Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất gừng trên địa bàn phường thủy biều, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.75 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

--------------------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

K

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GỪNG

̣C

TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU,

Đ
A


̣I H

O

THÀNH PHỐ HUẾ

PHẠM VĂN THẢO

KHÓA HỌC: 2014 – 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

--------------------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


K

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GỪNG

̣C

TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU,

Đ
A

̣I H

O

THÀNH PHỐ HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn

Phạm Văn Thảo

PGS TS. Trương Tấn Quân

Lớp: K48B-KTNN
Niên khóa: 2014 – 2018

Huế, tháng 05 năm 2018



Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực của bản
thân, còn có sự giúp đỡ của và ủng hộ của các thầy cô bạn bè và các cô
chú trong HTX nông nghiệp Thủy Biều.



́H

U

Ế

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô, cán bộ
giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế đã cho tôi những kinh nghiệm
cũng như nhận thức trong suốt quá trình học tập trong trường để rút
ra những hành trang quý báu khi đi thực tập cũng như sau này. Đặc
biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS TS. Trương
Tấn Quân – người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
này.

K

IN

H


Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi của các cô chú trong HTX nông nghiệp Phường Thủy Biều
và các hộ nông dân trên địa bàn đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ
trong suốt quá trình đi điều tra thu thập số liệu.

̣I H

O

̣C

Bên cạnh đó tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, người thân – những
người luôn ủng hộ, động viên, và giúp đỡ tôi để cho tôi có thể hoàn
thành nghiên cứu này một cách tốt nhất có thể.

Đ
A

Cuối cũng, mặc dù đã cố gắng hết mình của bản thân trong việc
thực hiện khóa luận này, nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy,
cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Phạm Văn Thảo

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... vi
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ...................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

Ế

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1

U

2. Mục đích nghiên cứu đề tài .........................................................................................2

́H

2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2



2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2

H

3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................2

IN


3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3

K

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4

̣C

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..

O

.........................................................................................................................................4

̣I H

I. Cơ sở lý luận ................................................................................................................4
1.1. Khái niệm .................................................................................................................4

Đ
A

1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế....................................................................................4
1.1.2. Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế .............................................5
1.1.2.1. Phương pháp xác định ........................................................................................5
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................6
1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả..............................................................................6
1.1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ..................................................................................7

1.2. Khái quát về cây gừng ..............................................................................................7
1.2.1. Nguồn gốc..............................................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm sinh học của gừng .................................................................................8

ii


1.2.3. Vị trí và vai trò của cây gừng ................................................................................9
1.2.4. Các hình thức trồng gừng ......................................................................................9
1.2.5. Giá trị dinh dưỡng của cây gừng .........................................................................10
II. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................................10
A. Tình hình phát triển cây gừng...................................................................................10
A.1. Tình hình trong nước .............................................................................................10
A.2.Tình hình thế giới ...................................................................................................11

Ế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GỪNG TRÊN

U

ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU – THÀNH PHỐ HUẾ ......................................12

́H

2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................12
2.1.1.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................12




2.1.1.1. Ví trí địa lý........................................................................................................12
2.1.1.2. Địa hình, đất đai ...............................................................................................12

H

2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu ...............................................................................13

IN

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội....................................................................................13

K

2.1.2.1. Dân số và lao động ...........................................................................................13
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của phường Thủy Biều.................................................15

O

̣C

2.1.2.3. Cơ sở vật chất của địa phương .........................................................................16

̣I H

2.1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương .................................................16
2.2. Tình hình sản xuất gừng ở phường Thủy Biều.......................................................17

Đ
A


2.2.1. Giống và mùa vụ gừng ........................................................................................17
2.2.1.2. Mùa vụ..............................................................................................................18
2.2.2. Những hình thức tổ chức sản xuất.......................................................................18
2.2.2.1. Theo quy mô hộ gia đình..................................................................................18
2.2.2.2. Theo quy mô của HTX .....................................................................................18
2.2.3. Diện tích, năng suất sản lượng gừng của phường Thủy Biều .............................19
2.3. Hiệu quả kinh tế trồng gừng của các hộ điều tra trên địa bàn phường Thủy Biều21
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra...................................................................21
2.3.1.1. Thông tin chung của các hộ điều tra.................................................................21
2.3.1.2. Đặc điểm của các hộ điều tra............................................................................22
iii


2.3.1.3. Tình hình đất đai của các hộ điều tra................................................................24
2.3.1.4. Tư liệu sản xuất của hộ.....................................................................................25
2.3.1.5. Phân loại các hình thức trồng gừng của hộ điều tra .........................................26
2.3.2. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra..................................................27
2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất gừng của phường Thủy Biều................................28
2.3.3.1. Kết quả..............................................................................................................29
2.3.3.2. Hiệu quả............................................................................................................32

Ế

2.3.4.Thị trường tiêu thụ và chuỗi cung ứng .................................................................35

U

2.3.4.1. Thị trường tiêu thụ............................................................................................35

́H


2.3.4.2. Chuỗi cung ứng ................................................................................................36
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng, khó khăn nguyện vọng của các hộ điều tra .....................37



2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ...........................................................................37
2.4.2. Các yếu tố nguồn lực ...........................................................................................38

H

2.4.3. Các yếu tố đối với chủ hộ ....................................................................................38

IN

2.4.4. Khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra....................................................38

K

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT GỪNG Ở PHƯỜNG THỦY

O

̣C

BIỀU – THÀNH PHỐ HUẾ .......................................................................................40

̣I H


3.1. Định hướng phát triển sản xuất gừng ở phường Thủy Biều...................................40
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất gừng ở

Đ
A

phường Thủy Biều – Thành Phố Huế............................................................................41
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và mở rộng diện tích vùng sản xuất gừng ....................41
3.2.2. Giải pháp về vốn..................................................................................................42
3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................42
3.2.3.1. Mật độ và khoảng cách.....................................................................................43
3.2.3.2. Thời vụ..............................................................................................................43
3.2.3.3. Giải pháp về giống............................................................................................43
3.2.3.4. Giải pháp về phân bón ......................................................................................44
3.2.3.5. Giải pháp về bảo vệ thực vật ............................................................................44
3.2.3.6. Giải pháp về hệ thống tưới tiêu ........................................................................45
iv


3.2.4. Giải pháp về tập huấn kỹ thuật ............................................................................45
3.2.5. Giải pháp về tiêu thụ............................................................................................46
3.2.6. Giải pháp về tổ chức sản xuất..............................................................................47
3.2.7. Một số giải pháp khác..........................................................................................47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................49
1. Kết luận......................................................................................................................49
2. Kiến nghị ...................................................................................................................50

Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................52


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX: Hợp tác xã
CPSX: Chi phí sản xuất

GTSX: Giá trị sản xuất
GTGT: Giá trị gia tăng

Ế

IU: Đơn vị đo lường quốc tế



LN: Lợi nhuận

́H

IC: Chi phí trung gian

U

TC: Tổng chi phí

MI: Thu nhập hỗn hợp

IN

H

VA: Giá trị gia tăng

HQKT: Hiệu quả kinh tế

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

HQPP: Hiệu quả phân phối

vi


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 Ha = 20 Sào
1 Ha = 10.000m2

Đ
A

̣I H

O

̣C

K


IN

H



́H

U

Ế

1 Sào = 500m2

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của cây gừng.............................................................10
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động của phường Thủy Biều năm 2017........................14
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất của phường Thủy Biều năm 2017 ..............................16
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng gừng ở phường Thủy Biều qua 3 năm 2014 –
2016 ...............................................................................................................................19
Bảng 5: Thị trường tiêu thụ gừng của phường Thủy Biều ............................................20

Ế

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .........................................21


U

Bảng 7: Đặc điểm của các hộ điều tra ...........................................................................23

́H

Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra ...............................................................24
(Tính theo bình



Bảng 9: Tình hình sử dụng tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

quân/hộ) .........................................................................................................................25

H

Bảng 10: Phân loại các hình thức trồng gừng của hộ điều tra.......................................26

IN

Bảng 11: tình hình sử dụng phân bón của hộ điều tra ...................................................27
Bảng 12: Các chi phí tổng tính theo số liệu các hộ điều tra năm 2017 .........................29

K

Bảng 13: Chi phí để sản xuất một bao gừng .................................................................30

̣C


Bảng 14: Sản lượng của các hộ điều tra ........................................................................32

O

Bảng 15: Hiệu quả theo diện tích ..................................................................................32

̣I H

Bảng 16: Hiệu quả theo lao động ..................................................................................33
Bảng 17: Hiệu quả theo chi phí .....................................................................................34

Đ
A

Bảng 18: So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình......................................................34
Bảng 19: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra ...........................................36

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thủy Biều là phường vùng ven, có hệ sinh thái phong phú, đất đai thổ nhưỡng,
đa dạng cùng với thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho việc trồng đa số
các loại cây ăn quả, những cây có giá trị kinh tế nhưng người dân nơi đây chỉ hoạt
động vào lĩnh vực phi nông nghiệp và chú trọng vào việc trồng và phát huy những cây


Ế

trồng lâu năm, cây lúa nên chưa phát huy được thế mạnh của phường cũng như nâng

U

cao thu nhập của người dân trên địa bàn.

́H

Những năm trước các cấp các ngành đã có nhiều nỗ lực, giúp đỡ người dân trong
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các cây trồng thay thế phù hợp với những điều



kiện tự nhiên thuận lợi của vùng cũng như nâng cao giá trị kinh tế của vùng, đáp ứng
nhu cầu thị trường, cũng như tăng thu nhập cho người dân.

H

Cây gừng từ lâu đã được trồng ở địa phương phục vụ nhu cầu cho gia đình cùng

IN

với đó là lợi thế đất đai rộng lớn. Qua nhiều năm người ta nhận thấy cây gừng là cây

K

dễ trồng nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng,


̣C

qua điều tra Thủy Biều có nhiều hộ trồng gừng lâu năm, người dân sau vụ lúa, thanh

O

trà họ còn tranh thủ trồng gừng để kiếm thêm thu nhập vì diện tích đất nhỏ, vốn ít

̣I H

nhưng đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên phần lớn các hộ trồng và phát triển theo mô
hình trồng gừng trên đất nhưng gặp nhiều rủi ro vì phường Thủy Biều là vũng đất

Đ
A

trũng dễ ngập lụt, những năm trước với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Quỹ người dân
mạnh dạng thử sức với mô hình trồng gừng trong bao và cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng những năm gần đây số người trồng gừng trên địa bàn ngày càng giảm sút với
nhiều lý do khác nhau qua điều tra thì chúng tôi nhận thấy giá gừng ngày càng có xu
hướng giảm vì các loại gừng cạnh tranh trên thị trường xuất hiện đầy rẫy nhưng giá
thành của nó lại thấp hơn nhiều so với gừng mà người dân trồng. Nên thị trường tiêu
thụ cũng như phân phối của người dân ngày càng giảm sút, dù cắt giảm diện tích trồng
nhưng số lượng gừng dư thừa vẫn nhiều, điều này làm ảnh hưởng đến ý chí cũng như
cuộc sống của người dân địa phương nơi đây nên có rất nhiều người đã từ bỏ nghề
trồng gừng lâu năm của mình.
SVTH: Phạm Văn Thảo

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

Qua đó tôi nhận thấy cần phải vận dụng những kiến thức mà mình học được trên
trường cũng như những kinh nghiệm thực tiễn để giúp bà con nông dân ở đây có
hướng sản xuất phù hợp với thị trường tiêu thụ hiện tại đồng thời giải quyết những vấn
đề cấp bách mà người dân đang gặp phải. Qua đó tôi đã chọn đề tài: ''Phân tích hiệu
quả kinh tế sản xuất gừng trên địa bàn phường Thủy Biều, Thành Phố Huế'' làm
đề tài thực tập cuối khóa.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài

U

Ế

2.1. Mục tiêu chung

́H

Phân tích, nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất gừng ở phường Thủy Biều, thành phố Huế



2.2. Mục tiêu cụ thể

H


Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của cây gừng..

IN

Phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất gừng trên địa bàn trên địa bàn.

dân.

̣C

3. Phương pháp nghiên cứu

K

Đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của các hộ nông

O

3.1. Phương pháp thu thập số liệu

phương.

̣I H

- Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ HTX nông nghiệp, phường, chính quyền địa

Đ
A


- Số liệu sơ cấp:

+ Được thu thập qua quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp từ các hộ nông dân

trên địa bàn bằng các câu hỏi được chuẩn bị sẵn.
+ Xác định quy mô mẫu: Tôi đã tiến hành chọn tổng số mẫu điều tra 30 hộ.
+ Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp.
+ Cách thức tiến hành điều tra: lựa chọn ngẫu nhiên các hộ trồng gừng thuận tiện
về đường đi trong quá trình điều tra.

SVTH: Phạm Văn Thảo

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+Phương pháp thống kê mô tả: mô tả, phân tổ, phân tích các bảng để rút ra các kết
luận của vấn đề.
+Phương pháp thống kê so sánh: so sánh các chỉ số, các bảng để phân tích sự khác
nhau giữa các vấn đề.
+Phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả sản xuất: Sử dụng các phương pháp
phân tích số liệu để tính các chỉ tiêu của đề tài như: GO, IC,… để phân tích các chỉ

Ế

tiêu và kết quả.


U

+ Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu excel,... để tính toán các số liệu phục vụ

́H

cho quá trình làm khóa luận.



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế cây gừng

H

của các hộ nông dân trên địa bàn phường Thủy Biều.

IN

- Phạm vi nghiên cứu:

K

Thời gian:

̣C

Số liệu thứ cấp: lấy trong giai đoạn 2014 – 2017 của HTX nông nghiệp phường


O

Thủy Biều, từ sách báo có liên quan, internet,...

̣I H

Số liệu sơ cấp : số liệu thu thập được từ các hộ tham gia trồng gừng trên địa bàn
phường Thủy Biều năm 2017

Đ
A

Không gian: Phường Thủy Biều, Thành Phố Huế.

SVTH: Phạm Văn Thảo

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm


Ế

1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

U

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế,

́H

nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội do
nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu thị trường, công tác tổ chức, quản lý,...



Hiệu quả kinh tế là là mục đích mà tất cả các doanh nghiệp đều muốn đạt được
bằng cách sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều này cho

H

chúng ta thấy rằng cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc

IN

sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. HQKT của quá trình sản xuất gắn

̣C

tranh, cung cầu, giá trị, ...


K

liền với việc trao đổi, vì thế nó chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế như: canh

O

Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế chẳng

̣I H

hạn chẳng hạn theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng “hiệu quả kinh tế là một phạm
trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu

Đ
A

xác định”. Nhưng theo các tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng hiệu quả
kinh tế đạt được trong sản xuất nông nghiệp phải phân biệt được ba khái niệm về hiệu
quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỷ thuật là số sản phẩm đầu ra có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỷ thuật
hay công nghệ áp dụng trong lâm nghiệp. Nó cho ta biết một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá bán sản phẩm và
giá đầu vào được tính đến phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí
SVTH: Phạm Văn Thảo

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của HQPP là hiệu quả kỷ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế có thể tính toán được hiệu
quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế. Từ
định nghĩa về hiệu quả kinh tế đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh
tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử

Ế

dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm

U

đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

́H

1.1.2. Phương pháp xác định và bản chất hiệu quả kinh tế



1.1.2.1. Phương pháp xác định

Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.


H

Như vậy muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải xác định được kết quả

IN

và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là toàn bộ các chi phí cho

̣C

Công thức: H=Q/C

K

các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liêu, giống....

O

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

̣I H

Q là khối lượng sản phẩm thu được
C là chi phí bỏ ra

Đ
A

Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được


một đơn vị nguồn lực đã sử dụng dem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh
được hiệu quả ở các quy mô khác nhau..
1.1.2.2. Bản chất
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh
tế trong hoạt động sản xuất là phản ánh về mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng
của mọi hoạt động- mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

SVTH: Phạm Văn Thảo

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

Theo các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều
thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra
những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, vật chất… Chúng ta tiến hành so
sánh kết quả đạt được sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có
được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và
ngược lại.
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

U

Ế

1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả


́H

Giá trị sản xuất (GO): GO cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất đơn
vị sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu.



Công thức: GO = Q * P Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm thứ i
P là giá của sản phẩm thứ i

IN

trong quá trình tạo ra sản phẩm.

H

Chi phí trung gian (IC): C là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng

suất tạo ra trong một chu kỳ.

K

Giá trị gia tăng (VA): VA là giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ mà các ngành sản

̣C

Công thức :VA = GO  IC

O


Tổng chi phí (TC): Bao gồm tất cả các chi phí mà chủ thể đầu tư trong quá trình

̣I H

sản xuất (gồm cả chi phí thuê mua và chi phí tự có).
Công thức: TC= IC+ CL

Đ
A

Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và tổng chi phí
Công thức: LN = GO – TC
Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ đi các

khoản chi phí sản xuất.
Công thức: MI= GO – IC
Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi
chi phí tự có, hoặc là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí sản
xuất các khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình.
Công thức: NB= MI - TC
SVTH: Phạm Văn Thảo

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân


1.1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng chi phí trung gian bao gồm: GO/IC, VA/IC,
LN/IC đây là những chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi
phí biến đổi và thu dịch vụ.
GO/IC: Cho biết cứ một đồng chi phí vật chất và dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để
sản xuất thu được bao nhiêu đồng gía trị sản xuất.
VA/IC: Cho biết cứ một đồng chi phí vật chất và dịch vụ mà nông hộ bỏ ra để

Ế

sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.

U

LN/IC: Cho biết cứ một đồng chi phí vật chất và dịch mà nông hộ bỏ ra để sản



1.2. Khái quát về cây gừng

́H

xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.2.1. Nguồn gốc

H

Gừng là một loài thực vật gừng có tên khoa học là Zinziber Officinale Rose


IN

.Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các

K

bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa
và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y

O

̣C

học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.
Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và

̣I H

cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản

Đ
A

là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các
địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Gừng có nguồn gốc từ cây thân rể thuộc loài Zingiber Officionale, xuất hiện rất

lâu và phát triển được quanh năm. Gừng xuất xứ từ vùng Đông Nam Á và được dùng
làm gia vị phổ biến ở Châu Á .Gừng là một trong những cây gia vị xuất hiện đầu tiên ở
Phương Đông nhanh chóng phổ biến ở Châu Âu và ngày càng được sử dụng rộng rải

hơn.
Gừng được dùng làm gia vị và thuốc ở Ấn Độ và Trung Quốc từ rất lâu đời. Nó
có thể bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

SVTH: Phạm Văn Thảo

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

Gừng là một trong những gia vị phương Đông được biết đầu tiên ở châu Âu được
đem tới Hy lạp và La Mã từ các lái buôn người Ả rập (người giữ bí mật về nguồn gốc
xuất phát ở Ấn độ). Ở Đức và Pháp thì biết đến gừng từ thế kỉ thứ 9, đến thế kỉ thứ 10
thì du nhập sang Anh. Người Ả Rập đem rễ cây sang trồng ở Đông Phi vào thế kỉ 13,
và phát triển rộng ra ở các nước khác vào thế kỉ 19.
Gừng được trồng phổ biến ở hầu hết các nước nhiệt đới.
1.2.2. Đặc điểm sinh học của gừng

Ế

Gừng được xếp vào nhóm cây thường niên, thân thảo, thân ngầm phình to chứa

U

dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ, củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp

́H


đất mặt (sâu 0 -15cm).



Gừng là loại thân cỏ, phát triển quanh năm, thân phát triển theo hình ống, gồm
nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. cao từ 5cm - 1m, thân rễ phát triển thành củ. Lá thuộc

H

loại lá đơn, mọc so le, hình mủi mác thuôn dài khoảng 15cm – 1m rộng 2cm ,mặt lá

IN

nhẵn bóng màu xanh đậm, gân lá có màu xanh nhạt, lá gừng có mùi thơm.

K

Củ gừng phát triển ngầm dưới đất, củ có nhiều đốt, mỗi đốt có một vài mầm non,
nếu gặp điều kiện thuận lợi mầm đó sẻ phát triển thành chồi, thành cây mới. Củ có

O

̣C

màu vàng nhạt thân củ có nhiều sợi dọc có vị cay nồng.
Hoa gừng không mọc ra từ thân mà mọc ra từ củ, cuống dài 20cm, bông hoa mọc

̣I H


sát nhau dài 5cm, rộng 2-3cm,đài hoa màu tím nếu thu hoạch sớm thì không có hoa

Đ
A

Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung
bình hàng năm 21-27 độ. Cây gừng trồng thích hợp ở vùng có một mùa khô ngắn, có
nhiệt độ không khí tương đối cao trong thời kỳ củ gừng thành thục.Vì vậy, khí hậu ở
nhiều địa phương miền Nam nước ta thích hợp cho trồng gừng.
Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ
nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng,
tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích
hợp cho trồng gừng.
Đất trồng gừng có PH =4 -5.5 nhưng thích hợp nhất là 5.5-7.Ở nước ta có 2 loại

SVTH: Phạm Văn Thảo

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

đất vùng đồi núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm
phong hóa từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và dất nung đỏ trên badan poocphia và các
loại đá mác ma trung tính và kiềm.
Gừng là loại cây ưa sáng và có khả năng chịu bóng
Tuy nhiên nó là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. Gừng có nhu cầu về
N nhiều nhất, sau đó K và P. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng trên đất

tốt ,nếu trồng trong đất xấu phải bón phân.

Ế

Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều và là nguồn để bà con sử dụng nhân

U

giống chủ yếu hiện nay.

́H

1.2.3. Vị trí và vai trò của cây gừng



Ban đầu cây gừng được người nông dân trồng nhằm phục vụ đời sống gia đình
nhưng tác dụng mà nó mang lại ngày càng được biết đến nhiều hơn cùng với xã hội

H

ngày càng phát triển con người không chỉ sử dụng gừng vào việc chế biến thức ăn mà

IN

còn dùng nó như là một công cụ kinh tế cùng với đó là nhu cầu thị trường ngày càng

K

tăng do nhu cầu về mứt gừng, trà gừng, cùng với chế biến ra các vị thuốc chữa bệnh.

Từ đó các sản phẩm về gừng ngày càng trở nên đa dạng giá trị kinh tế ngày càng tăng

̣C

cao. Từ đó quy mô trồng gừng của người dân địa phương ngày càng tăng lên do lợi ích

O

mà nó mang lại đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người nông dân.

̣I H

Vai trò tạo nguồn thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân. Ngoài ra cây
gừng còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân, góp phần làm xóa

Đ
A

đói giảm nghèo cho người dân, làm tăng hộ giàu trong xã hôi,...
1.2.4. Các hình thức trồng gừng
Trồng gừng trên đất là hình thức trồng sơ khai nhất, là hình thức trồng phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên. Người trồng gừng theo hình thức này vẫn tuân theo quy trình
trồng gừng nhưng sản lượng thu hoạch được không cao do còn chịu các nhân tố tự
nhiên tác động.
Trồng gừng trong bao là hình thức trồng sau những năm nghiên cứu phát triển
của địa phương, là hình thức trồng cao hơn hình thức trồng sơ khai để hạn chế những
tác động mà yếu tố tự nhiên tác động. Trồng gừng trong bao có nhiều ưu điểm như độ
SVTH: Phạm Văn Thảo

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

ẩm cao, có thể di chuyển vào chỗ râm mát và tưới nước khi trời nắng nóng nên có thể
trồng quanh năm. Trồng gừng trong bao giúp người dân có thể chủ động được thời
gian mà sản lượng thu hoạch được cũng cao hơn nhiều so với hình thức trồng gừng
trên đất nhưng mất thời gian trong việc chọn giống.
1.2.5. Giá trị dinh dưỡng của cây gừng
Giá trị dinh dưỡng của cây gừng được khái quát đầy đủ qua bảng số liệu thông kê
dưới đây:

Trong 100 g củ gừng tươi
333 kJ (80 kcal)

Carbohydrates

17,77 g

71,62 g

1,70 g

3,39 g

2,0 g

14,1 g


0,75 g

4,24 g

1,82 g

8,98 g

0 IU

30 IU

5,0 mg (6%)

0,7 mg (1%)

34 mg (5%)

168 mg (24%)

415 mg (9%)

1320 mg (28%)

H

Đường

IN


Chất xơ thực phẩm

K

Fat

̣C

Protein

Đ
A

Photpho

̣I H

VitaminB

O

VitaminA

1.404 kJ (336 kcal)



Năng lượng


Trong 100 g củ gừng khô

́H

Thành phần

U

Ế

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của cây gừng

Kali

II. Cơ sở thực tiễn
A. Tình hình phát triển cây gừng
A.1. Tình hình trong nước
Cây gừng được dùng tươi như một loại gia vị và chế biến thành nhiều sản phẩm
như mứt, kẹo, rượu, thuốc... Ở nước ta, gừng được trồng phổ biến trong các hộ gia
đình với qui mô nhỏ, sản lượng chưa nhiều, chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ.
SVTH: Phạm Văn Thảo

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

Ngày nay mô hình trồng gừng trong nước ngày càng trở nên phổ biến và nhân

rộng trên khắp cả nước vì ngoài công dụng của nó thì còn đem lại thu nhập cao cho
những hộ nông dân trồng gừng. Ở nước ta người dân thường tập trung trồng mùa vụ
tháng 4 – 5 vì khi thu hoạch xong sẽ cung ứng cho thị trường để làm mứt gừng. Ở Việt
Nam có nhiều loại gừng nhưng những loại gừng được trồng phổ biến là gừng trâu: củ
to, ít xơ, ít cay thích hợp cho xuất khẩu, gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ
hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay được bán nhiều ở thị trường trong nước. Việt

Ế

Nam là đất nước thuận lợi cho việc trồng gừng vì có nhiều vùng có khí hậu nhiệt đới

U

ẩm đặc biệt cây gừng thích hợp ở những vùng có mùa khô ngắn, có nhiệt độ không khí

́H

tương đối cao trong thời kì thành thục. Vì vậy, khí hậu ở nhiều địa phương miền Nam
nước ta thích hợp cho việc trồng gừng nên cây gừng (Zingiber officinale) được trồng



khá phổ biến từ Bắc (tỉnh Lạng Sơn) vào Nam (Cà Mau tỉnh Minh Hải). Nhưng chủ
yếu được trồng với quy mô nhỏ, trong các hộ gia đình với sản lượng chưa nhiều, cung

IN

H

cấp cho thị trường địa phương và trong nước là chính.

A.2.Tình hình thế giới

K

Trên thế giới tính theo diện tích trồng Trung Quốc là quốc gia trồng gừng lớn

̣C

nhất với sự canh tranh và xuất hiện ở khắp mọi nơi, gừng Trung Quốc có ảnh hưởng

O

lớn đến giá của thị trường toàn cầu. Việc sản xuất ở quốc gia này ảnh hưởng trực tiếp

̣I H

đến thị trường thế giới.

Về phần sản xuất thì Peru là quốc gia có nhiều đặc điểm vượt trội. Gừng Peru đã

Đ
A

từ rất lâu và được xem tương tự như Trung Quốc, gừng Peru được trồng bằng tay và
đó là sự tin dùng của các thương nhân Peru so với sản xuất bằng cơ giới của Trung
Quốc.

Còn về sản lượng thì Ấn Độ là nước sản xuất gừng lớn nhất thế giới. Vụ
2005/2006 nước này sản xuất 391.000 tấn trên diện tích 110.600 héc ta, đạt năng suất
trung bình 3.537 kg/hécta. Ấn Độ thường xuất khẩu 8% sản lượng gừng trong nước.

Những đối thủ cạnh tranh thị trường gừng thế giới không chỉ có Trung Quốc,
Peru mà còn có cả Bỉ, Úc, Italia,...

SVTH: Phạm Văn Thảo

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT GỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN PHƯỜNG THỦY BIỀU – THÀNH PHỐ HUẾ
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Ví trí địa lý

Ế

Thủy Biều là phường vùng ven, có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, nằm cách

U

trung tâm Thành Phố Huế khoảng 7 km về phía Tây Nam, nằm trên lưu vực sông

́H

Hương đối diện với chùa Thiên Mụ, di tích Văn Thánh. Diện tích đất tự nhiên là




668,54 ha

- Phía Đông giáp với phường Thủy Xuân, phương Phường Đúc.

H

- Phía Tây giáp với phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà.

IN

- Phía Nam giáp với xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.

K

- Phía Bắc giáp phường Hương Long.

- Phường có 6 khu vực: Khu vực Long Thọ, Trường Đá, Đông Phước 1, Đông

̣C

Phước 2, Trung Thượng, Lương Quán.

O

2.1.1.2. Địa hình, đất đai

̣I H


Phường Thủy Biều nằm trên lưu vực sông Hương, địa hình tương đối bằng

Đ
A

phằng, nhìn tổng thể Thủy Biều như một bán đảo, địa hình thoãi dần từ Đông sang
Tây. Vùng đồi thấp chiếm 20% diên tích toàn phường và nằm dồn về phía Đông của
phương, còn lại là vùng đồng bằng chiếm diện tích lớn.
Phường Thủy Biều gồm các loại đất chính:
+ Đất phù sa: ước tính khoảng 325 ha là phần lớn đất thịt. Riêng phần bãi bồi sát
sông Hương ở Lương Quán có thành phần cát pha. Độ dày tầng trên 100cm và phân bố
dọc theo sông Hương, thuộc các khu vực: Lương Quán, Trung Thượng, Đông Phước
là loại đất màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển trong đó diện tích
trồng gừn tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Phước chiếm gần 40% tổng sản lượng
của phường.
SVTH: Phạm Văn Thảo

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

+Đất đỏ vàng phát triển trên đất sét: ước tính khoảng 150 ha, thành phần cơ giới:
đất thịt nhe và độ dày tầng đất dưới 30cm. Đât đỏ vàng phân bố chủ yếu ở hai khu vực:
Trường Đá và Long Thọ. Thành phần kết cấu tại khu vực này được người dân trồng
nhiều nên tổng sản chiếm hơn 50% sản lượng của phường.
Phường Thủy Biều có địa hình cao ráo, đất đồi nên rất thuận lợi cho việc phát

triển các loại cây trồng, trong đó có cây gừng vì cây gừng thích nghi tốt ở những nơi
đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, kể cả nhưng nơi đất xấu.

Ế

2.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu

́H

dài từ tháng 2 – 9 . Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 10 trở đi.

U

Phường Thủy Biều chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa nóng kéo

Nhiệt độ và giờ nắng: Nhiệt độ trung bình/ năm 24 – 25 độ. Tổng nhiệt độ năm

trưởng và phát triển trong đó có cây gừng.



8.700 – 9000 độ. Nói chung nhiệt độ Thủy Biều thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh

H

Lượng mưa: Thủy Biều có lượng mưa dao động từ 2.600 – 2800. Tuy nhiên do

IN

chế độ mưa theo mùa, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên


K

cũng gây ra những bất lợi cho việc trồng gừng, lượng mưa làm ngập úng gừng làm
giảm chất lượng, sản lượng gừng và sự phát triển của sâu bệnh. Ở Thủy Biều có mùa

O

̣C

mưa ít và mùa mưa nhiều.

̣I H

Lũ lụt: Do bao bọc bởi con sông Hương nên chịu ảnh hưởng lớn của các trận lụt
ngoại trừ những vùng cao như Trường Đá và Long Thọ trong đó Trường Đá là khu

Đ
A

vực được các hộ nông dân tập trung chủ yếu trồng gừng trên đất vì lợi thế của vùng,
còn lại chịu ảnh hưởng của lụt, các trận lụt thường xuyên xuất hiện từ tháng 9 – 11
dương lịch trong năm, các vùng thấp gần sông Hương như Đông Phước, Lương Quán
thường xuyên bị ngập lụt nên người dân chỉ tập trung vào trồng gừng trong bao để hạn
chế độ ẩm, ngập úng gừng.
Bão: bị ảnh hưởng bởi các cơn bảo như các vùng khác .
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động là nguồn lực chủ yếu trong xã hội là công cụ kinh tế. Đó vừa
là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển

SVTH: Phạm Văn Thảo

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

của vùng. Việc bố trí lao động phù hợp không những giải quyết được việc làm, nó còn
có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội.
Theo số liệu thông kê năm 2017 số hộ của phường Thủy Biều có 2.285 họ với
tổng nhân khẩu là 11.283 người, bình quân nhân khẩu/hộ đạt 4,93 người/ hộ.
Qua bảng số liệu 2: Tình hình dân số, lao động của phường Thủy Biều trong năm
2017 cho ta thấy:
Tổng số lao động của phường đạt 5.344 người chiếm gần 50% tổng dân số, trong

Ế

đó lao động trong nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm xuống đạt 1.100 người

U

chiếm gần 20% tổng lao động, còn lại là lao động phi nông nghiệp chủ yếu tập trung

́H

vào tầng lớp thế hệ trẻ ( lao động phổ thông) do đất nước ngày càng phát triển theo




hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bình quân nhân khẩu/ hộ đạt 4,93 trong đó bình quân lao động/ hộ đạt 2,34

IN

trung chủ yếu ở tầng lớp trung niên.

H

chiếm gần 50% nhân khẩu của hộ gia đình cho thấy nguồn lao động trong gia đình tập

Bình quân lao động nông nghiệp/ hộ thấp đạt mức 0,48 cho thấy lao động nông

̣C

lĩnh vực phi nông nghiệp.

K

nghiệp ở địa phương ngày càng có xu hướng giảm dần chạy theo xu thế phát triển các

O

Bảng 2: Tình hình dân số, lao động của phường Thủy Biều năm 2017

1. Tổng số hộ

Đơn vị


Số lượng

Hộ

2.285

Đ
A

̣I H

Chỉ tiêu

2. Tổng số nhân khẩu

Người

11.283

3. Tổng số lao động

Người

5.344

- Nông nghiệp

Người


1.100

- Phi nông nghiệp

Người

4.244

Người/hộ

4,93

- Bình quân lao động/hộ

LĐ/hộ

2,34

- Bình quân lao động NN/hộ

LĐ/hộ

0,48

4. Các chỉ tiêu bình quân
- Bình quân nhân khẩu/hộ

(Nguồn: UBNN phường Thủy Biều)
SVTH: Phạm Văn Thảo


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trương Tấn Quân

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất của phường Thủy Biều
Phường Thủy Biều với nguồn đất đai phong phú, đa dạng được biết đến là nơi
phát triển cho các mục đích phi nông nghiệp vì là nơi tập trung của nhiều di tích, danh
lam thắng cảnh ngoài ra Thủy Biều là nơi tiềm năng phát triển các loại cây trồng, nên
người dân tập trung khai hoang đất trồng trọt nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp
ngày càng tăng lên và chiếm tỷ lệ lớn.
Qua bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất của phường cho thấy: Tổng diện tích đất tự

Ế

nhiên của phường có sự tăng trưởng rõ rệt ban đầu là 657,3 ha đến nay là 668,54 ha

U

tăng 11,24 ha trong đó diện tích đất đai tăng chủ yếu là đất đai sản xuất nông nghiệp

́H

do những hộ gia đình nông dân vùng ven khai phá để canh tác.



Diện tích đất nông nghiệp đạt 284,45 ha tương ứng 42,55% trong đó đất sản xuất

nông nghiệp đạt 264,38 ha chiếm 39,55% tổng diện tích đất tự nhiên trong đó đất trồng

H

cây hằng năm chiếm diện tích lớn đạt 152,51 ha chiếm 22,81% tổng diện tích, ngoài ra

IN

còn có đất trồng lúa, hoa màu chiếm tỷ lệ tương ứng là: 12,87% và 9,94% tổng diện
tích.

K

Diện tích đất trồng cây lâu năm đạt 111,87 tương ứng 16,73% tổng diện tích

O

nuôi trồng thủy sản.

̣C

ngoài ra còn có các loại đất sử dụng khác chỉ chiếm tỷ lệ thấp như: đất lâm nghiệp, đất

̣I H

Ngoài các loại đất được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, diện tích phi nông
nghiệp ngày càng có xu hướng tăng theo thời gian cùng với sự phát triển đạt 284,09 ha

Đ
A


tương ứng với 57,45 cho thấy tình trạng sử dụng đất đai phường Thủy Biều rất phong
phú đa dạng phát triển theo nhiều hướng khác nhau.

SVTH: Phạm Văn Thảo

15


×