Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Quan ly va su dung phan bon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 38 trang )

Ngay từ buổi đầu xuất hiện, con người đã tác động vào môi trường xung quanh để
phục vụ nhu cầu sống của mình. Trong số đó phải kể đến việc sử dụng phân bón trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phân bón là hợp chất nhân tạo hay tự nhiên đưa vào hệ
sinh thái nông nghiệp để nâng cao dinh dưỡng cây trồng, tăng năng suất hay cải thiện độ
phì đất. Ông cha ta đã nói "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Phân bón có vai trò
đòn bẩy nâng cao năng suất cây trồng trong mọi thời đại.
I. Giới thiệu chung về phân bón.
1. Định nghĩa
Phân bón là những chất hữu cơ, vô cơ trong thành phần có chứa các nguyên tố vi
lượng cần thiết cho cây trồng, mà cây có thể hấp thụ được. Như vậy phân bón được hiểu
như là những chất khi bón vào đất, trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh
dưỡng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe,...hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
2. Các loại phân bón
- Phân bón vô cơ (phân đạm, phân lân, kali, phân vi lượng…)
- Phân hữu cơ (phân chuồng, phân rác, phân xanh…)
2.1. Phân bón vô cơ
2.1.1. Khái niệm
Phân bón vô cơ là nhóm phân bón chỉ gồm các chất vô cơ, không chứa các chất
hữu cơ. Phân vô cơ còn gọi là phân khoáng, các phân bón vô cơ thường được sản xuất
nhờ công nghiệp hóa học nên còn gọi là phân hoá học.
2.1.1. Đặc điểm
- Có thành phần xác định, có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao
- Dễ tan trong nước, cây trồng dễ hấp thu
- Thời gian tồn tại ngắn trong đất nên dễ bị rửa trôi
- Các phân bón vô cơ có phản ứng với đất, nên dùng nhiều trong thời gian dài,
quá lạm dụng và không chú ý kết hợp với phân hữu cơ, sẽ làm tính chất của đất xấu đi
(cằn cỗi, khó làm và dễ bị thoái hóa)
2.2. Phân hữu cơ
2.2.1. khái niệm
Phân hữu cơ là nhóm phân bón có chứa các chất hữu cơ ở dạng chưa phân hủy
hoặc bán phân hủy (bao gồm xác động thực vật cỏ cây, rơm rạ và các chất phế thải của




chăn nuôi: phân gà, lợn…). Có thể chia phân bón hữu cơ thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các dạng phế thải chăn nuôi như phân của gia súc, gia cầm, nước
tiểu.
- Nhóm 2: gồm các dạng phân xanh, phân rác, tro bếp, phù xa, bùn ao..
- Nhóm 3: gồm các dạng phế thải công nghiệp thực phẩm như bã đậu, khô lạc…
2.2.2. Đặc điểm
- Có thành phần phức tạp và không xác định, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp
- Thường tồn tại ở dạng chưa phân hủy hoặc bán phân huỷ
- Do có nhiều chất hữu cơ, nên bón phân hữu cơ vào đất sẽ làm tăng độ mùn cho
đất, góp phân cải tạo đất
II. Vấn đề quản lý và sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
1. Một số loại phân bón hiện nay và tác dụng của chúng.
1.1. Phân kali
- Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây.
- Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng
hoá các chất dinh dưỡng của cây.
- Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ
bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,
tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
1.2. Phân amôn nitrat (NH4NO3)
- Phân amôn nitrat có chứa 33 – 35% N nguyên chất. Ở các nước trên thế giới loại
phân này chiếm 11% tổng số phân đạm được sản xuất hàng năm.
- Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám. Amôn nitrat dễ
chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng.
- Là loại phân sinh lý chua. Tuy vậy, đây là loại phân bón quý vì có chứa cả NH4+
và cả NO3 -, phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
- Amôn nitrat bón thích hợp cho nhiều loại cây trồng cạn như thuốc lá, bông, mía,
ngô…

- Phân này được dùng để pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cây trong nhà
kính và tưới bón thúc cho nhiều loại rau, cây ăn quả.


1.3. Supe lân
- Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp
supe lân được sản xuất dưới dạng viên.
- Trong supe lân có 16 – 20% lân nguyên chất. Ngoài ra, trong phân này có chứa
một lượng lớn thạch cao. Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có
phản ứng chua.
- Phân dễ hoà tan trong nước cho nên cây dễ sử dụng. Phân thường phát huy hiệu
quả nhanh, ít bị rửa trôi.
- Supe lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được.
- Phân này có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều
được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân.
- Supe lân có thể dùng để ủ với phân chuồng.
- Nếu supe lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng. Có thể
dùng phôtphat nội địa hoặc apatit. Nếu đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà,
đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ chua của supe lân thì dùng
10 – 15%, nếu dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%.
- Phân supe lân thường phát huy hiệu quả nhanh, cho nên để tăng hiệu lực của
phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc, hoặc sản xuất thành dạng viên để bón
cho cây.
- Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón
thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ đong đựng bằng sắt.

Supe lân

1.4. Phân NPK
1.4.1 Phân amsuka



có tỷ lệ NPK là 1: 0,4 : 0,8.
- Phân này được sản xuất bằng cách trộn amôn với supe lân đã trung hòa vào
muối KCl.
- Phân được dùng để bón cho cây có yêu cầu NPK trung bình, bón ở các loại đất
có NPK trung bình.
1.4.2. Phân nitro phoska
có 2 loại:
- Loại có tỷ lệ NPK: 1 : 0,4 : 1,3
- Được sản xuất bằng cách trộn các muối nitrat với axit phosphoric. Trong phân
có chứa: N – 13%; P2O5 – 5,7%; K2O – 17,4%.
- Phân này được dùng để bón cho đất thiếu K nghiêm trọng và thường được dùng
để bón cho cây lấy củ.
- Loại có tỷ lệ N, P, K: 1: 0,3 : 0,9
- Được sản xuất bằng cách trộn các muối nitrat với axit sunphuric. Trong phân có
chứa: N – 13,6%; P2O5 – 3,9%; K2O – 12,4%.
- Phân được dùng để bón cho nhiều loại cây trồng và thường bón cho đất có NPK
trung bình.
1.4.3. Phân amphoska
- Có tỷ lệ NPK: 1 : 0,1 : 0,8
- Trong phân có chứa N – 17%; P2O5 – 7,4%; K2O – 14,1%.
- Phân này được dùng để bón cho đất trung tính và thường dùng để bón cho cây
lấy củ.
1.4.4. Phân viên NPK Văn Điển
- Có tỷ lệ NPK: 5 : 10 : 3
- Trong phân chứa NPK, ngoài ra còn có MgO – 6,7%; SiO2 – 10 – 11%; CaO –
13 – 14%.
- Phân này thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cách
bón và liều lượng bón được dùng như đối với phân lân nung chảy. Đối với cây trồng cạn

cần bón xa hạt, xa gốc cây. Sau khi bón phân cần lấp đất phủ kín phân.


Phân NPK

2.Tình hình phân bón trên thị trường thế giới
2.1.Thị trường phân bón châu Á - tình hình và triển vọng
- Một thời gian dài trước đây, các nước châu Á như Trung Quốc (TQ), Ấn Độ,
Inđônêxia đã là những nước nhập khẩu nhiều phân bón và nguyên liệu liên quan. Ngày
nay, các nước này ngày càng có khả năng tự sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và hơn
nữa còn đang phát triển thành những nước xuất khẩu quan trọng.
- Vào thập niên 1970, cuộc Cách mạng Xanh đã là động lực làm gia tăng rất
nhanh nhu cầu phân bón và nguyên liệu liên quan tại các nước đang phát triển ở châu Á,
tạo thành những thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất Tây âu và Bắc Mỹ. Hai thập
niên sau, tình hình trên khắp châu lục này đang thay đổi mạnh. TQ ưu tiên phát triển
ngành phân bón nội địa, Ấn Độ cũng xây dựng những nhà máy sản xuất phân urê, phân
lân công suất lớn, trong khi đó Inđônêxia khai thác nguồn khí thiên nhiên của mình để
phát triển nhanh chóng ngành sản xuất phân urê nội địa. Ngay từ đầu, ngành công nghiệp
phân bón Inđônêxia đã có định hướng xuất khẩu. Nếu trước đây TQ chỉ là nước nhập
khẩu phân bón, thì từ năm 2000 cũng đã tham gia vào thị trường xuất khẩu phân urê.
- Thị trường phân bón châu Á rất đa dạng, phản ánh sự đa dạng về điều kiện khí
hậu và thổ nhưỡng tại các nước trong khu vực, nhất là những nước có diện tích địa lý lớn
như TQ và Ấn Độ. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tại châu
Á nhìn chung khác với các khu vực khác trên thế giới. Trong khi tại Tây âu có sự cân
bằng tương đối giữa mức tiêu thụ phân đạm và phân NPK thì tại châu Á loại phân bón


quan trọng nhất là urê. Hàm lượng đạm cao trong phân urê giúp giảm chi phí phân phối,
lưu kho và thao tác - đây là những yếu tố quan trọng đối với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, vì tại đây chi phí vận chuyển, lưu kho và bán hàng chiếm 15-30% giá bán. Trong

khi đó, năm 2003 cước phí vận chuyển đường biển đã tăng gấp đôi so với năm trước,
năm 2004 lại có một đợt tăng mạnh giá vận chuyển. Ngày nay, phân urê chiếm 69% tổng
nhu cầu tiêu thụ phân bón của châu Á. Tại Tây âu tỉ lệ này chỉ chiếm 16%.
- Sự chi phối của phân urê trong thị trường phân bón châu Á có thể là do ảnh
hưởng của các điều kiện về thương mại và kinh tế, mà không phải do tính thích hợp về
mặt thổ nhưỡng. Trên thực tế, khả năng thất thoát đạm từ urê trong một số loại đất và
điều kiện khí hậu có thể rất lớn. Tuy phân amoni nitrat thích hợp hơn đối với nhiều loại
đất, cây trồng và điều kiện khí hậu, nhưng loại phân này chỉ chiếm dưới 2% thị trường
phân đạm ở châu Á. Tương tự, phân bón dạng nước cũng rất ít được sử dụng tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, đa số phân NPK được sử dụng tại khu vực này là phân trộn
dạng hạt.
- Trong hai thập niên qua, tiêu thụ phân urê tại TQ đã tăng gần gấp ba, còn tại Ấn
Độ mức tiêu thụ này đã tăng gấp đôi.
2.1.1. Trung Quốc
- Là nước tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới, TQ có những ảnh hưởng lớn đối với
thị trường phân bón thế giới. Trong các thập niên 1980 và 1990, TQ đã khuyến khích
phát triển ngành sản xuất phân bón nội địa. Nhờ đó, đến nay sản lượng phân bón tại đây
đã tăng rõ rệt.
- Năm 2002, sản lượng các loại phân bón của TQ đã lên đến gần 32 triệu tấn.
Điều này phản ánh kết quả của sự đầu tư liên tục vào các nhà máy urê và MAP/DAP mới.
Trong một thời gian dài, sản suất phân lân tại đây chủ yếu tập trung vào các sản phẩm với
hàm lượng dinh dưỡng thấp, ví dụ SSP và canxi - magiê phốtphát. Từ năm 2000 đã có sự
dịch chuyển mạnh về hướng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
như DAP, tạo thêm động lực cho sản xuất phân bón trong nước và giảm mạnh lượng
phân bón nhập khẩu.
- Trước khi gia nhập WTO vào tháng 12/2001, TQ đã bảo hộ ngành sản xuất phân
lân nội địa của mình bằng những biện pháp hạn chế nhập khẩu. Năm 2002, các biện pháp
hạn chế này bị hủy bỏ, do đó nhập khẩu lại tăng mạnh. Nhưng trong những năm tiếp theo



TQ đã tiếp tục hỗ trợ tài chính cho ngành sản xuất phân lân của mình, tránh né các cam
kết khi gia nhập WTO. Ngành sản xuất phân lân tại Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết liệt
những biện pháp bảo hộ này.
- Trong lúc này, ngành sản xuất phân lân TQ vẫn đang trong giai đoạn chuyển
đổi. Các công ty lớn có khả năng tiếp cận các nguồn quặng phốtphát đang tiếp tục xây
dựng các nhà máy axit phốtphoric và các dây chuyền tạo hạt mới để sản xuất DAP và
MAP tại các mỏ quặng lớn ở các tỉnh Quảng Châu, Hồ Bắc và Vân Nam. Giá bán cao
trên thị trường quốc tế và tỉ giá hối đoái thấp của đồng nhân dân tệ đã giúp tăng lợi nhuận
của ngành sản xuất phân lân TQ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang sản xuất phân lân
với hàm lượng dinh dưỡng cao.
- TQ cũng đang bắt đầu tăng cường sản xuất phân NPK. Dự kiến thị trường NPK
tại đây sẽ tăng từ 10 triệu tấn trong năm 2000 lên đến 15 triệu tấn năm 2005. Năm 2002,
lượng phân NPK đã tiêu thụ chỉ chiếm 24% tổng tiêu thụ phân bón, so với mức 50% ở
các nước đã phát triển. Hơn nữa, phân NPK được sử dụng tại TQ thường là loại phân có
hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng thấp. Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi, nhất là sau
khi Công ty Hanfeng Evergreen mới đây đã nhận được độc quyền sử dụng trong thời hạn
10 năm đối với công nghệ sản xuất phân NPK hàm lượng cao theo phương pháp tạo hạt
trong tháp, đây là công nghệ của Viện nghiên cứu Công nghiệp Hóa chất Thượng Hải.
Một nhà máy NPK lớn, công suất 150 nghìn tấn/ năm theo công nghệ tạo hạt bằng
phương pháp bay hơi, cũng đang được xây dựng tại Tianjin, đông bắc TQ, với sự tham
gia của các đối tác liên doanh từ Hàn Quốc và đài Loan, dự kiến sẽ đi vào sản xuất đầu
năm 2006.
2.1.2. Ấn Độ
- Trong năm tài chính 2003/2004, tiêu thụ phân bón tại Ấn Độ đã tăng 5% sau khi
bị suy giảm trong năm tài chính trước đó. Nhờ liên tục xây dựng thêm các nhà máy, đến
nay sản lượng urê và DAP đã đạt 9,7 triệu tấn/ năm và 5,5 triệu tấn P2O5/ năm tương ứng.
Trong năm tài chính 2003/ 2004, urê chiếm 83% sản lượng phân đạm, còn DAP chiếm
62% sản lượng phân lân. Phân supe đơn (SSP) tiếp tục chiếm một phần đáng kể (khoảng
11%) trong sản lượng phân lân. Tương tự như TQ, việc tăng công suất nội địa đã đẩy
nhanh xu hướng giảm nhập khẩu phân urê và DAP. Hiện nay, Ấn Độ chỉ còn nhập khẩu

phân urê để sản xuất phân đa thành phần mà không sử dụng trực tiếp cho nông nghiệp.


- Tiêu thụ phân bón tại Ấn Độ bị ảnh hưởng rất mạnh bởi chính sách trợ giá của
chính phủ. Tháng 1/2004, chính phủ Ấn Độ cũng tuyên bố chính sách đầu tư để mở rộng
và xây dựng mới các nhà máy urê đi từ nguyên liệu khí thiên nhiên hoặc khí hóa lỏng.
Năm 2004, tổng công suất urê đã đạt 9,7 triệu tấn N/năm, dự kiến sẽ tăng lên 10,19 triệu
tấn N/năm vào năm 2007 và 11,18 triệu tấn N/năm sau năm 2009.
2.1.3. Inđônêxia
- Inđônêxia đã xây dựng một số cơ sở sản xuất phân bón lớn tại các đảo
Kalimantan (5 nhà máy urê và 2 nhà máy amoniac), Sumatra (6 nhà máy urê), Giava (2
nhà máy urê, 3 nhà máy amoni sunfat, 2 nhà máy phốtphát, 1 nhà máy NPK). Tổng công
suất urê của Inđônêxia đạt 3,71 triệu tấn N/năm, trong khi đó lĩnh vực sản xuất phân bón
hầu như hoàn toàn do các công ty quốc doanh chi phối.
- Năm 2000, sản lượng urê của Inđônêxia đạt mức cao nhất là 2,91 triệu tấn
N/năm, sau đó giảm xuống còn 2,45 triệu tấn N/năm vào năm 2001. Năm 2004, sản
lượng urê đạt 2,58 triệu tấn N/năm. Lượng urê dư thừa được xuất khẩu chủ yếu sang các
nước láng giềng ASEAN. Do sản xuất suy giảm, lượng xuất khẩu này cũng giảm từ
580.400 tấn N vào năm 2000 xuống còn 214.000 tấn N vào năm 2004.
- Sau khi tự do hóa thị trường khí thiên nhiên vào năm 2001, ngày nay chính phủ
Inđônêxia không còn có khả năng tác động đến giá và nguồn cung loại nguyên liệu này.
Đây là những biện pháp nhằm khuyến khích các công ty dầu khí trong nước nâng cao
năng lực cạnh tranh, nhưng chúng có thể gây ra những bất lợi cho các công ty sản xuất
urê vì họ không thể mua khí thiên nhiên với giá như trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, tại
một số nơi trữ lượng khí thiên nhiên đã tỏ ra là thấp hơn ước tính trước đó. Ví dụ, mỏ khí
thiên nhiên Arun tại bắc Sumatra - nguồn cung cấp nguyên liệu cho 3 nhà máy metanol
và urê tại địa phương - đã gần cạn, chỉ có thể khai thác không đầy 10 năm nữa, trong khi
đó xung quanh lại không có những mỏ mới để thay thế. Trên thực tế, sự thiếu hụt nguồn
cung khí thiên nhiên đã làm gián đoạn sản xuất tại một số nhà máy phân bón trong thời
gian qua.

- Trong vài năm qua, mức tiêu thụ urê tại Inđônêxia đã ổn định ở khoảng 4,3 triệu
tấn urê/ năm. Do sản lượng urê cao hơn đáng kể nhu cầu nội địa, nên Inđônêxia là nước
xuất khẩu urê quan trọng sang các nước khu vực ASEAN. Trước đây, Việt Nam là một
trong những nước nhập khẩu nhiều urê của Inđônêxia. Năm 2002, xuất khẩu urê của


Inđônêxia đáp ứng khoảng 60% nhu cầu urê của Việt Nam, nhưng sau đó tỷ lệ này đã
giảm xuống còn 30%, do Nga và Trung đông tăng cường xuất khẩu sang Việt Nam.
- Do sản xuất urê tại bắc Sumatra có khả năng sẽ chấm dứt vào cuối thập kỷ tới do
mỏ khí Arun bị cạn kiệt, ngành sản xuất phân bón Inđônêxia đang xem xét nhiều phương
án để di chuyển các nhà máy hiện có hoặc xây dựng các nhà máy mới có khả năng tiếp
cận các nguồn cung khí lâu dài. Chính phủ nước này đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng
ống dẫn khí nối liền các đảo Kalimatra, Giava và Sumatra, và cũng nghiên cứu phương
án vận chuyển khí bằng tàu chở dầu từ các mỏ khí mới khai thác.
- Tuy Inđônêxia có trữ lượng khí thiên nhiên lớn nhất trong khu vực đông Nam á
(trữ lượng tổng cộng khoảng 5 nghìn tỉ m3 khí đã chứng minh và ước tính), nhưng việc
phát triển các mỏ khí này tương đối chậm, hơn nữa cung ứng khí cho các nhà máy điện sẽ
chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Các ngành sản xuất hóa chất từ nguyên liệu khí thiên nhiên,
như sản xuất amoniăc và urê, sẽ không còn có thể trông chờ vào trợ cấp của chính phủ
như trước đây và có thể chịu thua thiệt trước ngành điện khi cạnh tranh giành nguồn cung
khí thiên nhiên. Chuyện này đã từng xảy ra tại Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, và trên thực tế cũng
đang xảy ra ở Inđônêxia. Nó cũng có thể là dấu hiệu về sự kết thúc vai trò xuất khẩu phân
urê trong khu vực của Inđônêxia.
2.1.4. Nga.
- Sản xuất phân bón đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nga, chiếm 20%
sản lượng hóa chất công nghiệp, 35% giá trị xuất khẩu, là một trong những ngành kinh tế
đạt lợi nhuận cao nhất và ổn định nhất về mặt tài chính của nước Nga. Trước đây, vào
thời Liên Xô cũ, ngành sản xuất phân bón của Nga có ảnh hưởng quan trọng đối với sản
xuất và thương mại phân bón trên thế giới. Ngày nay, Nga chiếm khoảng 6-7% sản lượng
và 13-15% lượng phân bón xuất khẩucủa thế giới. Điều này cho thấy định hướng xuất

khẩu mạnh của ngành công nghệ này ở Nga, đặc biệt là đối với xuất khẩu các loại phân
bón như amoni nitrat (AN), urê, kali, MAP.
- Năm 2005, Nga sản xuất khoảng 12,48 triệu tấn amoniăc, sản lượng apatit đạt
4,18 triệu tấn P2O5, sản lượng lưu huỳnh đạt 6,56 triệu tấn, còn sản lượng axit sunfuric
đạt 9,34 triệu tấn. Hiện tại, khả năng tự cung tự cấp các loại nguyên liệu với giá thành
thấp đang có ảnh hưởng tích cực đối với chi phí sản xuất và giúp tăng tính cạnh tranh của
phân bón Nga trên thị trường thế giới. Nhưng mặt khác, năng lượng và nguyên liệu chiếm


đến 70% chi phí sản xuất của các nhà sản xuất phân bón Nga. Trong tình hình này, sự
tăng giá gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới của những yếu tố đầu vào
này của các nhà sản xuất phân bón Nga bắt buộc sẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn,
do đó làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm của họ trên thị trường thế giới. Vì vậy,
Nga đang đứng trước vấn đề rất cấp bách là phải giảm tiêu hao năng lượng và nguyên
liệu trong sản xuất phân bón.
- Trong 15 năm qua, ngành sản xuất phân bón của Nga đã chuyển sang định
hướng xuất khẩu mạnh. Ngày nay, hơn 80% sản lượng phân khoáng được xuất khẩu ra
nước ngoài, xuất khẩu phân đạm và phân lân chiếm 73%, xuất khẩu phân kali chiếm 91%
sản lượng của các loại phân bón tương ứng trong nước. Mỗi năm cung cấp cho thị trường
quốc tế khoảng 13 triệu tấn phân bón, trong đó có 6 triệu tấn phân phân kali, 5 triệu tấn
phân đạm và 2 triệu tấn phân lân. Hiện nay, Nga là một trong 5 nước xuất khẩu phân bón
hàng đầu trên thế giới. Nhờ chi phí sản xuất thấp, trong khi nhu cầu và giá phân bón tăng,
các công ty sản xuất phân bón của Nga tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới. Vài năm gần đây, Nga đã tăng giá trị xuất khẩu phân bón và củng cố vị
thế của mình tại các thị trường phân bón chính ở châu Âu, châu Á và Châu Mỹ La Tinh.
Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu duy trì ở mức tương đối ổn định, đạt trung bình 1012 triệu tấn chất dinh dưỡng/năm trong thời gian 2000-2006. Trong phần lớn thời gian
của thời kỳ đó, xuất khẩu phân bón của Nga đã bị hạn chế một phần do các hạn chế về
công suất, do các biện pháp chống phá giá bị Mỹ và EU áp đặt, và những rào cản thương
mại do một số nước khác lập ra. Trong nửa đầu năm 2007, thị trường nội địa của Nga đã
có những dấu hiệu phục hồi, do đó một phần khối lượng xuất khẩu đã được chuyển

hướng sang kênh tiêu thụ nội địa.
2.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón thế giới 2007/2008 - 2011/2012
Nhu cầu tiêu thụ phân bón thế giới dự báo sẽ tăng vững trong 5 năm tới, với tốc
độ tăng bình quân 1,7%/năm trong giai đoạn 2007/08 - 2011/12, tương đương với mức
tăng trên 14 triệu tấn. Trong đó, châu Á chiếm tới 69% lượng tăng tiêu thụ và châu Mỹ
chiếm 19%.
Bảng 1. Dự báo nhu cầu phân bón thế giới giai đoạn 2007/08 - 2011/12 (1.000 tấn)


2.2.1. Nitrogen
Nhu cầu tiêu thụ phân bón nitrogen dự báo sẽ đạt mức tăng bình quân 1,4%/năm
trong giai đoạn 2007/08 - 2011/12, tương đương với mức tăng 7,3 triệu tấn, trong đó châu
Á chiếm tới 69% tổng mức tăng nhu cầu nitrogen. Đông Á, Nam Á, Bắc Mỹ và Tây Âu
là những khu vực tiêu thụ nitrogen lớn nhất thế giới. Tuy có tỷ trọng trong tổng mức tiêu
thụ nitrogen tương đối hạn chế, Đông Âu và Trung Phi sẽ là các khu vực có tốc độ tăng
tiêu thụ cao trong những năm tới với tốc độ tăng tương ứng 10,4%/năm và 5%/năm. Bắc
Mỹ vẫn là khu vực nhập khẩu ròng nitrogen lớn nhất trong những năm tới và Nam Á là
khu vực đứng thứ hai về NK ròng trong khi Đông Á sẽ chuyển từ thâm hụt sang thặng dư
trong cán cân thương mại phân bón nitrogen trong giai đoạn dự báo.
2.2.2. Photphat
Nhu cầu phân bón phosphate thế giới dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân
2,0%/năm trong giai đoạn dự báo, tương đương với mức tăng 4,2 triệu tấn, trong đó châu
Á chiếm 71% và châu Mỹ chiếm 21% mức tăng tiêu thụ. Đông Á, Nam Á và Bắc Mỹ là
những khu vực tiêu thụ phân phosphate lớn nhất trong khi Nam Á, Mỹ Latinh và Tây Âu
là những khu vực NK chủ yếu. Nam Á cũng là khu vực có tốc độ tăng tiêu thụ cao nhất
với 35,8%, tiếp theo là Đông Á 33,8 và Mỹ Latinh 18,3%.
2.2.3. Potash
Nhu cầu tiêu thụ phân bón potash dự báo sẽ tăng bình quân 2,4%/năm trong giai
đoạn 2007/08 - 2011/12, tương đương mức tăng 3,6 triệu tấn, trong đó châu Á chiếm
68% và châu Mỹ chiếm 26% tổng mức tăng tiêu thụ. Các khu vực tiêu thụ phân bón

potash lớn nhất là Đông Á, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh trong khi các khu vực NK lớn nhất là


Đông Á, Mỹ La-tinh và Nam Á. Đây cũng là những khu vực có tốc độ tăng tiêu thụ cao
nhất trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng tương ứng 48,1%; 21,0% và 19,0%.
3. Thị trường phân bón trong nước - tình hình và triển vọng
3.1. Nhập khẩu phân bón
- Trong khi nhiều nước phát triển đang có xu hướng giảm sử dụng phân bón thì
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam lại có chiều hướng sử dụng tăng mạnh.
Đây là một nghịch lý mà rất nhiều chuyên gia cũng như nhà quản lý đang lo ngại trong
thời kỳ lạm phát hiện nay, khi mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu hơn 60% lượng phân
bón từ nước ngoài. Để giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn, mới đây, Cục Trồng trọt
(Bộ NN &PTNT) đã tổ chức hội thảo "Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng phân bón giảm
chi phí và tăng hiệu quả sản xuất" tại Hà Nội.
- Theo ông Bùi Huy Hiền, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hoá, Bộ NN
&PTNT cho biết: Tính đến hết tháng 7.2008, Việt Nam đã nhập khẩu 2, 23 triệu tấn phân
bón, trong đó nước nhập khẩu nhiều nhất là Trung Quốc (chiếm trên 50%), Nga (chiếm
hơn 10%),.... Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam sử dụng trên 2 triệu tấn phân Urê, khoảng
600 nghìn tấn DAP và một lượng gần tương đương như vậy với các loại phân bón khác.
Tổng lượng phân bón các loại sử dụng tại Việt Nam xấp xỉ 7, 7 triệu tấn. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất. Điều này đồng nghĩa với
việc chúng ta mất một lượng tiền lớn để nhập khẩu phân bón, đồng thời lại gây ra những
ảnh hưởng đến môi trường do phân bón bị rửa trôi, tích tụ ở nguồn nước ngầm.
- Hàng năm nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta đạt khoảng 2 triệu tấn, trong
khi đó, sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 900 ngàn tấn, như vậy, cứ một
năm nhập khẩu, chúng ta lại mất thêm 770 triệu USD. Đây đang thực sự là khó khăn
không chỉ đối với người nông dân mà còn cho cả nhà quản lý, bởi trong giai đoạn hiện
nay, khi cả nước đang tiến hành kiềm chế lạm phát thì cách tốt nhất đối với ngành nông
nghiệp là phải sản xuất được phân bón trong nước.



VD: Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2008 cả
nước nhập về 192,35 ngàn tấn phân bón các loại, đạt kim ngạch 116,91 triệu USD, giảm
40,76% về lượng và giảm 42,76% về trị giá so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm
2007 giảm 48,31% về lượng song lại tăng 21,73% về trị giá.
Trong tháng 6/2008, nhập khẩu hầu hết các loại phân bón đều giảm mạnh. Trong
đó, nhập khẩu DAP giảm mạnh nhất, giảm 65,95% về lượng và giảm 64,86% về trị giá so
với tháng trước, đạt 33,82 ngàn tấn với trị giá 35,6 triệu USD. Đặc biệt, trong tháng này
lượng DAP nhập về chủ yếu từ thị trường Tunisia với trên 27 ngàn tấn, giá nhập về 1.347
USD/tấn, CFR cảng Khánh Hội.

Lượng phân DAP còn lại được nhập về từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.
Giá nhập về từ Hàn Quốc đạt 1.078 USD/tấn, CFR cảng Khánh Hội; Trung Quốc đạt
trung bình 954 USD/tấn, giảm 64 USD/tấn so với giá nhập về tháng trước.
Lượng phân bón NPK nhập về cũng giảm khá mạnh, giảm 61,48% so với tháng
trước và giảm 71,32% so với cùng kỳ năm 2007, đạt trên 7 ngàn tấn với trị giá gần 6 triệu
USD. Giá nhập khẩu trung bình đạt 765 USD/tấn. Lượng NPK nhập về trong tháng này
chủ yếu từ thị trường Hàn Quốc, chiếm 83% tổng lượng nhập khẩu. Giá nhập về từ thị
trường này đạt 765 USD/tấn.
So với với tháng 5/2008, nhập khẩu Urea cũng giảm 48% về lượng và giảm
47,51% về trị giá, đạt trên 37 ngàn tấn, trị giá 15,44 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình
415 USD/tấn, tăng 4 USD/tấn so với giá nhập tháng trước.
Tính đến hết quý II năm nay, nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 2,177 triệu
tấn với trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 20,23% về lượng và tăng 134,36% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2007. Trong đó, Urea là chủng loại phân bón được nhập về đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao, tăng 67,72% về lượng và tăng 145,55% về trị giá so với 6 tháng đầu năm
2007, đạt gần 525 ngàn tấn, trị giá 202,28 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu NPK cũng
tăng 32,79% về lượng và tăng 168,47% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 140,55
ngàn tấn với trị giá 75,46 triệu USD.



Trong khi đó, lượng DAP và SA nhập về lại giảm so với cùng kỳ năm trước: DAP
giảm 12,35%, đạt 315,78 ngàn tấn; SA giảm 5,69%, đạt 433,9 ngàn tấn.
Cơ cấu chủng loại phân bón nhập khẩu tháng 6 và 6 tháng năm 2008
Tên hàng

Tháng 6/08

Lượng (tấn)

6 tháng 2008

Trị giá (1000

Lượng (tấn)

USD)

Trị giá (1000
USD)

Tổng

192.353

116.914

2.177.397

1.021.725


Phân Ure

37.202

15.440

524.948

202.283

Phân NPK

7.433

5.943

140.553

75.416

Phân DAP

33.827

35.599

315.782

277.601



Phân SA

33.417

10.080

438.891

111.283

PB loại khác

80.473

49.852

762.205

355.096

3.2 .Các con đường nhập khẩu phân bón vào Việt Nam.
Phân bón nhập khẩu vào Việt Nam bằng hai con đường chính ngạch và tiểu
ngạch.
- Chính ngạch là các hoạt động xuất nhập khẩu chính thức giữa hai quốc gia, có
thể thông qua các hiệp định thương mại, hợp đồng xuất nhập khẩu chính thức giữa các
doanh nghiệp giữa 2 quốc gia với nhau,.... nhìn chung việc xuất khẩu chính ngạch được
thực hiện theo quy trình và có sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước: Hải quan, kiểm
định hàng hóa,.....Chính vì được sự kiểm soát như vậy mà chất lượng của các loại phân

bón thường rất đảm bảo, không có hiện tượng hàng giả hàng kém chất lượng.Tất nhiên nó
sẽ dẫn đến một hiện tượng giá phân bón trên thị trường cao hơn hẳn so với nhập khẩu
bằng con đường tiểu ngạch.
VD: theo một số liệu ngày 10-10-2008. Giá đạm ure nhập khẩu tiểu ngạch từ
Trung Quốc là 7.500đ/kg, còn giá nhập khẩu chính ngạch là 9.000đ/kg.


- Tiểu ngạch là việc xuất nhập khẩu tự phát, không theo hiệp định thương mại
nào cả (Việc này diễn ra ở các tỉnh biên giới nước ta rất nhiều). Do không có sự kiểm soát
chặt chẽ của các cơ quan chức năng mà lượng phân bón vào nước ta theo rất nhiều cách
khác nhau: đường rừng, đường thuỷ...
Chính vì như vậy mà giá thành phân bón trên thị trường thấp hơn rất nhiều so với
nhập khẩu chính ngạch. Nhưng chất lượng phân bón thường không được đảm bảo, gây
lên hiện tượng hàng giả hàng kém chất lượng trên thị trường.
4. Vấn đề quản lý phân bón trong sản xuất nông nghiệp
4.1. Quản lý thị trường phân bón trong nước
- Thị trường phân bón ở nước ta có lúc có chỗ khó kiểm soát. Nạn sản xuất, tiêu
thụ phân giả đã ảnh hưởng rất lớn đến người nông dân và hệ sinh thái đồng ruộng.
- Vì chưa có một văn bản pháp quy nào ngang tầm cho việc quản lý chất lượng,
nên thị trường phân bón trong nước đang thả nổi, phân chất lượng kém, phân giả tung
hoành khắp nơi. Gần đây, theo báo cáo của 5 Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn khi
kiểm tra 218 mẫu phân bón trên thị trường và tại cơ sở sản xuất, phát hiện ra 86 mẫu
không đạt yêu cầu chất lượng, chiếm tỉ lệ 40%, trong đó tỉnh Hải Dương, An Giang, Tiền
Giang có tới 63-86% số mẫu không đạt chất lượng. Báo cáo của 9 chi cục TCĐLCL
(Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng) kiểm tra 267 mẫu phân bón, thì có tới 124 mẫu
không đạt chất lượng, chiếm 46%. Năm 2000, vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản
phẩm (Bộ Nông nghiệp & PTNT) phối hợp với các đơn vị trong bộ và các địa phương
tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón trong 3 đợt ở 3 vùng trong cả nước, kết quả đạt 1
(7/2000) tại 4 tỉnh vùng ĐSBCL kiểm tra 11 mẫu phân bón, thì 9 mẫu không đạt yêu cầu
chất lượng, chiếm 81%. Đợt 2 (11/2000) tại 3 tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ, kiểm tra 15

mẫu phân bón thì có 12 mẫu không đạt yêu cầu chất lượng, chiếm 80%. Đợt 3 (12/2000)
tại 3 tỉnh ĐSBCL (kết quả đang phân tích) cũng không khả quan hơn các đợt kiểm tra
trước.
- Năng lực sản xuất phân bón của ta còn yếu kém và không cân đối. Phân đạm
(urê) đáp ứng được 10% so với nhu cầu của sản xuất, phân lân 60 - 70%, phân kali phải


nhập hoàn toàn. Phần lớn tiền xuất khẩu gạo dùng để nhập khẩu phân bón (trên 500 triệu
USD hàng năm).
- Trên thị trường phân bón còn xuất hiện tình trạng giá phân bón tăng thì số lượng
hàng giả, hàng kém chất lượng cũng tăng theo.
Theo Bộ Công Thương, từ cuối năm 2007 đến nay, giá phân bón trên thị trường
thế giới tăng cao nhất trong vòng 35 năm qua đã gây nhiều diễn biến phức tạp. So với
cuối năm 2007, ure đã tăng từ 255 USD/tấn lên 830 USD/tấn, phân DAP từ 275 USD/tấn
lên 1.200 USD/tấn, phân kali từ 204 USD/tấn lên 1.015 USD/tấn. Đặc biệt lưu huỳnh
(nguyên liệu chính để sản xuất supe lân) đã tăng 15 lần, từ 55 USD/tấn lên 830 USD/tấn.
Kết hợp với tăng chi phí sản xuất trong nước nhưng giá bán phân bón chưa được điều
chỉnh đã khiến nhiều DN trong nước sản xuất cầm chừng để tránh thua lỗ. Trong khi sản
xuất phân bón trong nước, mới đáp ứng được khoảng 40% nên áp lực cung cầu ở thị
trường phân bón trong nước càng thêm phức tạp. Theo Cục Quản lý thị trường - Bộ Công
Thương, chính việc giá phân bón tăng cao như trên đã khiến phân bón giả, nhái, kém chất
lượng xuất hiện nhiều và trên diện rộng. Chỉ từ đầu năm đến nay, riêng lực lượng Quản lý
thị trường đã phát hiện và xử lý trên 200 vụ vi phạm, số lượng phân bón giả các loại bị
tạm giữ và xử lý trên 2.000 tấn. Theo số liệu chưa đầy đủ từ Đoàn kiểm tra liên ngành về
phân bón vừa qua, 80-90% phân bón kém chất lượng là phân hữu cơ. Phần lớn phân bón
này có xuất xứ từ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không chú trọng đến chất lượng và
hoạt động trong thời gian ngắn, mang tính chộp giật và trốn thuế. Các sai phạm chủ yếu
là: sản xuất và kinh doanh phân bón có chất lượng thấp hơn mức tiêu chuẩn công bố, kinh
doanh phân bón kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm về việc ghi nhãn mác, không
niêm yết giá bán, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể, có 40 - 50% số

mẫu giám định có chất lượng thấp hơn mức đã công bố, chất có ích (N, P, K… ) trong
hỗn hợp đạt không quá 40%... Thị trường tiêu thụ chính của phân bón kém chất lượng là
Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
4.2. Các văn bản pháp luật chưa chặt chẽ còn nhiều kẽ hở.
- Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, Nghị định số 113/2003 và Nghị định số
191/NĐ-CP và các các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý phân bón thì mặt hàng này
thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện nhưng không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh. Thực tế này khiến sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ cấp giấy chứng nhận đăng


ký kinh doanh, còn việc chấp hành điều kiện và duy trì điều kiện kinh doanh tại cơ sở thì
không được quy định. Có nghĩa là việc chấp hành điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất là
tùy vào sự tự giác của DN. Thực tế này cho thấy hiện không có cơ quan nào xem xét
thẩm định điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất phân bón.
- Theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nguyễn Hùng Dũng, trong các văn bản
pháp luật về quản lý phân bón cũng chưa có quy định cụ thể phân bón ở chất lượng nào là
kém chất lượng và đến mức nào gọi là phân bón giả. Về chế tài xử lý vi phạm, mức xử
phạt quá thấp khiến các đối tượng liên tiếp vi phạm. Mức phạt cao nhất hiện nay với vi
phạm về chất lượng là 20 triệu đồng mà không có hình thức xử phạt bổ sung là thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mức xử phạt còn rất thấp so với lợi nhuận mà đối
tượng làm hàng giả thu được. Hơn nữa, việc quy định người lấy mẫu phân bón để đi kiểm
tra hiện nay phải là người được đào tạo và có chứng chỉ cũng đang gây những khó khăn
cho cơ quan quản lý.
- Trước những khó khăn trên, Cục Quản lý thị trường kiến nghị, cần quy định
thẩm quyền lấy mẫu kiểm tra phân bón thuộc các lực lượng: Quản lý thị trường, Công an,
Hải quan, Biên phòng, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng… Cần giao cơ quan chức năng
nghiên cứu về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với mặt hàng phân
bón. Đồng thời, xây dựng quy chuẩn để xem xét mức độ giảm chất lượng nhằm phân biệt
phân bón giả, phân bón kém chất lượng với phân bón chất lượng. Ngành Công Thương
cần thiết lập hệ thống phân phối đến cơ sở để người tiêu dùng tiếp cận được nguồn hàng

đảm bảo chất lượng.
4.3. Nghị định của chính phủ số 113/2003/NĐ-CP ngày 7/10/2003 chươngV - Quản lý
của nhà nước về phân bón.
Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phân bón.
2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về quản lý phân bón, các quy trình, quy phạm sản xuất phân bón, tiêu
chuẩn phân bón, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng phân bón.
3. Khảo nghiệm và công nhận phân bón mới.


4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động
trong lĩnh vực phân bón.
6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và sử dụng phân
bón.
7. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của Nhà nước, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và các tranh chấp về phân bón.
8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón.
Điều 21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng
kế hoạch và chính sách về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ.
2. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và cơ chế chính
sách về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ.
3. Tổ chức khảo nghiệm và công nhận phân bón mới.
4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón.
5. Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa
học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu
cơ.

6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng phân bón và sản
xuất phân bón hữu cơ.
7. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh, sử dụng phân
bón và sản xuất phân bón hữu cơ.
8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng phân bón, sản xuất phân bón hữu cơ.
Điều 22. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm:


1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành
có liên quan xây dựng kế hoạch và chính sách về sản xuất phân bón vô cơ.
2. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và chính sách hỗ
trợ phát triển sản xuất phân bón vô cơ.
3. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất phân bón vô cơ.
4. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ.
5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc sản xuất phân bón vô cơ.
6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất phân bón vô cơ.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ.
Điều 23. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền
hạn, nhiệm vụ của mình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các mặt:
1. Xây dựng kế hoạch sử dụng phân bón tại địa phương
2. Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi
trường.
3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phân bón.
Điều 24. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón phải nộp phí và lệ phí về khảo
nghiệm công nhận phân bón mới, giám định chất lượng phân bón theo quy định của pháp
luật về phí và lệ phí.
5.Tình hình sử dụng phân bón ở nước ta.
5.1. Sự đa dạng của phân bón

- Phân bón hoá học sử dụng ở Việt Nam nhiều nhất là urê, sunphát amôn, NPK,
DAD, supe lân, KCl,… vừa nhập khẩu, vừa tự sản xuất trong nước, tại các nhà máy sản
xuất phân bón. Hiện nay môi trường nông thôn chịu sức ép lớn của việc sử dụng phân
bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật.


- Hàng năm, nông nghiệp Việt Nam sử dụng khoảng 3 triệu tấn phân bón. Phân
bón rất đa dạng về chủng loại, như phân hoá học, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trung
lượng, phân vi lượng.
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở nước ta có hơn 100 doanh
nghiệp cả nhà nước và tư nhân tham gia dịch vụ phân bón (sản xuất - kinh doanh - tiêu
thụ), đưa ra thị trường tiêu thụ ít nhất 1.420 loại phân bón. Phân bón rất đa dạng về chủng
loại như phân đơn, phân NPK (1.084 loại), hữu cơ - khoáng, phân vi sinh, phân trung
lượng - vi lượng và các phân khác. Vấn đề đáng bàn ở đây là chất lượng phân bón.
5.2. Lượng phân bón hóa học ở nước ta dùng còn ở mức thấp (Hình VI.2)
(Dưới 200kg NPK/ha) so với Hà Lan 758kg, Nhật 430kg, Hàn Quốc 467kg,
Trung Quốc 390kg/ha, tuy nhiên ở một số địa phương thâm canh cao, đất chật người
đông như vùng Đồng bằng sông Hồng (có sử dụng phân hữu cơ) đã gây áp lực đáng lo
ngại cho môi trường đất nông nghiệp. Trong các loại phân hóa học thì phân đạm dễ gây
tác động xấu đến môi trường nhất do sản phẩm chuyển hóa của nó. Mặt khác bón phân
không cân đối N : P2O5 : K2O cũng gây "ô nhiễm" môi trường đất, thường tỷ lệ bón của
ta là 1 : 0,3 : 0,2.

5.3. Hiệu lực của phân bón còn thấp là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Các nghiên cứu nước ngoài ở vùng ôn đới (đã sử dụng đồng vị đánh dấu) cho thấy
hệ số sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón đối với đạm là 50 - 55%; lân là 40 - 45%;
kali là 50 - 60% (Xmirnốp, 1984), còn ở Việt Nam hệ số này thấp hơn, ví dụ đối với lúa
thì đạm là 40%; lân là 22% và kali là 45% (Trần Thúc Sơn, 1998). Như vậy, có hơn 50%
lượng đạm, 50% lượng kali và gần 80% lượng lân tồn dư ở trong đất tiếp tục biến đổi và
trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Sự

biến đổi của phân đạm khi bón vào đất theo các hướng chính (Hình VI.3) kết hợp với


tuần hoàn của nó (Hình VI.4) sẽ giải thích bản chất gây ô nhiễm của việc bón phân đạm
không hợp lý. Ở Việt Nam , chưa có nghiên cứu chính xác để khẳng định vấn đề này.

Các nghiên cứu ở nước ngoài với việc sử dụng nitơ đánh dấu (15N) đã chỉ ra rằng
bón phân đạm có hệ thống và lớn hơn 200kgN/ha có ảnh hưởng đến tuần hoàn đạm (Hình
VI.4) trong sinh thái đồng ruộng: nitrát hóa dẫn tới rửa trôi nitrát ô nhiễm nguồn nước
mặt, nước ngầm khi nồng độ N-NO3 > 10mg/l. Trong điều kiện yếm khí, như bón phân
đạm dạng NO3- cho đất lúa ngập nước có thể xảy ra quá trình phản nitrát hóa
(denitrification) gây mất đạm và làm gia tăng thành phần khí nhà kính (N2O). Đặc biệt
đối với phân urê ((NH2)2CO) - một loại phân đạm được sử dụng phổ biến, nếu bón không
hợp lý có thể dẫn tới sự bay hơi amôniắc (gần 35% lượng phân bón) ảnh hưởng tới môi
trường không khí và tiền đề gây mưa axít.


6. Vai trò của phân hoá học đối với năng suất lúa ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới.
Cây trồng cũng như con gia súc, tôm, cá... muốn sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh tăng
trọng nhanh và cho năng suất cao cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện đầy đủ thức
ăn, có đủ các chất bổ dưỡng theo thành phần và tỷ lệ phù hợp. Đối với cây trồng, nguồn
dinh dưỡng đó chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học (còn gọi là
phân khoáng) và các loại phân khác. Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng
độ các chất khoáng cao hơn cả. Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây
trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ
năm 1960 đến 1997, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận
với số lượng phân hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng ) bón cho lúa. Trong
những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có
23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng

với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định
lương thực trên thế giới. Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân
hoá học phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được
hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây
trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974/1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK)
bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993-1994 sau khi cánh cửa sản xuất
nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến
279 kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm
tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất
cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không phải
cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng như con
người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng
suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây
sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.
7. Nhu cầu phân bón đối với cây trồng của Việt Nam đến năm 2010
Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai, đặc
điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể đạt được
năng suất tối ưu (năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến năm 2010,


ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha, trong đó cây có
thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha
(Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2002). Để
thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta
cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK các loại,
1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn phân Kali (Nguyễn Văn
Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian ấy ta có thể sản xuất được khoảng 1.600.000 tấn
phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân NPK và 1.400.000 tấn phân lân các
loại. Số phân đạm và DAP sản xuất được là nhờ vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân
đạm Bắc Giang, xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và ở Cà Mau mà

có. Nếu được như vậy lúc đó ta chỉ còn phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và
300.000 tấn phân Kali nữa là tạm đủ.
Chỉ còn khoảng 6 năm nữa là đến năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần
có là 7,1 triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta
mới sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân
NPK có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Năm 2002, cả nước nhập khẩu
2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali, sunphát đạm). Nếu tính cả số phân nhập
bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số lượng phân nhập có khoảng 3 triệu tấn, nếu
cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong nước thì vẫn còn cần thêm 2,6 triệu tấn phân các
loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp.
Công ty Phân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1 nhà máy sản xuất
phân bón ở tỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm, lúc đó Công ty có
thể cung cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra. Như vậy cho đến
nay, số lượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn là dựa vào nhập
khẩu. Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc xây dựng 2 cụm
chế biến phân đạm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng theo kế hoạch thì đến
năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm. Ngược lại, nếu kế hoạch
trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối lượng lớn là điều tất yếu.
Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có dư lượng đạm quá mức cho
phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta phải trang bị cho người sản xuất
những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt của phân bón, biết được nhu cầu


phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trên từng loại đất, từng
mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên quí giá của họ mới có hiệu quả được.
III. Tác động của việc sử dụng phân bón tới môi trường.
1. Nguyên nhân
- Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của chúng ta, dư lượng phân
bón, khi nước mưa rửa trôi sẽ cuốn theo xuống các sông, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn
nước, con người dùng nguồn nước bẩn để sinh hoạt gây nên các chứng bệnh ngoài da,

nước bẩn dùng để uống còn gây ra các loại bệnh về đường ruột nguy hiểm đến tính mạng
con người.
- Dư phân bón, lượng phân bón sẽ ngắm vào đất bẻ gãy tính chất đất, làm hư đất,
làm đất bạc màu, mất đi độ tơi xốp vốn có làm cho đất không còn khả năng canh tác.
- Rửa trôi nitrat xâm nhập vào nước uống, gây ra những vấn đề về sức khỏe mà
chủ yếu là ở trẻ em - hội chứng xanh xao, và làm gia tăng phú dưỡng ao hồ.
- Mất đạm khỏi đất do phản nitrát hóa làm gia tăng khí nhà kính và lâu dài có thể
làm tổn thương tầng ôzôn.
- Việc sử dụng nhiều phân khoáng có thể mang vào đất và tích lũy theo thời gian
các kim loại nặng. Sử dụng nhiều phân lân làm tích lũy Cd trong đất.
- Nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm
cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng. Đất bị chua hoá sẽ làm giảm
hoạt tính sinh học của đất, làm tăng tính di động của các kim loại nặng ảnh hưởng đên
chất lượng nông sản.
- Nếu bón dư thừa phân lân thì lân sẽ xâm nhập vào nguồn nước của hồ ao sông
suối, biển và cùng với sự dư thừa phân đạm sẽ làm cho quá trình sinh trưởng phát triển
của rong tảo dược đẩy mạnh che lấp mặt nước gây thiếu dưỡng khí. Đặc biệt khi rong tảo
phân huỷ nước có mùi thối, màu đen, rất độc làm cá chết hàng loạt.
- Trong vùng trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình ôxy hóa,
nitrát trong đất được hình thành, rau dễ hấp thu. Sự hấp thu đạm ở dạng NO3- không
chuyển hóa thành prôtêin là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau quả (FAO đã có quy
định cho phép lượng NO3- trong một số rau quả tươi). Rau bị "bẩn" nitrat hay kim loại
nặng có tính nguy hiểm cho sức khỏe của con người.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×