Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


C

KI

N
H

TẾ

H

U



KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TR

Ư




N

G

Đ

ẠI

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP VÀO
VIỆC TƯ VẤN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
TIN HỌC KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC
HUẾ

Người hướng dẫn: ThS. Dương Thị Hải Phương
Người thực hiện: Sinh Viên Phan Trọng Lưu

Huế, 04/2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo trường Đại học
Kinh tế Huế và đặc biệt là quý thầy cô Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế đã truyền dạy
cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường
cũng như tạo điều kiện và hỗ trợ cho em hoàn thành đề tài.



Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Dương Thị Hải Phương, đã tận tình

H


U

truyền dạy kinh nghiệm cũng như kiến thức quý báu và hỗ trợ em hết mình trong suốt quá

TẾ

trình làm thực hiện đề tài. Cô đã giúp đỡ em rất nhiều từ việc lên ý tưởng đề tài ban đầu

N
H

cho đến hướng dẫn thực hiện đề tài và sau đó góp ý để đề tài hoàn thành tốt nhất có thể.

KI

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo


C

điều kiện cho em thực tập và cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu cũng như các điều kiện

H

thuận lợi khác để em hoàn thành tốt đề tài.

ẠI

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ, người thân và bạn bè đã


G

Đ

khích lệ động viên em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt đề tài.



N

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian, kĩ năng bản thân còn nhiều hạn

Ư

chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy, cô và các bạn đóng góp, chỉ

TR

bảo để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, 4 năm 2018
Sinh viên
Phan Trọng Lưu


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC


MỤC LỤC ......................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................................... 1

U



2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3

H

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

TẾ

4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4

N
H

5. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................................ 4

KI

PHẦN 2. NỘI DUNG....................................................................................................... 6


Giới thiệu chung về Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế. .............................. 6

ẠI

1.1.

H


C

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHUNG ĐÀO TẠO “TIN HỌC KINH TẾ” CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ ....................................................... 6
Lịch sử hình thành và phát triển. .................................................................. 6

1.1.2.

Hoạt động đào tạo ........................................................................................... 7

1.1.3.

Đề tài nghiên cứu khoa học ............................................................................ 8

1.1.4.

Hợp tác quốc tế ............................................................................................... 9

G


N



Ư

TR

1.2.

Đ

1.1.1.

Giới thiệu chung về Khoa Hệ thống thông tin kinh tế ...................................... 10

1.2.1.

Quá trình hình thành của Khoa Hệ thống thông tin kinh tế ..................... 10

1.2.2.

Chức năng nhiệm vụ ..................................................................................... 11

1.2.3.

Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ................................................ 11

1.3.


Khung chương trình đào tạo của Chuyên ngành Tin học kinh tế.................... 13

1.3.1.

Mục tiêu đào tạo ............................................................................................ 13

1.3.2.

Thời gian đào tạo .......................................................................................... 14

1.3.3.

Khối lượng kiến thức toàn khóa .................................................................. 14

SVTH: Phan Trọng Lưu

i


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
1.3.4.

Đối tượng tuyển sinh ..................................................................................... 14

1.3.5.

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp....................................................... 15


1.3.6.

Thang điểm .................................................................................................... 15

1.3.7.

Nội dung chương trình và kế hoạch dự kiến ............................................... 15

CHƯƠNG 2. KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP ............................................................... 19
2.1.

Tổng quan về Khai phá dữ liệu .......................................................................... 19

2.1.1.

Khái niệm về khai phá dữ liệu ..................................................................... 19

2.1.2.

Quá trình khai phá dữ liệu ........................................................................... 19

2.1.2.2.

Trích lọc dữ liệu...................................................................................... 20

2.1.2.3.

Tiền xử lý và chuẩn bị dữ liệu ............................................................... 20

2.1.2.4.


Chuyển đổi dữ liệu ................................................................................. 21

2.1.2.5.

Khai phá dữ liệu ..................................................................................... 21

2.1.2.6.

Đánh giá kết quả mẫu ............................................................................ 21


C

KI

N
H

TẾ

H

U



Tập hợp dữ liệu ...................................................................................... 20

Tổng quan về Khai phá luật kết hợp .................................................................. 21


H

2.2.

2.1.2.1.

Giới thiệu chung về khai phá luật kết hợp .................................................. 21

2.2.2.

Một số khái niệm ........................................................................................... 21

2.2.3.

Bài toán khai phá luật kết hợp ..................................................................... 23
Phát biểu bài toán................................................................................... 23

2.2.3.2.

Phát hiện các tập mục phổ biến............................................................. 24

TR

Ư

2.2.3.1.

2.2.3.3.
2.3.




N

G

Đ

ẠI

2.2.1.

Sinh luật kết hợp từ các tập mục phổ biến ........................................... 30

Luật kết hợp phân lớp ......................................................................................... 31

2.3.1.

Giới thiệu luật kết hợp phân lớp .................................................................. 31

2.3.2.

Một số khái niệm và định nghĩa ................................................................... 32

2.4.

Ứng dụng của Luật kết hợp ................................................................................ 33

2.5.


Một số nghiên cứu liên quan ............................................................................... 34

CHƯƠNG 3. KHAI PHÁ LUẬT KẾT HỢP TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỂM CỦA
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC KINH TẾ ............................................... 40
SVTH: Phan Trọng Lưu

ii


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
3.1.

Phát biểu bài toán nghiên cứu ............................................................................ 40

3.2.

Giới thiệu phần mềm khai phá dữ liệu Weka .................................................... 41

3.2.1.

Giới thiệu chung ............................................................................................ 42

3.2.2.

Môi trường Explorer .................................................................................... 43

3.3.


Quy trình khai phá dữ liệu điểm của sinh viên bằng phần mềm Weka. ......... 49

3.3.1.

Cơ sở dữ liệu bài toán ................................................................................... 49

3.3.2.

Tiền xử lý dữ liệu bài toán ............................................................................ 50

3.3.3.

Tiến hành khai phá dữ liệu điểm bằng thuật toán Apriori trong Weka ... 51

H

U



3.4. Kết quả và đánh giá kết quả quá trình khai phá dữ liệu điểm của sinh viên
dựa trên thuật toán Apriori trong Luật kết hợp. ........................................................ 54
Về mối quan hệ mật thiết giữa các học phần .............................................. 54

3.4.2.

Về mối quan hệ giữa học phần được lựa chọn và các học phần còn lại .... 67

3.4.3.


Về mối quan hệ giữa các nhóm môn học ..................................................... 78

N
H

KI

Nhóm môn Tin học ................................................................................. 78

3.4.3.2.

Nhóm môn Kinh tế ................................................................................. 87

H


C

3.4.3.1.

Đề xuất tư vấn học tập cho sinh viên Chuyên ngành Tin học kinh tế.............. 89

ẠI

3.5.

TẾ

3.4.1.


Đ

PHẦN 3. KẾT LUẬN .................................................................................................... 97

N

G

1. Kết quả đạt được ..................................................................................................... 97

Ư



2. Hạn chế của khóa luận ........................................................................................... 97

TR

3. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99

SVTH: Phan Trọng Lưu

iii


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAR-Miner: Classification Association Rules - Miner
CAR-Miner-Diff: Classification Association Rules – Miner – Diff
CBA: Classification Based Association
CMAR: Classification Based on Multiple Association Rules
CSDL: Cơ sở dữ liệu
ECR-CARM: Equivalence Class Rule – Class Association Rule Mining

U



KDD - Knowledge Discovery in Database

H

KPDL: Khai phá dữ liệu

TẾ

MCAR: Multiple Classification Association Rules

TR

Ư



N


G

Đ

ẠI

H


C

KI

N
H

MMAC: Multi-Class, Multi-Label Associative Classification

SVTH: Phan Trọng Lưu

iv


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG

TR


Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI

N
H

TẾ

H

U




Bảng 1. 1. Khung chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học kinh tế .................... 15
Bảng 2. 1. Cơ sở dữ liệu ví dụ gồm 4 giao dịch ............................................................. 28
Bảng 2. 2. Một ví dụ về cơ sở dữ liệu huấn luyện mẫu................................................. 32
Bảng 3. 1. Ví dụ cơ sở dữ liệu điểm gồm 100 giao dịch ................................................ 41
Bảng 3. 2. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số min-sup = 0.1;
min-conf = 0.6 tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa các môn học.................................. 54
Bảng 3. 3. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số Apriori (car =
true); min-sup = 0.2; min-conf = 0.8 đối với học phần Thực tập cuối khóa .............. 68
Bảng 3. 4. Những tập luật không có ý nghĩa thực tế. ................................................... 76
Bảng 3. 5. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số Apriori (car =
true); min-sup = 0.2; min-conf = 0.8 đối với học phần Hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp ERP ....................................................................................................................... 78
Bảng 3. 6. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số Apriori (car =
true); min-sup = 0.2; min-conf = 0.8 đối với học phần Internet và thương mại điện
tử so với các môn học liên quan...................................................................................... 83
Bảng 3. 7. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số Apriori (car =
true); min-sup = 0.2; min-conf = 0.8 đối với học phần Phát triển hệ thống thông tin
kinh tế so với các môn học liên quan. ............................................................................ 85
Bảng 3. 8. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số Apriori (car =
true); min-sup = 0.1; min-conf = 0.6 đối với học phần Nguyên lý kế toán so với các
môn học liên quan. ........................................................................................................... 87
Bảng 3. 9. Kết quả thực hiện thuật toán Apriori dựa trên các tham số min-sup = 0.1;
min-conf = 0.6 đối với học phần liên quan với nhau trong nhóm môn Kinh tế......... 88
Bảng 3. 10. Số tín chỉ tích lũy tối thiểu .......................................................................... 90

SVTH: Phan Trọng Lưu

v



GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH

TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI

N
H


TẾ

H

U



Hình 1. 1. Hình ảnh về trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế ................................... 6
Hình 1. 2. Hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Huế và Đại học quốc gia Chonbuk
Hàn Quốc........................................................................................................................ 10
Hình 2. 1. Quá trình khai phá dữ liệu .......................................................................... 20
Hình 2. 2. Sơ đồ tổng quan của thuật toán khai phá tập mục phổ biến ..................... 25
Hình 2. 3. Ví dụ thuật toán Apriori .............................................................................. 30
Hình 3. 1. Giao diện phần mềm WEKA ........................................................................ 42
Hình 3. 2. Giao diện môi trường Explorer .................................................................... 43
Hình 3. 3. Minh họa lớp classify ..................................................................................... 44
Hình 3. 4. Minh họa lớp cluster ...................................................................................... 46
Hình 3. 5. Minh họa lớp Associate ................................................................................. 47
Hình 3. 6. Minh họa lớp Select attributes ...................................................................... 48
Hình 3. 7. Minh họa lớp Visualize .................................................................................. 49
Hình 3. 8. Chuyển đổi kiểu dữ liệu................................................................................. 51
Hình 3. 9. Lựa chọn thuật toán Apriori......................................................................... 52
Hình 3. 10. Thiết lập tham số trong thuật toán Apriori............................................... 53
Hình 3. 11. Các tập luật được sinh ra bởi thuật toán Apriori ..................................... 54
Hình 3. 12. Chuỗi phân bố điểm các môn học cần tích lũy qua từng năm................. 96

SVTH: Phan Trọng Lưu


vi


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong môi trường tin học hóa hiện nay, việc nắm bắt thông tin được coi là cơ sở

của mọi hoạt động tin học, xử lý số liệu, thống kê và lưu trữ dữ liệu. Quá trình thu thập
và hiểu được thông tin và hành động dựa trên các thông tin được chọn lọc từ thông tin đã
có sẵn sẽ tạo nên thành công trong mọi hoạt động. Chính vì lý do đó, việc tạo ra thông

U



tin, tổ chức lưu trữ và khai thác ngày càng trở nên quan trọng và phát triển không ngừng.

H

Cơ sở dữ liệu (CSDL) luôn được gia tăng và được làm mới trong mọi lĩnh vực đời

TẾ

sống như: thương mại, khoa học, quản lý, giáo dục đã làm nảy sinh và thúc đẩy sự phát


N
H

triển của kỹ thuật thu thập, lưu trữ, phân tích và khai phá dữ liệu không chỉ bằng các phép

KI

tính toán đơn giản thông thường như: phép đếm, thống kê… mà còn đòi hỏi cách xử lý


C

thông minh hơn, hiệu quả hơn. Từ đó các nhà quản lý cũng như người sử dụng có được

H

thông tin hữu ích cho hoạt động tri thức của mình. Các kỹ thuật cho phép ta khai thác tri

ẠI

thức hữu dụng từ Cơ sở dữ liệu (lớn) được gọi là các kỹ thuật khai phá dữ liệu (DM- Data

Đ

Mining).

N

G


Kỹ thuật khám phá tri thức và khai phá dữ liệu đã và đang được nghiên cứu, ứng



dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở các nước tiên tiến trên thế giới. Tại Việt Nam, kỹ
ứng dụng.

TR

Ư

thuật này tương đối còn mới mẻ, tuy nhiên cũng đang được nghiên cứu và dần đưa vào

Khai phá dữ liệu (Data Mining) được coi là quá trình trích xuất các thông tin có
giá trị tiềm ẩn bên trong lượng lớn dữ liệu được lưu trữ trong các CSDL, kho dữ liệu…
Hiện nay, ngoài thuật ngữ khai phá dữ liệu, người ta còn dùng một số thuật ngữ khác có ý
nghĩa tương tự như: Khám phá tri thức từ cơ sở dữ liệu (Knowledge Discovery in
Database-KDD), trích lọc dữ liệu (knowledge extraction), phân tích dữ liệu/mẫu
(data/pattern analysis), khảo cổ dữ liệu (data archacology), nạo vét dữ liệu (data
dredging).

SVTH: Phan Trọng Lưu

1


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp


Luật kết hợp là dạng luật khá đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Thông tin
mà dạng luật này đem lại là rất đáng kể và hỗ trợ không nhỏ trong quá trình ra quyết
định. Tìm kiếm được các luật kết hợp quý hiếm và mang nhiều thông tin từ CSDL tác
nghiệp là một trong những hướng tiếp cận chính của lĩnh vực khai thác dữ liệu. Khai phá
luật kết hợp là một nội dung quan trọng trong khai phá dữ liệu và nổi bật là thuật toán
Apriori - thuật toán ra đời sớm nhất. Khai phá luật kết hợp được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực như kinh tế, tài chính, y tế, giáo dục,…Trong lĩnh vực giáo dục, khai phá luật kết
hợp được sử dụng vào các nghiên cứu nhằm cải thiện thái độ, hành vi của sinh viên, tư

U



vấn lựa chọn môn học, ngành học.

H

Trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế được thành lập gần 50 năm, với 13 ngành

TẾ

đào tạo đã thu hút hàng nghìn sinh viên theo học trong nhiều năm qua. Trong đó, Khoa

N
H

Hệ thống thông tin kinh tế là khoa mới thành lập và còn khá non trẻ, nhưng Khoa cũng có

KI


chức năng quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, nghiên cứu và chuyển giao


C

các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Hệ thống Thông tin Quản lý. Bên cạnh đó,

H

Khoa cũng đảm trách đào tạo các môn học thuộc chương trình cơ bản và cơ sở, cụ thể là

ẠI

các môn học về Thống kê, Toán kinh tế và Tin học Kinh tế cho tất cả các ngành học

Đ

trong Trường và các trường thành viên Đại học Huế có liên quan. Khoa cũng chú trọng

N

G

đào tạo song song hai chuyên ngành Thống kê kinh doanh và Tin học kinh tế. So với



những chuyên ngành khác, Tin học kinh tế là một chuyên ngành đào tạo còn khá mới mẻ


TR

Ư

và có một số đặc thù khác. Ngoài các học phần thuộc khối kiến thức đại cương và giáo
dục chuyên nghiệp, các học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành hầu như khác biệt
so với các chuyên ngành khác trong trường. Do đó, phần lớn sinh viên chuyên ngành Tin
học kinh tế thường khá bỡ ngỡ khi tiếp cận với khung chương trình đào tạo. Một số sinh
viên rơi vào tình trạng chán nản, bỏ bê việc học, dẫn đến kết quả học tập không như
mong muốn. Vậy, giữa các học phần trong khung chương trình đào tạo Tin học kinh tế có
quan hệ mật thiết với nhau hay không? Kết quả học tập của học phần này sẽ ảnh hưởng
đến kết quả học tập của học phần khác như thế nào? Làm thế nào để thiết kế một lộ trình
học phù hợp để đạt được kết quả học tập theo mong muốn?

SVTH: Phan Trọng Lưu

2


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Ứng dụng kỹ thuật khai phá luật kết hợp vào
việc tư vấn học tập cho sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế - Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế” được triển khai thực hiện
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu chung là ứng dụng được thuật toán


Apriori trong khai phá luật kết hợp vào Cơ sở dữ liệu điểm của sinh viên, để đưa ra
những tư vấn học tập cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu chung này nghiên cứu tập



trung vào những mục tiêu cụ thể sau:
Hệ thống hóa được các kiến thức liên quan đến Khai phá dữ liệu.

-

Hiểu rõ những vấn đề của Khai phá dữ liệu bằng Luật kết hợp

-

Nắm vững được thuật toán Apriori trong Khai phá luật kết hợp

-

Sử dụng thành thạo phần mềm khai phá dữ liệu Weka

-

Ứng dụng được thuật toán Apriori vào việc khai phá Cơ sở dữ liệu điểm của

KI

N
H


TẾ

H

U

-


C

Sinh Viên chuyên ngành THKT – Trường ĐH Kinh Tế Huế từ khóa K42 đến

ẠI

Tìm ra được một số tập luật phổ biến phản ánh mối quan hệ giữa các học phần

Đ

-

H

khóa K47.

N

Đưa ra được một số tư vấn học tập cho sinh viên chuyên ngành nhằm đạt kết




-

G

trong khung chương trình đào tạo Chuyên ngành tin học kinh tế.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

TR

3.

Ư

quả cao trong học tập.
• Đối tượng nghiên cứu
-

Phương pháp khai phá luật kết hợp

-

Phần mềm khai phá dữ liệu Weka

-

Khung chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học kinh tế - Trường Đại

học Kinh tế Huế

-

Cơ sở dữ liệu điểm của sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế – Trường

Đại học Kinh tế Huế từ khóa 42 đến khóa 47.
• Phạm vi nghiên cứu
SVTH: Phan Trọng Lưu

3


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

4.

-

Không gian: trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế.

-

Thời gian: Từ ngày 02/01/2018 đến ngày 23/04/2018.

Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa trên những tài liệu, bài báo, công trình


nghiên cứu để nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ
sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc
tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực
nghiệm ban đầu.



Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được sử dụng kết hợp giữa nguồn số

U



H

liệu thứ cấp trích rút từ cơ sở dữ liệu điểm của Trường Đại học Kinh tế Huế đối

TẾ

với sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế - Trường Đại học Kinh Tế Huế từ

N
H

khóa 42 đến khóa 47 với phương pháp tham khảo ý kiến của một số giáo viên, sinh
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Lựa chọn những môn học bắt buộc


C




KI

viên chuyên ngành Tin học kinh tế.

H

cần thiết cho quá trình khai phá từ file Excel sang CSV. Sử dụng phương pháp

ẠI

nghiên cứu định lượng kiểm thử dữ liệu điểm đối với thuật toán Apriori phục vụ

Đ

cho quá trình nghiên cứu định tính. Sau đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định

N

G

tính để bình luận các tập luật thu được từ thuật toán Apriori nhằm đưa ra những

Ư

Cấu trúc của khóa luận

TR


5.



đánh giá mang tính kết luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương với cấu trúc:
Chương 1: Tổng quan về khung chương trình đào tạo Tin học Kinh tế của
Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế - Giới thiệu chung về Trường đại học Kinh tế
huế, Khoa hệ thống thông tin kinh tế và phần quan trọng của chương là Khung chương
trình đào tạo của Chuyên ngành Tin học Kinh tế.
Chương 2: Khai phá luật kết hợp – Trình bày các kiến thức Tổng quan về Khai
phá dữ liệu, Tổng quan về khai phá luật kết hợp, Luật kết hợp phân lớp (Class
Association Rule), Thuật toán Apriori, các ứng dụng của luật kết hợp và một số nghiên
cứu có liên quan.
SVTH: Phan Trọng Lưu

4


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3: Khai phá luật kết hợp trong cơ sở dữ liệu điểm của sinh viên
Chuyên ngành Tin học kinh tế - Trình bày quá trình khai phá cơ sở dữ liệu điểm của
sinh viên chuyên ngành Tin học kinh tế từ phát biểu bài toán, công cụ thực hiện Weka,
quy trình thực hiện, kết quả thu được, đến đánh giá và đề xuất tư vấn cho sinh viên

TR


Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI

N
H

TẾ

H

U




chuyên ngành Tin học kinh tế.

SVTH: Phan Trọng Lưu

5


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHUNG ĐÀO TẠO “TIN HỌC KINH TẾ” CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
1.1.

Giới thiệu chung về Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trải qua 49 năm, từ năm 1969 cho đến nay, bên cạnh 7 trường đại học khác là
thành viên trong hệ thống đào tạo của Đại học Huế (Trường đại học Khoa học, Trường



đại học Luật, Trường đại học Nông Lâm, Trường đại học Ngoại Ngữ, Trường đại học Y

U

Dược, Khoa Du lịch, Khoa Giáo dục thể chất). Trường Đại học Kinh tế, tiếng


TẾ

H

Anh: University of Economics – Hue University. Trường được xuất thân từ Khoa Kinh tế
nông nghiệp – Đại học Nông Nghiệp II Hà Bắc vào năm 1969, sau đó đổi thành Khoa

N
H

Kinh tế trực thuộc Đại học Nông Nghiệp II Huế, đến năm 1995 trường trở thành Khoa

KI

Kinh tế, Đại học Huế. Cuối cùng đến tháng 9/2002, theo Quyết định số 126/QĐ-TTg của


C

Thủ tướng Chính Phủ, Khoa Kinh tế trở thành Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại

TR

Ư



N

G


Đ

ẠI

H

học Huế.

Hình 1. 1. Hình ảnh về trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế

SVTH: Phan Trọng Lưu

6


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình 49 năm hình thành và phát đó, Trường đã trãi qua những cột móc
đáng nhớ vào các năm nhằm ghi dấu nên lịch sử của Trường như: 1969-1983 Trường
được xem là Khoa Kinh tế nông nghiệp, rồi sau đó trở thành Khoa Kinh tế ở Đại học
Nông nghiệp II Huế từ năm 1984 đến 1995, và cũng là Khoa Kinh tế từ năm 1995 đến
năm 2002 thuộc Đại học huế, năm 2002 chính thức trở thành Trường Đại học Kinh tế
trực thuộc Đại học Huế như bây giờ.
Những bước đầu mới thành lập, Trường còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề
chuyên môn nghiệp vụ cũng như là trang thiết bị còn hạn chế. Nhưng với sự nỗ lực của

U




đội ngũ giảng viên của Đại học Huế nói chung và Trường Đại học Kinh Tế nói riêng, thì

H

những năm trở lại đây chất lượng đào tạo đã được nâng tầm, thu hút và đào tạo lớp lớp

TẾ

sinh viên có trình độ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến kinh tế phù hợp với xu

N
H

hướng phát triển của xã hội. Từ đó, Trường dần dần trở thành thuộc nhóm đầu các

KI

Trường Đại học trong cả nước trong đào tạo nguồn nhân lực tri thức có trình độ cao.


C

Những năm gần đây, Trường Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lượng

H

về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành


ẠI

trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học

G

Đ

công nghệ về lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng

N

điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao

Ư



phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, Trường Đại học

TR

Kinh tế luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt
động. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang được nâng cao. Các hoạt động của trường,
đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ
bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển theo chiều sâu.
1.1.2. Hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo được Trường Đại học Kinh tế thực hiện tập trung bậc đào tạo
đại học ở 13 ngành với 17 chương trình đào: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương

mại, Makerting, Quản trị nhân lực, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Kế hoạch
– Đầu tư, Kinh tế và Quản lý tài nguyên môi trường, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế
SVTH: Phan Trọng Lưu

7


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

nông nghiệp, Kinh tế chính trị, Hệ thống thông tin quản lý. Ngoài ra ở hệ đào tạo đại học,
Trường còn liên kết với chuyên gia nước ngoài giảng dạy ở ngành thuộc chương trình
tiên tiến đối với Kinh tế nông nghiệp – Tài chính và Việt Rennes đối với ngành Tài chính
– Ngâng hàng. Bên cạnh đó, nhà trường còn mở rộng đào tạo sau đại học ở các bậc Thạc
sỹ, Tiến sỹ như: Quản trị kinh doanh, Kinh tế nông nghiệp và Quản lý kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở
rộng hình thức liên kết đào tạo với các địa phương trong cả nước nhằm đáp ứng đòi hỏi
nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở



khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo,

H

U

Trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm


TẾ

đảm bảo các điều kiện về đội ngũ cán bộ giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng

N
H

cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.

KI

1.1.3. Đề tài nghiên cứu khoa học


C

Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2010 và 2011 – 2017 đã có rất nhiều đề tài nghiên
cứu khoa học của đội ngũ giảng viên chủ yếu có nhiều đề tài nghiên cứu trong các lĩnh

ẠI

H

vực biến đổi khí hậu, kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế nông nghiệp và nông

Đ

thôn; kinh doanh nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính công, quản lý

G


giáo dục đại học. Và được phân theo ba cấp độ từ đề tài cấp trường, cấp Đại học Huế cho



N

đến những đề tài cấp Tỉnh. Ngoài những đề tài của đội ngũ cán bộ giảng viên, còn rất

Ư

nhiều đề tài nghiên cứu do chính những sinh viên của Trường đại học Kinh tế thực hiện

TR

trên các chủ đề như: đánh giá thực trạng, tình hình, mô hình hiệu quả, nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư, mua bán sản phẩm và các hướng nghiên cứu
về phầm mềm, ứng dụng công nghệ. Đa số các đề tài của sinh viên nghiên cứu đều đạt
cấp độ đề tài trong trường học, nhưng cũng mang lại giá trị thực tiễn cao.
Nhà trường đã có chính sách đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát động phong
trào sinh viên nghiên cứu khoa học, hằng năm gia tăng số lượng đề tài đăng ký, huy động
kinh phí từ các nguồn khác nhau: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự có, nguồn từ
các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương và quốc tế. Việc đăng tải
công trình nghiên cứu cũng được quan tâm, khuyến khích. Tổng số lượng đề tài NCKH
SVTH: Phan Trọng Lưu

8


GVHD: Dương Thị Hải Phương


Khóa luận tốt nghiệp

của sinh viên đã thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 2011 - 2016 là 108 đề tài, trong
đó có 6 đề tài đạt giải.
1.1.4. Hợp tác quốc tế
Có thể nhận thấy hợp tác quốc tế của Trường đại học Kinh tế được thể hiện rõ nét
qua đào tạo cử nhân song ngành Kinh tế nông nghiệp – Tài chính bằng tiếng Anh với đại
học Sedney – Australia và ngành Tài chính – Ngân hàng với đại học Rennes 1 – Pháp, hai
ngành này đã được đào tạo ngay trong trường qua nhiều năm với số lượng hàng trăm sinh
viên.



Ngoài 2 Trường đại học đến từ Pháp và Australia, thì nhà trường còn có mối quan

H

U

hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế khác. Nhiều

TẾ

cán bộ giảng viên của Trường là thành viên của các mạng lưới quốc tế như: Chương trình

N
H

kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi


KI

trường châu Âu (EAERE), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông


C

Nam Á (EAAERE), Mạng lưới nghiên cứu phát triển bền vững khu vực Mekong
(SUMERNET). Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác đã được thực hiện,

ẠI

H

qua đó góp phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy

Đ

và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở

TR

Ư



N

G


vật chất và nâng cao uy tín của Nhà trường.

SVTH: Phan Trọng Lưu

9


GVHD: Dương Thị Hải Phương

N
H

TẾ

H

U



Khóa luận tốt nghiệp

KI

Hình 1. 2. Hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Huế và Đại học quốc gia Chonbuk

H

Giới thiệu chung về Khoa Hệ thống thông tin kinh tế


ẠI

1.2.


C

Hàn Quốc

Đ

1.2.1. Quá trình hình thành của Khoa Hệ thống thông tin kinh tế

G

Bên cạnh những khoa khác như: Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng,



N

Kinh tế chính trị, Kinh tế và phát triển, Kế toán – Kiểm toán, thì Khoa Hệ thống Thông

Ư

tin Kinh tế, cũng trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có tiền thân là Bộ

TR


môn Khoa học cơ sở trực thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Huế thành lập năm 1995 và được
đổi tên nhiều lần để phù hợp với nhiệm vụ chính trị. Và được đổi thành Bộ môn Thống
kê Toán Kinh tế trực thuộc trường Đại học Kinh tế theo Quyết định số 662/QĐ – ĐHH –
TCNS của Giám đốc Đại học Huế ngày 24 tháng 12 năm 2002; sau đó đổi thành Bộ môn
Hệ thống Thông tin Kinh tế theo Quyết định số 521/QĐ – ĐHH – TCNS ngày 21 tháng
04 năm 2005 của Giám đốc Đại học Huế. Vào ngày 20 tháng 06 năm 2006, Khoa Hệ
thống Thông tin Kinh tế chính thức được thành lập trên cơ sở Bộ môn Hệ thống Thông
tin Kinh tế.

SVTH: Phan Trọng Lưu

10


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Ngày 10 tháng 01 năm 2006 Giám đốc Đại học Huế ký Quyết định số 024/QĐ –
ĐHH – ĐT cho phép Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế mở đào tạo chuyên ngành
Thống kê Kinh doanh hệ Chính quy, trình độ đại học, bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2006
– 2007. Nhằm xây dựng Khoa không ngừng lớn mạnh cả quy mô, cơ cấu tổ chức, trình
độ quản lý, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học
ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao. Đến tháng 08 năm 2007, Khoa hoàn thành
việc xây dựng chuyên ngành Tin học Kinh tế theo chương trình đào tạo của Trường Đại
học Kinh tế và Đại học Huế, song song với chuyên ngành Thống kê kinh doanh đã có từ



năm 2006. Tính đến năm 2017, đã đào tạo được 9 khóa thuộc chuyên ngành Tin học Kinh


H
TẾ

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ

U

tế từ K42 tới K50 với số lượng hơn 500 sinh viên.

N
H

Chức năng, nhiệm vụ chính của Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế là đào tạo

KI

nguồn nhân lực có trình độ, nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật


C

thuộc lĩnh vực Hệ thống Thông tin Quản lý. Đồng thời, Khoa cũng đảm trách đào tạo các
môn học thuộc chương trình cơ bản và cơ sở, cụ thể là các môn học về Thống kê, Toán

Đ

viên Đại học Huế có liên quan.

ẠI


H

kinh tế và Tin học Kinh tế cho tất cả các ngành học trong Trường và các trường thành

G

Ngoài đào tạo trình độ, Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế còn đóng vai trò là cầu



N

nối cho sinh viên của Khoa tiếp cận cũng như có được môi trường làm việc phù hợp với

Ư

chương trình học tại các Công ty, doanh nghiệp bên ngoài, giúp cho sinh viên có được

TR

những kỹ năng cần thiết sau khi ra trường.
1.2.3. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
• Hoạt động đào tạo
Khoa luôn chú trọng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện phù hợp
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội qua các giai đoạn bằng nhiều giải pháp cơ bản như cải
tiến phương pháp giảng dạy; cải tiến nội dung các môn học phù hợp với tình hình mới;
tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu môn học, thường xuyên sinh hoạt học thuật; cải tiến
việc ra đề thi, chấm thi; dự giờ thăm lớp; tổ chức thanh tra giảng dạy; chú trọng đào tạo


SVTH: Phan Trọng Lưu

11


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Bên cạnh đó, Khoa đã tiến hành xây dựng
thành công 2 chương trình đào tạo Ngành Hệ thống Thông tin Quản lý đó là Chuyên
ngành Thống kê Kinh doanh (năm 2006) và chuyên ngành Tin học Kinh tế (năm 2007).
Đối với chuyên ngành Tin học Kinh tế, sinh viên sẽ được đào tạo để quản lý, phân
tích, phát triển hệ thống thông tin. Được đào tạo để có thể làm việc trên các Web ngữ
nghĩa, các hệ thống thông minh, hỗ trợ ra quyết định, hệ hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp, khai phá dữ liệu và học máy. Còn sinh viên chuyên ngành Thống kê kinh doanh
sẽ được đào tạo thống kê kinh tế vi mô, vĩ mô, nghiên cứu thị trường, du lịch, tài chính.

U



Thống kê dân số, lao động, việc làm, môi trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của

TẾ

H

doanh nghiệp, nền kinh tế, ngành kinh tế.


N
H

• Hoạt động nghiên cứu

KI

Từ năm 2001 cho đến nay, Khoa hệ thống Thông tin Kinh tế đã có đến 86 đề tài
nghiên cứu khoa học do cán bộ công nhân viên trong khoa trực tiếp tham gia nghiên cứu,


C

các đề tài thường xoay quanh đến 2 chuyên ngành của Khoa là Tin học và Thống kê. Từ

H

việc xác định nhân tố ảnh hưởng, quá trình nghiên cứu và cuối cùng là xây dựng, đề xuất

Đ

ẠI

những giải pháp đã giúp cho các đề tài có chiều sâu và tính ứng dụng thực tiễn cao.Trong

G

đó, nhiều đề tài đã được nghiệm thu đạt kết quả tốt và được Hội đồng khoa học Trường




N

cũng như Đại học Huế đánh giá cao.

TR

Ư

Cùng với những đề tài được đánh giá cao của đội ngũ giảng viên, sinh viên Khoa
hệ thống Thông tin kinh tế cũng đã đóng góp 22 nghiên cứu cho cấp trường. Các đề tài do
sinh viên thực hiện liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, xây dựng website mua bán cho
các doanh nghiệp thực tế, đánh giá thực trạng, mức độ hài lòng của khách hàng về các
sản phẩm, dịch vụ
Ngoài ra, cán bộ giáo viên của Khoa cũng đã biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng,
các giáo trình bài giảng Khoa biên soạn được Hội đồng khoa học ngành và Hội đồng
khoa học Trường Đại học Kinh tế đánh giá có chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu học
tập và giảng dạy trong và ngoài ngành cho các hệ chính quy và tại chức. Cải tiến nội

SVTH: Phan Trọng Lưu

12


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

dung, phương pháp giảng dạy, xây dựng thống nhất đề cương chi tiết các học phần, xây
dựng ngân hàng đề thi thống nhất cho tất cả các học phần do Khoa phụ trách.

1.3.

Khung chương trình đào tạo của Chuyên ngành Tin học kinh tế

1.3.1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống thông tin quản lý – chuyên ngành Tin học kinh tế
có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức
cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tin học
kinh tế, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động

U



của các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các tổ chức kinh tế xã hội.

TẾ

H

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học kinh tế, sinh viên

-

N
H

đạt được các kiến thức, kỹ năng và các giá trị giáo dục sau:

Chuẩn về kiến thức: Chuẩn về kiến thức bao gồm chuẩn đầu ra cho các khối



C

KI

kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức chung trong lĩnh vực kinh tế quản lý,
kiền thức ngành – chuyên ngành.

Chuẩn về kỹ năng: Dựa trên những kiến thức về tin học căn bản và kỹ năng

H

-

Đ

ẠI

giải quyết các vấn đề chuyên môn bằng các ứng dụng phần mềm, sử dụng hiệu

G

quả các phần mềm ứng dụng phục vụ chuyên môn trong môi trường internet.



N

Có phương pháp làm việc, tư duy khoa học nhằm phân tích, đề xuất hướng giải


Ư

quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống thông tin. Có kỹ năng về tư vấn về

TR

giải pháp kỹ thuật liên quan đến công nghệ, xây dựng hệ thống, có thể phân
tích vá thiết kế thuật toán, nhằm xây dựng các ứng dụng trong thực tế. Chủ
động thực hiện các chuyên đề nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin trong các lĩnh vực khoa học và xã hội, sử dụng được các phần mềm
chuyên dùng thuộc chuyên ngành đào tạo. Vận dụng các kĩ năng xử lý các vấn
đề liên quan đến phần mềm máy tính của hệ thống, ứng dụng hệ thống thông
tin trong một tổ chức, biết cách xây dựng, quản trị các dự án phát triển hệ
thống thông tin. Hiểu rõ và vận dụng các kĩ năng phân tích, thiết kế, xây dựng

SVTH: Phan Trọng Lưu

13


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

và vận hành các hệ thống mạng, các hệ thống thông tin trong kinh doanh và
quản lý của các tổ chức.
-

Chuẩn về thái độ: Có phẩm chất chính trị, thái độ tôn trọng và chấp hành

nghiêm túc pháp luật nhà nước, có ý thức trách nhiệm công dân. Có thái độ và
đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỹ luật tốt, tôn trọng nội dung, quy
chế của cơ quan và tác phong chuyên nghiệp. Có tinh thần cầu tiến, không
ngừng học tập nâng cao trình độ. Có đạo đức, trách nhiệm và ý thức cộng
đồng. Chân thành, độ lượng, có lòng trắc ẩn, tôn trọng luật pháp.



Khả năng quản lý thời gian, nguồn lực, dự án và lãnh đạo nhóm thực hiện dự

U

-

H

án, công việc.

TẾ

Sinh viên sau khi đã tốt nghiệp Chuyên ngành Tin học Kinh tế có thể trực tiếp làm

N
H

việc tại các bộ phận ứng dụng tin học trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các

KI

ngành kinh tế và thành phần kinh tế; các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước,



C

các tổ chức kinh tế - xã hội, làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm

H

trong nước cũng như nước ngoài với các vị trí công việc điển hình như: Phân tích nghiệp

ẠI

vụ, thiết kế và phát triển hệ thống thông tin, lập trình các phần mềm ứng dung trong quản

Đ

lý, quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, quản lý những dự án hệ thống thông tin. Trở

N

G

thành chuyên gia tư vấn về hệ thống thông tin quản lý cho các tổ chức kinh tế - xã hội về

Ư



các vấn đề như hoạch dịnh và lập kế hoạch hệ thống thông tin quản lý, quản trị các nguồn


TR

lực thông tin. Cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý, chuyên gia hệ thống thông tin quản lý
trong các tổ chức kinh doanh và cung ứng các giải pháp hệ thống thông tin quản lý. Hoặc
cũng có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp khối kinh tế, quản trị
kinh doanh.
1.3.2. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo được áp dụng đối với chuyên ngành Tin học kinh tế là 4 năm
1.3.3. Khối lượng kiến thức toàn khóa
Sinh viên được đào tạo với khối lượng kiến thức 122/153 tín chỉ
1.3.4. Đối tượng tuyển sinh

SVTH: Phan Trọng Lưu

14


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo
dục và đào tạo.
1.3.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
-

Quá trình đào tạo theo tính chỉ

-


Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên tích luỹ tối thiểu 122/153 tín chỉ, trong đó phần
bắt buộc 95 tín chỉ và phần tự chọn tối thiểu 27 tín chỉ trong tổng số 58 tín chỉ
tự chọn.

1.3.6. Thang điểm



Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang

U

-

H

điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành

TẾ

-

N
H

điểm chữ: A, B, C, D, F.

KI


1.3.7. Nội dung chương trình và kế hoạch dự kiến


C

Khung đào tạo dành cho sinh viên Chuyên ngành Tin học Kinh tế, được phân bổ

H

trên các học phần như sau:

G

học Tên học phần

N


phần



TT

Đ

ẠI

Bảng 1. 1. Khung chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học kinh tế


TR

Ư

7.1.1.Khối kiến thức đại cương
Lý luận chính trị
KTCT1022
1
2

KTCT1023

3

KTCT1112

4

KTCT1103

TT


phần

Số tính Học kỳ
chỉ
dự kiến
34/38

10/10

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- 2
Lênin 1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- 3
Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
2

1
2
3

Ðường lối cách mạng của Ðảng Cộng sản 3
4
Việt Nam
học Tên học phần
Số tính Học kỳ
chỉ
dự kiến

SVTH: Phan Trọng Lưu

15


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp


8/12

7.1.2.Khoa học xã hội – Nhân vãn – Nghệ thuật
DHKH1062 Pháp luật đại cương
5
Ðịa lý kinh tế

2

1

(2)

1

(2)

1

6

KTPT1012

7

DHKH1032 Khoa học môi trường

8

KTPT 5192


Quản lý nhà nước về kinh tế

(2)

2

9

DHSP1022

Tâm lý học đại cương

(2)

1

10

DHKH1042 Xã hội học đại cương

(2)

1

7/7
1

2


2

2

3

U

DHNN1032 Tiếng Anh cơ bản 3

H

13

TẾ

DHNN1022 Tiếng Anh cơ bản 2

3

N
H

12



7.1.3.Ngoại ngữ
11 DHNN1013 Tiếng Anh cơ bản 1



C

KI

7.1.4.Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ - Môi 9/9
trường
3
14 HTTT1053 Tin học ứng dụng

1

HTTT1043

Toán ứng dụng trong kinh tế

3

1

16

HTTT1033

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

3


Đ

ẠI

H

15

N

G

7.1.5Giáo dục thể chất



7.1.6.Giáo dục quốc phòng – an ninh

TR

Ư

7.2.KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Kiến thức của khối ngành
17 KTPT2023 Kinh tế vi mô 1

88/115
15/15
3


2

18

KTPT2033

Kinh tế vĩ mô 1

3

2

19

KTTC2013

Nguyên lý kế toán

3

4

20

QTKD3023

Quản trị học

3


6

21

KTTC2223

Tài chính – tiền tệ 1

3

3

7.2.2 Kiến thức ngành, chuyên ngành

53/62

7.2.2.1. Kiến thức chung của ngành

18/18

SVTH: Phan Trọng Lưu

16


GVHD: Dương Thị Hải Phương

Khóa luận tốt nghiệp
22


HTTT4403

Nguyên lý thống kê kinh tế

3

4

23

HTTT2043

Toán rời rạc

3

2

24

HTTT2123

Kiến trúc máy tính và hệ điều hành

3

3

25


HTTT2133

Hệ thống thông tin quản lý

3

4

26

HTTT3153

Cơ sở dữ liệu

3

3

27

HTTT3183

Cơ sở lập trình

3

2

35/44


7.2.2.2. Kiến thức chuyên ngành
28 HTTT3143 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

4
5

3

5

HTTT3283

30

HTTT3173

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 3
(ERP)
Mạng và truyền thông
3

31

HTTT4253

Lập trình hướng đối tượng

32


HTTT4203

Lập trình ứng dụng trong quản lý

3

6

33

HTTT3163

Phát triển hệ thống thông tin kinh tế

3

5

34

HTTT4112

Tin học ứng dụng nâng cao

2

6

35


HTTT4243

Lập trình nâng cao

(3)

6

36

HTTT4193

Công nghệ phần mềm

(3)

6

37

HTTT4233

Cơ sở dữ liệu nâng cao

(3)

5

38


HTTT4333

Khai phá dữ liệu

(3)

7

39

HTTT4263

Phân tích và thiết kế hướng đối tượng

(3)

6

40

HTTT4303

Lập trình ứng dụng web

(3)

6

41


HTTT4313

Kỹ thuật thương mại điện tử

(3)

5

42

HTTT4223

Quản trị doanh nghiệp tin học

(3)

7

TR

Ư



N

G

Đ


ẠI

H


C

KI

N
H

TẾ

H

U



29

7.2.3. Kiến thức bổ trợ
43 HTTT2053 Kinh tế lượng

6

9/27
3


6

44

QTKD3053

Quản trị tài chính

(3)

5

45

HTTT3433

Thống kê kinh doanh 1

(3)

5

SVTH: Phan Trọng Lưu

17


×