Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý kiến trúc cảnh quan tại trường đại học thủ đô hà nội (tt0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.27 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN TRÍ DŨNG

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN TRÍ DŨNG
KHÓA: 2016-2018

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM TRỌNG THUẬT

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. LÊ QUÂN

Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học – Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, sự tận tình giảng dạy của thầy cô trong suốt khóa
học.
Tôi chân thành cảm ơn và bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS.Phạm Trọng Thuật đã trực tiếp, tận hình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá
trị để luận văn này được hoàn thành.
Cuối cùng tôi xin bầy tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp những người đã luôn ủng hộ động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và làm luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Trí Dũng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trí Dũng


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hình minh họa
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1


Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1



Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 2



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................... 2




Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2



Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................ 3



Một số khái niệm khoa học................................................................. 3



Nội dung nghiên cứu chính................................................................. 5



Cấu trúc luận văn................................................................................ 6

NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI.................... 7
1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Thủ đô Hà Nội .................................... 7
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................. 7
1.1.2 Vị trí, quy mô ............................................................................ 8
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ........................................... 12
1.2 Thực trạng kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội . 14
1.2.1. Thực trạng kiến trúc cảnh quan tại cơ sở 1 .............................. 14

1.2.2. Thực trạng kiến trúc cảnh quan tại cơ sở 2 .............................. 22


1.2.3. Thực trạng kiến trúc cảnh quan tại cơ sở 3 .............................. 29
1.3 Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học
Thủ đô Hà Nội........................................................................................ 32
1.3.1 Thực trạng cơ chế, bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan........... 32
1.3.2 Thực trạng bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan ...................... 33
1.3.2 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý kiến trúc cảnh quan 35
1.4 Các nội dung nghiên cứu chính......................................................... 37
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI .............................. 38
2.1 Cơ sở pháp lý ................................................................................... 38
2.1.1. Văn bản pháp lý do nhà nước ban hành .................................. 38
2.1.2. Văn bản của UBND thành phố Hà Nội ................................... 40
2.1.3 Văn bản của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội........................... 41
2.1.4 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn ....................................................... 41
2.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................. 42
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý kiến trúc cảnh quan ....................... 42
2.2.2 Nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan .................................... 45
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội ................................................................................. 52
2.3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: ............................................... 52
2.3.2 Bối cảnh hiện nay, truyền thống văn hóa của Thủ đô Hà Nội... 56
2.3.3 Cơ chế, chính sách và năng lực quản lý ................................... 58
2.3.4 Trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ - kỹ thuật mới ....... 60
2.3.5 Sự tham gia của cộng đồng ...................................................... 61
2.4 Kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan ......................................... 63
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý của nước ngoài....................................... 63
2.4.2 Kinh nghiệm quản lý trong nước: ............................................ 67



CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI .............................. 73
3.1 Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý ......................................... 73
3.1.1Quan điểm: ............................................................................... 73
3.1.2Mục tiêu: .................................................................................. 74
3.1.3 Nguyên tắc: ............................................................................. 74
3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan ........................... 76
3.2.1 Giải pháp về quản lý tổ chức kiến trúc cảnh quan .................... 76
3.2.2 Giải pháp cơ chế, chính sách quản lý kiến trúc cảnh quan ..... 101
3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý ..................................... 104
3.2.4 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan với sự tham gia của cộng
đồng. .............................................................................................. 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc luận văn

6

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức


13

Sơ đồ 1.3 Cơ chế, bộ máy quản lý kiến trúc cảnh quan

33


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
Hình 1.1

Ảnh vệ tinh vị trí Cơ sở 1

9

Hình 1.2

Ảnh vệ tinh vị trí Cơ sở 2

10

Hình 1.3


Ảnh vệ tinh vị trí Cơ sở 3

11

Hình 1.4

Mặt bằng khu A cơ sở 1

14

Hình 1.5

Nhà hiệu bộ và tượngđài Bác Hồ

15

Hình 1.6

Khu lớp học giảng đường

16

Hình 1.7

Hội trường lớn

17

Hình 1.8


Thư viện

17

Hình 1.9

Cổng chính, cổng phụ, tường rào

18

Hình 1.10

Vườn hoa Lý Tự Trọng

19

Hình 1.11

Một số loại cây xanh bóng mát trong sân trường

20

Hình 1.12

Bồn hoa trước nhà hiệu bộ

21

Hình 1.13


Đường dây điện, thông tin chưa được hạ ngầm

22

Hình 1.14

Mặt bằng cơ sở 2

23

Hình 1.15

Nhà hiệu bộ

24

Hình 1.16

Khu hội trường, căng tin

24

Hình 1.17

Khu lớp học, giảng đường, thư viện

25

Hình 1.18


Khu nhà thể chất, ký túc xá

26

Hình 1.19

Vườn cây xanh vàđài phun nước

26


Hình 1.20

Đường giao thông nội bộ có giải phân cách, hệ thống

28

chiếu sáng
Hình 1.21

Ngập nước khi trời mưa to

29

Hình 1.22

Hình ảnh cơ sở 3

30


Hình 1.23

Cổng, tường rào

31

Hình 1.24

Hình ảnh kinh doanh buôn bán lấn chiếm

36

Hình 1.25

Lễ công bố “Vòng quay xanh HNMU” với sự tham
gia của Khoa Kinh tếđô thị và các nhà tài trợ

37

Hình 2.1

Hình ảnh trường Nottingham

63

Hình 2.2

Cảnh quan cây xanh trường Nottingham

64


Hình 2.3

Khối giảng đường

65

Hình 2.4

Trường Đại học khoa học kỹ thuật Quảng Tây

66

Hình 2.5

Tòa nhà chính trường đại học FPT

68

Hình 2.6

Khu giảng đường

69

Hình 2.7

Các khu chức năng, kiến trúc cảnh quan

70


Hình 2.8

Tòa nhà chính của trường

71

Hình 2.9

Một số hìnhảnh kiến trúc cảnh quan

72

Hình 3.1

Nhà cầu nối giữa nhà A,B và F tại cơ sở 3

87

Hình 3.2

Một số cây xanh, bóng mát

87

Hình 3.3

Kết hợp cây xanh mặt nước và phùđiêu biểu tượng tại

88


trường đại học Ngoại Thương
Hình 3.4

Không gian mặt nước tạiđại học FPT

91

Hình 3.5

Tượngđài Bác Hồ đặt tại vườn hoa

97


Hình 3.6

Chòi nghỉ tại vườn hoa

97

Hình 3.7

Phối cảnh tổng thể khu cụm trường Dục Tú, Mai Lâm

104


1


MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá, và
khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giáo dục đại học và hợp tác
quốc tế của cả nước. Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung số lượng rất lớn các
trường Đại học của cả nước.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tự hào được mang tên Thủ đô ngàn
năm văn hiến, là trường đại học công lập duy nhất trực thuộc UBND thành
phố Hà Nội. Với truyền thống gần 60 năm nhà trường đã và đang góp phần
xây dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tầm nhìn phát triển là trường đại học đa
ngành chất lượng cao, sẽ đào tạo những chuyên ngành mang bản sắc đặc thù
của Hà Nội.Kiến trúc cảnh quan của trường cũng sẽ phải mang đặc trưng văn
hóa của Thủ đô Hà Nội.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển; trên cơ sở nâng cấp,
sáp nhập từ Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội và Trường trung cấp kỹ thuật
đa ngành Sóc Sơn, hiện tại Trường Đại học Thủ đô có 3 cơ sở.Hiện trạng cơ
sở vật chất nói chung, kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý kiến trúc cảnh
quan của Trường vẫn còn nhiều hạn chế. Trong lộ trình đến năm 2030 Trường
Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ được xây dựng tại Khu cụm trường Dục Tú, Mai
Lâm tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với quy mô xây dựng 43ha.
Kiến trúc cảnh quan đối với các trường Đại học có vai trò rất quan
trọng, ngoài việc tạo dựng các không gian chức năng hợp lý, có tính thẩm mỹ,
kiến trúc cảnh quan tại trường đại học còn góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo, thu hút người học, thể hiện bản sắc, đặc trưng, triết lý của mỗi trường đại
học. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các quy định và giải pháp thực


2


hiện quản lý kiến trúc, cảnh quan nhằm bổ sung cho Trường Đại học Thủ đô
Hà Nội nói riêng và các Trường Đại học trên địa bàn nói chung thêm một
công cụ hữu hiệu để quán lý kiến trúc, cảnh quan được hiệu quả, phù hợp với
định hướng phát triển chung, xây dựng môi trường sư phạm chính là lý do tác
giả chọn đề tài này.
 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá trực trạng kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô
Hà Nội.
- Xác định các cơ sở khoa học cho quản lý kiến trúc cảnh quan.
- Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học Thủ
đô Hà Nội.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: tại 3 cơ sở của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Thời gian: Từ nay (2017) đến năm 2030
 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp điều tra khảo sát;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp kế thừa, chuyên gia;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.


3

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Xây dựng các luận cứ có cơ sở khoa học về công tác quản lý kiến trúc
cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Quy định rõ một số vấn đề cần phải quản lý để thực hiện tốt công tác

quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiến trúc
cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
 Một số khái niệm khoa học
Kiến trúc cảnh quanlà một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy
hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, công trình, điêu khắc, hội họa…. nhằm giải
quyết các vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi, giải trí, thiết lập và cải thiện
môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc.
Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên ( địa hình, mặt nước,
cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo ( kiến
trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng
hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ
tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm
cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.
Quản lýlà sự tác động của một tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản
lý tới đối tượng quản lý thông qua công cụ quản lý nhằm đạt được những mục
tiêu đề ra.
Quản lý kiến trúc cảnh quan:là một trong những nội dung của công
việc quản lý quy hoạch xây dựng góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không
gian đô thị, kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo


4

xác lập trật tự đô thị, nhằm nâng cao chất lượng sống, bảo tồn được những giá
trị truyền thống về kiến thức, văn hóa và phong tục tập quán của vùng miền.
Quản lý kiến trúc cảnh quan được thực hiện thông qua các nội dung:
-Quy định các quy định được thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Quy định các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật,

môi trường.
- Quy định các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, các tổ
chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
- Quy định các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý, các tổ
chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
Đô thịlà khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệpm là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gai hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phường, bao gồm
nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thực
hiện và thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho
từng khu chức năng, tuyến phố và các khu không gian công cộng khác trong
đô thị.


5

Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chính chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong
đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đi
bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo cù lao,

triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sống, kênh rạch trong đô
thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
Cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng:
+ Cộng đồng: Là một nhóm người đặc trưng sống ở một khu vực địa lý
được ghi rõ, có văn hóa và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để theo đuổi cùng một mục đích.
+ Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà Chính phủ và cộng
đồng cùng có một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để tại ra
dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người.
 Nội dung nghiên cứu chính
- Đánh giá, phân tích và hệ thống thực trạng kiến trúc cảnh quan, công
tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Xây dựng các căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất
giải phápquản lý kiến trúc cảnh quan.
- Đề xuất các giải phápquản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học
Thủ đô Hà Nội.


6

 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1. Thực trạng công tác quản lý kiến trúc cảnh quan tại
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
- Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường
Đại học Thủ đô Hà Nội
- Chương 3. Các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội.
Sơ đồ 1.1 : Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG I
PHẦN MỞ ĐẦU

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

PHẦN NỘI
DUNG

CHƯƠNG II
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KẾT LUẬN VÀ
KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN TRỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ
NỌI


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
*

Kết luận
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học công lập duy nhất

trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, với bề dày gần 60 năm truyền thống đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cấu phát triển kinh tế - xã hội
của Thủ đô và cả nước. Tuy nhiên hiện trạng cơ sở vật chất nói chung và kiến
trúc cảnh quan vẫn còn nhiều hạn chế.
Không gian kiến trúc cảnh quan trong các trường Đại học có ví trí, vai
trò rất quan trọng đối với các trường Đại học, không chỉ là viêc thiết lập các
không gian chức năng hợp lý, có tính thẩm mỹ mà hơn nữa còn góp phần tạo
nên môi trường sư phạm thân thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, thể hiện đặc
trưng và bề dày lịch sử truyền thống nhà trường.
Quá trình nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp và phân tích hiện trạng
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội luận văn đưa ra bức tranh tổng quát về công
tác quản lý kiến trúc cảnh quan từ đó thấy rằng vai trò công tác quản lý và các
văn bản pháp lý là hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đến kiến trúc
cảnh quan của khu vực. Để quản lý kiến trúc cảnh quan Trường Đại học Thủ
đô Hà Nội hiệu quả, nâng cao chất lượng thì yêu cầu công tác quản lý phải có
hệ thống và thống nhất về quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng và khai thác
sử dụng, giải pháp quản lý phải phù hợp và linh hoạt với các yêu cầu của thực
tế.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiến trúc cảnh quan và công tác quản lý

kiến trúc cảnh quan Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay, để phân tích và
rút ra những vấn đề cần giải quyết. Luận văn đã tiếp cận xu hướng nghiên cứu
không gian kiến trúc cảnh quan trong nước và của một số nước trên thế giới,
cập nhật các cơ sở pháp lý liên quan, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnquản


109

lý kiến trúc cảnh quan và tham khảo kinh nghiệm quản lý kiến trúc cảnh quan
để đề xuất một số các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan cho Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội nói riêng, các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành
phố Hà Nội và cả nước có thể tham khảo và áp dụng các nội dung thích hợp.
*

Kiến nghị
Việc hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện và cụ thể, thủ tục hành

chính phức tạp, chồng chéo, cơ chế chính sách chưa phù hợp cũng là rào cản
trong công tác quản lý xây dựng cảnh quan; từ chủ trương đến việc thực hiện
còn chưa thống nhất, đồng bộ; nhận thức của cộng đồng về khai thác sử dụng,
bảo vệ, giữgìn các giá trị của kiến trúc cảnh quan còn chưa đúng mức.Với
mong muốn góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính thẩm mỹ
kiến trúc cảnh quan tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nói riêng, Thủ đô và
cả nước nói chung tác giả kiến nghị một số nội dung sau:
- Về quy hoạch xây dựng: Bộ Xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ hệ
thống văn bản hướng dẫn thực hiện các hoạt động liên quan đến quy hoạch,
xây dựng, quản lý và vận hành, có biện pháp ngăn chặn, xử lý các tổ chức cá
nhân vi phạm. Nghiên cứu điều chỉnh những nội dung không phù hợp, bổ
sung những nội dung mới cho tiêu chuẩn TCVN 3981-1985 Tiêu chuẩn thiết
kế Trường Địa học, sau hơn 30 năm đã có nhiều thay đổi. Ví dụ việc xác định

quy mô các trường đại học trong TCVN 3981-1985 chỉ xác định tối đa đến
6000 sinh viên, tuy nhiên hiện nay phần lớn các trường đại học có quy mô
trên 6000 sinh viên (Trường Đại học Thủđô Hà Nội10000 sinh viên, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 33000 sinh viên, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ
Chí Minh 25000 sinh viên,...)
- Về công tác quản lý Nhà nước: UBND thành phố Hà Nội cần có sự
quan tâm, đầu tư hơn nữa tới cơ sở vất chất, kiến trúc cảnh quan của Trường


110

Đại học Thủ đô Hà Nội, cần có sự phân cấp quản lý chuyên trách, phù hợp
tránh chồng chéo, tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị, đồng thời tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện về nhân lực và tài chính để
đầu tư đồng bộ một khu đô thị đại học cho Thủ đô. Trường Đại học Thủ đô
Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các sở ngành liên quan, chủ động trong
công việc nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng, cần đổi mới
cơ chế, chính sách theo hướng tự chủ, thu hút thêm nhiều nguồn lực từ xã hội.
Tăng cường năng lực quản lý, chuyên môn về quản lý kiến trúc cảnh quan.
Hiện tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội vẫn duy trì cả 03 cơ sở, manh
mún, chắp vá, gây ra rất nhiều bất cập trong công tác quản lý. Cần sớm thực
hiện xây dựng cơ sở mới tại khu cụm trường Dục Tú Mai Lâm theo quy
hoạchđã được duyệt định hướng đến 2030 tầm nhìn 2050 phù hợp với quy
hoạch và sự phát triển của Nhà trường. Tuy nhiên cần nghiên cứu bảo tồn lại
cơ sở cũ của Trường, nơi gìn giữ lịch sử 60 năm truyền thống của Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội.
Tạo cơ chế, chính sách thu hút, tăng cường hiệu quả sự tham gia của
cộng đồng trong đầu tư, khai thác sử dụng, quản lý kiến trúc cảnh quan. Nâng
cao nhận thức, ý thức của người dân về giá trị của kiến trúc cảnh quan.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Hồng Anh (2014), “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên” , Luận
văn quản lý đô thị và công trình, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà
Nội;
2. Ban chấp hành trung ương Đảng ( 2013), “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hà Nội;
3. Bộ xây dựng (1985), “Trường đại học – Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN
3981:1985, Hà Nội;
4. Bộ xây dựng (2005), “Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị” Thông tư số
20/2005/TT-BXD, Hà Nội;
5. Bộ Xây dựng (2006): “ Chế độ bảo trì công sở các cơ quan hành chính
nhà nước”, Quyết định số 15/2006/QĐ-BXD, Hà Nội;
6. Bộ xây dựng (2008), “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây
dựng”, QCXDVN 01/2008/BXD, Hà Nội;
7. Bộ xây dựng (2010), “Hướng dẫn về lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị”, Thông tư số 19/2010/TT-BXD, Hà Nội;
8. Bộ xây dựng (2012), “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các
đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 9257:2012, Hà Nội;
9. Chính phủ (2003): “Điều lệ trường đại học”, Quyết định số
153/2003/QĐ-TTg, Hà Nội;
10. Chính phủ (2010): “Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị”,
Nghị định số 38/2010/NĐ-CP, Hà Nội;


11. Chính phủ (2010): “Về quản lý cây xanh đô thị”, Nghị định số

64/2010/NĐ-CP, Hà Nội;
12. Chính phủ (2014): “Đồng ý nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
thành trường Đại học Thủ đô Hà Nội”,Quyết định số 2402/QĐ-TTg ngày
31/12/2014, Hà Nội;
13. Chính phủ (2016): “Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, Quyết định số
768/QĐ-TTg ngày 06/05/2016, Hà Nội;
14. Nguyễn Mạnh Cường (2013): Quản lý kiến trúc cảnh quan Đại học Quốc
gia Hà Nội tại Hòa Lạc” , Luận văn quản lý đô thị và công trình, trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội;
15. Đỗ Hậu (2008), “ Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng”, Nhà xuất bản xây dựng , Hà Nội;
16. Phan Mạnh Ninh (2012), “ Quản lý kiến trúc cảnh quan Trường Đại học
Hùng Vương Thành phố Việt Trì” , Luận văn quản lý đô thị và công trình,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nộ, Hà Nội;
17. Quốc hội (2009), “ Luật Quy hoạch đô thị” số 30/2009/QH12, Hà Nội;
18. Quốc hội (2012), “Luật Thủ đô” số 25/2012/QH13, Hà Nội;
19. Quốc hội (2013), “Luật Đất đai” số 45/2013/QH13, Hà Nội;
20. Quốc hội ( 2014), “ Luật Xây dựng” số 50/2014/QH13, Hà Nội;
21. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (2016), “Quy định quản lý công tác bảo
vệ, vệ sinh và chăm sóc cảnh quan môi trường của Trường Đại học Thủ
đô Hà Nội”, Quyết định số 833/QĐ-ĐHTĐHN ngày 28/10/2016, Hà Nội;
22. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (2016), “Quy chế quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội”, Quyết định số
834/QĐ-ĐHTĐHN ngày 28/10/2016, Hà Nội;


23. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (2016), “Quy chế mua sắm, sửa chữa cơ
sở vật chất Trường Đại học Thủ đô Hà Nội”, Quyết định số 835/QĐĐHTĐHN ngày 28/10/2016, Hà Nội;
24. UBND Thành phố Hà Nội (2016): “Sáp nhập trường Trung cấp kinh tế

kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và xác
định lại chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học
Thủ đô Hà Nội”, Quyết định 7601/QĐ-UBND ngày 26/12/2016, Hà Nội;
25. UBND thành phố Hà Nội (2015): “Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000”, Quyết định số
2966/QĐ-UBND ngày 29/06/2015, Hà Nội;
26. UBND thành phố Hà Nội (2014): “Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu cụm
trường Dục Tú, Mai Lâm”,

Quyết định số 3976/QĐ-UBND

ngày

24/07/2014, Hà Nội;
27. UBND thành phố Hà Nội (2014): “Ban hành quy định về lập, thẩm định,
phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch vốn dự án cải tạo sửa
chữa sử dụng nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Thành phố Hà Nội”,
Quyết định số 40/2015/QĐUBND ngày 30/12/2015, Hà Nội;
Tiếng Anh
28. Kenvin Lynch (1960): “The Image of City”
Cổng thông tin điện tử
29. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: />30. Trường Đại học FPT: />31. />32. />33. kenh14.vn



×