Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Mô hình phát triển xã hội ở Bắc Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.68 KB, 37 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TBCN : Tư bản chủ nghĩa
XHDS : Xã hội dân sự
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đều
cần có cho mình một mô hình lý thuyết phát triển xã hội phù hợp để từ đó là cơ sở
để phát triển đất nước. Trên thế giới có nhiều lý thuyết mô hình phát triển xã hội.
Mỗi nước dựa vào một số lý thuyết, mô hình nhất định để tham khảo xác định mục
tiêu, con đường phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể.
Việt Nam đang chuyển đổi từ mô hình phát triển kiểu củ sang kiểu cũ với
trọng tâm là kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang mô hình phát triển thời
kỳ mới, trong tâm là kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước pháp quyền
XHCN; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong quá trình lựa chọn mô hình phát triển xã hội tối ưu, chúng ta cần phải
nghiên cứu các lý thuyết, mô hình cảu thế giới, nhất là các nước phát triển, các
nước có cùng điều kiện để kế thừa và phát huy những giá trị, kinh nghiệm của họ
nhằm định hình, xác lập mô hình phát triển xã hội Việt Nam trong thời lỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong số các mô hình của các nước phát triển trên thế giới ta thấy được mô
hình Bắc Âu có những nét tiến bộ trong việc xây dựng chế độ dân chủ xã hội và
chế độ phúc lợi xã hội. Những tiến bộ này đã giúp mô hình Bắc Âu trở thành mô
hình được đánh giá ưu việt nhất khu vực Tây Âu.
Nói đến mô hình Bắc Âu, người ta thường hay so sánh với ba mô hình khác
của chủ nghĩa tư bản, đó là: mô hình châu Âu lục địa, mô hình Anglo- Saxon tự do
và mô hình Địa Trung hải. Mỗi mô hình phát triển đều có đặc điểm, đặc thù của nó
và việc phân loại bốn mô hình trên chỉ là tương đối. Nó cho phép phân tích rõ các
mô hình kinh tế xã hội bức tranh chung về mẫu hình khác biệt và những động thái


thay đổi ở từng mô hình theo từng giai đoạn và trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đặc trung của mô hình Bắc Âu đặc biệt chú trọng hệ thống tái phân phối,
gắn kết xã hội và các giá trị phổ biến; các mục tiêu xã hội được thực hiện thông


qua một hệ thống dịch vụ xã hội có khả năng đáp ứng tương đối đầy đủ các nhu
cầu với chất lượng cao. Hoạt động cảu mô hình mang tính chất phi hàng hóa, tất cả
mọi ngườ đều được hưởng lợi mà không phụ thuộc vào việc đóng thuế như thế
nào. Người thất nghiệp cũng được hưởng lợi và tỉ lệ lưu chuyển lao động, việc làm
rất cao. Mối quan hệ lao động - lợi ích thụ hưởng có tính thị trường thấp. Các dịch
vụ, trợ cấp xã hội được tài trợ chủ yếu thông qua hệ thống thuế.
Chính những đặc trưng này đã giúp cho mô hình Bắc Âu trở thành mô hình
phát triển có tính ưu việt và đạt được những thành tự trong quá trình phát triển cả
về kinh tế và xã hội. Đây là những giá trị quý giá cho Việt Nam trong quá trình lựa
chọn mô hình lý thuyết phát triển xã hội theo định hướng phát triển xã hội theo
hướng “dân chủ, công bằng, văn minh”.


NỘI DUNG
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN
BẮC ÂU
1.1. Lý thuyết phát triển mô hình xã hội
1.1.1. Lý thuyết phát triển xã hội
Lý thuyết phát triển xã hội ra đời với tư cách là một lý thuyết độc lập từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Cũng như sự đa dạng các quan điểm phát triển, ngay
từ khi mới hình thành, lý thuyết phát triển đã phải đối mặt với nhiều quan điểm
khác nhau.
- Phát triển học - khoa học phát triển: ra đời vào thập kỷ 50 thế kỷ XX với
tư cách là một khoa học đã ra đời và phát triển mạnh trong thập kỷ 60

- Lý thuyết hậu phát triển - sau phát triển, phản phát triển: ra đời vào thập
kỷ 1980-1990 đưa ra ý tưởng phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Lý thuyết phát triển xã hội được hiểu là hệ thống các quan điểm về định
hướng phát triển trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm cả kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội; là sự luận chứng về cách thay đổi trong xã hội theo hướng tốt
nhất.
Cách cách tiếp cận về lý thuyết phát triển xã hội:
- Cách tiếp cận kinh tế: nhấn mạnh yếu tố kinh tế, coi phát triển kinh tế là
động lực chủ yếu của phát triển xã hội.
- Cách tiếp cận các hình thái kinh tế xã hội: coi sự phát triển xã hội loài
người là sự phát triển các mô hình kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, TBCN, cộng sản chủ nghĩa.
- Cách tiếp cận văn hóa: nhấn mạnh sự phát triển của các nên văn minh.
- Cách tiếp cận chính trị: coi sự phát triển chính trị, nhất là mức độ dân chủ
là tiêu chí đánh giá mức độ phát triển xã hội.


Ngoài ra, có thể phân chia lý thuyết phát triển theo tiêu chí:
- Lý thuyết phát triển mang tính phổ quát: bao quát nhiều lĩnh vực, bảo đảm
tính cơ bản, độ dài về thời gian.
- Lý thuyết phái triển theo vấn đề: là hệ thống mở, dự vào một tiêu chí để
xác định sự phát triển: kinh tế, nhà nước, tôn giáo, đạo đức văn hóa….
1.1.2. Mô hình phát triển xã hội
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng trong nghiên cứu những vấn
đề lý luận về phát triển xã hội, có thể hiểu: Mô hình phát triển xã hội là thuật ngữ
dùng để mô tả những yếu tố thể hiện những đặc trưng chung nhất của bản chất, cấu
trúc, cơ sở kinh tế, xã hội, văn hóa tạo nên sự phát triển của một quốc gia.
Trong quan hệ với lý thuyết phát triển, mô hình phát triển là phương án, bản
thiết kế hiện thực hóa lý thuyết phát triển. Lý thuyết là cái cốt lõi chi phối, dẫn dắt
mô hình, định hướng cho việc xây dựng mô hình để đạt mục tiêu phát triển. Lý

thuyết tồn tại dưới dang ý thức, là ý tưởng, có thể ở dạng trừu tượng, còn mô hình
đòi hỏi phải cụ thể, có các yếu tố cấu thành, trong đó có một hoặc một vài yếu tố
cơ bản, có vai trò dẫn dắt, quyết định xu hướng phát triển. Một môt hình phát triển,
bao giờ cũng vậy, phải dựa chắc trên nề tảng một lý thuyết phát triển cụ thể.
1.1.3. Các loại lý thuyết, mô hình phát triển xã hội
Một số lý thuyết phát triển xã hội cổ điển
- Lý thuyết thị trường tự do cổ điển
- Lý thuyết “tích lũy tư bản” của A.Smith và mô hình của Harrod-Domar
- Lý thuyết về lợi thế so sánh trong phát triển xã hội
- Lý thuyết về ảnh hưởng của nhân khẩu trong phát triển xã hội
- Lý thuyết về sự can thiếp của nhà nước và kinh tế
Một số mô hình phát triển xã hội cổ điển
- Mô hình phát triển theo các giai đoạn tuyến tính
- Mô hình phát triển hai khu vực


- Mô hình phụ thuộc quốc tế
- Mô hình nhà nước tối thiểu thị trường tối đa
- Mô hình phát triển nội sinh
- Mô hình tăng trưởng kinh tế trước công bằng xã hội sau (kiểu chữ U
ngược)
- Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước, tăng trưởng kinh tế sau
- Mô hình tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội (phát triển toàn
diện)
Một số lý thuyết phát triển xã hội dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Lý thuyết phát triển kinh tế phân kỳ
- Lý thuyết nhị nguyên (hay các mô hình thay đổi cơ cấu)
- Lý thuyết chuyển dịch cớ cấu kinh tế
- Lý thuyết phát triển cân đối và phát triển không cân đối
- Lý thuyết nền kinh tế hỗ hợp và thuyết kỹ trị

- Lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài
Lý thuyết phụ thuộc thế giới và lý thuyết cách mạng tân cổ điển
Một số lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh
- Lý thuyết tẳng trưởng mới
- Lý thuyết thu nhập tăng dần
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại
- Lý thuyết nông nghiệp hóa, “đàn sếu bay”, khoảng cách công nghệ và vòng
đời sản phẩm
Lý thuyết các giai đoạn phát triển xã hội và lý thuyết hiện đại hóa
Lý thuyết phát triển co người và vốn con người
Lý thuyết phát triển xã hội dựa và một yếu tố chủ đạo
Lý thuyết phát triển bền vững
1.2. Mô hình Bắc Âu


1.2.1. Mô hình phát triển nhà nước TBCN.
Trên thế giới, từ sau Thế chiến thứ Hai (1945), có nhiều nghiên cứu,
luận bàn và phân loại khác nhau về mô hình phát triển nhà nước TBCN. Tựu
chung, các ý kiến thường tập trung vào 3 loại mô hình nhà nước sau đây:
Một là: Nhóm các nước xây dựng nền kinh tế thị trường theo chế độ
phúc lợi bảo thu. Mô hình này có những đặc điểm sau:
- Nhóm nước này có đặc điểm nổi trội là sắp xếp theo chủ nghĩa
nghiệp đoàn. Các nước sử dụng cách này để duy trì (củng cố), sự khác biệt
về giai cấp, vi thế hiện tại và qua đó khuyến khích ổn định xã hội, chính trị
cũng như sự trung thành với nhà nước.
- Nhóm nước này có đặc điểm nhà nước hơn là thị trường, nhà nước
đóng vai trò quan trọng cung cấp phúc lợi, song lại không khuyến khích vấn
đề tái phân bổ hoặc bình đẳng.
- Các chế độ như trên thường được thể hiện ở các nước có các đảng
Thiên Chúa giáo mạnh, Đảng cánh tả yếu và ảnh hưởng của chủ nghĩa tuyệt

đối, hoặc chuyên quyền (ảnh hưởng mạnh của Nhà thờ) do vậy cũng cam kết
duy trì hình thức gia đình truyền thông và Nhà nước chỉ can thiệp khi cảm
thầy gia đình không thể giải quyết các vấn đề của thành viên (không khuyến
khích phụ nữ tham gia lao động thị trường, lọi ích nhằm khuyên khích làm
mẹ, ít phát triển dịch vụ chăm sóc trẻ em...).
- Loại mô hình này bao gồm các nước tiêu biểu là Đức, Pháp, Áo,
Italia.
Hai là: Nhóm các nước theo chế độ xây dựng nền kinh tế thị trường tự
do. đặc trưng cơ bàn là:
- Nhấn mạnh đến phát triển thi trường tự do, bảo hiểm xã hội dựa trên
thị trường và sử dụng hệ thống phân loại để phân bổ lợi ích.


- Mức độ chỉ trả phúc lợi phổ quát và hình thức bảo hiểm xã hội ít ỏi,
phúc lợi xã hội chủ yếu định hướng đến giai cấp nghèo khó. Đó là nhóm
người phụ thuộc chính vào nhà nước.
- Lợi ích là hạn chế và bị phân biệt, do mô hình này giả định rằng, nếu
áp dụng chế độ lợi ích cao hơn sẽ làm giảm động cơ “làm việc” của con
người. Nó khuyến khích sơ đồ “tư nhân hoá” cho nhóm người có mong
muốn được vượt lên mức “tối thiểu”, và trong nhiều trường hợp, được tăng
cường bao cấp.
- Mô hình này theo hướng “phân biệt và phân tầng lớn” theo kiểu
“tương đối bình đẳng về nghèo trong số người hường phúc lợi nhà nước,
phúc lợi của số đông phân biệt theo thị trường và sự tách biệt theo giai cấp,
chính trị là rõ ràng”.
Đây là nhóm các nước Mỹ, Anh, Ailen, Canada, Australia...
Ba là: nhóm các nước Bắc Âu, đối ngược lại hai nhóm trên, là những
nước xây dựng theo chế độ dân chủ - xã hội, được đặc trưng bởi nguyên tắc
phổ quát và bình đảng:
- Mô hình Bắc Âu có xu hướng khuyến khích bình đẳng giữa các giai

cấp dựa trên chuẩn phúc lợi cao, chứ không phải ở mức tối thiểu. Để đạt
được mục tiêu này, các dịch vụ và phúc lợi sẽ được cung cấp ở mức độ chấp
thuận (đủ và hấp dẫn) cho nhóm giai cấp trung lưu và thành viên giai cấp lao
động cần được tiếp cận quyền tương tự như giai cấp trung lưu.
- Mô hình Bắc Âu không chạy theo thị trường, nó tạo ra sự đoàn kết
phổ quát cơ bản, vì nhà nước phúc lợi. Mọi người cùng hưởng lợi, đều phụ
thuộc lẫn nhau, và mọi người phải có bổn phận chi trả.
- Mô hình Bắc Âu có thái độ ứng xử đối với gia đình khác với hai mô
hình bảo thủ và tự do. Nhà nước đóng vai trò quan trọng và xã hội hóa nhiều
trách nhiệm của gia đình truyền thống (như hỗ trợ chăm sóc trẻ em, người


già) tích cực khuyến khích sự độc lập cá nhân và đặc biệt với phụ nữ làm
việc.
- Mô hình Bắc Âu đảm bảo chế độ lao động và việc làm đầy đủ. Đây là
nhân tố quan trọng của mô hình này, vì nó nhằm cung cấp thu nhập vừa tạo
khả năng chi trả cho dịch vụ. Nhóm các nước Bắc Âu gồm 5 nước là Thuy
Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Hà Lan.
Việc phân loại 3 mô hình: bảo thủ, tự do, xã hội - dân chủ Bắc Âu là
tương đối. Nó cho phép phân tích rõ ràng các mô hình kinh tế - xã hội, bức
tranh chung về mẫu hình khác biệt và những động thái thay đổi ở từng mô
hình theo từng giai đoạn và trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng tài
chính hiện nay.
1.2.2. Khái niệm mô hình Bắc Âu
Mô hình Bắc Âu (Nordic Model) là mô hình kinh tế - xã hội cùa các nước
vùng Bắc Âu (gồm Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Alien). Ngoài thuật
ngữ Nordic Model, mô hình Bắc Âu còn được biết đến với tên gọi khác là Mô hình
Scandinavia (Scandinavia Model). Mô hình này mang đặc trưng của một nền kinh
tế thị trường hỗn hợp, trong đó các nhà nước phúc lợi đóng vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế nhằm đảm bảo cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội, cung

cấp đầy đủ những quyền cơ bản của con người và ổn định nền kinh tế. Mô hình
này nhấn mạnh đến sự tham gia tối đa của lực lượng lao động trong nền kinh tế,
thúc đẩy bình đẳng giới, coi trọng việc thực hiện các chính sách trợ cấp, áp dụng
các chính sách tài chính mở rộng. Ba mục tiêu chủ yếu cùa mô hình Bắc Âu là:
+ Mức độ phổ quát cao: Tất cả công dân đều được đảm bảo các lợi ích và
dịch vụ an sinh xã hội cơ bản;
+ Mức độ bình đẳng cao: Phân phối thu nhập tương đối công bằng (thông
qua việc áp dụng mức độ đánh thuế cao), giáo dục miễn phí và cơ hội bình đẳng
trong tiếp cận việc làm;


+ Chính phủ đảm bảo việc làm đầy đủ thông qua việc thực hiện các chính
sách thị trường lao động tích cực.
Với ba mục tiêu như trên, mô hình Bắc Âu chủ yếu được dựa trên ba trụ cột
chính: an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí. An sinh xã hội và
chăm sóc sức khỏe là nhằm đảm bảo mức sống cao cho tất cả người dân trong
nước, bất kể tình trạng kinh tế của họ tốt hay xấu. Giáo dục miễn phí là nhằm mục
đích đem lại nền giáo dục tốt hơn cho người dân bằng cách huy động tối đa các lực
lượng xã hội và không dựa vào sự hỗ trợ kinh tế từ gia đình học sinh. Phân phối
phúc lợi xã hội thuộc quyền của nhà nước, chính quyền địa phương, nhà Thờ, các
tổ chức phúc lợi quốc gia.
Với những lợi ích khổng lồ mang lại cho công dân trong nước, mô hình Bắc
Âu còn được gọi với tên khác là mô hình dân chủ xã hội (Social Democratic
Model) hay mô hình thể chế (Institutional Model). Mô hình này mang lại nhiều lợi
ích cho người dân hơn mô hình Beveridge của Anh (sử dụng hệ thống thuế để tạo
nên sự tái phân phôi lớn hơn) hay mô hình Bismark của Đức (sử dụng hệ thống bảo
hiểm trên cơ sở hợp đông giữa các thế hệ, có nghĩa là các thế hệ công nhân trẻ
cung cấp một sự bảo lãnh tài chính cho tuổi già của cha mẹ và ông bà”). Các nhà
kinh tế học cho ràng, mô hình Bắc Âu mang tính đơn giản hơn nhưng toàn diện
hơn các mô hình khác ở châu Âu. Tại các nước Bắc Âu, hầu hết phúc lợi xã hội

đều do nhà nước và chính quyền địa phương mang lại cho từng cá nhân, gia đình.
Mô hình này đảm bảo một hệ thống hạ tầng vững mạnh các dịch vụ xã hội với khả
năng đáp ứng nhu cầu tốt và chất lượng cao. Mọi cá nhân đều được hưởng phúc lợi
nhà nước không phụ thuộc vào việc người đó đóng góp như thế nào và mô hình
này đảm bảo mức thất nghiệp cực thấp cùng với những khoản trợ cấp thất nghiệp
cực cao. Mô hình Bắc Âu dường như tẩy chay thị trường, xây dựng một sự đoàn
kết toàn diện cần thiết nhất cho nhà nước phúc lợi. Tất cả lợi ích đều mang tính
phụ thuộc và đều mang tính thanh toán bắt buộc. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo


đến mỗi gia đình (từ tre em đến người già), khuyến khích sự độc lập cá nhân, đặc
biệt là khuyến khích phụ nữ lựa chọn các cơ hội việc làm. Việc làm đầy đủ là yếu
tố trọng tâm của mô hình Bắc Âu và nó dược nhà nước hỗ trợ cả về thu nhập lẫn
thanh toán các chi phí phúc lợi.
Tiểu kết chương 1: Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về lý thuyết
mô hình phát triển nói chung và mô hình Bắc Âu nói riêng ta rút ra được những lý
luận cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn những nội dung cơ
bản của mô hình phát triển Bắc Âu.


Chương 2:
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG MÔ HÌNH BẮC ÂU
2.1. Chế độ dân chủ - xã hội Bắc Âu
2.1.1. Những quan điểm về chế độ dân chủ - xã hội
Thuật ngữ “dân chủ - xã hội” bao hàm 3 chiều cạnh: Đó là thuật ngữ
cơ bản của lí thuyết dân chủ (các giá trị, nguyên tắc cơ bản); Có thể sử dụng
như tên gọi cho chương trình chính trị (Mặc dù có những lực lượng - nhân tố
chính trị có thể mang tên “dân chủ - xã hội”, song nỗ lực chính trị lại không
phù hợp với nền tảng lí luận hoặc ngược lại, các đảng dân chủ - xã hội cũng
không thể độc quyền sử dụng thuật ngữ này vì những lực lượng XHDS,

chính trị khác cũng có thể phản ánh khuynh hướng tư tưởng dân chủ - xã
hội); và thể hiện ở khía cạnh có tính hiến định (ở Hiến pháp quốc gia).
Khuynh hướng dân chủ - xã hội dựa trên những cơ sở lí luận nền tảng.
Chủ nghĩa tự do kinh điển, bắt đầu từ tư tường John Lock (16231704), Adam Smith (1723 - 1790), dựa trên ý tưởng về tự do bình đẳng và
các quyền con người để bảo vệ tự do bình đẳng. Với đà phát triển của nhà
nước - dân tộc hiện đại, chủ nghĩa tự do dẫn đến việc tạo ra các quyền dân
sự cơ bản cho tất cả mọi người. Ý tưởng của chủ nghĩa tự do chính trị bao
gồm đàm bảo nhân phẩm con người cho mọi người (hưởng quyên tự chủ cá
nhân binh đẳng) và đảm bảo quyền tham dự của mọi người (hưởng quyền tự
chủ chính trị bình đẳng).
Lock John coi quyền sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường cùng với
nhà nước theo Hiến pháp là yếu tố đảm bảo các quyền Cở bàn này. Ngược
lại, Adam Smith lại dưa ra 2 luận cứ có tính nguyên tắc là:
Thứ nhất, quyền tư hữu và tự điều tiết của thị trường sẽ đảm bào tự do
hành động ở lĩnh vực kinh tế và đảm bảo hành động của cá nhân không bị
yếu tố bên ngoài tác động hạn chế;


Thứ hai, nói chung cả hai thiết chế kinh tế nền tảng tự do này sẽ đảm
bảo tối đa hàng hóa chung và cung cấp các hàng hóa dịch vụ cho xã hội với
giá cả tối thiểu. Theo đó, nhiều thập kỉ, các đảng chính trị tự do đã theo đuổi
mục tiêu bảo vệ tư hữu, hạn chế sự tự chủ chính trị, lảng tránh các hàm ý
chính trị và xã hội này sinh từ nguyên tắc về tự chủ cá nhân và chính trị
bình đẳng.
Tuy nhiên, cần phải có lời giải rõ ràng cho 2 vấn đề còn bỏ ngỏ của
chủ nghĩa tự do kinh điển, đó là: Nguyên tắc bình đẳng sẽ có giá trị đến mức
nào cho toàn thể xã hội? và Cần phải tạo ra điều kiện thực tiễn cụ thế nào để
tất cả mọi công dân đều được hương các quyền tự do bình đẳng? Quan điểm,
lập trường bàn luận của trường phái Dân chủ tự do và Dân chủ - Xã hội về
hai vấn đề là khác nhau.

Quan điểm dân chủ - tự do nhấn mạnh quyền tư hữu cá nhân vì coi đó
là quyền cơ bản của bản thân tự do. Quan điểm tự do chỉ nhằm cung cấp,
hiện thực hóa các quyền cơ bản hình thức để đảm bảo tự do, nhà nước pháp
quyền, tuyệt đối hóa quyền tư hữu..., Ngược lại, quan điểm dân chủ - xã hội
cho rằng, sự tự do hành động trên thực tế phù họp với kế hoạch sống còn tự
chủ của cá nhân chỉ có thể được thực hiện nếu mọi công dân đều được
hưởng các quyền cơ bản, bình đẳng về hàng hóa dịch vụ, nếu thiếu các điều
kiện này con người không thể hành động một cách tự do. Theo đó, quan
điểm dân chù – xã hội nhấn mạnh và kêu gọi tạo điều kiện và đạt được các
quyền này trên thực tế.
Ở thế kỉ 20, một số đại diện chủ nghĩa tự do hiện đại, cũng nhấn mạnh
khái niệm tự do với quyền sở hữu vô giới hạn như tiền đề của tự do. Theo
quan điểm của phái này, khái niệm tự do chỉ giói hạn ở mức độ pháp lí hình
thức về các quyền cơ bản phổ quát. Tự do được nhìn nhận như tự do tiêu
cực, gắn với các thiết chế về can thiệp tối thiểu của nhà nước và thị trường


tự điều tiết. Theo đó, việc điều tiết các quan hệ con người chủ yếu được thực
hiện qua các quá trình thị trường. Vai trò nhà nước chỉ nhằm đảm bảo duy trì
trật tự chính trị. Quan điểm này đã bỏ qua những mâu thuẫn lớn nảy sinh
giữa nền kinh tế thị trường hiện đại và phát triển xã hội khi áp dụng cách
tiếp cận này. Tuy nhiên, những khủng hoảng xã hội cũng đã buộc phái dân
chủ - tự do phải đưa một số thành tố của nhà nước phúc lọi xã hội và điều
tiết thị trường vào trong cơ sở lí thuyết tự do kinh điển và các lí luận về tự
do. Theo đó, khái quát đặc điểm chính của dân chủ tự do gồm: nhà nước
pháp quyền và dân chủ chính thức, các nguồn lực cho công dân tham gia vào
quá trình dân chủ không bình đẳng; các quyền xã hội của cá nhân không
được đảm bảo bởi nhà nước phúc lợi, cơ chế tự điều tiết, điều tiết vĩ mô
không hiệu quả; thị trường được coi như thiết chế bình đẳng để đảm bảo tự
do; quyền về sở hữu các phương tiện sản xuất được tuyệt đối hóa, khái niệm

về tự do cứng nhắc và tiêu cực và bác bỏ khái niệm về dân chủ hóa kinh tế
và xã hội. Theo đó, có thể nhận thấy, lí luận dân chủ tự do chỉ giới hạn các
quyền dân chủ và pháp lí là thuộc lĩnh vực hiến pháp chính trị và chỉ riêng
việc sở hữu sẽ tạo quyền cho công dân có quyền tự do, và được đảm bảo về
pháp lí...
Ngược lại, nền tảng quan điểm lí luận cơ bản của dân chủ - xã hội
được xây dựng và hình thành dựa trên việc phê phán những mâu thuẫn của
quan điểm dân chủ - tự do và hướng tới khác phục, hạn chế những điểm
thiếu hụt của nó. Chẳng hạn, nhà lí luận dân chủ - xã hội, lãnh đạo phong
trào công nhân lao động Lasalle, F. 1864 cho rằng, bất bình đẳng xã hội bắt
nguồn từ sự khác biệt về năng lực và của cải giữa con người với nhau và vì
vậy, nguyên tắc đạo đức của giai cấp công nhân là “chỉ có cơ hội tự do nói
chung không thôi thì không đủ và để phù hợp nguyên tắc này, mục tiêu của
bất kì tổ chức bảo vệ đạo đức nào ở xã hội đều cần phải bổ sung nguyên tác


đoàn kết các lợi ích, khẳng định tính cộng đồng và tương hỗ trong phát
triển”.
Stuart J Mill (1969, 1971) và các nhà lí luận tư tưởng của Hội Tự do Xã hội Fabian cũng đã khởi xướng chính sách cải cách xã hội và hình thành
nên lí luận và cột trụ của dân chù - xã hội nhằm khắc phục những mâu thuẫn
lớn đã tạo ra những vi phạm các quyền cơ bản phổ quát (sự tự chủ xã hội,
quyền tự chủ của cá nhân, quyền tự chủ chính trị). Cụ thể, các quan điểm
này cho rằng, các bất bình đẳng về kinh tế, xã hội đã tạo ra quan hệ phụ
thuộc và lệ thuộc trong lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, vi phạm nhân
phẩm của những người ở vị thế phụ thuộc (vi phạm sự tự chủ xã hội); nếu
quyền tự chủ của cá nhân bị vi phạm do điều kiện làm việc phi nhân đạo của
người khác, và tạo ra bất cân đối bởi bên thứ ba, được coi là vi phạm các
quyền cơ bản (vi phạm các quyền tự chủ của cá nhân) và các bất bình đẳng
kinh tế - xã hội liên quan đến giáo dục làm hạn chế cá nhân tích cực thực
hiện các quyền chính trị, dân sự của mình (vi phạm quyền tự chủ chính trị).

Do vậy, theo quan điểm dân chủ - xã hội, cần quan tâm giải quyết
những vấn đề tồn tại trên nhằm đảm bảo hiện thực hóa các quyền cơ bản, và
chỉ khi các quyền chính trị - xã hội cơ bản được đảm bảo về pháp lí thì
chúng sẽ được thực hiện trên thực tiễn. Theo đó, quan điểm dân chủ - xã hội
phản bác khái niệm tiêu cực về tự do và ủng hộ khái niệm phổ quát về tự do
(coi trọng tự do tiêu cực và tích cực như nhau), phản bác bản sắc tự do và sở
hữu và ủng hộ khái niệm tự do (về nguyên tắc, xem tự do của mọi cá nhân
liên quan là bình đẳng với nhau).
Khái niệm dân chủ - xã hội bao hàm 4 thành tố chính, gồm: Quá trinh ra
quyết định một cách dân chủ (bình đẳng chính trị của mọi công dân tham gia vào
quá trình ra quyết định chính trị tập thể); Mở rộng và bảo vệ khía cạnh dân chủ
trong quá trình này; Trật tự xã hội vật chất công bằng (gồm lĩnh vực lao động, lĩnh


vực hàng hóa dịch vụ, và hệ thông an sinh xã hội toàn diện...) dựa trên các chuẩn
mực công lí được xã hội chấp thuận và văn hóa, chính trị thỏa hiệp vì lợi ích công
lí xã hội (ở mọi lĩnh vực chính trị và xã hội).
Khái niệm dân chủ - xã hội là hiện thực hóa công lí trong xã hội, bao hàm
trên hết là quá trình dân chủ hóa xã hội (Ở cấp độ vĩ mô, thực thi công lí có nghĩa
là đảm bảo bảo vệ nhân phẩm bình đẳng và quyền bình đẳng cho mọi người bằng
phương tiện can thiệp của nhà nước; Ớ cấp vi mô, công lí có nghĩa là cấu trúc công
bằng ở mọi cấp độ xã hội và nội dung công lí có thể nổi lên do tranh biện lí trí về
những người bị ảnh hưởng của các quyết định...). Việc từ bỏ công lí sẽ gây ra
những thảm họa chính trị và nếu có công lí thực sự thì kế cả giai cấp đặc quyền
cũng ủng hộ chính sách công lí cho tất cả mọi người...
2.1.2. Dân chủ - xã hội Bắc Âu
Ở châu Âu và Bắc Âu nói riêng, lí thuyết về dân chủ tự do như một
học thuyết chính trị hợp pháp của thời kì hiện đại, đã bắt đầu và hoàn thiện
dần từ thời kì Khai sáng. Mọi nền dân chủ hiện đại phương Tây đều được
bắt nguồn từ mô hình tự do cơ bản, dựa trên các chuẩn mực quản trị dân chủ

gồm: Cung cấp các quyền dân sự phổ quát và bình đẳng; Nhà nước pháp
quyền, thực hành quyền lực chính trị bằng hiến pháp; và Chủ quyền nhân
dân được dựa trên nguyên tắc đa số phiếu thuận.
So với nhiều nhà nước - quốc gia dân chủ ở châu Âu, các quốc gia Bắc Âu
đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và hiện nay phát triển dân chủ - xã hội đã đạt
ở mức độ tiên tiến. Lí luận về dân chủ - xã hội có những thành tố chuẩn mực cơ
bản. Trọng tâm cột trụ của dân chủ - xã hội là nhà nước xã hội. Các thành tố - tiểu
hệ thống xã hội và các quan hệ tương tác lẫn nhau, bao gồm: hệ thống chính trị,
các quyền xã hội cơ bản - khu vực chính trị công, XHDS, các tiểu hệ thống dân
chủ hóa xã hội, hệ thống giáo dục, luật pháp kinh tế, điều tiết kinh tế, luật pháp
doanh nghiệp, điều phối xuyên quốc gia, và văn hóa chính trị.


Đề án dân chủ - xã hội tập trung nỗ lực định hướng các tiểu hệ thống này,
phát huy tối đa công lí nhàm đảm bảo các quyền chính trị và xã hội cơ bản, thể
hiện các cam kết mang tính chuẩn mực về các quyền chính trị - xã hội cơ bản kết
họp với chủ nghĩa hiện thực mang tính thực tiễn.
Dân chủ - xã hội được dựa trên xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa an
sinh xã hội, phân bổ công bằng về các cơ hội sinh tôn của người dân, sự tham gia
bình đắng trong quá trình dân chủ.
Bảng: Hệ thống các đảng chính trị ở các nước Bắc Âu
Các đảng
phái cính
trị
Cộng sản
và XHCN
cánh tả
Dân chủ xã hội
Nông dân
và trung

tâm
Đảng Tự
do

Đan Mạch
(7)

Phần Lan
(7)

Na Uy
(7)

Thụy Điển
(7)

Aixơlen
(4)

Đảng Liên
danh, Đảng
Nhân dân
XHCN

Liên minh
cánh tả

Đảng cánh
tả


Đảng
XHCN

Đảng Dân
chủ xã hội
Đảng Tự
do

Đảng Dân
chủ xã hội
Đảng
Trung tâm

Liên minh
bầu cử Đỏ,
Đảng
XHCN
cánh tả
Đảng Lao
động

Đảng Dân
chủ xã hội
Đảng
Trung tâm

Đảng Dân
chủ xã hội
Đảng Nông
dân


Đảng Tự
do xã gội
(1905)

Đảng Nhân
dân Thụy
Điển
Đảng Dân
chủ Thiên
chúa giáo

Đảng Tự
do

Đảng Nhân
dân tự do

Đảng Dân
chủ Thiên
chúa giáo

Đảng Dân
chủ Thiên
chúa giáo

Đảng Bảo
thủ

Đảng số ít

(Moderate)

Thiên
chúa giáo
Các đảng
trung tâm

Đảng Dân
chủ trung
tâm

Đảng Bảo
thủ
Đảng Đối
lập

Đảng Tiến
bộ (cực

Đảng liên
minh dân
tộc
Đảng
Thanh niên

Đảng Tiến
bộ (cực

Đảng Độc
lập



hữu)

Phần Lan

hữu)

Đảng Môi
Đảng Xanh
trường
(Nguồn: Norlund A, 2005, trong sách KildalN, KunhleS, 2005)
1.2.2. Nhà nước phúc lợi xã hội Bắc Âu
Ở các nước Bắc Âu, nhà nước dóng vai trò chủ đạo trong việc phân bố tài
chính và tô chức phân phối các lợi ích phúc lợi xà hội cho người dân nước mình.
Vai trò của nhà nước ở Bắc Âu lớn hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Âu
khác và hệ thống phúc lợi được dựa trên cơ sở phân bổ toàn diện và đến từng
người dân trong xã hội.
Bảng: Mô hình nhà nước phúc lợi Băc Au những năm giữa thập kỷ 1980
Nước
Đan Mạch

Cách thức tổ chức
Quyền lợi
Nhà nước cung cấp hoàn
Toàn diện
toàn
Phần Lan
Nhà nước cung cấp hoàn
Toàn diện

toàn
Na Uy
Nhà nước cung cấp hoàn
Toàn diện
toàn
Thụy Điển
Nhà nước cung cấp hoàn
Toàn diện
toàn
(Nguồn: Peter Abrahamson, The Scandinavian Model of

Quy mô
Lớn
Trung bình
Trung bình
Lớn
Welfare:

Comparing Social Welfare Systems in Nordic Europe and France, Helsingin
Yliopisto, 2002)
Nhà nước phúc lợi Bắc Âu hiện đại được dựa chủ yếu trên ba trụ cột chính:
an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe gia đình và tre em, giáo dục miên phí. Nhờ dựa
vào ba trụ cột cơ bản trên, các nước Bắc Âu đã đạt được một tam giác lý tưởng
trong cấu trúc kinh tế: kinh tê vĩ mô tăng trưởng ôn định, thị trường lao động thích
ứng với toàn cầu hóa, khoảng cách giàu nghèo không quá chênh lệch. Chính vì
vậy, trong một thời gian dài, thành công của mô hình Bắc Âu đáng để nhiều nước
tham khảo và học hỏi.


Nội dung chính của mô hình Bắc Âu chủ yếu được dựa trên ba trụ cột cơ bản

đã tạo nên sự phát triển lành mạnh, cụ thể là:
An sinh xã hội để hình thành một thị trường lao động tích cực
Trong hệ thống chính sách an sinh xã hội theo mô hình Bắc Âu, sự công
bằng và bình đẳng là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, trong đó tất cả người dân đều
được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội thông qua thuế. Người dân lao động được
nhận thêm những khoản tiền thanh toán liên quan đến thu nhập của mình từ hệ
thống công ty. Chi có bảo hiểm thất nghiệp là được thanh toán từ hệ thống phúc lợi
của nhà nước và nó được dựa trên cơ sở đóng góp tự nguyện. Mức độ toàn diện
của lợi ích an sinh xã hội là tương đôi cao, hầu hết các khoán tài chính dược cung
cấp là thông qua thuế (thường là rất cao). Câu khẩu hiệu của người dân Bắc Âu lúc
bấy giờ là “đóng thuế cao để duy trì mức sống cao" Lý giải của người dân Bắc Âu
về điều này là: nếu đóng thuế cao (khoảng 50% lợi tức), thi ngày mai chính quyền
sẽ lo cho họ và gia đình họ khi họ đau yếu, già cá, thất nghiệp hay thiên tai. Hơn
nữa, khi cùng đóng thuế, mọi người thấy mình được bình đẳng. Người đóng thuế
cao cảm thấy mình mang lại lợi ích cho xã hội. Người nhận lợi tức thấp không cảm
thấy bị mặc cảm khi bị xã hội bố thí hay tài trợ vì họ cũng đóng góp giống như
người khác, khi gặp khó khăn thì những đại diện xã hội đến giúp đỡ là chuyện bình
thường. Chính vì vậy. người dân đều cố gắng làm việc, làm việc nhiều hơn để có
thêm thu nhập và để xã hội có thêm phương tiện để đem lại phúc lợi cho nhiều
người hơn. Càng làm việc càng có nhiều tiền, càng có nhiều tiên càng có mức sống
cao, kéo theo xã hội càng phát triển, mọi người càng có nhiều cơ hội việc làm và
thêm thu nhập.
Bảng: Tỷ lệ bồi thường thất nghiệp ở các nước Bắc Âu, 1996
(% so với mức lương trung bình của một công nhân)
Đan Mạch
Phần Lan
Na Uy
Độc thân, có 1
81
90

74
con

Thụy Điển
87


Độc thân, không
66
63
66
74
có con
Kết hôn, cả 2 có
79
89
82
86
thu nhập và có 2
con
Kết hôn, cả 2 có
80
79
81
86
thu nhập, không
có con
Nguôn: NOSOSCO’s, />Một đặc điểm khác của xã hội Bắc Âu là không có phong trào đòi tăng
lương như ở nhiêu nước khác trên thế giới. Đối với công dân Bắc Âu, công việc
nào cũng có đồng lương tương ứng. Việc làm càng đòi hỏi tay nghề cao thì lương

càng cao. Chính sách lương bổng thể hiện trách nhiệm và chức vụ đảm nhiệm và
không ai tị nạnh về lương bổng mà mình được nhận. Đây là thành công cơ bản của
chính sách thị trường lao động của Bắc Âu. Tại các nước này, các nguyên tắc xã
hội không được điều tiết bằng luật giống như ở các nước Nam Âu, mà chủ yếu
thông qua những thỏa thuận tập thể. Ví dụ, tiền lương tối thiểu không hề tồn tại ở
Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, mà mỗi yếu tố được quyết định bởi
những nguyên tắc riêng. Các nghiệp đoàn có tầm quan trọng và ảnh hường rất cao
ở các nước Bắc Âu, chi phối đời sống chính trị của các nước này. Chính sách lương
bổng và bồi thường khi thất nghiệp đã khiến các nghiệp đoàn có quan hệ tốt đẹp
với giới thợ và không tạo ra những bất ổn định xã hội do đình công, lãn công.
Cùng với mức độ đánh thuế cao áp dụng cho người lao động, mức độ bồi thường
khi thất nghiệp ở các nước Bắc Âu cũng rất cao với mục đích là duy trì mức sống
tương đối ổn định khi người lao động rơi vào tình trạng không có việc làm.
Chú trọng đến chính sách giáo dục để tạo nên sự phát triển bền vững
Chính phủ chi tiêu mạnh cho giáo dục các cấp và đảm bảo gần như miễn phí
ớ các cấp học khác nhau. Sự phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục các cấp ở
các nước Scandinavia như sau: mẫu giáo chiếm 9% tổng ngân sách giáo dục, tiểu
học 17%, trung học bậc thấp 20%, trung học bậc cao 21%, đại học 33% (năm


2002). Như vậy có thể thấy ngân sách giáo dục ở những cấp học càng cao chiếm tỷ
lệ càng lớn. Hơn nữa. chính phủ các nước Scandinavia cũng khuyến khích chế độ
học tập suốt đời nhầm tạo động lực linh hoạt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
So với các nước châu Âu khác, các nước Bắc Ẩu có tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục đạt
mức độ cao hơn cả. Hàng năm, chi tiêu cho giáo dục chiếm tới 7% GDP của Đan
Mạch, 6,5% GDP cùa Thụy Điển, 6% GDP của Phần Lan so với 5,5% của Anh.
Hàng năm, có hơn 80% người dân Thụy Điển nhận được sự giáo dục và đào tạo từ
phía chính phủ, gấp hai lần mức bình quân của toàn châu Âu. Chi tiêu cho nghiên
cứu cũng chiếm tới trên 4% GDP/năm của Thụy Điển và Phần Lan, 2,6%/năm của
Đan Mạch, cao hơn nhiều so với mức dưới 2% của nước Anh.

Chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em -yếu tố cần thiết cho tương lai
Chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em là trụ cột thứ ba của mô hình Bắc Âu.
Hệ thống này nằm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung của hệ thống an
sinh xã hội châu Âu. Tuy nhiên ở Bắc Âu, trẻ em được chú trọng đặc biệt. Chính
sách chăm sóc trẻ em của Bắc Âu xuất phát trước hết là từ Thụy Điên, sau đó lan
rộng sang các nước Bắc Âu khác. Trong thập kỷ 1980, 80% các bà mẹ có trẻ em
trước độ tuổi đến trường được chính phủ trả lương để nuôi đứa trẻ đó. Chính sách
chăm sóc trẻ em ở các nước Bắc Âu xuất phát từ một số lý do như: tạo ra sự bình
đăng giới, khuyến khích tỷ lệ lao động nữ tham gia thị trường lao động, cái thiện
tài chính cho các hộ gia đình và thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính sách
chăm sóc trẻ em của các nước Bắc Âu được đánh giá là đem lại nhiều điều kiện
đầy đủ nhất cho trẻ em so với nhiều nước khác ở châu Âu và thế giới.
Bảng: Tỷ lệ bồi thường khi sinh đẻ
(% so với mức lương trung bình cùa một công nhân)
Chỉ tiêu
Đan Mạch
Phần Lan
Na Uy
Độc thân, mới sinh
88
96
120
con
Kết hôn, cả 2 có
84
99
105

Thuỵ Điển
103

92


thu nhập, có 2 con
và mới sinh thêm
con thứ 3
Kết hôn, cả 2 có
84
91
thu nhập, mới sinh
con
Nguồn: NOSOSCO’s, http:// www.nom-nos.dk/htm

105

91

2.3. Một số nhận xét về mô hình Bắc Âu
Đặc trung của mô hình Bắc Âu đặc biệt chú trọng hệ thống tái phân phối,
gắn kết xã hội và các giá trị phổ biến; các mục tiêu xã hội được thực hiện thông
qua một hệ thống dịch vụ xã hội có khả năng đáp ứng tương đối đầy đủ các nhu
cầu với chất lượng cao. Hoạt động cảu mô hình mang tính chất phi hàng hóa, tất cả
mọi ngườ đều được hưởng lợi mà không phụ thuộc vào việc đóng thuế như thế
nào. Người thất nghiệp cũng được hưởng lợi và tỉ lệ lưu chuyển lao động, việc làm
rất cao. Mối quan hệ lao động - lợi ích thụ hưởng có tính thị trường thấp. Các dịch
vụ, trợ cấp xã hội được tài trợ chủ yếu thông qua hệ thống thuế.
công thức thành công của các nước bắc Âu thực ra không có gì là bí mật cả.
Tôn trọng các quy luật của thị trường, tôn trọng tự do của các cá nhân và một nhà
nước hữu hiệu vì lợi ích của người dân là chìa khóa thành công. Tuy nhiên đây là
điều rất khó bắt chước. Trong đó yếu tố xây dựng lòng tin để tạo ra một xã hội cố

kết là cực kỳ quan trọng
Trong quá trình hoạt động mô hình Bắc Âu có những thành công nhưng bên
cạnh đó còn có những tồn tại nhất định như:
- Mức thế tại các nước của mô hình Bắc Âu rất cao làm cho các danh nghiệp
chuyển ra bên ngoài làm chảy máu chất xám và những nguồn lực phát triển kinh tế
to lớn của quốc gia. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ làm cho đất nước mất đi nguồn
lực quan trọng cho sự phát triển từ đó làm nền kinh tế tụt hậu và không đảm bảo
được những chính sách phúc lợi xã hội.


- Vì chế độ phúc lợi xã hội lớn nên hình thành một bộ phận ỷ lại trong xã
hội, bộ phần này không chịu làm việc mà chỉ chờ để hưởng những chế độ phúc lợi
xã hội từ tiền thuế của nhà nước do những người lao động tích cực đóng góp cho
xã hội. Hiện tượng này làm mất đi động lực lao động của một bộ phân dân cư đồng
thời dẽ làm nảy sinh mâu thuẫn xã hội.
- Chế độ phúc lợi xã hội của mô hình Bắc Âu khi kinh tế ổn đinh phát triển
sẽ thu được những thành quả to lớn, nhưng khi xay ra khủng hoảng chế độ phúc lợi
xã hội bị cắt giảm hoặc thực hiện khồng hiệu quả sẽ này sinh ra những mâu thuẫn
trong xã hội làm xã hội bất ổn định. Nếu khủng hoảng kéo dài và không thể thoát
ra sẽ là nguy cơ to lớn cho sự sụp đổ của mô hình
Chính vì vậy, mô hình Bắc Âu cần có những điều chỉnh phù hợp hơn để tiếp
tục phát huy những giá trị những ưu điểm và hạn chế được những hạn chế những
khuyết điểm của mình.
Tiểu kết chương 2: Qua tìm hiểu những nội dung chính của mô hình phát
triển Bắc Âu ta thấy được mô hình Bắc Âu dựa trên 2 vấn về cơ bản làm chế độ xã
hội - dân chủ và nhà nước phúc lợi, dựa trên 4 trụ cột chính là hệ thống bảo hiểm
xã hội cho người lao động dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng; hệ thống
chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em; hệ thống giáo dục miễn phí; tính tích cực
của hệ thống chính trị, XHDS, của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Nhờ
những trụ cột trên mà mô hình Bắc Âu đã trở thành một mô hình tiên tiến đạt được

những thành tự lớn trong phát triển. Nhưng bên cạnh đó mô hình Bắc Âu vẫn còn
tồn tại những vấn đề cần phải thay đổi để thích ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với
tình hình phát triển của thế giới.


Chương 3:
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH BẮC ÂU ĐỂ
HOÀN THIỆN LÝ THUYẾT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. Quan điểm của Đảng về phát triển xã hội
Lựa chọn mô hình phát triển xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó liên
quan trực tiếp đến việc hoạch định các chính sách lớn của quốc gia. Tiêu chí xây
dựng mô hình phát triển xã hội cần phải đảm bỏa hai yêu cầu:
- Giải phóng mọi nguồn lực cả hữu hình và vô hình để phát triển
- Lấy phát triển bền vũng làm tiền để tạo ra ôn định thực chất, lâu dài.
Nguyên tắc chung là lựa chọn mô hình mở, sẵn sàng đón nhận mọi yếu tố
góp phần thức đẩy phát triển. Vì thế, việc xác lập mô hình phát triển xã hội không
chỉ có lợi cho việc hoạch định và ban hành các đường lối, chính sách quốc gia mà
còn mở đường cho việc khai phá tư duy, tìm tòi những cách nghĩ, cách làm mới.
Sau khi đã xác lập được mô hình phát triển xã hội, phải kiên trì và tạo điều kiện
cho mô hình này phát huy hiệu quả tối đa. Xuất phát từ đặc điểm của đất nước
trong thời kỳ mới, Đang ta chủ trương kết hợp hài hòa giữu phát triển kinh tế với
phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hôi; giữu nâng
cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần của nhân dân; coi phát triển kinh tế là
cơ sở và tiền đề để thực hiện tốt chính sách xã hội và là động lực thức đẩy phát
triển kinh tế.
Vấn đề phát triển kinh tế đồng thời với phát triển kinh tế đồng thời với phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường đã được Đảng nêu ra từ trước đổi mới, đến đại
hội VI được nhấn mạnh hơn, tạo tiền đề quan trọng để đổi mới tư duy toàn xã hội
và phát triển đất nươc theo hướng ổn định bề vững. Đến đại hội VII, lần đầu tiên

Đảng đưa ra quan điểm phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa hợp lý giữa phát triển kinh tế
với phát triển xã hội


Trong văn kiện đại hội Đảng VIII, lần đầu tiên khái niệm “phát triển bền
vững” được chính thức sử dụng đnahs dấu bước phát triển mới trong tư duy của
Đảng về con đường phát triển đất nước. Yêu cầu phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội không chỉ với bảo vệ, cải thiện môi trường, mà còn với phát triển văn hóa và
cũng cố an ninh quốc phòng. Đó là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường với phát
triển bền vũng về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và cũng cố an ninh quốc phòng.
Tại đại hội X, Đảng thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất
nước 2011 - 2020, trong đó đưa ra 5 quan điểm phát triển:
Thứ nhất, phải phát triển nhanh gắn liền với phát triển bề vững.
Thứ hai, đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế với chính trị vì mục tiêu xây
dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, mở rộng dâm chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển xã hội.
Thứ tư, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học - công
nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Thứ năm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.2. Một số bài học rút ra từ mô hình Bắc Âu để hoàn thiện mô hình phát
triển của Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, vào những thời điểm khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội... đặc
điểm của các chính sách xã hội, mối quan hệ giữa nhà nước và các nhóm kinh tế xã hội chủ chốt trong xã hội đóng vai trò rất quan trọng, giúp tìm kiếm những giải
pháp, lối ra thoát ra khỏi tình hình khủng hoảng đó.



×