Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở xã quảng tiên, thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.63 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

H



́H

U

Ế

------

K

IN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

̣C

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA

O

CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ QUẢNG TIÊN,

̣I H



THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH
Giáo viên hướng dẫn:

Đoàn Hoài Nam

TS. Nguyễn Ngọc Châu

Đ
A

Sinh viên thực hiện:

Lớp: K48C- KTNN
Niên khóa: 2014-2018

Huế, tháng 05 năm 2018


Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Trường ĐH Kinh tế Huế, được sự
chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế và
Phát triển đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt

Ế

thời gian học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại Ban Kinh Tế xã Quảng Tiên em

U

đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế, đồng thời học hỏi




đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

́H

được nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn:

H

Quý thầy cô trường Trường ĐH Kinh tế Huế, đã truyền đạt cho tôi những kiến

IN

thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Châu đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.

K

Em xin trân trọng cảm ơn các cô, chú, các bác, anh chị trong Ban Kinh Tế xã

̣C

Quảng Tiên; các hộ gia đình trên địa bàn điều tra; UBND xã Quảng Tiên đã tạo mọi

O

điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập.


̣I H

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em hoàn

Đ
A

thành tốt công việc của mình.
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đoàn Hoài Nam


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................viii

Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1

U

1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................................1


́H

2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................2



2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2

H

4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................2

IN

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................4

K

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT

̣C

NÔNG NGHIỆP .................................................................................................................4

O

1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................................4


̣I H

1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế ...........................................4
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế......................................................................................4

Đ
A

1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế..................................................................................5
1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..................................................................5
1.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ..........7
1.1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất ..............................................7
1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất............................................................7
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa ....................................................8
1.1.3. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa .................................................................................8
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lúa ........................................................9
1.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng ...................................................................................................9
ii


1.1.4.2. Giá trị kinh tế.........................................................................................................10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa..................................11
1.1.5.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên ...............................................................11
1.1.5.2. Yếu tố kinh tế xã hội .............................................................................................12
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu........................................................................14
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI

Ế

XÃ QUẢNG TIÊN,THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................18


U

2.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng Tiên ..........................................................................18

́H

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................18



2.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................18
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ..................................................................................................18
2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu: ..................................................................................................18

H

2.1.1.4. Thủy văn ................................................................................................................19

IN

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường ...................................................19

K

2.1.1.6. Thực trạng môi trường: .........................................................................................19

̣C

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................................20


O

2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất............................................................................................20

̣I H

2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động ................................................................................21
2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng .........................................................................................22

Đ
A

2.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của địa phương ..........................................23
2.1.4. Tình hình sản xuất lúa ở xã Quảng tiên....................................................................24
2.2. Hiệu quả sản xuất lúa của xã Quảng Tiên ...................................................................26
2.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.........................................................................26
2.2.1.1 Thông tin chung về các hộ điều tra ........................................................................26
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.......................................................27
2.2.2.3 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ..................................................................28
2.2.2. Kết quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ..................................................................29
2.2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra ..............................................29
iii


2.2.2.2 Chi phí đầu tư sản xuất của các hộ điều tra............................................................30
2.2.3. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ................................................................31
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ................................................................32
2.3.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ
điều tra ................................................................................................................................33

2.3.2. Ảnh hưởng của đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ...36

Ế

2.3.3. Thời tiết ....................................................................................................................38

U

2.3.4. Giống lúa ..................................................................................................................38

́H

2.3.5. Kinh nghiệm sản xuất lúa .........................................................................................38



2.3.6. Trình độ học vấn.......................................................................................................39
2.3.7. Kỹ thuật trồng lúa .....................................................................................................39
2.3.8. Chất lượng đất ..........................................................................................................39

H

2.3.9. Phân bón và thuốc BVTV.........................................................................................39

IN

2.4. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa ...........................................................40

K


2.4.1. Thuận lợi...................................................................................................................40

̣C

2.4.2. Khó khăn...................................................................................................................40

O

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

̣I H

QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA PHƯƠNG ...............................................42
3.1 Định hướng phát triển...................................................................................................42

Đ
A

3.1.1 Phương hướng phát triển ...........................................................................................42
3.1.2 Mục tiêu phát triển sản xuất lúa ................................................................................42
3.1.2.1 Mục tiêu kinh tế......................................................................................................42
3.1.2.2 Mục tiêu kỹ thuật và bảo vệ môi trường ................................................................43
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu44
3.2.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật......................................................................................44
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................................47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................50
1. Kết luận..........................................................................................................................50
iv



2. Kiến nghị .......................................................................................................................51
2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ............................................................51
2.2. Đối với các hộ nông dân..............................................................................................52

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................53

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

: Ủy ban Nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐX

: Đông Xuân

HT

: Hè Thu

CP

: Chi phí


NN

: Nông nghiệp



: Lao động

LĐNN

: Lao động nông nghiệp

BQ

: Bình quân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

GO

: Tổng giá trị sản xuất

IC

: Chi phí trung gian

̣C


K

IN

H



́H

U

Ế

UBND

: Giá trị gia tăng

O

VA

: Năng suất

Đ
A

̣I H

NS


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên Thế Giới giai đoạn 2012 – 2016 ........15
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 ........16
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Quảng Bình giai đoạn 2012-2016.......17
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Tiên năm 2017 ..................................20

Ế

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất lúa của xã Quảng Tiên 2014 - 2017 .....................................25

U

Bảng 2.3: Thông tin chung về các hộ điều tra....................................................................26

́H

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ...................................................27



Bảng 2.5 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra ...............................................................29
Bảng 2.6 Diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra năm 2017 .......................29
Bảng 2.7: Chi phí sản xuất lúa/sào của các hộ điều tra ......................................................31

H


Bảng 2.8: Hiệu quả sản xuất lúa/sào của các hộ điều tra ...................................................32

IN

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các

K

hộ điều tra ...........................................................................................................................35

̣C

Bảng 2.10: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các

Đ
A

̣I H

O

hộ điều tra ...........................................................................................................................37

vii


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm mục tiêu là phân tích, đánh giá được thực trạng năng lực đầu tư và hiệu quả
kinh tế của việc sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Đồng thời, nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, từ đó
nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sản xuất lúa.
Bằng số liệu sơ cấp thu thập được từ quá trình điều tra nông hộ và số liệu thứ cấp

Ế

thu thập được từ UBND xã Quảng Tiên và một số nguồn khác, kết hợp với việc sử dụng

U

các biện pháp xử lí và phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu so sánh kết hợp nghiên cứu vấn

́H

đề trong sự vận động biện chứng, em nhận thấy rằng: hoạt động sản xuất lúa tại địa



phương mang lại hiệu quả kinh tế tương đối, nó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho nông hộ, đồng thời góp phần tận dụng lao động nông nghiệp ở trong địa bàn.
Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thì các hộ nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn,

H

đặc biệt là về sâu bệnh, thiên tai... Vì vậy vấn đề này cần phải được sớm khắc phục giải

IN

quyết để hoạt động sản xuất lúa ổn định hơn và mang lại hiệu quả cao hơn cho các hộ


K

nông dân. Ngoài ra, việc đầu tư các yếu tố đầu vào cần phải hợp lý, có kế hoạch phòng

̣C

chống thiên tai, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ

O

sản xuất giỏi trên địa bàn để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông

Đ
A

̣I H

hộ.

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang hòa mình vào trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông
thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng nông nghiệp tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp
và dịch vụ. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò nông nghiệp bị suy giảm. Nó vẫn là ngành
chủ đạo của nền kinh tế, đóng góp rất lớn vào tỷ trọng GDP của đất nước. Trong đó, lúa


U

như trong cơ cấu sản xuất nông sản hàng hóa nói riêng.

Ế

là cây trồng có vị trí chiến lược quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng

́H

Lúa gạo là sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Ở Việt
Nam lúa gạo không chỉ đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng , đảm bảo an ninh lương thực



quốc gia mà còn đem lại giá trị kinh tế cao . Ngoài ra, xuất khẩu lúa gạo là một ngành
kinh tế đem lại nguồn ngoại tệ cao cho quốc gia. Việt Nam được mệnh danh là “một

H

quốc gia có nền văn minh lúa nước”. Trong những năm gần đây, năng suất, sản lượng

IN

gạo của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Việt Nam đã trở thành một trong những

K

quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.


Quảng Tiên là một trong những xã của thị xã Ba Đồn có truyền thống trồng lúa từ

O

̣C

lâu đời, có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp. Ở đây lúa

̣I H

trở thành cây trồng phổ biến và thực tế cho thấy ngoài đi làm thêm thì nguồn thu nhập
của người dân ở đây vẫn phụ thuộc vào trồng lúa là chủ yếu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều

Đ
A

người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất lúa, đồng thời trong quá trình
sản xuất còn gặp nhiều rủi ro như thời tiết, giá cả bấp bênh không ổn định hay không có
thời gian để đầu tư, chăm sóc nên hiệu quả kinh tế chưa cao so với mong muốn, sự phát
triển còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương. Vì vậy việc đánh giá
đúng thực trạng, chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất lúa có ý nghĩa rất quan trọng để từ
đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của xã Quảng Tiên
nói riêng cũng như của tỉnh Quảng Bình nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó, em đã
chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ ở xã Quảng Tiên,
thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển và nâng
cao hiệu quả sản xuất lúa cho các hộ nông dân ở xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh
Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sản xuất lúa và hiệu quả sản xuất lúa.

Ế

- Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Quảng

U

Tiên.

́H

- Đề xuất một số định hướng và các giải pháp góp phần khắc phục những khó
khăn và phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của



các hộ trên địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

H

- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố

IN


ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn,

K

tỉnh Quảng Bình.

O

các nông hộ.

̣C

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của

̣I H

- Không gian nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu ở những nông hộ có hoạt động
trồng lúa trên địa bàn xã Quảng Tiên.

Đ
A

- Thời gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa
bàn xã Quảng Tiên ở vụ Đông Xuân 2016-2017 và vụ Hè Thu 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: là phương pháp nhằm nhận
thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng
phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách
khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là đặt trong sự

phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác
nhau.

2


- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu
nghiên cứu hiệu quả kinh tế, em sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên,
phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn.
+ Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của địa phương em chọn
điều tra những hộ sản xuất lúa của tất cả các thôn trong địa bàn xã Quảng Tiên.
+ Chọn mẫu điều tra: tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng 60 hộ. Sử dụng phương

Ế

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn.

U

+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên

đã được công bố, từ sách báo tạp chí có liên quan…

́H

cứu được thu thập từ UBND xã Quảng Tiên, Ban Kinh Tế xã Quảng Tiên, từ các đề tài




- Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: dựa vào các số liệu sơ cấp và
số liệu thứ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu để hệ thống hóa

H

các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá các chỉ tiêu qua

IN

thời gian.

K

- Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích nhằm đối
chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế đã lượng hóa cùng một nội dung, cùng một tính

O

̣C

chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho

̣I H

phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra từ những hiện tượng kinh tế để so
sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển và các mặt kém phát triển, hiệu quả

Đ
A


hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: tham khảo ý kiến của các chuyên gia,

người am hiểu về lĩnh vực đang điều tra như các kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật, các cán bộ
khuyến nông...

3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế - một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực

Ế

tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá chất lượng hoạt động kinh tế - xã hội. Mọi lĩnh vực sản

U

xuất đều lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động sản xuất của mình bởi

́H

với họ, hiệu quả kinh tế là thước đo chính xác và khách quan nhất.

Bàn về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp, có rất nhiều tác giả đã đưa ra quan




điểm thống nhất với nhau, đó là các tác giả Farrell (1957), Schultz (1964), Rizzo (1979)
và Ellis (1993). Các tác giả cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh

H

giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn...)

IN

để đạt được kết quả đó”. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả:

K

Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

O

̣C

hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong một điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công

̣I H

nghệ áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua các
mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản


Đ
A

phẩm.

Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào

được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố về
giá đầu vào và giá của đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Xác định hiệu quả
này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận, điều
này có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử
dụng vào sản xuất.

4


Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Tức là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất đạt được.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

Ế

Ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao

U


năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về

́H

hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương
ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của



việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt
hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao

H

gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại

IN

bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định

K

bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội
bỏ ra.

O

̣C


1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

̣I H

Chỉ tiêu kinh tế được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các
yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sở sản xuất có

Đ
A

thuê mướn công nhân thì để đánh giá hiệu quả người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối
với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI) và để
xác định được hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định được chi phí bỏ ra và kết
quả thu về.
Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là:
H=Q–C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng...)
5


C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng...)
- Về mặt so sánh tương đối:
Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả đạt được chia cho
chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả đạt được (dạng nghịch).
- Dạng thuận:
H = Q/C
Trong đó:


Ế

H: Hiệu quả kinh tế (lần)

U

Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng...)

́H

C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng...)

Ý nghĩa của công thức cho biết nếu bỏ ra một chi phí đơn vị sẽ tạo ra được bao



nhiêu đơn vị kết quả.
- Dạng nghịch:

Trong đó:

K

H: Hiệu quả kinh tế (lần)

IN

H


H = C/Q

Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng...)

O

̣C

C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng...)

̣I H

Ý nghĩa của công thức cho biết để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao
nhiêu chi phí đơn vị.

Đ
A

Hai chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, chặt
chẽ với nhau, cùng được sử dụng để phán ánh hiệu quả kinh tế.
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực,

xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc
một đơn vị kết quả thu được cần phải chi ra bao nhiêu đơn vị nguồn lực.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên
bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm.
- Dạng thuận:
Hb = ∆Q / ∆C

6



Ý nghĩa: cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm được bao nhiêu đơn vị
kết quả.
- Dạng nghịch:
Hb = ∆C / ∆Q
Ý nghĩa: cứ tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí.
Trong đó:
Hb: Hiệu quả cận biên (lần)

Ế

∆Q: Lượng tăng (giảm) của kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng...)

U

∆C: Lượng tăng (giảm) của chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng...)

́H

Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản
xuất mở rộng. Nó cho biết một đơn vị đầu tư tăng thêm thì tăng thêm bao nhiêu đơn vị



kết quả. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu
đơn vị đầu vào.

H


Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một

IN

khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực

K

tế mà lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp với mục tiêu của mình.
1.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

O

̣C

1.1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất

̣I H

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư của các yếu tố nguồn lực trên một đơn vị diện
tích cho một hoạt động cụ thể, đối với hoạt động sản xuất lúa bao gồm:

Đ
A

- Chi phí đầu tư phân bón/sào (số lượng kg/sào; giá trị: 1000đ)
- Chi phí giống/sào (số lượng kg/sào; giá trị: 1000đ)
- Chi phí thuốc BVTV/sào (gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ... số lượng: chai/ha; giá trị:

1000đ)

- Chi phí khác/sào (bao gồm chi phí lao động thuê ngoài/sào. Chi phí thủy lợi, chi
phí làm đất, chi phí tuốt lúa... đơn vị tính: 1000đ)
1.1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): là toàn bộ của cải vật chất
và dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường
là một năm.
7


GO = Qi * Pi
Trong đó:
Qi: lượng sản phẩm i được sản xuất ra.
Pi: giá của sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): bao gồm những khoản chi phí
vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là chi phí
thuê ngoài và mua ngoài.

Ế

- Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): là kết quả cuối cùng thu được sau

́H

VA = GO – IC

U

khi trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.

1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa




Năng suất lúa (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lúa trên
một đơn vị diện tích gieo trồng.

H

N=Q/S

IN

Trong đó:

K

Q: Tổng sản lượng lúa trong năm
S: Diện tích gieo trồng lúa

O

̣C

- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra

̣I H

một đồng chi phí trung gian đầu tư thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Hiệu suất chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC): được tính bằng


Đ
A

phần giá trị gia tăng bình quân trên một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Nó cho biết sẽ có
bao nhiêu thu nhập được đem lại từ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra. Đây là chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra
một đồng giá trị sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.1.3. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa
Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong các loại ngũ cốc có lịch sử
trồng trọt lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loại thực phẩm hết sức
quan trọng cho con người.

8


Căn cứ vào tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cây lúa đã có
mặt hơn 3000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc, cây lúa đã có mặt ở Triết Giang
khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Theo kết quả khảo cổ học
trong vài thập niên vừa qua, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á và
vùng Đông Dương. Từ Đông Nam Á cây lúa mới được du nhập vào Ấn Độ và Trung
Quốc phát triển cả hai hướng Đông và Tây. Cho đến thập kỷ thứ nhất cây lúa được đưa
vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đầu thế kỷ XV, cây

Ế

lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Âu như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani... sau đó

U


lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp và Hungary.

́H

Vào thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và được trồng ở các bang Virginia,
Nam Carolina. Hiện nay trồng phổ biến ở Califonia, Louisiana, Texas. Theo hướng Đông



từ đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonexia đầu tiên ở đảo Java.
Đến giữa thế kỷ XVII cây lúa được đưa từ Iran vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến

H

nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, ba gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và

IN

một số nước ôn đới.

1.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng

K

1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lúa

O

̣C


Với những thành phần dinh dưỡng có trong hạt gạo, cây lúa đã cung cấp cho con

̣I H

người nguồn năng lượng để tiến hành những hoạt động sản xuất của mình.
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột ở cây lúa là 62,4%, là nguồn cung cấp chủ yếu calo.

Đ
A

Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylose – có cấu tạo
mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ Amylopectin – có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở
gạo nếp.

Protein: Các giống lúa ở Việt Nam có hàm lượng Protein chủ yếu trong khoảng
từ 7-8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng Protein cao hơn lúa tẻ.
Lipit: lượng lipit có chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã
xát chỉ còn 0,52%.
Vitamin: Ở lúa gạo còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như vitamin
B1, vitamin B2, vitamin B6, PP... lượng vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt (trong đó ở phôi
47%, vỏ cám 34,5% và hạt gạo 3,8%).
9


1.1.4.2. Giá trị kinh tế
Theo thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO),
các loại cây lương thực được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới gồm nhiều loại, trong đó
có 5 loại chính: lúa gạo, lúa mì, ngô, sắn, khoai tây. Trong số các loại kể trên, lúa gạo và
lúa mì là hai loại lương thực cơ bản nhất dành cho con người. Nếu như với người phương
Tây lương thực chính của họ là lúa mì thì với người phương Đông lương thực chính của

họ chính là lúa gạo.

Ế

Cây lúa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhờ

́H

đưa Việt Nam vươn lên và từng bước hội nhập thế giới.

U

lúa gạo, dân tộc Việt Nam đã đấu tranh, bảo vệ xây dựng tổ quốc và lúa gạo đã góp phần

Đến nay Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp sản xuất chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù



quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh, diện tích sản xuất lúa ngày càng bị thu hẹp
nhưng năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng dần theo hằng năm. Lúa gạo Việt Nam xuất

H

khẩu ra hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 15% thị phần toàn cầu. Vậy

IN

nên lúa gạo có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.

K


- Sản phẩm chính của cây lúa

Sản phẩm chính của cây lúa là gạo, dùng làm lương thực. Từ gạo có thể chế biến

O

̣C

được rất nhiều món như cơm, phở, bún, bánh đa, bánh chưng, rượu gạo, bánh tráng, bánh

̣I H

tét, bánh giò và còn hàng chục loại sản phẩm khác từ gạo.
- Sản phẩm phụ của cây lúa

Đ
A

+ Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn
cho phân chuồng hoặc làm chất đốt...
+ Tấm: dùng để sản xuất rượu cồn, tinh bột, Axeton, phấn mịn và các loại thuốc

chữa bệnh...
+ Cám: dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê
phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc chế vật liệu xà phòng...
+ Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản xuất giấy, caton xây dựng, đồ xây
dựng, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất tấm cách âm, dùng làm giả thể sản xuất nấm
rơm, làm chất đốt, chất độn phân chuồng, phân bón...


10


1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
1.1.5.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
* Về đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong quá trình
sản xuất lúa, nhờ có đất đai mà cây lúa có thể tồn tại và cũng chính nhờ đất đai mà cây
lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động trao đổi chất, sinh lý,
sinh hoá. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Ế

Đất tốt hay xấu thể hiện qua độ phì tự nhiên ở môi trường khác nhau thì độ màu mỡ khác

U

nhau... Vì vậy để sản xuất lúa có hiệu quả cần chú ý đến chế độ canh tác phù hợp với đặc

́H

điểm của đất nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát

ở từng vùng để có biện pháp canh tác hợp lý.
* Về nhiệt độ



triển tốt đồng thời còn có ý nghĩa cải tạo đất và bồi dưỡng đất đai, tuỳ theo tính chất đất


H

Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Với

IN

mỗi mức nhiệt độ khác nhau lúa có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Trong một giới hạn

K

cho phép, nhiệt độ càng cao thì tốc độ sinh truởng và phát triển của cây lúa càng nhanh.
Tuy nhiên, nếu nhiệt độ dưới 170C đã ảnh hưởng lớn tới sự sinh truởng của cây lúa, nếu

̣C

nhiệt độ thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày

̣I H

O

thì lúa có thể chết. Nếu nhiệt độ cao hơn trên 400C kết hợp với gió nóng khô sẽ ảnh
hưởng tới quá trình thụ phấn, dẫn đến tỷ lệ lép cao. Vậy nhiệt độ thích hợp nhất cho cây

Đ
A

lúa có thể sinh trưởng là từ 13-400C.
* Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt cường độ chiếu sáng và thời gian


chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình phát dục và ra
hoa, dưới 13 giờ kích thích sự ra hoa của cây lúa. Cường độ chiếu sáng tức là lượng
bức xạ mặt trời có ảnh hưởng đến quang hợp. Số giờ chiếu sáng trong ngày có ảnh
hưởng đến sinh trưởng, làm đòng, chín sớm hay muộn của lúa.
* Nước
Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình
sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây lúa. Khi có nước
11


tế bào của cây lúa mới truơng lên lúc đó lá lúa mới cứng cỏi được. Khi thiếu nước tế
bào lúa bị xẹp lại. Ở từng giai đoạn khác nhau lúa cần những lượng nước khác nhau, ở
giai đoạn trổ bông thì nước có vai trò quyết định đến năng suất lúa sau này.
Nước có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, thiếu nước năng suất sẽ giảm. Vào thời
kỳ làm đòng thì rất cần nước, nếu thiếu nước thì năng suất sẽ giảm nghiêm trọng. Thời
kỳ trổ-chín sữa cần nhiều nước vì 75-85% trọng lượng khô của hạt gạo phụ thuộc vào
thời kỳ này. Thời kỳ lúa chắc xanh và chín hoàn toàn thì không cần nhiều nước, có thể

Ế

tháo cạn để thu hoạch.

U

1.1.5.2. Yếu tố kinh tế xã hội

́H

* Thị trường và giá cả tiêu thụ


Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa của



người nông dân. Giá cả thị trường được xét trên hai phương diện là giá cả đầu vào và
giá cả đầu ra. Nếu giá đầu ra được giữ ổn định ở mức cao sẽ kích thích người nông dân

H

hăng hái sản xuất, tăng đầu tư thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại nếu

IN

giá cả biến động thất thường sẽ khiến người nông dân không mặn mà với sản xuất.

K

Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tư thương ép giá, giá
bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp, vì vậy việc tiêu thụ

O

̣C

còn gặp khó khăn. Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, … ngày

̣I H

càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người sản xuất có

phần bị suy giảm.

Đ
A

Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu thông tin về thị trường, mua một số sản
phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng với mức giá cao, người bán tự thỏa thuận
đặt giá với nhau làm cho chi phí của người nông dân tăng lên.
* Vốn
Vốn có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào,
trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Đối với người nông dân, họ thường thiếu vốn để
sản xuất nên việc chuẩn bị vật tư còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là có gì dùng nấy,
trang bị kỹ thuật thô sơ lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp khó khăn.
Việc đầu tư cho cây lúa so với nhiều cây trồng khác còn thấp, mà chủ yếu là đầu tư lao
động sống.
12


* Tập quán canh tác
Cây lúa là cây truyền thống lâu đời từ xa xưa, ở đâu đâu cũng trồng lúa. Qua
nhiều năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại
cây trồng nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kỳ gieo trồng thích hợp.
Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã nhận
thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng
suất cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống, khâu

Ế

làm đất, các biện pháp chăm sóc… Tuy nhiên cần có sự quan tâm của các cấp chính


U

quyền từ trung ương đến địa phương hỗ trợ người nông dân hơn nữa cả về kỹ thuật và

́H

kinh nghiệm, cần thay đổi một số tập quán canh tác cũ lạc hậu như sản xuất thủ

* Cơ chế chính sách của nhà nước



công… đã gây ảnh hưởng không tốt cho sản xuất, làm giảm năng suất.

Thể chế, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương có tầm

H

ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa

IN

sau này. Nếu người dân được hưởng các chính sách thông thoáng về việc vay vốn, trợ

K

giá vật tư, được tiếp cận thường xuyên với các tiến bộ, cách thức sản xuất mới... họ sẽ
mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất, mở rộng diện tích để trồng lúa. Ngược lại nếu

O


̣C

các chính sách quá chặt chẽ, ràng buộc không mang lại lợi ích cho nông dân thì mức

̣I H

độ đầu tư thâm canh sản xuất sẽ hạn chế, sản xuất có thể bị thu hẹp.
- Chính sách đất đai

Đ
A

Để có được thành tựu trong sản xuất như ngày nay, Đảng và Nhà Nước ta đã
cùng người dân trải qua nhiều giai đoạn đổi mới. Bước ngoặt lớn là chỉ thị 100 CT/TW
về công tác khoán sản phẩm đến người lao động, đã thay đổi chế độ bao cấp sang chế
độ khoán sản phẩm. Nghị quyết 10 của bộ Chính Trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp, luật đất đai sửa đổi và gần đây nhất là luật đất đai năm 2003 công
nhận quyền sử dụng hợp lý, lâu dài của người dân, có thể cầm cố, thế chấp, chuyển
nhượng... Những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất lúa, giúp người
dân có động lực và yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế góp
phần vào sự phồn vinh của đất nước.

13


- Chính sách khuyến nông
Khuyến nông là chính sách quan trọng của nhà nước nhằm thúc đẩy, hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy người nông dân thiếu vốn nên mức
đầu tư còn thấp, họ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất

thấp và chất lượng sản phẩm kém. Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã dành
một khoản ngân sách thích đáng để hỗ trợ cho ngành sản xuất lúa nhằm cải thiện thu
nhập cho một số bộ phận lớn cư dân nông thôn, các hoạt động khuyến nông cụ thể là:

Ế

+ Nhập giống cây trồng mới.

U

+ Trợ giá giống và các vật tư sản xuất cho địa phương.

́H

+ Các cách thức sản xuất mới, các tiến bộ KHKT đang được áp dụng phổ
biến, thông tin thị trường... trên các phương tiện thông tin đại chúng.



+ Tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân.

+ Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ khuyến nông.

H

+ Giới thiệu các mô hình cuộc họp với nông dân, để người dân kịp thời nắm bắt.

IN

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu


K

- Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:

Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu cầu của

O

̣C

con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và mặc vẫn là nhu

̣I H

cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai trò số một trong đời sống
hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố được chú trọng hàng đầu. Thực tế trong

Đ
A

nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm, lo lắng đến vấn đề lương thực như một đề tài
thời sự cấp bách. Nhiều sách báo, nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia
và quốc tế thường xuyên đề cập đến chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn
cầu. Lương thực luôn là mối quan tâm lớn của cả nhân loại, do nguy cơ nạn đói nghiêm
trọng đang đe dọa nhiều dân tộc. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới
có khoảng trên 800 triệu người ở những nước nghèo, nhất là ở Châu Phi thường xuyên bị
thiếu lương thực, trong đó khoảng 200 triệu là trẻ em. Trung bình hàng năm trên thế giới
có khoảng 13 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng tối thiểu vì nạn đói nghiêm
trọng. Do đó, Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế đã đi đến kết luận rằng: giải quyết kịp thời

vấn đề lương thực là trung tâm của mọi cố gắng hiện nay để phát triển kinh tế xã hội.
14


Theo thống kê nông nghiệp của FAO, các loại cây lương thực được sản xuất và tiêu thụ
trên thế giới bao gồm trước hết là 5 loại cụ thể: lúa gạo, lúa mì, ngô, lúa mạch và kê…
Trong đó lúa gạo và lúa mì là 2 loại được sản xuất và tiêu dùng nhiều nhất. Với nhu cầu
trung bình hiện nay trên thế giới có thể duy trì sự sống cho khoảng 3.008 triệu người,
chiếm gần 53% dân số thế giới. Tuy sản lượng lúa gạo thấp hơn lúa mì một chút, nhưng
căn cứ vào tỷ lệ hư hao trong khâu thu hoạch, lưu thông và chế biến, căn cứ vào giá trị
dinh dưỡng của mỗi loại, riêng lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số trên thế giới.

Ế

Gần nửa dân số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác. Điều này

U

chỉ rõ vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới và trong đời sống kinh tế quốc

́H

tế. Sản xuất lúa trên thế giới từ năm 2012 - 2016 được thể hiện qua bảng 1.1.

Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)

2012


2013

2014

2015

2016

161.564.487 162.713.256 162.264.344 164.262.591 162.716.862

H

Chỉ tiêu



Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên Thế Giới giai đoạn 2012 – 2016

4,4348

4,5174

4,4996

4,5569

IN

4,3402


(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO)

̣C

K

Sản lượng (tấn) 701.228.288 721.604.272 733.012.891 739.119.660 741.477.711

O

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, từ năm 2012 đến năm 2016, diện tích, năng suất và

̣I H

sản lượng lúa toàn thế giới không ngừng tăng. Năm 2016 diện tích đất trồng lúa toàn thế
giới là 162.716.862 ha, tổng sản lượng 741.477.711 tấn và năng suất bình quân ước đạt

Đ
A

4,56 tấn/ha. So với năm 2012, diện tích đất trồng lúa của toàn thế giới tăng 0,71%, năng
suất tăng 4,99% làm tổng sản lượng lúa năm 2016 tăng 5,73% so với năm 2012. Điều này cho
thấy sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới về lúa gạo.
- Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nghề truyền thống trồng lúa nước cổ xưa
nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa là cơ
sở kinh tế sống còn của đất nước. Dân số nước ta đến nay hơn 80 triệu người, trong đó
dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm
72% lực lượng lao động cả nước. Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu
hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.

15


Bên cạnh đó, ưu thế lớn của nghề trồng lúa còn thể hiện rõ ở diện tích canh tác
trong tổng diện tích đất nông nghiệp cũng như tổng diện tích trồng cây lương thực.
Ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác trong khi đó lúa giữ vị trí độc tôn, gần
85% diện tích lương thực.
Như vậy bên cạnh sự thu hút về nguồn lực con người thì sự thu hút nguồn lực đất
đai cũng lại khẳng định rõ vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vị trí của lúa gạo

Ế

Việt Nam: lúa gạo đóng vai trò quyết định trong vấn đề cung cấp lương thực cho cả

U

nước và chi phối sâu sắc sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Từ đó, Chính phủ đã đề

́H

ra các chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, như: chính sách
đầu tư vật chất kỹ thuật thích đáng về thuỷ lợi, giống lúa, thâm canh, quảng canh lúa qua



từng thời kỳ. Lúa gạo đã được đưa vào 2 trong 3 chương trình kinh tế lớn của quốc gia
(như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc tháng 12/1986 đã nêu). Nhờ đó, từ năm 1989 đến

H


nay kim ngạch xuất khẩu gạo đã không ngừng tăng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp

IN

phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Cũng do thực hiện

K

chương trình lương thực, Việt Nam đã biến từ nước nhập lương thực hàng năm khoảng 1
triệu tấn thành nước xuất khẩu 3- 4 triệu tấn gạo hàng năm.

O

̣C

Bảng 1.2 cho thấy, giai đoạn từ 2012 - 2016 tình hình sản xuất lúa của Việt Nam

̣I H

rất khả quan, diện tích đất trồng lúa được mở rộng và năng suất lúa ngày càng được nâng
cao góp phần làm sản lượng các năm không ngừng tăng. Diện tích đất trồng lúa của Việt

Đ
A

Nam năm 2016 so với năm 2012 tăng 4,36% , năng suất lúa bình quân tăng 7,71% làm
sản lượng lúa tăng 12,42%. Những con số này cho thấy Đảng, và Nhà nước ta rất quan
tâm đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)

2012

2013

2014

2015

2016

7.489.400

7.655.440

7.761.314

7.902.813

7.816.476

5,3416

5,5383

5,6353


5,5728

5,7538

40.005.600 42.398.344 43.737.598 44.040.457 44.974.206
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO)
16


×