Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CÁC bài TOÁN về AXIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.95 KB, 3 trang )

CÁC BÀI TOÁN VỀ AXIT
Bài tập định tính
Bài 1. Cho các oxit sau: CuO, CaO, CO, SO2 Fe2O3
a. Những oxt nào tác dụng được với nước
b. Những oxit nào tác dụng được với H2SO4
c. Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH
Viết những phương trình xảy ra.
Bài 2. Cho các dung dịch: H2SO4 loãng, Ca(OH)2 , các chất rắn: CaCO3 , Cu, Mg(OH)2 và
những chất khí SO 2 , CO
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một?
Viết các phương trình xảy ra biết Cu không tác dụng với H2SO4 loãng
Bài 3 Cho các chất sau: CuO, SiO2, AgNO3 , Ag, Zn, C, MnO, Fe(OH)3 , Fe2O3, CaCO3 .
Axit clohidrric có thể tác dụng với những chất nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 4. Cho các chất sau: BaCO3 , Cu, SiO2, Ca3(PO)4, SO3, Fe(OH)3 , MgO, CO2
Axit sunfuric có thể tác dụng với những chất nào? Viết phương trình hóa học
Bài 5. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt những dung dịch sau
a. Na2CO3, Na2SO4, HCl
b. NaNO3, HCl, H2SO4

c. NaCl, BaCl2, Na2CO3
d. Na2SO4, H2SO4 , NaCl, HCl

Bài 6. Axit sulfuric và muối của nó có thể nhận biết nhờ:
a. Sợi dây đồng
b. Quỳ tím

c. Dung dịch muối bari
d. Cả a,b,c đều đúng

Bài 7. Axit sulfuric có những tính chất nào?
1. Phản ứng với magie


2. Phản ứng với tất cả các oxit

3. Phản ứng với một số muối
4. Làm mất màu các thuốc thử

Bài 8. Thực hiện dãy chuyển hóa sau:
S  SO2  SO3  H2SO4  CuSO4  Cu(OH)2  CuO  CuCl2  Cu  CuCl2
II. Bài tập định lượng
Bài 1. Hãy tìm công thức hóa học của những axit có thành phần nguyên tố như sau:
a. H: 2,12%, N: 29,8% , O: 68,08%


b.
c.
d.
e.

H: 3,7%, P: 37,8%, O: 58,5%
H: 2%, S: 32,65% , O: 65,35%
H: 1,587%, N: 22,2%, O: 76,213%
H: 3,06%, P: 31,63%, O: 65,31%

Bài 2. Cho 5,4g Nhôm vào 100ml dung dịch H2SO4 0,5M
a. Tính thể tích khí hiddro sinh ra ở đktc
b. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng
Bài 3. Cho bột kim loại nhôm dư vào 500ml dd HCl 1M. Dẫn khí bay ra đi qua ống
đựng CuOnung nóng, dư thì thu được 13,824g Cu. Tính hiệu suất quá trình phản ứng.
Bài 4. Tính thể tích dung dịch axit chưa HCl 2M có lẫn H2SO4 1M cần thiết để trung
hòa 200ml dung dịch NaOH 20% (d= 1,2g/ml)
Bài 5. Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 1M bằng dd NaOH 20%. Tính số gam dd

NaOH cần dùng. Nếu thay NaOH bằng KOH thì phải dùng bao nhiêu ml dd KOH
5,6% (D= 1,045g/ml) để trung hòa axit đã cho
Bài 6. Có 200ml dd HCl 0,2M
a. Để trung hòa axit trên cần bao nhiêu ml dd NaOH 0,1M. tính nồng độ mol của
dung dịch muối sinh ra
b. Trung hòa axit trên bằng dd Ca(OH)2 5%. Tính khối lượng dung dịch Ca(OH)2
cần dùng và nồng độ % của dd muối sau phản ứng (giả sử khối lượng riêng của dd
HCl là 1g/ml)
Bài 7. Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit HCl 3,65% để trung hòa 200g dd
NaOH 10%
Bài 8. Ngâm 21,6g hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Fe, Cu trong dd H2SO4 loãng dư, thu
được 3g chất rắn không tan và 6,72l khí ở dktc. Xác định mỗi kim loại.
Bài 9. Cho 16g hỗn hợp Mg) và Fe2O3 tan hết trong 0,5 lít dd H2SO4 1M. Sau phản
ứng trung hòa axit còn dư vằng 50g dd NaOH 24%. Tính % khối lượng mỗi oxit trong
hỗn hợp
Bài 10.. Hòa tan hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 bằng 400ml dung dịch HCl 1,5M.
thoát ra 5,6 lít khí CO2 ở dktc và dung dịch A. trung hòa axit còn dư trong A bằng
NaOH vừa đủ rồi cô can dung dịch thu được 39,9g hỗn hợp muối khan. Tính % theo
khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 11. Từ 1,2 tấn quặng pirit có chứa 90% FeS2, có thể sản xuất được bao nhiêu tấn
H2SO4 96%. Biết rằng hiệu suất của quá trình sản xuất là 85% so với lí thuyết.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×