1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62.62.10.15
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, NĂM 2014
2
Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS.Đồn Quang Thiệu
2. PGS.TS Nguyễn Đình Long
Phản biện 1: ……………………………………………….
Phản biện 2: ……………………………………………….
Phản biện 3: ……………………………………………….
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học
Thái Nguyên họp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Thái Ngun
Vào hồi…….giờ........ngày........tháng..........năm………
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh Thái Nguyên
3
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Phương Hảo (2008), Ảnh hưởng của sự tăng giá đầu
vào nông nghiệp tới các hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên, Tạp chí Rừng và Đời sống, số 13, 2008, p.45-46.
2. Nguyễn Thị Phương Hảo (2011), Nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nông hộ ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Ngun, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Thái
Nguyên, tập 94 số 06, 2012, p.87-91.
3. Nguyễn Thị Phương Hảo - Nguyễn Ngọc Hoa (2012), Nâng cao
hiệu quả trong sản xuất chè của nông hộ với hướng đi sản xuất chè
an toàn ở tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại
học Thái Ngun, tậ 91 số 03, 2013, p.69-72.
4. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Hiệu quả sản xuất chè của các
hộ nông dân tại Thái Ngun, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại
học Thái Nguyên, tập 117 số 03, 2014, p.103-111.
5. Nguyễn Thị Phương Hảo (2014), Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào
sản xuất tới hiệu quả kinh tế của hộ trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 2 (429), 2014, p.59-68.
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả kinh tế cây chè ở Thái Nguyên đã đem lại cho các hộ
nơng dân và cho tỉnh nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian
gần đây, thị trường đầu vào của sản xuất chè biến động rất bất lợi
cho các hộ nông dân. Giá các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, công lao động, nhiên liệu… liên
tục tăng cao làm cho một bộ phận nơng dân gặp khơng ít khó khăn,
gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân.
Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khăn chung của
ngành chè Thái Nguyên và của các hộ nông dân trồng chè trên địa
bàn Tỉnh, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến động tăng
giá đầu vào đến tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất chè
của các hộ nông dân từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất chè cho các hộ nông dân Thái Nguyên là hết
sức cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa chọn
vấn đề: "Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ nhằm góp phần thúc
đẩy việc sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của biến động tăng
giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
khuyến cáo chính phủ và hộ nơng dân có những ứng xử phù hợp để
nâng cao hiệu quả sản xuất chè cho các hộ trên địa bàn Tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề: Hiệu quả kinh tế
sản xuất chè của các hộ nông dân, ảnh hưởng của biến động tăng giá
đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ, ảnh hưởng của
các loại đầu vào đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của
các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Đề tài đặt trọng tâm
nghiên cứu vào hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nơng dân
trước và sau có biến động tăng giá đầu vào; ảnh hưởng biến động
5
tăng các yếu tố giá đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông
dân (các yếu tố đầu vào chính biến động lớn về giá trong thời gian
qua có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
như giá các vật tư phân bón, nhiên liệu, cơng lao động); phân tích tác
động của các loại yếu tố đầu vào tới hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè
của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; tác động của
việc tăng chi phí sản xuất tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ.
Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi về thời
gian: Các số thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2000
đến 2012. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp
hộ năm 2008, và năm 2012. Mốc thời gian trước biến động tăng giá
là năm 2007, sau biến động tăng giá là năm 2011.
4. Bố cục của luận án gồm 4 chương
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được gồm 04 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của biến động tăng giá
đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân. Chương
2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng ảnh
hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất
chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 4:
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng
giá đầu vào.
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN
ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
1.1 Cơ sở lý luận về giá, biến động giá và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất chè của hộ nông dân
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật và kinh tế của cây chè
Theo Willson, K.C (1992), Cây chè có tên khoa học là Cmaellia
sinesis, là lồi cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất
chè. Trong sản xuất chè có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới như nhân tố
điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), nhân tố về kỹ thuật (giống, tưới
nước, phân bón, mật độ trồng, đốn chè, hái chè...), nhân tố kinh tế
(giá cả...)
6
1.1.2 Kinh tế hộ nơng dân sản xuất chè
Có nhiều quan niệm khác nhau về hộ nông dân và kinh tế hộ
nông dân, qua tham khảo các tài liệu luận án đưa ra khái niệm về hộ
và kinh tế hộ. Hộ nơng dân là hộ gia đình được xem như một đơn vị
kinh tế có đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất thuộc sở hữu của hộ
gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp. Các thành viên trong hộ đều hưởng phần
thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành
viên là người lớn trong hộ gia đình. Kinh tế hộ nơng dân là loại hình
kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia
đình và mục đích của loạt hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng
nhu cầu của hộ gia đình (khơng phải mục đích chính là sản xuất hàng
hố để bán). Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình
cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế.
1.1.3 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân
a. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
Hiện có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên trong đề
tài này chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu và tổng hợp thành khái
niệm: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân là một phạm trù
kinh tế phản ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất chè được xác
định bằng cách so sánh kết quả đầu ra của sản xuất chè với các chi phí
đầu vào sản xuất chè.
b. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của
hộ nơng dân
Nhóm yếu tố về kỹ thuật trong sản xuất chè (giống, phân bón,
biện pháp canh tác); Nhóm yếu tố điều kiện kinh tế và tổ chức sản
xuất (Quy mơ sản xuất, trình độ của chủ hộ, mơi trường chính sách);
Nhóm yếu tố xã hội (Tập qn canh tác, dân tộc, giới tính); Nhóm
các yếu tố về giá (Giá các yếu tố đầu vào, giá bán chè)...
c. Nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ sản xuất chè
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất các hộ nông dân cần
quân tâm và điều chỉnh theo các hướng: một là, mở rộng quy mô sản
xuất nhằm tăng kết quả thu được, tuy nhiên tốc độ tăng của kết quả
đầu ra phải lớn hơn tốc độ tăng của các chi phí đầu vào. Hai là, tăng
kết quả thu được với chi phí đầu vào khơng đổi. Ba là, sử dụng tiết
7
kiệm, hiệu quả các chi phí đầu vào cho sản xuất nhằm giảm chi phí
bỏ ra trong khi kết quả thu được không đổi.
1.1.4 Giá và biến động giá trong sản xuất chè
a.Khái niệm về giá và các loại giá trong sản xuất chè
Giá trong sản xuất chè bao gồm: Giá sản phẩm đầu vào và Giá
các sản phẩm đầu ra. Có nhiều loại giá được sử dụng trên thị trường
tùy thuộc vào mục đích và quan hệ trao đổi. Trong nghiên cứu này
với mục đích xem xét ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến
hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân chúng tôi đề cập đến các
loại giá sau: (1) Giá đầu vào sản xuất chè: Gồm giá vật tư, giá dịch
vụ và giá thuê lao động (lao động phải thuê). (2) Giá đầu ra của sản
xuất chè là giá bán sản phẩm chè.
b. Biến động giá và Nguyên nhân biến động giá
Khái niệm biến động giá được hiểu là sự tăng hoặc giảm giá của
các sản phẩm trên thị trường theo thời gian hoặc không gian. Trong
nghiên cứu này, biến động giá được xét theo nội dung biến động tăng
giá đầu vào của sản xuất chè thông thường là giữa một hoặc vài chu
kỳ sản xuất có thể tạo ra nguy cơ thay đổi tăng hoặc giảm kết quả và
hiệu sản xuất chè.
Những ngun nhân chính gây ra sự biến động giá đó là: Lạm
phát tiền tệ (phụ thuộc vào chính sách vĩ mơ của chính phủ); Biến
động giá từ bên ngồi (giá quốc tế và khu vực); Đơ thị hóa: Làm tăng
cầu, thu hút lao động nông thôn làm cho giá lao động nông thôn tăng
lên; Các sự kiện, yếu tố gây ra tình trạng giảm Cung hoặc tăng Cầu
(ví dụ thiên tai, cúm gà, dịch bò điên, dịch lở mồm long móng); Tâm
lí người tiêu dùng (ví dụ sợ sản phẩm lây nhiễm bệnh); Tình trạng
độc quyền mua, độc quyền bán; Các nguyên nhân khác....
c. Ảnh hưởng biến động tăng giá đầu vào tới sản xuất chè
Biến động giá, hiện tượng không mới nhưng chứa đựng nhiều
tiềm ẩn về sự không ổn định đối với sản xuất nông nghiệp. Rủi ro về
giá là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của các nơng hộ có quy
mơ sản xuất nhỏ. Kinh tế hợp tác một giải pháp giúp cho các hộ sản
xuất nhỏ vượt qua các “cú sốc” về giá cả và tăng hiệu quả sản xuất.
8
1.2 Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào
tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nơng dân
1.2.1 Tình hình biến động giá một số yếu tố đầu vào chính trong sản
xuất chè
Phân bón là yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè. Giá phân
bón biến động tăng cao như thời gian qua có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả sản xuất chè của các hộ nông dân của Việt Nam nói chung và
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
1.2.2 Bài học kinh nghiệm về các biện pháp ứng phó của các hộ
nơng dân và các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các biến
động của giá đầu vào
Bài học 1: Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong quản lý giá,
ổn định giá và hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro do biến động tăng
giá gây ra.
Bài học 2: Tăng quy mô sản xuất và tăng khả năng tiếp cận vốn
là giải pháp tốt nhất khắc phục ảnh hưởng biến động tăng giá lao
động và vật tư phân bón trong sản xuất.
Bài học 3: Giải pháp tổ chức nông dân, tổ chức ngành hàng và
điều phối ngành hàng trong việc khắc phục ảnh hưởng biến động
tăng giá đầu vào.
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Trong những năm qua đó có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
chè và các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Ngun, các cơng trình
này mới chỉ chủ yếu đề cập đến các vấn đề về nâng cao nguồn lực
của các hộ nơng dân sản xuất chè chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, tồn diện, cụ thể về sự tác động, ảnh hưởng của
biến động tăng giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất chè tới hiệu quả
sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Ngun.
Chính vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu
vào đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên” trong thời kỳ tăng giá như hiện nay có ý nghĩa thiết
thực, đáp ứng địi hỏi yêu cầu thực tế.
9
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích
2.1.1. Phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng các tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận theo
vùng, tiếp cận theo tình trạng kinh tế hộ; tiếp cận theo loại hình hộ,
tiếp cận khu vực cơng và tư.
2.1.2. Khung phân tích
2.2. Phương pháp nghiên cứu
* Chọn điểm nghiên cứu: Tỉnh Thái Nguyên được chọn là điểm
nghiên cứu của luận án.
* Thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Qua các sách, báo, cơng trình nghiên
cứu đã cơng bố, tài liệu, văn bản sẵn có …
- Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra hộ: Gồm các
bước sau: chọn điểm điều tra; chọn hộ điều tra; xác định quy mô số
lượng hộ điều tra; tiến hành điều tra hộ.
* Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu sử dụng các công cụ tổng
hợp: Excel, Eviews, Frontier.
* Phương pháp phân tích
* Phương pháp định tính: Sử dụng các cơng cụ phân tích PRA,
cây vấn đề, xếp hạng cho điểm ưu tiên.
* Phương pháp định lượng: phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp mơ hình hóa: Sử
dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas (CD) để phân tích ảnh hưởng
của các yếu tố giá đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ. Áp
dụng hàm giới hạn sản xuất (Fontier function) để phân tích ảnh
hưởng các yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu kỹ thuật của hộ. Sử
dụng hàm hồi quy gãy khúc để phân tích sự tác động của việc tăng
các yếu tố chi phí đầu vào tới hiệu quả kinh tế của hộ.
10
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: GO/IC; MI/IC; GO/LĐ; MI/LĐ;
GO/sào; MI/sào. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của việc tăng giá
đầu vào tới hiệu quả sản xuất chè của hộ khi có biến động giá: Tốc
độ tăng chi phí, tốc độ tăng kết quả sản xuất, tốc độ tăng hiệu quả.
Chương 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA
TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, KTXH tỉnh Thái Nguyên
Từ những đặc điểm tự nhiên, KTXH Thái Nguyên có tiềm năng
phát triển cây chè. Hiện là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả
nước (18.605 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên
nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất
phù hợp với cây chè. Vì vậy, nguyên liệu chè búp tươi ở Thái
Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Bên cạnh đó, Người làm
nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến
chè rất tinh xảo đã tạo nên những đặc trưng của chè Thái Nguyên,
100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh
cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.
3.2. Biến động giá đầu vào trong sản xuất chè
3.2.1. Giới hạn giai đoạn biến động giá đầu vào sản xuất chè trong
thời gian qua để tổ chức nghiên cứu
Nghiên cứu chọn mốc trước khi biến động giá là năm 2007, đây
là năm giá các đầu vào sản xuất chè chưa tăng cao, giá các đầu vào
sản xuất chè khơng có biến động gì đặc biệt. Nghiên cứu chọn mốc
sau biến động giá năm 2011, đây là năm sau khi giá các đầu vào sản
xuất chè đã tăng cao và đi vào ổn định, khơng có biến động gì bất
thường, lãi suất vay ổn định, lạm phát khơng đáng kể, thời tiết biến
động khơng đáng kể.
3.3.2. Tình hình biến động giá một số đầu vào chính trong sản
xuất chè
Trong thời gian qua, các yếu tố đầu vào sản xuất chè như phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, công lao động… biến động
tăng cao. Các nguyên nhân đóng góp vào biến động tăng giá đầu vào
sản xuất chè trong những năm qua đó là: Nguyên nhân tăng giá do sự
11
biến động giá của thị trường thế giới, đô thị hóa, lạm phát tiền tệ, hệ
quả của các chinh sách vĩ mô, hiện tượng độc quyền các dịch vụ
nông nghiệp và vấn đề trục lợi giá và các nguyên nhân khác…
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Thực trạng kết quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu
- Theo loại hình hộ: Kết quả sản xuất chè của các nhóm hộ đều
có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên sau biến động giá. Giá các
yếu tố đầu vào trong sản xuất chè tăng cao, điều này làm cho giá bán
sản phẩm chè cũng tăng lên, vì thế kết quả sản xuất chè của hộ được
phản ánh thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và
thu nhập hỗn hợp đều tăng lên sau biến động tăng giá đầu vào.
Giá trị sản xuất chè của nhóm hộ chuyên tăng cao hơn so với
nhóm hộ kiêm. Sau biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè, hộ
chuyên đạt giá trị sản xuất chè là 52.577 ngđ, hộ kiêm đạt 40.441
ngđ. Xem xét về thu nhập hỗn hợp thì nhóm hộ chun cũng vẫn có
tốc độ tăng cao hơn nhóm hộ kiêm. So sánh sau biến động giá với
thời điểm trước biến động giá, tốc độ tăng thu nhập hỗn hợp của hộ
chuyên đạt 72%, hộ kiêm chỉ đạt 61%.
- Theo mức thu nhập: Giá trị sản xuất của hộ khá ở thời điểm
trước biến động giá đầu vào cao gấp 1,69 lần hộ trung bình và gấp
3,87 lần hộ nghèo. Thu nhập hỗn hợp của hộ khá cao gấp 1,44 lần hộ
trung bình và gấp 4,05 lần hộ nghèo. Sau biến động giá, khoảng cách
giữa hộ khá với hộ trung bình và hộ nghèo càng gia tăng. Giá trị sản
xuất của hộ khá cao gấp 2,22 44 lần hộ trung bình và gấp 5,18 lần hộ
nghèo. Thu nhập hỗn hợp của hộ khá cao gấp 2,03 lần hộ trung bình
và gấp 5,45 lần hộ nghèo. Sau biến động giá, hộ khá có giá trị sản
xuất tăng từ 32.604 ngđ lên 76.854 ngđ, thu nhập tăng từ 21.921 ngđ
lên 42.088 ngđ. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất chè của hộ nghèo có
tăng nhưng tăng ít hơn nhiều so với hộ khá, giá trị sản xuất tăng từ
8.422 ngđ lên 14.830 ngđ. Thu nhập hỗn hợp của hộ nghèo tăng từ
5.411 ngđ lên 7.718 ngđ. Hộ trung bình có giá trị sản xuất và thu
nhập hỗn hợp cũng đều tăng lên sau biến động giá.
12
3.3.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu
* Theo loại hình hộ: Qua bảng số liệu 3.16 cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của hai nhóm hộ có sự thay đổi khác nhau, nhìn chung hiệu
quả sử dụng vốn của cả hai nhóm hộ đều giảm đi sau biến động giá.
Bình quân chung, trước biến động giá đầu tư một nghìn đồng chi phí
cho sản xuất chè thu được 3,747 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2,654
nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Sau biến động hiệu quả này giảm
xuống ở mức đầu tư một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè chỉ thu
được 2,749 nghìn đồng giá trị sản xuất và 1,624 nghìn đồng thu nhập
hỗn hợp. Hiệu quả lao động của hộ cũng giảm đi sau biến động giá.
Bình quân chung, trước biến động với mức đầu tư một nghìn đồng
chi phí lao động tạo ra được 3,158 nghìn đồng giá trị sản xuất và
2,232 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp. Giá công lao động tăng cao
khiến cho hiệu quả lao động giảm xuống. Sau biến động một nghìn
đồng chi phí lao động chỉ tạo ra 2,757 giá trị sản xuất và 1,522 nghìn
đồng thu nhập hỗn hợp.
Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo loại hình
(tính bình qn/hộ)
Loại hình sản xuất
Bình
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ
quân
Hộ kiêm
chuyên
Trước biến động tăng giá
1. GO/DT
Ngđ/sào
2,991
3,67
3,289
2. MI/ DT
Ngđ/sào
2,162
2,53
2,323
3. GO/IC
Lần
3,792
3,690
3,747
4. MI/IC
Lần
2,741
2,544
2,654
5. GO/LĐ
Lần
2,920
3,462
3,158
6. MI/LĐ
Lần
2,111
2,387
2,232
Sau biến động tăng giá
1. GO/DT
Ngđ/sào
6,047
7,382
6,634
2. MI/ DT
Ngđ/sào
3,719
4,097
3,885
3. GO/IC
Lần
2,941
2,506
2,749
4. MI/IC
Lần
1,808
1,391
1,624
5. GO/LĐ
Lần
2,564
2,617
2,587
6. MI/LĐ
Lần
1,577
1,453
1,522
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012
13
* Theo thu nhập
Hiệu quả cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa những hộ có thu
nhập khá với nhóm trung bình và hộ nghèo. Các chỉ tiêu GO, VA,
MI có xu hướng biến động tăng cao ở hộ khá nên cho hiệu quả sản
xuất chè cao hơn so với hộ nghèo. Hộ trung bình cho hiệu quả cao
nhất giữa các nhóm hộ. Xem xét tới ảnh hưởng của biến động giá
cho thấy, hiệu quả sử dụng đất của các nhóm hộ đều tăng lên. Nhưng
hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng lao động của các nhóm hộ
đều giảm đi.
Bảng 3.15. Hiệu quả sản xuất chè của hộ theo thu nhập
(tính bình qn/hộ)
ĐVT
Hộ
khá
1. GO/DT
Ngđ/sào
3,385
3,018
2,955
3,103
2. MI/ DT
Ngđ/sào
2,276
2,380
1,898
2,220
3. GO/IC
Lần
3,351
5,371
2,978
4,159
4. MI/IC
Lần
2,253
4,236
1,914
3,053
6. GO/LĐ
Lần
3,448
3,275
1,985
2,975
6. MI/LĐ
Lần
2,318
2,583
1,276
2,155
1. GO/DT
Ngđ/sào
7,980
5,415
5,203
6,075
2. MI/ DT
Ngđ/sào
4,370
3,251
2,708
3,417
3. GO/IC
Lần
2,508
2,785
2,294
2,574
4. MI/IC
Lần
1,373
1,672
1,194
1,459
6. GO/LĐ
Lần
3,111
2,309
1,404
2,289
6. MI/LĐ
Lần
1,704
1,386
0,731
1,298
Chỉ tiêu
Hộ TB
Hộ
nghèo
Bình
quân
Trước biến động tăng giá
Sau biến động tăng giá
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
14
Với mức đầu tư một nghìn đồng chi phí cho sản xuất chè trước
biến động thu được 2,253 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ khá,
4,236 nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ trung bình và 1,914 nghìn
đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ nghèo. Sau biến động giá, cũng mức đầu
tư trên tạo ra được nghìn đồng thu nhập hỗn hợp ở hộ khá là 1,373
nghìn đồng, hộ trung bình là 1,672 nghìn đồng và hộ nghèo là 1,194
nghìn đồng. Hiệu quả lao động của hộ nghèo sau biến động giá ở
mức rất thấp. Điều này chứng tỏ sự tăng giá cơng lao động có ảnh
hưởng rất lớn đến hộ nghèo. Hộ nghèo đã khó khăn thì sau biến động
giá lại càng lao đao hơn.
3.3.3. Phân tích ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới
hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân
3.3.3.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá đến hiệu quả kinh
tế sản xuất chè của hộ
Luận án sử dụng mơ hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân
tích đánh giá sự tác động của biến động tăng các yếu tố giá tới hiệu
quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân. Các yếu tố giá ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân bao gồm: Giá bán
sản phẩm chè búp, giá các yếu tố đầu vào (giá phân bón, giá thuốc
trừ sâu, giá nhiên liệu, giá cơng lao động), loại hình hộ, trình độ học
vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ và cơng nghệ sản xuất của hộ.
* Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá tới MI/sào
Hàm sản xuất có dạng:
αi
Yi APy P1α1 P2α2 P3α3 P4α4 P5α5 .eγ1.D1γ2.D2γ3.D3 4.D4
Sau khi sử dụng phần mền Eviews để ước lượng kết quả thu được:
Y = 35,547. Py 0.219 P1-0.323 P2 -0.095 P3 -0.048 P4 -0.023 P5 0.195 e-0.273D10.007D2 - 0.015D3 - 0.189 D4
Hệ số αi mang dấu (+) dương, chứng tỏ khi giá bán sản phẩm chè
tăng lên làm cho thu nhập hỗn hợp chè/sào tăng lên. Cụ thể, khi các
nhân tố khác không đổi, giá bán chè tăng lên 1% thì thu nhập hỗn
hợp/sào của hộ tăng lên 0,219%, tức là khi giá bán sản phẩm chè
tăng lên 1 nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn hợp trên sào trong sản
xuất chè của hộ tăng lên 0,731 nghìn đồng.
Các hệ số α1, α2, α3, α4, α5 mang dấu (-) âm chứng tỏ khi giá các
yếu tố đầu vào (giá phân bón, giá thuốc trừ sâu, giá nhiên liệu, giá
15
thuốc diệt cỏ, giá cơng lao động th ngồi) tăng lên làm cho thu
nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm đi.
Cụ thể, nhân tố quyết định lớn nhất tới hiệu quả kinh tế trong sản
xuất chè của hộ ở đây là giá của phân bón. Khi giá phân bón tăng lên
1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,322%. Với điều kiện các
yếu tố khác không đổi, khi giá phân bón tăng lên một nghìn đồng thì
thu nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm đi 4,404 nghìn đồng. Trong điều
kiện giá đầu vào phân bón tăng cao như hiện nay, các hộ đầu tư phân
bón phải theo đúng hướng dẫn kỹ thuật cũng như định mức bón phân
cho cây chè để với chi phí thấp nhất mà đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất. Giá cơng lao động th ngồi cũng ảnh hưởng lớn tới thu nhập
hỗn hợp/sào của hộ. Khi giá cơng lao động th ngồi tăng lên 1%
thì thu nhập hỗn hợp/sào của hộ giảm 0,195%. Khi giá thuốc trừ sâu
tăng thêm 1% thì thu nhập hỗn hợp của hộ/sào giảm 0,095%, tức là
khi giá thuốc trừ sâu tăng lên 1 nghìn đồng làm cho thu nhập hỗn
hợp của hộ giảm đi 1,572 nghìn đồng. Tác dụng của thuốc trừ sâu là
hạn chế sâu bệnh, lại kích thích cho chè phát triển. Việc phun thuốc
trừ sâu đem lại hiệu quả sản xuất chè cao hơn. Tuy nhiên, các hộ gia
đình nên sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích một cách vừa
phải, đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của chè, tiết kiệm chi phí.
Biến giả về loại hình hộ trồng chè cho thấy hộ kiêm chè có thu
nhập hỗn hợp/sào thấp hơn hộ chuyên là 0,273%. Điều này là do các
hộ chuyên chè biết cách đầu tư vào sản xuất chè hợp lý hơn hộ kiêm.
Biến giả về công nghệ sản xuất cho thấy, hộ áp dụng máy sao cải tiến
có thu nhập hỗn hợp/sào thấp hộ kiêm là 0,189%. Lý do là hộ áp
dụng máy sao cải tiến phải chi phí nhiều hơn về nhiên liệu cho sản
xuất, giá nhiên liệu tăng làm cho chi phí của hộ tăng nên thu nhập
hỗn hợp/sào của hộ sử dụng máy sao cải tiến thấp hơn hộ sử dụng
công nghệ khác (máy vị chè mini hoặc thủ cơng…).
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố giá tới hiệu quả sử dụng
chi phí (MI/IC)
Kết quả ước lượng thu được:
Y= 20,794. Py 0.016 P1-0.064 P2 -0.080 P3- 0.084 P4 0.140 P5 0.757 e 0.069D1 0.026 D2 - 0.030 D3 - 0.081 D4
Nhân tố quyết định lớn nhất tới hiệu quả chi phí của hộ ở đây là
giá cơng lao động th ngồi. Khi giá cơng lao động th tăng lên
1% thì MI/IC của hộ giảm 0,757%. Khi giá phân bón tăng lên 1% thì
16
MI/IC của hộ giảm 0,064%. Khi giá nhiên liệu tăng lên 1% thì thu
nhập hỗn hợp của hộ/chi phí giảm 0,084%. Giá thuốc trừ sâu tăng lên
1% thì MI/IC của hộ giảm 0,080%. Biến giả về loại hình hộ trồng
chè cho thấy hộ kiêm chè có MI/IC của hộ thấp hơn hộ chuyên là
0,273%.
3.3.3.2 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất
và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của các hộ
Luận án sử dụng hàm giới hạn sản xuất để phân tích mức độ ảnh
hưởng của các loại yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật
của sản xuất chè. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất và hiệu quả kỹ
thuật của các hộ nông dân sản xuất chè được phản ánh trong kết quả
ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas (OLS - average function và
MLE - Frontier function).
Bảng 3.18. Kết quả ước lượng hàm giới hạn sản xuất
Tên biến
OLS (Average function)
MLE (Frontier function)
Hệ số
t- test
Hệ số
t- test
Hệ số tự do
3,814
5,315
3,816
6,762
Lượng Đạm Urê
0,059
1,591ns
0,042
1,415
Lượng Lân
0,083
1,562ns
0,074
1,353
Lượng Kali
0,0103
6,363
0,0104
9,230
Lượng NPK
0,043
3,182
0,045
5,579
Lượng thuốc trừ
0,028
2,181
0,029
2,806
sâu
Lượng
phân
0,057
3,843
0,057
3,872
chuồng
Lượng ngày cơng
0,064
2,682
0,065
2,706
LĐ
Sigma-square: 0.149766
Sigma-square: 0.129173
Gamma: 0.850231
Gamma: 0.870826
Ghi chú: ns: Khơng có ý nghĩa thống kê.
Từ kết quả ước lượng mơ hình ở bảng 3.20 cho thấy các yếu tố
đầu vào như phân kali, phân NPK, thuốc trừ sâu, phân chuồng, cơng
chăm sóc có tác động làm tăng năng suất chè của các hộ nông dân
sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Khi đầu tư tăng thêm 1% phân kali sẽ có tác dụng làm cho năng
suất chè búp tăng lên 0,01%. Tức là nếu đầu tư tăng thêm 1kg phân
17
kali/sào sẽ làm cho năng suất chè tăng lên 0,69 kg/sào. Cũng tương
tự như vậy, nếu đầu tư tăng thêm 1% NPK làm cho năng suất chè
tăng thêm từ 0,043 % đến 0,045%, tức là nếu các hộ bón thêm 1kg
NPK/sào sẽ làm cho năng suất chè tăng lên 1,76 kg/sào.
Nếu các hộ tăng mức đầu tư phân chuồng thêm 1% sẽ làm cho
năng suất chè tăng lên 0,057%, tức là cứ bón tăng thêm 1kg phân
chuồng/sào làm năng suất chè tăng 1,8kg/sào. Cũng như vậy, đầu tư
tăng thêm 1% ngày công lao động làm cho năng suất chè tăng 0,064
– 0,065%.
Hệ số của lượng phân đạm và phân lân khơng có ý nghĩa thống
kê, điều này có thể lý giải do đầu tư yếu tố này của hộ đã ở mức
tương đối cao nên tác động của chúng đến mức năng suất chè thấp,
không rõ ràng.
Bảng 3.19. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ điều tra
Mức hiệu quả kỹ thuật
Số hộ
Tỷ lệ (%)
< 60 %
0
0
60 – 70 %
42
11,69
70 – 80 %
71
26,79
80 – 90 %
105
39,62
90 – 95 %
36
17,35
95- 100 %
11
4,55
Hiệu quả kỹ thuật bình quân
80,68 %
(Nguồn: Kết quả chạy hàm Frontier function)
Từ kết quả ước lượng mô hình, hiệu quả kỹ thuật của các nhóm
hộ nơng dân trồng chè ở tỉnh Thái Nguyên được xác định. Bảng 3.21
cho thấy hiệu quả kỹ thuật bình quân của các hộ sản xuất chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 80,68% so với năng suất tiềm năng có thể
đạt được trong điều kiện canh tác bình thường. Như vậy, trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên vẫn còn khả năng tăng năng suất chè nếu đầu tư
thêm các yếu tố đầu vào như phân kali, NPK, phân chuồng và công
lao động cùng đồng thời với việc nâng cao trình độ kỹ thuật trồng
chè cho các hộ nông dân sản xuất chè.
Dựa vào kết quả ước lượng OLS và MLE xác định được mức đầu
tư tối ưu trong sản xuất chè của hộ để đạt được lợi nhuận tối đa/sào
Tóm lại, qua xây dựng mơ hình cho thấy các yếu tố đầu vào như
phân NPK, Kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, công lao động có vai
18
trò quan trọng trong nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất
chè của hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh.
3.3.3.3 Ảnh hưởng của biến động chi phí tới hiệu quả kinh tế
Để đánh giá sự tác động của biến động chi phí tới tới hiệu quả
kinh tế của hộ, nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy gãy khúc để
phân tích. Hàm hồi quy có dạng:
E (Yt) = a1 + a2 . Xt + a3. (Xt – Xt0).Dt + Vt
Trong đó: Yt là thu nhập hỗn hợp (MI) của hộ;
Xt là chi phí trung gian của hộ năm 2011;
Xt0 là chi phí trung gian của hộ năm 2007;
Kết quả phân tích hồi quy thu được hàm hồi quy có dạng:
Yt = 18547 + 2,504Xt - 1,045.(Xt – Xt0) Dt
So sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hiệu quả sử dụng chi phí)
trước biến động và sau biến động cho thấy: hệ số a3 = -1,045 < 0 cho
biết hiệu quả sử dụng vốn sau biến động thấp hơn thời kỳ trước biến
động là -1,045 đơn vị.
MI = 24109 + 1,009 IC
MI = 18547 + 2,504 IC
Đồ thị 3.5. Hiệu quả sử dụng chi phí trước và sau biến động giá
- Trước biến động (D = 0): MI = 18547 + 2,504 IC
19
Như vậy, ở thời kỳ trước biến động, cứ tăng thêm 1 nghìn đồng
vốn đầu tư sẽ tăng được hiệu quả đầu tư lên 2,504 nghìn đồng thu
nhập hỗn hợp.
- Sau biến động (D = 1): MI = 24.109,535 + 1,009 IC
Như vậy, ở thời kỳ sau biến động, cứ tăng thêm 1 nghìn đồng
vốn đầu tư cho chi phí sẽ tăng được hiệu quả đầu tư lên 1,009 nghìn
đồng thu nhập hỗn hợp.
3.3.4 Nhận xét chung về ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu
vào tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ
* So sánh tốc độ tăng của tăng kết quả sản xuất chè với tốc độ
tăng chi phí sản xuất chè của hộ
Bảng 3.22. Tốc độ tăng kết quả và chi phí theo loại hình hộ
ĐVT: ngđ
Chỉ
tiêu
GO
VA
MI
TC
IC
Chỉ
tiêu
Trước biến động
Sau biến động
Tốc độ tăng (%)
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ
Hộ kiêm
Hộ kiêm
chuyên
chuyên
chuyên
kiêm
25.988
12.455
52.557
25.025
102
101
19.135
9.080
33.686
15.042
76
66
18.789
8.587
32.324
13.889
72
62
7.199
3.868
20.233
11.136
181
188
6.853
3.375
17.871
9.983
161
196
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
Bảng 3.23. Tốc độ tăng kết quả và chi phí theo thu nhập
ĐVT: ngđ
Trước biến động tăng giá
Sau biến động tăng giá
Tốc độ tăng (%)
Hộ
khá
Hộ TB
Hộ
nghèo
Hộ
khá
Hộ TB
Hộ
nghèo
Hộ
khá
Hộ
TB
Hộ
nghèo
GO
32.604
19.256
8.422
76.854
34.552
14.830
136
79
76
VA
22.876
15.671
5.594
46.219
22.147
8.368
102
41
59
MI
21.921
15.188
5.411
42.088
20.742
7.718
92
37
43
TC
10.683
4.068
3.011
34.766
13.810
7.112
225
239
136
IC
9.728
3.585
2.828
30.635
12.405
6.462
215
246
129
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
20
Sự tác động của việc tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất
của các hộ nông dân làm tăng chi phí của hộ. Cùng với chi phí tăng
lên, giá bán sản phẩm chè của hộ cũng tăng lên, giá trị sản xuất và
thu nhập của hộ cũng tăng lên. Tuy nhiên, ta thấy so sánh về tốc độ
tăng của kết quả sản xuất với tốc độ tăng của chi phí thì tốc độ tăng
chi phí nhanh hơn so rất nhiều so với tốc độ tăng của kết quả. Điều
này làm cho hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân giảm
xuống. Cụ thể: đối với hộ kiêm, tốc độ tăng của thu nhập hỗn hợp là
72% nhưng tốc độ tăng của tổng chi phí và chi phí trung gian lần
lượt là 181% và 161%, tăng hơn gấp 2 lần tốc độ tăng của kết quả.
Hộ kiêm cũng chịu sự tác động như đối với hộ chuyên. Tốc độ tăng
chi phí của hộ kiêm cao hơn hộ chuyên.
Xét theo thu nhập, hộ trung bình và hộ khá có tốc độ tăng chi phí
cao do các hộ này vẫn giữ mức đầu tư cao cho sản xuất chè. Hộ
nghèo do thiếu nguồn lực đầu tư nên khi giá đầu vào tăng cao các hộ
này cắt giảm bớt lượng chi phí cho sản xuất nên tốc độ tăng chi phí
thấp hơn. Sau biến động tốc độ tăng thu nhập hỗn hợp của hộ khá và
trung bình lần lượt là 92% và 37%. Trong khi đó tốc độ tăng chi phí
trung gian của hộ khá và trung bình lần lượt là 215% và 246%.
* Đánh giá về hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ sau biến
động tăng giá đầu vào
Bảng 3.24. So sánh hiệu quả sản xuất chè của hộ sau biến động với trước
biến động tăng giá đầu vào (phân theo loại hình hộ)
Chỉ tiêu
1. GO/DT
2. VA/DT
3. MI/ DT
4. GO/IC
5. VA/IC
6. MI/IC
7. GO/LĐ
8. VA/ LĐ
9. MI/LĐ
Hộ chuyên
Hộ kiêm
Tuyệt đôi
Tương đối
Tuyệt đôi
Tương đối
(lần)
(%)
(lần)
(%)
3,056
202,2
3,712
201,1
1,674
176
1,767
166,2
1,447
172
2,440
196,4
- 851
77,6
-1,184
67,9
- 907
67,5
- 1,184
56,0
- 933
66
- 1,153
54,7
- 356
87,8
- 845
75,6
- 506
76,5
- 951
62,3
- 534
74,7
- 934
60,9
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
21
Bảng 3.25. So sánh hiệu quả sản xuất chè của hộ sau biến động với
trước biến động tăng giá đầu vào (phân theo thu nhập)
Hộ Khá
Chỉ tiêu
1. GO/DT
2. VA/DT
3. MI/ DT
4. GO/IC
5. VA/IC
6. MI/IC
7. GO/LĐ
8. VA/ LĐ
9. MI/LĐ
Tuyệt
đơi
(lần)
Tương
đối
(%)
Hộ Trung Bình
Tuyệt
đơi
(lần)
Tương
đối
(%)
Hộ kiêm
Tuyệt
đôi
(lần)
4.595
235,7
2.379
179,4
2.248
2.424
202,1
1.015
141,3
974
2.094
192,0
871
136,6
810
- 843
74,8 - 2.586
51,9
- 684
- 843
64,1 - 2.586
40,8
-684
- 880
60,9 - 2.564
39,5
- 720
- 337
90,2
- 966
70,5
- 581
- 549
77,3 - 1.185
55,5 - 1.380
- 614
73,5 - 1.197
53,7 - 1.275
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2012)
Tương
đối
(%)
176,1
149,6
142,7
77,0
65,4
62,4
70,7
0,1
0,1
Xem xét tốc độ phát triển của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất từ
bảng 3.24 và 3.25 cho thấy đều lớn hơn > 100% phản ánh hiệu quả
sử dụng đất của hộ tăng lên sau biến động giá. Xét về hiệu quả sử
dụng chi phí và hiệu quả lao động, tốc độ phát triển của các chỉ tiêu
hiệu quả này đều nhỏ hơn < 100% cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí
và hiệu quả lao động giảm.
Tóm lại, qua xem xét về kết quả và hiệu quả sản xuất chè cho
thấy, các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ đều tăng sau biến
động. Cụ thể là giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp của hộ tăng lên
sau biến động. Điều này chứng tỏ tuy giá các yếu tố đầu vào tăng cao
nhưng các hộ nơng dân vẫn có kết quả sản xuất nhất định. Tuy nhiên,
tốc độ tăng giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp nhỏ hơn tốc độ tăng
chi phí nên hiệu quả đạt được của hộ giảm đi sau biến động. Khi xem
xét về hiệu quả sử dụng chi phí hay hiệu quả sử dụng vốn cho thấy
các chỉ tiêu hiệu quả này của các nhóm hộ đều giảm sau biến động.
Điều này chứng tỏ, trong sản xuất của hộ tuy có tăng kết quả sản
xuất là do tăng giá nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm do tốc độ tăng giá
đầu vào nhanh hơn tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng giá đầu ra
(giá bán chè). Đây là điều bất lợi cho sản xuất chè của các nông hộ
và bất lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ.
22
3.3.5. Đánh giá của hộ nông dân về các yếu tố cần thiết để nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong điều kiện tăng giá đầu vào
Nhu cầu của các hộ nơng dân là khác nhau do có sự chênh lệch
về nguồn lực của các hộ và được đánh giá như sau:
Mức độ quan trọng: Nhu cầu về vốn vay có đến 59% các hộ
nơng dân được hỏi chọn mức độ (rất quan trọng) và 24% trả lời
(quan trọng) chỉ có 3% số người được hỏi chọn mức (rất không quan
trọng). Điều này là do phần lớn các hộ nông dân là thiếu vốn vào sản
xuất chè, một số hộ muốn tăng đầu tư vào công nghệ sản xuất và
tăng diện tích trồng chè. Bên cạnh đó nhu cầu của các hộ nông dân
về mỏ rộng các lớp tập huấn thì 61% số người được hỏi chọn mức độ
(rất quan trọng) (bảng 2.23) và khơng có đối tượng nào chọn (rất
không quan trọng) điều này cho thấy phần lớn các hộ nơng dân là ít
được tham gia các lớp tập huấn nâng cao khả năng sản xuất chè.
Mức độ không quan trọng: Bên cạnh những mức độ quan trọng
thì ở chỉ tiêu áp dụng những giống chè mới vào sản xuất chỉ có 8%
chọn (rất quan trọng) và có đến 49% chọn (rất khơng quan trọng), có
được điều này là do việc chuyển đổi từ giống chè trung du sang trồng
các loại giống chè mới gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật và vốn.
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO
4.1. Căn cứ xác định giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
điều kiện tăng giá đầu vào
4.1.1 Chủ trương phát triển ngành chè và quy hoạch sản xuất chè
của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới
* Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng
vùng, từng địa phương
* Phát triển chè trong điều kiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước và cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn
* Phát triển sản xuất chè trong sự phát triển nơng nghiệp tồn
diện, bền vững
* Phát triển sản xuất chè trong điều kiện nước ta gia nhập WTO
23
* Phát triển sản xuất chè theo hướng kinh tế trang trại
* Tăng cường công tác quản lý đặc biệt nêu cao thương hiệu chè
Thái Nguyên
* Kết quả đạt được về quy hoạch phát triển sản xuất chè và
nhiệm vụ của tỉnh Thái Nguyên.
4.1.2. Nhu cầu tiêu thụ chè và giá bán sản phẩm chè
Nhu cầu trong nước: Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), thời
gian gần đây, tình hình tiêu thụ chè trong nước có xu hướng tăng.
Hiện, nhu cầu dùng chè của dân trong nước chiếm khoảng 30% tổng
sản lượng chè của cả nước, với mức tăng trung bình từ 3 đến
5%/năm. Nhu cầu tiêu thụ khơng ngừng tăng lên là tín hiệu tốt cho
quyết định tăng năng suất, sản lượng của hộ nông dân sản xuất chè tại
Thái Nguyên. Bên cạnh đó, chè tiêu thụ nội địa chủ yếu là chè xanh
chế biến bằng phương pháp thủ công, giá bán tương đối ổn định. sản
phẩm chè tiêu thụ trong nước đã bắt đầu có những loại chè đặc biệt,
cao cấp (chè đặc sản chế biến bán công nghiệp của Tân Cương, một số
sản phẩm chè của nhà máy chè Hồng Bình...), tuy nhiên khối lượng
cịn ít chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Xu hướng biến động giá
chè thế giới và trong nước: Giá chè thế giới theo tháng bắt đầu tăng
từ cuối tháng 11/2010 và đạt cao nhất vào tháng 1/2011, khoảng
368,1 US Cent/kg nhưng có xu hướng giảm từ tháng 2/2012. Nhìn
chung, cung chè tăng nhưng nhu cầu lại tăng với tốc độ cao hơn nên
giá vẫn có xu hướng tăng
4.1.3. Dự báo xu hướng biến động giá đầu vào trong sản xuất chè
Để thấy được sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất
chè trong thời gian tới luận án áp dụng các mơ hình dự báo hàm xu
thế tuyến tính và hàm AR.
* Mơ hình dự báo hàm xu thế tuyến tính: Yt = a0 + a1.t + vt
Các tham số a0, a1 được ước lượng theo hệ phương trình chuẩn
tắc. Hàm dự báo có dạng: Yt = 3860,37 + 583,73.t
* Mơ hình dự báo AR (1): Yt = a0 + a1 Yt-1 + Ut
Theo phụ lục 02 hệ số tương quan r = 0,9337. Do giá trị quan sát
thứ t phụ thuộc duy nhất vào giá trị quan sát trước đó và hàm tự
tương quan nên r = a1.
24
r
X t X X t 1 X
X
t
X
2
Theo phụ lục 02 ta có r = a1= 0,9337. Hệ số a0 = 5436,63.
Hàm AR (1) có dạng: Yt = 5436,63 + 0,9337 Yt-1 + Ut
Như vậy, trong các năm tiếp theo giá đầu vào bình quân trên địa
bàn tỉnh vẫn có xu hướng tăng lên.
4.1.4 Quan điểm về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng giá đầu vào
Biến động giá đầu vào của sản xuất chè là một xu hướng khách
quan. Biến động tăng giá đầu vào sản xuất chè có tác động tiêu cực
đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân, song có thể hạn chế
ảnh hưởng này bằng những biện pháp kinh tế, tổ chức và kỹ thuật
thích hợp.
Để hạn chế ảnh hưởng của tăng giá đầu vào sản xuất chè và nâng
cao hiệu quả sản xuất chè cho các hộ nông dân phải kết hợp các giải
pháp tác động cả đầu vào và đầu ra của sản xuất chè, trong đó giải
pháp đầu ra có vai trị đặc biệt quan trọng. Vì đây là nguồn chính để
tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, bù đắp các chi phí đầu vào
trong điều kiện giá đầu biến động tăng như hiện nay.
Nâng cao hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân trong điều kiện
tăng giá đầu vào địi hỏi phải có những giải pháp cơ bản, lâu dài.
Để thực hiện có kết quả việc hạn chế tác động của biến động tăng
giá đầu vào sản xuất chè và nâng cao hiệu quả sản xuất chè của hộ
nông dân phải kết hợp phát huy vai trò của các cơ quan quản lý nhà
nước, chức năng và vai trò của các hộ nơng dân, trong đó vai trị của
hộ nông dân đặc biệt quan trọng.
4.1.5. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng giá đầu vào
Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung với trình độ chun
mơn hóa cao, nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa trong sản xuất chè.
Đổi mới tổ chức cung ứng vật tư phân bón đầu vào cho sản xuất
chè để đảm bảo cung ứng các đầu vào sản xuất chè hợp lý, giảm chi
phí trung gian và tránh hiện tượng trục lợi về giá.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè của hộ nông dân
để tăng được giá bán sản phẩm chè, tăng giá xuất khẩu chè.
25
Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất và quản lý sản xuất kinh
doanh cho các chủ hộ sản xuất chè.
Sử dụng hợp lý và khoa học các yếu tố đầu vào sản xuất chè để
tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất chè.
Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong sản xuất kinh doanh
chè của các hộ nông dân…
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng
giá đầu vào
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến động tăng
giá đầu vào tới hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên và những căn cứ xác định các giải pháp đã
trình bày ở mục 4.1 tác giả đưa ra những luận giải và đề xuất các giải
pháp sau:
* Nhóm giải pháp thuộc về quản lý vĩ mô gồm các giải pháp:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chè, nâng cao trình độ tập
trung và chun mơn hóa của sản xuất chè trên địa bàn Tỉnh
- Phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn Tỉnh
- Tích cực đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong
sản xuất và chế biến chè
- Tăng cường hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân sản xuất chè
- Tăng cường đầu tư công cho kết cấu hạ tầng ở các vùng chè
- Giải pháp thị trường đầu vào, đầu ra của sản xuất chè
- Hình thành chuỗi giá trị ngành chè
* Nhóm các giải pháp đối với hộ nơng dân gồm các giải pháp:
- Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh chè
của các hộ nông dân, nâng cao nhận thức của hộ
- Mở rộng diện tích chè giống mới, sử dụng vật tư mới, ứng dụng
quy trình sản xuất khoa học để tiết kiệm chi phí, đạt năng suất chè
cao
- Thâm canh sản xuất hợp lý, áp dụng giới hạn tối tưu các đầu
vào sản xuất chè