Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

phân tích môi trường cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.61 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông tin từng đối thủ cụ
thể trên từng thị trường cụ thể là cơ sở để doanh nghiệp xác định được nhiệm vụ và
các mục tiêu cạnh tranh, là căn cứ để các doanh nghiệp hoạch định được các chiến
lược thích hợp và có hiệu quả trong từng thời kỳ. Trong bối cảnh kinh doanh ngày
càng phức tạp và biến đổi liên tục, doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân tích kỹ
lưỡng các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành và những ảnh hưởng của các
lực lượng này đến cường độ cạnh tranh trong ngành. Tìm hiểu về mô hình các lực
lượng cạnh tranh của Micheal Porter, áp dụng vào phân tích và đánh giá cường độ
cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam, nhóm 9 sẽ trình bày về các lực lượng cạnh
tranh bao gồm:
- Đe dọa gia nhập mới
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
- Quyền lực thương lượng từ nhà cung ứng và khách hàng
- Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh
- Quyền lực tương ứng từ của bên liên quan


A, Lý thuyết
Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.Porter

1.

Đe dọa gia nhập mới :

Sự đe dọa này đến từ những công ty đã và đang có chiến lược gia nhập vào một
ngành kinh doanh mới.
Đe dọa gia nhập mới phụ thuộc chủ yếu vào các rào cản gia nhập và phản ứng
của các công ty đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành. Các rào cản gia nhập là
các cản trở gây khó khăn cho công ty muốn gia nhập vào ngành. Các rào cản


này có thể là:


+ Tính kinh tế của quy mô: Khi quy mô sản xuất tăng lên làm giảm chi phí bình
quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra thì sẽ làm giảm nguy cơ thâm nhập mới của
các đối thủ tiềm năng và ngược lại.
+ Chuyên biệt hóa sản phẩm :Những công ty đã ổn định thường có một lượng
khách hàng trung thành với những sản phẩm có thương hiệu nhờ vào cả một quá
trình hoạt động từ quảng cáo, chăm sóc khách hàng . Yếu tố này bắt buộc các công
ty muốn gia nhập vào ngành phải đầu tư rất lớn để lôi kéo lượng khách hàng này .
+ Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu :Yêu cầu phải đầu tư tài chính lớn để xây dựng và
duy trì cạnh tranh cũng tạo ra một rào cản xâm nhập , đặc biết nếu khoản đầu tư
này có tính rủi ro cao hoặc khó thu hồi.
+ Chi phí chuyển đổi :Là những phí tổn một lần mà người mua gặp phải khi
chuyển đổi từ sản phẩm của nhà cung ứng này sang sản phẩm của nhà cung ứng
khác. Chi phí chuyển đổi càng cao sự ràng buộc của khách hàng với doanh nghiệp
càng lớn thì những doanh nghiệp mới càng khó lòng dành giật được khách hàng
của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
+ Gia nhập vào hệ thống phân phối:Yêu cầu đảm bảo một hệ thống phân phối đối
với công ty muốn gia nhập vào thị trường cũng tạo ra một rào cản. Khi các kênh
phân phố đối với các sản phẩm đã ổn định thì các công ty mới vào phải thuyết phục
những kênh phân phối sẵn có chấp nhận sản phẩm của mình bằng việc phá giá,
khuyến mại, quảng bá,…
Dù gì DN cũng sẽ phải bán hàng qua kênh phân phối nếu không muốn tự mình
làm luôn chức năng của kênh phân phối. DN mới thì cần đầu tư nhiều tiền hơn cho
Marketing, chiết khấu, hoa hồng cho nhà phân phối cao hơn.
+Chính sách của chính phủ: Chính phủ có thể giwois hạn hoặc đóng cửa lối vào
các ngành nghề bằng các biện pháp kiểm soát như yêu cầu về giấy phép hoặc hạn
chế tiếp cận với các nguồn nhiên liệu.
Rào cản gia nhập lớn ⇒ cường độ cạnh tranh thấp và ngược lại.

2.

Đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế


Chủ yếu đến từ các tiến bộ của khoa học công nghệ, đó là các sản phẩm từ những
ngành kinh doanh khác nhưng có khả năng cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau của
khách hàng.
+Các nguy cơ thay thế




Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

Đe dọa lớn => Tăng cường độ cạnh tranh và ngược lại.
+Dự đoán đe dọa từ SP/DV thay thế:




3.

Nghiên cứu kỹ lưỡng chức năng sử dụng của mỗi SP/DV ở mức độ rộng
nhất có thể: việc này giúp phát hiện ra các khả năng thay thế của nó tới một
hoặc một vài công dụng của sản phảm hiện tại.
Nắm bắt thông tin, kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới:việc phân tích xu
hướng phát triển sản phẩm dịch vụ thay thế giúp nhà quản trị định đưa ra các

bước đi chiến lược trước sản phẩm thay thế.

Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng:

Đe dọa từ 2 nhóm lực lượng này xuất phát từ việc ảnh hưởng của chúng đến việc
tăng (giảm) giá thành và do đó làm giảm (tăng) khối lượng hàng hóa dịch vụ được
cung ứng.
Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng luôn tỷ nghịch với quyền lực thương
lượng của khách hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền lực thương lượng của:


Nhà cung ứng:

+Mức độ tập trung :Biểu hiện bằng sự phân bố thị phần trên số lượng ít hoặc nhiều
số công ty trong ngành.Mức độ tập trung càng lớn thì quyền lực thương lượng của
nhà cung ứng càng mạnh ,khả năng tạo áp lực lên các công ty khác càng lớn.


+Đặc điểm hàng hóa dịch vụ: giá trị của hàng hóa/ dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào
chất lượng từ các nguyên liệu đầu vào mua từ các nhà cung cấp, do đó các nhà
cung ứng sẽ có quyền lực thương lượng đáng kể.
+Chuyên biệt hóa sản phẩm dịch vụ:nhấn mạnh đến khả năng thay thế của 1 sản
phẩm bằng một sản phẩm khác càng khó thì quyền lực của các nhà cung ứng càng
lớn.
+Khả năng tích hợp về phía sau (phía trước):với chi phí phù hợp sẽ cho phép các
nhà cung ứng tăng cường quyền lực thương lượng của mình đối với khách hàng và
ngược lại. Cũng như vậy đối với các khách hàng muốn tích hợp hàng hóa về phía
trước.










Khách hàng:
Vị thế mặc cả.
Số lượng người mua.
Thông tin mà người mua có được
Tính nhạy cảm đối với giá.
Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành.
Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế.
Động cơ của khách hàng.

– Khách hàng ít thì người bán phụ thuộc vào người mua. Khi người mua ít thì họ
rất dễ cấu kết với nhau để càng tạo áp lực lên người bán. Nếu thị trường có trăm
người bán mà chỉ có 1 người mua thì đương nhiên người mua có rất nhiều lựa
chọn.
– Khi số lượng người mua lớn thì họ có thể tập trung lại để tạo ra sức mạnh đàm
phán gây áp lực lên người bán. Thông thường những người mua nếu không mâu
thuẫn về mặt lợi ích họ sẽ tập hợp lại trong các hiệp hội để có thể có một đơn hàng
lớn đàm phán với nhà cung cấp. Siêu thị bản chất cũng là việc tập hợp nhiều người
mua lại với nhau để có số lượng lớn đàm phán với các nhà cung cấp cho siêu thị.
- Khách hàng luôn muốn tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất, họ luôn muốn sản
phẩm/ dịch vụ ngày càng chất lượng hơn nhưng giá lại càng phải giảm đi. KH luôn
ý thức được lợi thế đàm phán của mình.



4.

Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường mang đặc tính phụ thuộc lẫn nhau.
Ở hầu hết các ngành, những động thái của 1 công ty sẽ tạo ra tác động có thế quan
sát được của đối thủ cạnh tranh.
Các yếu tố tác động :
+Các rào cản rút lui khỏi ngành: những rào cản này buộc các công ty phải so sánh
chi phí của việc rút lui so với chi phí tiếp tục ở lại ngành và phản ứng lại sự cạnh
tranh trong ngành để từ đó đưa ra quyết định đi hay ở lại ngành. Rào cản rút lui
khỏi ngành cao thì áp lực cạnh tranh càng lớn.
+ Mức độ tập trung của ngành: số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh cho chúng
ta những thông tin đầu tiên về bản chất của cấu trúc cạnh tranh trong ngành.
+ Mức độ tăng trưởng của ngành: Tốc độ tăng trưởng của ngành cao thì áp lực
cạnh tranh thấp.Tốc độ tăng trưởng ngành cao có nghĩa là cái bánh to ra với tốc độ
cao. Lúc này DN chỉ cần chiếm lấy KH mới toanh đã đủ no rồi, họ không cần thiết
phải tranh giành KH của nhau nữa.
+Tình trạng dư thừa công suất: Ngành có năng lực sản xuất dư thừa thì áp lực cao.
Ví dụ nếu như DN đang sx 100% công suất thì áp lực phải tìm khách hàng mới của
họ sẽ không cao vì vậy lực cạnh tranh nên các DN khác sẽ không cao.
+Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm trong ngành không có khác biệt hóa
thì áp lực cạnh tranh cao,và ngược lại nếu sản phẩm có đặc điểm hàng hóa khác
biệt nhau rõ rệt sẽ làm giảm cạnh tranh
+Các chi phí chuyển đổi: Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp thì
áp lực cạnh tranh cao vì cạnh tranh bằng giá, do các nhà sản xuất phải cố gằng để
giữu chân khách hàng. Ví dụ nếu khách hàng của ta chẳng mất mát gì khi mua sản
phẩm của công ty khác thay vì của ta thì áp lực cạnh tranh tất nhiên là cao. Nhưng
nếu như việc chuyển đổi kèm theo nhiều chi phí rủi ro thì KH sẽ phải rất cân nhắc.

+ Khối lượng chi phí cố định và lưu kho: Chi phí cố định và chi phí lưu kho trong
ngành cao sẽ tạo áp lực cạnh tranh cao. Khi chi phí cố định cao DN sẽ phải sử
dụng tối đa công suất của máy móc -> tạo ra nhiều sản phẩm trong khi chi phí lưu
kho lại cao nên họ sẵn sàng giảm giá để bán được sản phẩm.


+Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Khi tính đa dạng chiến lược kinh doanh
trong ngành không cao thì áp lực cao. Nếu như một ngành chỉ có thể cạnh tranh
bằng giá thì đương nhiên là tất cả các DN muốn tồn tại phải theo hướng chiến lược
này.
+Tính sàng lọc trong ngành: Khi số lượng đông và quy mô tương đương nhau thì
áp lực cạnh tranh cao.Nếu như trong một ngành mà quy mô chênh lệch nhau nhiều
thì thường có sự ổn định hơn. Doanh nghiệp nhỏ biết không thể cạnh tranh với DN
lớn vì vậy họ chịu “an phận” ở một góc thị trường nơi mà khách hàng có những
đặc điểm riêng, nơi DN lớn không thèm dòm ngó tới.
Nếu thị trường bao gồm toàn các DN có quy mô tương đồng thì khách hàng là
đồng nhất vì vậy KH có thể chạy từ DN này tới DN khác dẫn tới sự dành giật KH
giữa các DN. Vì miếng bánh thì hữu hạn, khách hàng đã mua hàng từ đối thủ của
bạn thì sẽ không mua hàng của ta.
5.

Quyền lực tương ứng của các bên liên quan.

Ngoài 5 lực lượng chính nêu trên chúng ta còn có thể nghiên cứu thêm một số các
bên liên quan khác nằm trong môi trường ngành của các công ty:
+ Chính phủ:hỗ trợ các chương trình của chính phủ, củng cố các quy định và luật.
+ Cộng đồng,dân chúng: tạo việc làm cho dân địa phương, đóng góp vào sự phát
triển của xã hội, tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiền bạc.
+ Cổ đông:giá cổ phiếu, lợi tức cộng đồng.
+ Công đoàn: tiền lương thực tế, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc.

+ Các tổ chức tín dụng: độ tin cậy, trung thành với các điều khoản giao ước.
+ Các hiệp hội thương mại: tham gia vào các chương trình của hội
B, Ứng dụng phân tích tình huống
1, Giới thiệu về ngành mía đường Việt Nam
Ngành mía đường được xem là bước khởi đầu của tiến trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Sau 22 năm phát triển và trưởng thành ngành


mía đường Việt Nam đã tạo duengj chỗ đứng vững chắc , đóng góp 0,53% GDP
của cả nước, với giá trị 975 triệu USD.
Từ thời Pháp thuộc Việt Nam đã có những nhà máy đường đầu tiên với công nghệ
thủ công năng suất thấp. Chỉ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, ngành mía
đường được thống nhất quản lý cả nước, Việt Nam phát triển thêm các nhà máy
mía đường với công suất hàng ngàn tấn mía môi ngày. Trước năm 1994, hàng năm
nước ta phải nhập khẩu từ 300 nghìn - 500 nghìn tấn đường, đến 1995 nghị quyết
Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh:” Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy
đường hiện có, xây đựng các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nhiên
liệu nhỏ. Ở những vùng nhiên liệu tập trung lớn xây dựng các nhà máy có thiết bị
tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng năm 2000 đạt khoản
một triệu tấn”. Đảng ta cũng khẳng định ngành mía đừng nước ta phát triển với
mục tiêu không phải ngành kinh tế với mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh
tế xã hội.
Các cột mốc quan trọng tạo tiền dề cho sự phát triển của ngành mía đường :
+1995, chính phủ chiển khai trương trình 1 triệu tấn đường đã thúc đẩy nâng cao
năng lực sản xuất đường của nhà nước
+ Sau 5 năm thực hiện từ 1994- 1999 ngành mía đường đã có các bước tiến ngoại
mục: điện tích trồng mía trên cả nước đã được mở rộng từ 150.000 ha lên 305.800
ha, số lượng nhà máy đường mía tăng từ 12 nhà máy lên 44 nhà máy, tổng công
suất chế biến mía theo thiết kế tăng từ 12.200 tấn mía/ngày lên 78.200 tấn
mía/ngày.

Sau 22 năm phát triển ngành mía đường từ 1995 tới này , chúng ta đã đạt được
những kết quả rất cơ bản:
+ Hình thành vùng nguyên liệu 284.000 ha
+Từ chỗ hệ tổng công suất đường công nghiệp 110 tấn tăng gấp hơn 10 lần lên
1.237.300triệu tấn, với giá đường bán lẻ bình quân cả nước khoảng 20.000 đồng/kg
thì doanh thu toàn ngành đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53%GDP cả nước.
+ Từ chỗ 60, 70 nhà máy hiện nay chúng ta đã cơ cấu lại còn 41 nhà máy


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành mía đường còn bộc lộ không
ít những tồn tại, bấp cập trong quá trình phát triển như năng suất chất lượng thấp,
giá thành cao, áp dụng công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất manh mún ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người trồng
mía. Những yếu tố này đã và đang gây những bất lợi không nhỏ khi ngành mía
đường thực hiện các cam kết tự do thương mại trong khu vực và thế giới. Để nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đảm bảo thu nhập của nông dân
trồng mía, ngành mía đường cần chân chỉnh lại. Những yếu kém về các khâu trồng
mía, chế biến đường cần phải được chân chỉnh.
Ngành mía đường Việt Nam còn đang non trẻ và đang ở giai đoạn đầu của quá
trình phát triển. Ngành mang tính cung cấp, sản lượng sản xuất trong nước xấp xỉ
nhu cầu tiêu dùng, có năm phải nhập thêm vì thiếu hụt sản lượng cho nhu cầu tiêu
thụ. Năng lực cạnh tranh của ngành còn kém hơn so với các nước trong khu vực và
trên thế giới nên xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính giá thành mía
còn cao.
2, Phân tích
2.1, Đe dọa gia nhập mới:
+ Nhu cầu đầu tư vốn ban đầu:Một nhà máy phải có công suất thiết kế 600 tấn
mía/ngày trở lên,và diện tích vùng nguyên liệu tương ứng thì mới có thể đạt được
hiệu quả kinh tế theo quy mô. Để có được 1 nhà máy công suất ép 6000 tấn mái/
ngày sẽ phải đầu tư khoảng 60 triệu USD. Điều này làm hạn chế các doanh nghiệp

trong nước gia nhập mới vào ngành.
+Gia nhập vào các hệ thống phân phối: Ngoại trừ số ít nhà máy phát triển được
kênh bán lẻ tiêu dùng và bán sỉ trực tiếp đến khách hàng công nghiệp, 90% lượng
đường sản xuất đều qua hệ thống thương lái trung gian như các nhà bán buôn, nhà
bán lẻ, các siêu thị, cửa hàng,.. mới đến được nơi tiêu thụ.Nếu các doanh nghiệp
mới muốn xâm nhập ngành thì phải thuyết phục các nhà phân phối có sẵn bằng
các chính sách phá giá, khuyến mãi, trích hoa hồng lớn,... điều này thì rất bất cập,
sẽ làm các doanh nghiệp mới không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp đã
ổn định trong ngành.


+ Chính sách của chính phủ:Theo quyết định 26/ 2017/QD-TTg và quy hoạch của
bộ giai đoạn 2020-2030, định hướng ngành mía đường đến năm 2020, không lập
thêm các nhà máy mới mà đầu tư chiều sâu cho các nhà máy hiện tại. Không tăng
nhiều diện tích mía mà tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch thành
các cánh đồng mẫu lớn. Nếu một nhà đầu tư mới gia nhập chỉ muốn tham gia vào
khâu tinh luyện trở đi thì có thể không cần phát triển vùng nguyên liệu mà chỉ cần
thu mua đương thô từ trong nước hoặc thị trường nước ngoài.Những điều này góp
phần làm hạn chế các doanh nghiệp gia nhập mới vào ngành mía đường.
⇒ Do đó có thể kết luận rằng áp lực từ các các đối thủ gia nhập mới là không đáng
kể mà là cạnh tranh diễn ra chủ yếu trong nội bộ ngành hiện tại.
2.2, Đe dọa sản phẩm dịch vụ thay thế
Đường và các sản phẩm tạo ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra
nhiều vấn đề sức khỏe, từ béo phì đến cao huyết áp.Do vậy, người tiêu dùng có xu
hướng muốn tìm kếm những sản phẩm thay thế các loại đường tinh luyện truyền
thống. Một số loại có thể thay thế như mật mía, mật ong, đường thốt nốt, Sirô chiết
xuất từ cây thích, đường dừa, cỏ ngọt, đường chà là…


Cỏ ngọt


Hiện nay, đường chiết xuất từ cỏ siêu ngọt (Stevia) không năng lượng, chứa ít calo
và lành tính với những người phải kiêng dùng đường Saccarozo đang thu hút được
sự quan tâm của nhiều người dân, nhà khoa học và các công ty trong lĩnh vực liên
quan . Đường stevia là một trong những chất làm ngọt tự nhiên phổ biến nhất.
Stevia được làm từ một loại thảo dược và ngọt hơn đường khoảng 200 đến 300 lần,
vì vậy nó là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường cũng như những
người không bị tiểu đường. Sản phẩm được thu hoạch, chủ yếu xuất đi nước ngoài.
Loại cây này cho năng suất bình quân từ 6 - 9 tấn lá khô/ha. Chính vì vậy, Cây cỏ
ngọt đang là xu thế được phát triển trên thế giới, đe dọa lớn đến ngành mía đường.


Mật ong

Mật ong bao hàm các chất dinh dưỡng , bao gồm vitamin B và C, magiê, kali,
canxi, natri, clo, lưu huỳnh, sắt, phốt pho, đồng, iốt, kẽm. Mật ong có nhiều calo
hơn so với đường và cũng khá ngọt ngào.




Chà là

Chà là rất giàu canxi, kali và vitamin B6. Một số người đã dùng chà là thay vì dùng
đường, cũng gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ miá đường.


Mật mía

Mật mía là các sản phẩm phụ còn lại sau khi tinh chế mía thành đường trắng. Nó là

một chất làm ngọt phổ biến từ thời xa xưa, khi đường còn khá đắt đỏ. Giàu chất
dinh dưỡng, mật mía có chứa một lượng đáng kể canxi, sắt, magiê, kali và vitamin
B6.


Sirô chiết xuất từ cây thích

Sirô chiết xuất từ cây thích được làm bằng cách đun sôi nhựa của cây thích thành
một chất cô đặc và có vị ngọt. Nó chứa nhiều riboflavin, có thuộc tính chống oxy
hóa và cũng giúp cho cơ thể hấp thụ năng lượng từ thức ăn. Nó cũng chứa một
lượng nhỏ các khoáng chất như canxi và kẽm.
⇒ Có thế nhận thấy sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế mía đường bên trên là đáng
kể. Tuy nhiên, các chất tạo ngọt này có lợi cho sức khỏe hay không vẫn còn nhiều
tranh cãi và giá cả của các sản phẩm trên thường cao hơn nhiều lần so với giá của
đường tinh luyện nên áp lực từ các sản phẩm thay thế là không cao, do đó ngành
mía đường vẫn có khả năng cạnh tranh rất lớn so với các sản phẩm thay thế trên.
2.3, Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng.
2.3.1, Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng
Đối với ngành chế biến mía đường có thể thấy quyền lực thương lượng giữa các
nhà cung ứng là không lớn bởi các lý do sau:


Mức độ tập trung ngành

Tính đến năm 2017, cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ từ Bắc đến Nam. Hiện
tại sản xuất đường chưa đáp ứng đủ nhu cầu , hơn nữa các nhà máy lại được phân
bổ theo vùng miền, nên sản xuất và tiêu thụ tại chỗ.
Mặc dù Việt Nam có diện tích trồng mía lớn nhưng số lượng người trong mía nhiều
nên mức độ tập trung không cao, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp của vùng



nguyên liệu. Về vụ 2015/2016, cả nước có 62 tỉnh trồng mía với tổng diện tích
284.367 ha trải dài khắp vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung
Bộ là 3 vùng có diện tích mía lớn nhất cả nước lần lượt là 58,8 ngàn ha, 56,3 ngàn
ha, 54,8 ngàn ha, tương ứng với 21%,21% và 20% tổng diện tích mía cả nước.
Trong đó Gia Lại và Thanh Hóa là 2 tỉnh có tổng diện tích mía lớn nhất cả nước .
Quy mô sản xuất mía còn manh mún, nhỏ lẻ, dễ thay đổi diện tích và khó áp dụng
cơ giới hóa, vùng nguyên liệu cả nước còn nhiều bất cập, chưa phân bố hợp lý.
⇒Như vậy ta thấy mức ddoj tập trung của các nhà cung ứng là không cao,do đó
quyền lực thương lượng của các nhà cung ứng là không lớn đồng nghĩa với quyền
lực thương lượng của khách hàng là lớn, điều này sẽ làm giảm cường độ cạnh tranh
trong ngành.


Đặc điểm hàng hóa dịch vụ:

Giá trị của ngành mía đường phụ thuộc rất lớn từ nguyên liệu đầu vào là cây mía
tuy nhiên năng suất mía của Việt Nam lại liên tục bị sụt giảm trong 3 niên vụ gần
đây. Cụ thể , theo báo cáo Hiệp hội mía đường Việt Nam, kết thúc niên vụ 20162017, sản lượng đường trong nước đạt 1,227 triệu tấn , thấp hơn niên vụ 20142015 là 190 triệu tấn; thêm nữa, diện tích mía cả nước gần 300.000 ha với năng
suất 64,5 tấn/ha thì so với bình quân năng suất bình quân của thế giới thì năng suất
mía Việt Nam thấp hơn 9,2%. Nguyên nhân là do tình hình xâm nhập mặn kết hợp
với sự không ổn định trong giá thu mua nguyên liệu mía đã kiến nhiều hộ nông
dân trồng mía không yên tâm sản xuất, dẫn đến sản lượng, năng suất mía bình
quân thấp.Bên cạnh đó còn có một số khó khăn nội tại của ngành: quy mô sản xuất
còn manh mún nhỏ lẻ, dễ thay đổi diện tích , khó áp dụng cơ giới hóa; vùng
nguyên liệu chưa phân bổ hợp lý; công tác nghiên cứu và ứng dụng giống mía phù
hợp với từng địa phương còn hạn chế; trình độ kỹ thuật của người dan trồng mía
còn thấp; đầu tư phân bón còn ít, bón còn lãng phí và chưa đúng thời điểm; tổ chức
sau thu hoạch còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu suất thu hồi đường trong mía.
Ngoài những khó khăn nội tại thì ngành đường Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi

các yếu tố khách quan bởi các yếu tố thời tiết và sự cạnh tranh diện tích các cây
trồng khác ảnh hưởng tới diện tích và năng suất mía.
⇒ Những điều trên là nguyên nhân làm giảm quyền lực thương lượng của nhà cung
cấp ( những người trồng mía) do đó làm tăng quyền lực thương lượng của khách


hàng (doanh nghiệp chế biến mía đường), dẫn đến làm giảm cường độ cạnh tranh
trong ngành.


Chuyên biệt hóa sản phẩm:

Sự khác biệt giữa các sản phẩm của các nhà máy đường là rất thấp do các nhà máy
có quy trình sản xuất tương đối giống nhau.Sự chuyên biệt hóa sản phẩm đường
như không có do đó khả năng thay thế sản phẩm của các doanh nghiệp đường là rất
dễ khiến quyền lực thương lượng của khách hàng sẽ tăng lên (do khách hàng có thể
sử dụng sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp mía nào cũng được) làm cho các nhà
cung ứng giảm sẽ dẫn đến làm giảm cường độ cạnh tranh trong ngành.


Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng:

Đa phần các nhà máy đường được quy hoạch một vùng nguyên liệu riêng và có kí
kết hợp đồng với nông dân trồng mía. Việc thấy đổi nhà cung cấp là rất khó, trừ khi
các nhà máy này được chấp nhận quy hoạch vùng nguyên liệu khác. Ngoài ra vùng
nguyên liệu bắt buộc phải ở gần nhà máy để tiết giảm chi phí vận chuyển và quan
trọng hơn là tránh thất thoát trữ lượng đường trong mía.Điều này khiến cho quyền
lực thương lượng của nhà cung ứng (nông dân trồng mía) tăng lên khiến quyền lực
thương lượng của khách hàng (doanh nghiệp chế biến mía) giảm đi, làm tăng
cường độ cạnh tranh trong ngành.

2.3.2, Quyền lực thương lượng của khách hàng


Áp lực từ phía người tiêu dùng

Nhu cầu trong nước còn nhiều địa dư tăng trưởng nhờ vào sự gia tăng của dân
số và mức tiêu thụ bình quân đường/người. Theo IMF, dự kiến tốc độ Việt Nam
sẽ có sự tăng trưởng là 1,12 %/ năm trong giai đoạn 2016-2020. Về mức tiêu
thụ đường/ người, theo OEC, hiện nay tiêu thụ đường của Việt Nam là 20,1
kg/người, thấp hơn so với mức bình quân thế giới 21,5 kg/người và thấp hơn so
với các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia 21,6 kg/người, Campuchia
31 kg/người, Thái Lan 37kg/người, Ấn Độ 22,4 kg/người. Còn hoạt động xuất
khẩu đường của Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế vì chưa cạnh tranh được về
giá.


Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nhất là từ cuối tháng 12/2016 đến nay, tình
hình tiêu thụ đường của các doanh nghiệp Việt Nam khá chậm. Lượng đường
tồn kho cả nước đã ở mức trên 717.000 tấn.
⇒ Nhu cầu của người dân trong nước thì thấp hơn so với bình quân các nước
trong khu vực và trên thế giới, xong giá cao, các doanh nghiệp chế biến mía
không thể xuất khẩu ra nước ngoài thì chỉ còn cách tập trung vào thị trường nội
địa. Tuy nhiên lượng đường tiêu thụ trong nước càng thụt giảm, khiến lượng
đường tồn kho lớn. Khi đó quyền lực thương lượng của khách hàng sẽ tăng lên,
còn quyền lực thương lượng của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, dẫn đến làm tăng
cường độ cạnh tranh trong ngành, vì các doanh nghiệp muôn tồn tại và phát
triển thì cần phải có doanh thu, dẫn đến việc cạnh tranh để giành giật khách
hàng .



Áp lực từ phía nhà phân phối

Khách hàng chính của các doanh nghiệp sản xuất đường là hệ thống thương lái
trung gian và các khách hàng công nghiệp. Đường là sản phẩm thiết yếu trong
tiêu dùng hằng ngày và là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm nên ít
nhậy cảm với giá.
⇒Áp lực từ phía nhà phân phối là không lớn, không làm ảnh lớn tới cường độ
cạnh tranh trong ngành.
2.4, Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh


Mức độ tập trung của ngành:

Tính đến năm 2017, Việt Nam có 41 nhà máy đường phân bổ từ Bắc vào Nam.
Hiện tại sản xuất đường trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hơn nữa các nhà
máy lại được phân bố theo vùng miền, nên chủ yêu là sản xuất và tiêu thụ tại
chỗ; do đó mỗi doanh nghiệp đều có một số lượng nhất định các khách hàng
trung thành , luôn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, đầu năm 2018, Việt Nam sẽ chính thức thực hiện lộ trình cam kết
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), tức là các nước trong khối
sẽ không còn bị hạn chế nhập khẩu đường vào Việt Nam, trong khi thuế suất


nhập khẩu chỉ là 5%. Đường nhập khẩu vào nhiều sẽ là thách thức lớn đối với
ngành, công nghiệp mía đường còn yếu kém của Việt Nam.


Mức độ tăng trưởng của ngành:

Ngành sản xuất được 1.237.300 tấn đường, với giá đường bán lẻ bình quân cả

nước khoảng 20.000đ/kg thì doanh thu toàn ngành đạt 24,8 ngàn tỷ đồng,chiếm
0,53%GDP cả nước.
Trong ngành mía đường, công ty CP đường Quảng Ngãi, công ty đương Biên
Hòa, công ty CP Thành Thành Công và công ty CP mía đường Lam Sơn có quy
mô sản xuất lớn nhất, đều đạt trên 100 nghìn tấn đường mỗi năm.Công ty CP
đường Quảng Ngãi sản xuất được 11% tổng sản lượng đường cả nước, hiện
đang sở hữu nhà máy đường An Khê và nhà máy điện sinh khối An Khê có
công suất thiết kế lớn nhất cả nước, là 12.000 tấn /năm (tiếp tục điều chỉnh lên
18.000 tấn/năm vào 2017), công ty CP Thành Thành Công và công ty đường
Biên Hòa là 2 doanh nghiệp sản xuất đường lớn nhất khu vực kinh tế trọng
điểm Đông Nam Bộ, có vùng trồng mía lớn nhất so với các công ty cùng niên
yết. Đường Biên Hòa dự kiến sẽ tăng công suất nhà máy luyện đường chính ở
Biên Hòa từ 320 tấn/năm lên 1000 tấn/năm vào năm 2018, giúp gia tăng thêm
sản lượng đường tinh luyện. Các công ty còn lại có quy mô khá nhỏ , công suất
thiết kế đều từ 3.500 tấn /năm trở xuống.
⇒Mức độ tăng trưởng ngành là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của
ngành, do đó cường độ cạnh tranh trong ngành còn cao vì doanh nghiệp vẫn phải đi
dành giật khách hàng của nhau.


Tình trạng dư thừa công suất:

Ghi nhận mới nhất của hiệp hội mía đường Việt Nam, ngày 17/11/2017, gia bán
buôn đừng kính trắng ở Hà Nội là 13.200 -14.000 đồng/kg, thế nhưng giá
đường Thái Lan nhập lậu ở cửa khẩu Lao Bảo và biên giới Tây Nam chỉ là
12.000 đồng/kg.
Sự chênh lệch về giá đường trong nước và giá đường nhập lậu đã khiến các
doanh nghiệp và thương nhân thu mua đường không mua đường trong nước,
làm trữ lượng đường tồn kho cao, khó khăn cho cả nông dân và nhà máy sản
xuất mía đường.Chí phí cao khiến cho giá thành mía nguyên liệu của nước ta



cao,điều nãy khiến các doanh nghiệp trong nước khó có thể cạnh tranh được với
các doanh nghiệp nước ngoài năng .
Trong vài năm gần đây, nhất là từ cuối tháng 12/2016 đến nay, tình hình tiêu
thụ đường của các doanh nghiệp Việt Nam khá chậm. Lượng đường tồn kho cả
nước đã ở mức trên 717.000 tấn.
⇒Tình trạng dư thừa công suất đường này khiến cường độ cạnh tranh trong ngành
tăng lên vì các doanh nghiệp phải tìm cách bao tiêu sản phẩm đầu ra , do đó các
doanh nghiệp phải giành giật khách hàng của nhau để đem lại doanh thu giúp
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài được.


Đặc điểm sản phẩm dịch vụ:

Sự khác biệt giữa các sản phẩm của các nhà máy mía đường là rất thấp do các
nhà máy có quy trình sản xuất tương đối giống nhau chính vì thế sẽ khiến các
doanh nghiệp trong ngành phải tập trung kiểm soát chặt chẽ cấu trúc chi phí và
áp lực cạnh tranh căng thẳng về giá để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển
trong ngành.


Tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh

Bước sang năm 2018, ngành đường nói chung ở Việt Nam sẽ phải cạnh tranh
trực tiếp với đường Thái Lan. Trong khi quy mô ngành mía đường của nước ta
còn rất khiêm tốn thì quy mô của các doanh nghiệp Thái thì ngược lại. Như tập
đoàn MitrPhol của Thái Lan, có 5 nhà máy với tổng công suất ép 130.500 tấn
mía/ngày; kế đó là tập đoàn Thai Roong Ruang có 7 nhà máy với tổng coongb
suất ép 121.800 tấn mía/ngày. So với công suất thiết kế của 4 doanh nghiệp

đứng đầu là công ty CP đường Quảng Ngãi, công ty đường Biên Hòa, Công ty
CP Thành Thành Công và Công ty CP mía đường Lam Sơn thì chỉ bằng 1/8 quy
mô của các tập đoàn lớn ở Thái.
⇒Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, nhất là từ
các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, đặt ra nhiều thách
thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
2.5, Quyền lực các bên liên quan
-Ngân hàng và các tổ chức tín dụng:


Vốn đầu tư các nhà máy đường là khá lớn bằng các nguồn vốn như: vay nước
ngoài nhập thiết bị trả chậm, vay tín dụng nước ngoài từ nguồn của Ngân hàng
phát triển Châu Á (ADB), Qũy hỗ trợ ODA, tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà
nước, một số nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động, đã đến kì trả nợ. Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh phải chịu trách nhiệm chỉ đạo các nhà máy
thuộc phạm vi quản lí của mình đề ra các biện pháp trả nợ , ưu tiên trước hết trả nợ
vốn vay nước ngoài nhập thiết bị trả chậm. Trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu
để phát huy tối đa công suất thiết kế, giữ giá mua nguyên liệu hợp lí, kinh doanh
tổng hợp, hạ nhanh giá thành sản phẩm, kinh doanh có lãi, để tự tạo ra nguồn thu
trả nợ
- Chính phủ:
Theo quyết định 26/2007/QĐ-TTg và quy hoạch của bộ NN&PTTNT giai đoạn
2020-2030, định hướng ngành mía đường đến năm 2020, không lập thêm nhà máy
mới mà đầu tư chiều sâu cho các nhà máy hiện tại . Không tăng nhiều diện tích mía
mà tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu , quy hoạch thành các cánh đồng lớn
⇒Chính sách này của chính phủ sẽ làm hạn chế việc gia nhập mới của các doanh
nghiệp nếu muốn xâm nhập vào ngành mía đường, làm giảm cường độ cạnh tranh
trong ngành.
- Các tổ chức thương mại :
Đầu năm 2018, Việt Nam sẽ chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định

thương mại hàng hóa ASEAN ( ATIGA), tức là các nước trong khối sẽ không còn
bị hạn chế nhập khẩu đường vào Việt Nam, trong khi thuế suất, nhập khẩu chỉ là
5%. Đường nhập khẩu vào nhiều sẽ là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp
mía đường còn yếu kém của Việt Nam.
⇒ Việc gia nhập này sẽ tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp chế biến đường
trong nước bởi sự thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài mà dặc
biệt là Thái Lan, điều này sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh trong ngành.
- Dân chúng:
Tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân trồng mía : 35.000 công nhân, hơn 33
vạn hộ nông dân, và hơn 1,5 triệu lao động nông nghiệp, đặc biệt là đồng bào dân


tộc thiểu số góp phần thúc đẩy nông thôn mới. Lợi ích doanh nghiệp luôn gắn liền
với cộng đồng, chuỗi liên kết từ công nhân , nông nhân cho đến nhà mấy luôn
được củng cố và phát huy.
Điển hình như xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lạc ,tỉnh Thanh Hóa, từ 1997, mỗi năm
vùng mía cho sản lượng 51 ngàn tấn mía, mang lại doanh thu 40,8 tỷ cho toàn địa
bàn, mang lại thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 25 triệu đồng/1
người/1 năm. Cây mía không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là biện pháp
làm giàu hiệu quả, thúc đẩy phát triển nông thôn mới.
Bên cạnh đó, ngành mía đường không chỉ tạo ra đương thành phẩm mà còn sản
xuất các sản phẩm sau đường từ cây mía như điện, cồn, mật dỉ và phân bón hữu cơ
vừa bảo vệ môi trường sinh thái vừa phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

KẾT LUẬN
Năm 2017 là năm khó khăn và thử thách đối với ngành mía đường khi mà nỗi lo về
đường nhập lậu vẫn còn đó.Về tất yếu là ngành mía đường cần sự tái cơ cấu toàn
diện. Tuy nhiên, nỗ lực đổi mới và cải tiến của doanh nghiệp cũng rất cần sự trợ
lực mạnh mẽ từ các cơ chế, chính sách của nhà nước và các cơ quan chuyên ngành.

Xét về dài hạn, điều này cũng sẽ góp phần gia tăng “sức đề kháng” cho ngành mía
đường trong nước khi tiếp tục hội nhập sâu rộng. Xét trực diện, ngành công nghiệp
mía đường vững mạnh, các doanh nghiệp sản xuất ổn định sẽ tạo sự cộng hưởng
cho cả triệu lao động và hàng vạn hộ nông dân đang đồng hành cùng ngành mía
đường hiện nay
Ngành mía đường Việt Nam những năm qua vẫn liên tục đối diện với những bài
toán nan giải như được giá mất mùa, trồng rồi lại chặt, cạnh tranh thu mua nguyên
liệu… Mặt khác, với đặc thù nguyên liệu chiếm đến 70 - 80% giá thành sản phẩm
ngành mía đường, chính sách sử dụng đất nông nghiệp của nước ta hiện nay với
các hạn mức nhất định về đất đai cho từng hộ nông dân cũng là vấn đề đang được
đề xuất xem xét. Vì đặc thù vùng nguyên liệu mía chủ yếu thuộc các hộ nông dân
và với hạn điền như vậy rất khó khăn cho việc doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng
nguyên liệu tập trung, mà đây vốn được xem là điều kiện tiên quyết để cơ giới hóa,


giảm gia thành sản xuất. Những tồn tại đó cho thấy, nếu không được hỗ trợ kịp thời
và quản lý bài bản thì việc người dân gắn bó với cây mía khó bền vững, vùng
nguyên liệu mía vốn đã hạn hẹp sẽ lại càng manh mún dẫn đến thiếu nguyên liệu
sản xuất, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu đường thô để sản xuất, chi phí
tăng cao đồng nghĩa với việc ngành mía đường Việt Nam ngày càng tụt hậu trong
cuộc cạnh tranh hội nhập.
Hiểu được vị thế ngành đường Việt Nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng,
nhiều doanh nghiệp trong nước đã nhìn rõ những điểm yếu, tạo dựng mối liên kết
gắn bó giữa doanh nghiệp với nông dân phát triển vùng nguyên liệu, ứng dụng cơ
giới hóa đồng bộ, đầu tư công nghệ cao, mở rộng thị trường…
Ngành mía đường, qua tổng kết 22 năm cần nhận rõ các hạn chế để từ đó tập trung
tái cơ cấu:
- Thứ nhất: Tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu: năng suất mía của việt nam hiện
nay đang thấp hơn khu vực và trên thế giới vì vậy cần phải đưa các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào từ công tác giống, công tác quản trị, công tác quy trình chăm sóc

để đẩy nhanh năng suất chính tại vùng nguyên liệu lên.
-Thứ hai :phải tổ chức lại khâu chế biến tăng cương đổi mới quản trị, tăng cường
các liên kết để đảm bảo giá mía đường của ta phải bằng với giá của thị trường nước
ngoài.
-Thứ ba:Tiếp tục nghiên cứu sâu để chuỗi giá trị của đường dài hơn.
Với những tiềm năng sẵn có ngành mía đường Việt Nam còn có thể phát triển với
tiềm năng cao gấp 3, 4 lần hiện nay bằng những giải pháp quy hoạch, tích tụ đất
đai tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa các khâu để phát triển các vùng
nguyên liệu chất lượng. Các đơn vị sản xuất đường cần tiếp tục đầu tư mạnh các
công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất ứng dụng kỹ thuật cao như
nuôi cấy mô, nhân rộng các giống tốt để phát triển nâng cao chuỗi giá trị nông
nghệp bền vững từ khâu nguyên liệu đến tổ chức sản xuất. Bên cạnh đường, các
đơn vị của ngành cần được phát huy ứng dụng công nghệ cao để đa dạng hóa sản
phẩm, nâng cao giá trị của cây mía, từ đó nâng cáo năng lực cạnh tranh trong
những năm tới.


Thiết nghĩ, hơn bao giờ hết, đây là lúc các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ bài
bản của các cơ quan quản lý nước trong việc xây dựng các cơ chế chính sách cụ
thể, đặc biệt là lộ trình bảo hộ phù hợp với thực tiễn ngành đường hiện nay nhằm
chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người nông dân, khuyến khích phát triển các
phụ phẩm ngành đường, tạo cơ chế phát triển vùng nguyên liệu, đẩy mạnh các hoạt
động ngăn chặn đường nhập lậu một cách hiệu quả….
Dựa vào mô hình năm lực lượng của Micheal Porter, ta đã có cái nhìn tổng quan về
áp lực cạnh tranh trong ngành mía đường Việt Nam. Có những cơ hội khổng lồ
chưa khai thác hết nhưng cũng có những thách thức không nhỏ khi các đối thủ
cạnh tranh hiện tại ngày càng nhiều với thế và lực rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thích ứng , cải tiến, đưa ra các chiến lược phù hợp để ngành mía đường Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp mía đương nói riêng nắm bắt được cơ hội và
phòng tránh được rủi ro do thách thức đem lại.




×