nghiệp đã có sự nhầm lẫn trong việc hạch toán giữa chi phí quản lý doanh nghiệp với
chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.

H

Những rủi ro thƣờng gặp nói trên có nhiều nguyên nhân. Song có thể nguyên nhân

tế

chủ yếu là do nhân viên kế toán chƣa nắm đƣợc đầy đủ các quy định về hạch toán chi

h

phí hoặc do trình độ chuyên môn không cao, không nắm bắt những thay đổi về quy

cK

thiện đang có nhiều sửa đổi.

in

định, chế độ tài chính, kế toán đặc biệt khi mà hệ thống chế độ của nƣớc ta chƣa hoàn

1.2.4. Mục tiêu kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp

họ


Theo VSA 200: Mục tiêu của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm

ại

toán viên và công ty kiểm toán xác nhận rằng Báo cáo tài chính có đƣợc chấp nhận hay

Đ

không, có tuân thủ pháp luật hiện hành và phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài
chính xét trên các khía cạnh trọng yếu hay không.

ườ
n

g

 Các mục tiêu kiểm toán chung bao gồm:
- Mục tiêu hợp lý chung: Mục tiêu này giúp kiểm toán viên xem xét đánh giá

Tr

tổng thể các số dƣ tài khoản trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm trình bày thông
tin trên Báo cáo tài chính là trung thực, hợp lý và với tất cả các thông tin mà kiểm toán
viên thu đƣợc qua khảo sát thực tế ở khách hàng trong quan hệ với việc lựa chọn các
mục tiêu chung khác.
- Các mục tiêu chung khác: Đƣợc đặt ra tƣơng ứng với các cam kết của Ban giám
đốc là hiệu lực, trọn vẹn, tính giá, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và
trình bày.


SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

- Mục tiêu hiệu lực: Là hƣớng tới xác minh tính có thật của các số tiền trên các
khoản mục. Có thể xem mục tiêu này hƣớng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của
các khoản mục trong quan hệ với các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Từ đó phản
ánh số tiền phản ánh vào Báo cáo tài chính là có thật.
-

Mục tiêu trọn vẹn (đầy đủ): Là hƣớng tới xác minh sự đầy đủ về các thành phần
cấu thành nên số tiền ghi trên khoản mục.

- Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ của

uế

Ban giám đốc với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng lâu dài

H

đƣợc pháp luật thừa nhận) về tài sản và nghĩa vụ pháp lý đối với các khoản nợ và vốn.

tế


- Mục tiêu định giá: Là hƣớng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài
sản, vốn, chi phí, thu nhập bằng tiền. Mục tiêu này hƣớng tới việc thẩm tra giá trị thực

h

tế kể cả cách thức đánh giá theo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính số học.

in

Tuy nhiên mục tiêu này không ngoại trừ quá trình xem xét mối liên hệ về cơ cấu có

cK

ảnh hƣởng tới số tiền ghi trong Báo cáo tài chính và mục tiêu này đƣợc sử dụng để xác
nhận cam kết của Ban giám đốc về đánh giá và phân bổ.

họ

- Mục tiêu phân loại: Là hƣớng xác minh và xem xét lại việc xác định các bộ

ại

phận, các nghiệp vụ đƣa vào các tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản đó trong
có hiệu lực.

Đ

Báo cáo tài chính theo bản chất kế toán đƣợc thể chế bằng văn bản pháp lý cụ thể đang

g


- Mục tiêu chính xác cơ học: Hƣớng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua con

ườ
n

số cộng sổ, chuyển sổ, các sổ chi tiết tài khoản. Cần nhất trí với các con số trên các sổ
phụ tƣơng ứng với số cộng gộp của từng tài khoản với số tổng cộng trên các sổ phụ có

Tr

liên quan và các số chuyển sổ sang trang phải thống nhất với nhau.
- Mục tiêu trình bày: Hƣớng xác minh vào cách ghi và cách thuyết trình các số

dƣ (hay các số phát sinh) trên các Báo cáo tài chính. Để thực hiện mục tiêu này kiểm
toán viên phải thử nghiệm chắc chắn đó là tất cả các tài khoản của Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin liên quan đã đƣợc trình bày
đúng và đã đƣợc thuyết minh rõ ràng trong các bảng và các giải trình kèm theo.

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

 Mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
Mục tiêu kiểm toán chung đƣợc cụ thể hóa vào từng khoản mục, từng phần hành

cụ thể gọi là các mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán đặc thù đƣợc xác
định trên cơ sở các mục tiêu chung và đặc điểm, bản chất của từng khoản mục hay
từng phần hành cùng việc phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kế toán, hệ thống
kiểm soạt nội bộ. Cụ thể các mục tiêu kiểm toán đối với chi phí quản lý là:
- Tính có thật: Mục tiêu này đảm bảo tất cả các nghiệp vụ chi phí quản lý doanh

uế

nghiệp ghi sổ đã thực sự phát sinh.

tế

đến chi phí quản lý phải đƣợc phản ánh trên sổ sách đầy đủ.

H

- Tính trọn vẹn: Mục tiêu này đảm bảo tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan
- Tính chính xác: Mục tiêu này đảm bảo các khoản chi phí quản lý phát sinh
khớp đúng với chứng từ gốc đi kèm.

in

h

trong kỳ phải đƣợc ghi sổ theo đúng giá trị thật của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và

cK

- Trình bày và khai báo: Các nghiệp vụ về chi phí quản lý phát sinh phải đƣợc
ghi sổ và phân loại theo đúng tài khoản. Việc ghi sổ và chuyển sổ phải đƣợc thực hiện


họ

một cách chính xác và phù hợp với nguyên tắc kế toán.

ại

Ngoài ra trong quá trình kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên

Đ

cũng rất quan tâm đến tính tuân thủ trong việc hạch toán khoản mục chi phí này. Với
mục tiêu này kiểm toán viên phải thu thập đủ bằng chứng để chứng minh việc hạch

ườ
n

g

toán chi phí quản lý tại doanh nghiệp đúng hoặc chƣa đúng quy định của Nhà nƣớc
cũng nhƣ các quy định do doanh nghiệp đề ra.

Tr

1.2.5. Nội dung kiểm toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khi kiểm toán khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, nội dung công việc

thƣờng bao gồm:
Thứ nhất là thu thập bảng tổng hợp các loại chi phí quản lý, thực hiện so sánh chi
phí năm kiểm toán với các năm trƣớc, so sánh chi phí thực tế phát sinh với chi phí

trong dự toán của doanh nghiệp từ đó có thể thấy các biến động bất thƣờng và tìm hiểu
nguyên nhân của những biến động đó.

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

Thứ hai là phải thực hiện kiểm toán phối hợp với các bằng chứng kiểm toán thu
đƣợc từ các phần hành kiểm toán khác có liên quan. Chẳng hạn:
- Chi phí khấu hao liên quan đến khoản mục tài sản cố định.
- Chi phí tiền lƣơng, tiền ăn giữa ca, các khoản mục mang tính chất tiền công,
tiền lƣơng khác liên quan đến khoản mục tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng.
- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan

uế

đến các khoản mục tiền mặt, tiền gửi, các khoản phải trả.
- Chi phí lãi vay liên quan đến các khoản vay.

H

- Chi phí dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến các khoản phải thu khách

tế


hàng.

- Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến tài khoản 333.

in

h

- Chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc thiết bị liên quan đến khoản mục tài sản

cK

cố định và tài khoản phải trả.

Thứ ba là lập bảng phân tích các tài khoản chi phí có khả năng xảy ra sai phạm cao

họ

nhƣ chi phí sửa chữa tài sản cố định, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng
tiền khác…

Đ

ại

Thứ tư là phải soát xét các khoản chi phí quy mô lớn và bất thƣờng.
Thứ năm là phải thu thập bản giải trình của Ban giám đốc về các cam kết thuê tài

ườ
n


g

sản, các chi phí phát sinh không nằm trong dự toán và các nghiệp vụ xảy ra không
thƣờng xuyên.

Tr

1.2.6. Những vấn đề khác cần lưu ý
Khi thực hiện kiểm toán chi phí nói chung và chi phí quản lý nói riêng, kiểm toán

viên phải quan tâm đến các chuẩn mực (nguyên tắc) sau:
- Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này đòi hỏi việc sử dụng phƣơng pháp hạch
toán chi phí phải thống nhất giữa kỳ này với kỳ trƣớc đồng thời việc sử dụng các
phƣơng pháp tính giá, phƣơng pháp hạch toán, tập hợp hay phân bổ chi phí phải đƣợc
thực hiện trên cơ sở thống nhất giữa các kỳ và nếu có sự thay đổi thì phải trình bày ảnh
hƣởng trên Thuyết minh Báo cáo tài chính.
SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

- Nguyên tắc thận trọng: Đảm bảo sự an toàn khi tính toán các khoản chi phí và
thu nhập. Cụ thể thu nhập phải đảm bảo chắc chắn, chi phí phải đƣợc tính đúng, tính
đủ một cách tối đa.
- Nguyên tắc phù hợp: Hạch toán chi phí phải đúng đối tƣợng chịu phí, đúng thời

kỳ và phù hợp với thu nhập trong kỳ.
Ngoài ra trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên không chỉ quan tâm đến các

uế

chuẩn mực chung mà còn phải dựa vào các quy định, chế độ của Nhà nƣớc về hạch
toán và ghi nhận chi phí.

H

1.3. Quy trình kiểm toán chi phí quản lý trong kiểm toán Báo cáo tài chính

tế

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán

in

h

Theo VSA số 300, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm

cK

toán để đảm bảo cuộc kiểm toán đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả.
Kế hoạch kiểm toán có ba loại: Kế hoạch chiến lƣợc, Kế hoạch kiểm toán tổng thể

họ

và Kế hoạch kiểm toán chi tiết.


Kế hoạch chiến lược là định hƣớng cơ bản, nội dung trọng tâm và phƣơng pháp

ại

tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình

Đ

hình hoạt động và môi trƣờng kinh doanh của đơn vị đƣợc kiểm toán. Kế hoạch chiến

g

lƣợc phải đƣợc lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn

ườ
n

rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm.
Nội dung của kế hoạch chiến lƣợc bao gồm:

Tr

- Những thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng
- Những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính nhƣ chế độ kế toán, chuẩn mực

kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo và quyền hạn của công ty.
- Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hƣởng của nó tới báo
cáo tài chính.
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phƣơng pháp tiếp cận kiểm toán.

SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

- Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia…
Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công
việc kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thu thập hiểu biết về ngành nghề
kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và
các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Sau đó đánh
giá khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu, đƣa ra đánh giá ban đầu về mức trọng

uế

yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện cuộc
kiểm toán đồng thời xác định khối lƣợng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện.

H

Việc lập kế hoạch tổng thể đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau đây:

tế

 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng


h

Kiểm toán viên phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không chỉ

in

để xác minh tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở để xác định phạm vi

cK

thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dƣ và nghiệp vụ.
Nội dung tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Đánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức và hoạt động của Ban giám đốc của

họ

-

khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý của độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ.

ại

Tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát và hoạt động quản lý của Ban giám đốc.

Đ

Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm các chính sách, thủ tục mà

g


công ty khách hàng thiết lập để bảo vệ tài sản, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin,

ườ
n

bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả hoạt động. Do đó việc
tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đƣợc tiến hành bằng cách tìm hiểu

Tr

và đánh giá các chính sách, thủ tục kiểm soát đối với từng khoản mục.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng tới môi trƣờng kiểm soát: phong cách làm việc

của Ban giám đốc khách hàng về việc đảm bảo độ chính xác và thực hiện các hệ thống
kế toán và thông tin đáng tin cậy, khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh của Ban
giám đốc khách hàng, hoạt động của Ban giám đốc khách hàng.
- Tìm hiểu các chu trình kế toán áp dụng:
+ Mục đích là để xây dựng đƣợc kế hoạch kiểm toán phù hợp đối với mức độ tin
cậy vào hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng nhƣ các nhóm nghiệp vụ
SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn

đƣợc hạch toán có hệ thống và phi hệ thống và ảnh hƣởng của vi tính hóa công tác kế

toán.
+ Nội dung của công việc này là tìm hiểu cách phân loại các nhóm nghiệp vụ và
sự liên hệ giữa các nhóm nghiệp vụ đó, tìm hiểu các nghiệp vụ đƣợc hạch toán có hệ
thống và phi hệ thống ảnh hƣởng của vi tính hóa công tác kế toán.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp

uế

Các chính sách, thủ tục mà kiểm toán viên cần thu thập đối với khoản mục chi phí

H

quản lý là các quy định mà đơn vị áp dụng để hạch toán lƣơng, thƣởng cho nhân viên
bộ phận quản lý, các quy định về công tác phí cho nhân viên đi công tác,… hay các

tế

định mức mà doanh nghiệp quy định cho các loại phí nhất định. Ngoài ra kiểm toán

h

viên còn tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát chi phí phát

in

sinh. Để tiến hành tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của khách hàng áp dụng đối với

cK

chi phí quản lý có thể sử dụng các câu hỏi sau:


- Doanh nghiệp có thiết lập các quy định về hạch toán chi phí, và chi phí phát

họ

sinh có tuân theo các thủ tục đó không?

Đ

chữ ký cần thiết không?

ại

- Các chứng từ chi có theo đúng mẫu Nhà nƣớc quy định không và có đầy đủ các
- Có phân cấp phê duyệt các loại chi phí không?

ườ
n

g

- Các khoản chi có quy mô lớn có đƣợc phê duyệt đầy đủ không và trình tự luân
chuyển có tuân theo chế độ không?
- Việc phân loại chi phí có đƣợc quy định không?

Tr

- Có thực hiện đối chiếu chi phí trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết không? …
 Thực hiện các thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch đƣợc thực hiện là nhằm tìm hiểu về


tình hình hoạt động và xác định các sai phạm trọng yếu có thể tồn tại trên Báo cáo tài
chính. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, kiểm toán viên sử dụng phƣơng pháp phân tích tỷ
suất, các tỷ suất thƣờng đƣợc áp dụng là hệ số quay vòng hàng tồn kho, các tỷ suất về
khả năng thanh toán nhƣ tỷ suất thanh toán hiện hành, tỷ suất thanh toán nhanh,.. từ đó
tìm ra các biến động. Qua biến động kiểm toán viên có thể có những hiểu biết ban đầu
SVTH: Trần Hà Thảo Hiền

16


×