Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

mô hình phát triển xã hội của cộng hòa liên bang đức tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.68 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Mô hình phát triển xã hội là thuật ngữ dùng để mô tả những yếu tố thể
hiện những đặc trưng chung nhất cũng như bản chất, cấu trúc, cơ sở kinh tế,
xã hội, văn hóa tạo nên sự phát triển của một quốc gia. Có nhiều mô hình phát
triển xã hội nên mỗi quốc gia trên thế giới lại tùy vào hoàn cảnh, điều kiện đất
nước mình mà lựa chọn, dựa vào một mô hình cụ thể để tham khảo, xác định
mục tiêu, con đường phát triển phù hợp.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cùng với quá trình toàn
cầu hóa đã tác động manh mẽ đến nền kinh tế xã hội các nước , các nước trên
thế giới ngày càng đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực, các quốc gia đang
phát triển có tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, nguồn vốn, thị
trường, lao động kỹ thuật cao, sử dụng các nguồn lực có lợi cho sự phát triển
của mình, các quốc gia phát triển cũng có thêm những thị trường lớn, nguồn
nhân công giá rẻ…. Cùng với quá trình toàn cầu hóa cũng đã có nhiều vấn đề
toàn cầu nổi lên như biến đổi khí hậu, bệnh dịch , tội phạm quốc tế, an ninh
lương thực…đòi hỏi các quốc gia phải tự mình điều chỉnh các chính sách của
quốc gia mình để tận dụng , phát huy được những yếu tố tích cực, thuận lợi
mà toàn cầu hóa mang lại cũng như hạn chế tối đa những mặt tiêu cực của
toàn cầu hóa
Việt Nam là quốc gia chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá
tập trung sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng
kinh tế chưa cao, công cuộc cải cách phát triển kinh tế đã gặp không ít những
khó khăn và thách thức. Đứng trước tình hình đó, để đẩy mạnh sự đi lên của
đất nước, Đảng ta đã đề ra nhiều chính sách phát triển, hội nhập một cách tích
cực nhằm học hỏi kinh nghiệm, những thành công của các quốc gia phát
triển, phân tích những điểm tích cực hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế ở
Việt Nam hiện nay, thông qua đó, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách, pháp
luật của mình nhằm phát huy tối đa những nguồn lực, điều kiện thuận lợi,
1



củng cố và từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đi đôi với giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo công bằng ,
dân chủ cho nhận dân, hạn chế tối đa bất bình đẳng xã hội.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình phát triển xã hội mà các
nước đang áp dụng, trong đó, mô hình nào cũng có những hạt nhân hợp lý để
nước ta có thể rút kinh nghiệm và học tập, tuy nhiên, trong khuôn khổ bài tập,
em chọn mô hình phát triển xã hội của Cộng hòa Liên bang Đức để nghiên
cứu vì nước ta đang thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức hiện nay,
nước Đức, cụ thể là Tây Đức ( cũ) chính là quê hương ra đời của hình thái
kinh tế thị trường xã hội, và nước Đức cũng thực hiện mô hình này suốt một
thời gian giài, đã có những thành tựu cũng như hạn chế gặp phải là kinh
nghiệm hữu ích cho Việt Nam

2


NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH NGHIỆP ĐOÀN ĐẠI LỤC
1.1. Lý thuyết phát triển mô hình xã hội
1.1.1. Lý thuyết phát triển xã hội
Lý thuyết phát triển xã hội được hiểu là hệ thống các quan điểm về định
hướng phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội; là sự luận chứng về cách thay đổi trong xã hội theo
hướng tốt nhất.
Cách cách tiếp cận về lý thuyết phát triển xã hội:
- Cách tiếp cận kinh tế: nhấn mạnh yếu tố kinh tế, coi phát triển kinh tế
là động lực chủ yếu của phát triển xã hội.
- Cách tiếp cận các hình thái kinh tế xã hội: coi sự phát triển xã hội loài

người là sự phát triển các mô hình kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
- Cách tiếp cận văn hóa: nhấn mạnh sự phát triển của các nên văn minh.
- Cách tiếp cận chính trị: coi sự phát triển chính trị, nhất là mức độ dân
chủ là tiêu chí đánh giá mức độ phát triển xã hội.
1.1.2. Mô hình phát triển xã hội
Mô hình phát triển xã hội là thuật ngữ dùng để mô tả những yếu tố thể
hiện những đặc trưng chung nhất của bản chất, cấu trúc, cơ sở kinh tế, xã hội,
văn hóa tạo nên sự phát triển của một quốc gia.
1.2. Mô hình Nghiệp đoàn đại lục (Châu Âu lục địa)
Mô hình Nghiệp đoàn đại lục đặt trọng tâm vào giải quyết việc làm, coi
đó là nền tảng căn bản cho phát triển xã hội. Các phúc lợi được duy trì ở mức
độ vừa phải và gắn với thu nhập. Theo đó các chuyển đổi xã hội được đảm
bảo thông qua đóng góp cảu cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Các
nỗ lực tái phân phối nguồn lực của hệ thống tài chính có phần giảm nhẹ hơn
3


so với mô hình Bắc Âu do đó hệ thông thuế bao gồm một số nhân tố giảm trừ
(thuế tài sản thấp, thuế thu nhập và tiêu dùng cao hơn). Các đối tác xã hội có
vai trò quan trọng trong quá trình thỏa thuận về mức lương. Các thể chế đôi
thoại xã hội cũng như một bộ phận của khuôn khổ quản lý kinh tế tương tự
như một nghiệp đoàn. Tiêu biểu cho mo hình này là Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan,
Áo và Thụy Sĩ, mặc dù giữa các nước này cũng có nhiều khác biệt về mức độ
can thiệp của nhà nước (ở Pháp – cao, ở Đức – thấp), cách thức thực hiện
chính sách công nghiệp (của Pháp – theo khu vực, của Đức – Liên kết ngang),
và tầm quan trọng của chính sách cạnh tranh và quốc hữu hóa.

4



Chương 2:
MÔ HÌNH NGHIỆP ĐOÀN ĐẠI LỤC Ở ĐỨC
2.1. Một vài nét về nước Đức
Vị trí địa lý: Nước Đức, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức là
một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với 9
nước là: Đan Mạch (về phía bắc), Ba Lan và Séc (phía đông), Áo và Thụy
Sĩ (về phía nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía tây). Lãnh thổ
Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với gần 82 triệu
người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có
số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới. Sau khi Hoa Kỳ, Đức là điểm đến di
cư phổ biến thứ hai trên thế giới.
Lịch sử nước Đức: Vùng đất Germania nơi nhiều man tộc German sinh
sống đã được biết đến và có trong các tài liệu cổ từ trước năm 100. Họ được
tôn vinh vì khát vọng độc lập dân tộc cao cả, dù gần sát Đế quốc La Mã hùng
cường. Bắt đầu từ thế kỷ 10, lãnh thổ của Đức là phần giữa của Đế quốc La
Mã Thần thánh cho đến năm 1806. Thế kỷ 16, miền Bắc Đức trở thành trung
tâm của cuộc cải cách Tin Lành, với cuộc cải cách tôn giáo do Tiến sĩ Martin
Luther khởi xướng. Vào thế kỷ 18, một Vương quốc Kháng Cách là Phổ, dưới
Triều đại của vị anh quân, đánh thắng được người Áo đứng đầu Đế quốc, để
rồi vươn lên thành một trong những liệt cường Âu châu, mang lại niềm vinh
quang cho dân tộc Đức. Vị Thủ tướng kiệt xuất Otto von Bismarck đã tiến
thành công cuộc thống nhất nước Đức với chiến thắng trong các cuộc chiến
tranh chống Đan Mạch và Áo, để rồi nước Đức lần đầu tiên được thống nhất
vào giữa cuộc chiến tranh Pháp-Phổ vào năm 1871 trở thành một quốc gia
dân tộc lớn mạnh vào thời kỳ cận - hiện đại. Trong khoảng những năm 1933
đến 1945, nước Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler gây ra Chiến tranh thế
giới thứ hai. Sau Chiến tranh thế giới lần hai, năm 1949, nước Đức bị chia cắt
thành hai quốc gia, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên
5



bang Đức cũ (Tây Đức). Vào năm 1990, với sự sụp đổ của bức tường Berlin,
nước Đức thống nhất. Tây Đức là thành viên sáng lập của Các cộng đồng
châu Âu (EC) vào năm 1957, trở thành Liên minh châu Âu năm 1993. Đức
thuộc khu vực Schengen và dùng đồng Euro năm 1999.
Cơ cấu hành chính: CHLB Đức là nhà nước liên bang. Liên bang cũng
như 16 Bang đều có các thẩm quyền riêng. Cấp liên bang có thẩm quyền về
các lĩnh vực chính sách đối ngoại, chính sách Châu Âu, quốc phòng, tư pháp,
lao động, xã hội, thuế và y tế. Thẩm quyền về các lĩnh vực trật tự an toàn xã
hội, giáo dục phổ thông, đại học cũng như hành chính và cấp địa phương nằm
trong tay các Bang. Các thẩm quyền của Liên Bang được giới hạn chủ yếu
trong công tác lập pháp và các Bang tham gia vào công tác đó thông qua đại
diện của mình ở Hội đồng Liên Bang (Thượng nghị Viện). Bộ máy hành
chính các Bang không chỉ có trách nhiệm thực thi các đạo luật của Bang mà
của cả Liên Bang. Nguyên nhân của việc phân chia này nằm ở trong quá khứ:
Nhà nước quốc gia Đức được thành lập năm 1871 từ một liên minh của nhiều
nước riêng rẽ. Như vậy không cần phải xây dựng một bộ máy hành chính nhà
nước trung ương lớn hơn nữa. Trong 16 Bang có 3 Bang - thành phố. Lãnh
thổ của 3 Bang này đồng thời là diện tích của 3 thành phố lớn Berlin,
Bremen/Bremehaven và Hamburg, trong khi các Bang khác có xen kẽ nhiều
thành phố, thị trấn và làng xã nông thôn.
Vị thế của nước Đức: Đức là thành viên của Liên hiệp quốc, NATO,
G8, G20, OECD và WTO. Nước Đức là một cường quốc với nền kinh tế
có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và GDP sức mua tương đương đứng thứ
năm trên thế giới. Đức là nước viện trợ phát triển hằng năm nhiều thứ nhì, và
ngân sách quốc phòng đứng thứ sáu trên thế giới. Quốc gia này có một mức
sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Nước Đức giữ vị trí chính yếu
trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế
giới. Nước Đức cũng được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học

kỹ thuật.
6


2.2. Những vấn đề lý luận về mô hình phát triển xã hội ở Đức
Mô hình phát triển xã hộ Đức hiện nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố.
Đó là tinh thần xây dựng của những người lãnh đạo đất nước, dựa trên tư
tưởng kết hợp quyền tự do kinh doanh của cá nhân với yêu cầu về đảm bảo
phát triển xã hội; không ủng hộ kiểu bình đẳng cho mỗi người dân mà khuyến
kích việc tạo ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người với vai trò tích cực của
nhà nước. Đây là nên tảng của mô hình Nhà nước xã hội Đức. Một nội dung
quan trọng của mô hình này là kinh tế thị trường xã hội.
Về những đặt trung cơ bản của mô hình Đức, có thể khái quát như sau:
- Mục tiêu phát triển xã hội là “phúc lợi cho tất cả mợi người”; lấy công
bằng xã hội là mục đích chính trị và kinh tế; lấy “tương thích với môi trường
trong chính sách kinh tế” làm mục tiêu sinh thái.
- Nhấn mạnh vai trò của chính phủ và cihs quyền liên bang trong phát
triển kinh tế - xã hội.
- Đề cao vai trò của xã hội dân sự trong liên kết và phát triển xã hội.
Tinh thần đoàn kết xã hội được đề cao, người giàu phải đóng góp nhiều hơn
để cải thiện cơ hội và chất lượng sống cho người nghèo.
- Chú trọng hệ thống bảo hiểm y tế, thất nghiệp, chế độ hưu trí và giải
quyết việc làm. Các nghiệp đoàn có vai trò rất quan trọng (người dân được tự
do thành lập công đoàn, hiệp hội, hợp tác xã và các tổ chức dân sự) do được
pháp luật quy định được quyền được thương lượng với giới chủ và nhà nước.
Các chế độ phúc lợi được duy trì ở mức độ hợp lý và gắn với thu nhập. Nhà
nước xây dựng mạng lưới bảo trọ xã hội khá rộng, tạo điều kiện cho mọi
người dân được hưởng các dịch vụ phúc lợi cơ bản
2.3. Những nội dung cơ bản
Mô hình của Đức là một trường hợp tiêu biểu của mô hình phát

triển xã hội Nghiệp đoàn đại lục, mô hình này có đặc điểm là đặt trọng
tâm vào giải quyết việc làm, coi đó là nền tảng căn bản của phát triển xã
hội. Các phúc lợi khác được duy trì vừa phải gắn với thu nhập.
7


2.1.1. Về Kinh tế
Kinh tế thị trường xã hội là một nội dung quan trọng của mô hình Nhà
nước xã hội Đức. Với mô hình kinh tế thị trường xã hội, thể chế và cơ quan
chính phủ có vai trò đảm bảo ổn định xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Nói
cách khác, hệ thống kinh tế cần phải được nhà nước định hướng. Điều này
không có nghĩa là kế hoạch hóa tập trung hay sự can thiệp quá sau của nhà
nước, mà ở đây cần phải có một khung pháp lý và một số nguyên tắc cơ bản
của chính sách kinh tế mà các chính trị gia bắt buộc phải tuân theo. Như vậy
nhà nước ở đây phải đủ mạnh, đủ năng lực bảo vệ thị trường đang hoạt động,
tránh khỏi sự đe dọa của quyền lực độc quyền. Những cơ quan có liên quan
tới chính sách xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô có vai trò chủ đạo, nhằm cố
gắng loại trừ lạm phát và thất nghiệp bằng các biện pháp tiền tệ và tài khóa.
Một mặt, mô hình kinh tế thị trường xã hội tìm kiếm sự cân bằng giữa việc
tạo ra và duy trì kinh tế thị trường, mặt khác đảm bảo sự công bằng xã hội.
Tính thống nhất này đạt được là nhờ kinh tế thị trường xã hội sẽ phát huy hết
các nguồn tăng trưởng và nhờ thành quả kinh tế mà nó mang lại, các tiền đề
vật chất, tài chính cho chính sách xã hội. Rõ ràng mô hình kinh tế này là sự
kết hợp giữa kinh tế thị trường và sự can thiệp của Nhà nước để phối hợp
được những lợi thế thị trường tự do của hệ thống kinh tế thị trường và hệ
thống kinh tế kế hoạch tập trung, đồng thời để tránh được những nhược điểm
của cả hai hệ thống này.
Đức thực hiện đường lối “Kinh tế thị trường xã hội” với phương châm
“ít nhà nước như có thể, nhiều nhà nước như cần thiết”. Nhà nước không can
thiệp vào việc hình thành giá cả và lương bổng mà chỉ tạo điều kiện khung

cho các quá trình kinh tế phát triển sao cho có hiệu quả cao và đảm bảo công
bằng và ổn định xã hội.
Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới,
đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản về GDP . Năm 2006 Đức xuất 1133
tỷ USD, xuất siêu 217 tỷ, đứng thứ 1 thế giới về xuất khẩu. Các ngành công
8


nghiệp chủ yếu là: chế tạo xe hơi; chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hoá
chất; công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử. Từ 1975 Đức là thành viên của
G8.
- Tỷ lệ thất nghiệp 2006: 9%.
- GDP: 2.872 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật Bản (trong
đó nông nghiệp chiếm 0,9%, công nghiệp:29,1% và dịch vụ chiếm 70%)
- Tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt: 2,6%
- Đức có khoảng 0,9% dân số làm việc trong nông nghiệp được tổ chức
theo kiểu trang trại và tạo ra một lượng sản phẩm vượt cầu.
Trong mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức, những công cụ thường
được Nhà nước sử dụng để can thiệp vào hoạt động thị trường, đó là: chính
sách xã hội, chính sách cạnh tranh, tái phân bổ thu nhập, doanh nghiệp Nhà
nước, chính sách cơ cấu và chính sách kinh tế, trong đó chính sách kinh tế,
chính sách cơ cấu và chính sách cạnh tranh là những chính sách được ưu tiên
trước.
Một doanh nghiệp có quyền tự do quyết định họ kinh doanh, sản xuất
cái gi, số lượng bao nhiêu. Thu nhập của doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc
vào năng lực kinh doanh của họ. Tuy nhiên Nhà nước sẽ yêu cầu họ chuyển
một phần thu nhập của mình cho Nhà nước dưới hình thức đóng thuế. Những
cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập cao sẽ phải trả cho nhà nước mức thuế thu
nhập cao hơn. Ngược lại, những người có thu nhập thấp hơn sẽ được nhà
nước hỗ trợ. Theo đó thu nhập sẽ được tái phân bổ lại. Nhà nước sẽ dùng một

phần tiền thu từ thuế để chi trả cho mục đích an sinh xã hội như trợ cấp bảo
hiểm, trợ cấp xã hội…. nhưng Nhà nước cũng đảm bảo mức sống tối thiểu
cho người dân. Nhà nước luôn bảo đảm sự công bằng xã hội và các cơ hội
tiếp cận bình đẳng cho người dân. Điều này thực hiện thông qua hệ thống
thuế, các biện pháp và phúc lợi nhà nước xã hội đa dạng, cùng với đó là
những quyền về xã hội và các cơ hội giáo dục, như: trợ cấp cho người yếu

9


thế, bảo đảm tối thiểu sự an toàn nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội trước những
rủi ro trong cuộc sống (tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, tuổi già)...
Chính sách kinh tế trong mô hình kinh tế thị trường xã hội ở Đức được
thực hiện với mục đích giảm bớt sự biến động của nền kinh tế và làm giảm tỉ
lệ thất nghiệp. Đào tạo dạy nghề hoặc các biện pháp tạo công ăn việc làm để
tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí cho những người có nhu cầu cũng được
khuyến khích.
Chính sách cơ cấu kinh tế cũng là một chính sách đặc thù của mô hình
kinh tế Đức. Chính sách cơ cấu được chia giữa các vùng miền của nền kinh tế
hoặc theo ngành kinh tế. Với chính sách này, những vùng hoặc các ngành
kinh tế kém phát triển sẽ được Nhà nước quan tâm, thúc đẩy phát triển hơn.
Các bang phía Đông Đức là ví dụ điển hình. Những bang này trước đây thuộc
nước CHDC Đức cũ, kém phát triển hơn so với các bang thuộc Tây Đức, hiện
vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế.
Một yếu tố quan trọng nữa trong mô hình kinh tế thị trường xã hội ở
Đức là kiểm soát cạnh tranh trên thị trường.
Việc tuân thủ pháp luật nghiêm túc và thể chế các yếu tố đã làm cho mô
hình kinh tế xã hội Đức thành công trong suốt những năm qua, giúp cho nước
Đức có chính phủ ổn định, xã hội ổn định, vượt qua được những khó khăn
trong giai đoạn khủng khoảng kinh tế toàn cầu.

2.1.2. Về chính trị
Nước Đức theo thể chế dân chủ - xã hội mô hình cộng hòa đại nghị, đề
cao vai trò của nghị viện. Nhấn mạnh vai trò của chính phủ và chính quyền
liên bang trong phát triển kinh tế xã hội. Xã hội dân sự, người dân có vai trò
quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, thúc đẩy dân chủ, góp phần đảm
bảo phát triển ổn định.
Xã hội dân sự giúp người dân tích cựn tham gia các hoạt động tập thể,
tăng cường các quyền phụ nữ. Cấp bang có trách nhiệm cơ bản về giáo dục và
văn hóa. Chính quyền liên bang đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế.
10


Ba vị trí quan trọng về kinh tế: Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ
trưởng Tài chính thường được phân bổ giữa hai hoặc 3 đảng chính trị. Các tổ
chức chính phủ được đề cao, tham gia giúp đỡ, tư vấn, trực tiếp có mặt trong
nhiều lĩnh vực.
- Quốc hội Liên bang (Hạ viện):
Quốc hội Liên bang (QHLB) là cơ quan được bầu đại diện cho nhân
dân. Hệ thống bầu cử của Đức tương đối phức tạp, quy định mỗi đảng tranh
cử phải giành được ít nhất 5% số phiếu bầu mới được tham gia Quốc hội.
QHLB được tổ chức trong các đoàn nghị sĩ của các đảng (Fraktion) và họ bầu
một nghị sĩ trong số họ vào chức vụ Chủ tịch QHLB. QHLB bầu Thủ tướng
Liên bang (TTg LB) và có thể bãi nhiệm TTg LB bằng cách bỏ phiếu bất tín
nhiệm.
Nhiệm vụ thứ 2 của QHLB là lập pháp. Từ năm 1949 đã có khoảng hơn
10.000 dự án luật được đưa ra QHLB và hơn 6.600 luật được thông qua, đa số
là các luật sửa đổi.
Nhiệm vụ thứ 3 của QHLB là kiểm tra giám sát hoạt động của Chính
phủ. Phần công việc kiểm tra của QHLB được công bố trước công luận là do
phe đối lập trong QH thực hiện.

Các Uỷ ban chuyên môn của QHLB là các cơ quan của toàn thể QH.
QHLB khoá 17 (bầu cử năm 2009) có 22 Uỷ ban. Hiến pháp quy định phải có
Uỷ ban đối ngoại, Uỷ ban EU, Uỷ ban quốc phòng và Uỷ ban khiếu nại.
Nhiệm vụ của các Uỷ ban là chuẩn bị cho các cuộc họp bàn của QHLB. Các
dự thảo luật sẽ được xem xét với sự có mặt của đại diện Chính phủ Liên bang
và Hội đồng Liên bang và các mâu thuẫn giữa Chính phủ và phe đối lập sẽ
được cân bằng trong chừng mực có thể.
5 đảng chính trị với tổng cộng 622 đại biểu tham gia QHLB khoá 17
(2009-2013), số ghế được phân chia như sau: CDU/CSU: 239; SPD: 146;
FDP: 93; Cánh tả: 76; Đảng Xanh: 68. 33% số đại biểu là phụ nữ.
- Hội đồng Liên bang (Thượng viện):
11


Hội đồng Liên bang là cơ quan đại diện của 16 bang, không phải do
tổng tuyển cử bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với
dân số của từng bang. Những đạo luật quan trọng sau khi đã được Quốc hội
thông qua phải được Hội đồng liên bang chuẩn y thì Tổng thống mới phê
duyệt. Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tịch Hội đồng Liên bang với thời
hạn 1 năm. Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng
thống khi Tổng thống vắng mặt.
- Tổng thống Liên bang:
Tổng thống Liên bang (TTh LB) là đại diện cho CHLB Đức với tư cách
là Nguyên thủ quốc gia. TTh đại diện đất nước đối với quốc tế và bổ nhiệm
các thành viên Chính phủ, thẩm phán và quan chức cao cấp. Với chữ ký của
mình, TTh quyết định các đạo luật có hiệu lực. Theo đề nghị của TTg LB,
TTh bãi nhiệm Chính phủ và được phép giải tán Quốc hội trước khi kết thúc
nhiệm kỳ trong trường hợp ngoại lệ như hồi mùa hè 2005. Luật cơ bản không
trao cho TTh quyền phủ quyết các nghị quyết luật của Quốc hội như TTh Mỹ
hoặc các TTh khác. Tuy TTh công nhận các nghị quyết của QH và đề nghị

nhân sự của Chính phủ, nhưng TTh chỉ kiểm tra quá trình dẫn đến các nghị
quyết, đề nghị đó có phù hợp với quy định của Luật cơ bản không.
Nhiệm kỳ của TTh là 5 năm và có thể được bầu lại thêm một lần nữa.
Đại hội liên bang gồm một nửa là nghị sĩ QHLB và một nửa là đại diện do
Quốc hội 16 Bang bầu nhóm họp 5 năm một lần để bầu TTh mới.
- Thủ tướng Liên bang và Chính phủ:
Thủ tướng Liên bang và Chính phủ (TTg LB) là thành viên duy nhất
của Chính phủ Liên bang được bầu. Hiến pháp trao cho TTg quyền tự chọn bộ
trưởng là người đứng đầu các cơ quan chính trị quan trọng nhất. Ngoài ra,
TTg LB quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩm quyền của các bộ. Điều
65, câu 1 của Hiến pháp quy định TTg LB có thẩm quyền đưa ra định hướng,
ấn định những trọng tâm công tác của chính phủ.

12


TTg LB và các bộ trưởng Liên bang thành lập Chính phủ Liên bang.
Bên cạnh thẩm quyền đưa ra định hướng của TTg LB còn có nguyên tắc
ngành, theo đó bộ trưởng tự lãnh đạo ngành của mình trong khuôn khổ định
hướng đó, cũng như nguyên tắc đồng nghiệp, tức là Chính phủ Liên bang
quyết định theo đa số về những vấn đề tranh cãi. TTg lãnh đạo công việc của
Chính phủ.
Hệ thống bầu của Đức làm cho từng đảng riêng rẽ rất khó một mình
đứng ra thành lập chính phủ. Thông thường, các đảng phải liên minh với
nhau. Từ cuộc bầu cử QHLB đầu tiên năm 1949 đến nay, đã có 22 Chính phủ
liên minh ở Đức. Chính phủ của Đức nhiệm kỳ 2009 - 2013 gồm 15 Bộ và
một cơ quan ngang Bộ là Phủ Thủ tướng.
- Toà án Hiến pháp Liên bang:
Toà án Hiến pháp Liên bang (TAHPLB) có trụ sở tại thành
phố Karlsruhe, gồm 2 toà, mỗi toà có 8 thẩm phán gồm một nửa do QHLB và

một nửa do Hội đồng Liên bang bầu. Nhiệm kỳ của mỗi thẩm phán là 12 năm
và không được bầu lại. TAHPLB là một cơ quan đặc trưng của nền dân chủ
Đức sau chiến tranh. Luật cơ bản trao cho TAHPLB quyền huỷ bỏ những đạo
luật nếu xác định rằng những đạo luật đó vi phạm Hiến pháp.
- Các đảng chính trị:
Ở Đức có khoảng 37 đảng đăng ký hoạt động, nhưng chỉ có một số
đảng lớn có ghế trong Quốc hội Liên bang và thay nhau cầm quyền. Các
chính đảng lớn gồm CDU/CSU (Dân chủ Thiên chúa giáo/ Xã hội Thiên chúa
giáo), SPD (Xã hội Dân chủ), FDP (Tự do Dân chủ), đảng Xanh và đảng
Cánh tả (trước đây là đảng XHCN thống nhất – SED).
Đảng Xã hội Dân chủ (SPD) là đảng cánh tả lớn nhất và cũng là chính
đảng lâu đời nhất ở Đức được thành lập năm 1863. Sau khi bị cấm trong thời
kỳ chủ nghĩa phát xít, đảng được tái lập năm 1945. Với chương trình
Godesberg năm 1959, đảng chính thức không còn là một đảng công nhân mà

13


là một đảng quần chúng. Niềm tin của đảng là “Tự do, Công bằng và Đoàn
kết”.
Đảng Cánh tả: là đảng kế thừa của Đảng XHCN thống nhất Đức
(SED), là đảng lãnh đạo CHDC Đức trước đây. Đảng dựa trên lý tưởng
XHCN, ủng hộ phong trào cánh tả và phần nào phong trào dân chủ xã hội.
Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo và xã hội Thiên chúa giáo
(CDU/CSU): Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU): là đảng cánh hữu lớn
nhất ở Đức, thành lập năm 1945 và có khuynh hướng bảo thủ. Đảng Liên
minh xã hội Thiên chúa giáo (CSU) có đường lối bảo thủ tương tự nhưng chỉ
hoạt động tại Bayern. Hai đảng này cùng nhau tạo thành một đảng phái chung
trong Quốc hội Liên bang Đức, thường được gọi chung là “liên minh” hay
“các đảng liên minh”.

Đảng Dân chủ Tự do (FDP): thành lập năm 1948. Đảng FDP ủng hộ
quyền tự do cá nhân, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế và quyền công dân.
FDP là đối tác Liên minh nhỏ, nhưng tham gia Chính phủ liên bang nhiều
nhiệm kỳ.
Đảng Xanh: ra đời từ các phong trào xã hội mới cuối thập kỷ 1970 như
phong trào phụ nữ, phong trào hoà bình và phong trào sinh thái. Năm 1983,
Đảng được bầu vào Quốc hội Liên bang lần đầu tiên. Năm 1990, đảng Xanh
hoà nhập với phong trào nhân dân Đông Đức (Liên minh 90) trở thành Liên
minh 90/ Xanh. Đảng Xanh là lực lượng đang nổi lên, ngày càng thu hút
nhiều sự ủng hộ do nhu cầu cấp thiết về bảo vệ môi trường và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
Các đảng phái khác: một số đảng khác có khuynh hướng cực hữu như
Người Cộng hoà (REP), Liên minh Nhân dân Đức (DVU), Dân chủ quốc gia
Đức (NPD), v.v…đều là các đảng nhỏ, chưa từng có ai đại diện trong Quốc
hội Liên bang trong 60 năm qua, nhưng có thời điểm có chân trong quốc hội
một số bang. Các đảng này phát triển khá mạnh ngay sau khi tái thống nhất

14


nước Đức do lợi dụng tâm lý bất bình của người dân với chính sách nhập cư
của Chính phủ, song hiện nay có xu hướng suy yếu.
2.1.3. Văn hóa - Xã hội
Mục tiêu phát triển của xã hội là “phúc lợi cho tất cả mọi người”; lấy
công bằng xã hội là mục đích chính trị và kinh tế; lấy “tương thích với môi
trường trong chính sách kinh tế” làm mục tiêu kinh tế
Đề cao vai trò của xã hội dân sự trong liên kết và phát triển xã hội. Tinh
thần đoàn kết xã hội được đề cao, người giàu phải đóng góp nhiều hơn để cải
thiện cơ hội và chất lượng sống cho người nghèo
Chú trọng hệ thống bảo hiểm y tế, thất nghiệp, chế độ hưu trí và giải

quyết việc làm. Các nghiệp đoàn có vai trò rất quan trọng do được pháp luật
quy định quyền được thương lượng với giới chủ và nhà nước. Các chế độ
phúc lợi được duy trì ở mức độ hợp lý và gắn với thu nhập. Nhà nước xây
dựng mạng lưới bảo trợ khá rộng, tạo điều kiện cho người dân được hưởng
các dịch vụ phúc lợi cơ bản.
Chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo. Quy
định chính sách văn hóa là đặc quyền của các bang, nơi lưu giữ các giá trị văn
hóa truyền thống. Quyền tự do tín ngưỡng được luật pháp đảm bảo, không có
tôn giáo quốc gia nhưng có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà thờ và nhà nước.
Trong thời gian tới Đức chủ trương đẩy mạnh xây dựng, phát triển thủ đô
Béclin, ưu tiên chính sách truyền thông, phổ biến văn hóa Đức ra nước ngoài;
quan tâm bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
2.4. Ưu điểm và hạn chế
2.4.1. Ưu điểm
Một là: đảm bảo và phát huy các quyền của người dân về mặt kinh tế,
văn hóa, chính trị, tôn giáo, người dân tích thực tham gia vào các công việc
của nhà nước cũng như xã hội hơn.
Hai là: xã hội Đức đảm bảo được sự hài hòa , ít xung đột dân tộc hay
tôn giáo do có hệ thống chính sách xã hội rộng rãi và toàn diện, cũng nhờ hệ
15


thống chính sách xã hội này đã giúp hạn chế mức thấp nhất tình trạng bất bình
đẳng và nâng cao mức sống của những người yếu thế trong xã hội
2.2.2. Hạn chế
Một là: do chính sách đánh thuế cao vào người giàu để cải thiện chất
lượng cuộc sống cho người nghèo nên đã làm giảm động lực phát triển doanh
nghiệp của các nhà tư sản lớn.
Hai là: do chính sách xã hội rộng rãi và toàn diện nên dễ nảy sinh tính ỷ
lại vào nhà nước của bộ phận dân nghèo, trong một số trường hợp còn triệt

tiêu động lực vươn lên của dân nghèo.
Ba là: ngân sách phải dành một khoản lớn cho phúc lợi xã hội, khiến
giảm đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và các hoạt phát triển đất
nước khác.
Bốn là: dân số ngày càng già hóa quy mô dân số ngày càng giảm do tỷ
lệ sinh thấp dẫn đến thiếu hụt lao động, phải nới lõng chính sách nhập cư.
Hiện tại chính sách nhập cử được nới lõng đang có một tác động ngược lại khi
người nhập cư tại các khu vực chiến sự Trung Đông ồ ạt kéo vào gây ra
những tranh luận trái chiều, nhưng bất ổn trong xã hội, nhưng mâu thuẩn sắc
tộc, nguy cơ khủng bố và áp lực lên chính sách an sinh xã hội.

16


Chương 3:
VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGHIỆP ĐOÀN ĐẠI LỤC Ở ĐỨC ĐỂ HOÀN
THIỆN LÝ THUYẾT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm của Đảng về phát triển xã hội
Lựa chọn mô hình phát triển xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó
liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chính sách lớn của quốc gia. Tiêu
chí xây dựng mô hình phát triển xã hội cần phải đảm bỏa hai yêu cầu:
- Giải phóng mọi nguồn lực cả hữu hình và vô hình để phát triển
- Lấy phát triển bền vũng làm tiền để tạo ra ôn định thực chất, lâu dài.
Nguyên tắc chung là lựa chọn mô hình mở, sẵn sàng đón nhận mọi yếu
tố góp phần thức đẩy phát triển. Vì thế, việc xác lập mô hình phát triển xã hội
không chỉ có lợi cho việc hoạch định và ban hành các đường lối, chính sách
quốc gia mà còn mở đường cho việc khai phá tư duy, tìm tòi những cách nghĩ,
cách làm mới. Sau khi đã xác lập được mô hình phát triển xã hội, phải kiên trì
và tạo điều kiện cho mô hình này phát huy hiệu quả tối đa. Xuất phát từ đặc
điểm của đất nước trong thời kỳ mới, Đang ta chủ trương kết hợp hài hòa

giữu phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hôi; giữu nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần của
nhân dân; coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện tốt chính sách
xã hội và là động lực thức đẩy phát triển kinh tế.
3.2. Những vận dụng từ mô hình đại lúc Đức
Mặc dù còn tồn tại những hạn chế nhưng mô hình phát triển xã hội Đức
cũng có nhiều giá trị để nước ta học hỏi trong quá trình thực hiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của mình, đó là:
Kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với tạo điều kiện cho mỗi
cá nhân được tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự do cạnh
tranh, tự do trao đổi trong khuôn khổ luật pháp và trên cơ sở tín hiệu, sự điều
tiết của thị trường. Nhờ đó vừa cho phép khai thác có hiệu quả cao tiềm lực
17


(về vốn, tay nghề, tư liệu sản xuất…) của mỗi cá nhân trong xã hội để kích
thích năng lực nội sinh, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tận dụng
triệt để những ưu thế của thị trường; vừa hạn chế được sự phân cực giàu –
nghèo do thuộc tính của thị trường gây ra.
Cần xác định và thực thi vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị
trường. Nhà nước chỉ nên đầu tư vào những ngành nhiều rủi ro hoặc tư nhân
chưa đủ tiềm lực về tài chính hoặc kỹ thuật. Vì vậy, Nhà nước với tư cách đại
diện cho lợi ích quốc gia, luôn đi đầu trong những lĩnh vực khó khăn phức
tạp. Và sau khi đã vượt qua giai đoạn khởi đầu gian khó, khi doanh nghiệp đã
hoạt động tốt, dần dần Chính phủ chuyển giao lại cho tư nhân thông qua
chương trình tư nhân hóa.
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong đời sống kinh tế – xã
hội; nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể như: Mặt
trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên Cộng sản, Công đoàn, Hội phụ nữ…. Đồng
thời tăng cường kiểm tra việc ký thỏa ước lao động tập thể và ký kết hợp đồng

lao động; mở rộng bàn bạc thảo luận công khai dân chủ để vừa tạo sự nhất trí
về tư tưởng, hành động và sự đồng thuận, đồng hướng về lợi ích; vừa đảm
bảo lợi ích hợp pháp của người lao động và của người sử dụng lao động. Trên
cơ sở đó vừa phát huy hết trí tuệ, tính năng động sáng tạo cá nhân, vừa đảm
bảo kỷ cương, phép nước và sự phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng,
mục tiêu thống nhất.
Gắn liền với thực thi dân chủ trong kinh tế, chính trị, xã hội là tăng
cường và nâng cao vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô, hiệu lực, hiệu quả quản lý
xã hội của Nhà nước. Yêu cầu đặt ra ở đây trước hết là phân biệt vai trò, chức
năng kinh tế của Nhà nước với sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào những
hoạt động kinh tế có tính nghiệp vụ trong từng doanh nghiệp. Vai trò quản lý
xã hội và điều tiết kinh tế vĩ mô ngày càng gia tăng, còn sự can thiệp trực tiếp
của Nhà nước vào kinh tế vi mô thì phải giảm dần; phải tôn trọng những
nguyên tắc, thể chế của thị trường.
18


Công cuộc cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
nói chung, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân nói riêng ở Việt Nam, do vậy cần được đẩy mạnh và thực hiện một
cách đồng bộ.
Xây dựng chiến lược giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ quốc
gia gắn với chiến phát triển kinh tế – xã hội. Nói cách khác, chiến lược giáo
dục – đào tạo, chiến lược khoa học – công nghệ phải là bộ phận hữu cơ của
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Giáo dục, đào tạo rất quan trọng, chỉ có
giáo dục đào tạo dạy nghề mới giúp người dân nghèo tồn tại và phát triển
được trong thời buổi hội nhập quốc tế, vì nếu chỉ cho “con cá” thì sẽ chỉ tăng
thêm gánh nặng ngân sách, không ổn định và tăng tính ỷ lại, vì vậy, cần phải
cung cấp “cần câu” để người dân nghèo tự mình vươn lên.


19


KẾT LUẬN
Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa là mô hình chưa có tiền lệ trong lịch sử cả về lý luận lẫn thực tiễn vì
vậy cần nghiên cứu các mô hình phát triển của các quốc gia khác thông
qua đó, bổ sung và hoàn thiện mô hình của ta hơn, trong đó việc nghiên
cứu nội dung, quan điểm lý luận và thực tiễn của việc thực hiện mô hình
kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức sẽ đem lại nhiều
kinh nghiệm thực tế quý báu nhất là hiện nay nước ta đang trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế một
cách sâu rộng.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Ngọc Minh (2000), Các lý thuyết phát triển và chính trị , Tông
tin Chính trị học, Số 2-2000, Hà Nội.
2. PGS.TS Lưu Văn An (2014), Lý thuyết và mô hình phát triển xã hội,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
3. Nguyên Quang Thuấn, Bùi Nhật Quang (2011), Mô hình phát triển
xã hội của một số nước phát triển châu Âu, kinh nghiệm và ý nghĩa đối với
Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

21


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH NGHIỆP ĐOÀN
ĐẠI LỤC..........................................................................................................3
1.1. Lý thuyết phát triển mô hình xã hội...........................................................3
1.2. Mô hình Nghiệp đoàn đại lục (Châu Âu lục địa).......................................3
Chương 2: MÔ HÌNH NGHIỆP ĐOÀN ĐẠI LỤC Ở ĐỨC........................5
2.1. Một vài nét về nước Đức............................................................................5
2.2. Những vấn đề lý luận về mô hình phát triển xã hội ở Đức........................7
2.3. Những nội dung cơ bản..............................................................................7
2.4. Ưu điểm và hạn chế..................................................................................15
Chương 3: VẬN DỤNG MÔ HÌNH NGHIỆP ĐOÀN ĐẠI LỤC Ở ĐỨC
ĐỂ HOÀN THIỆN LÝ THUYẾT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT
NAM HIỆN NAY...........................................................................................17
3.1. Quan điểm của Đảng về phát triển xã hội................................................17
3.2. Những vận dụng từ mô hình đại lúc Đức.................................................17
KẾT LUẬN...................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................21

22



×