Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Khai thác và phát triển nguồn gen bảy lá một hoa (paris chinensis franch ) và huyết rồng lào (spatholobus suberectus dunn ) làm nguyên liệu sản xuất thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.89 KB, 21 trang )

Tên nhiệm vụ: Khai thác và phát triển nguồn gen Bảy lá một hoa (Paris
chinensis Franch.) và Huyết rồng lào (Spatholobus suberectus Dunn.) làm
nguyên liệu sản xuất thuốc

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CÂY GIỐNG GỐC HUYẾT
RỒNG LÀO

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................3
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................5
1.1.Thực vật học................................................................................................5
1.1.1.Tên gọi..................................................................................................5
1.1.2.Phân loại................................................................................................5
1.1.3.Mô tả đặc điểm......................................................................................5
1.1.4.Phân bố, sinh thái..................................................................................6
1.1.5.Bộ phận thu hái, sơ chế.........................................................................6
1.2.Thành phần hóa học.....................................................................................7
1.3.Tác dụng, công dụng...................................................................................7
1.3.1.Tác dụng dược lí...................................................................................7
1.3.2.Công dụng và cách dùng.......................................................................8
1.3.2.1.Chữa thiếu máu, hư lao......................................................................9
1.3.2.2.Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương....................................................9
1.3.2.3.Chữa đau dây thần kinh hông............................................................9
1.3.2.4.Chữa đau lưng....................................................................................9
1.3.2.5.Chữa đau các khớp tứ chi...................................................................9
1.3.2.6.Chữa viêm khớp dạng thấp................................................................9
1.3.2.7.Chữa kinh nguyệt không đều.............................................................9


1.4.Tiêu chuẩn cơ sở của cây giống gốc Huyết rồng lào theo quy phạm kỹ
thuật xây dựng rừng giống và vườn gốc (QPN 15-93)....................................10
1.4.1. Điều kiện gây trồng............................................................................10
1.4.2. Cây con giống....................................................................................10
1.4.3.Thiết kế và trồng ngoài vườn rừng......................................................11
1.4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ cây Huyết rồng lào ngoài vườn rừng 12
II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................14
2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................14
1


2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................14
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................14
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................15
3.1.Xác định chiều cao cây giống....................................................................15
3.2. Xác định đường kính thân........................................................................15
3.3.Xác định đặc điểm bộ lá............................................................................16
3.4.Đánh giá tỷ lệ sống của các hom thu được từ các cây giống gốc sau 12
tháng trồng.......................................................................................................17
3.5. Tiêu chuẩn cây giống gốc.........................................................................18
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên
thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ.

Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc.
Khoảng 2500 cây thuốc được buôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây thuốc
được sử dụng ở châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543. ỞChâu Á có 1700 loài ở Ấn
Độ, 5000 loài ở Trung Quốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại.
Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự
nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị
thu hái cạn kiệt.
Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 20-50 loài ở Ấn Độ, 100-250
loài ở Trung Quốc, 40 ởHungari, 130-140 ở Châu Âu. Những phương pháp
trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp
ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này.
1993 WHO (Tổ chức Y tế thếgiới), IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên
và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế ) và WWF (Quỹ hoang dã thế giới) ban hành
các hướng dẫn cho việc bảo vệ và sự khai thác cây thuốc được cân bằng với sự
cam kết của các tổ chức.
Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng ở nước ta từ 14,3
triệu héc ta vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn khoảng 9,3 triệu héc ta (Bộ
Lâm nghiệp, 1995). Trong đó, diện tích rừng nguyên thủy còn lại không tới 1%
tổng diện tích lãnh thổ (Averyanov, L. V. et al., 2004). Rừng bị phá hủy sẽ làm
cho toàn bộ tài nguyên rừng ở đó bị mất đi, trong đó có cây làm thuốc và còn
kéo theo nhiều hậu quả khác (Nguyễn Tập, 2007). Trong khi đó xu hướng trở về
với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ cây cỏ, sử dụng thuốc từ thảo
dược trên thế giới ngày càng tăng.
Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong
phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu phù
hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các
nguồn khác nhau.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt,
nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang
3



bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược
liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự
khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng
miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát
triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung
và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này.
Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn
cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì
bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ
sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế,
văn hóa, ... Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội
rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược
phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Để phát huy tiềm năng của nguồn dược liệu nhằm đáp ứng yêu cầu chăm
sóc sức khỏe của con người đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả, một trong số đó
là vấn đề xây dựng tiêu chuẩn cho cây dược liệu, đây là cũng là yêu cầu cấp
bách đặt ra để bảo tồn nguồn gen quý. Để có thể sử dụng dược liệu làm nguyên
liệu làm thuốc đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng
thời xây dựng các phương pháp để đánh giá các tiêu chuẩn đó.
Kê huyết đằng, một dược liệu quý có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh
cũng cần phải có một tiêu chuẩn chất lượng cụ thể trước khi đưa vào sử dụng
làm nguyên liệu thuốc, vì vậy vấn đề “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây
giống gốc huyết rồng lào” là vấn đề cấp thiết.

4


I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Thực vật học
1.1.1.Tên gọi
Kê Huyết Đằng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển),
Tên khác:Thuyêt đằng, Hoạt huyết đằng, Đại Hoạt Đằng (Biệt Lục), Hồng
Đằng (Bản Thảo Cương Mục), Huyết Phong Đằng (Trung Dược Chí), Mã
Nhung Đằng, Tử Ngạnh Đằng (Vân Nam Tư Mao Trung Thảo Dược Tuyển),
Trư Huyết Đằng, Cửu Tằng Phong (Quảng Tây Dược Vật Danh Lục), Hồng
Đằng, Hoạt Huyết Đằng (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục), Đại Huyết
Đằng, Huyết Phong (Quảng Đông Dược Chí), Huyết Long Đằng, Ngũ Tằng
Huyết, Quá Chương Long (Quảng Tây Dược Chí), Huyết Đằng, Dây Máu
Người (Dược Liệu Việt Nam).
Tên Khoa Học:
- Milletia reticulata Benth.
- Cánh Bướm (Fabaceae).
1.1.2.Phân loại
Giới (Regnum)
Bộ (Ordo)

Phân họ

Plantea
Đậu
Danh pháp khoa học Fabaceae, đồng
nghĩa: Leguminosae (hay Fabaceae sensu lato)
Caesalpinioideae

Tông

Detarieae


Chi (Genus)

Callerya

Loài (Species)

C.reticulata

Tên danh pháp

Callarya reticulata

Họ ( Familia)

1.1.3.Mô tả đặc điểm
Kê huyết đằng tên khoa học là Sargentodoxa cubeata (Oliv), dân gian còn
gọi là cây dây máu,là loại dây leo,thân gỗ to, khỏe, hình trụ tròn hoặc hơi dẹt,
mặt cắt có những vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm, nhựa màu đỏ nâu
giống như máu gà. Thân và lá non có lông tơ mịn.Cành lá nhẵn, lá mọc so le
gồm ba lá chét hình mác, đầu nhọn hoặc tù, mặt trên nhẵn, dưới có lông nhám.
Lá kép gồm 5~7 hoặc 9 lá chét, cuống là kép dài. Hoa màu vàng nâu, mọc thành
5


chùy ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15~20cm. Hoa màu
đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Quả dẹt, màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Quả
loại đậu, dẹt thường có một hạt màu nâu. Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như
máu.
1.1.4.Phân bố, sinh thái
Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Camphuchia, Lào và Việt Nam. Ở nước

ta, cây mọc ở bờ sông, trong các rừng thưa trên đất granít hay bazan tới độ cao
dưới 800m, ở một số tỉnh như Hà Giang tới Quảng Nam - Đà Nắng, Đắc Lắc,
Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang.
Nhiều năm trước, cây thường được khai thác ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây
(cũ), Lạng Sơn, Cao Bằng và một số tỉnh vùng núi khác. Gần đây, kê huyết đằng
ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bị khai thác triệt để trong vòng 3 tháng trở
lại đây với giá thu mua rất rẻ chỉ 3000đồng/ kg.
Cây huyết rồng lào ( kê huyết đằng) thường mọc hoang trên núi, là loại
cây dây leo nên chúng thường mọc dựa vào các thân cây to khác. Rễ hay dây
đều có thể tùy nghi sử dụng và có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào
tháng 8-10, chặt toàn cây, phơi khô, cắt bỏ lá và cành, có nơi cắt thành từng
đoạn ngắn hay miếng mỏng rồi mới phơi hoặc đem sấy khô. Theo Đông y, kê
huyết đằng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, có tác dụng bổ khí
huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt, đau mình mẩy,
phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu, kinh nguyệt không
đều, thống kinh.
Ở các tỉnh của Trung Quốc như Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây, Vân Nam, kê huyết đằng mọc dây thân gỗ quanh năm và quấn
quanh các thân cây khác. Nở hoa vào tháng 8 hàng năm, hoa nở giống như hoa
đậu dài, tán hoa có màu hoa hồng rất đẹp. Bề ngoài của cây không có vẻ gì thu
hút sự chú ý nhưng khi chặt thân cây, phần thân gỗ của cây xuất hiện màu nâu
đỏ nhạt, sau dần chuyển sang màu đỏ tươi giống màu máu gà. Sau khi kết đông
kết thành những chấm dạng sợi keo, màu đỏ sáng dần chuyển sang màu đen.
1.1.5.Bộ phận thu hái, sơ chế
Thu Hái, Sơ Chế:Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 8~10. Chặt cây
về, cắt bỏ cành lá, Chọn thứ to, chắc.
Bộ Phận Dùng:Dây vỏ mịn vàng. Khi tươi, cắt ngang có nước nhựa đỏ
như máu chảy ra. Khi khô, tiết diện có nhiều vòng đen do nhựa khô lại.
6



Bào Chế: Rửa sạch, thái phiến, dùng sống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chọn thứ dây lớn và bé để riêng, ngâm thứ lớn độ 3 ngày, thứ bé ngâm 1~2 giờ
cho mềm, thái lát dày 2 ly, phơi khô.
Bảo Quản:Dễ mốc, cần để nơi khô ráo, mát, mùa mưa nên phơi sấy
thường xuyên.
1.2.Thành phần hóa học
+ Trong Kê huyết đằng có Milletol ((Trung Dược Học).
+ Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dược Liệu Việt
Nam).

+ Friedelan-3-Alpha-Ol, Daucosterol, Beta Sitosterol, 7-Oxo-BetaSitosterol, Formononetin, Ononin,Prunetin, Afrormosin, Daidzein, 3,7Dihydroxy-6-methoxy-dihydroflavonol, Epicatechin, Isoliquiritigenin, 2’, 4’, 3,
4-tetrahydroxy chalcone, Licochalcone, Medicagol, Protocatechuic acid, 9Methoxycoumestrol, Cajanin (Lâm Thành, Trung Thảo Dược 1989, 20 (2): 53).
+Trong rễ có: Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol), 5 Alpha-Stigmastane3 Beta, 6 Alpha-Diol (Fukuyama Y và cộng sự, Planta Med, 1988, 54 (1): 34).
1.3.Tác dụng, công dụng
1.3.1.Tác dụng dược lí
Theo Đông y: Kê huyết đằng có vị ngọt, tính ấm, vào 3 y Can, Tâm,
Thận,có tác dụng bổ huyết hoạt huyết thư cân thông lạc. Chủ trị bần huyết
( thiếu máu), phụ nữ kinh nguyệt không điều hòa, bế kinh, phong tê thấp khớp
xương đau nhức, chân tay tê dại. Những năm gần đây còn được sử dụng để điều
trị chứng giảm bạch cầu do xạ trị.
Kê đằng huyết còn có tính năng đặc biệt là bổ huyết mà không gây nề trệ,
hành huyết mà không phá huyết ( xúc tiến tuần hoàn máu nhưng không quá
mạnh), thích hợp với những người huyết hư kèm theo ứ trệ. Có điều, tác dụng bổ
huyết của kê huyết đằng tương đối yếu, nên khi dùng làm thuốc bổ huyết thường
kết hợp với bài “Tứ vật thang”. Tác dụng thư cân hoạt lạc của kê huyết đằng
tương đối mạnh, nên là thuốc thường dùng chữa phong thấp khớp xương đau
7



nhức, lưng gối đau mỏi, gân cốt tê dại. Với những người huyết vốn hư lại mắc
các chứng đau nhức nói trên là càng thích hợp.
Theo Trung dược học:
Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm
hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.
Tác Dụng Kháng Viêm: Cho uống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu
qủa tốt trên chuột: làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.
Tác Dụng Lên Hệ Thần Kinh Trung Ương: Tiêm Kê huyết đằng vào màng
bụng chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần.
Tác Dụng Trên Sự Chuyển Hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên
chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung.
Theo Đông Dược Học Thiết Yếu:Vị thuốc này là một trong các vị thuốc
thuộc loài dây ( đằng), sức hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Khi chặt đứt đoạn
dây, nước cốt chảy ra đỏ như máu, lấy nước đó nấu thành cao gọi là Kê Huyết
Đằng Giao, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết Bổ huyết hoạt huyết có Đương
quy, Đan sâm, Kê huyết đằng. Đương quy là thuốc chủ yếu chữa về huyết, cũng
là thuốc khí trong huyết, sức bổ huyết mạnh hơn hoạt huyết, hơn nữa, Đương
quy tính ôn, thích hợp với người phần huyết thiên về hàn. Đan sâm thì khứ ứ
mạnh hơn bổ huyết, tính hàn, hợp với người phần huyết thiên về ôn. Kê huyết
đằng có thể hoạt huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết bất túc trong
kinh lạc.
Theo Dược Liệu Việt Nam: “ Kê huyết đằng và Huyết đằng ở Việt Nam
hiện chưa được xác định chắc chắn, thuộc vào mấy loại. Nhân dân chỉ mới căn
cứ vào khi chặt cây thấy có những đám màu đỏ giống như máu thì lấy về dùng.
Hiện nay được khai thác nhiều ở Hà Sơn bình, Cao lạng và 1 số tỉnh miền núi
khác”.
1.3.2.Công dụng và cách dùng
Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, kê huyết đằng có vị đắng, chát,
hơi ngọt, tính ẩm không độc, có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân
xương, điều hòa kinh nguyệt, thường dùng trong những trường hợp sau


8


1.3.2.1.Chữa thiếu máu, hư lao
Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 -10 ngày.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Có thể dùng cao đặc cô
từ nhựa, mỗi ngày uống 2 - 4g, pha với ít rượu.
1.3.2.2.Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương
Cách 1: Kê huyết đằng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ
10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g, dây đau xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi
khô, ngâm rượu uống. Ngày 50ml chia làm 2 lần.
Cách 2: Kê huyết đằng, độc hoạt, dây đau xương, thiên niên kiện, phòng
kỷ, rễ bưởi bung, chân chim, gai tầm xọng, cỏ xước, xấu hổ, quế chi, núc nác,
mỗi vị 4-6g, sắc hoặc nấu cao thêm đường uống.
1.3.2.3.Chữa đau dây thần kinh hông
Cách 1: Kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 12g,
nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 4g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống
làm 2 lần trong ngày.
Cách 2: Kê huyết đằng 20g, dây đau xương 20g, ngưu tất 20g, cẩu tích
20g, cốt toái bổ 12g, ba kích 12g, thiên niên kiện 8g, cốt khỉ củ 8g. Sắc uống
ngày 1 tháng.
1.3.2.4.Chữa đau lưng
Kê huyết đằng 16g, rễ trinh nữ 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 16g, cỏ xước 12g,
quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, trần bì 6g. Sắc uống.
1.3.2.5.Chữa đau các khớp tứ chi
Kê huyết đằng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi mỗi vị
10 -12g. Sắc uống trong ngày.
1.3.2.6.Chữa viêm khớp dạng thấp

Kê huyết đằng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi mỗi vị 16g; ngưu tất,
sinh địa mỗi vị 12g; nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ mỗi vị
10g. Sắc uống ngày 1 thang.
1.3.2.7.Chữa kinh nguyệt không đều
Cách 1:Kê huyết đằng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả thái nhỏ,
phơi khô, sắc uống làm một lần trong ngày. Phụ nữ có thai không được dùng.
Cách 2: Kê huyết đằng 16g, ích mẫu 16g, sinh địa 12g, nghệ 8g, xuyên
khung 8g, đào nhân 8g. Sắc uống trong ngày.
9


1.4.Tiêu chuẩn cơ sở của cây giống gốc Huyết rồng lào theo quy phạm kỹ
thuật xây dựng rừng giống và vườn gốc (QPN 15-93).
Hom thân rễ huyết rồng lào là cây giống sinh dưỡng được tuyển chọn từ
những dòng có năng suất cao có nguồn gốc trong tự nhiên. Ở Việt Nam huyết
rồng lào mọc hoang tại vùng núi các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Trị. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, ở nơi có lượng mưa từ
1.500-2.000 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ PH từ 3-7, phân bố từ độ cao 800m
so với mực nước biển.
Cây dây leo, thân gỗ, khi chặt thân cây có dịch đỏ như màu máu chảy ra.
Thân cây được sử dụng để làm nguyên liệu làm thuốc.
1.4.1. Điều kiện gây trồng
Lượng mưa trung bình trên 1.000mm, tối thích 1.600mm, số tháng mưa
bình quân: 4 tháng, tối thích: 6 tháng.
Đất đai: Chủ yếu trồng trên loại đất feralit, tầng dầy tối thiểu 35cm, tối
ưu: 40 – 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị
ngập nước đều có thể trồng được.
1.4.2. Cây con giống
* Nguồn gốc xuất xứ, cơ sở pháp lý:
Huyết rồng lào được lấy từ rừng quốc gia Pù Mát, vườn quốc gia Hoàng

Liên Sơn,…
* Vườn vật liệu giống gốc:
Huyết rồng lào được trồng giá thể trong vườn thí nghiệm. Sau đó đem
trồng thành vườn vật liệu giống gốc hay còn gọi là vườn ươm. Vườn vật liệu
giống gốc chỉ được lấy cành hom từ 2-3 năm sau đó phải trồng thay thế bằng
cây giống mới.
*Tiêu chuẩn bầu và cây con :
+ Cành hom được cắt từ vườn vật liệu và giâm trong túi bầu PE
(polyetylen ), có đường kính thông thường là 7 cm, chiều cao là 12 cm, được cắt
hai bên góc để thoát nước.
+ Hỗn hợp ruột bầu gồm các chất: Đất mùn, phân chuồng, phân lân, tro
trộn đều.
+ Tuổi cây con: 4 - 5 tháng.
+ Đường kính cổ rễ: 0.5 - 2,2 cm.
10


+ Chiều cao: 20 - 55 cm.
+ Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.
- Chú ý:
+ Cây con trước khi xuất nên tưới đủ ẩm. Khi bốc xếp vận chuyển phải
nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu, gãy ngọn làm tổn thương đến cây con, cần loại bỏ
những cây không đạt tiêu chuẩn ngay tại vườn (ốm yếu, kém phẩm chất, cây sâu
bệnh ).
+ Khi chuyển đến nơi trồng rừng nếu không trồng hết trong ngày phải
được đưa xuống đất, xếp thành luống ngay ngắn, tưới nước chăm sóc.
1.4.3.Thiết kế và trồng ngoài vườn rừng
* Đất thiết kế trồng ngoài vườn rừng:
Là đất lâm nghiệp dùng để trồng rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ phù
hợp với cây. Trồng xung quanh các cây lâu năm để lấy chỗ bám cho thân Huyết

rồng lào.
* Chuẩn bị đất trồng rừng:
- Đất đồi núi nơi có độ dốc cao không thể làm cơ giới được thì phát dọn
toàn bộ thực bì bằng biện pháp thủ công và gom đống đốt có kiểm soát.
- Đào hố trồng xung quanh các cây lâu năm.
*Thiết kế hệ thống đường băng cản lửa:
Dùng để ngăn cách lửa giữa các lô của rừng trồng kết hợp làm đường vận
chuyển, vận xuất phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc và khai thác,…
- Tận dụng triệt để hệ thống sông, suối, đường giao thông làm đường ranh
cản lửa.
- Tùy theo địa hình bằng phẳng hay đồi núi, điều kiện chăm sóc cơ giới
hay thủ công, lực lượng quản lý bảo vệ rừng mà thiết kế cự ly giữa các băng cản
lửa.
* Mật độ thiết kế:
Thiết kế trồng rừng với cự ly hàng trồng theo cây tự nhiên; cây huyết rồng
cách cây tự nhiên có thể là 50 cm hoặc 70 cm. Tương ứng với các mật độ trồng
là :
+ Mật độ: 2000 cây/ha (cự ly cây 50 cm đến 70 cm )

11


*Đào hố trồng:
Hố phải được đào trước khi chuyển cây Huyết rồng lào từ vườn ươm ra
trồng ngoài vườn rừng, cự ly đúng theo thiết kế
Phân bón: phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt, sau đó phủ
thêm một lớp để khi trồng rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân.
* Thời vụ trồng rừng:
- Trồng vào đầu mùa mưa: Tháng 9 đến tháng 10 hàng năm theo điều kiện
khí hậu của địa điểm trồng.

- Phải kết thúc trước mùa mưa chính 1,5 -2 tháng, không được trồng vào
cuối mùa mưa chính.
* Kỹ thuật trồng:
- Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé tuí bầu. Chú ý: cẩn thận không
được làm vỡ bầu sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây con.
- Đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, đặt cây con vào giữa
hố, để mặt bầu thấp hơn miệng hố 3-4cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất,
dùng tay ấn chặt lớp đất mặt vào gốc cây.
1.4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ cây Huyết rồng lào ngoài vườn rừng
* Chăm sóc rừng trồng:
- Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, tiến hành kiểm tra phát hiện cây chết
để trồng dặm kịp thời.
- Một tháng sau khi trồng phải tiến hành dãy cỏ theo hàng cây, kết hợp
vun gốc với bón phân. Vun gốc theo dạng hình nón ( đường kính 50-60cm; cao
20cm). Cuối mùa mưa tiến hành phát dọn cỏ theo hàng, chặt bỏ dây leo, cây bụi,
tiến hành đốt cỏ và lá rụng vào ban đêm lúc có sương xuống, trời lặng gió để
hạn chế ngọn lửa.
- Năm thứ hai tiếp tục dãy cỏ theo hàng, cuốc hố hai bên gốc bón phân
khoảng 1-2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Cũng tiến hành cày chăm sóc hoặc
phát dọn thủ công như năm thứ nhất.
- Các năm tiếp theo vào mùa mưa tùy theo lượng thực bì mà tiến hành
chăm sóc từ 1 đến 2 lần: Phát cỏ, chặt bỏ dây leo, cây bụi, cày chăm sóc phòng
chống cháy rừng.

12


* Bảo vệ, phòng chống cháy rừng
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng cho người dân
xung quanh khu rừng.

- Nơi không thể cơ giới được thì phát dọn bằng biện pháp thủ công, gom
đống thực bì và lá rụng thành những đống nhỏ, cách xa nhau và đốt có kiểm
soát.
- Thường xuyên bảo dưỡng đường băng cản lửa, cào và đốt sạch thực bì,
lá rụng trên các băng cách lửa để thuận tiện cho việc đi lại trong việc quản lý
bảo vệ, phòng chống cháy rừng.
- Xây dựng chòi canh lửa rừng và phân công người trực thường xuyên để
kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng.
- Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ
rừng và phòng chống cháy rừng. Đơn vị quản lý rừng phải chuẩn bị đầy đủ
những trang thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp
thời dập tắt.
Huyết rồng lào giâm hom là sản phẩm của quá trình nghiên cứu khoa học
chọn giống cây thuốc, các cây huyết rồng lào đầu dòng được tiến hành nuôi cấy
mô để duy trì nguồn gien tốt, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

13


II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Xác định chiều cao của cây giống
- Xác định đường kính cây giống
- Xác định đặc điểm bộ lá
- Xác định đặc điểm bộ rễ
- Xác định tiêu chuẩn cây giống gốc
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An
- Thời gian: 2013-2014
2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát thực tế bằng các phiếu theo dõi với các thiết bị đo:
+ Thước dây
+ Thước Panme

14


PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Xác định chiều cao cây giống
Thân cây trồng nói chung và cây Huyết rồng lào nói riêng là bộ phận nâng
đỡ toàn cây. Thân là nơi trung gian vận chuyển các dòng nhựa nguyên và nhựa
luyện trong cây. Việc nghiên cứu xác định chiều cao của cây giống không chỉ
đơn thuần cho ta biết khả năng sinh trưởng phát triển của cây mà còn phản ánh
một số đặc điểm nông sinh học khác của cây như: khả năng chống đổ, số lá trên
cây, số cành, …
Bảng 3.1. Chiều cao cây giống gốc Huyết rồng lào theo độ tuổi
Tuổi cây
giống gốc

Số lượng
(cây)

Chiều cao cây
TB±SE(m)

Min - Max

Tuổi 5

30


15 ±0,45

13,35 – 16,75

Tuổi 6

30

17,5±0,65

15,25 – 18,23

Tuổi 7

30

18±0,35

17,12 – 19,42

3.2. Xác định đường kính thân
Đường kính thân: đường kính được đo trên thân cây trồng cách cổ rễ
15cm, nếu tại điểm 15cm đường kính thân lớn hơn 10cm thì đo ở điểm 30cm
tính từ cổ rễ theo tiêu chuẩn vườn ươm của Mỹ năm 2004.Đường kính thân cây
giá được theo dõi bằng cách dùng thước palme. Tiến hành đo đường kính thân
giống gốc Huyết rồng lào cho kết quả như bảng sau:
Bảng 3.2. Đường kính cây giống gốc Huyết rồng lào theo độ tuổi
Tuổi cây
giống gốc


Số lượng
(cây)

Đường kính cây
TB±SE
(cm)

Min – Max

Tuổi 5

30

2,95± 0,52

2,36 – 3,23

Tuổi 6

30

3,55±0,32

3,39 – 3,88

Tuổi 7

30


4,60±0.28

4,25 – 4,82

15


Hình 1. Hình ảnh đường kính thân cây giống gốc Huyết rồng lào
3.3.Xác định đặc điểm bộ lá
Để đánh giá về giống người ta thường chú ý đến bộ lá của giống và để kết
luận giống có bộ lá tốt thì sự đánh giá đó được thông qua đặc điểm của hệ lá.
Những nghiên cứu trước đây cho ta thấy được sự tương quan chặt chẽ giữa kích
thước hệ lá và sự tích lũy chất khô. Khi diện tích lá tăng nhanh thì sự tăng
trưởng phát triển cũng tăng nhanh và khả năng tích lũy chất khô cũng lớn. Từ đó
cho ta thấy được sự quang hợp của cây giống. Sự quan tâm về kích thước của lá
nhằm dự báo về năng suất của cây giống. Mặt khác kích thước của hệ lá luôn
biến đổi theo điều kiện thời tiết, từng thời kì và chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Để đánh giá về hệ lá, chúng tôi tiến hành đo chiều dài và chiều rộng lá cho kết
quả như bảng sau:
Bảng 3.3. Chiều dài và đường kính lá của cây giống gốc Huyết rồng lào theo độ
tuổi
Tuổi cây
giống
gốc

Số
Chiều dài lá
lượng
TB±SE
(cây)

(cm)

Min – Max

Chiều rộng
lá TB±SE
(cm)

Min – Max

Tuổi 5

30

14,74 ± 0,35

13,09 - 15,23

7,55 ± 0,35

6,81 - 7,98

Tuổi 6

30

15,44 ± 0,45

14,2 - 16,02


8,00 ± 0,71

7,79 - 8,87

Tuổi 7

30

15,55 ± 0,28

14,8 – 16,12

8,20 ± 0,45

7,34 - 9,21

Ngoài ra, để đánh giá về hệ thống lá người ta cũng chú ý đến cuống lá và
để kết luận giống có bộ lá tốt thì sự đánh giá đó được thông qua đặc điểm chiều
16


dài của cuống lá. Để đánh giá về hệ lá, chúng tôi tiến hành đo chiều dài cuống
lá, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4. Chiều dài cuống lá của cây giống gốc Huyết rồng lào theo độ tuổi
Tuổi cây
giống gốc

Số lượng
(cây)


Chiều dài cuống lá
TB±SE
(cm)

Min – Max

Tuổi 5

30

53 ± 0,5

52 - 53,5

Tuổi 6

30

87 ± 0,8

86 - 87,2

Tuổi 7

30

100 ± 0,00

100


3.4.Đánh giá tỷ lệ sống của các hom thu được từ các cây giống gốc sau 12
tháng trồng
Để đánh giá về giống người ta thường chú ý độ sinh trưởng và sống sót
của các hom lấy từ các cây giống gốc. Các hom giống có tỷ lệ sống càng cao
càng thì cây giống gốc càng đạt tiêu chuẩn.
Bảng 3.5. Tỷ lệ sống của các hom thu được từ các cây giống gốc sau 12 tháng
trồng
Tuổi cây
giống gốc

Số lần lặp

Tỷ lệ sống
(%)

Min – Max

Tuổi 5

3

14,74 ± 0,35

13,09 - 15,23

Tuổi 6

3

15,44 ± 0,45


14,2 - 16,02

Tuổi 7

3

15,55 ± 0,28

14,8 – 16,12

Nhận thấy cây giống tuổi 7 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 100%. Tuy nhiên để đảm
bảo thời gian trồng chúng tôi lựa chọn cây giống gốc tuổi 6 làm tiêu chuẩn cây
giống gốc
3.5. Tiêu chuẩn cây giống gốc
Qua các chỉ tiêu đánh giá ở các độ tuổi 5, 6 và 7, ta thấy cây giống gốc
huyết rồng lào ở tuổi 6 cho kết quả tốt nhất ở các hình thái đo đếm như chiều dài
và đường kính thân cây, chiều dài và đường kính lá, màu sắc lá, chiều dài và
đường kính rễ,…
17


Huyết rồng lào là loài dây leo thân gỗ, sống lâu năm. Cây giống gốc
thường từ tuổi 6 trở lên đây là cây dây leo khoẻ dài tới 17,50 m trở lên, nhánh
hình trụ, có lông mềm, về sau nhẵn. Lá kép 3 lá chét, lá chét dài, hình dầu dục,
bóng, các lá chét bên so le, chiều dài lá trung bình là 15,44 cm, chiều rộng lá
trung bình là 8 cm, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, nhẵn; gân bên 9 cặp; cuống lá trung
bình là 4,35 cm; lá kèm nhỏ dễ rụng. Đường kính thân trung bình 3,55 cm.Hoa
thành chuỳ có lông, đài có lông với các thuỳ hình tam giác tù. Tràng hoa màu
tía, cánh lõm, gần tròn. Hạt đơn độc ở ngọn quả. Quả hình lưỡi liềm dài 7 cm,

đường kính 2 cm, có cánh, có lông nhung. Cây ra hoa vào tháng 7-8 và quả
tháng 11-12 dương lịch.

18


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Mỗi công thức theo dõi 30 cây, thực hiện 3 CT, tổng số cây thực nghiệm
là 90 cây. Do điều kiện về thời gian và kinh phí nên chúng tôi không phân tích
được thành phần lý hóa tính của đất sử dụng để nghiên cứu. Đất được lấy từ
vùng đất bằng phẳng, đất canh tác lâu năm, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ
pha cát.
Thí nghiệm được trồng trong tháng 6 – 2014, trong khu vực ít bị ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh và được chăm sóc theo một quy trình đồng bộ.
Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống sót của độ tuổi 6 và tuổi 7 là cao hơn so với tuổi 5.
Ở tuổi 6 là 87%, tuổi 7 là 100%. So với tuổi 6 và tuổi 7 thì tuổi 5 có tỷ lệ sống
thấp nhất 53%.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 2012.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần Thực vật), Nxb.
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội, 2007.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,
Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim
Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006), Cây thuốc và động vật làm
thuốc
ở Việt Nam, Tập I-II, 2006, Nxb. KH&KT, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb
Nông nghiệp, 2005, 457-458.
5. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, III, Nxb Trẻ, 1999.
Shoemaker M., Hamilton B., Dairkee S. H., Cohen I., Campbell M. J. (2005), In
vitro anticancer activity of twelve Chinese medicinal herbs, Phytother. Res.,
2005, 19: 649-651.
6. Li B., Yu B., Hui Y., Li M., Han X., Fung K. P. (2001), An improved syntheAn improved synthesis of the saponin, polyphyllin D, Carbohydr. Res., 2001,
331: 1-7.
7. Shu C. L., Liang S., Soukup V. G. (2000), Flora of China, 2000, 24: 73–263.
8. Deng S., Yu B., Hui Y., Yu H., Han X. (1999), Synthesis of three diosgenyl
saponins: dioscin, polyphyllin D and balanitin 7, Carbohydr Res.,1999, 317: 5362.
9. Yoshihiro Mimaki, Minpei Kuroda, Yuusuke Obata, Yutaka Sashida, Mikio
Kitahar, Akira Yasuda, Noriyuki Naoi, Zhen Wen Xu, Ming Run Li&Ai Na Lao
(2000). Steroidal Saponins from the Rhizomes of Paris polyphylla var. chinensis
and their Cytotoxic Activity on HL-60 Cells, Natural Product Letters,
2000,14(5):357-364.

20



×