MỞ ĐẦU
Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có 857 cơ quan báo chí, trong đó có
199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí
(521 tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia.
Về báo chí điện tử: Cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử. Trong đó có 83
báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập.
Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp
phép là 248.
Về phát thanh, truyền hình: Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình
(02 đài quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài
Truyền hình kỹ thuật số VTC trước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông,
nay đã chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương).
Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh, với 106 kênh chương trình
truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh quảng bá (năm 2015
cấp mới kênh FM cảm xúc và kênh Tiếng Anh 24/7; cấp mới 01 kênh truyền
hình quảng bá, kênh Giáo dục - VTV7, cho Đài Truyền hình Việt Nam); 75
kênh chương trình truyền hình trả tiền.
Đến thời điểm cuối năm 2014, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được
cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng
chưa đủ điều kiện cấp thẻ.
Với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng như vậy, từng ngày, từng giờ,
báo chí đã mang đến cho công chúng “thực đơn” đa dạng các tin tức, sự kiện
thời sự đang diễn ra trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện
nay, công chúng không chỉ là người thụ động tiếp nhận thông tin từ phía báo
chí mà còn trở thành đối tác, người quyết định sự tồn tại và phát triển của một
cơ quan báo chí. Tiểu luận này sẽ làm rõ vấn đề “Công chúng và vai trò của
công chúng đối với báo chí” ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1
NỘI DUNG
Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Báo chí
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm
đối tượng phản ánh. Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. –
Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các
loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay.
Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của
các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Theo Luật báo chí năm
2016, chính thức có hiệu lực từ 1-1-2017: “Báo chí là sản phẩm thông tin về
các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm
thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo
công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.”
Vai trò của báo chí trong đời sống chính trị – xã hội thể hiện rõ trong hai
cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để
giải phóng đất nước. Báo chí thật sự đã trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận
tư tưởng – văn hóa. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với
nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo
chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp
với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định.
1.2. Công chúng báo chí
1.2.1. Khái niệm công chúng báo chí
- Theo cuốn Cơ sở Lý luận Báo chí của PGS.TS Nguyễn Văn Dững
(NXB Lao động, năm 2015): Công chúng là quần thể cư dân hay nhóm đối
tượng trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông tin hoặc chịu ảnh hưởng tác
động của thông tin báo chí.
- Công chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo
chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin,
2
thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
của họ theo mục đích thông tin nhất định . Về khía cạnh kinh tế, công chúng
báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng
quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí.
- Công chúng báo chí là đối tượng mà báo chí (bao gồm báo in, truyền
hình, phát thanh, báo mạng, báo chí trên thiết bị di động) hướng vào để tác
động, nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng
thời, công chúng còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác
phẩm – phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản
phẩm báo chí - truyền thông.
1.2.2. Phân loại công chúng báo chí
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, sẽ có thể phân chia công chúng
thành các nhóm khác nhau:
- Căn cứ vào độ tuổi: nhóm công chúng trẻ em, nhóm công chúng thanh
niên, nhóm công chúng cao tuổi...
- Căn cứ vào giới: nhóm công chúng nam, nhóm công chúng nữ...
- Căn cứ vào địa bàn sinh sống: nhóm công chúng thành thị, nhóm công
chúng nông thôn...
- Công chúng theo nghề nghèo, mức sống, địa bàn sống... đều có thể
phân chia thành các nhóm công chúng khác nhau
Trong công chúng truyền thông, cần đề cập đến công chúng đích và
công chúng liên quan; công chúng tiềm năng và công chúng thực tế; công
chúng trực tiếp và công chúng gián tiếp.
+ Công chúng đích là nhóm công chúng mà báo chí truyền thông
hướng tới để gây ảnh hưởng theo những mục đích nhất định, không chỉ trước
mắt mà cả trong kế hoạch cũng như chiến lược truyền thông dài hạn. Công
chúng liên quan là nhóm công chúng liên quan đến nhóm công chúng đích mà
nếu báo chí truyền thông gây được ảnh hưởng với nhóm công chúng này sẽ
góp phần nâng cao ảnh hưởng đối với công chúng đích.
3
+ Công chúng mà báo chí đã và đang tác động gây ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp gọi là công chúng thực tế. Công chúng thực tế là công chúng đã
và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của thông tin báo chí.
+ Công chúng trực tiếp là những người chịu tác động trực tiếp từ sản
phẩm báo chí. Công chúng gián tiếp là những người chịu ảnh hưởng gián tiếp
sản phẩm báo chí thông qua nhóm công chúng trực tiếp
1.3. Cơ chế tác động của báo chí vào công chúng
1.3.1 Khái niệm cơ chế tác động của báo chí:
Cơ chế có thể hiểu là một quá trình và cách thức diễn ra hay thực hiện
một hiện tượng, quá trình xã hội; quá trình và cách thức ấy bao gồm các công
đoạn và mối quan hệ giữa công chúng theo một trật tự logic nhằm hướng tới
đối tượng với một mục đích nào đó. Như vậy, tìm hiểu cơ chế tác động tức là
tìm hiểu các yếu tố, các công đoạn và trình tự diễn ra cũng như mối quan hệ
chặt chữ quy định lần nhau giữa các yếu tố và công đoạn ấy.
1.3.2 Cơ chế tác động của báo chí vào công chúng
Sơ đồ về cơ chế tác động của báo chí vào đời sống xã hội
4
-
Thực tiễn (các sự kiện và vấn đề thời sự)
-
Chủ thể (nhà báo)
-
Thông điệp (tác phẩm và sản phẩm BC)
-
Kênh TT (Báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…)
là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát
đến đối tượng tiếp nhận.
-
Ý thức quần chúng (hay công chúng): Ý thức (Chính trị) và Hiều
biết (Tri thức tổng hợp) => Thay đổi hành vi. Hiệu quả của truyền thông được
xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng
– đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông tạo ra.
-
Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra và thu hút sự chú ý của
công chúng – nhóm đối tượng truyền thông.
-
Hiệu quả tác động là những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ
và hành vi của công chúng - nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra phù hợp
với mong đợi của nhà truyền thông.
Trong điều kiện hội nhập toàn cầu ngày càng diễn ra sâu rộng, mỗi sự
kiện và vấn đề ở góc phố làng quê đều có thể trở thành sự kiện và vấn đề toàn
cầu, nếu có sự tác động của báo chí.
Một sản phẩm báo chí phải đáp ứng được các điều kiện, thứ nhất là tác
phẩm đề cập đến sự kiện, vấn đề bức xúc, nóng hổi trong dư luận xã hội đang
được công chúng đón đợi muốn được biết và giải thích, thứ hai là tác phẩm
được cấu thành, xây dựng từ những chi tiết sống động bằng mắt thấy tai nghe
và trực tiếp đối thoại, những số liệu xác thực tin cậy và được chọn lọc kĩ càng
trong sự so sánh phân tích, thứ ba là cách thức diễn đạt, trình bày ngắn gọn,
cuốn hút, giọng điều đầy thuyết phục. Sau khi sản phẩm báo chí được hoàn tất
sẽ được mã hoá và chuyển tải bằng các kênh truyền thông tác động đến công
chúng xác hội, tức là tác động vào ý thức quần chúng, tác động vào dư luận xã
hội. Những chuyển biến về nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng và đông
đảo nhân dân phù hợp với mục đích, yêu cầu tác động của báo chí là tập hợp
những kết quả và hiệu ứng xã hội cụ thể thể hiện hiệu quả tác động của báo chí.
Như vậy, muốn tạo được hiệu quả, trước hết phải gây ra được hiệu lực, và theo
5
chiều thuận, hiệu lực càng mạnh thì sẽ đạt được hiệu quả càng cao. Hiệu lực và
hiệu quả phát triển theo tỷ lệ thuận chỉ trong trường hợp hiệu lực tác động phù
hợp, cùng chiều với mục đích của chủ thể báo chí - truyền thông.
Về khía cạnh tác động của báo chí đối với công chúng trong đời sống
xã hội, Công chúng báo chí là quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà báo
chí hướng tác động của mình vào để cung cấp, trao đổi và chia sẻ thông tin,
thuyết phục gây ảnh hưởng để có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
của họ theo mục đích thông tin nhất định . Về khía cạnh kinh tế, công chúng
báo chí là khách hàng của cơ quan báo chí; trên khía cạnh xã hội, là lực lượng
quan trọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí. Các toà soạn
báo hàng ngày sẽ in ấn ra nhiều bản phát hành, người mua chính là công
chúng sẽ mua các sản phẩm báo chí này, và công chúng báo chí là khách hàng
của cơ quan báo chí. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương
tiện truyền thông hiện đại đang là công cụ tốt nhất để giúp cho báo chí truyền
tải một lượng thông tin khổng lồ đến với công chúng. Chính vì vậy, báo chí
cũng có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình các sự kiện.
Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là người đưa tin, phản ánh thụ
động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham gia trực tiếp
vào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy và quy
định chiều hướng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai trò đó chính là
áp lực của dư luận xã hội do báo chí tạo ra. Báo mạng điện tử đang làm rất tốt
vai trò này, vai trò trong việc truyền tải lượng tin khổng lồ, nhanh chóng nhất
đến với công chúng.
Chính vì cơ chế tác động và hiệu quả của báo chí đến đời sống xã hội là
rất lớn nên báo chí, luôn luôn phải bảo vệ được giá trị và liêm chính của nghề
báo. Có như vậy, nghề báo mới làm đúng được vai trò của nó.
- Theo sơ đồ cơ chế tác động thì là mục đầu tiên về thực tiễn (các sự
kiện, vấn đề thời sự). Sự kiện là minh chứng hùng hồn nhất, đanh thép nhất
thể hiện bản chất vấn đề. Sự kiện là khởi đầu và căn chứng nhưng nhà báo
phải có nhiệm vụ phản ánh thông tin bằng cách cắt nghĩa, phân tích và giải
quyết vấn đề.
6
Chương 2.
VAI TRÒ CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO CHÍ
2.1. Thực trạng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt
Nam hiện nay
2.1.1. Công chúng truyền hình lớn nhất, nhưng đang có xu hướng giảm dần.
Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người theo dõi truyền hình trên
phạm vi cả nước đã có sự sụt giảm khá rõ rệt qua khảo sát của các công ty
truyền thông. Có thể thấy rằng sự suy giảm này là một xu thế chuyển dịch khá
thú vị: công chúng suy giảm về số lượng tổng cũng như mức độ xem hàng
ngày, tuy nhiên công chúng của các kênh, các chương trình, đặc biệt các
chương trình hấp dẫn sẽ gia tăng do sự bùng nổ, cạnh tranh mạnh mẽ của các
kênh, các Đài trung ương cũng như địa phương.
Truyền hình từng soán ngôi kênh thông tin hiệu quả nhất trong thị
trường quảng cáo truyền thông nhưng sau sự biến đổi của thời đại công nghệ
điện tử lên ngôi, độc giả đã chuyển hướng quan tâm sang các thiết bị cầm tay
tiện lợi hơn và chiếm phần lớn thời gian của họ trong các nội dung mà họ
quan tâm. Ở Việt Nam hiện nay, truyền hình tuy mất vị thế cao nhất chiếm vị
trí thông tin trong lòng thính giả nhưng vẫn có lượng thính giả trung thành ổn
định với truyền hình. Một số chương trình truyền hình cố định như: Bản tin
thời sự 19 giờ (của Đài Truyền hình Việt Nam), chương trình Điều ước thứ 7
(Đài Truyền hình Việt Nam), Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Đài Truyền
hình kỹ thuật số VTC)... vẫn luôn thu hút được lượng độc giả trung thành, ổn
định từ nhiều năm nay.
2.1.2. Công chúng báo mạng tăng lên mạnh mẽ
Sự phát triển vượt trội của công nghệ đã biến chuyển mối quan tâm
thông tin độc giả dán mắt vào các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại di
động, Ipad... Theo comScore, thời lượng trực tuyến của người dùng tại Việt
7
Nam và Thái Lan nhiều nhất khu vực. Trung bình mỗi người dùng Internet tại
Việt Nam trực tuyến 26,2 giờ mỗi tháng, trong khi đó con số ở Thái Lan là
27,2 giờ. Các chuyên gia nhận định thời gian trực tuyến của người dùng càng
lâu càng chứng tỏ nhu cầu tiếp nhận và trao đổi thông tin càng lớn.
Trong một nghiên cứu về công chúng của báo điện tử, Đại học
Standford và Viện Poynter khám phá ra là mỗi lần đọc bình quân của một
độc giả ghé vào sáu nguồn cung cấp thông tin - tương đương với xem lướt
qua sáu nhật báo và đại truyền hình khác nhau. Mỗi lần đọc trung bình kéo
dài 34 phút.
Còn các thống kê gần đây cho thấy: 76% người dùng Internet của thế
giới thường xuyên sử dụng mạng để đọc tin tức của báo chí. Mỗi ngày, họ sử
dụng 10-20% thời gian của mình để truy cập các trang đa phương tiện và đọc
thông tin. Điều đó càng đòi hỏi người làm báo nói chung, báo điện tử nói
riêng phải làm việc hiệu quả và năng suất để đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi
về thông tin từ công chúng của mình.
Đây là sự thay đổi “đương nhiên” đã được dự báo trước cách đây vài
năm. Xu hướng này là một bước tiến quan trọng cho hoạt động truyền thông
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng online mang tính lan
tỏa thông tin cực nhanh tính bằng giây trên toàn cầu.
2.1.3. Công chúng báo in giảm dần và chững lại với lượng độc giả
thấp
Theo nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ :"Xu hướng tiếp nhận sản phẩm
báo chí của công chúng Việt Nam" của NCS Lê Thu Hà (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, năm 2014): có 30,5% số người được hỏi khẳng định sử dụng
báo in với mức độ “hàng ngày”. 21,5% trả lời thỉnh thoảng đọc ở tần suất “vài
lần/tuần”; 9,3% là “vài lần/tháng”; “vài lần/năm” là 3,3%. So sánh với những
năm trước đây, sự suy giảm công chúng báo in là điều dễ hiểu. Ví dụ như báo
Quân đội nhân dân, dù là tờ báo được báo cấp với Quy chế riêng về việc bắt
buộc mua báo (Thông tư 104/2014/TT-BQP ngày 13/08/2014 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đời sống văn hóa,
8
tinh thần trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó có nội dung đảm bảo
chế độ các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân cho cán bộ, chiến sĩ) nhưng
lượng phát hành báo vẫn giảm. Số lượng phát hành của các ấn phẩm Báo
Quân đội nhân dân hiện nay là: Báo Quân đội nhân dân Hàng ngày 60.000
bản/kỳ, 7 kỳ/tuần; Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần 40.500 bản/kỳ, 4
kỳ/tháng; Nguyệt san Sự kiện nhân chứng 40.000 bản/kỳ, 1 kỳ/tháng. Và
trung bình mỗi năm, lượng phát hành các ấn phẩm này đều giảm từ hàng trăm
đến hàng nghìn bản.
Hiện nay, nhiều cơ quan báo chí phải mở kèm thêm trang điện tử online
để cứu sống tình thế chững lại của hoạt động. Có thể thấy rằng, báo in hiện
còn rất ít độc giả trung thành với loại hình thông tin viết này. Con số độc giả
trung thành chỉ chững lại bởi những độc giả có thói quen an nhàn cuộc sống,
cao niên trung thành với tờ báo từ lâu và những độc giả vãng lai. Tuy vậy,
vẫn có một tỷ lệ công chúng nhất định trung thành với loại hình này bởi chất
lượng thông tin và những ưu thế tiện lợi khi tiếp nhận như vận chuyển dễ
dàng, đọc báo miễn phí… Đặc biệt là công chúng đọc tạp chí vẫn tỉ lệ thuận
với số lượng tạp chí gia tăng.
2.1.4. Công chúng phát thanh suy giảm nhưng có dấu hiệu hồi phục
Từ 2008 đến nay, công chúng phát thanh luôn có số lượng ít nhất so với
các loại hình còn lại. Phát thanh trong vài năm qua đã tụt dốc lượng thính giả
lớn khi có sự chen chân của nhiều loại hình kênh truyền thông hiện đại “thú
vị” hơn. Tuy vậy, xét theo tương quan phát triển so với truyền hình hay báo
in, phát thanh lại có dấu hiệu dấu hiệu hồi phục.
Thính giả lại tìm đến những chương trình phát thanh đêm khuya, tâm
sự đầy yêu thương,..trên các kênh phát thanh trong khung thời gian vàng để
thư giãn. Đặc biệt, kênh VOV giao thông (Đài Tiếng nói Việt Nam) với những
thông tin hữu ích, cập nhật tình hình giao thông trực tiếp và liên tục đã thu hút
được một lượng lớn người nghe. Trong hoàn cảnh này, phát thanh chiếm ưu
thế tuyệt đối so với các loại hình báo chí khác, cũng là kênh truyền thông hiệu
quả nhất đối với người tham gia giao thông. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho
9
thấy những kênh truyền thông truyền thống, cũ kỹ vẫn có khả quan truyền
thông đến những đối tượng cho một mối quan tâm cụ thể nào đó.
Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn, miền núi phát thanh vẫn giữ được
một lượng công chúng nhất định.
2.2. Vai trò của công chúng đối với sự phát triển của báo chí
Trong lý thuyết truyền thông nói chung và trong lý luận cũng như trong
thực tiễn của báo chí hiện đại nói riêng, công chúng - nhóm đối tượng có vai
trò đặc biệt quan trọng. Khi tiến hành một hoạt động truyền thông vận động
xã hội, công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định năng lực và hiệu quả của
chiến dịch truyền thông là nghiên cứu công chúng nhóm đối tượng.
2.2.1. Công chúng là đối tượng tiếp nhận, tác động, hoặc chịu ảnh
hưởng tác động của thông tin báo chí
Công chúng là những người tiếp nhận thông điệp và chịu sự tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp từ sản phẩm báo chí, ảnh hưởng của thông điệp, sự lôi
kéo, thuyết phục của chủ thể truyền thông đại chúng.
Báo chí tồn tại và phát triển là để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng
cao của con người và xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin
của công chúng càng đòi hỏi cao, đa dạng và phong phú hơn.
Trong quá trình truyền thông, chủ thể (nguồn phát) đưa ra một thông
điệp, qua một kênh truyền tải đến khách thể (nguồn nhận). Khách thể truyền
thông chính là đối tượng tác động, hướng đến của hoạt động nhận thức và cải
tạo thực tiễn của chủ thể. Khách thể truyền thông tiếp nhận thông tin trong
báo chí gọi là công chúng báo chí, trong báo điện tử là công chúng báo điện
tử. Như vậy, công chúng báo chí là những người tiếp nhận, đón đọc các thông
tin trên các sản phẩm báo chí, đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ chu
trình truyền thông. Mối quan hệ giữa cơ quan báo chí, nhà báo và công chúng
là mối quan hệ “máu thịt”, tức là không thể tách rời. Tác giả của cuốn sách
“Viết cho độc giả”, Loic Hervouer cho rằng: “Nhiệm vụ đầu tiên của phóng
viên là phải làm thế nào cho độc giả đọc bài báo... Một bài báo chỉ thực sự là
10
bài báo khi nó được độc giả để mắt tới. Thông tin chỉ tồn tại khi nó được
đọc”. Đối với người làm báo, công chúng là đối tượng phục vụ, nếu công
chúng không tiếp nhận, sản phẩm báo chí sẽ trở nên vô nghĩa.
Công chúng báo chí không chỉ là đối tượng tiếp nhận, mà còn là đối
tượng tác động, hoặc chịu ảnh hưởng tác động của thông tin báo chí. Bởi vì
trách nhiệm xã hội cao cả của nhà báo là cung cấp sự thật, cung cấp thông tin,
thông qua đó họ muốn tác động đến đời sống, thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy
nhiên, theo tác giả Nguyễn Văn Hà (trong cuốn Cở sở lý luận báo chí, NXB
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2012): “tự tác phẩm không sản sinh
ra cái tốt, điều thiện, không trực tiếp làm động lực cho quá trình đi lên của đời
sống xã hội mà nó phải thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn của công
chúng do những tư tưởng, tình cảm từ tác phẩm mang lại và tác động vào”.
Nói cách khác, nhà báo muốn thực hiện được mong ước thúc đẩy xã hội của
mình, thì phải nhờ đến công chúng, thông qua công chúng. Công chúng tiếp
nhận tác phẩm báo chí, từ đó hình thành và thay đổi nhận thức, thái độ, hành
vi cụ thể trong đời sống phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững. Các cơ
quan báo chí, nhà báo phải tìm hiểu công chúng muốn tiếp nhận thông tin
muốn gì, cần gì thì mới có thể đáp ứng được một cách chính xác nhu cầu của
họ, như thế mới có thể nhanh chóng thuyết phục, lôi kéo họ và giữ chân được
họ lâu hơn.
Một tờ báo chỉ có thể hoạt động được, một bài báo chỉ có tác dụng khi
có người tiếp nhận nó, đón đọc nó. Chính vì thế, công chúng có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của sản
phẩm báo chí.
2.2.2. Công chúng – nguồn cảm hứng sáng tạo, nguồn lực sáng tạo của
báo chí
Công chúng không chỉ là đối tượng tiếp nhận, đối tượng tác động mà
còn là nguồn đề tài phong phú vô tận của báo chí. Họ còn là người trực tiếp
tham gia các bài báo, tác phẩm phát thanh, truyền hình với những vấn đề liên
11
quan đến đời sống xã hội và chính đến bản thân họ. Công chúng là người trực
tiếp sáng tạo hoặc tham gia sáng tạo tác phẩm báo chí
Công chúng quyết định vai trò, vị thế và sức mạnh xã hội của báo chí
và nhà báo. Đây là mối quan hệ biện chứng có tác động mạnh mẽ với nhau,
bổ trợ cho nhau trong quá trình đưa thông tin, kiểm chứng, sàng lọc thông tin;
là sự trao đổi hàng hóa, là nguồn lực vô tận, nguồn lực sáng tạo để báo chí tồn
tại và phát triển. Nếu không có công chúng thì sản phẩm báo chí coi như
không có tác dụng, bởi vì sản xuất ra không có người đọc, chương trình phát
sóng không có người nghe, người xem. Nhà báo mà không có công chúng thì
có thể coi như không hành nghề. Duy trì tốt mối quan hệ này, sẽ đem lại cho
cơ quan báo chí những thuận lợi sau:
- Thực hiện được lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội, bởi trên cơ sở số
lượng, chất lượng và đặc điểm nhóm công chúng mà sản phẩm báo chí gây
ảnh hưởng, cơ quan báo chí sẽ có cơ hội phát triển quảng cáo, kinh doanh
dịch vụ và gây ảnh hưởng chính trị - xã hội. Đây là điều rất quan trọng, có ý
nghĩa quyết định vị thế xã hội và bản chất của hoạt động của cơ quan báo chí.
- Công chúng báo chí là đối tác của cơ quan báo chí, là nguồn cung cấp
dữ liệu và nguồn nuôi dưỡng báo chí. Công chúng không chỉ là đối tượng tác
động, đối tượng thuyết phục và lôi kéo mà còn là chủ thể tham gia tích cực
trong các quá trình ấy; mặt khác, họ còn là lực lượng đánh giá, giám sát và cổ
vũ động viên mọi hoạt động của báo chí. Thực tế cho thấy, sản phẩm báo chí
(báo in, PTTH, báo mạng điện tử...) công chúng, nhóm đối tượng tham gia
càng nhiều thì uy tín, năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao.
2.2.3. Công chúng – khách hàng của báo chí
Công chúng báo chí còn là khách hàng. Mỗi khi sản phẩm báo chí là
hàng hóa, thì món hàng hóa ấy được mua và tiêu dùng bởi công chúng. Do
đó, cần tìm hiểu các khái niệm công chúng – khách hàng – thị trường báo chí.
Hiểu được mối quan hệ này sẽ giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu để bù đắp
chi phí sản xuất. Trên thực tế nếu không bán được sản phẩm, hoặc tăng doanh
12